![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
Hội viên năng động ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 1,189 Gia nhập vào: 21-January 08 Thành viên thứ.: 203 ![]() |
Chào sư phụ, chào các bác,...
Vấn đề an toàn thực phẩm đã trở thành bức bách cho toàn xả hội...Nhà nước cũng đã chuẩn bị đưa ra luật đấy!! Sư phụ và các bác đã là người TD lâu năm, nghiên cứu và thực hành nhiều, ắt có nhiều mưu hay chước lạ, mong rằng sư phụ và các bác chỉ dạy từ từ cho... Trên các bao bì thực phẩm bán ngoài chợ, đều có ghi hạn sử dụng...Còn bên TD thì "ít" thấy ghi... Trước hết bàn về món ăn căn bản của TD, đó là gạo lứt muối mè... -- Sư phụ ôi, mỗi lần đệ tử đi chợ là mua 4 kí gạo lứt, bỏ vào thùng mủ,mỗi ngày xúc một lon nấu cơm...Tính ra ăn được khoảng nửa tháng...Cách bảo quản gạo lứt ra sao? Chứ gần tới nửa tháng thì...gạo bị mọt ăn!! Còn có bữa mua gạo tại tiệm...cũng thấy có "mọt"...Nghe nói phải đốt nhang trừ mọt ?? -- Còn về mè...mè rang rồi bõ vào hũ, để được mấy ngày?? Mè đã trộn muối thì chỉ để được 4 ngày???Có lúc đệ tử để đến 10 ngày...do ăn mè riết ngán, phải ăn tương thay đổi khẩu vị... Sư phụ là bậc thầy về TD...xin sư phụ dạy bảo giùm...Thế cách của sư phụ bảo quãn gạo lứt và mè ra làm sao? [ Còn tiếp ] |
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 623 Gia nhập vào: 25-December 07 Thành viên thứ.: 174 ![]() |
Cám ơn bác HuynhDoan đã post bài trên!!
|
|
|
![]()
Bài viết
#3
|
|
Hội viên năng động ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 1,189 Gia nhập vào: 21-January 08 Thành viên thứ.: 203 ![]() |
Chào coden....
Coden đã mua máy hút chân không gia đình...Thế bao nhiêu một cái? Chúng ta ra chợ mua loại mũ dầy...rồi nhờ thợ ép "giấy chứng minh nhân dân" ép 3 mặt, làm thành một cái túi...Rồi, bỏ thực phẩm vào , hút chân không, ép kín lại! Hay là...máy hút chân không đó, dùng ép luôn 4 mặt được không? Huynh mua phỗ tai miếng, thấy nó được đựng trong túi mũ dầy...chắc là có 'hút' chân không quá!! Số là huynh còn một bao lúa huyết rồng...Tính đem chà lứt mà ăn...Nhưng chỉ sợ để lâu không được...Mọt không hà... Nếu có máy thì...chà xong cho vào các túi nilon dầy nhỏ nhỏ...hút, ép kín lại...bảo quản được lâu... |
|
|
![]()
Bài viết
#4
|
|
Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 405 Gia nhập vào: 29-July 09 Thành viên thứ.: 4,110 ![]() |
12 chất phụ gia nên hạn chế
21/05/2009 15:27 (GMT +7) Không chỉ là những chất gây nhiều tranh cãi như muối diêm hay bột ngọt, một số phụ gia thực phẩm hay gia vị hết sức quen thuộc như đường, muối, màu thực phẩm... cũng được cảnh báo là không tốt cho sức khỏe. Danh sách các chất phụ gia hay gia vị nên tránh không chỉ bao gồm những chất được cho rằng "có" cũng được, không cũng được" như muối diêm, bột ngọt... Điều đáng ngạc nhiên là các nhà khoa học cũng không đánh giá cao các loại gia vị cần thiết cho hương vị món ăn như đường và muối. Ngoài ra danh sách còn nối dài với những loại phụ gia thực phẩm khác. Acesulfame - K Đây là một loại đường nhân tạo, được cho phép sử dụng trong nước giải khát bởi Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ. Nó cũng được tìm thấy trong đồ nướng, chewing gum, các món tráng miệng. Chữ "K" trong Acesulfame - K là nguyên tố hoá học Kali, được xem là ngọt gấn 200 lần đường thường. Những cuộc thử nghiệm chất này không nhiều và Gerbstadt cũng không có chỉ định gì liên quan đến sử dụng chất này. Tuy nhiên, một vài cuộc nghiên cứu nói rằng chất này có thể gây ung thư ở chuột. Và điều làm nó nằm trong danh mục 12 chất phụ gia cần tránh là vì những cuộc nghiên cứu trong tương lai sẽ kết luận là nó có hại hay không. Nên đọc kỹ nhãn từng loại sản phẩm và mua thực phẩm dùng phụ gia càng ít càng tốt", đó là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, bởi trong thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm đóng gói, thường chứa những loại phụ gia có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ lâu dài của bạn Olestra Olestra, một dạng mỡ tổng hợp, còn có tên Olean được tìm thấy trong một số loại khoai tây chiên, ngăn sự hấp thu mỡ của hệ tiêu hoá. Điều này thường dẫn đến bệnh tiêu chảy cấp, đầy hơi khó tiêu. "Khi bạn ăn mỡ có Olestra, lượng mỡ đó sẽ đi thẳng vào người bạn. Đáng nói hơn là Olestra ngăn sự hấp thụ tiền vitamin A là carotenoid, chất hoà tan trong mỡ, được tìm thấy trong trái cây và hoa quả. Olestra được cho là nguy cơ gây ra bệnh tim và ung thư: "Nó ngăn sự hấp thụ mỡ, nhưng đồng thời cũng ngăn sự hấp thụ vitamin". Gerbstadt nói. Màu thực phẩm: Blue1,2; Red 3; Green 3; and Yellow 6 Tất cả màu thực phẩm nhân tạo độc hại đã bị FDA cấm từ lâu, nhưng có 5 loại vẫn còn tồn tại trong chợ, những chất có thể gây ra ung thư khi thí nghiệm ở động vật . "Hãy chọn những sản phẩm không có màu. Điều đó không có nghĩa là tránh mọi thứ có màu sắc. Có nhiều sản phẩm có màu tự nhiên. Nhưng một số loại phẩm màu có thể gây ra ung bướu nếu gặp điều kiện thích hợp", theo Gerbstadt. Blue 1 và 2, được tìm thấy trong những thức uống giải khát như (trà, sữa, rượu, bia...) kẹo, đồ nướng và thức ăn cho thú cưng có mức nguy hiểm thấp nhưng nó liên quan đến ung thư ở chuột. Red 3, tạo ra màu đỏ anh đào, rượu cocktail, kẹo, đồ nướng, đã được chứng minh gây ra khối u tuyến giáp ở chuột. Green 3, có trong kẹo và thức uống giải khát, dù là ít sử dụng, gây ra ung thư bàng quang. Những cuộc nghiên cứu thấy rằng yellow 6 là chất hay được sử dụng nhất để cho vào thức uống giải khát, xúc xích, gelatin, đồ nướng và kẹo. Yellow 6 có thể gây ra khối u ở thận và tuyến thượng thận. Potassium bromated Tuy hiếm gặp nhưng potassium bromated vẫn được cho phép dùng ở Mỹ như một chất phụ gia để tăng khối lượng cho bột mì, bánh mì. Hầu hết bromated phân giải thành những dạng không độc, nhưng nó được biết đến như là nguyên nhân gây ra ung thư ở động vật - thậm chí những lượng nhỏ trong bánh mì có thể gây hại cho con người. Tại Mỹ, tiểu bang California yêu cầu phải có cảnh báo về ung thư trên nhãn của sản phẩm có dùng potassium bromated. Đường cát Một vài loại thực phẩm có chứa đường tự nhiên như trái cây và cà rốt. Nhưng hãy cẩn thận với những thực phẩm thêm đường vào như đồ nướng, ngũ cốc, bánh qui giòn, thậm chí là nước xốt và nhiều loại thực phẩm đã qua chế biến khác. Mặc dù không độc hại, nhưng sử dụng đường với lượng nhiều sẽ không an toàn cho sức khoẻ chúng ta. Đường không nên chiếm hơn 10% tổng lượng calori bạn tiêu thụ hàng ngày. Quá nhiều đường không chỉ dẫn đến vấn đề về trọng lượng, sâu răng, hay lượng đường trong máu tăng lên ở bệnh tiểu đường mà nó còn thay thế những chất dinh dưỡng có lợi. Để nuôi những calori không cần thiết này, cơ thể bạn cần chất dinh dưỡng để chuyển hoá đường, vì thế nó lấy đi những vitamin và khoáng chất có giá trị. Muối Một ít muối có thể thêm hương vị cho bữa ăn của bạn. Nhưng muối là một chất phụ gia khác ảnh hưởng đến sức khoẻ. Một lượng nhỏ muối thì cần cho cơ thể và có lợi cho việc bảo quản thức ăn, nhưng dùng muối vượt mức cho phép có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ của bạn, ảnh hưởng đến chức năng tim mạch, tăng huyết áp, đau tim, đột quị và suy thận. Theo Khương Huỳnh |
|
|
![]()
Bài viết
#5
|
|
Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 405 Gia nhập vào: 29-July 09 Thành viên thứ.: 4,110 ![]() |
Thứ Năm, 29/05/2008 - 9:52 AM
Phụ gia thực phẩm: An toàn đến đâu? Việc cho thêm các chất phụ gia vào thực phẩm đã là đề tài của nhiều cuộc thảo luận. Người tiêu dùng thì e ngại còn các nhà sản xuất thì cố gắng quảng cáo về sự an toàn và lý do vì sao phải cho thêm chất phụ gia vào thực phẩm. Khái niệm Trên khía cạnh pháp lý, phụ gia thực phẩm là bất cứ chất nào mà khi dùng sẽ đưa tới hoặc có thể gián tiếp hay trực tiếp trở thành một thành phần của thực phẩm hoặc thay đổi đặc tính của thực phẩm. Với dân chúng, đây là các chất có mùi vị cay, thơm, mặn, ngọt khác nhau... dùng cho thêm vào thức ăn để tăng cảm vị, tạo màu sắc hấp dẫn, để giữ thực phẩm khỏi hư hao hoặc để tăng giá trị dinh dưỡng. Chất phụ gia có thể có nguồn gốc thiên nhiên, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp hóa học. Đôi khi chúng cũng được tổng hợp từ vi sinh vật, như các loại enzymes dùng để sản xuất ra sữa chua. Chất phụ gia cũng có thể là các vitamin được người ta cho thêm vào thực phẩm để tăng thêm tính bổ dưỡng... Ảnh hưởng tới sức khỏe Chất phụ gia ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe con người hiện vẫn là một vấn đề gây tranh cãi trong giới khoa học. Các triệu chứng bệnh do chất phụ gia gây ra thường là phản ứng dị ứng như ngứa ngáy, ban đỏ, nhức đầu, đau bụng, nôn mửa, chóng mặt, khó thở... Điều mà mọi người lo ngại nhất là đối với một số chất phụ gia, nếu ăn nhiều và ăn thường xuyên trong thời gian lâu dài, thì nó có thể gây ra ung thư. Nhưng nhiều là bao nhiêu, lâu là mấy năm? Không ai có thể trả lời chính xác được! Nồng độ của các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm đều được ấn định ở mức rất thấp và rất an toàn. Hiện nay, có một số cảnh báo về ảnh hưởng chất phụ gia đối với sức khỏe mà người tiêu dùng cần chú ý: - Nhóm sulfite: Có thể gây khó thở. Những người bị hen suyễn không nên ăn thực phẩm có chứa sulfite. Sulfite được trộn trong rau quả, quả khô (như nho khô) hoặc đông lạnh, các loại nước giải khát, các loại đường dùng làm bánh mứt, trong tôm tép đóng hộp cho nó có vẻ tươi hơn và cũng tìm thấy trong các loại xốt cà chua... - Nhóm nitrite và nitrate (muối diêm): Có khả năng gây ung thư khi chuyển thành nitrosamin lúc chiên nướng. Các chất này tỏ ra rất hữu hiệu trong việc ngăn cản sự phát triển hoặc để diệt vi khuẩn, đặc biệt là khuẩn clostridium botulinum trong đồ hộp. Ngoài tác dụng giúp bảo quản tốt, nitrite và nitrate còn tạo cho thịt có màu hồng tươi rất hấp dẫn. Thịt nguội, jăm - bông, lạp xưởng, thịt hun khói, xúc xích... đều có chứa nitrite và nitrate. - Bột ngọt (MSG, monosodium glutamate): Có người không hợp với bột ngọt nên cảm thấy khó chịu trong người, chóng mặt, nhức đầu, khô miệng, khát nước, nóng ran ở mặt, sau gáy, và ở hai cánh tay. Đôi khi có cảm giác đau ở ngực và muốn nôn mửa... Tuy nhiên, các triệu chứng trên chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn. - Aspartame (đường hóa học): Người không hợp với chất aspartame nên có thể bị đau bụng, chóng mặt, nhức đầu... Ngoài ra nhiều người còn cho rằng aspartame có thể gây ung thư não, nhưng tin này chưa được giới y khoa xác nhận. Vậy chất phụ gia có lợi ích không? Câu trả lời là có. Đây là những chất người ta cố tình trộn thêm vào thức ăn hoặc thức uống để cho chúng khỏi bị hư thối, để kéo dài thời gian bảo quản nhưng không làm thay đổi chất lượng và hương vị của sản phẩm. Đôi khi người ta cũng sử dụng chất phụ gia để có được một tính chất mong muốn nào đó như để cho sản phẩm được dai, giòn, có màu sắc hoặc mùi vị hấp dẫn người tiêu thụ hơn. Nhờ chất phụ gia mà bánh mì có thể giữ được lâu ngày hơn mà không sợ mốc, bánh bích - quy giữ được độ giòn lâu, dầu ăn không bị hôi theo thời gian... Hiện nay người ta đã sử dụng khoảng 600 chất phụ gia trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Nhiều mặt hàng thực phẩm khác nhau phục vụ cho con người. Thế nên, người ta càng đưa ra nhiều lý do để đưa các chất phụ gia vào trong thực phẩm. Làm tăng giá trị dinh dưỡng: Nhằm bổ sung vitamin, khoáng chất không có hoặc đã bị tiêu hủy trong khi biến chế. Việc tăng thêm chất dinh dưỡng bằng cách này cũng giúp tránh suy dinh dưỡng ở những người chỉ quen dùng thực phẩm ít chất dinh dưỡng hoặc những trường hợp thiếu dinh dưỡng vì ăn uống thất thường, ăn kiêng... Hoặc điều trị các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng như bệnh bướu tuyến giáp vì thiếu i - ốt; bệnh còi xương vì thiều vitamin D... Giữ cho thực phẩm an toàn, tươi lâu hơn: Chất phụ gia có thể làm chậm quá trình lên men của thực phẩm hoặc ngăn chặn sự phân hủy của thực phẩm vì vi khuẩn và nấm mốc. Chất phụ gia có thể làm chậm quá trình lên men của thực phẩm và giữ cho thực phẩm an toàn, tươi lâu hơn Hiện nay, các chất phụ gia được dùng thường được chiết xuất từ thiên nhiên. Ví dụ như sinh tố C có trong quả chanh giúp tránh oxy hóa thực phẩm hoặc để bảo quản trái cây đóng hộp. Một thí dụ dễ thấy là khi gọt vỏ táo, nếu vẩy vào vài giọt nước chanh pha loãng thì táo giữ được màu tươi ngon lâu hơn. Làm thay đổi vẻ ngoài của thực phẩm: Nhằm giúp cho thực phẩm hấp dẫn hơn. Có nhiều chất phụ gia cho các mục đích này. Chất nhũ hóa (emulsifiers) lecithin ở sữa, lòng đỏ trứng, đậu nành làm món ăn có độ ẩm, không khô cứng. Chất làm bột nở như muối bicarbonat, natri phosphat được dùng khi làm bánh nướng, bánh mì để làm cho bánh mềm, xốp hơn... Làm tăng mùi vị và vẻ nhìn của thực phẩm: Việc cho thêm chất tạo màu cũng tạo ra nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng tâm lý chung khi nhìn thấy một món ăn có màu sắc đẹp, bắt mắt thì nhiều người cũng thích ăn hơn. Theo nhiều chuyên gia, hầu hết chất màu đều khá an toàn. Chỉ có một vài loại khi thêm vào thực phẩm, đồ uống, dược phẩm có thể gây ra kích ứng nhẹ cho người dùng như nổi mẩn ngứa. Hiện có 32 chất mầu được sử dụng, trong đó có 7 chất là tổng hợp. Chất màu thường dùng là nước củ cải đường, cà rốt, nghệ, bột đỏ làm từ ớt prapika. Làm tăng mùi vị của thực phẩm: Chất có mùi vị nho, dâu tây, vani được dùng trong nước giải khát, kẹo hoặc pha với dầu dấm, nước xốt đều được lấy từ thảo mộc hoặc do tổng hợp. Làm tăng hương vị sẵn có của thực phẩm: Như mì chính. Đây là chất đạm acid amin lấy từ thảo mộc gọi là glutamic acid. Chất này kết hợp hài hòa với các vị mặn, chua, ngọt để làm nổi lên vị ngon của món ăn đồng thời cũng góp thêm vị riêng của nó. Làm ngọt như đường tinh chế, đường tự nhiên trong trái cây. Đường cho vị ngọt, làm thực phẩm có mầu nâu và cũng giữ thực phẩm khỏi hư. Món ăn nướng, đồ hộp, trái cây hộp hoặc đông lạnh, mứt, thạch, nước ngọt đều được cho thêm đường. Ký hiệu riêng của phụ gia thực phẩm Chính vì hiện nay các chất phụ gia được sử dụng nhiều và đa dạng như vậy nên các nhà quản lý đã tìm cách để hạn chế những chất không tốt cho sức khỏe. Một ký hiệu chung được hoạch định toàn trên thế giới và bất cứ sản phẩm nào nếu sử dụng chất phụ gia đều phải được ghi rõ trên bao bì. Ký hiệu E (hoặc A với Australia và New Zealand) với cụm 3 chữ số là mã số quốc tế để chỉ chất phụ gia được phép sử dụng. Tuy vậy thông tin về các chất phụ gia thường được các nhà sản xuất ghi bằng các mã số và điều này xem ra rất bất lợi đối với người tiêu dùng, vì họ không biết hoặc không thể nhớ được mã số ấy tương ứng với chất gì. Để có thể biết được bản chất của các mã số chất phụ gia, không có cách nào khác là người tiêu dùng cần có một danh sách các chất phụ gia và mã số để tra cứu khi cần thiết. Ví dụ: E621: bột ngọt, E211: chất bảo quản sodium benzoate trong các sản phẩm nước tương, E127: màu đỏ Erythrosine, E129: màu đỏ Allura red AC (hai màu đỏ này thường dùng trong sữa uống hương dâu), E285: hàn the (borax), E951: chất tạo ngọt Aspartame trong các sản phẩm ăn kiêng... Bảng này có thể tra cứu được trên website: en.wikipedia.org/wiki/list_of_food_addi_tives. Điều này cần lưu ý là trên nhãn bao bì nếu danh sách các chất E này càng dài thì càng không tốt bởi lẽ đưa vào cơ thể quá nhiều chất là không cần thiết và đôi khi còn phản tác dụng. Theo Lan Phương Thị trường & Tiêu dùng |
|
|
![]()
Bài viết
#6
|
|
Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 405 Gia nhập vào: 29-July 09 Thành viên thứ.: 4,110 ![]() |
chào các bạn
bài viết coppy không đúng với tiêu chí của web Thực Dưỡng ..nhưng KT mong các bạn ..đọc và tự chắc lọc lấy các thông tin qua các bài coppy , trang bị cho mình thêm kiến thức lúc mua thực phẩm ăn uống ,cũng như lúc sử dụng thực phẩm.... --------KinhThành--------- chúc các bạn sức khỏe an vui lành |
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 3rd July 2025 - 05:40 PM |