![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 1,240 Gia nhập vào: 25-May 07 Từ: HCM Thành viên thứ.: 30 ![]() |
BÀI 211: THỦ KHOA TRƯỜNG ĐHKHXHNV TPHCM( 2008-2009) LÀ 1 CÔ BÉ ĂN GẠO LỨT TỪ TRONG BỤNG MẸ (19 NĂM) Nguyễn Đức Như Thủy SN: 1990 tại TPHCM Tên cha: Nguyễn Văn Trung. Tên mẹ: Võ Như Khuê. Đ/C: 351/106 cư xá Lê Đại Hành P 13 Q 11 TPHCM Đ/T: 08. 39622137 Cha mẹ em Thủy đã theo PPTS Ohsawa trên 20 năm. Trong thời gian mang thai, mẹ em Thủy ăn uống tương đối cẩn thận ( cơm lứt, rau củ với 1 ít thịt cá- nên ăn chay thì tốt hơn). Khi phải đi dự đám cưới hay đám giỗ, mẹ em mang theo cơm lứt và thức ăn DS ,không ăn thức ăn chế biến của nhà hàng. Mẹ em sinh em bình thường, không sinh mổ, sinh hút. Thời gian nằm BV rất ngắn.Nước da em đỏ như màu gạo lứt. Màu đỏ biến mất sau 1 thời gian và nước da em có màu ngăm đen. Sau khi sinh, người mẹ mất nhiều máu, trở nên âm, thường hay bị lạnh người. Do đó, người mẹ phải kiêng trái cây, rau củ tươi, nên ăn khô, ăn cớm gạo rang, rau củ nấu chín,miso, tương thiên nhiên, uống trà gạo lứt, … Bé Thủy rất khỏe mạnh, dễ nuôi. Ngoài sữa mẹ, bé không uống thêm bất kì loại sữa nào. 11 tháng bé biết đi. 12 tháng bé nói rành rẽ và dùng từ chính xác. 4 tuổi , bé được mẹ dạy chữ và rất thích đọc sách tranh như: Dorêmon, Tây Du Kí…Bé thường vừa đọc sách, vừa cười 1 mình. Bé không đi nhà trẻ hay trường mẫu giáo nào. Từ lớp 1 tới lớp 11 : hs giỏi. Lớp 12 em là hs khá vì ba mẹ cho em tập trung 3 môn thi ĐH là văn, toán và tiếng Anh. Em tốt nghiệp THPT loại trung bình dù trung bình 6 môn thi trên 8 nhưng môn sử dưới 6. Em có bằng C tiếng anh cuối năm lớp 8. Em được nuôi theo PPTS Ohsawa từ trong bụng mẹ cho tới nay 2009. Em không hề uống 1 viên thuốc tây nàovà không đi BS bao giờ. Khi bị bệnh, em tự ăn pt7 trị bệnh PT7 giúp phát triển trí tuệ rất tốt. Trước mỗi kì thi học kì, em ăn theo pt7 2 tuần. Năm lớp 8, em tự ăn pt7 2 tuần và đoạt giải hạng 2 Lê Quý Đôn (cả trường chuyên Chu Văn An Q11 TPHCM chỉ có 3 em được giải). Cuối năm lớp 9 em ăn pt7 1 tháng và thi đỗ vào lớp D trường PTNK của ĐHQGTPHCM. Năm lớp 12, em ăn pt7 4 tháng( tháng 3 tới tháng 7) và thi đỗ á khoa vào trường ĐHKHXHNV TPHCM . Tuy nhiên do 2 thủ khoa đạt 25,5 điểm thì 1 em bỏ học và 1 em được cộng thêm nhiều điểm nên Hiệu Trưởng trường ra quyết định công nhận em Thủy đạt 25điểm là thủ khoa. Em có kinh nghiệm thất bại khi em đang học lớp 5.Trước ngày thi HK 1 một ngày, vì em dự sinh nhật của 1 người em họ nên em làm lạc đề bài thi Tập Làm Văn và bị điểm xấu (ăn sai đưa tới nhận thức sai và hành động sai). Ưu điểm em Thủy: sức khỏe tốt, trí nhớ tốt, sức tập trung cao, làm việc gì cũng chu đáo, 19 năm thực hành PPTS Ohsawa. Khuyết điểm: ngủ nhiều, tự cao ( hiện nay bớt nhiều do bị té đau nhiều lần), mắc bệnh cận thị vì có 1 thời gian dài em bị cha mẹ cho ăn nhiều loại bánh ngon nhưng có hóa chất như bánh mì đặc ruột, bánh su, patê chaud bánh sô cô la…Bệnh cận thị rất khó chữa! Thức ăn quyết định số phận, Con người do thức ăn mà thành. Con đường duy nhất là phải ăn đúng để được sức khỏe và hạnh phúc. ![]() Bé Thủy (5 tháng tuổi) và ông ngoại TPHCM, 1/7/2009 NVT 3. Nguyễn Đức Như Thủy (25/30 điểm, thủ khoa Trường ĐH KHXHNV TPHCM): Viết nhiều sẽ “lên tay”. Theo báo SGGP 12 giờ Thứ sáu, 26/06/2009, 15:27 (GMT+7) 12 năm liền là học sinh giỏi, cô học sinh chuyên D Trường Phổ thông năng khiếu ĐHQG TPHCM chia sẻ: Chỉ có viết nhiều sẽ “lên tay” - khi được hỏi về bí quyết viết văn hay. Nguyễn Đức Như Thủy Như Thủy cũng cho biết, em không thích đọc sách tham khảo. “Em chỉ tập trung đọc các tác phẩm lý luận văn học của các nhà văn, nhà nghiên cứu như Trần Đình Sử, Nguyễn Đăng Mạnh… để từ đó tạo cho bài văn có chiều sâu, có trọng lượng. Em nghĩ, đọc sách tham khảo sẽ khiến mình thụ động trong lập luận, suy nghĩ. Em muốn bài văn là sự sáng tạo của riêng em” - Như Thủy tâm sự. Đối với các môn xã hội, việc học thuộc và nhớ dai là điều rất quan trọng. Vì vậy, Thủy cho biết em học theo chủ đề, nắm vững diễn biến từng giai đoạn văn học. Để viết văn hay, phải đọc nhiều và viết nhiều. Thủy quan niệm, khi đọc, đó là tác phẩm của người khác nhưng khi viết, tác phẩm đó là của mình. Chính vì vậy Thủy khuyên: “Nên luyện viết mở bài với nhiều đề tài khác nhau”. Theo kinh nghiệm của Thủy, trước khi thi khoảng 5 ngày nên đọc sơ qua tất cả lý thuyết. Mục đích không phải học thuộc mà để nhớ, hiểu những gì đã học. Bên cạnh đó, Thủy cũng lưu ý với các bạn thí sinh: “Bình tĩnh, tự tin khi làm bài sẽ quyết định kết quả bài thi của bạn. Phần lý thuyết 3 điểm, các bạn nên khai triển theo phương pháp diễn dịch. Mỗi ý là một đoạn, rõ ràng, dễ hiểu. Phần bài văn nên để ý tới cách mở bài sao cho thu hút người đọc; kết bài nên có tiểu kết khái quát tư tưởng tác giả, ý chủ đạo của tác phẩm… Như thế sẽ giúp bài văn thuyết phục người đọc”. Hiện Như Thủy đang học năm nhất Khoa Tâm lý Trường ĐH KHXH-NV TPHCM. ![]() Thi Hồng |
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,141 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Hoan hô gia đình bác Trung thật là hạnh phúc.
Bố thường ăn số 7, mẹ thường ăn số thấp hơn chút... tất nhiên cô bé là con nhà lành nhất thế gian rồi. Con gái ăn theo hồng phúc nhà cha mà, cô gái này giống cha ghê. Tôi có một kinh nghiệm: dầu là con gái giống cha dù có xấu gái trong mắt người thế gian thì cuộc đời của cô bé vẫn rất là sung sướng hơn là bất cứ con gái hay con trai mà giống mẹ (dầu xinh đẹp vẫn có số phận hẩm hiu hơn những đứa con nào giống cha)... vì sao? Vì người đàn bà trong khi mang thai họ yêu ai thì cái thai giống người đó, nếu là giống cha tức là người đàn bà yêu biết và có thương yêu người khác, như thế đứa bé sẽ gây sự dễ chịu cho những người tiếp cận... và vì thế mà hên may... những đứa con giống mẹ tức là nó rất là ái ngã: nó yêu cái ngã cái bản thân của nó hơn, cho nên sống cần cũng không mấy vui... Còn nếu nhất là con trai mà giống mẹ? Sẽ rất là ích kỷ và vì thế làm người khác tiếp xúc thấy dễ chán, mau chán... và cuộc đời không mấy hanh thông. Dầu có giống ai chăng nữa mà không biết tu tâm tích đức có được cái trí muốn ra khỏi luân hồi theo tôi vẫn là đụt! Mỗi người có cái nhận định chung về thông minh hay ngu đần riêng của mình. Mà ngu thế gian là ngoan thiên đàng... Những cháu bé giỏi giang thế này mà biết tới giáo Pháp của Đức Phật thì hay biết bao nhiêu... Biết tới Thực dưỡng mới là một loại biết. Chúng ta còn nhiều điều chưa biết của cuộc sống. Hoan hô nhưng cún con gạo lứt. Thêm một pha ly kỳ,... Ngô Ánh Tuyết rất khen cặp vợ chồng Trung - Khuê, lời khen của anh thật là đáng giá: cha mẹ dân gạo lứt thứ xịn, cô con gái tuyệt vời... đẻ con khôn mát... ![]() -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 7th July 2025 - 04:16 AM |