Bí quyết giúp trẻ thông minh?, Tôi không hề ưa thích hệ thống giáo dục! (NT) |
Bí quyết giúp trẻ thông minh?, Tôi không hề ưa thích hệ thống giáo dục! (NT) |
Dec 31 2016, 09:42 AM
Bài viết
#1
|
|
Bạn của mọi người Nhóm: Administrators Bài viết: 18,530 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 |
Giáo dục hình như chỉ giúp cho con người trở nên biết hơn là giúp người đó đi vào cái vô nhận biết của riêng mình và đi vào vùng ánh sáng trí tuệ tự thân.
Trí Tuệ là gì? theo quyển Kinh Mi Tiên Vấn Đáp... trí là thông minh hiểu biết, tuệ là kinh nghiệm khổ, vô thường, vô ngã! Thấy tôi ăn cơm lứt, chú bác sĩ Đại tá Lê Minh - phó chủ nhiệm khoa đông y 108 bảo với cha mẹ tôi: con này nó ăn gạo lứt sau này con nó thông minh lắm!? cô nường sinh ra có sao Thái Minh cư mệnh tại Ngọ... Đôi khi tu mấy tôi chỉ mong tôi được thông minh như nó? nhưng xem ra thì cô nường đang hưởng phước, đang đi vào cái không làm gì? nó lý sự giỏi vô cùng, và tôi luôn thua nó. Có lần tôi buột miệng: người ta nuôi chó cảnh, chim cảnh, cây cảnh... sao mình không nuôi người "làm cảnh"? nó nghe thấy thế tự bao giờ, có lần nó nhăn nhở: mẹ nuôi con làm cảnh nhé? Tôi khi tôi sợ cái miệng của tôi? loại "ếch chết tại miệng" nó toàn nhè lúc tôi có khách để nó xin nọ xin kia mè nheo, tôi mà chót "ừ" là sau đó cứ mà vui vẻ thực hiện lời nói của chính mình! nó biết chờ thời cơ nào để có thể xin tôi cái gì? may sao chuyến đi Nhật tháng 4 vừa qua tôi không "tiếc tiền đầu tư" đi về cô nường chuyển hóa ... Vì thế tôi cố gắng để không giáo dục con tôi để cho nó "hoang dại" đến tận giờ, và may mắn làm sao, nó là đứa trẻ làm thất bại các chương trình giáo dục của tôi đối với nó??????? Ngày tôi còn tu tập và chưa lập gia đình, tôi gặp một bác có thần thông tu theo trường phái vô vi... bác í có nói nếu bạn sinh ra một đứa trẻ có IQ cao hơn bạn, có bề dày tu tập hơn mình ??? tóm lại là nó có "linh hồn già hơn mình"? thì mình đừng có dạy khôn nó. Đừng ra vẻ ta đây là mẹ là cha mày, mày phải theo ta... Osho nói: bạn phải tôn trọng đứa trẻ... Ngọc được một bà mẹ với một số phước báu nhặt được từ cuộc đời áp dụng lên cho nó được chút nào hay chút đó và cảm thấy mình đã không làm được điều tốt nhất cho nó? Lúc nào mình cũng có cảm giác mình không làm đ điều tốt nhất cho nó...Osho nói đó là con đường của tình yêu: mình cảm thấy mình chưa phải với người kia... Bạn đồng nghiệp có lần rủa tôi là: đồ mất dạy Sau 3 năm thấy người kia nói đúng phết. Con gái tôi, tôi cũng không dạy được, mà nó dạy ngược lại tôi... Mỗi khi thấy nó soi đúng nết xấu tôi còn cho nó tiền, vì thế có khi nó chả phải đi làm, chỉ cần soi lỗi của mẹ đã đ đủ tiền xài? Hiện này nhóm người làm về TD đang chẳng biết gì nhiều, đang lơ lửng, mà đã ti toe đi mở lớp dạy về TD, tiếc lắm thay, họ sẽ nghĩ TD là như thế, tội chưa??????????? Ôi chẳng biết nói gì hơn, họ sẽ phá hủy công trình của cha ông, của những người đi trước giống như ở Nhật, ông Ando bảo thế nhé! Tôi chưa chấm điểm người TD nào ở VN nhất là nhóm người đang tiến hóa về phía làm các "bậc thầy" về TD, người thì có chút tài nhưng đức kém quá, người thì có đức nhưng chưa phải là ĐỨC LỚN và cũng chưa có tài nhiều... Tôi vẫn lọ mọ đi rước các bậc tài đức về dạy cho các bạn đây, cả tôi nữa, chớ vội sổ lồng làm thầy thiên hạ khi thầy của mình chưa bảo mình làm điều đó. Aihara và Micho Kushi là do tiên sinh Ohsawa bảo sang Mỹ làm về TD điều đó khác xa với chuyện bây giờ. Còn tôi làm về TD? cả một tập thế các bác, các anh chị TD, các bậc thầy TD miền nam hà hơi tiếp sức và khuyến khích tôi làm... Hiện nay xem ra tôi làm gì? thì y như rằng một thời gian sau đó có nhóm người "tinh tấn" bắt chước tôi làm, và tôi thì lại làm những điều chưa ai từng làm, như thế mới là sáng tạo, không đi bắt chước, mà sang Nhật thấy nhiều thứ nó hiện hữu y chang mơ ước của mình và nó giống như là những điều mình đã và đang làm, đang tiến tới làm... hay thế! Nếu không ai bảo làm mà là tự ý làm thì là gì? thì là những "doanh nghiệp" nhỏ, mà thôi! chỉ là nhà nước TD tự xưng, và thế nào rồi các con kiến nó cũng chui vào tổ kiến... cầu mong cho các bạn ngày một tiến hóa về lòng biết ơn... tôi biết ơn các bạn, các bạn đã tiến đại nhảy vọt qua mặt cả những bậc trưởng thượng và tiến vút lên trời xanh mấy trắng... nếu các bạn mà không như thế, tôi sẽ ì ạch và cứ đứng lại một chỗ, không tiến nổi lên một bước về sự dịu dàng và thanh thản! Các bạn thì LÀM, tôi xin đi vào cái KHÔNG LÀM! -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
Dec 31 2016, 09:44 AM
Bài viết
#2
|
|
Bạn của mọi người Nhóm: Administrators Bài viết: 18,530 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 |
Đây chính là bí quyết giúp người Đức dành gần một nửa giải Nobel của thế giới
http://khoahoc.tv/day-chinh-la-bi-quyet-gi...-the-gioi-77454 Trẻ em Đức không được giáo dục trước khi vào lớp 1, trong suốt quá trình học cũng không được phép học thêm. Nếu so với các nước châu Á thì trẻ em Đức coi như đã thua trên vạch xuất phát. Vậy điều gì khiến cho người Đức nắm giữ một nửa giải Nobel của thế giới? Các trường mẫu giáo ở Đức không được phân lớp theo độ tuổi, tất cả các em nhỏ ở đây đều được học chung một lớp. Các trường tiểu học ở Đức đều học nửa ngày, buổi chiều các em không phải đến lớp, mà chỉ có hoạt động ngoài trời. Lên lớp 3 học sinh ở đây mới phải học tiếng Anh, đến lớp 4 là tốt nghiệp tiểu học. Trong suốt quá trình học, học sinh ở đây sẽ căn cứ theo sự góp ý của giáo viên để tiếp tục học lên lớp trên, học kỹ thuật, hoặc học lên đại học. Tỷ lệ học lên đại học của Đức còn thấp hơn cả Trung Quốc. 1. Hiến pháp cấm giáo dục mầm non Nhiệm vụ duy nhất của trẻ em trước khi vào tiểu học đó là sống vui vẻ và khỏe mạnh. Đối với những học sinh tiểu học cũng tuyệt đối không được phép học thêm giờ, cho dù chỉ số thông minh của chúng có vượt trội hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Bà mẹ Sandra đến từ thành phố lớn thứ 4 của Đức Koeln cho biết: "Năm nay con trai của tôi lên 7 tuổi, tôi đã đề xuất với thầy giáo, liệu có thể dạy thêm cho cháu một vài kiến thức khác hay không. Bởi vì khi cháu lên 5-6 tuổi đã tự học thêm những kiến thức cơ bản. Sau đó thầy giáo đã phản đối và cho biết: Xin bà hãy để cho con bà được như những đứa trẻ khác". Nếu như muốn tiến hành giáo dục trẻ em trước khi bước vào tiểu học thì phải chú trọng vào 3 điểm sau: Những kiến thức cơ bản của xã hội, ví dụ như không được dùng vũ lực, không được nói chuyện lớn tiếng... Năng lực hoạt động của trẻ nhỏ. Trong thời gian học mẫu giáo, nhà trường sẽ căn cứ theo sở thích của trẻ để làm những việc thủ công cụ thể. Quan tâm đến trạng thái tâm lý của trẻ, bồi dưỡng tình thương và năng lực lãnh đạo. Các trường mẫu giáo ở Đức không được phân lớp theo độ tuổi, tất cả các em nhỏ ở đây đều được học chung một lớp. Các trường mẫu giáo ở Đức không được phân lớp theo độ tuổi, tất cả các em nhỏ ở đây đều được học chung một lớp. 2. Giáo dục mầm non phá hoại sức tưởng tượng của trẻ Khác biệt với nước Đức, trẻ em ở những nước châu Á trong thời kỳ học mẫu giáo đã học hết các kiến thức của học sinh lớp 1. Có người lo lắng rằng, trẻ em Đức đã thua trẻ em châu Á ngay ở vạch xuất phát. Tuy nhiên, sự lo lắng này là thừa. Người Đức cho rằng, trẻ em có quy luật phát triển của chúng. Khi bước vào giai đoạn nào, thì chúng sẽ làm những việc phù hợp với giai đoạn đó. Trên bề mặt có thể thấy giáo dục mầm non và nền tảng giáo dục căn bản của châu Á tương đối chắn chắn, nhưng sức tưởng tượng và năng lực suy xét của chúng đã bị phá hỏng. Điều này khiến cho trẻ nhỏ tiếp nhận tri thức một cách bị động chứ không có thói quen chủ động suy nghĩ. 3. Giáo dục "tàn khốc" Người Đức cho rằng, trẻ nhỏ sau khi lớn lên thì sớm muộn gì chúng cũng phải rời xa vòng tay che chở của bố mẹ. Kiểu gì chúng cũng phải đối mặt với những khó khăn và vấp ngã, vậy chi bằng hãy để cho chúng làm quen từ khi còn nhỏ, để chúng có dũng khí và bản lĩnh trước khi bước ra ngoài xã hội. Một trường mẫu giáo điển hình của Đức thường có 1 tòa nhà 2 tầng bên ngoài có khuôn viên rộng để chơi đùa, gồm bãi cỏ, bãi cát, bãi đá... chứ không hề được giải thảm nhựa như một số nước khác. Trẻ em ở đây khi hoạt động ngoài trời rất bạo dạn, chúng có thể leo trèo lên rất cao, và các giáo viên chỉ đứng ở ngoài quan sát. Mặc dù thời tiết vào mùa đông rất lạnh, nhưng khi hoạt động ngoài trời trẻ em ở đây cũng không cần mặc áo len, hay áo phao chống rét. Thậm chí có nhiều em con mặc quần áo cộc tay. Cô giáo mầm non Yana cho biết: "Trẻ em thường mặc ít quần áo hơn người lớn. Tinh thần và thể lực của chúng luôn tràn đầy, hoạt động nhiều sẽ khiến chúng ra mồ hôi, nếu như mặc nhiều quần áo còn dễ khiến cho chúng bị cảm lạnh. Những bộ quần áo kềnh càng sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của chúng". 4. Không bao giờ ép buộc trẻ nhỏ Cô giáo Yana cho biết: "Người Đức không bao giờ đút cho trẻ em ăn, nếu như chúng đói, chúng sẽ chủ động ăn". Tiến sĩ Susanna cho biết: "Việc nào mà trẻ nhỏ không làm được, thì chỉ vào lúc cần thiết cô giáo mới nhắc nhở hoặc có những hành động để khích lệ hoặc gợi ý. Hầu như họ không bao giờ thúc ép trẻ em phải làm gì, cũng không làm hết các việc cho các em. Vì điều đó có thể sẽ kìm nén sự phát triển khả năng độc lập và tự chủ của trẻ. Nếu như giúp chúng làm việc gì đó, sau này chúng sẽ theo cách người lớn giúp để làm, từ đó mất đi khả năng sáng tạo". Hầu như họ không bao giờ thúc ép trẻ em phải làm gì, cũng không làm hết các việc cho các em. Hầu như họ không bao giờ thúc ép trẻ em phải làm gì, cũng không làm hết các việc cho các em. 5. Người lớn nhận lỗi với trẻ nhỏ Tiến sĩ Susanna cho rằng, bố mẹ nên khống chế tốt tình cảm của bản thân, nên dành cho trẻ thật nhiều tình yêu thương chứ không phải cưng chiều, và tôn trọng trẻ em. Bố mẹ nên thường xuyên nói "xin lỗi", "cảm ơn" và những từ tương tự với con cái mình. Vì có được sự thương yêu, tôn trọng của bố mẹ, trẻ em Đức từ nhỏ đã tham gia các hoạt động cùng gia đình. Đồng thời cũng đưa ra những ý kiến của bản thân, chúng được tôn trọng thực sự, những ý kiến của chúng đều được bố mẹ chú ý lắng nghe, và cùng thảo luận... Qua đó dần dần chúng có sự tự tin và cách suy nghĩ rất chín chắn. 6. Pháp luật nghiêm cấm bố mẹ la mắng Việc yêu thương và bảo vệ trẻ nhỏ đã được cho vào làm một điều khoản trong pháp luật nước Đức. Trong đó pháp luật cũng quy định, trẻ nhỏ phải giúp bố mẹ rửa bát, quét nhà, và mua đồ, đó là thói quen được dưỡng thành từ việc yêu thích hoạt động của trẻ. Ngoài ra, nghiêm cấm bố mẹ "la mắng hoặc không yêu con cái", nếu như trẻ nhỏ cho rằng, bản thân chúng không có được sự tôn trọng từ bố mẹ hay bị đối xử lạnh nhạt, thì chúng có thể kiện bố mẹ ra tòa. Cập nhật: 30/12/2016Theo daikynguyenvn -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 11th November 2024 - 01:08 AM |