IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Kể chuyện về các giáo dục của Đạo
Diệu Minh
bài Feb 22 2007, 12:15 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,039
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Cách giáo dục của Đạo hay thiền khác hẳn cách giáo dục thông thường
Sau đây là vài phương cách giáo dục kiểu phương Đông như vậy:

Chuyện kể về dòng Bạch giáo - TâyTạng
(gọi tắt dòng Milarepa)

Trích trong “Đối mặt với thực tại” - của Pema Chodron, NXB TP HCM 2001,trang 21,22, 23…
Dòng Bạch giáo của Phật giáo Tây Tạng - Karma Kargutpa, nơi mà những học trò của Chogyam Trungpa được giáo dục, đôi khi được gọi là “dòng rủi ro”, do bởi những phương pháp mà những vị thầy thông minh và đáng tôn kính của dòng này đã “thổi vào đó” từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đầu tiên ta thấy có Tolipa, một người khùng, hoàn toàn hoang dại. Đệ tử chính của ông là Naropa. Naropa quá phụ thuộc khái niệm và quá suy luận duy lý đến nỗi ông đã mất 12 năm bị chiếc xe ba gác cán qua, bị đưa vào tất cả các loại thử thách bởi thầy của ông để ông có thể bừng tỉnh ra. Ông phụ thuộc vào khái niệm đến độ nếu ai đó nói với ông điều gì, ông sẽ đáp lại: “Ồ vâng, nhưng chắc chắn là bạn đã dựa vào lý thuyết đó để nói lên điều này”. Ông ta có loại trí óc như vậy. Học trò chính của ông là Marpa, rất nổi tiếng về tính nóng nảy. Ông thường nổi xung lên, đánh đập mọi người và hét toáng lên với họ. Ông ta cũng là một kẻ say rượu, cũng khét tiếng là cứng đầu. Đệ tử chính của ông là Milarepa. Milarepa là một kẻ sát nhân! Rinpoche thường nói rằng Marpa trở thành đệ tử của giáo phái bởi vì ông ta nghĩ rằng ông ta có thể làm ra nhiều tiền bằng cách mang những sách vở từ Ấn Độ về và dịch chúng ra tiếng Tây Tạng. Học trò của ông, Milarepa trở thành đệ tử của giáo phái vì Milarepa sợ rằng ông sẽ bị đày xuống địa ngục vì tội giết người - điều đó đã làm ông sợ hãi.
Học trò của Milarepa là Gampopa (theo tên này mà tu viện Gampo được đặt tên). Bởi vì mọi thứ có vẻ êm xuôi đối với Gampopa, nên ông trở thành một kẻ kiêu căng. Chẳng hạn vào đêm trước khi gặp Gampopa lần đầu, Milarepa đã nói với một vài đệ tử của ông rằng: “Một người có ý định làm đệ tử của ta sẽ đến đây vào ngày mai. Bất cứ ai đem anh ta đến với ta sẽ được trọng thưởng”. Vì vậy khi Gampopa đến thị trấn, một bà già thấy ông, bà chạy ra và bảo: “Ồ, Milarepa bảo với chúng tôi rằng ông đang đến và rằng ông có dự định trở thành một trong những đại đệ tử của Ngài và tôi muốn con của tôi sẽ dẫn ông lên gặp Ngài”. Vì thế, Gampopa nghĩ: “Ta chắc chắn là người số một rồi”.Ông hãnh diện đi gặp Milarepa với niềm tin rằng mình sẽ được tiếp đón rất long trọng. Tuy nhiên, Milarepa đã bảo một người dẫn Gampopa vào một cái hang và không gặp ông ta trong 3 tuần lễ.
Còn với đệ tử chính của Gampopa, người đầu tiên là Karmapa. Điều duy nhất chúng ta biết về ông là ông cực kỳ xấu xí. Người ta nói rằng ông trông giống một con khỉ. Tuy vậy vẫn có một câu chuyện về ông và ba vị đệ tử chính khác của Gampopa, họ đã bị đưa ra khỏi đạo viện vì say sưa, nhảy múa ca hát và phá nội qui của đạo viện.
Tất chúng ta phải trở nên can đảm và tự tin. Đây là những người đi trước chúng ta, những người mà chúng ta lễ lạy mỗi khi chúng ta làm lễ. Chúng ta có thể lễ lạy các Ngài như một tấm gương của sự khôn ngoan trong chính tâm trí chúng ta về sự giác ngộ. Nhưng có lẽ cũng thật hữu ích để lễ lạy các Ngài như những con người hoà lẫn nhiều tâm lý được xem là tiêu cực cũng như chính chúng ta. Họ là những tấm gương sáng về những người mà không bao giờ lìa bỏ chính họ và không e ngại để trở nên chính họ, và do đó họ là những người có thể tìm thấy bản chất thật và phẩm chất chân chính của chính họ.
Điều quan trọng là bản chất thật của chúng ta không phải là một lý tưởng nào đó mà chúng ta cần phải sống theo. Nó chính là bản thân chúng ta ngay giờ phút này và nó là những gì mà chúng ta cần phải trở nên thân thiện và gần gũi.

Những người Thực dưỡng chân chính đều rõ biết dòng Zen Macrobiotic - Thiền Thực dưỡng, cũng thuộc vào “dòng” của Milarepa với câu nói nổi tiếng của tiên sinh Ohsawa: “Càng khó khăn càng vui thú”, hay “Con đường này dù một mình ta, ta cũng cứ đi”.
Và khi các bạn đọc đến “tôn chỉ” của Gạo lứt trong 7 nguyên tắc của trung tâm Trường sinh Nhật Bản, các bạn cũng thấy có cùng một nội dung như vậy qua dẫn chứng sau:

7 qui tắc giáo dục tại
trung tâm Trường sinh Đông kinh


Đây cũng là chủ trương của trang WEB:thucduong.vn do chúng tôi sáng lập, đã theo đúng con đường Thiền Thực Dưỡng - Zen Macrobiotics của các bậc tiền bối, nó cũng là nền tảng cơ bản để có thể tiến sâu vào pháp hành thiền Vipassana - Minh Tuệ Sát của truyền thống nguyên thuỷ của Đức Phật.
Trung tâm trường sinh Đông Kinh (Nhật Bản) hiện nay là viện nghiên cứu riêng của Ohsawa tiên sinh trước kia. Tại đây qui mô tổ chức được các bạn thực hành phương pháp Ohsawa trên thế giới lấy làm nơi gương mẫu, hiện nay chúng ta có thể coi đây là phương pháp Zen - macrobiotic: Thiền Thực Dưỡng.

Qui tắc giáo dục tại đây có 7 điều quan yếu:

1. Làm cho người ta khám phá "Trật tự của vũ trụ".
2. Chẳng có sự dạy bày gì (làm cho mọi người tự học hỏi lấy).
3. Đưa ra những câu hỏi và trả lời khiến cho càng thống khổ càng tốt.
4. Làm cho người ta thấy xấu thẹn thì có chứ chẳng bao giờ có ân hưởng khen ngợi gì (làm thế để mọi người thấu hiểu chỗ dốt nát thật sự của mình).
5. Làm cho mọi người sống theo cảnh nghèo túng (cốt khiến cho mọi người không sờn lòng trước những sự khó khăn).
6. Không để có thời gian suy nghĩ khi trả lời (cốt cho có được trí phán đoán nhanh chóng).
7. Buộc mọi người phải làm lụng nặng nhọc về thể chất (cốt cho có một thân vóc cường tráng để có thể chống chọi được với bất cứ chướng ngại khó khăn gì).


Đấy, ai muốn sang học tại Trung tâm Trường sinh Tokyo nên chú ý: Đấy là nơi đào tạo con người. Bây giờ bạn đã hiểu tại sao tiên sinh Ohsawa đã từng lấy tên một trung tâm của ông là Ignorance Centre (Trung tâm Toàn Không) chưa?


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 27th April 2024 - 01:40 AM