IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

2 Trang V   1 2 >  
Reply to this topicStart new topic
> Chuẩn bị gì khi đi Miến - trường thiền SOM, Sắp tới SG và HN sẽ có nhiều người đi Miến ...
Diệu Minh
bài Jun 30 2009, 01:20 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,335
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Những điều cần biết khi sang Miến và Thái tu học, hoặc đi hành hương thăm viếng những nơi có thánh tích Phật giáo ở Miến… hay chỉ đơn thuần là di du lịch, thăm con cái, anh em, thân nhân tu hành ở Miến hay Thái…

Miến Điện là một đất nước quốc giáo và vì đường lối chính sách nhà nước của Miến Điện không phù hợp với đà tiến của nhân loại về mặt văn minh vật chất cho nên bị Mỹ cấm vận cho tới ngày nay…

Chính phủ Miến Điện chưa được lòng dân, là một chính phủ hơi giống kiểu Cu Ba: mỗi khi có ai đó muốn lên cầm quyền thì đều đã từng dùng quân đội để lật đổ chế độ cũ …. Vì thế có lần tôi đi thăm quan một nơi thánh tích ở “Chia Ti O” (thờ tóc của Đức Phật) không biết đúng vào cái ngày gì mà thấy trên đường có rất nhiều xe của quân đội (?) súng ống trông khá là khiếp sợ, mà mỗi nơi ăn mặc một kiểu binh lính (tôi thấy có 2,3 loại quần áo của các lực lượng an ninh…). Chính phủ Miến là một chính phủ độc tài, khá thân thiện với chính phủ Việt Nam, khi tôi sang Miến họ cười nói với chúng tôi: “Việt Nam - Hồ Chí Minh”nói bằng tiếng Việt… lúc đó tôi mới biết thêm về chính phủ và người dân của Miến. Trước khi sang Miến tôi chưa từng biết rõ về Miến Điện… đài báo và ti vi gần như rất ít cung cấp những thông tin về đất nước này… thật là thiệt thòi cho người Việt Nam…

Đan xen với cảnh tham nhũng của nhà nước và sự nghèo nàn lạc hậu tới mức khó tin (so với Việt Nam) là hệ thống tâm linh của Bộ Tôn giáo Miến Điện… tu tập theo chánh Pháp của Đức Phật và các vị thánh tăng còn sót lại hy hữu trên quả địa cầu của chúng ta vẫn còn hiện diện ở đó… khi bạn tới Miến Điện… hễ nhìn thấy nơi nào có cái vẻ tôn nghiêm, hoành tráng hoa lệ, mỹ miều và tiến bộ vật chất và tâm linh tới mức không thể nào tin nổi… hầu như nơi đó là trường thiền, trường đại học Phật giáo Miến Điện hay là các chùa, các thiền viện (Ở Việt Nam mới chỉ có hai hình thức tu tập tâm linh: thiền viện và chùa - chùa là chủ yếu, thường làm nhiệm vụ tín ngưỡng an ủi dân chút đỉnh khi gặp khó khăn, ví dụ: có một sư thầy kể cho tôi nghe là lợn nhà họ khó đẻ họ cũng kêu tới thầy chùa tới nhà đọc Kinh cầu an cho lợn dễ đẻ… những kiểu cầu cúng như thế ở Miền Bắc rất nhiều, phần đông còn, lạc hậu về tâm linh có đầy những trò mê tín dị đoan…,nhiều chùa viết sớ dâng sao giải hạn … làm thui chột hướng quay về của tầng lớp trí thức trẻ có nhu cầu tiến bộ tinh thần…), phải nói rõ là Việt Nam chưa có một trường thiền nào (trung tâm thiền) xứng đáng với qui mô tầm cỡ thế giới để cho thiện trí thức có chỗ mà thực tập đạo giải thoát của Đức Phật và làm cho con cháu có cơ may biết tới con đường giải thoát khỏi luân hồi của chư Phật, xuyên qua những vị thánh tăng…

Vì thế việc đào tạo tăng tài và tìm ra một hướng đi - cho tâm linh nước nhà quả là cần thiết trong khi toàn thế giới đang ngày một thêm rên xiết bởi: chiến tranh tàn khốc, bạo lực trong giới trẻ đang có mặt tại Việt Nam… bạo lực gia tăng kể cả ở phái nữ mới đáng khiếp sợ…, bệnh tật nan y, mất phương hướng sống trong giới trẻ, và sự gian tham ngày càng nhiều ở khắp các lĩnh vực… kể cả tâm linh…

Sang Miến nếu bạn có ít ngày và chỉ vừa đủ thời gian để tu tập hay đi tham quan các danh lam thắng cảnh và các thánh tích: nơi thờ tóc của Đức Phật, bảo tàng xá lợi Phật và các vị thánh tăng, các ngôi chùa thờ xá lợi Phật… và không bị ảnh hưởng của “bầu khí chính trị”… năm 2005 lần thứ 2 chúng tôi đi sang Miến tu tập thì chỉ mới mấy tháng trước đó ngay giữa thủ đô Miến đã có vụ đánh bom dữ dội… mãi khi vào trường thiền rồi tôi mới biết…

Đất nước quốc giáo này chỉ có một trường thiền nổi tiếng ở đó tất cả cùng ăn chay trường (Pa Auk)… đây có phải là nguyên nhân khiến mấy nước quốc giáo có hệ thống chính trị cứ lục đục mãi (tức là có nội chiến?), còn lại các trường thiền khác đều có phục vụ cả chay lẫn mặn … tuy nhiên họ chẳng mấy quan tâm tới những người ăn chay và họ nấu cho những người ăn chay những thức ăn thiếu dinh dưỡng (vì không thích và họ bị phải nấu cho nên thức ăn thì nhiều và vẫn bị thiếu dinh dưỡng, và để “bù” lại họ lại nghĩ ra cách cho ăn nhiều lần trứng gà công nghiệp, sau đợt tu ở Miến và ở Thái về năm ngoái, mỗi nơi tôi ở 1 tháng, khi về VN tôi bị khạc ra đờm ở khu vực mũi và họng tới một tháng rưỡi mới hết lượng “trứng hóa đờm”, các bạn Thực dưỡng cứ cười tôi bảo là may mà nó lại đào thải ra ngay đấy… tuy vậy có trường họ nấu thức ăn chay tốt hơn như là trường thiền U Paditarama nổi tiếng với quyển “Ngay trong kiếp sống này”…

Những người nào tu tập còn ăn mặn sẽ ít gặp khó khăn khi tới Miến tu … tuy nhiên cẩn thận kẻo bị táo bón hạng nặng 4 ngày ị không ra, (ngay cả chúng tôi ăn chay mà vẫn bị như thế trong thời gian đầu) đấy là tình trạng của tăng ni sinh Việt Nam những năm 2004, 2005… không biết tình trạng này ngày nay đã được cải thiện chưa? những lần sau sang Miến tôi đều mang nhiều sách Thực dưỡng bằng tiếng Anh tới biếu các trường thiền…và thủ theo nhiều đồ ăn Thực dưỡng mang theo và khi đi vào thành phố Yangoon - thủ đô Miến vào một số siêu thị tôi thấy có miso Hàn Quốc (khá rẻ) và rong biển ăn liền (rất đắt)… còn vừng đã tróc vỏ rang sẵn thì bày bán la liệt ở khắp mọi nơi.

Đất đai ở Miến rất chi là không trù phú, tôi có cảm giác đất đai của họ hơi giống miền trung du đồi núi của ta nhưng có vẻ hầu như toàn là sỏi và đá là chính… đến ngọn cỏ cũng không tốt tươi… và vào một cái chợ quê thì thấy thực là nghèo nàn quá đỗi… thức ăn hàng ngày của người dân nghèo là gạo xát trắng đun sôi chắt nước cơm đi rồi đun tiếp gạt bớt lửa ra rồi đợi chín. Tôi cực kỳ ngạc nhiên không hiểu tại sao còn tí nước cơm của gạo xát trắng tinh họ lại còn đổ nốt thứ nước trong của cơm luộc đó đi… cho nên vào trường thiền là bạn bị ăn thứ cơm trắng kiểu đó… dân nghèo thường ăn cơm loại đó với một loại mắm cá đặc sệt thối thủm bán khắp nơi… có một sư cô sống nhờ ở một cái chùa của ni Miến, thường ăn kiểu đó bị mẩn ngứa khắp người…trong trường thiền thì ăn uống khác hẳn, trường thiền SOM là một trong những trường giầu có ở Miến, bữa ăn của chư tăng lúc nào cũng thịnh soạn như ở khách sạn và cực kỳ thanh tịnh cung kính…những bữa ăn của thiền sinh cũng thường “đầy tú hụ”… tuy nhiên nếu thiền sinh nam mà ăn ở tầng 1 mà là người ăn khỏe rất dễ bị đói vì họ chia đều các bàn, và như thế có bàn ăn thừa có bàn ăn thiếu là còn do sức ăn của thiền sinh, ví dụ bàn của chúng tôi (ăn chay) thường thừa nhiều thức ăn. Lần vừa qua (trước tết năm ngoái) tôi đi cùng mẹ sư Thư và Henrich - một người Đức giỏi tiếng Việt tu thiền Vipassana đã 18 năm, cuối cùng sau 1 tháng khi trở về cùng nhau, Henrich mới kể là bị đói bụng, tôi bảo sao không nói?... Henrich sợ phép tắc của trường thiền nên không dám hó hé… thì ra là vậy, nếu biết tôi sẽ mang tận nơi nhưng hình như là không được ăn thức ăn dầu thừa của bàn bên… nhưng tôi có thể mang tới tận nơi thì là việc khác hẳn, vấn đề chỉ là do KHÔNG BIẾT cách mà thôi.

Có lần tôi nghĩ ra cách thức: tôi sẽ mua hay đặt gạo lứt và dạy dân biết cách nấu cơm lứt rồi đợi chư tăng đi qua đem cúng dường (đất nước quốc giáo này vẫn giữ được truyền thống đi bát - đi khất thực như ở thời Đức Phật), như thế chúng tôi vẫn có cơm lứt ăn hàng ngày… nhưng vì không rành tiếng Anh và không tìm được người hợp tác nên ý nguyện chưa thành… tôi làm như thế là để cho những lần sau quay lại tu tập của tôi và của mọi người khác…những chuyện đại loại như thể sẵn tiền ở Việt Nam có thể thực thi ngon lành, ngon ơ và dễ cực kỳ khi trường thiền ở gần khu vực dân nghèo thiện cảm…ở trường thiền, bầu khí thinh lặng khắp cả một vùng… cái không gian yên tĩnh đó hiện chỉ còn ở vùng núi cao không người bước tới ở Việt Nam…bầu khí cực kỳ tuyệt vời… như ở một cõi giới nào khác… cách tổ chức của mỗi trường khác nhau chút đỉnh, chủ yếu vẫn là: một khu vực nhà ăn rất rộng, một khu vực thiền đường cũng mênh mông có hệ thống toilet tiện nghi và rộng sạch cho nhiều người vào một lúc đều ổn, và khu vực để chư tăng làm các lễ… nơi ở của ngài thiền sư thường cũng là nơi thiền sinh tới trình Pháp hàng ngày, nơi ở của ngài trụ trì… và còn lại là khu vực ở của thiền sinh, của vài người lao công bảo vệ… chung quanh trường có hàng rào bảo vệ an toàn cho người nước ngoài tới hành thiền được an ổn mà tu tập… các dãy nhà đều có các vị sư nữ hay nam người Miến “cai quản” để đóng cửa hành lang trước 9 giờ tối… cả một trường thiền trang nghiêm tôn cẩn… người ta tự dưng buộc lòng và tự động hạ mình trầm tĩnh lại khi bước chân vào một nơi như thế, nó toả ngay cả cái kiểu cách chỉ có ở các trường thiền tôn nghiêm có các bậc thánh tăng sống ở đó… tự dưng nó có được cái bầu khí tuyệt vời như thế… mơ không ra một môi trường minh triết, từ ái và tĩnh lặng đến nhường đó (nếu có ăn Thực dưỡng thì tuyệt nhất quả đất luôn), lần đầu tiên con người được ném trả về chính mình trọn vẹn 100%, tới mức tâm của những người không quen “quay vào trong” sẽ theo đà quán tính cũ hướng ra bên ngoài… trong đó không loại trừ trường hợp “ngồi lê đôi mách”, không loại trừ kiếm các việc khác không phải là việc im lặng hành thiền bế ngũ quan… mà làm lấy làm để cho nó giải khuây!!!!!!!
Vào trường thiền với tôi là được sống lại

thuở 8 tuổi… với bầu khí thật là lý tưởng… tôi đang rủ cô con gái chuẩn bị thi đại học… tôi phải dụ cả nó là cho nó đi chơi đi du lịch…Miến…mãi nó mới đồng ý tí chút với sự miễn cưỡng… khi tôi bước chân vào chùa vàng Shwedagon, tôi thầm ước mơ cho tất cả những người thân của tôi đều có mặt ở đó… cảm giác như ở cảnh thượng giới… Việt Nam chưa có một nơi nào làm cho con người có cảm giác thoát tục nhanh và hiệu quả như bằng ở đó, có chăng thì chỉ có một nơi đó là đỉnh núi Yên Tử…con người vốn đầy tham sân si, một không gian chùa yên tĩnh và thoát tục…điều này quí biết bao nhiêu…

Có tiền bạn nên xúc tiến làm trường thiền ăn theo kiểu Thực dưỡng… không nên làm theo các mô hình sống khác, tôi nghĩ đó là môi trường lý tưởng nhất mà tôi được biết, tôi đi nhiều nơi ở Miến và Thái họ đều có mô hình chung chung như nhau và mỗi nơi một duyên lành và phước báu khác nhau chút… mỗi trường thiền có cái thế rất mạnh riêng… và tôi rất có duyên với ngài U Tejianya - thầy tôi ở Shwe Oo Min… mặc dầu thức ăn chay ở đó thì dở … và vì tôi yêu giáo Pháp hơn cả gạo lứt, cho nên tôi đã có những sự tiểu ngộ trong Thực dưỡng sau khi tu ở Miến về Việt Nam…

Người Việt Nam sang Miến tu học khá đông và có nhiều việt kiều Mỹ sang đó tu học rất giỏi và nhiều trường thiền ở Miến là do Việt Kiều cung cấp dana làm phước mang tiền sang xây dựng, ví dụ trường thiền Shwe Oo Min còn được gọi là trường thiền của người Việt Nam vì tiền của của ngài Kim Triệu - một vị trưởng lão nổi tiếng của dòng tu nguyên thủy ở Mỹ và do các đệ tử của ngài nghe lời kêu gọi của ngài mang sang làm trường… người Việt Nam đến đón sẽ bất ngờ nhìn thấy một dãy tên người Việt chung nhau làm cả building - tòa nhà hai tầng, mỗi tầng gần chục căn phòng có toilet trong rất khang trang… học tập người Việt Nam ngày nay người Hàn Quốc cũng góp của xây dựng một cái building khác to đẹp hơn… và bức tường bao quanh trường thiền toàn là tên người Việt… ngài thiền sư khả kính còn thuộc lòng cả đặc tính của từng dân tộc và ngài nhái tiếng rất giỏi… ngài khá ức chế với cộng đồng người Việt vì người Việt Nam ở một đất nước có nền ăn uống rất lộn xộn cho nên sức khỏe thể chất của người Việt mình sang đó tu khá yếu khém, nhiều người hay trình pháp những vấn đề loanh quanh ở thể vật lý tức là ốm và đau… trong khi người Hàn Quốc là nhóm thiền sinh đông thứ 2 sau người Việt Nam thì có sức khỏe khá lý tưởng… có lẽ họ cũng được ở một đất nước ít có sự o ép hơn và có hệ thống ăn uống dưỡng sinh hơn hẳn người Việt, tới mức ngài thiền sư có lần thốt lên: người Việt chúng mày sao suốt ngày trình Pháp về bệnh tật như thế?

Cho nên bạn phải có một thế chất cực tốt thì sang Miến tu bạn mới phát triển tâm linh dễ dàng, bằng chứng như là sư Thư - một vị sư tu giỏi nổi tiếng người Hà Nội (thạc sĩ Kinh tế học ở Canada, tiếng Anh nói rất hay và rất giỏi) được chư tăng ni vô cùng kính quí, hiện sư Thư đang học tiếng Miến ở trường Đại Học Phật giáo Miến, nếu sang đó bạn có thể tìm gặp sư và nhờ sư “lên lớp” cho một bài… nhờ sư Thư dẫn đi chơi thăm những nơi đáng đi, sư Thư là con người cực kỳ chất lượng…mẹ sư cũng mới sang Miến tu 3 tháng và thăm “cậu con” tu ở Miến đã được 5 năm liền chưa về thăm nhà lần nào… sư bà Khanh được tôi dẫn sang Miến năm ngoái, tới thăm chùa Shwedagon bà liền thốt lên: thế này làm gì mà thằng Thư chẳng bỏ tất cả mà đi tu…nếu tới Miến thì nên bố trí để sư Thư gặp cộng đồng người Việt và giảng Pháp hay nói đạo cho mọi người nghe, để mọi người khỏi mắc những lỗi lầm của những người đi trước… có một vị sư như sư Thư ở Miến là cực kỳ tốt cho người Hà Nội…

Hiện nay bên đó đang có sư Tâm Pháp (cũng là người Hà Nội) - là người tu cũng rất giỏi (vốn có 3 bằng đại học và vừa tốt nghiệp cao học - thạc sĩ Phật học ở Sililanca), sư cũng đang nhập hạ ở bên đó, sư Tâm Pháp là người Hà Nội đầu tiên xuất gia ở Miến và là vị sư đầu tiên của trường phái nguyên thủy ở Hà Nội; chính sư là người dẫn đường cho chúng tôi sang đó tu tập…

Nếu bạn sang đó trong thời gian từ bây giờ cho tới hết giữa tháng 9 âm lịch, bạn có thể gặp sư Tâm Pháp ở trường thiền Shwe Oo Min và nếu gọi điện thoại trước thì sư sẵn lòng đi ô tô ra sân bay đón bạn, gọi điện tới trường thiền ở Miến cho sư: số điện thoại của trường : 95 - 1 - 638170; nói bằng tiếng Anh xin gặp sư Tâm Pháp (U Dhamma Citta), sau đó đặt điện thoại xuống, khoảng 10 - 15 phút sau gọi lại, bạn có muốn gặp ai nữa thì nhờ sư Tâm Pháp gọi hộ hay là nhờ người ở văn phòng của trường thiền gọi hộ, với điều kiện bạn phải biết rõ tên tiếng Pali của họ (các vị sư) hay là cư sĩ thì … bạn phải nhờ tới một người quen nào đó của bạn đi gọi hộ, nghĩa là có khi bạn phải nhờ liên đới mấy người …mới tới người bạn cần gặp, do vậy bạn phải kiên nhẫn.

Những điều chuẩn bị khi sang Miến:

I. Tinh thần:
- Đọc những quyển sách sau:
- Đừng coi thường phiền não, chúng sẽ cười vào mũi bạn
- Ngôi nhà chánh niệm
- ...
II Vật chất:
1. Quần áo mùa hè, nếu ở cả tới tháng 12 dương lịch thì phải mang thêm quần áo mùa thu.
2. Thiền sinh mặc áo trắng, nữ có cái váy nâu, bạn nên mang theo 3 áo trắng rộng rãi và ngắn tay, mua loại vải cotton vì khí hậu Miến rất là nóng bức. Nam có váy bằng vải kẻ ca rô… váy thì sang đó mua.
3. Mang càng ít đồ càng tốt vì chỉ được mang 15 kg hành lý và phải bỏ vào 1 ba lô hay vali, không được tính 2 túi 15 kg, họ chỉ tính cho mình là 1 thứ; ngoài ra bạn có thể xách tay được 2,3 túi mỗi túi 2 hoặc 3 kg. Đấy là những người đi theo tuyến máy bay hàng không giá rẻ, nếu đi Air Thai thì được mang hành lý nặng hơn: 20 kg; bạn có thể chọn thời điểm khuyến mại để đi cho rẻ; vừa rồi có loại không đồng, chỉ mất phí sân bay, hàng năm các hãng mãy bay đều có những đợt khuyến mại; bạn nên có những người bạn giỏi tiếng Anh và có thẻ tín dụng thanh toán trên mạng được thì tốt, vì lúc đó họ sẽ mua dùm bạn.
4. Không được mang theo dao và kéo, cũng như cắt móng tay bằng kim loại, thuốc đánh răng cũng không được mang loại tuýp thuốc quá cỡ chỉ được mang loại từ 200 ml trở xuống, mẹ sư Thư mang loại 250 ml bị bỏ vào thùng rác (qui định của sân bay)
5. Không được mang nước đi theo khi vào phi trường, nhưng nên mang theo cái phích nước inox loại nhỏ để tiện dùng khi đi đường những lúc không ở phi trường.
6. Khi tới trường thiền bạn nên hội nhập nhanh chóng với người Miến, với bầu khí tu tập, đừng có cái kiểu mặc quần hai ống khá là lạc lõng ở đó… tuy nhiên nếu bạn không muốn thì cũng chả có ai bắt ép.
7. Bạn nên thức dậy sớm hơn giờ qui định 15 phút, ví dụ: dậy từ 4 giờ kém 15 phút.
8. Tuyệt đối tránh giao tiếp, nếu bạn mới tới thì bạn càng phải giữ gìn im lặng không được tạo tiếng ồn ảnh hưởng sự tĩnh lặng của trường thiền… thực ra vào đó không cần phải nhắc là bạn đã nhận ngay ra cái không khí đó. Bạn chỉ nên ngó nghiêng trong vài ngày đầu sau đó bạn nên nhanh chóng cụp cặp mắt của bạn lại và thực hành thiền liên tục miên mật, những ngày tháng mà bạn bỏ tiền của và thời gian ra hành thiền rất là quí hiếm… bạn nên tận dụng nó một cách tối đa, kẻo lỡ mất cơ hội hi hữu…
9. Nên có cái ca nhỏ để uống nước, có thói quen dùng tăm thì cũng phải mang theo… bạn hình dung ra bạn sẽ được ở một gian phòng chung quanh chỉ có giường chiếu, chăn đệm, màn, toilet,… ngoài ra không có thêm một cái gì, bạn đang không phải đến khách sạn để hưởng thụ đời sống và có thể sai bảo người khác mang những thứ bạn cần cho bạn dầu bạn có tiền trong người, bạn tới đó để khám phá ra bạn là ai và bạn tới đó để làm gì? Nếu bạn chưa biết cách tu, thỉnh thoảng ngài trụ trì có thể hỏi bạn: các bạn tới đây để làm gì?
10. Bạn cũng nên mang một ít giấy toilet đi nếu bạn thấy cần dùng, nếu không tới những trường thiền ở xa thành phố, những thứ đối với bạn ra khỏi nhà là có ngay cũng không dễ gì mà có ở trường thiền đâu… nếu quí bạn là chư tăng thì tình hình có thể được hưởng nhiều ưu đãi hơn, chư tăng là một tầng lớp được toàn xã hội Miến Điện cực kỳ cung kính đảnh lễ và hết mực yêu kính vô ngần… nếu làm thân nam giới không có gì quí hơn khi bạn đang làm chư tăng của Miến….
11. Nước uống hàng ngày sẽ được trường thiền cung cấp, nhưng bạn cũng phải có cái phích để chứa nó mang về phòng nếu muốn dùng tí nước nóng… nếu không nước lọc để ở khắp mọi nơi bạn có thể uống dễ dàng.
12. Phái nữ nếu còn bị hành kinh thì nên mang nhiều giấy vệ sinh phụ nữ vì những thứ đó nhờ mua khó khăn và rất là đắt đỏ.
13. Bữa sáng và bữa trưa bạn phải xếp hàng đi ăn cơm theo kẻng, có trường thì có đọc bài Kinh trước khi ăn, trường thiền SOM khi tôi đến cuối năm ngoái bạn phải nhanh chân mà đến đúng giờ để còn cùng đọc Kinh với nhau trước khi ăn, bạn nào ăn kiêng và muốn ăn gì thêm (nhất là cư sĩ) và có mang theo thức ăn từ ở nhà như là chà bông (ruốc) … thì có thể mang theo khi đi xếp hàng ở trường thiền để ăn cơm… sau đó bạn có thể để lại cái hộp thức ăn của bạn tại bàn ( hay một chỗ nào đó bạn phải quan sát và đặt ở đâu để khi ăn xong nhà bếp họ biết là thức ăn kèm thêm của bạn mà không mang đi bỏ vào thùng rác).
Thường thì mỗi người đều phải ngồi ở một nơi qui định ngay từ đầu và không được chuyển vị trí… chư tăng bắc tông phải ngồi ở bàn cuối cùng riêng biệt… hệ thống tu theo nguyên thủy rất là nghiêm ngặt về giới, cho nên dầu là thiền sư mà ít hạ hơn vẫn phải ngồi ở bàn thấp hơn so với người cao hạ, đôi khi trò ngồi bàn đầu, thầy ngồi bàn thứ 2 xếp từ trên xuống…
14. Nên mang theo sổ sách và bút viết, tất cả đều phải gọn nhẹ, vì khi trở về Việt Nam nếu bạn khoái mua sắm quà bạn sẽ bị thừa cân và mỗi cân đâu như phải nộp 5 USD… và nhắc lại là hành lý chỉ gửi được có 15 kg và trong duy nhất 1 hộp, một va ly hay là 1 ba lô (hàng xách tay thì có thể xách 2,3 túi và tổng cộng chừng 7 kg)
15. Khi xuống máy bay tốt nhất là bạn thu xếp đi vào thăm được ngay chùa vàng Shwedagon, nằm gần sân bay, sau đó có thể thuê khách sạn ở tối hôm đó sáng ngày hôm sau đi vào trường thiền; nếu không thì bạn có thể về thẳng trường thiền vào quãng 9 tối, vì máy bay hạ cánh và bạn chỉ ra khỏi sân bay lúc chạng vạng tối quãng 7 g 30 phút… nếu ở khách sạn thì phải tốn thêm tiền.
16. Nếu có thể, bạn mang được theo người (trừ tiền vé máy bay khứ hồi) quãng từ 300 USD trở lên thì bạn mới cảm thấy bớt khó khăn khi xa nhà… còn nếu có từ 500 USD trở lên là tốt nhất, vì sang đó nếu muốn ở lại sẽ khá tốn kém như là 36 USD cho 3 tháng làm visa gia thêm thời hạn cho người cần ở lại thêm để tu tập… nếu có 1000 USD thì càng hay…
17. Đôi khi nhờ có sự quan sát bạn sẽ nhận ra là hàng ngày đều có các thiền sinh cúng dường (dana) tức là trai tăng - một ngày chịu tiền ăn cho cả trường… hệ thống cơ cấu tổ chức về vật chất đều do cư sĩ đứng ra lo liệu, tiền của trường thiền đều do Phật tử đầu tư theo cung cách cúng dường, tôi ở trường thiền càng lâu thì cái tâm của tôi càng cởi mở và đạt tới tâm xả ngày càng mạnh, nhờ chỉ có cái tâm này mà trí tuệ mới chịu thăng tiến… mấy năm trước giá một ngày trai tăng chừng 150 USD cho cả trường bữa sáng và bữa trưa… năm vừa rồi là 200 USD, hiện nay thì không biết rõ số lượng thiền sinh của trường là bao nhiêu. Lần vừa qua riêng vị sư đã hoàn tục tên là Phước Trợ, nhà có tiệm vàng ở Việt Nam gửi tiền sang dana cho trường thiền nhiều bữa trai tăng… ngài Kim Triệu cũng thường gửi tiền trai tăng cho thiền sinh Việt Nam được nhờ … trường thiền duy trì hoàn toàn vào sự dana của phật tử và thiền sinh.
Thời gian đầu khi tôi sang Miến nhiều điều sơ sót và phải bổ túc, may nhờ có sư cô Tấn Lực và cô Minh - là những người ở đó lâu năm cho nên cần gì đều nhờ hai cô này giúp đỡ, các cô rất nhiệt tình và mỗi khi có người ra ngoài thì đều sẵn sàng mua hộ thiền sinh những nhu cầu lặt vặt.
18. Phái nam còn phải mang theo dao cạo râu, thuốc đánh răng… xà phòng cũng cần phải chuẩn bị sẵn từ ở nhà, mua một gói nhỏ mỗi người…sau khi sang đó rồi bạn có thể từ từ nhờ mua những thứ cần, dùng nhưng tốt nhất là không nên mất thời gian vào những việc như vậy, hãy tránh tối thiếu sự nhờ vả người khác vì họ cũng đến đó để hành thiền như bạn chứ không phải là Osin của bạn.
19. Mỗi khi ra ngoài đều phải nói rõ lý do vào sổ ngày giờ ra và vô đều phải báo cáo kỹ lưỡng, có ký tên… và phải trình báo với ngài trụ trì…cẩn thận, họ quản lý khá chặt.
20. Nam ở một khu riêng, nữ ở một khu riêng… và nam thiền ở tầng 2 nữ ở tầng 1.
21. Bạn muốn rút lui vào bên trong tức là muốn bế ngũ quan thì trường thiện là nơi bạn sẽ dễ dàng thực hiện việc này, cho nên các bạn phải tôn trọng việc bế ngũ quan của người khác. Tránh tối đa làm quen và trò chuyện để giữ uy tín cho những người tới sau.
Đừng có cậy làm bạn, làm cha mẹ, anh em, vợ con… mà vào trường thiền tự hào ta đây là mẹ nó, là cha nó, là vợ hay là người yêu… vào đó là coi như là đã chết thì mới hành thiền được. Đó là một nơi dành để tiêu trừ bản ngã và chứng ngộ vô ngã, không phải là nơi mà bạn đến để khoe khoang sự giầu sang, quyền lực và tài ba của bạn… bạn đến đó để năm vóc sát đất đảnh lễ Tam bảo và xin học thiền để thoát khổ đau đời đời kiếp kiếp …. Bạn là kẻ “ăn mày ăn xin công đức của Tam Bảo” ở đó mà thôi, bạn càng khiêm nhường bạn càng mau tinh tấn trên đường đạo... trường thiền là một nơi được cả người và trời đều yêu thích, bạn đừng để phạm giới và làm tổn phước báu của chính mình, trái lại bạn có khả năng cao nhất để làm phước cho bản thân và những người thân yêu của bạn…
Trường thiền ở Miến là mô hình lý tưởng cho những ai muốn được trưởng thành tâm linh ngay trong kiếp sống này.
Chúc mọi người có đầy đủ phước báu và trí tuệ để có thể tới Miến Điện hành thiền.
Tri ân
Ngọc Trâm

Xin xem thêm các phần phía dưới, vì tôi cũng còn quên nhiều điều...
Và lần vừa qua đi Miến 1 tuần càng thấy có nhiều điều cần bổ xung thêm phía dưới...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jun 30 2009, 01:27 PM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,335
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Nếu mỗi năm có chừng gần 100 thiền sinh Việt Nam sang Miến hay Thái tu hành... mỗi người phải chi tiền vé máy bay mất chừng 300 - 400 USD. Nếu chừng đó người mà không đi... số tiền trên đủ để làm thành vài cái trường thiền ở VN và sau khi làm xong có thể mời các vị thiền sư danh tiếng tới dạy thiền dạy đạo, như thế tiền khỏi bị mất vào những chỗ không đâu...

Nếu mọi người đều có trí phán đoán cao và những tay "nhà giầu" mà tỉnh ra... biết làm những việc đáng làm này nhỉ?




--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
phannhathieu
bài Aug 13 2009, 04:14 PM
Bài viết #3


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 423
Gia nhập vào: 13-April 07
Từ: HCMC
Thành viên thứ.: 14



chị ơi, thành lập trường thiền ở Việt nam đi. Mỗi tháng mình sẽ để dành bao nhiêu nhỉ?
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 13 2009, 06:54 PM
Bài viết #4


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,335
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Chí ít thì VN mình đã có tới 3 trường thiền:

- Thiện vỉện ở Đồi Lá Giang (ăn mặn) là thiền viện Phước Sơn tu theo nguyên thủy
- Thiền viện thứ 2 là chùa Nguyên Thủy ở quận 2 - đang trên đường thành thiền viện, nhưng lại có cái hay là ở đây có thầy ở Miến tới dạy thiền chỉ - đặc sản của Pa - Auk, nghe nói ở đó có vài vị đã tới mức tứ thiền - một loại thiền cao nhất - ngưng hơi thở và có nhiều thần thông????
- Cái thứ 3 mà chị "thích" nhất là của sư Minh Hạnh ở Nha Trang - sư thuộc hệ phái khất sĩ, sư vừa ăn số 7 được 5 ngày và sẽ cho triển khai ăn Td ở chỗ của sư; sư mới tu ở Pa Auk được 1 năm rưỡi, sư về nước cách đây 3 năm... và sư đã và đang xây dựng ở "chỗ của sư" là một mảnh đất được phật tử cúng dường... theo các mô hình của Miến mà sư còn rút kinh nghiệm cho nó hay hơn?
Hiện anh chàng Hải ở Bãi giữa đang ở chỗ của sư và nhiều người khen nơi đó có phong thủy đẹp và khí hậu tốt....

Sư Minh Hạnh là vị sư tốt nhất mà tôi đã gặp ... sư rất giỏi và tôi giới thiệu về sư với ai cũng được người đó khen sư... sư giỏi cả về Pháp học và Pháp hành thiền định...

di động của sư: 0978569159;
Có thể đầu tư vào "chỗ đó" vì đủ duyên làm chuyện lớn...
Tôi hỏi sư đã làm mấy cái Kuti và mỗi cái khoảng bao nhiêu tiền: 50 - 60 triệu... như thế là xịn rồi đấy.. tới đó mà tu và thư giãn tâm hồn;
Tôi có yểm trợ thực phẩm và tứ vật dụng cho nơi này, dân gạo lứt có thể tìm điểm đến ở đó...

Sư Minh Hạnh có nghe đoạn băng do đài phát thanh tiếng nói VN phỏng vấn tôi và rất thích cho trỉển khai ăn Td ở chỗ của sư... tôi quen sư từ trước khi đi Miến - 2005, sư ở nhà cô Lý thời mới làm xong trước khi đi Miến...

Đông tay vỗ nên kêu... hãy hùn phước vào một nơi như thế và với một người như vậy...

Tôi đang có kế hoạch thỉnh sư ra bắc để phụ trách khóa thiền... có thể tổ chức ở BG hay là tổ chức ở Hạ Long, hoặc là Yên Tử... phải đi thị sát đã.
Vừa đưa ý tưởng định tổ chức tu tập ở BG lên mạng tháng trước mà hôm qua đã có 2 đoàn người - một bên an ninh - một bên chính quyển tới hỏi han dò xét ra cái ý là không "bằng lòng" đâu đấy?????? he he.
Chắc phải thỉnh xin ý kiến của cán bộ cách cấp, chắc phải làm cái đơn ?

Cũng nên như thế chứ,
Cho nên ai bảo là cán bộ cấp cao - các bác lãnh đạo nhà nước không quan tâm tới cái trang web này là sái sự thật; tôi luôn luôn được bên an ninh người ta đi theo từ ... bé tí (bố tôi là ông tổ ngành võ của bộ nội vụ, chính bố tôi là ông công an cộng sản của cả đời tôi, lại thêm các loại an ninh bên ngoài nữa, cho nên tôi luôn luôn được "bảo vệ" đặc biệt, ha ha...)

Tôi không thuộc một cái hệ nào ở đây cả, là loại người bên an ninh họ cứ thích soi dõi mọi hành vi cử chỉ... ha ha...

Hôm qua Liên hàng xóm bãi giữa kể lại là công an hỏi là tôi có làm phiền gì dân chung quanh không?
Tôi bảo là đáng lý ra họ phải hỏi ngược lại là dân chung quanh có làm phiền gì tôi không?

Vì tôi là một người trí thức và là người tu hành theo Đức Phật... dân chung quanh vùng bãi rất là tham sân si.. tôi sống chung gần họ là tôi đã bị nhiều phiền não lắm rồi mà lại còn hỏi họ về tôi như thế ? quá coi thường trí thức ... quá coi thường những người tử tế ... đáng lý ra họ phải hỏi là sao tôi lại có thể sống ở một nơi... như thế... nơi mà chỉ có dân các tỉnh về làm kinh tế sống nổi?

Có ở đó mới thấy mặt trái của cuộc sống con người... mới thấy dân HN bạc phước hầu như toàn bị ăn phải thức ăn bón phân hóa học, thuốc trừ sâu và 100% dân dùng thuốc diệt cỏ... gà ỉa, chó ỉa và cứt bò.. .ngấm xuống đất và sau đó họ lại khoan nước "đó" lên mà dùng hàng ngày... và nói cười hỉ hả... tôi bảo: họ quá khổ mà họ không hề hay biết... bán được mớ rau cho thế là SƯỚNG rồi... và toàn mê tới tiền... và đua nhau nâng đời... may mà còn tí chân quê...

Tôi nghĩ một số người HN này nay "suy thoái" thành người nhà quê - sống đơn giản và chất phác chân thật; còn người nhà quê ra tỉnh học đòi thói thị thành bán buôn, mê tiền thảnh ra những người đanh đá cá cầy nanh nọc...
Nhưng thấy tôi "có vẻ sửng cồ" thì nường Liên lại đấu dịu trở lại và bảo là cậu công an trẻ mới ra trường tên là Sơn rất là tử tế và trí thức...

Tôi nghĩ có lẽ cái cô hàng xóm thích làm quan trọng hóa vấn đề là muốn dùng uy lực của chính quyền mà hù dọa tôi thêm cho nó quan trọng vấn đề...

Tôi gặp những người đàn bà ăn mặn ghê gớm, thực tình là tôi ghê rợn... họ thì không ý thức về chuyện này... rất ít người thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa của a xít dương... rất là trược....

Ai thoát ra khỏi được phần lớn là do phước báu quá khứ.

Sư Minh Hạnh bảo chúng tôi: VN thiếu gì sư giỏi mà phải ra nước ngoài?

Nếu không đi tới Miến hay Thái được thì có thể tới với sư Minh Hạnh. Tôi cầu mong nơi đó sẽ là nơi đủ duyên lành hội tụ những người tâm linh có trình độ thực sự, các vị sư ở đó đều rất là hảo tướng...

Hỏi kỹ chị Mai đã tới ở chỗ sư Minh Hạnh thì là thế này: sư ở Nha Trang còn các Kuti thì ở cách đó 20 km và sư trụ trì một cái chùa nhỏ, sư có giảng Pháp cho các Phật tử và khuyên họ hành thiền. Sư giỏi về thiền chỉ và có thực hành ở Pa Auk cả 1 năm rưỡi... tuy nhiên sư cũng chê thức ăn ở đấy.

Sư Tâm Pháp thì chê thức ăn chay và cả mặn của Miến, Sililanca... chắc phải có Thực dưỡng thì sư mới hết chê thức ăn phi Td, tuy nhiên... thức ăn thì dở thế mà sư vẫn sang Miến hành thiền, mới hay con người đâu phải sống vì miếng ăn, người ta còn quan tâm tới những mục đích cao hơn...

Trong khi đó biết bao nhiêu người hãy còn đắm đuối chung quanh miếng ăn hàng ngày cho tới khi ăn số 7 một thời gian mới tỉnh ngộ ra rằng đâu phải làm việc chi cho cực nhọc????

Nếu muốn biết thêm thông tin thì hỏi chị Mai ở Hà Nội: 0912278186


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
phannhathieu
bài Aug 13 2009, 11:48 PM
Bài viết #5


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 423
Gia nhập vào: 13-April 07
Từ: HCMC
Thành viên thứ.: 14



ôi, e đã có mục tiêu đầu tư 1 cách bền vững, đầu tư trường thiền cho mình và mọi người, hihi.
tuổi nhỏ làm việc nhỏ nhỏ ...nhỏ thôi.
Chúc chị vui tinh tấn.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 14 2009, 07:14 AM
Bài viết #6


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,335
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



QUOTE(phannhathieu @ Aug 13 2009, 11:48 PM) *
ôi, e đã có mục tiêu đầu tư 1 cách bền vững, đầu tư trường thiền cho mình và mọi người, hihi.
tuổi nhỏ làm việc nhỏ nhỏ ...nhỏ thôi.
Chúc chị vui tinh tấn.


Chỗ nào xứng đáng cúng dường thì chị sẽ bảo cho mọi người...
Không nói tức là chị thấy chưa đủ duyên; nếu mình có tiền mà mình không biết dùng cũng là ngu si;
Sư Cương đang ở núi chùa Hương, đã bán phắt cái nhà mấy chục tỉ để cúng dường các chùa ở HN từ khoảng 15 - 20 năm về trước, cúng cho các chùa quốc doanh làm những việc mê tín... Hiện nay sư đang một mình gây dựng cơ ngơi ở tận núi thắm, rất khó ai có thể vào nổi...

Và sư luôn luôn nhắc tới quá khứ với ngôi nhà lẫy lừng do cha mẹ để lại cho... nếu ngôi nhà đó còn tới bây giờ có thể làm một cái thiền viện mini ở HN được, ở Miến có khi họ có hai cơ sở một ở thành phố, một ở cách 40 - 50 km rất là tuyệt, những người nào tinh tấn mới cho vô "NÚI"...

Xả sớm khi chưa đủ trí tuệ gọi là xả si, ngày nay sư phải lao động cực nhọc để có tiền xây những ngôi nhà khá to và khang trang trong rừng sâu núi thắm... và sức của sư đã đuối dần sau hơn chục năm so với khi tôi gặp lần đầu, sư ăn chay trường nhưng tôi nhận thấy đó là cách ăn uống thiếu dinh dưỡng, khi còn trẻ thì sư vượt qua dễ dàng vì sư còn tiền kiếp và còn những năm chưa xuất gia ăn uống tẩm bổ đầy đủ, sư không để ý chuyện ăn uống và nay thì đã bị trả giá; sư là vị sư có sức khỏe cơ bắp khỏe nhất đất nước cũng nên; mẹ sư sinh ra sư 5 kg... tôi và Tâm cùng Henrich có vào tận nơi ... sau đó chúng tôi khuyến khích sư đi ra nước ngoài hành thiền... vì thấy sư giữ giới thanh tịnh... đưa tiền để làm hộ chiếu xong sư lại gọi tới trả lại tiền.. hàng ngày sư tu theo Kinh Trung Bộ...

Bọn thanh niên chúng nó bị dục ám ảnh vào hỏi sư cách điều trị, sư bảo ra làm cỏ, chúng nó bảo thế còn buổi tối thì làm sao?
Sư im lặng...
Thầy tôi thì lại trả lời khác hẳn về chuyện này.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
phannhathieu
bài Aug 14 2009, 12:55 PM
Bài viết #7


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 423
Gia nhập vào: 13-April 07
Từ: HCMC
Thành viên thứ.: 14



e cũng đang nghĩ là những người mới vào như e và những người tinh tấn phải có không gian riêng. ah, bằng cách ngoài thành phố 1 chỗ và 1 điểm khác ở nơi vắng vẻ.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 27 2009, 09:25 AM
Bài viết #8


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,335
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Chị Phương ở Hải Phòng hiện đã ở Miến Điện, vừa gọi điện thoại từ Miến về cho tôi, (chị gọi từ Internet) kể là hiện nay (hôm nay là ngày 27/8/09) trường thiền SOM do ngài thiền sư U. Tejanya trụ trì; trước đây luôn có 2 ngài thay nhau trụ trì; và sau đó còn một ngài mập trụ trì; thiền sinh VN và thiền sinh các nước thường rét run với hai ngài trụ trì cũ; nay ngài thiền sư đảm đương cả việc trụ trì...

Và cũng đang có tới hơn 50 người Việt Nam tu tập ở đó.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Oct 1 2009, 08:20 AM
Bài viết #9


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,335
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Nếu bạn nào định ở Miến tu hành lâu lâu thì còn nên mang theo:
- Bông ngoáy tai
- Cái kéo
- Hay con dao con
Những thứ này nhớ bỏ vào thùng hành lý không xách tay; xách tay thì cái gì cũng gần như bị loại bỏ ... những thứ kim loại ấy: kéo, dao, thủy tinh, chai nước...

Không nên mang theo chai nước lên máy bay, dầu là nước gì...

Nhớ khoản nào thì sẽ điền thêm vào đây ...
Hôm rồi cả đoàn chùa Sùng Phúc có tới hơn chục phái nữ - các bà cuối của trung niên, tôi quên không dặn là bên Miến có loại chậu nhựa dùng cho việc ngâm mông cực kỳ hay; năm ngoái tôi mua 3 cái mà bị bỏ lại sân bay vì đóng thành 2 kiện; các bà các cô ơi, nên sắm lấy 1 cái chậu to sâu để ngồi vừa cái vòng 3 của các bạn; bài thuốc ngâm mông thật là kỳ diệu; phái nữ nên nhớ nằm lòng "chiêu" này để hộ thân;

Nếu bất khả kháng thì mỗi khi thấy người khó chịu thì phải xem ngay cái đầu và cái mông (hoặc chân), điều chỉnh sao cho đầu mát mông ấm là ổn; còn làm sao để mát hay làm sao để ấm, thì đó là sự thông minh xử lý tình huống của từng cá nhân...

Đàn ông cũng thế mà thôi.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
hasua
bài Oct 2 2009, 08:49 AM
Bài viết #10


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 224
Gia nhập vào: 4-April 07
Thành viên thứ.: 13



Tuần sau sẽ có một cậu bạn của em sang Miến xuất gia gieo duyên. Cậu dự định sẽ ở Miến 1 năm.
Cậu bạn em thật may mắn & thuận duyên. Em cũng đang cầu có thời gian rảnh để có thể tham dự một khóa ngắn mà vẫn chưa được. Có lẽ phải nghỉ việc thôi.

Những kinh nghiệm của các quý vị đi trước sẽ giúp bạn em rất nhiều. Xin cám ơn thông tin của các quý vị.

Go to the top of the page
 
+Quote Post

2 Trang V   1 2 >
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th May 2024 - 08:01 PM