Thắc mắc về Thực dưỡng |
Thắc mắc về Thực dưỡng |
Jan 25 2008, 05:56 AM
Bài viết
#1
|
|
Hội viên năng động Nhóm: Members Bài viết: 1,189 Gia nhập vào: 21-January 08 Thành viên thứ.: 203 |
Chào các sư huynh, sư tỷ...
Tiểu đệ có nhiều thắc mắc về pp Thực dưỡng Ohsawa [chắc khoảng vài trăm câu quá!!!], mong các huynh các tỷ hoan hỉ chỉ bảo giùm...Có nhiều khi những thắc mắc này đã có bài viết, nhưng vì tiểu đệ mới gia nhập Thiền Thực Ohsawa nên chưa thể "duyệt" hết ...vả lại quĩ thời gian eo hẹp quá nên ...xin các bậc đàn anh đàn chị hoan hỷ "khai quan điểm nhãn". --Trước hết là trái Ô mai? Thú thật tiểu đệ "dốt trất" về mấy cái vụ cây cỏ...Đệ xin hỏi...có phải trái ô mai là trái "xí muội" bán trong tiệm thuốc bắc và tiệm thuốc tây không? --Hình như tâm lý cũng có ảnh hưởng đến tiến trình trị bệnh?Đệ có coi quyển sách "Nội lực tự sinh" của bác Thái Khắc Lễ...cuốn sách hay quá!!nhưng đệ còn mắc mướu... Giữa 2 tâm lý [bác TKL kêu là tự kỹ ám thị]ta nên chọn cái nào? --Một là...không bao giờ nghĩ đến cái bệnh..."tôi mạnh khoẻ!!!" -- hai là ...chú ý xem xét cái bệnh phát triển trong người và tìm cách khắc phục ..."tôi đang phục hồi từ từ" --???? |
|
|
Mar 20 2008, 12:43 PM
Bài viết
#2
|
|
Advanced Member Nhóm: Members Bài viết: 411 Gia nhập vào: 13-April 07 Thành viên thứ.: 15 |
QUOTE Không hiểu tại sao em bảo khi bệnh tái phát lại chưa chắc đã nặng hơn? Theo anh thì thế này: Giống như bệnh ung thư, mới đầu thì nó được gọi là ung thư lành tính. Nhưng sau khi cắt bỏ, nếu bệnh tái phát trở lại thì nó sẽ trở nên nặng hơn, sâu hơn, được gọi là ung thư ác tính, di căn. Với cùng nguyên lý này, mọi bệnh khi tái phát sẽ tiến triển nhanh hơn thời kỳ đầu phát bệnh… và cũng mang tính chất nặng hơn, sâu hơn. Hai cách chữa khác nhau đấy anh ạ!Nguyên lý gây ung thư là thực phẩm tạo nhiều axit và dòng máu bị âm hóa. Nếu máu quá âm, chất độc từ tế bào bài tiết ra trong quá trình chuyển hóa dinh dưỡng cũng âm không thể đi vào máu được nên nằm lại cơ quan, làm 1 số tế bào bị chết, và 1 số khác thì đột biến để thích nghi. Nói đơn giản nhất, tế bào bình thường thì ưa môi trường kiềm nhẹ, pH khoảng 7,32 tới 7,44, nhưng tế bào ung thư thì ưa môi trường axit, pH <7. Cho nên ung thư là bệnh của toàn cơ thể, phải chữa từ máu, kiềm hóa, dương hóa dòng máu chứ không thể thấy khối u xì ra ở đâu thì cắt đó, nếu nguyên nhân tạo ra khối u còn nguyên thì cắt rồi nó lại mọc, nhất là các loại thuốc Tây đều rất âm, nó ngăn chặn chất độc đi từ cơ quan vào máu, làm máu đỡ axit, nhưng lại khiến tình hình ở các cơ quan trong cơ thể trở nên bi bét hơn. Chưa kể các tế bào đột biến này dùng các chất độc làm thức ăn, biến chúng thành CO2, H2O và các chất đơn giản, ít độc hơn, nên cắt khối u đi mà giữ nguyên chế độ ăn đã gây ra bệnh thì một thời gian sau bệnh đương nhiên nặng hơn. Nguyên lý chữa ung thư của thực dưỡng là kiềm hóa, dương hóa dòng máu, rút hết chất độc ra khỏi các cơ quan làm các tế bào ung thư chết đói. Nhưng vì các tế bào này dùng chất thải của tế bào thường làm thức ăn nên nó không bao giờ chết hết được, khối u thì mất nhưng tế bào ung thư thì còn, có điều số lượng ít đến mức các xét nghiệm Tây y không thể phát hiện được. Do đó, nếu ăn bậy trở lại thì bệnh tái phát nhanh hơn, vì nó tiết kiệm được thời gian chờ tế bào phát sinh đột biến, hơn nữa tâm lý những người ăn bậy trở lại là tâm lý xả hơi sau thời gian "cực khổ" nên họ còn ăn tùm lum hơn trước, nhất là những món tạo axit âm, vì đã phải ăn triền miên chế độ ăn trị ung thư tạo kiềm dương mà, trái dấu hút nhau. Nếu bệnh tái phát mà nặng hơn thì phải tính đến nguyên nhân này. Còn thông thường, nếu mới phát hiện, khối u còn nhỏ thì vẫn trị bằng Thực dưỡng được. Nhưng chỉ riêng chuyện có nhiều người lần đầu phát hiện ung thư, bệnh đã di căn ở giai đoạn cuối đủ thấy đây là bệnh hay bị phát hiện muộn, vào lúc các khối u đã chèn lên các dây thần kinh gây đau đớn mới đi khám và té ngửa. Thế nên những người đã trị khỏi bệnh, xét nghiệm không tìm thấy khối u thì chủ quan đến mức nào? Và nếu đột nhiên khám lại, phát hiện khối u đã mọc lại, đã di căn từ lúc nào thì họ choáng ra sao? Ngày vui ngắn chẳng tày gang, 1 ngày tù thiên thu ở ngoài, cảm giác nhanh chậm còn do tâm lý nữa. Hơn nữa họ thích khỏi tiệt nọc nên họ lại chạy đi kiếm cách trị khỏi tiệt nọc mà không phải thay đổi lối sống cũ. Các bệnh khác cũng thế. Nếu ăn Thực dưỡng thời gian đủ lâu rồi thì cơ thể nhạy lắm, ăn cái gì có nhiều chất độc, quá âm hay quá dương là cơ thể báo động ngay, nếu vì muốn sướng cái mồm mà lờ tịt tín hiệu báo động đi thì là ăn bậy rồi, đâu còn là ăn Thực dưỡng nữa. QUOTE haha...huynh quả là "thần bốc"!!! Bây giờ đệ chỉ còn "da bọc xương"!!! Huynh biết sao không?? Vì đệ còn "chưa qua" 49 ngày đêm nên...chưa dám "làm liều"!!! Nguời chết thân trung ấm phải "trải qua" 49 ngày mới.."chuyển"...Người sống chắc cũng vậy!! Âm Dương đồng nhất lý![Cái câu này trong...Kinh Dịch...không biết có đúng với Vô song nguyên lý không nhỉ?!] Theo huynh nói thì đệ đã "ngờ ngợ" ra 1 điều...Đệ nói huynh xem đúng không nhé... --Lúc trời lạnh thì nên uống ít,đi tiểu 3 lần...Trời nóng thì nên uống thêm chút đỉnh để đi 4 lần... --Thế còn cái vụ đổ mồ hôi? Nên cho đổ mồ hôi hay không nên, lúc trời nóng? Chứ chỉ cần uống nóng ực ực vài cái là...mồ hôi "rịn" ra..Ai ra mồ hôi thấy khoẻ chứ...đệ ra mồ hôi nhiều là...thấy mệt!! -- Mà sư huynh ơi, đi tiểu ít thì...nước tiểu còn thấy "vàng vàng"...chứ tiểu nhiều thì..."trong" khe...Lúc trước uống thuốc Tây thì nước tiểu vàng khè!!Bệnh có bớt lúc đó... Để đệ bổ sung canh cải xem sao...sà lách son, hay bắp cải, hay cải bẹ xanh?Hay bất cứ loại rau cải nào có lá xanh? Trí nhớ tôi tốt nên cậu từng báo cáo cậu chỉ còn da bọc xương 1 lần là tôi nhớ chứ thần bốc quái gì. Không thể có chuyện ăn Thực dưỡng đúng đắn mà chỉ còn da bọc xương được. Trường hợp này là ăn quá dương rồi. Cùng là gạo lứt muối mè, nhưng thay đổi cách chế biến đi chút chút thôi là âm dương cũng thay đổi. Nếu muốn tuân thủ 49 ngày thì tăng lượng nước khi nấu cơm, rút bớt lượng muối khi giã mè, sao cho phân không táo, không nát là được. Mỗi ngày hòa tương hay miso với trà bancha mà uống thay nước khi khát. Phải chìu theo cơn khát của mình, nhưng đừng có uống ừng ực, uống ngụm nhỏ hết khát là ngưng. Nếu không ăn thịt, cũng không ăn mặn (dư muối), cũng không uống ừng ực cho đã thì không cần quá lo lắng nếu lỡ tiểu nhiều lên. Nếu trong ngày không thấy khát thì cũng không cần lo lắng nếu tiểu ít, cơ thể vốn đang chệch choạc chứ có chuẩn mực đâu mà đòi tiểu chuẩn mực. Mồ hôi ra thì cơ thể mất muối và các chất khoáng nên mệt là phải đạo rồi. Cơ thể không đủ dinh dưỡng mà nuôi thân (còn da bọc xương) thì còn dư đâu để đi vào nước tiểu cho nó ra cái màu vàng vàng. Muốn tôi giải thích cao siêu kiểu trên trời dưới bể gì tôi cũng giải thích được, nhưng giải thích kiểu đó xong rồi là người nghe bao giờ cũng quên mất tiêu mấy thứ phân với nước tiểu vì nghe nó tầm thường, bánh vẽ nghe ngon hơn cơm nguội mà, cho nên với những người đang ăn uống trị bệnh tôi chỉ ưng nói có đúng 1 chuyện là phân với nước tiểu thôi. Đọc lại những trả lời cũ của tôi xem phân với nước tiểu nó nằm ở đâu, tôi không rỗi hơi trả lời lại. Khi nào cậu hết bệnh rồi, cần kiến thức dưỡng sinh phòng bệnh thì họa may tôi sẽ ngưng chủ đề phân và nước tiểu lại. Tất cả các câu hỏi vòng quanh khác cũng thế, từ giờ tôi không trả lời câu nào kiểu đó hết. Ngay từ đầu tôi đã nói rõ, tôi không ưng giải thích cho người ta nghe vì sao người này người kia chết vì không ăn Thực dưỡng, nhưng nếu có người ăn Thực dưỡng khỏi bệnh vào thắc mắc xem vì sao mình còn sống thì tôi trả lời, vì làm vậy là đảm bảo họ không chết vì ăn bậy nữa, tôi chỉ giúp người muốn sống chớ không giúp người muốn chết. |
|
|
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 11th November 2024 - 01:21 AM |