IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Tạp chí Thực dưỡng Mỹ 2 tháng/1 số
Diệu Minh
bài Jun 6 2013, 09:42 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,617
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Nhân duyên đã đầy đủ, từ nay anh Bùi Xuân Trường (sinh năm 1975) - thành viên mới sẽ dịch những bài trên tạp chí này...

Đây là bản dịch đầu tay của anh:


Tạo ra sự cân bằng lý tưởng cho cơ thể

Bài viết của William Klenk trong Tạp chí Macrobiotics Vo.53, số 6 tháng 11/12-2012


Bệnh tật đến với nhiều người là điều tự nhiên và không ai mong muốn. Bệnh tật xảy đến khi cơ thể bị ức chế năng lượng hoặc thiếu năng lượng hoạt động. Sự mất cân bằng có thể do những căng thẳng vật chất hoặc tâm lý gây nên. Tôi muốn tập trung vào khía cạnh căng thẳng vật chất gây nên do việc sử dụng các thức ăn không phù hợp.

Việc hiểu biết các năng lượng âm và dương* đối lập nhau và bổ sung cho nhau sẽ giúp bạn chọn lựa thức ăn tốt hơn. Ngày nay người ta áp dụng thuyết âm - dương của Trung Quốc cổ đại để giúp con người đạt được trạng thái cân bằng ở bậc cao, như giảm thiểu các thức ăn cực dương hoặc cực âm, và cả cách nấu thức ăn cũng vậy. Về cơ bản, khi năng lượng âm phình ra thì năng lượng dương sẽ co lại.

Biểu đồ ở dưới mang tính phổ quát nhằm mục đích giúp ta nhanh chóng có định hướng về thức ăn âm và dương và quan hệ giữa chúng. Các hạng mục thức ăn đều có thể phân chia tiếp. Ví dụ, trong hạng mục rau có rễ, củ ngưu bàng rất dương, cà-rốt dương, củ cải vàng thì ít dương hơn cà-rốt và củ cải trắng thì lại tương đối âm so với các thứ trên.

Để minh họa cho khái niệm này, ta có thể dùng phép loại suy *, trong hình ảnh cái bập bênh. Khi mới đi học, tôi nhanh chóng nhận ra tôi và bạn tôi có thể làm bập bênh thăng bằng khi người nặng hơn dịch gần vào giữa và người nhẹ hơn dịch ra xa. Sau nhiều năm, tôi biết được đây chính là định luật đòn bẩy Ác-si-mét. Dựa theo định luật, nếu thức ăn rất âm hoặc rất dương được đặt trên hai đầu của bập bênh thì bập bệnh sẽ khó thăng bằng hơn. Các loại thức ăn khác khiến bập bênh dễ thăng bằng hơn do chúng được đặt gần điểm giữa của bập bênh. Như vậy, ‘trọng lượng’ của các thức ăn ‘cực dương hay cực âm’ có tác động lớn hơn tới sự cân bằng và nên được giảm thiểu hoặc chỉ nên dùng một lượng nhỏ.

Sức khỏe của con người trên thực tế không thể đạt trạng thái cân bằng lý tưởng mà sẽ như con lắc đu đưa về trước hay sau. Mục đích của ta là giữ cho con lắc dao động trong một phạm vi nhỏ và thoải mái, tránh lắc mạnh gây chấn động (ví dụ như khi bập bênh chạm đất). Giả dụ một người ăn nhiều trứng theo thói quen hàng ngày, người đó có thể trở nên quá dương. Một cách tự nhiên, người đó sẽ thèm ăn các thức ăn cực âm để cân bằng lại khiến con lắc ‘âm dương’ dao động mạnh và người đó dễ mắc bệnh.

Một người có thể điều tiết âm và dương qua khả năng chế biến các món ăn nhằm lái cơ thể về trạng thái cân bằng mong muốn. Dòng cuối trong bảng chỉ ra mối quan hệ giữa các cách nấu ăn khác nhau. Điều này sẽ luôn luôn giúp mọi người hiểu được thể tạng của mình trong khía cạnh âm – dương và sẽ giúp giải mã cho hướng đi của chính mình.



Vấn đề là mọi người thường có khuynh hướng duy trì trạng thái của mình một cách vô thức. Người dương thì thích thức ăn dương và các hoạt động dương. Người âm cũng thích các thức ăn âm và các hoạt động âm. Với hiểu biết về âm – dương và cơ thể của mình, con người sẽ bắt đầu có ý thức về lựa chọn và ý thức về kết quả. Đó chính là quan hệ nhân quả, và nó thể hiện dù người đó lựa chọn một cách có ý thức hay vô thức thì sẽ tạo ra các kết quả tương ứng.

Con người hoàn toàn có thể hiểu được hiệu quả của việc lựa chọn thức ăn nhằm tạo ra sự cân bằng lý tưởng cho cơ thể. Ví dụ, nhiều người chọn sa-lát khi đi ăn ngoài vì nghĩ rằng nó sẽ giúp ích nhất cho sức khỏe trong các món trên thực đơn. Tuy nhiên, cần xem xét hiệu ứng năng lượng – sa-lát phân tán năng lượng và nhiệt bên trong cơ thể. Nó sẽ ổn nếu bạn đang quá dương hoặc nếu đang là tiết trời mùa hè quá nóng. Tuy nhiên, khi bạn có cảm giác lạnh hoặc đang trong tiết mùa thu hay mùa đông thì sa-lát có thể là sự lựa chọn tồi. Mùa thu hay mùa đông là thời gian tụ hợp năng lượng và bạn nên ăn các thức ăn ấm được nấu kĩ.

Sự cân bằng lý tưởng của cơ thể là trạng thái thư giãn, không đau, lo lắng hay hốt hoảng. Bạn không cần uống thuốc để giảm đau hoặc để bớt lo lắng. Đó là trạng thái con người có nhiều năng lượng, ngủ sâu, thức dậy nhanh, hoạt động tỉnh táo với tâm trí sáng trong và nhậy bén. Cân bằng lý tưởng của cơ thể tạo cho bạn sức mạnh và sự dẻo dai nhờ thư giãn và bình lặng. Khi thân thể và tinh thần của bạn thăng bằng, giống như đòn bẩy chuyển động lên xuống một cách nhẹ nhàng đều đặn và không bao giờ chạm đất, bạn sẽ có trải nghiệm cân bằng lý tưởng của cơ thể.

William Klent tốt nghiệp Học viện Kushi ở Becket, MA và là giáo viên nấu ăn Thực dưỡng hơn 27 năm. Ông hiện sống ở Stockbridge, MA và tổ chức các lớp dạy nấu ăn cho các nhóm và cá nhân, phương pháp mát-xa shiatsu, tư vấn đời sống và làm chuyên đề về gừng. Ông cũng giảng về các đề tài Năm chuyển hóa năng lượng, Hiểu về Âm và Dương, Phẩm chất các năng lượng trong thức ăn (Thuyết các chìa khóa), Phép chẩn đoán phương Đông. Bạn có thể liên lạc với ông qua số điện thoại 617-620-0986 (số cầm tay) hoặc email ở địa chỉ: wfk858@hotmail.com. Ông cũng có trang web ở http://www.9starki.com/will/htm.

------
Chú thích của người dịch:
*phép loại suy: phép suy diễn xuất phát từ sự giống nhau có thực của hai đối tượng để đưa ra kết luận, ở đây là dựa trên ‘trọng lượng’ của thức ăn âm và dương.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 16th June 2024 - 05:10 AM