![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 224 Gia nhập vào: 4-April 07 Thành viên thứ.: 13 ![]() |
Lời giới thiệu
Hạnh phúc là niềm ước mơ của mọi người. Nhưng không mấy ai đạt được hạnh phúc, bởi vì những lý do sau: Cái mà ta mong ước không đến, hoặc đến quá muộn, hoặc là đến rồi ta lại chán. Quan niệm về hạnh phúc của người phương Tây và người phương Đông cũng khác nhau rất xa. Người phương Tây cho rằng hạnh phúc là mức độ thịnh vượng về của cải – những cái đem ra phô diễn và trưng bày được; còn người phương Đông lại ngả về quan niệm sự thái bình của tâm hồn, sự yên tĩnh nội tại – cái không thể phô diễn. Địa cầu ở trong vũ trụ, ở đó cáo rất nhiều xứ sở mà dân ở đó thường sống yên hoà. Xứ sở này sản xuất ra những bậc lãnh tụ về tư tưởng, xứ sở kia lại sản xuất ra những bác học kỳ tài, đưa bao nhiêu con tàu lên thám hiểm vũ trụ, sản xuất ra rất nhiều robot, máy móc ngày càng tinh vi hiện đại, sản xuất ra cả thận, tim, mắt, xương… nhân tạo. Dân ở đó lại thường bất an về tinh thần. Cho đến nay, thật buồn cười mà nhận thấy người phương Đông thì ham mê thứ hạnh phúc của người phương Tây. Còn người phương Tây thì lại thèm muốn sự an lạc trong tâm hồn hơn bao giờ hết. Thực ra đây chính là một định luật của Vũ trụ: Những cái gì trái nhau thì hấp dẫn nhau, và càng trái nhau, càng cách xa nhau càng hấp dẫn nhau mãnh liệt. Vậy hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là sự sáng táo. Làm sao dễ sáng tạo? Con người là một phần của thế giới tự nhiên, và bản chất của tự nhiên là luôn luôn sáng tạo không ngừng. Trong khi đáng lẽ chúng ta phải tìm hiểu những qui luật của tự nhiên nhằm sống thích ứng theo nó – Vì chỉ có như vậy ta mới được hạnh phúc, thì chúng ta lại hấp tấp tách mình ra khỏi thế giới tự nhiên – Tôn sùng cái bản ngã không có thực, muốn điều khiển tự nhiên quanh ta. Trong khi ta chẳng hiểu chính ta là gì, và những qui luật tự nhiên, qui luật của hạnh phúc là gì; Thì thử hỏi làm sao ta có hạnh phúc được? Thôi từ nay bạn đừng phàn nàn là mình không được hạnh phúc cũng như bạn đừng tự an ủi mình rằng “cái số tôi nó thế” nữa. Marcelle Auclair, người Pháp, đã bỏ ra gần toàn bộ cuộc đời mình thực hiện và tìm tòi những qui luật về hạnh phúc. Bà đã cống hiến cho chúng ta một kim chỉ nam, nhằm đưa chúng ta – Những người khao khát hạnh phúc, tới chỗ tự mình sáng tạo lấy vận mệnh của mình. Tự nhiên sinh ra ta đã đặt sẵn trong ta một tiến trình, đã giúp chúng ta tự hoàn thiện mình theo đà tiến hoá của nhân loại. Tự nhiên điều khiển ta bằng cả một hệ thống luật lệ nghiêm khắc nhất. Và những qui luật đó là gì thì ngày nay con người vẫn đang gia sức tìm hiểu nó. Với quyển sách nhỏ này bà Marcelle Auclair đã biểu lộ cho chúng ta những qui luật của hạnh phúc dành cho những ai học làm người, dành cho những ai muốn sống một đời sống tươi đẹp hơn, ý nghĩa hơn và để thoát khỏi những khung cảnh chật hẹp do chính mình tự tạo. Nền tảng của cuốn sách này đặt trọn vào sức mạnh của ý chí (Espirit), và niềm tin vào sự thật độc nhất trên đời – Sự thật đó là: Tất cả chúng ta đến từ Vô Tận Ngoài ra, bà M. Auclair còn vạch rõ kẻ thù của hạnh phúc của chúng ta chính là sự sợ hãi, là thiếu niềm tin và chỉ rõ những nguyên nhân của các thất bại mà chúng ta thường gặp. Chúng ta biết ơn mọi nỗi khó khăn, nghèo đói, bệnh tật, hỗn loạn, khổ nhọc và chiến tranh. Nhờ có những cảnh đó chúng ta mới biết mình ngu dốt, bất lực và lệ thuộc. Nhờ những cảnh đó chúng ta mới tự làm mình mạnh lên và phát triển đến tự do. Mọi khốn kho không do những yếu tố bên ngoài gây ra mà do chính chúng ta. Hãy vui đùa với những khốn khó và biến khốn khó thành hạnh phúc. Tập sách quí này chúng tôi hoàn thành từ cuối năm 1988, do cụ Nguyễn Dương đọc dịch, tôi và anh Hoàng Thái chép lại. Trong quá trình đánh máy tôi có sửa lại lời văn đôi chút. Năm 1994, cụ Nguyễn Dương đã khuất núi, nhớ ơn cụ - một trí thức nổi tiếng, một người yêu mến thực hành Đạo học phương Đông, cụ cũng là người thực hành phương pháp Oshawa đầu tiên ở Hà nội - chúng tôi làm tập sách này với lòng tri ân sâu sắc nghĩa cả của cụ đối với hậu sinh. Trong quá trình làm sách có phần nào thiếu sót, xin độc giả lượng thứ và góp ý phê bình. NGỌC TRÂM |
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 224 Gia nhập vào: 4-April 07 Thành viên thứ.: 13 ![]() |
Bài 8
ÔNG HOÀNG TỬ NƯỚC PESSE (Châu Á) Sợ không phải là mẹ của vững chắc, sợ không có gì giống với khôn. Ngược lại, tất cả quyết định nào do sợ mà có đều đưa ta đến thất bại nguy hiểm. Ngày xưa hoàng tử Persan đang sống sung sướng trong triều ở Ispahan. Một buổi sáng đang đi dạo trong vườn, bỗng nhìn thấy “Thần chết” hiện ra, cầm trên tay dao chém, hình như đang rình chờ chàng ta ở góc đường quanh Thần chết trước khi biến mất, ra hiệu như là dọa sẽ giết hoàng tử. Hoàng từ vội vàng về lấy ngựa cho ngựa phi thẳng tới trước cốt là để tránh thần chết. Hoàng tử sợ quá! Con ngựa phi suốt một ngày, hoàng tử thoát nạn, nào ngờ, khi trời sắp tối, trên đường đi hoàng tử lại thấy Thần chết hiện ra trước mắt, hoàng tử lạnh cả người, dừng lại. Tử thần bảo: “Mày đây rồi! Máy đến với tao, sáng nay tao đã trông thấy mày trong vườn hồng, tao quyết định nghĩ một lát và biết rằng tao sẽ tóm được mày tối nay. Tao không ngờ chỉ mới vài giờ thôi mày đã đi xa lâu đài của mày đến thế. Cái sợ nói đã giúp tao, nó đã đưa mày tới nơi tao định gặp”. Có người cho rằng câu chuyện kia có mục đích cho thấy định mệnh là sai. Nó dạy cho ta rằng không nên làm nô lệ cho cái sợ, 9 lần trên 10 vì sợ mà ta đã chuốc lấy sự không hay. Hoàng tử Persan chết là vì như vậy đấy. Bạn hãy nhớ rằng tính sợ sệt là cố vấn bậy nhất, là kẻ giúp đỡ đắc lực nhất cho sự không hay. Bạn hãy tiêu diệt tất cả tư tưởng sợ sệt, bằng cách theo dõi chúng đã đến với bạn như thế nào và vì sao, nếu bạn theo dõi được chúng luôn luôn thì sẽ biết cách ngăn không cho chúng lọt vào suy nghĩ của mình. Bạn hãy đặt cho bạn một luật lệ: không việc gì mà sợ cả, nhất là làm nô lệ cho sự sợ hãi. Bạn biết rằng trong một đám hỏa hoạn, sợ hãi làm chết nhiều người hơn là lửa. Nếu quần chúng vững tâm thì nạn nhân được cứu thoát. Vậy quần chúng là gì? Lá các cá nhân cộng lại. Bạn hãy đấu tranh với cái sợ và đồng thời giúp đỡ những người xung quanh bạn, không làm nô lệ cho nó, tự tin rằng mình có nhiều khả năng cứu toàn thế giới đang chết vì sợ. Thực hành: Bạn hãy kiểm điểm để nhớ lại tất cả hành động của bạn, vì sợ mà làm, mà nhớ lại tác hại của những hành động ấy. Tôi có thể khẳng định: sự ngu xuẩn nhất bắt nguồn từ sợ và tham lam, sợ thiếu của cải vật chất… Bạn hãy phân biệt: giữa sợ và trí khôn để hành động cho đúng. Bài 9 QUÊN ĐỂ HIỂU, ĐỂ TIẾP THU Khi người ta biếu bạn một thứ vang trắng rất mát trong một ngày mùa hè nóng nực. Bạn có đưa ra một cốc đầy để nhận không? Không, vì như vậy bạn còn nhận được cái gì? - Không được gì cả. Bạn khao khát hạnh phúc không kém người khao khát giải khát khi trời nóng. Nếu óc bạn đầy những tin tưởng vào định mệnh vào sự đau ốm, sự nghèo nàn, sự thất vọng là tiền định, thì bạn nghiên cứu qui luật hạnh phúc này để làm gì? có kết quả gì đâu. Vì thế cho nên, nếu bạn muốn có được kiến thức đầy đủ để tạo cho bạn sự vui sướng cho bản thân và cho nhân loại, bạn phải từ bỏ triệt để định kiến có từ trước. Nền tảng của sự nghiên cứu qui luật hạnh phúc là: Hành động khiêm tốn, tự hạ thấp mình. Dù ta có uyên bác đến đâu, có hãnh diện về kiến thức đến đâu, ta cũng phải nhận rằng ta không biết gì về những qui luật vĩ đại của hạnh phúc, thứ qui luật nói sẽ biến thế giới này thành một thế giới kỳ diệu nếu mọi người đều áp dụng nó. Vũ trụ giống như một băng nhạc do một nhạc sĩ thiên tài làm nên, nhưng mỗi nhạc sĩ khi đánh nhạc chung thì người nào cũng có thể đánh sai phần của mình vì không học đúng nốt nhạc. Người ta có thể là một nhà bác học vĩ đại, một nhà kinh doanh lớn, một nhân vật vĩ đại, nhưng lại là một người không biết đánh đúng nốt nhạc. Người đó có thể trong một phần của đời mình thành công, nhưng lại không sung sướng, thường phần lớn là vậy. Những người thật sự sung sướng rất hiếm trên trần này, những người đó là người biết áp dụng đúng qui luật hạnh phúc. Để đạt được kết quả đó, họ chấp nhận rằng họ phải học tất cả, họ tự quên mình, họ đưa ra cho người mời họ “một cốc trống rỗng”. Các qui luật đó không phải do tôi bịa. Chúng đã có từ lâu, từ khi có vũ trụ, có trái đất. Người ta đã tìm thấy chúng trong kinh thánh, trong sách các vị thánh hiền Trung quốc, Ấn độ, Tây tạng, đạo Phật, đạo Thiên chúa… nhưng những người vô thần đã làm chúng bị che bởi một lớp bụi dày, ấy thế mà nhiều người cứ nghĩ mình hành động theo các qui luật đó, thực ra họ chỉ nhìn thấy những chữ mà không nắm được tinh thần của chữ. Mặc dù kiến thức của con người có cao cấp đến đâu, con người cũng phải nắm cho được cái tinh thần của các qui luật về đời sống mới được. Tóm lại, cái chính không phải là việc học để biết, nhưng là việc làm, hành động. Lý thuyết là con số không, nếu không có thực hành. Ta phải ra sức tạo ra thói quen mới. Biết bằng hành động. Sự hiểu biết nào không thể hiện qua hành động là hiểu biết suông. Bạn phải sống trở lại nhờ tinh thần và sống theo nó. Thực hành: Bây giờ bạn hãy bỏ qua tất cả những điều gì mà bạn cho là đã tự biết, bạn hãy tự quên mình để tiếp thu kiến thức mới mà bạn sẽ gặp. Và tối đến bạn sẽ thấy bạn đã học được hàng vạn “việc”. “Nói không phải là tiếp thu kiến thức để trở nên thông thái mà phải lắng nghe và nhìn”. Và bạn hãy khẳng định cái tôi vô hình và hoàn chỉnh là có thật và bạn phải vâng lời nó. |
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 7th July 2025 - 01:35 PM |