![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,274 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Lần đầu tiên tôi ăn tamari tỏi tôi tưởng là chị Hiền bỏ thêm mì chính...
Khi tôi tới nhà cô Lý; cô lấy thứ nước tương kém phẩm chất và thiếu thời gian ngâm rất nhiều tỏi; tôi nếm thử thấy nhánh tỏi đã trở nên rất ngọt... và bắt đầu có vẻ bị phân hủy. Tôi không hiểu trong tỏi có thứ gì mà kết hợp với tương tamari nó lại trở nên ngon tới mức như vậy: vị ngon như được bỏ thêm mì chính. Tôi mang được từ Miến về những hình ảnh về những món ăn kỵ nhau; như thế chiều ngược lại cũng phải đúng: nghĩa là sẽ có những món ăn cực kỳ hợp nhau, và làm cho nhau trở nên ngon lành nhất... Tôi nhớ ra là mình đã "vu oan" cho người làm tamari tỏi lâu nay. Tôi bắt đầu làm tamari tỏi: bóc những nhánh tỏi ra rồi đổ nước sôi trần sơ qua cho vệ sinh; rồi đổ nước tamari lên... sau 1 - 2 năm... tỏi trở nên sẫm mầu, vị của tamari trở nên cực kỳ ngon; mà nó lại rất dương nên chữa lành được nhiều bệnh trong đó có bệnh mỡ máu và huyết áp cao... Trong nhà bếp thực dưỡng, chúng ta nên có lọ tamari tỏi. Món ăn gì cần tới tỏi tôi đều cho tamari tỏi: ăn nó rất là dịu không bị gắt như dùng tỏi trực tiếp nhất là dùng tamari tỏi để làm nước chấm nem hay là bánh bột rán... Sau đây là một bài báo tìm kiếm trên trang web: vietnamnet.vn: Khám phá cơ chế chữa bệnh của tỏi 08:28' 04/02/2009 (GMT+7) Trên Tạp chí Hoá học ứng dụng Đức (Angewandte Chemie) số tháng Giêng 2009, một nhóm nhà nghiên cứu đã giải thích được cơ chế tỏi tác dụng như thế nào với các chất ô xy hoá có hại cho cơ thể... ![]() Từ lâu, các nhà nghiên cứu đều cho rằng hợp chất hữu cơ allixin- vốn tạo ra mùi và vị cho tỏi – là một trong những chất ôxy hoá mạnh nhất. Nhưng cho tới nay người ta vẫn chưa biết rõ allixin hoạt động ra sao, hoặc hiệu quả của nó như thế nào so với những chất ôxy hóa thông dụng hơn như Vitamin E hay coenzym Q10 trong việc triệt tiêu các tác động có hại của gốc tự do. GS hoá học Derek Pratt, lãnh đạo nhóm nghiên cứu đặt vấn đề.. “Nếu allixin quả thực là chịu trách nhiệm về hoạt tính này trong tỏi thì chúng tôi muốn xác định xem nó hoạt động ra sao”. Nhóm nghiên cứu muốn làm rõ khả năng “bẫy” những gốc tự do của allixin vì sao lại hiệu quả đến như vậy và xem xét khả năng một sản phẩm phân hủy của allixin có thể chịu trách nhiệm gì. Mặc dù các thử nghiệm với allixin sản xuất bằng con đường tổng hợp, người ta đã phát hiện một axit hình thành khi hợp chất bị phân hủy kết hợp rất nhanh chóng với các gốc tự do. Phát hiện của họ đã được công bố trên Tạp chí Hoá học ứng dụng Đức (Angewandte Chemie) số tháng Giêng năm 2009. Các nhà nghiên cứu tin rằng có mối liên hệ giữa hoạt tính hoá học của axit sunfenic và tác dụng chữa bệnh của tỏi “Trong khi đã bao đời nay, tỏi được dùng như một vị thuốc đông y và nhiều chế phẩm chứa tỏi được bán trên thị trường, cho tới nay người ta vẫn chưa giải thích được tại sao tỏi lại có lợi ích lớn đến vậy.”, TS Pratt nói. “Tôi nghĩ rằng bước đầu tiên trong việc phát hiện cơ chế hoá học cơ bản mới giải thích được tác dụng chữa bệnh của tỏi”. Cùng với hành, tỏi tây và hẹ, tỏi thuộc họ Alliaceae. Tất cả những cây thuộc họ này đều chứa một hợp chất hữu cơ tương tự như allixin, nhưng các chất đó không có tính chữa bệnh. TS Pratt và các đồng nghiệp cho rằng do tốc độ phân huỷ của các chất tương tự như allixin thấp hơn nên hành, tỏi tây và hẹ có nồng độ axit sulfenic sẵn sàng ôxy hoá với gốc tự do kém hơn nhiều. Chỉ riêng allixin là đặc biệt.
-------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 29th July 2025 - 02:12 AM |