IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Hạnh phúc ở tại bản thân các bạn - M. AUCLAIR
hasua
bài May 11 2008, 05:03 PM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 224
Gia nhập vào: 4-April 07
Thành viên thứ.: 13



Lời giới thiệu

Hạnh phúc là niềm ước mơ của mọi người. Nhưng không mấy ai đạt được hạnh phúc, bởi vì những lý do sau: Cái mà ta mong ước không đến, hoặc đến quá muộn, hoặc là đến rồi ta lại chán.

Quan niệm về hạnh phúc của người phương Tây và người phương Đông cũng khác nhau rất xa. Người phương Tây cho rằng hạnh phúc là mức độ thịnh vượng về của cải – những cái đem ra phô diễn và trưng bày được; còn người phương Đông lại ngả về quan niệm sự thái bình của tâm hồn, sự yên tĩnh nội tại – cái không thể phô diễn. Địa cầu ở trong vũ trụ, ở đó cáo rất nhiều xứ sở mà dân ở đó thường sống yên hoà. Xứ sở này sản xuất ra những bậc lãnh tụ về tư tưởng, xứ sở kia lại sản xuất ra những bác học kỳ tài, đưa bao nhiêu con tàu lên thám hiểm vũ trụ, sản xuất ra rất nhiều robot, máy móc ngày càng tinh vi hiện đại, sản xuất ra cả thận, tim, mắt, xương… nhân tạo. Dân ở đó lại thường bất an về tinh thần.

Cho đến nay, thật buồn cười mà nhận thấy người phương Đông thì ham mê thứ hạnh phúc của người phương Tây. Còn người phương Tây thì lại thèm muốn sự an lạc trong tâm hồn hơn bao giờ hết. Thực ra đây chính là một định luật của Vũ trụ: Những cái gì trái nhau thì hấp dẫn nhau, và càng trái nhau, càng cách xa nhau càng hấp dẫn nhau mãnh liệt.

Vậy hạnh phúc là gì?

Hạnh phúc là sự sáng táo. Làm sao dễ sáng tạo?

Con người là một phần của thế giới tự nhiên, và bản chất của tự nhiên là luôn luôn sáng tạo không ngừng. Trong khi đáng lẽ chúng ta phải tìm hiểu những qui luật của tự nhiên nhằm sống thích ứng theo nó – Vì chỉ có như vậy ta mới được hạnh phúc, thì chúng ta lại hấp tấp tách mình ra khỏi thế giới tự nhiên – Tôn sùng cái bản ngã không có thực, muốn điều khiển tự nhiên quanh ta. Trong khi ta chẳng hiểu chính ta là gì, và những qui luật tự nhiên, qui luật của hạnh phúc là gì; Thì thử hỏi làm sao ta có hạnh phúc được?

Thôi từ nay bạn đừng phàn nàn là mình không được hạnh phúc cũng như bạn đừng tự an ủi mình rằng “cái số tôi nó thế” nữa. Marcelle Auclair, người Pháp, đã bỏ ra gần toàn bộ cuộc đời mình thực hiện và tìm tòi những qui luật về hạnh phúc. Bà đã cống hiến cho chúng ta một kim chỉ nam, nhằm đưa chúng ta – Những người khao khát hạnh phúc, tới chỗ tự mình sáng tạo lấy vận mệnh của mình.

Tự nhiên sinh ra ta đã đặt sẵn trong ta một tiến trình, đã giúp chúng ta tự hoàn thiện mình theo đà tiến hoá của nhân loại. Tự nhiên điều khiển ta bằng cả một hệ thống luật lệ nghiêm khắc nhất. Và những qui luật đó là gì thì ngày nay con người vẫn đang gia sức tìm hiểu nó. Với quyển sách nhỏ này bà Marcelle Auclair đã biểu lộ cho chúng ta những qui luật của hạnh phúc dành cho những ai học làm người, dành cho những ai muốn sống một đời sống tươi đẹp hơn, ý nghĩa hơn và để thoát khỏi những khung cảnh chật hẹp do chính mình tự tạo. Nền tảng của cuốn sách này đặt trọn vào sức mạnh của ý chí (Espirit), và niềm tin vào sự thật độc nhất trên đời – Sự thật đó là:

Tất cả chúng ta đến từ Vô Tận
sống trong Vô Tận
rồi quay về Vô Tận
Tất cả chúng ta đều là biểu hiện của Một Vô Tận
là anh chị em trong Một Vô Tận
chúng ta thương nhau, giúp nhau
và tiếp tục thực hiện ước mơ bất tận về sức khoẻ,
tình yêu, hoà bình và công chính
trên trái đất này.


Ngoài ra, bà M. Auclair còn vạch rõ kẻ thù của hạnh phúc của chúng ta chính là sự sợ hãi, là thiếu niềm tin và chỉ rõ những nguyên nhân của các thất bại mà chúng ta thường gặp.

Chúng ta biết ơn mọi nỗi khó khăn, nghèo đói, bệnh tật, hỗn loạn, khổ nhọc và chiến tranh. Nhờ có những cảnh đó chúng ta mới biết mình ngu dốt, bất lực và lệ thuộc. Nhờ những cảnh đó chúng ta mới tự làm mình mạnh lên và phát triển đến tự do. Mọi khốn kho không do những yếu tố bên ngoài gây ra mà do chính chúng ta. Hãy vui đùa với những khốn khó và biến khốn khó thành hạnh phúc.

Tập sách quí này chúng tôi hoàn thành từ cuối năm 1988, do cụ Nguyễn Dương đọc dịch, tôi và anh Hoàng Thái chép lại. Trong quá trình đánh máy tôi có sửa lại lời văn đôi chút. Năm 1994, cụ Nguyễn Dương đã khuất núi, nhớ ơn cụ - một trí thức nổi tiếng, một người yêu mến thực hành Đạo học phương Đông, cụ cũng là người thực hành phương pháp Oshawa đầu tiên ở Hà nội - chúng tôi làm tập sách này với lòng tri ân sâu sắc nghĩa cả của cụ đối với hậu sinh. Trong quá trình làm sách có phần nào thiếu sót, xin độc giả lượng thứ và góp ý phê bình.

NGỌC TRÂM

Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
hasua
bài Jun 12 2008, 09:45 AM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 224
Gia nhập vào: 4-April 07
Thành viên thứ.: 13



Bài 6

TIÊU DIỆT SỰ SỢ SỆT


Ý nghĩ là sáng tạo, chúng ta thu hút vào ta cái gì mà ta nghĩ đến. Vậy thì chúng ta sáng tạo và thu hút cái gì mà ta mong muốn, nhưng đồng thời cũng thu hút cái mà ta sợ sệt. Có thể ta thu hút cái ta sợ mạnh hơn cái ta mong muốn vì sự nghi ngờ và sợ sệt hầu như luôn luôn xen lẫn vào hy vọng, mà ngược lại hy vọng chỉ lóe mờ giữa bao sự sợ sệt.

Bằng mọi giá phải diệt sự sợ sệt. Vừa mới đây tôi hỏi một thầy thuốc:

Tôi có một người bạn thân bị bệnh Scarlané (*), tôi có thể đến thăm được không? Ông trả lời:

“Chị đi đi, nếu chị không sợ”.

Lòng sợ sệt tạo nơi người ta về thể xác cũng như về tinh thần, đặt ta vào trường hợp “làm mồi” cho sự nguy hiểm, gian khổ.

Sự khổ sở, thất bại, bệnh tật của các bạn đều bắt đầu từ sự “sợ sệt”. Cái băn khoăn lo âu nặng nhất của chúng ta cũng do sợ mà ra.

Thử hỏi tính ghen tuông là cái gì nếu không phải là sự sợ mất người mình yêu? sợ bị đánh đập? Ta sống trong sự sợ sệt mà ta không để ý thấy, quanh anh ta đầy sóng điện âm, và hàng ngày 100 lần ta nói đến “sợ”. “Tôi sợ đến muộn” … “tôi sợ không làm vừa lòng”… Tôi sợ hỏng cái này, thiếu cái kia…

Mỗi một lời kêu sợ của ta là một viên gạch mang đến đắp thành bức tường ngày càng cao, càng dầy, thành đó giam hãm ta trong sự buồn rầu và khổ sở.

Các bạn hãy đấu tranh chống cái “sợ” cho các bạn và cho những người chung quanh bạn, cho cả thế giới. Các bạn hãy tưởng tượng xem quả đất của chúng ta sẽ trở thành cái gì nếu đột nhiên mỗi người sống trên quả đất, từ người hạng bét đến người cao cấp lãnh đạo không tuân lệnh cái sợ nữa? – sẽ có biết bao sự thay đổi.

Lòng hằn thù sẽ mất, các cuộc thương lượng trao đổi đều có kết quả. Hòa bình sẽ được thiết lập vĩnh viễn kèm theo sự phú quí và hạnh phúc.

Tống cổ cái sợ đi! Thay nó bằng lòng tin tưởng, tín ngưỡng vào mãnh lực của trí – cái Trí sáng tạo ra mọi của cải và hạnh phúc. Chỉ cần phải để cho trí hoạt động. Còn lòng sợ sệt thì làm cản trở Trí.

Trong việc lớn cũng như việc bé, ta không được xem thường cả những dịp nhỏ nhặt thường xảy tới, phải để ý luôn. Ví dụ, một phụ nữ trẻ trong lúc đi nghỉ phép (hè), biết rằng khi trở về sẽ mất việc, tôi đánh điện hỏi “chị sẽ làm gì?”

Chị bạn vừa cười vừa trả lời “Hiện nay chưa biết làm gì. Tôi cần nghỉ hè. Tôi giữ tinh thần cho vững là chính, khi về tôi tìm một việc làm mà chắc là việc làm tuyệt”.

Thật thế, lời nói của chị đã thành hiện thực. Chị không để lòng lo sợ làm tiêu diệt khả năng tốt của chị.

Thực hành:

Một khi mà tự nhiên, một cách máy móc bạn gần nói ra “tôi sợ cái này… sợ cái kia” bạn hãy cắn chặt lưỡi lại và rất nhanh bạn toàn tâm, toàn ý, toàn trí khẳng định: “Tôi không sợ cái gì cả! Tri nơi tôi cảnh giác trông nom, tôi phải đầy hy vọng”.


(*): Theo tôi, đó là bệnh Scarlatine. Scarlatine: là một dạng bệnh sốt hồng nhiệt

Bài 7

LÚC LÊN 12 THÁNG

(Một tuổi, bạn không biết sợ là gì cả)

Bạn có nghĩ tới lòng dũng cảm của em bé một tuổi không? Để chập chững đi từng bước đầu, để đi được em bé phải dũng cảm không kém một người đứng tuổi lặn xuống 20 mét, hay trèo lên chót núi cao nguy hiểm.

Nhưng bạn hãy nhìn các em bé ấy lớn lên hay nói đúng hơn, hãy nhìn nọc độc của sự sợ sệt gieo rắc vào tâm hồn chúng và bạn hãy quan sát hậu quả của việc đó.

Bạn hãy lắng nghe bà mẹ kêu “Cẩn thận đấy con! Con sắp làm việc không hay”. Bà nói: “thằng bé sắp chết mất!”. Bà chị thì nói: “Em sắp cảm đấy”. Người vú già: “Miễn là cậu ta không bị gẫy chân tay gì”.

Nếu chú bé bị ngã thì sao? Những tiếng kêu hò hét xung quanh chúng có thể làm giật mình một người đi đường – bình thường.

Rồi đến ông bố: “sẽ không bao giờ con tập đọc được”, “mày ngu lắm con ơi” và như vậy cho đến khi hình tượng “không thể” hàng ngày diễn ra trước mặt chú bé. Nếu chú bé không có một sức khỏe tốt, một tinh thần vững thì vĩnh viễn chú bé tiêm nhiễm sự sợ sệt, sợ ốm, sợ thất bại, sợ bị thương, sợ trở thành lố bịch, sợ sống, sợ chết và cái sợ mà chú bị tầm thường nhất là tính rụt rè, thế là tất cả ngăn chú với hạnh phúc.

Tôi lưu ý các bạn về thời trẻ, để các bạn hiểu rằng cái tính sợ không phải là bẩm sinh, nó được gom góp dần mà có, hay nói đúng hơn, nó bị người trên (ông, bà, cha, mẹ…) áp đặt vào chú bé.

Bạn sẽ kết luận rằng:

Gom góp dần mà cái sợ hình thành, thế thì càng dễ dàng cởi bỏ nó đi. Phải kiên trì, vì không dễ gì một ngày tiêu diệt được một “cái” mà bao nhiêu năm trời đã tích lũy.

Cái sợ đối lập với sự khôn ngoan, sự khéo léo và tinh thần lo xa thấy trước.

Thực hành:

Mỗi khi bạn có ý nghĩ “tôi không có khả năng làm, hay là tôi sắp ốm đây, hay tôi sắp thất bại trong việc này…”, nếu có người trong gia đình nói năng làm cho bạn sợ thì tự trong trí óc (không nói ra) bạn trả lời: “Ông bà, anh chị nhầm rồi, tôi thông minh” hay: “Tôi có đủ điều kiện để thành công” … Tự nghĩ được như vậy, thì tức khắc cái ý nghĩ tiêu cực, thất bại biến mất ngay, lời nói tích cực xây dựng cải chính lời nói tiêu cực, nên bạn sẽ thấy tăng thêm lòng tự tin, và sự tồn tại của bản thân mình.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 7th July 2025 - 01:35 PM