![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,219 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
![]() Khúc tuỳ hứng này sáng tạo tức thì theo duyên: tôi mang được mấy củ cải từ Bãi giữa về; Hà bảo: cô ơi nấu thế nào? thế là chỉ cần bỏ mấy miếng phổ tai và ninh lấy nước ngọt, thả củ cải thái kiểu vót bút chì, cọng của nó lấy chầy đập giập... bỏ thêm mấy lát ngưu bàng, quả ô mai, và mất lát cà rốt tạo mầu và tạo ngọt cho đủ 5 vị... cuối cùng bỏ misô bổ dưỡng; nếu thấy ngô không đủ mỗi người một bắp thì có thể cắt ngô ra làm 3, 4 khoanh, thế là ai cũng được ăn ngô... duy trì sự ngon ăn còn quí hơn là ăn cái gì và nấu thế nào. Khi đã nắm được kỹ thuật căn bản bạn có thể sáng tạo ra bất cứ món ăn nào theo mùa, theo ngày, theo duyên hôm đó ... nhất ẩm nhất trác giai do tiền định; hôm đó chị Thiện bảo là canh gì ngon thế phải học để về nhà làm... Nếu thấy khách tới nhiều hơn dự định thì chị Huyền lập tức trần thêm bún trà: bún lứt này đang được lòng người lắm nhé. Chỉ cần rưới thêm chút tamari hay misô là đã có ngay một bữa ăn ngon lành. Nhưng nếu ngồi ăn trong im lặng thì bầu khi vui vẻ giảm bớt và cơ thể có được nhiều năng lượng hơn, nhiều chánh niệm hơn; ngồi ăn giữa một nhóm người không có thói quen tu tập miên mật thì hay có nhu cầu nói chuyện; nếu hôm nào có nhiều người tu tập giữ giới và trân trọng thức ăn hơn thì hôm đó bầu khi trầm lắng hơn. Thiền áp dụng vào trong khi ăn là khó nhất, nhưng muốn là được. Ta phải khám phá ra cho bằng được là tâm của ta đang ở đâu và nó phản ứng thế nào với tất cả... mọi thức ăn đưa vào miệng tâm đều phát lộ luôn luôn nhưng chả ai thấy cả: cứ mải nói chuyện đâu đâu... sau khi đi Miến về mình phải khuyển khích mọi người áp dụng thiền trong khi ăn một cách nghiêm túc hơn... có chánh niệm thì tâm của con người mới vững được, mới thoát khổ được... -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,219 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Đọc thơ của mọi người làm nhớ tới bài thơ một chị bạn dạy văn cùng trường đọc cho nghe ngày trước:
Chạy trời không khỏi nắng Bởi sống dưới gầm trời Bao buồn vui cay đắng Bởi mang trái tim người. Muốn tránh nắng trời ư? Trốn vào đêm tối ấy Muốn vợi khổ đau ư? Vô tình như nước chảy. Ta yêu ánh sáng trời Nhưng chớ làm thiêu thân Khổ đau dù trĩu nặng Vẫn mang trái tim người. Mình có khả năng đọc bài thơ nào rất hay dù dài thế nào chỉ đọc 1 lần là nhớ nguyên bài ... cả vài chục năm sau vẫn có thể đọc lại vanh vách khi đủ duyên. Vì sao nhớ nguyên bài? Vì đọc được theo cái nhịp thở nhịp đi của bài thơ... tức là hiểu ý người làm thơ... cho nên thơ của họ "thành" ra như thơ của mình... cho nên mới nhớ lâu tới mức như thế. Tiên sinh Ohsawa cũng bảo như thế: không nên đọc trên mặt chữ mà đọc được cả cái tâm của người viết... cho nên ngày xưa các cụ bảo phải học đạo trước khi làm thầy thuốc... hay thầy bất cứ gì... Khi tớ học đạo học thiền ở trong trường thiền cũng thế... những gì thầy tớ dạy tớ... những câu thầy nói với tớ... tớ nhờ đời đời... không thể nào quên. Nhờ vậy tớ quan sát được tâm nhanh chóng và khi nhận ra được tâm đang suy nghĩ gì thì nó liền "nhả" ngay cái ý nghĩ đó ra khỏi đầu và đầu tớ thường "rỗng thênh" không có vấn đề ... tớ có rất ít vấn đề trong đầu... là vì như thế. TỚ CHẮNG CHỊU ĐỂ CÁI GÌ TRONG ĐẦU... mọi thứ đều do duyên, tri ân Tam Bảo. Những người làm được thơ lục bát dễ dàng như DH ngày nay quả là hy hữu... Cả đời mình chỉ làm được vài câu lục bát... Khi các tổ chứng đạo, nhiều người làm kệ trình Pháp với thầy, đọc thơ biết người... biết trình độ tâm linh của người đó. Sư Thư trước khi đi Miến là người làm và học về kinh tế... thế mà tu vài năm ông sư này còn làm thơ bằng tiếng Anh nữa... như thế là bán cầu não về tâm linh đã được kích hoạt... -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 19th July 2025 - 09:45 PM |