IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Giải pháp lấy lại Hoàng Sa?
Diệu Minh
bài Jun 4 2014, 04:31 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Thảo luận về giải pháp lấy lại Hoàng Sa liên quan đến Công hàm Phạm Văn Đồng

Một anh lính Mỹ đen cứu một bé gái khỏi vùng hiểm nguy, có ai trưng ra cho tôi thấy 1 hình nào của anh Bộ Đội Cụ Hồ cứu người dân miền Nam đang hoạn nạn chứ đừng nói đến trẻ nít miền Nam, tôi chỉ thấy Xa Lộ Kinh Hoàng của mùa hè đỏ lửa Quảng Trị 1972, đánh bom của MTGPMN tại saigon, pháo kích hỏa tiển 122mm tại Trường Tiểu Học Cai Lậy, Định Tường sau giờ ăn trưa...Có ai chứng minh CXN sai trong điểm này hay không ???? http://chauxuannguyen.org/2014/04/19/cxn_0...oi-la-cong-san/
Một anh lính Mỹ đen cứu một bé gái khỏi vùng hiểm nguy, có ai trưng ra cho tôi thấy 1 hình nào của anh Bộ Đội Cụ Hồ cứu người dân miền Nam đang hoạn nạn chứ đừng nói đến trẻ nít miền Nam, tôi chỉ thấy Xa Lộ Kinh Hoàng của mùa hè đỏ lửa Quảng Trị 1972, đánh bom của MTGPMN tại saigon, pháo kích hỏa tiển 122mm tại Trường Tiểu Học Cai Lậy, Định Tường sau giờ ăn trưa…Có ai chứng minh CXN sai trong điểm này hay không ????
http://chauxuannguyen.org/2014/04/19/cxn_0...oi-la-cong-san/
Posted by adminbasam on 03/06/2014

Bauxite Việt Nam

03-06-2014

Sau khi Bauxite Việt Nam đăng bài Xóa bỏ tai họa công thư Phạm Văn Đồng 1958 của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, chúng tôi nhận được bài của anh Hà Sĩ Phu bàn về cách thoát khỏi sự ràng buộc của Công hàm này, và thư của anh Dương Danh Huy nhắc lại một bài anh đã công bố liên quan đến Công hàm Phạm Văn Đồng. Nhận thấy cả hai bài đều có ích cho nhận thức của chúng ta, Bauxite Việt Nam xin đăng để rộng đường dư luận.


Bauxite Việt Nam

Bàn về hai cách thoát khỏi Công hàm 1958

Hà Sĩ Phu

H9Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai đã “đóng đanh” bức Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 bằng những chứng cứ trên giấy trắng mực đen như sau:

- Thực chất của công hàm đó là “công khai tuyên bố thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là “rất tai hại, rất phản động”, “là một tai họa cho Việt Nam”, là “có tác hại phản quốc phải hủy bỏ”.

- Đó là một CÔNG HÀM cấp nhà nước (hình bên), giữa hai đại diện cao nhất của hai chính phủ, vì thế không thể tùy tiện hạ thấp tầm quan trọng của công hàm này thành một “công thư”, coi văn bản này “không có giá trị, vì anh không thể đem cho cái không phải quyền của anh”. Tác giả cho thấy cách lập luận nhằm hủy bỏ tầm quan trọng của một Công hàm như vậy là “hời hợt”, chỉ là “cãi chày cãi cối”, là “vô trách nhiệm”!

- Vì vậy. để hủy bỏ được công hàm tai hại ấy, tác giả thấy phải đưa ra một giải pháp khác là “Quốc Hội mới của CHXHCN VN phải phủ quyết cái công thư phản động ấy”.

Đấy là những kết luận dứt khoát dựa trên những chứng cứ không thể chối cãi. Nhưng một khi đã công nhận những kết luận ấy không thể không tiếp tục đặt ra những câu hỏi khác và bàn thêm về hai cách giải thoát khỏi Công hàm 1958 ấy cho thật cặn kẽ.

1/ Một Công hàm đã bán chủ quyền, đã “phản động, phản quốc” như vậy thì tác giả của Công hàm ấy, cá nhân cũng như tập thể, cần được phán xét ra sao, chịu trách nhiệm thế nào với hậu thế, với sự tồn vong của đất nước? Bài học rút ra là gì?

2/ Thoát khỏi Công hàm 1958 bằng cách nào?

Mọi người đều thấy Công hàm 1958 là sự ràng buộc nguy hiểm nên đều thấy phải tìm cách thoát khỏi Công hàm đó. Nhưng tùy thuộc mục đích ưu tiên bảo vệ đất nước hay ưu tiên bảo vệ chế độ mà phát sinh hai kiểu thoát hiểm.

- Muốn bảo vệ cái nền móng, bảo vệ thể chế, sợ dứt dây động rừng thì lái cho thiên hạ quên đi tầm quan trọng của Công hàm đó, hạ thấp tính chính thống và tính pháp lý của Công hàm, coi Công hàm là thứ chẳng đáng quan tâm. Song ngụy biện kiểu này chỉ để tự che mắt mình và che mắt dân, chứ không thể cãi được với kẻ xâm lược tinh quái đã “nắm đằng chuôi”, và cũng không thuyết phục được công lý quốc tế khách quan. Thật vậy, ai có thể tưởng tượng một Thủ tướng lại dễ dãi đến mức quyết định “cho” nước láng giềng một phần lãnh thổ của Tổ quốc chỉ vì nghĩ rằng phần lãnh thổ ấy đang thuộc phần quản lý của đồng bào mình ở miền Nam thì cứ việc “cho” cũng chẳng hại gì? Trong khi vị Thủ tướng này luôn nhắc lời Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chịu trách nhiệm cao nhất bấy giờ, rằng “Tổ quốc Việt Nam là một,… chân lý ấy không bao giờ thay đổi” kia mà? Thêm nữa, đã tâm niệm “Tổ quốc Việt Nam là một” thì khi Trung Quốc chiếm mất Hoàng Sa năm 1974 phải hiểu là một phần Tổ quốc của mình bị xâm lược (dù đồng bào nửa nước bên kia đang quản lý), sao không có một lời phản đối bọn xâm lược. lại phấn khởi vui mừng vì một vùng biển đảo của Tổ quốc đã vào tay nước bạn để nước bạn giữ cho? Thật tiếu lâm, khôi hài đến chảy nước mắt.

- Tóm lại là cố gắng vô hiệu Công hàm 1958 kiểu này không có giá trị thực tế gì, rất dễ bị đối phương bẻ gãy. Nếu kiện ra Liên Hiệp Quốc, chỉ một Công hàm Phạm Văn Đồng đủ làm cho Việt Nam đuối lý (chưa cần đến những hiệp ước nhượng bộ, đầu hàng về sau mà Trung Quốc đã thủ sẵn trong tay). Khi Trung Quốc đã chốt được tính pháp lý chính danh của Công hàm 1958 thì mặc nhiên đã vô hiệu được tất cả những chứng cứ lịch sử trước 1958 và cả những tranh cãi sau 1958 đến nay. Chính phủ Việt Nam cũng biết vậy nên cứ trì hoãn không dám kiện Trung Quốc, viện lý do rất “đạo đức” là sợ làm đổ mất “bát nước đầy” (cái bát nước hữu nghị mà phía Trung Quốc đã phóng uế vào!). Kiểu chống đỡ lúng túng này chỉ bởi vì ưu tiên bảo vệ chế độ, bắt Tổ quốc phải hy sinh cho chế độ.

- Vậy phải thoát khỏi Công hàm 1958 bằng cách khác, “bằng một tuyên bố công khai có giá trị pháp lý cao hơn” ví dụ “Quốc hội mới của CHXHCN VN phải phủ quyết cái công thư phản động ấy” như bác Nguyễn Khắc Mai đề xuất. Giải pháp này có hiệu quả đến đâu? Vấn đề là một chính phủ với tư cách hậu duệ kế tục của chính phủ Phạm Văn Đồng – Hồ Chí Minh thì đương nhiên có trách nhiệm thi hành những tuyên bố của chính phủ hợp pháp trước đây đã ký, Trung Quốc có quyền đòi hỏi theo luật như vậy, điều Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có trách nhiệm thực hiện, một khi ông Thủ tướng sau đã nguyện kế tục sự nghiệp của ông Thủ tướng trước. Chỉ còn một cách: Muốn khước từ thi hành Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 buộc Chính quyền Việt Nam hiện nay phải nhân danh nhân dân Việt Nam tuyên bố khước từ và tẩy chay những sai lầm “phản động, phản quốc” của chế độ cũ, lập chế độ mới. Liệu cái Quốc hội Cộng sản hiện nay có dám cắt đứt cái mạch máu huyết thống này để kiến tạo một quyết định thoát Cựu, thoát Trung, ích nước lợi nhà như vậy không?

Khó khăn cốt lõi vẫn ở chỗ: Muốn thoát Hán, mà bước một là thoát khỏi Công hàm phản quốc 1958, chỉ có cách phải giải Cộng, thoát Cộng!

3/ Thoát Cộng được lợi những gì?

Trong thực tiễn Việt Nam hiện nay nói thoát Cựu, thoát Cộng hay “vượt qua chính mình” thực ra cùng một nghĩa, tuy “vượt qua chính mình” là cách nói dễ nghe hơn, nhưng tôi xin được dùng chữ thoát Cộng vì đúng thực chất nhất.

Nếu giữ chủ nghĩa Cộng sản thì phải gánh chịu những tai hại gì?

- Toàn bộ kế hoạch “đô hộ Việt Nam kiểu mới” mấy chục năm nay của Trung Cộng được thiết kế trên hai chữ Cộng sản, giữ cái nền Cộng sản là giúp cho mưu đồ Hán hóa có một ưu thế ở tầm chiến lược.

- Giữ Cộng sản thì Việt Nam bị ràng buộc bởi quá khứ đầy nợ nần và lầm lỡ, khó thoát ra, chẳng hạn như công hàm 1958, cam kết Thành Đô, các ký kết thời Lê Khả Phiêu, thời Nông Đức Mạnh, thời Nguyễn Phú Trọng…

- Còn giữ Cộng sản thì quan hệ ràng buộc Trung-Việt như quan hệ giữa “thú dữ và con mồi” cứ thít chặt lại, trong khi các khối đoàn kết để kháng cự thì bị lỏng ra, ví dụ giới lãnh đạo thì bị chia thành phái thân Tàu và nhóm lợi ích, lãnh đạo thì ngày càng đối lập với dân, quốc nội với hải ngoại vẫn còn cách biệt, các liên kết Việt Mỹ, Việt Âu, Việt ASEAN… đều bị yếu tố Cộng sản hạn chế một phần, không thể thanh thoát… Như thế lấy đâu ra sức mạnh?

Trái lại, chỉ cần thoát Cộng thì tất cả những trở ngại trên sẽ được giải tỏa, đặc biệt là toàn bộ dân Việt khắp nơi khắp chốn tự nhiên sẽ ôm lấy nhau mà reo hò, không cần bất cứ một nghị quyết “hòa hợp hòa giải” nào hết, niềm mơ ước một hội nghị Diên Hồng từ đó mới có cơ sở để mở ra, nếu không thì Diên Hồng mãi mãi chỉ là một lời hô hào suông, không có thực chất.

4/ Thoát Cộng dễ hay khó?

- Sẽ quá khó, quá gay go, nếu Đảng Cộng sản cứ ôm lấy vinh quang quá khứ và lợi quyền hiện tại khiến cho Đảng ngày càng xa dân, đối lập với dân, mỗi động tác dân chủ hóa, dẫu còn ở mức độ “cải lương” thôi cũng đã là một cuộc cọ xát nảy lửa, đã xảy ra bắt bớ cầm tù, nói gì đến sự đổi mới thể chế, đổi mới hệ thống?

- Nhưng không, sẽ vô cùng dễ dàng nếu Đảng biết “tự vượt qua mình”, lấy lợi ích dân tộc trên hết mà vượt trên quá khứ, chuyển sang nền dân chủ đa nguyên như các nước tiên tiến thì Đảng có mất chỉ mất cái danh hão mà được tất cả. Chẳng những không ai chỉ trích quá khứ nữa làm gì, mà các vị cầm quyền còn được nhân dân yêu quý và biết ơn thật sự, không còn tình trạng “thấy mặt là tắt tivi” như bấy lâu nay. Về tinh thần đã thanh thỏa như vậy, về vật chất cũng cơ bản được đảm bảo; có phải nhân dân đã từng bắn tiếng rằng nếu người lãnh đạo biết đổi mới để cứu nước, thoát Hán thì dân sẵn sàng độ lượng cho tận hưởng bổng lộc đấy thôi? Triển vọng xán lạn ấy có thể lắm chứ, sao lại không?

Quả bóng cứu dân cứu nước hiện đang trong chân người cầm quyền, dân rất mong mỏi những người cầm quyền biết xử lý thông minh, khôn ngoan, ích nước lợi nhà. Chỉ trừ trường hợp chẳng may, đợi mãi, vô vọng (chẳng hạn như tiền đạo họ Phùng cứ sút mãi bóng vào lưới nhà) thì tất nhiên dân phải đứng dậy giành quả bóng về chân mình mà xử lý theo đúng ý nguyện của dân, để “nâng thuyền hay lật thuyền” như quy luật của muôn đời mà Nguyễn Trãi đã diễn tả bằng một hình ảnh lưu danh bất hủ…

H.S.P. (2-6-2014)

Tác giả gửi BVN.

——

Lấy lại Hoàng Sa: Những điều bất khả thi
Dương Danh Huy, nhà nghiên cứu về Biển Đông

H10

Kỷ niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa đã nhắc lại vết thương mất lãnh thổ chưa lành của người Việt.

Vết thương đó đã đem lại nhiều bức xúc trong 40 năm qua, và đã có một số ý tưởng cho việc giành lại Hoàng Sa hoặc củng cố lập luận pháp lý của Việt Nam.

Nhưng trong số đó có một số ý tưởng không khả thi:

1: Kiên trì đàm phán với Trung Quốc.

Trung Quốc chủ trương không đàm phán về chủ quyền đối với các đảo Trường Sa. Đối với Hoàng Sa, Trung Quốc còn không công nhận là có tranh chấp. Hiện nay không có việc đàm phán cho vấn đề chủ quyền đối với đảo, do đó ý tưởng kiên trì đàm phán về vấn đề chủ quyền đối với đảo là kiên trì trong một việc không hiện hữu, và sẽ không đi đến đâu.

Giả sử các bên trong tranh chấp có đàm phán về chủ quyền đối với đảo đi nữa, cũng khó mà Trung Quốc sẽ trả dù chỉ là một phần các đảo Hoàng Sa cho Việt Nam. Ở Trường Sa, nếu có đàm phán, không nước nào sẽ chấp nhận mình không được đảo nào. Khó có chính phủ Philippines, Trung Quốc hay Việt Nam nào dám đối đầu với dư luận trong nước của họ để chấp nhận không giành được phần lớn các đảo. Vì vậy, dù các bên có kiên trì đàm phán thì cũng khó giải quyết tranh chấp đảo.

Việc đưa tranh chấp đảo cho một tòa án quốc tế phân xử sẽ là khách quan nhất. Nó cũng là một lối thoát để cho các chính phủ đi đến một giải pháp trong khi tránh búa rìu dư luận trong trường hợp giải pháp đó không được như yêu sách ban đầu.

2: Đơn phương kiện Trung Quốc như Philippines

“Việc kiện Trung Quốc về chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa là rất khác với việc Philippines kiện Trung Quốc.”

Việc kiện Trung Quốc về chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa là rất khác với việc Philippines kiện Trung Quốc.

Việc Philippines có thể đơn phương kiện Trung Quốc là dựa trên việc thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS cho phép Tòa thụ lý một số vấn đề liên quan đến việc giải thích UNCLOS cho tranh chấp biển và thềm lục địa, mặc dù Trung Quốc đã bảo lưu theo Điều 298 của UNCLOS, và cho dù Trung Quốc có vắng mặt. Nhưng những vấn đề đó không bao gồm phân xử chủ quyền đối với đảo. Vì vậy, không nước nào có thể dùng thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS để đơn phương kiện Trung Quốc về chủ quyền đối với đảo.

Bên cạnh đó, ngoài thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS hiện nay không có cách nào khác để chúng ta đơn phương kiện Trung Quốc về chủ quyền đối với đảo. Đối với vấn đề chủ quyền, Tòa chỉ có thể thụ lý nếu tất cả các bên chấp nhận thẩm quyền của Tòa.

Vì vậy, hiện nay chưa có điều kiện để ra tòa về vấn đề chủ quyền đối với đảo. Điều Việt Nam cần làm là công khai yêu cầu Trung Quốc ra tòa. Mặc dù Trung Quốc sẽ không chấp nhận, điều đó sẽ cho thế giới thấy Trung Quốc là bên sợ lẽ phải và cản trở việc giải quyết tranh chấp.

3: Tuyên bố thừa kế di sản VNCH

Hơn 70 quân nhân Việt Nam Cộng hòa đã tử trận trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa 40 năm trước

Ý tưởng này là quan điểm cho rằng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) chưa từng thừa kế chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, và bây giờ phải tuyên bố thừa kế “di sản Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)” thì mới thừa kế. Nó còn có thể bao gồm cả CHXHCNVN cần tuyên bố cắt đứt với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) để vô hiệu hóa những điều bất lợi về Hoàng Sa, Trường Sa.

Ý tưởng này không có cơ sở trong luật quốc tế.

Tòa sẽ đặt vấn đề: sau khi CHXHCNVN được thành lập như một quốc gia vào năm 1976 thì Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về nước nào? Nếu phía Việt Nam cho rằng vào năm 1976 CHXHCNVN chưa thừa kế chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng đã thừa kế khi tuyên bố thừa kế “di sản VNCH”, thí dụ như vào năm 2014, câu chuyện Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam sẽ bị kết liễu.

Lý do là nếu vào năm 1976 CHXHCNVN chưa thừa kế chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, và không những thế cho đến năm 2014 vẫn chưa thừa kế, thì chủ quyền đó sẽ rơi vào tay một trong những quốc gia khác đã đòi chủ quyền từ trước 1976.

Ý tưởng sai lầm rằng từ năm 1976 đến 2014 CHXHCNVN không có chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa có nghĩa Tòa sẽ khó tránh kết luận trong thời gian đó chủ quyền đã rơi vào tay Trung Quốc hoặc Philippines. Giả sử như năm 2014 CHXHCNVN có tuyên bố “thừa kế di sản VNCH” đi nữa, Tòa cũng sẽ khó tránh kết luận rằng đến 2014 thì chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa đã thuộc về Trung Quốc hoặc Philippines từ trước rồi, không còn để cho CHXHCNVN thừa kế nữa.

Ý tưởng sai lầm đó có nghĩa kết liễu chủ quyền Việt Nam vào năm 1976 với hứa hẹn làm cho nó tái sinh sau hơn 35 năm bằng cách tuyên bố “thừa kế di sản VNCH”, một hứa hẹn sẽ không bao giờ hiện thực

Ý tưởng đó cũng là ngược với thực tế. Trên thực tế, gần như không nước nào trên thế giới cho rằng CHXHCNVN chưa thừa kế vùng lãnh thổ hay quyền chủ quyền nào đó từ VNCH, gián tiếp qua CHMNVN, kể cả những khu vực có tranh chấp với Lào, CPC, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, thậm chí cả với Trung Quốc. Không có lý do hợp lý để cho người Việt lại cho rằng Việt Nam chưa từng thừa kế chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa.

Ý tưởng cần tuyên bố cắt đứt với VNDCCH nhằm vô hiệu hóa những điều bất lợi về Hoàng Sa, Trường Sa cũng không có cơ sở trong luật quốc tế. “Cắt đứt” với VNDCCH, một chính thể vốn không còn tồn tại, hay không là một vấn đề nội bộ của Việt Nam. Việc chủ quyền pháp lý trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về nước nào là một vấn đề luật pháp quốc tế. Luật quốc tế không công nhận việc tuyên bố cắt đứt trong nội bộ hay với quá khứ để đơn phương hủy bỏ nghĩa vụ pháp lý (nếu có) giữa các quốc gia.

Để Việt Nam ngày nay hay trong tương lai có chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, chỉ có hai trường hợp: CHXHCNVN phải có chủ quyền đó ngay từ 1976, nếu không thì Trung Quốc và Philippines phải có hành vi bị cho là từ bỏ danh nghĩa hay yêu sách chủ quyền của họ. Sẽ khó có trường hợp thứ nhì, do đó chúng ta phải chứng minh được trường hợp thứ nhất.

Ý tưởng 4: Tuyên bố hủy công hàm Phạm Văn Đồng

Công hàm năm 1958 của ông Phạm Văn Đồng vẫn còn là điều gây tranh cãi

Đây là một biện pháp bất lợi cho Việt Nam.

Hiện nay câu hỏi “CHPVĐ có gây ra nghĩa vụ ràng buộc cho CHXHCNVN liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa hay không?” là một vấn đề còn tranh cãi. Nếu Quốc hội Việt Nam chính thức tuyên bố hủy CH đó, thì tuyên bố đó có thể bị cho là gián tiếp công nhận rằng nó có gây ra nghĩa vụ pháp lý cho CHXHCNVN có cho tới ngày nó bị hủy – vì nếu nó không gây ra nghĩa vụ pháp lý nào cho CHXHCNVN thì tại sao cần hủy?

Sự công nhận gián tiếp đó là bất lợi cho Việt Nam. Hơn nữa, nếu Việt Nam gián tiếp công nhận rằng CHPVĐ đã gây ra một nghĩa vụ ràng buộc cho Việt Nam đối với Trung Quốc, thí dụ như cho đến 2014, thì luật quốc tế cũng không công nhận việc Việt Nam đơn phương hủy nghĩa vụ đó. Như vậy Việt Nam sẽ tự bước vào một cái bẫy và sẽ không thoát ra được.

***

Tóm lại, Việt Nam cần công khai yêu cầu Trung Quốc ra tòa,cũng như cần lập luận rằng CHXHCNVN đã có chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa ngay từ 1976 và CHPVĐ đã không làm cho mất chủ quyền đó vào tay Trung Quốc. Nếu không bảo vệ thành công quan điểm đó thì bây giờ có tuyên bố thừa kế, cắt đứt, hủy, cũng sẽ vô tác dụng. Nếu bây giờ tuyên bố thừa kế, cắt đứt, hủy, thì chỉ có thể phản tác dụng.

Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả, thành viên nhóm Nghiên cứu Biển Đông và có sự góp ý của Phạm Thanh Vân.

D. D. H.

Nguồn: BBC



About these ads
Share this:


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jun 4 2014, 04:38 AM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Lựa chọn nào cho Việt Nam?


Posted by adminbasam on 03/06/2014

Trần Kinh Nghị

02-06-2014

H3Những ai theo dõi diễn biến tình hình vụ giàn khoan Haiyang981 và không khí tranh luận suốt tháng nay đều không tránh khỏi cảm giác ê chề thất vọng khi nghe người đứng đầu QĐNDVN phát biểu tại Hội nghị Sangri-la mới đây. Từ sự im lặng khó hiểu của người đứng đầu Đảng đến bài phát biểu mạnh mẽ rõ ràng của người đứng đầu Chính phủ và bây giờ là lời phát biểu “ôn hòa” đến mức nhạt nhòa của người đứng đầu Quân đội(*) đã tạo nên những cung bậc trầm bổng gây bức xúc đối với hàng triệu người Việt Nam trong và ngoài nước.




Thử hỏi giờ đây đại đa số người Việt Nam muốn gì nếu không phải là chống kẻ thù xâm lược có tên Trung Quốc? Đó không chỉ là mục đích trước mắt mà cả lâu dài. Và để đạt mục đích đó không thể không tính đến việc một lần nữa phải lựa chọn bạn/thù theo đúng nghĩa “bạn/thù là tạm thời,lợi ích quốc gia là vĩnh viễn” mà nhân loại đã đúc kết.

Đây không phải là lần đầu Việt Nam đứng trước sự lựa chọn có liên quan đến nhân tố Trung Quốc. Nếu chỉ tính từ Cách mạng tháng Tám 1945 ít nhất đã có ba lần lựa chọn – đó là a)chọn sự quay lại của quân Pháp để đuổi quân Tàu ô (Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946);b)chọn đi với ông anh cả Liên Xô bỏ ông anh hai Trung Quốc (sau 1975); và chọn “giải pháp đỏ” đi với Trung Quốc thay vì giải pháp với Mỹ và Phương Tây hoặc Liên hợp quốc để kết thúc 10 năm sa lầy ở Camphuchia.

Tù binh TQ bị bắt trong cuộc chiến biên giới 2-1979

Khách quan mà nói, hai trong ba lần lựa chọn đó Việt Nam đã chọn nhầm và đã phải trả giá bằng những thiệt hại vô cùng nặng nề. Đó là việc chọn Liên Xô thì mất Trung Quốc để rồi không tránh được cuộc chiến tranh biên giới 1979; và việc chọn “giải pháp đỏ” với Trung Quốc thì mất thế giới để cuối cùng vẫn mất cả chì lẫn chài trong canh bạc Campuchia.

Lịch sử lại lặp lại khi giờ đây đất nước một lần nữa phải lựa chọn. Biết nói thế nào nhỉ, đành ví nó giống như một người đàn bà sau mấy lần trót dại liệu giờ đây có đủ khôn ngoan và thực dụng để chọn lấy một người đàn ông cho quảng đời còn lại của mình(?) Sự lựa chọn này do đó quan trọng biết bao! Hy vọng rằng người đàn bà bất hạnh Việt Nam lần này sẽ không sai lầm một lần nữa.

Lâu nay có rất nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam phải “đi với Mỹ”, nhưng cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng phải giữ gìn quan hệ anh em với Trung Quốc vì nhiều lý do như truyền thống lâu đời, cùng hệ tư tưởng, và thế trời thế đất buộc phải thế(!?), v.v… Đồng thời cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng không nên đi với ai cả mà cứ đứng giữa đi dây miễn là giữ thăng bằng thật khéo!

Tuy nhiên, có lẽ không mấy ý kiến coi trọng đúng mức một điều đơn giản-đó là quan hệ thì vẫn quan hệ nhưng phải dứt khoát đoạn tuyệt với ý thức hệ tư tưởng và lột bỏ chiếc mặt nạ “anh em”, “4 tốt”, 16 chữ vàng”,”vì đại cục”… vốn là những ràng buộc vô hình khiến nhà Lãnh đạo tối cao của đất nước im lặng và ông Đại tướng thì “đi nhẹ nói khẽ” trong khi các ngành các cấp và doanh nghiệp lúng túng để xảy ra nhiều thua thiệt trong quan hệ với Trung Quốc như đã thấy trong thời gian qua. Đó cũng là nguyên nhân của hiện tượng lúc cấm lúc cho đối với hoạt động biểu tình yêu nước, đồng thời cũng là lý do của việc chần chừ chưa đưa vụ giàn khoan 981 ra tòa án quốc tế.

Lãnh đạo VN và TQ tại Thành Đô

Thiết nghĩ, từ những kinh nghiệm quá khứ áp dụng cho hiện tại, nên chăng lần này Việt nam chẳng cần nhất thiết phải tuyên bố bỏ ai, đi với ai…, mà chỉ cần thực sự dứt bỏ điều mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gọi là “hữu nghị viễn vông” với Trung Quốc. Thế là đủ. Nếu vị nào muốn nói hoặc làm điều mà họ cho là khôn khéo, mền dẻo thì họ cứ việc tự nhiên, nhưng không được phép gây bức xúc trong tình cảm của nhân dân là được. Có thể tới đây Trung Quốc sẽ rút, chưa rút thậm chí không rút giàn khoan 981 và giở bất cứ thủ đoạn nào thì người Việt Nam cũng nhất quyết không quay lại với “quan hệ hữu nghị viễn vông”. Thế là được.

Tóm lại, đã đến lúc để Việt Nam dứt khoát đoạn tuyệt với cái vòng kim cô ý thức hệ cùng những mối quan hệ hữu nghị viễn vông để có đầy đủ tư cách quan hệ bình đẳng và giải quyết mọi tranh chấp với Trung Quốc một cách hòa bình,hai bên cùng có lợi. Có lẽ đó là lựa chọn khả thi nhất đối với Việt Nam ngày nay.

—–

(*) Trích phát biểu của Đại tướng Phùng Quang Thanh tại Diễn đàn an ninh Sangri-la (phần bôi đỏ là để lưu ý).

“Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc, về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nên đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014”.

“Những vấn đề có liên quan đến hai nước thì cần giải quyết song phương”

“… trong quốc gia, hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi”.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jun 4 2014, 04:40 AM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



MỸ ĐÃ CHUẨN BỊ CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG 20 NAM RỒI
Làm sao đứa bé khoảng 10 tuổi này cõng 3 đứa em được ??? Người Lính Mỹ biết chuyện này hay không ??? Có bao giờ ai thấy 1 lính Bộ Đội giúp đở đồng bào ở vùng "bị tra tấn, bị giết hại" hay không. Chỉ vì 1 thằng Mỹ khùng ở Mỹ Lai mà chúng tuyên truyền rằng lính Mỹ toàn là sát nhân, trong khi những thằng khùng Mỹ ở Mỹ vẫn xả súng vào trường học Mỹ hoài vậy, đó là cái giá phải trả cho tự do mang vũ khí ở Mỹ (The rights to bear arms). So với nửa triệu lính Mỹ, một trung đội của William Calley (20 tới 40 lính) tàn sát 200+ thì có so bằng Xa Lộ Kinh Hoàng, Mậu Thân Huế với đồng loại của chúng hằng 5 hay 7000 mỗi lần tàn sát ???? http://chauxuannguyen.org/2014/04/19/cxn_0...oi-la-cong-san/
Làm sao đứa bé khoảng 10 tuổi này cõng 3 đứa em được ??? Người Lính Mỹ biết chuyện này hay không ??? Có bao giờ ai thấy 1 lính Bộ Đội giúp đở đồng bào ở vùng “bị tra tấn, bị giết hại” hay không. Chỉ vì 1 thằng Mỹ khùng ở Mỹ Lai mà chúng tuyên truyền rằng lính Mỹ toàn là sát nhân, trong khi những thằng khùng Mỹ ở Mỹ vẫn xả súng vào trường học Mỹ hoài vậy, đó là cái giá phải trả cho tự do mang vũ khí ở Mỹ (The rights to bear arms). So với nửa triệu lính Mỹ, một trung đội của William Calley (20 tới 40 lính) tàn sát 200+ thì có so bằng Xa Lộ Kinh Hoàng, Mậu Thân Huế với đồng loại của chúng hằng 5 hay 7000 mỗi lần tàn sát
???? http://chauxuannguyen.org/2014/04/19/cxn_0...oi-la-cong-san/
Posted on 02.06.2014 by saohomsaomai
CHIẾN TRANH THẾ KỶ 21 KHÔNG LÀM CHẾT DÂN THƯỜNG – VẬT CHẤT CÓ THỂ TIÊU HAO – TÀI SẢN CÓ THỂ MẤT MÁC -TÁC CHIẾN ĐIỆN TỬ LÀ TRÌNH ĐỘ CAO – DÙNG SÚNG PHUN NƯỚC ĐÁNH NHAU GIỮA CÁC TÀU LÀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

tka23 post-

Sau khi kết thúc cuộc đối thoại Shangri-La, các học giả và giới phân tích tỏ ra cực kỳ lo ngại về thái độ cùn, bất chấp lý lẽ của Trung Quốc khi bị cộng đồng quốc tế chỉ trích. Họ cho rằng, nếu Trung CỘNG không sớm dừng lại việc gây hấn thì sớm muộn cũng sẽ va chạm với Mỹ trên biển.

Chuẩn bị trên biển
“Mặc dù tất cả các cuộc nói chuyện hòa bình đều tỏ ra quan tâm lẫn nhau và tránh xung đột. Thế giới có rất nhiều kiểu nói chuyện tương tự như vậy trước chiến tranh xảy ra và tôi hy vọng nó dừng lại trước chiến tranh”, giáo sư Robert Ayson nghiên cứu chiến lược tại đại học Victoria tại New Zealand, cho biết.
Trên thực tế, chính Trung Cộng đang gây sóng gió trong khu vực khi đơn phương đặt giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đâm chìm thuyền ngư dân Việt Nam.

Nhiều quan chức tại hội nghị cho biết những vụ va chạm nhỏ giữa Trung cộng và các nước láng giềng có thể châm ngòi thành cuộc đụng độ hải quân Mỹ – Trung trong tương lai gần. Nước Mỹ không bị động trong trường hợp có chiến tranh xảy ra và họ đã có kế hoạch sẵn cho chuyện này.
Hồi tháng 3.2014, các cựu quan chức tình báo Mỹ đã cảnh báo rằng Edward Snowden (một nhân viên cũ của CIA đang tị nạn tại Nga) có thể tiết lộ kế hoạch chiến tranh của Mỹ với Trung cộng . Điều này cho thấy Mỹ luôn đề ra những phương án chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất với sự trỗi dậy của Trung cộng .

images?q=tbn:ANd9GcQxk_Z9rM7lYm0_qn28Ys1RZL2Jgrg5-39Hxj3ygkFAdNXUev10Pg
Ông Marshall được các đời tổng thống Mỹ trân trọng
Tờ Washington Post cho biết trong Lầu Năm Góc – trụ sở Bộ quốc phòng Mỹ có một văn phòng nhỏ dành cho Andrew Marshall, một ông cụ 91 tuổi. Ông cụ này là một “nhà tương lai học”, một người có tầm nhìn xa rất được các đời tổng thống Mỹ tín nhiệm.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, nhiệm vụ chính của Marshall trong hơn 2 thập kỷ qua là nghiên cứu về một cuộc chiến chống lại Trung cộng ngày càng hung hăng và nguy hiểm hơn với nước Mỹ.

Sẽ đánh trận trên không và trên biển
Ông Marshall phủ nhận các cáo buộc cho rằng Lầu Năm Góc quá chú trọng vào viễn cảnh đối đầu quân sự với Trung cộng . Nhà chiến lược 91 tuổi cho biết: “Công việc của tôi là phải sẵn sàng các kế hoạch cho hoàn cảnh tồi tệ nhất trong tương lai”.
“Không ai biết khi nào và tại sao lại chiến tranh. Nhưng nếu nó xảy ra thì phải đánh nhau trên không hay trên biển”, Marshall lập luận. Triết lý chiến tranh của người Mỹ là không bao giờ được để bom rơi trên đất Mỹ. Do vậy, khi Mỹ tham chiến trong cả 2 cuộc thế chiến thứ nhất và thứ hai thì cũng không có quả bom nào rơi trên đất Mỹ.

images?q=tbn:ANd9GcTZv2RVRqBzS4I5uaXIKA2r_NigLtEzhDbq5MOMba0JbncSYFmk
Thế cờ đã lên, khó lùi bước được
Một cuộc chiến tranh trên bộ lúc này là quá nguy hiểm với Mỹ vì quá tốn kém tiền bạc, của cải, sinh mạng và ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế. Nếu muốn chiến tranh với Trung cộng thì chiến trường sẽ là trên biển và trên không. Một cuộc chiến như vậy sẽ giúp phân rõ thắng bại về tiềm lực và trình độ quân sự của 2 nước mà không làm ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế và sinh mạng của người dân trên đất liền.

Cũng vì lý do đó, Mỹ trong thời gian gần đây tập trung phát triển rất mạnh cho hải quân và không quân. Chỉ vài tháng gần đây, hải quân và không quân Mỹ đã đề ra 200 sáng kiến và chúng được chuyển đến văn phòng của Marshall. Các sáng kiến đó liên quan đến vũ khí dành cho hải quân và không quân hay các đề nghị tăng cường sự phối hợp giữa 2 lực lượng này.
Ông Marshall cũng cho rằng Trung cộng nhận ra được sự phát triển của hải quân và Không quân Mỹ sẽ ảnh hưởng đến giấc mộng siêu cường của Trung cộng . Thời gian qua, Trung cộng cũng tập trung phát triển các loại vũ khí chống tàu trên biển và vũ khí phòng không như để chống lại sự phát triển quân sự của Mỹ.
“Khi hai bên cùng chạy đua phát triển vũ khí thì một cuộc chạm trán là điều không thể tránh khỏi. Sớm muộn Mỹ và Trung cộng sẽ có một cuộc so tài trên không và trên biển để xác định ai là người trên cơ”, ông Marshall phân tích.
TỔNG HỢP


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jun 4 2014, 04:43 AM
Bài viết #4


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



16 sự thật ít người biết về Trung Quốc

(Dân trí) - Một nửa số lợn của thế giới tập trung ở Trung Quốc, hơn 30 triệu người dân nước này phải sống trong hang, tổng tài sản ròng của 20 người giàu nhất Trung Quốc lớn hơn cả GDP Hungary…
Dưới đây 16 sự thật không phải ai cũng biết về Trung Quốc do trang Business Insider tập họp và giới thiệu:

20 triệu cây tre, gỗ bị đốn hạ mỗi năm để đáp ứng nhu cầu đũa của Trung Quốc

16 sự thật ít người biết về Trung Quốc
Trung Quốc sử dụng khoảng 80 tỷ đôi đũa dùng 1 lần mỗi năm. Những cây tre, gỗ bị đốn để làm loại đũa này thường vào khoảng 20 năm tuổi.

Tổng chiều dài đường sắt của Trung Quốc có thể quấn hơn 2 vòng quanh trái đất

16 sự thật ít người biết về Trung Quốc
Tổng chiều dài đường sắt đang hoạt động ở Trung Quốc đạt 93.000 km. Trong khi đó, chu vi của trái đất là 40.075 km.

Trữ lượng than đá của Trung Quốc có trọng lượng bằng 575 triệu con cá voi xanh cộng lại

16 sự thật ít người biết về Trung Quốc
Với 115 tỷ tấn, dự trữ than đá đã được phát hiện của Trung Quốc lớn thứ ba thế giới. Trong khi đó, một con cá voi xanh, loại động vật lớn nhất thế giới đương đại, nặng khoảng 200 tấn. Trung Quốc chiếm 46% sản lượng than toàn cầu và 49% tiêu thụ than toàn cầu.

Trong vòng 2 năm, Trung Quốc sản xuất nhiều xi măng hơn Mỹ trong cả thế kỷ 20

16 sự thật ít người biết về Trung Quốc
Trung Quốc là nước sản xuất xi măng lớn nhất thế giới và tiêu thụ khoảng 60% lượng xi măng toàn cầu.

Hút thuốc lá khiến 1 triệu người Trung Quốc chết mỗi năm

16 sự thật ít người biết về Trung Quốc
Con số này lớn hơn dân số của toàn bộ đảo Cyprus (khoảng 865.000 người). Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, đến năm 2050, hút thuốc lá sẽ khiến 3 triệu người Trung Quốc chết mỗi năm.

Dự trữ khí đốt của Trung Quốc có thể tích tương đương 1,24 tỷ bể bơi Olympic cộng lại

16 sự thật ít người biết về Trung Quốc
Với 109,3 tỷ feet khối, dự trữ khí đốt đã được phát hiện của Trung Quốc lớn thứ 13 thế giới. Một bể bơi Olympic có thể tích khoảng 88.000 feet khối.

Lượng tiêu thụ mỳ ăn liền hàng năm của Trung Quốc đủ để nuôi toàn bộ người dân Algeria 3 bữa mỗi ngày trong vòng 1 năm

Năm 2011, Trung Quốc tiêu thụ 42,5 tỷ gói mỳ ăn liền. Dân số của Angeria là 38,7 triệu người.
Năm 2011, Trung Quốc tiêu thụ 42,5 tỷ gói mỳ ăn liền. Dân số của Angeria là 38,7 triệu người.

Lượng thịt lợn mà người Trung Quốc ăn hàng năm nặng bằng 5.200 tháp Eiffel cộng lại

Năm 2011, Trung Quốc tiêu thụ 42,5 tỷ gói mỳ ăn liền. Dân số của Angeria là 38,7 triệu người.
Trung Quốc tiêu thụ 52 triệu tấn thịt lợn trong năm 2012 và 51,6 tấn thịt lợn trong năm 2011. Tháp Eiffel nặng 10.000 tấn.

20 người giàu nhất Trung Quốc có tổng giá trị tài sản ròng 145,1 tỷ USD, lớn hơn GDP của Hungary

GDP danh nghĩa của Hungary là 124 tỷ USD.
GDP danh nghĩa của Hungary là 124 tỷ USD.

Hơn 30 triệu người Trung Quốc phải sống trong hang. Con số này lớn hơn dân số của Saudi Arabia

Nhiều người Trung Quốc sống trong hang tập trung ở tỉnh Thiểm Tây.
Nhiều người Trung Quốc sống trong hang tập trung ở tỉnh Thiểm Tây.

Khoảng 8 tỷ đôi tất “ra lò” mỗi năm ở Datang, Trung Quốc, nơi được xem là “thành phố tất”.

Tỷ lệ tự tử của Trung Quốc cao gấp đôi của Mỹ

Tỷ lệ tự tử của Trung Quốc cao gấp đôi của Mỹ

Tỷ lệ tự tử của Trung Quốc vào khoảng 22,2/100.000 người, so với 10,3/100.000 người của Mỹ.
Tỷ lệ tự tử của Trung Quốc vào khoảng 22,2/100.000 người, so với 10,3/100.000 người của Mỹ.

Diện tích của Trung Quốc gần bằng Mỹ lục địa, nhưng Trung Quốc chỉ có 1 múi giờ

Tỷ lệ tự tử của Trung Quốc vào khoảng 22,2/100.000 người, so với 10,3/100.000 người của Mỹ.
Giờ chuẩn Bắc Kinh là múi giờ duy nhất của Trung Quốc. Trung Quốc từng có 5 múi giờ, nhưng vào năm 1949, nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông quyết định hạ xuống còn 1 múi giờ để thúc đẩy sự đoàn kết cả nước. Điều này đồng nghĩa với việc, ở một số vùng của Trung Quốc, mặt trời mọc khi đồng hồ đã điểm 10h trưa.

Hệ thống lương thực - thực phẩm của Trung Quốc nuôi sống được gần 25% dân số thế giới, với chỉ 7% diện tích đất canh tác toàn cầu

Tỷ lệ tự tử của Trung Quốc vào khoảng 22,2/100.000 người, so với 10,3/100.000 người của Mỹ.
Từ năm 1978 đến nay, sản lượng ngành nông nghiệp của Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần. Sản lượng gia súc thậm chí tăng 5 lần.

Chi tiêu dùng của Trung Quốc sẽ tăng gấp 3 lần trong thời gian từ nay tới năm 2020

Tỷ lệ tự tử của Trung Quốc vào khoảng 22,2/100.000 người, so với 10,3/100.000 người của Mỹ.
Chi tiêu dùng của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng từ mức 2,03 nghìn tỷ USD trong năm 2010 lên 6,18 nghìn tỷ USD vào năm 2020. Trung Quốc được dự báo sẽ là thị trường hàng xa xỉ lớn nhất thế giới vào năm 2020, với quy mô 245 tỷ USD.

Một nửa số lợn của thế giới tập trung ở Trung Quốc

Tỷ lệ tự tử của Trung Quốc vào khoảng 22,2/100.000 người, so với 10,3/100.000 người của Mỹ.
Trung Quốc là nước tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới. Bởi vậy, không có gì là ngạc nhiên khi có 475 triệu con lợn, tương đương một nửa số đầu lợn của thế giới, tập trung ở nước này.

Phương Anh
Theo Business Insider

Tầu tiêu thụ thịt và coca cola thế thì làm gì mà không sinh ra gây hấn trên biển?
Vì nó rất dương bên ngoài và âm bên trong... đúng theo luật của vũ trụ, đi ngược lại lời dạy của Đức Phật và đặc biệt tiên sinh Ohsawa;



--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jun 4 2014, 09:55 PM
Bài viết #5


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5




Đã đến lúc Việt Nam phải quyết định!


Multi flags


http://nguyentandung.org/da-den-luc-viet-n...quyet-dinh.html

Thứ hai, 02/06/2014, 09:17 (GMT+7)


(Phản đối Trung Quốc xâm lược) – Việc Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp đạo lý, bất chấp dư luận thế giới lên án, ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou-981) vào vùng biển Việt Nam. Rồi kéo theo hơn 100 tàu cỡ lớn có tàu khu trục tên lửa và tàu tác chiến nhanh, chống lưng cùng với máy bay gầm rú, hung hăng phun vòi rồng, cậy to xác húc thẳng vào các tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam… đã lộ rõ mặt thật của nhà cầm quyền Trung Quốc. Thậm chí Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đã chỉ đích danh bản chất của sự việc là hành động khủng bố.

>> “Cố tình bao biện hòng đánh lạc hướng dư luận”


>> Xây dựng hồ sơ PSSA – một biện pháp bảo vệ chủ quyền lãnh hải


>> ChinaFile: “Khiêu khích láng giềng giúp Tập Cận Bình đạt được mục đích?”


>> Bình luận giờ chính Ngọ


>> Tàu Trung Quốc hung hăng đâm hư hại nặng tàu kiểm ngư Việt Nam


Đã đến nước này thì Việt Nam buộc phải đánh bài ngửa với Trung Quốc. Việt Nam không bao giờ chống Trung Quốc khi hai bên tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Nguyên tắc quốc phòng “Ba không” đã chứng tỏ thiện chí của Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề đó. Nhưng Trung Quốc đã giẫm lên thiện chí của Việt Nam, họ biến Việt Nam thành kẻ thù khi trắng trợn xâm lược chủ quyền Việt Nam. Không còn con đường nào khác, Việt Nam phải chống lại Trung Quốc bằng tất cả mọi sức mạnh trong đó có cả việc kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế.


Khi nhà cầm quyền Trung Quốc tự lột cái mặt nạ “4 tốt” và “16 chữ vàng” trên Biển Đông, thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã mạnh mẽ tuyên bố trước báo chí quốc tế: “Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình và không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông nào đó…Có lẽ như tất cả các nước, Việt Nam chúng tôi đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế”. Tuyên bố dứt khoát, đầy bản lĩnh của Thủ tướng đã đem lại niềm tin cho hơn 90 triệu dân Việt Nam và trên 5 triệu kiều bào trên khắp thế giới.

Lời tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trước thế giới: “Chủ quyền của Tổ quốc là thiêng liêng. Không đánh đổi độc lập chủ quyền lấy thứ hữu nghị viển vông, lệ thuộc” đã đi thẳng vào trái tim yêu nước của mỗi người Việt Nam.

Cùng với những lời lên án mạnh mẽ hành vi xâm lược của phía Trung Quốc tại Biển Đông trên Hội nghị cấp cao ASEAN (Myanmar ngày 11/5) và Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á (Philippines ngày 21/5), những lời tâm huyết kể trên đã làm nức lòng hàng triệu trái tim Việt bởi đây là lần đầu tiên một trong bốn trụ cột của Lãnh đạo quốc gia công khai lên án Trung Quốc và khẳng định sẽ kiện họ ra Tòa án Quốc tế. Đồng thời thẳng thừng bác bỏ thứ “hữu nghị viển vông, lệ thuộc” mà từ những năm 50 thế kỷ trước đến nay đã trở thành xiềng xích đối với dân tộc ta.

Tiếc rằng đây mới chỉ là lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một trong các nhà lãnh đạo Việt Nam. Mặc dù đã tạo được tiếng vang lớn trong và ngoài nước, nhưng chúng ta cần phải có một Tuyên bố chính thức của người đứng đầu Nhà nước. Đáng tiếc là, không phải ai cũng hiểu điều này! Chúng ta có nghĩa vụ làm cho dân chúng hiểu để đồng lòng yêu cầu Nhà nước ra ngay một Tuyên bố chính thức lên án mạnh mẽ hành vi xâm lược của Trung Quốc và khẳng định sẽ kiện ra Tòa án Quôc tế.

Như PGS.TS Hoàng Ngọc Giao nhận xét: “Trong khi các phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ ở các diễn đàn tại Philippines thể hiện ý chí quyết tâm, bản lĩnh kiên cường của người dân thì lập trường từ Quốc hội và Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam “còn thiếu mạnh mẽ”.

Hay như lá thư của cử tri gửi Đại biểu Quốc hội viết: “Càng băn khoăn hơn khi Hội nghị Trung ương IX của Đảng lại không có một nghị quyết hay một tuyên bố nào về hành động xâm lược của Trung Quốc, gây thêm sự phẫn nộ trong dư luận về Đảng đã buông lơi ngọn cờ dân tộc. Chính vì thế, lời tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trước thế giới: “Chủ quyền của Tổ quốc là thiêng liêng. Không đánh đổi độc lập chủ quyền lấy thứ hữu nghị viển vông, lệ thuộc” đã đi thẳng vào trái tim yêu nước của mỗi người Việt Nam”.

Đã đến lúc Việt Nam phải quyết định!

Vạch trần những thủ đoạn ấy của Trung Quốc trước công luận thế giới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rõ: “Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói” không chỉ làm cho bạn bè của chúng ta trong khu vực và trên thế giới hiểu rõ quan điểm của Việt Nam mà còn là một sự giải tỏa những bức xúc trong các tầng lớp dân ta, đặc biệt là trong thanh niên, sinh viên và trí thức về sự lừa mỵ, bịp bợm của Trung Quốc về cái gọi là “bốn tốt” và “mười sáu chữ vàng” vốn từng nhan nhản trên báo chí và trong những buổi “lên lớp” của các cán bộ chuyên nghiệp được huấn luyện kỹ càng!

Không bị lừa bịp về thứ “hữu nghị viển vông“, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng công khai tuyên bố về khả năng đấu tranh pháp lý đối với Trung Quốc liên quan tới vấn đề biển Đông. Đây là một thái độ rạch ròi, dứt khoát của người lãnh đạo mà nhân dân ta mong đợi và gửi gắm niềm tin vào thời điểm nhạy cảm, khi mà Tổ quốc đang đối diện với những thách thức hiểm nghèo.

Diễn đàn chủ nhật tuần này đặt ra câu hỏi: Bước tiếp theo của Việt Nam là nên làm gì để đấu tranh với Trung Quốc về việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng biển nước ta? Các chuyên gia đều trả lời: phải kiện!

KIỆN TRUNG QUỐC – đó không chỉ là công việc của Nhà nước, Chính phủ phải làm, đó còn là mệnh lệnh của dân tộc, của nhân dân giao phó, đó là MỆNH LỆNH CỦA THỜI ĐẠI – Nhà văn Nguyễn Quang Vinh kiên quyết nói.

“Nếu chúng ta không cương quyết, hôm nay Trung Quốc cướp biển, ngày mai nhảy lên bờ. Tham vọng của Trung Quốc là không có giới hạn”, PGS.TS.LS Nguyễn Bá Diến nhấn mạnh.

Trong cuộc phỏng vấn của Bloomberg mới đây tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Việt Nam đã chuẩn bị bằng chứng cho vụ kiện phản đối tuyên bố chủ quyền vô lý của Trung Quốc tại vùng biển Việt Nam và đang xem xét thời gian thích hợp để đệ đơn kiện.

Nếu xảy ra xung đột trên Biển Đông, “sẽ không có người chiến thắng”, Thủ tướng cảnh báo, vì 2/3 giao thương đường biển toàn cầu đi qua các tuyến đường biển trong khu vực. Thủ tướng khẳng định: “Tất cả mọi người sẽ chịu tổn thất. Nền kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng và thiệt hại nghiêm trọng”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết, căng thẳng trên biển với Trung Quốc đã “gây nên một số tác động đối với một vài lĩnh vực trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam đã có những biện pháp thích hợp để đối phó”.

Sự thách thức ngặt nghèo, nguy hiểm luôn là điều kiện cho những quyết định táo bạo có tính lịch sử. “Thay đổi cách đánh” trong Điện Biên Phủ là minh chứng và chắc chắn “Thay đổi cách đánh” trong tình hình hiện nay thì đã đến lúc Việt Nam phải quyết định.


About these ads




Share this:


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Minh Vinh
bài Sep 1 2014, 07:10 AM
Bài viết #6


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 84
Gia nhập vào: 21-March 08
Từ: Đức
Thành viên thứ.: 323



Trung-quốc ngày càng ngang ngược tại Hoàng-sa và Trường-sa:
http://thucduong.vn/forums/index.php?showt...amp;#entry25032
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 06:45 PM