IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> TRÀ CÀ RỐT
Diệu Minh
bài Mar 5 2007, 07:54 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 20,119
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



TRÀ CÀ RỐT


Cà rốt có nhiều vi ta min A, B, C, D và ít E, P nó có công dụng hữu ích trong các chứng suy tổn, bệnh lừ đừ nhác chơi của trẻ con, bệnh bần huyết của tuổi dậy thì, bệnh thiếu vitamin của người lớn tuổi và các cụ già. Những thành phần vitamin quan trọng trong cà rốt có một giá trị đặc biệt được đem dùng trong mọi trường hợp thần kinh suy kiệt, tánh dễ bị kích thích, cơ thể kém sức chống đối với các bệnh truyền nhiễm.
Theo cổ truyền, qua nhiều thực nghiệm thấy nócó tính chất lợi tiểu tiện, tráng dương, làm đỡ đau, củ cà rốt tỏ ra công hiệu trong các bệnh phù thũng, bí tiểu tiện, sưng đường tiêu hoá và bộ máy hô hấp, trong các chứng ho dằng dai mất tiếng, khản giọng, suyễn, khí thũng, giun sán nhất là ở trẻ em. Củ cà rốt được đặc biệt khuyên dùng ở các bệnh trẻ em vì rất hiệu quả trong các chứng bần huyết vàng héo, bệnh còi, các chứng thất thường kinh niên về bệnh tiêu hoá, bệnh lặt vặt thường gặp ở trẻ em.
Cà rốt làm thành trà thay cà phê rất thơm ngon và bổ ích cho cơ thể, rất công hiệu trong các bệnh đi tả của trẻ con cũng như người lớn bị rối loạn tiêu hoá hay bị phân sống…
Theo Đông y, cà rốt chủ trị hạ khí, bổ trung tiêu, thông lợi được lồng ngực, làm cho dễ thở, nhẹ nhàng trong lồng ngực, có tính khai thông trường vị, làm yên 5 tạng, khiến cho người ta khoan khoái, ăn ngon, dễ tiêu.
Theo giáo sư Ohsawa thì cà rốt là một thứ rau củ rất dương, là sâm của người nghèo, nên dùng trong thực phẩm hàng ngày, một loại sâm rẻ tiền.
Trà cà rốt là một loại trà thơm ngon rất dễ uống.
(Theo “Zen và Ý thức nói về ăn chay” của Thái Khắc Lễ, trang 385)

Cach lam tra Ca rot: bao mong va phoi kho roi xao vang, ha tho, roi sac uong.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
BAS
bài Jun 12 2008, 07:36 AM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 411
Gia nhập vào: 13-April 07
Thành viên thứ.: 15



Sai chính tả trong trường hợp không dấu khổ thế đấy. Trong thuật ngữ nấu nướng không có từ xào vàng, nhưng trong từ điển chế biến thuốc Nam thì có từ "sao vàng, hạ thổ"

Đã phơi khô rồi còn xào ướt thì thành cái giống gì?

Sao vàng, hạ thổ rồi sắc uống, 3 bước này tiến hành thế nào thì tất cả những người từng dùng thuốc Nam, thuốc Bắc ngày xưa đều biết cả đấy ^^
Go to the top of the page
 
+Quote Post
thanh75
bài Jun 12 2008, 08:05 PM
Bài viết #3


Member
**

Nhóm: Members
Bài viết: 22
Gia nhập vào: 2-April 08
Thành viên thứ.: 341



QUOTE(BAS @ Jun 12 2008, 07:36 AM) *
Sai chính tả trong trường hợp không dấu khổ thế đấy. Trong thuật ngữ nấu nướng không có từ xào vàng, nhưng trong từ điển chế biến thuốc Nam thì có từ "sao vàng, hạ thổ"

Đã phơi khô rồi còn xào ướt thì thành cái giống gì?

Sao vàng, hạ thổ rồi sắc uống, 3 bước này tiến hành thế nào thì tất cả những người từng dùng thuốc Nam, thuốc Bắc ngày xưa đều biết cả đấy ^^


Hihi,
Tớ lại hiểu (sai) rằng : giai đoạn đến khi phơi khô là để cất giữ dễ dàng. Khi nào cần uống thì đem ra "sào vàng, hạ thổ" và sắc uống. Muốn uống được thì phải "sào ướt" (bỏ nước vô) đến khi rút nước vừ phải thì hạ thổ, chế ra uống !???
Như vậy thì có khô có ướt, có âm có dương, âm chuyển thành dương và ngược lại, mới cân bằng ?? Khó quá !

Tớ chỉ có dịp dùng thuốc Nam, thuốc Bắc khi còn rất nhỏ, nên không biết cách làm này.
Sau này thì ít bịnh, hoặc chỉ dùng thuốc tây.

Tớ vẫn chưa hiểu từ ngữ này.

Có lần tớ tìm được trang web định nghĩa tất cả từ ngữ về nấu nướng, sắc thuốc. Bây giờ tìm lại chưa ra.

Mến
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 2nd July 2025 - 01:40 PM