![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,141 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Chị Đỗ Thị Bình hiệu đính tiếng Anh quyển sách này...
Đã có giấy phép và tôi đã đặt làm bìa... Sau đây là những phần chị vừa cùng tôi làm xong (chị hiệu đính và đọc cho tôi gõ vi tính lại): Bài viết của những người có tên sau đây: George Ohsawa Neven Henaff Jacques de Langre Chuyển ngữ: Chu Diễn Hiệu đính tiếng Anh: Đỗ Thị Bình Biên soạn: Ngọc Trâm Ăn nhiều hoa quả có nguy hiểm không? …Nhưng tôi vẫn còn thích ăn hoa quả? Ăn đường có nguy hại không? Tủ sách Ohsawa Sách dày gần 50 trang. Nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin sẽ in trong một ngày gần đây, chúng tôi (nhóm bạn Thực dưỡng Hà Nội) đang thực hiện cho việc ra đời của quyển sách này... Mục lục Phần I: Ăn hoa quả có nguy hại không? Lời giới thiệu 5 1. Vitamin C - 8 2. Sự thật khác bị lãng quên bởi các bác sĩ hiện đại 16 3. Hoa trái 21 4. Ảnh hưởng của hoa quả đối với sự phát triển của con người 28 5. Hoa quả và trẻ em 30 6. Hoa qua có phải dùng để làm giải khát không ? 32 7. Ảnh hưởng của việc ăn hoa quả đối với tính cách và số phận của mỗi người. 33 8. Ăn hoa quả thế nào cho hợp lý? 34 Phần II: Ăn đường có nguy hại không? 1. Tại sao không nên ăn đường? 35 2. Âm và dương đối với hệ thần kinh. 36 3. Đường trắng - chất độc trắng. 38 4. Sự cân bằng giữa đường và a xít kiềm 41 Phần III: Giải pháp Tekka Cao thực vật - gia vị vạn năng 43 Lời giới thiệu Chúng ta thường được nghe quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng rằng ăn nhiều hoa quả rất tốt, rất có lợi cho sức khoẻ… Song cũng có những quan điểm khác về vấn đề này. Những lập luận rất biện chứng, logic và đầy tính thuyết phục sau đây của các tác giả sẽ giúp chúng ta nhìn vấn đề toàn diện hơn và có cách lựa chọn hợp lý nhất cho chính mình. Hy vọng cuốn tài liệu này mang đến cho độc giả một cái nhìn tươi mới, để giúp có một sức khoẻ tốt hơn. Đỗ Thị Bình Đôi lời với độc giả Quyển sách này được ông Chu Diễn - một cán bộ quân đội về hưu nhận dịch cho tôi từ lâu… may sao tới ngày nhân duyên đầy đủ, chị Đỗ Thị Bình, nguyên là cán bộ nghiên cứu ở Viện Khoa học Giáo dục nhận hiệu đính, được chị cộng tác làm những quyển sách về Thực dưỡng, tôi rất an tâm cho ngành Thực dưỡng nước nhà. Về phần hiệu đính quyển sách này, có làm việc với chị tôi mới nhận ra quyển sách hầu như đã được làm mới hoàn toàn, song chúng tôi vẫn để y nguyên tên người dịch cũ và ghi công lớn với chị Bình -là một dịch giả có tên tuổi và là người hiệu đính rất tận tâm, rất giỏi và có trách nhiệm, đã làm cho những gì khó khăn trở thành dễ hiểu với người đọc. Phần đầu quyển sách là 3 bài dịch từ các tác giả nước ngoài: Geoger Ohsawa, Neven Henaff, Jacques de Langre. Phần sau từ phần thứ 8 trở đi là phần tôi biên soạn và tổng hợp từ các sách khác của Thực dưỡng và các tác giả nước ngoài khác mà tôi đã được dịch và đọc từ trước đó, kèm thêm một số nhận định cá nhân nhằm mục đích đưa ra một cái nhìn bao quát toàn cục vấn đề mà chúng ta đang bàn tới, để thêm phần sáng tỏ bức tranh sức khoẻ toàn cầu đang ở mức độ báo động như thế nào, hòng nhắc nhau thức tâm cùng vui sống… Kính cẩn Ngọc Trâm -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,141 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Phần I:
Ăn nhiều hoa quả có nguy hiểm không? Lời giới thiệu Phương pháp để có được sức khoẻ, tự do và hạnh phúc trong cuộc sống của chúng ta là bằng cách khai mở cái Tâm Thức Đã Được Giác Ngộ (Enlightened Mind) của chúng ta (Trí Phán Đoán Tối Cao) và áp dụng Nguyên tắc thống nhất Âm - Dương đối với sự lựa chọn và chuẩn bị dinh dưỡng của chúng ta. Hai phương pháp có vẻ khác nhau này, thực ra chỉ là một, vì các tế bào não của chúng ta là phương tiện cho Trí Phán Đoán của chúng ta, và tình trạng các tế bào não của chúng ta lại bị ảnh hưởng bởi trí phán đoán của chính chúng ta trong việc lựa chọn và chuẩn bị các loại thức ăn cho bản thân. Sức khoẻ, tự do và hạnh phúc có nhiều khả năng đến hơn với những ai dựa chủ yếu vào các loại thực phẩm tương đối gần với trung tâm của trục Âm Dương, xem Thực dưỡng:" Con đường đến với sức khoẻ và hạnh phúc"); do vậy các loại hạt (ngũ cốc) là các loại thực phẩm chủ yếu có lợi nhất cho sức khoẻ con người trong hầu hết các vùng khí hậu. Nhưng vì từ trước đến nay phần lớn chúng ta đã và đang ăn ở ngoài phạm vi Âm Dương đó, nên sẽ có những phản ứng cực đoan xẩy ra, nếu chúng ta đột nhiên chuyển đổi và cố gắng duy trì một phương pháp ăn uống trong đó có việc hạn chế sự đa dạng các loại thực phẩm. Những người đã uống sữa, ăn thịt hay đặc biệt là dùng các loại thuốc tây, sẽ làm giảm rất nhiều khả năng chuyển hoá từ chế độ ăn hạn chế này thành các chất dinh dưỡng mà chúng ta cần để duy trì sức khoẻ cả về tinh thần và thể xác. Chúng ta thường quên rằng phần lớn chúng ta phải chịu tình trạng sức khoẻ yếu kém và bất hạnh sau một vài năm và do vậy phải có thời gian để khôi phục lại sức lực, sinh khí và khả năng tư duy sáng suốt của chúng ta. Đây là lý do tại sao thiết lập một phương pháp ăn uống có thể duy trì dài ngày chứ không phải chỉ vài ngày hoặc một vài tuần lại là vấn đề quan trọng. Chế độ ăn hạn chế, buộc cơ thể phải tìm cách điều chỉnh lại toàn thể bộ máy tiêu hoá một cách đột ngột, gây tổn thương đến hệ thống thần kinh và làm giải phóng đột ngột lượng chất độc (toxin) được tàng trữ, vào mạch máu và dẫn tới nhiều khiếm khuyết về dinh dưỡng - do vậy nó làm cho chúng ta bị hấp dẫn một cách bất lực với các lối ăn cực đoan, gây nên tình trạng sức khoẻ không tốt và thấp kém Trí Phán Đoán ngay từ lúc khởi đầu. Đối với những người trong chúng ta đã và đang bị giảm một cách đáng kể khả năng chuyển hóa, các loại rau sống và rau đã được nấu chín, các loại đậu, các loại rong tảo biển, các loại hạt và không phải là những thứ xa xỉ gì mà đều là những thứ cần thiết. Sau đây là những lời khuyên cho những ai muốn nâng cao sức khoẻ càng nhanh càng tốt và duy trì sức khoẻ được lâu dài: 1) Cố gắng ăn chủ yếu là những thực phẩm toàn phần (như gạo lứt) được trồng tại địa phương, không ăn các loại thực phẩm công nghiệp và có hoá chất; 2) Xin nhớ rằng hàm lượng muối và kỹ năng nấu ăn mà chúng ta sử dụng có ảnh hưởng rất lớn đối với tình trạng sức khoẻ của chúng ta. Cũng tương tự như vậy nên tránh đề ra những nguyên tắc ăn phức tạp và khó thực hiện; hãy để những ý thích của bạn giúp bạn tìm ra và thích nghi với những nhu cầu thay đổi thường xuyên của bạn; 3) Nghiên cứu nguyên tắc Âm-Dương. Sự cân bằng hợp lý giữa Âm và Dương là kim chỉ nam hay là la bàn cho sự thay đổi; 4) Về mặt Thực dưỡng, chúng ta phải hiểu rằng cuộc sống của chúng ta là một nghệ thuật, rằng không có một quy luật tuyệt đối tồn tại như trong khoa học. Chúng ta phải thường xuyên thích nghi với một thế giới luôn có sự thay đổi, có tính độc lập và không có sự lặp lại, giống như một nghệ sĩ; 5) Chúng ta phải có niềm tin thực sự, không phải là niềm tin hời hợt hay chỉ là sự mê tín. Đó là sự hiểu biết rõ ràng về trật tự của vũ trụ và hiểu rằng chúng ta là những biểu hiện của Nhất Thể (Oneness). Chúng ta là trung tâm của đường xoắn ốc đi qua bảy giai đoạn để tạo ra vạn vật. Đường xoắn ốc này là sự chuyển hoá không ngừng do Âm và Dương chi phối. Ánh sáng, không khí, nước, ngũ cốc, các loại rau, rong tảo biển, các loại đậu, các loại hạt, cá, muối và thịt các loại động vật là những thứ sẵn có cho chúng ta trong cái trật tự tương đối này, trong cái trật tự đó, mà chúng ta phải theo, trong việc lựa chọn chế độ ăn của chúng ta để có lợi cho sức khoẻ. Sự hiểu biết về trật tự Âm-Dương chính là niềm tin. Chế độ ăn của chúng ta là việc thực hiện niềm tin đó. 6) Chế độ Thực dưỡng là một cố gắng trải nghiệm và biểu thị sự tri ân đối với vạn vật mà không có một loại trừ nào, kể cả đau đớn, bệnh tật, hận thù và sự bất khoan dung. Chúng ta có thể hiểu được những điều này nhờ nhận ra rằng chúng là những người thầy giúp chúng ta nhận ra sự ngu dốt và độc đoán của mình. Đây là trí phán đoán cao nhất đã tôn vinh tất cả, tính khách quan của vũ trụ vô hạn định; 7) Khi chúng ta nhận biết được sự công bằng tuyệt đối và vô tư của tự nhiên, thì không có điều gì làm chúng ta phải lo lắng. Không cần có một kỷ luật nào, mà hành động theo ý muốn chúng ta, chúng ta luôn thể hiện trật tự của tự nhiên, cái Nhất Thể. Khi chúng ta nhận ra được điều này, chúng ta bắt đầu được hưởng cuộc sống của chúng ta một cách đầy đủ, bằng việc chia sẻ niềm vui bất tận và hàm ơn tất cả những người chúng ta gặp. 1. Vitamin C Neven Henaff Điều quan trọng là mọi người trong chúng ta đều có được những kiến thức về tự nhiên và những tác dụng của Vitamin C đã nổi tiếng này trong cơ thể con người. Đây là một cách duy nhất để hình thành quan điểm hợp lý về nó và cuối cùng có thể thuyết phục những người có đầu óc cởi mở, những người không phẫn nộ khi nghe George Ohsawa tuyên bố: "Nói chung, nên tránh ăn tất cả những gì có chứa Vitamin C" Trong tất cả các loại Vitamin, Vitamin C có lẽ là một loại Vitamin được tin cậy nhất. Hầu như tất cả các nền văn minh hiện đại đều tin vào những ưu điểm của nó, mãnh liệt hơn tin vào sự trong sạch của Đức Mẹ Đồng Trinh. Dường như là càng ngu dốt thì niềm tin càng vững chắc. Khả năng của Vitamin C đem lại sự đồng thuận vững chắc mang tính tôn giáo như vậy là sự biểu hiện rõ nét bản chất rất Âm của loại Vitamin này. Vitamin C đã gây ra những trận chiến trong quá khứ và không còn nghi ngờ gì nữa nó sẽ là nguyên nhân của nhiều cuộc chiến hơn nữa trong tương lai. Những giá trị vẫn còn bị tranh cãi của nó đã làm cho nó trở thành thân thiết đối với những đồng bào của tôi đến nỗi mà tôi có thể dễ dàng gọi nó là Vitamin Ái-nhĩ-lan [Nguyên văn: những đồng bào quỷ quái (devilish compatriots) * vấn đề này liên quan đến điển tích gọi là lòng yêu nước Ái Nhĩ Lan]. Điều này không có gì ngạc nhiên cả vì người Bắc Âu thường rất Dương. Chỉ dựa vào cơ sở những xem xét về mặt tâm lý, người ta có thể có xu hướng đi đến kết luận rằng Vitamin C có một đặc tính cực kỳ Âm. Tuy nhiên, trước khi đi đến một kết luận rõ ràng, chúng ta hãy xem xét tính chất sinh học và hoá học của loại vitamin này. Tên hoá học của Vitamin C là axit ascorbic. Nó khá giầu oxy và có nhiều tính chất axit, hai đặc điểm này thường đi đôi với nhau và bình thường là những dấu hiệu của sự tồn tại của một tình trạng cực kỳ âm. Những đặc tính dễ thấy của axit ascorbic như sau: Nó rất không ổn định, đặc biệt là ở nhiệt độ cao, và trong môi trường kiềm; không ổn định trong các chất dầu và rất dễ hoà tan trong nước. Nhìn chung, tính không ổn định là âm qua so sánh với tính ổn định (dương); tính không ổn định có đặc tính bị tác động rất nhanh bởi thời gian (dương). Để khẳng định sự chẩn đoán này, chúng ta thấy rằng Vitamin C rất dễ dàng bị phá huỷ do nhiệt (dương). Còn lâu trước khi đạt đến điểm sôi của nước, thì việc nấu nướng đã phá huỷ tất cả Vitamin C. Đặc tính kiềm (cao pH) là dương và cũng làm phá huỷ Vitamin C. Vitamin C không hoà tan trong dầu và mỡ, vì cả hai đều âm. Bản thân các loại dầu không hoà tan trong nước vì âm đẩy âm. Nhìn chung dầu âm nhiều hơn nước. Không bị tan trong dầu, Vitamin C cho thấy nó cũng âm như dầu. Song nó âm rõ ràng hơn dầu, ở chỗ nó rất dễ hoà tan trong nước, trong khi dầu thì không. Vì rằng dầu, mặc dù mang đặc tính âm nhiều hơn nước, song tương tự như nước, chất âm của nó đẩy được chất âm của nước. Tuy nhiên, Vitamin C âm hơn dầu, vì vậy âm hơn nước rất nhiều, đến nỗi mà nước phản ứng lại như thể nó là dương so với Vitamin C. Một sự vượt trội của âm sẽ hành xử giống như dương. Chúng ta có thể tóm tắt toàn bộ vấn đề này bằng một sơ đồ so sánh sau: Âm......Vitamin C......Dầu và Mỡ......Nước......Dương Không còn nghi ngờ gì nữa khi hóa học cho thấy bản chất cực âm của Vitamin C. Đến lượt mình sinh học lại đưa ra ba cơ sở lập luận cơ bản. Thứ nhất, tất cả các loại động vật và cây cối có sức khoẻ tương đối tốt đều cho thấycómột lượng Vitamin C rất nhỏ trong cơ cấu của chúng, nhưng chức năng tích cực của cơ chế này cho đến nay vẫn chưa được biết tới. Có khả năng là hoá chất rất âm này có tác dụng gia tăng các chức năng có liên quan chặt chẽ đến các hoóc môn tăng trưởng. Các hoóc môn thì rất âm và có cấu tạo hoá chất rất giống với axit ascorbic và tripxin (tryptophane). Sự phát hiện các ảnh hưởng đối với hiện tượng tăng trưởng đã gây kinh ngạc cho mọi người một vài năm trước đây tại Mỹ. Thứ hai, trong khi chức năng tích cực của một lượng Vitamin C rất nhỏ trong cơ thể con người vẫn chưa được khám phá, thì tác động tiêu cực của nó đã được khám phá từ lâu do những thực tế sau. Động vật thuộc loại có số lượng rất ít loài, đặc biệt các loài động vật cao cấp như linh trưởng, khỉ, con người và một số loài gặm nhấm có xu hướng biểu lộ những dấu hiệu thoái hoá gây chết người do sco-but gây ra (một căn bệnh máu do thiếu vitamin C trong thức ăn hàng ngày, còn gọi là bệnh hoại huyết). Những loại động vật mắc bệnh sco-but đều thiếu Vitamin C. Người ta cũng phát hiện thấy những con vật khốn khổ bị ảnh hưởng của căn bệnh này thường ăn những thức ăn không có Vitamin C. Một số trường hợp được biết đến nhiều nhất là những thuỷ thủ lớn tuổi là người đã ăn liên tục hàng tháng với khẩu phần ăn chỉ có đậu và mỡ lợn. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề cho những người mắc bệnh sco-but ăn những thực phẩm chứa Vitamin C để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh tật (những loại thực phẩm đặc biệt giầu Vitamin C là các loại rau sống và quả tươi, tốt nhất là những loại trồng ở các nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, như chanh và ớt ). Thứ ba, người ta đã chứng minh rằng tất cả các thực vật và động vật thuộc những loài không phát sinh bệnh sco-but đều có khả năng tự sản sinh một lượng nhỏ Vitamin C bên trong cơ thể đủ dùng; đặc biệt người ta đã chứng minh được rằng các loài động vật có vú có khả năng sản sinh lượng Vitamin C này ở tuyến thượng thận. Không còn nghi ngờ gì nữa, tổ tiên của các loài khỉ, người và những loài gậm nhấm bị bệnh sco-but đều có chung đặc điểm với tất cả họ hàng động vật có vú về khả năng sản sinh ra lượng Vitamin C ở tuyến thượng thận mà chúng cần. Tại sao chỉ có một số chứ không phải tất cả các động vật thuộc những loại này mất khả năng này trong thời gian gần đây? Mặc dầu câu trả lời chưa được khoa học giải đáp nhưng chúng ta vẫn có thể giải thích, với sự giúp đỡ của nguyên tắc thống nhất Âm và Dương, và ít nhất nó cũng có giá trị vì nó đơn giản, dễ hiểu. Tại một giai đoạn nhất định của sự tiến hóa, tổ tiên của những loài động vật mắc bệnh sco-but đều sống thành bầy đàn trên cây tại các vùng nhiệt đới; thức ăn của chúng rất giầu Vitamin C; các cơ quan nội tạng của chúng không phải tiếp tục sản sinh ra Vitamin C nữa, mà ngược lại, chúng lại phải liên tục tiêu huỷ một lượng lớn Vitamin mà chúng ăn được. Cuối cùng, cơ thể chúng bị thừa lượng Vitamin C. Một chức năng nào trong cơ thể không hoạt động sẽ bị mất tác dụng. Nhiều động vật thuộc các loài này, nếu không muốn nói là tất cả đã mất khả năng tự sản sinh ra lượng Vitamin C cần thiết cho sự tồn tại của chúng. Mặc dù vậy, tất cả chúng vẫn bảo tồn được các cơ quan này - tuyến thượng thận- để tiếp tục sự sản sinh đó. Vì thế đây không phải là vấn đề tạo ra một cơ quan bị mất mà chỉ là sự kích hoạt lại một cơ quan đang tồn tại. Và ngay cả khi cần phải tái tạo lại một cơ quan bị mấtthì chúng ta cũng biết rằng tự nhiên chẳng hề ngần ngại làm việc này. Các loài cá voi và cá heo và trước chúng là các loài ngư long đã tự tái tạo ra vây để thích nghi với cuộc sống dưới nước, những cái vây không có mối liên hệ gì với vây của các loài cá kể cả tổ tiên xa xưa của tất cả các loài động vật có vú. Bằng cách khẳng định rằng bệnh sco-but là do thiếu Vitamin C trong các loại thức ăn, các bác sĩ ngày nay đã làm tăng sự tin tưởng đối với quan niệm sai lầm này. Chúng tôi cho rằng: hai tình trạng đó đi cùng với nhau, và không có gì nữa. (Như trong thực tế, trường hợp của ung thư phổi và thuốc lá cũng vậy). Một điều rõ ràng rằng, ở mức độ nhiều nhất, chỉ có một số lượng rất nhỏ cá thể trong các giống người Hiện đại (hay còn gọi là người Khôn ngoan- Homo sapiens) hiện nay được thử nghiệm để tìm ra việc liệu họ có thể tránh được chứng bệnh scobut hay không nếu họ sử dụng những loại thực phẩm có Vitamin C. Thật ra, chúng ta hầu như có thể nói rằng chỉ những người được cho là bị scobut mới được thử nghiệm. Do vậy, không chắc một điều rằng ở con người việc thiếu Vitamin C trong chế độ ăn sẽ nhất thiết gây ra tình trạng mắc bệnh sco-but. Thậm chí sẽ không phải là như vậy vì trong lịch sử của bệnh máu do thiếu Vitamin C có một thực tế cho thấy tất cả các thành viên của một nhóm có cùng chế độ ăn như nhau mà không phát triển căn bệnh này. Cần nhớ rằng ở đây Vitamin C không thể lưu giữ trong cơ thể, mà thậm chí cũng không được bảo quản được trong một thời gian dài. Nhiệt độ, môi trường kiềm và quá trình ô xy hoá của các loài động vật máu nóng có vú sẽ phá hủy Vitamin C ngay lập tức. Một điều thú vị là trong số những thuỷ thủ có chế độ ăn như nhau, một số người không có triệu chứng nào rất lâu sau khi có một số người khác, nạn nhân của bệnh sco-but đã bị chết. Tuy nhiên, tất cả họ đều trải qua cùng một tình trạng thiếu Vitamin C tại cùng một thời điểm. Việc thực tế này bị bỏ qua một cách có hệ thống đã chứng minh rằng khả năng sản sinh một lượng Vitamin C cần thiết cho cuộc sống vẫn tồn tại với hiệu quả có thể biến đổi tùy theo từng cá nhân. Thậm chí nó còn cho thấy rằng những thuỷ thủ chuyên nghiệp bị chết vì căn bệnh Scobut nhanh hơn những thuỷ thủ mới được đầu quân. Một sự thật không thể giải thích được trên cơ sở lý thuyết chính thống, nhưng lại rất hiển nhiên trước mắt chúng ta. Các bác sĩ hiện đại không những tự ý gạt những sự thật trái với những học thuyết của họ sang một bên, mà họ còn phớt lờ những lời cảnh báo sơ đẳng nhất. Trên cơ sở của một thực tế là chỉ cần một lượng Vitamin C rất nhỏ cho các cơ quan của con người, các bác sĩ đã dồn dập kê cho bệnh nhân những thực phẩm rất âm mà không chú ý đến những hậu quả xẩy ra. Tóm lại, từ một thực tế là một lượng rất nhỏ thạch tín và thuỷ ngân có tầm quan trọng sống còn đối với một thể chất, họ có thể rất hay khuyến cáo bệnh nhân dùng nhiều hai nguyên tố này, thật là một tình trạng nguy hiểm. Tương tự như vậy đối với in-su-lin và cóc-ti-zôn. Kết luận đã đạt được trong thời gian gần đây là việc sử dụng các loại thuốc này có những tác dụng phụ hại nhiều hơn lợi. Tóm lại, tình trạng của người bệnh Sco-bút và bệnh đái đường dường như giống nhau ở chỗ họ đều có các cơ quan không bị thoái hoá cần thiết cho việc sản sinh ra a-xít ascorbic (vitaminC) đối với bệnh Sco-bút và in-su-lin đối với bệnh đái đường. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, những cơ quan này không sản sinh những gì cần thiết, hoặc ít nhất thì cũng không đủ. Cách chữa tốt nhất là khôi phục lại khả năng này của chúng. Rõ ràng là, việc sử dụng Vitamin C hoặc in-su-lin lấy từ bên ngoài cơ quan của con người chỉ là để làm giảm bớt triệu chứng, càng tiêm nhiều cho bệnh nhân một chất được sản sinh từ bên ngoài thì cơ thể anh ta càng ít có khả năng tự sản suất ra chất này. Hơn nữa, việc điều trị triệu chứng này rất nguy hiểm ở chỗ việc tiêm này tạm thời đem đến những liều quá cao so với lượng được sản sinh tự nhiên trong cơ thể. Sự nguy hiểm này, ít nhất liên quan đến việc sử dụng in-su-lin, cũng đã được thừa nhận. Tại sao không phải như vậy đối với Vitamin C? Tư duy y học hiện đại từ chối không đặt ra câu hỏi này, câu hỏi mà chúng ta đã có câu trả lời rồi. Bản chất cực kỳ âm của Vitamin C có thể là nguyên nhân của tình trạng âm quá mức, tùy thuộc vào từng cá nhân mà nó biểu thị qua các chứng bệnh như béo phì, ung thư, đau tim, tâm thần và thậm chí đôi khi là tiểu đường. Điều được nhiều người biết đến là khi con người không được tiêm in-su-lin từ ngoài vào cơ thể, tất cả họ đều không mắc chứng bệnh đái đường. Ấy thế mà các bác sĩ lại khẳng định rằng tất cả những người thiếu nguồn dinh dưỡng có chứa Vitamin C sẽ phát sinh căn bệnh sco-but. Chúng ta thấy đây là một giả thiết không có căn cứ. Điều này cũng chưa từng được xác minh, kể cả đối với một số ít người. Những thực tế được biết tới bao gồm những sự kiện về các thuỷ thủ già cũng không khẳng định lý thuyết này một chút nào. Làm thế nào mà các bác sĩ lại không nghi ngờ rằng cho dù là các thủy thủ già phát bệnh Sco-bút trong khi có cùng chế độ ăn thì phải chăng việc thiếu khả năng sản sinh đủ lượng Vitamin C có thể phụ thuộc vào những đặc thù về cuộc sống chuyên nghiệp của họ ? Ít ai chống lại được lập luận của chúng ta rằng: Người bệnh tiểu đường và sco-but vốn là những người ốm yếu trước khi phát sinh những triệu chứng của bệnh. Thiếu Vitamin C được cung cấp từ bên ngoài vào cơ thể, thì những người ốm yếu này sẽ có những triệu chứng của căn bệnh Sco-bút giống như những người khác sẽ có những triệu chứng của căn bệnh tiểu đường khi họ thiếu in-su-lin được tiêm. Trong cả hai trường hợp, cách chữa tốt nhất là khôi phục lại khả năng sản sinh Vitamin C và in-su-lin từ bên trong. Trường hợp thứ hai cũng như trường hợp thứ nhất, cách chữa triệu chứng bằng việc đưa vào người bệnh những gì mà bên trong cơ thể không sản sinh được, không chỉ gây trở ngại cho việc chữa trị đầy đủ mà còn là mối nguy hiểm có khả năng gây tai hoạ như là sự khiếm khuyết từ gốc. (còn tiếp) -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 7th July 2025 - 02:39 AM |