IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Áp nước gừng và đắp cao khoai sọ?, Kỳ diệu trị nhiều bệnh chứng...
Diệu Minh
bài Aug 11 2011, 10:31 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,049
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Phương dược áp dụng bên ngoài


Gạc thuốc, thuốc cao dán và túi chườm


Gạc thuốc là một ứng dụng trên một vài phần bề mặt của cơ thể, đó là một miếng vải len, vải flannel, nhúng vào một dung dịch lỏng và vắt khô. Gạc thuốc có thể nóng, gọi là chườm nóng hoặc có thể lạnh.

Thuốc cao hoặc thuốc đắp gồm một hỗn hợp bột nhão, ẩm, mềm, dùng trải đều lên bề mặt cơ thể hoặc đặt giữa hai lớp vải, khăn, vải mỏng và đắp lên bề mặt của cơ thể.

Túi chườm thì dùng chất liệu mạnh hơn, gói vào trong vải hoặc đựng trong túi cao su và được gọi là "áp bầu, áp chai".

501. Gạc gừng, chườm nóng gừng:

* Thành phần và dụng cụ: Gừng tươi (ảnh 15): Nếu mua với một số lượng lớn, bạn nên bảo quản như sau: vùi trong cát khô, để trong một bình đựng hoa chẳng hạn, đặt bình vào chỗ khô mát. Với cách này bạn sẽ giữ được gừng tươi lâu, nếu không có gừng tươi thì dùng bột gừng cũng được.

- Một cái nồi nặng lớn, dung tích khoảng 4 lít, có nắp đậy, nồi tráng men là tốt nhất.
- 4 lít nước.
- Một cây mài nạo.
- Hai hay ba chiếc khăn tắm dày bằng cotton.
- Một túi vải nhỏ, có thể cột chặt bởi một sợi dây luồn vào sẵn. Túi vải này chỉ để dùng riêng cho việc đắp gạc mà thôi. Nếu không có túi sẵn, bạn có thể dùng một cái khăn hay một miếng vải buộc lại bởi một sợi dây thun.
- Không bắt buộc: găng tay cao su, giấy báo cũ hoặc một miếng nhựa dẻo.

* Chuẩn bị nước gừng: Đem 4 lít nước nấu (đậy nắp), trong khi chờ nước sôi rửa sạch gừng, bỏ các nốt đen nhưng không bóc vỏ gừng. Xong nạo gừng, nạo xoay vòng nhanh hơn nạo với động tác lên xuống do các sớ gừng không làm bít lỗ cây nạo. Cần từ 100 - 140gr gừng nạo cho 4 lít nước nấu. Tỷ lượng này thay đổi tuỳ nhu cầu đòi hỏi hay không. Và 1 phần tuỳ loại gừng cho nước nhiều hay ít. Nếu bạn không có gừng tươi thì chỉ cần (30 - 40gr bột gừng cho 4 lít nước, kế đó cho bột gừng vào túi vải cho thẳng gừng vào nước nấu, sẽ không sạch và không an toàn do những mẫu nhỏ gừng nạo hay bột gừng dính bám vào da có thể làm rát bỏng. Nhúng rướt túi vải trước rồi mới cho gừng vào túi. Cột chặt túi lại. Nếu không có túi, bạn có thể dùng vải cotton và cho gừng vào giữa vài ba lớp vải rồi gấp lại như cái túi nhỏ và cũng thắt chặt túi lại bằng dây hay dây cao su, sao cho vải đừng ép chặt vào gừng, cốt để cho nước lưu thông được vào trong.

Lúc này, nước có thể đã vừa sôi. Trước hết vặn nhỏ lửa lại cho sôi liu riu. Lúc đắp gạc gừng hoặc lúc hâm nóng nước gừng, phải cẩn thận đừng bao giờ cho nước sôi bùng. Nếu nước quá sôi, các hoạt chất trong nước gừng sẽ bị huỷ hoàn toàn.

Sau đó giở nắp nồi ra, vắt ráo nước gừng trong túi vải vào nồi trước khi bỏ luôn túi vải vào trong nước nóng. Đậy nắp lại, để sôi liu riu 5 phút. Chất lỏng đổi màu vàng và có mùi thơm gừng; nếu chưa thơm, dùng đũa, muỗng gỗ khuấy ép túi vải vào nồi vài lần. Tắt lửa khi thấy đã được, mở nắp nồi. Trong thời gian bạn đắp gạc gừng, nước sẽ nguội dần. Để có tác dụng tốt, phải áp gạc thật nóng nên bạn phải hâm nóng lại hoặc thêm nước nóng vào. Bạn cũng có thể dùng một lò điện nhỏ để hâm nóng nước gừng khi đắp gạc, tuy nhiên không nên dùng lò điện để nấu thức ăn hay nước uống, mà duy chỉ dùng trong trường hợp này.

* Nước gừng: Nước gừng bây giờ đã sẵn sàng để đắp gạc, tuy nhiên nó còn được dùng cho nhiều mục đích khác như:

- Cho vào nước tắm, tắm toàn phần hay một phần cơ thể như ngâm mông, tay, chân.
- Dùng để kỳ cọ, lau chùi thân thể.

* áp gạc gừng: Nếu người bệnh nằm trên sàn, cẩn thận đừng làm đổ nước gừng lên sàn gỗ. Nó sẽ làm hỏng mặt gỗ. Để tránh, cần lót vài tờ báo hoặc một miếng nhựa (plastic) lên sàn. Người bệnh phải được nằm thoải mái và phần được đắp gạc phải để trần.

Bạn có thể tự đắp gạc nhưng tốt hơn nên nhờ một người bạn giúp. Nếu da tay bạn nhạy cảm hoặc phải đắp quá nhiều lần, nên dùng một găng tay.

Gấp khăn vải lại làm mấy lớp, mở nắp và nhúng phần giữa của khăn vào nước gừng, nắm giữ 2 đầu khăn.

Giở khăn lên và vắt nước thừa vào nồi, qua kinh nghiệm, bạn sẽ làm tốt việc này do không thể vắt khô quá hay còn quá nhiều nước trong khăn mới có kết quả tốt được. Đậy nắp lại.

Bây giờ trải khăn ra, nước sẽ bốc hơi và rồi gấp lại đủ rộng cho chỗ cần đắp và đắp trực tiếp xuống vùng được điều trị (ảnh 18). Nó phải đủ nóng và chịu đựng được. Bạn có thể thử trước bằng cách đưa khăn nóng qua gần trước mặt của bạn, nếu bạn chịu được vậy là khăn không nóng lắm. Phải cẩn thận đừng làm nóng vùng da đắp gạc. Do vì có nhiều vùng khó bị bỏng như vùng lưng và nhiều vùng khác lại rất dễ bị bỏng như vùng ngực, bụng, cơ quan sinh dục.

Hình 18
Chúng ta phải xác định là việc đắp gạc không nhằm làm bỏng da nhưng phải đủ nóng có thể chịu được. Nếu vùng da được điều trị quá rộng, bạn phải ngay lập tức áp một chiếc khăn nóng thứ nhì lên trên chiếc thứ nhất rồi phủ lên trên một khăn tắm khác để giữ hơi. Một vài người cho rằng nên phủ lên băng gạc một miếng cao su, nhựa hay plastic sẽ giữ được hơi nóng lâu hơn. Thật ra đó là một điều tệ hại, nó sẽ làm mất tác dụng của gạc gừng, trong vài trường hợp, nó sẽ làm xấu thêm cơn bệnh. Chúng tôi sẽ giải thích ở phần sau.

Áp dụng kỹ thuật này bạn sẽ giữ nóng được từ 3 đến 10 phút. Để làm tăng tác dụng của gạc gừng, có lời khuyên nên xoa bóp nhẹ lên cơ thể xuyên qua gạc, chúng tôi không nghĩ thế, do xoa bóp thêm chỉ làm khó chịu hoặc gây đau đớn mà thôi, trừ phi bệnh nhân cảm thấy cần thiết hoặc nếu do đã bớt nóng, bạn nên thay một khăn gạc nóng khác ngay. Trung bình cứ 3 đến 4 phút thay một khăn gạc mới.

* Thời gian điều trị: Bạn cứ thay luân phiên khăn gạc cho đến khi da có màu đỏ sậm, mất khoảng từ 20 đến 30 phút, như vậy là phải thay từ 5 đến 10 lần khăn gạc. Vài trường hợp phải tiếp tục lâu hơn. Để trị các bệnh kinh niên mãn tính 20-30 phút là đủ, còn đối với các bệnh cấp tính đòi hỏi nhiều thời gian hơn như cơn suyễn, sỏi thận chẳng hạn.

* Sau khi điều trị: Sau khi điều trị tất cả khăn phải được giặt sạch và phơi khô xong, phải để riêng khăn này và chỉ dùng dành để đắp gạc.

Nước gừng đắp xong chỉ còn hiệu nghiệm trong 2 đến 3 giờ. Nếu cần áp gạc 2 đến 3 lần trong một ngày khi bệnh nghiêm trọng, bạn phải chuẩn bị gừng tươi đủ dùng. Đối với bệnh nhẹ, bạn có thể dùng lại nhiều lần nước gừng đã sử dụng trong 1 ngày (24 giờ), nhưng qua ngày sau phải nấu nước gừng mới; tuy nhiên đừng bỏ nước cũ, hâm nóng lại để pha vào nước tắm hoặc ngâm chân (có thể dùng nước nóng không cũng đủ) rửa sạch chân bằng xà phòng trước khi đi ngủ và bạn sẽ có một giấc ngủ ngon. Buổi sáng dùng nước gừng đã sử dụng để chà xát kích thích cơ thể tốt.

* Mục đích và tác dụng của gạc gừng: Mục đích chính của gạc gừng là làm tăng lưu thông máu và các chất lỏng ứ đọng, những loại này gây ra đau đớn, viêm sưng hoặc co cứng.

Về phương diện năng lượng, chúng ta có thể diễn tả mục đích đó như sau: nó làm tăng nhanh sự trao đổi năng lượng và thiết lập lại bằng một năng lượng tốt trao đổi giữa cơ thể và môi trường xung quanh. Từ đó nếu chúng ta dùng tấm phủ trên cùng bằng cao su hay plastic sẽ ngăn cản sự trao đổi năng lượng, và nó cũng dẫn đến một tình trạng xấu hơn cho nơi mà ta muốn làm nhẹ đi.
Trong trường hợp này sức nóng của gạc thúc đẩy năng lượng tại chỗ, nhưng sự trao đổi của nó với môi trường xung quanh thì bị ngăn bít bởi lá chắn bằng cao su hay nhựa (plastic).

* Những tác dụng của gạc gừng gồm:

1. sức nóng (rất dương): Sức nóng mãnh liệt làm giãn nở mạch máu (cực dương sinh âm) và như thế nó kích động các chất lỏng. Sức nóng còn làm tan hoặc làm mềm các chất nhầy và mỡ tích tụ chồng chất và làm vỡ các kết tủa của khoáng chất. Hơn nữa, hơi nóng lại thấm sâu vào cơ thể, vậy có thể ảnh hưởng tận bên trong, ngay cả các cơ quan rắn chắc như thận, gan hoặc phổi.
2. gừng (rất âm): Do âm tính gừng dễ dàng thấm sâu vào cơ thể (chúng tôi ghi nhận được mùi gừng trong hơi thở của bệnh nhân khi đang được điều trị gắp gạc gừng tại thận). Do tính năng âm, gừng làm tan đi những ứ đọng âm như chất nhầy và mỡ tích tụ (khử âm). Hơn nữa, gừng còn tạo tuần hoàn tại chỗ do làm nở mạch máu: gừng rất âm nhưng không âm như các chất làm co thắt, do vậy không gây phản ứng đối nghịch.

Từ kết quả của hai tác dụng, các chất lỏng quánh đặc bắt đầu loãng ra, các chất trầm tích khởi sự tan rã, các loại tù đọng hoạt động lại rồi dần dần các mô được lọc sạch và được nuôi dưỡng bằng dòng rõ rệt làm giảm triệu chứng, nên nhớ là nó không làm mất đi nguồn gốc gây bệnh.

* Chống chỉ định: Các tình trạng không được đắp gạc gừng:

Trên thực tế gạc gừng rất dương, rất nóng, cái âm của gừng giúp hơi nóng khuếch tán tốt hơn, nhưng không đủ trung hoà cái dương của sức nóng. Do vậy, thật sai lầm khi áp gạc gừng trong tình trạng có đặc tính dương.

1. Không bao giờ dùng gạc gừng cho phần đầu (rất dương). Trong trường hợp đau đầu do viêm xoang có thể đắp nhẹ gạc lên vùng mặt hoặc rửa bằng nước gừng ấm.

2. Không dùng cho trẻ con và người già (đều rất dương).

3. Không áo lên vùng bụng dưới của thai phụ (vùng này rất dương vào thời kỳ này).

4. Không dùng gạc gừng cho bệnh viêm ruột thừa, nhiễm độc bởi viêm phổi. Cả 2 tình trạng này đều phát sinh do tiêu thụ quá nhiều thức ăn dương (thịt, trứng, gà vịt, phó mát).

5. Không bao giờ dùng khi đang sốt cao (rất dương). Phải làm hạ sốt trước đã.

6. Cuối cùng đặc biệt nhất nên ghi nhớ: không bao giờ áp gạc gừng vào các bướu ung thư quá 5 phút. Nếu việc này cứ lập đi lập lại, nó sẽ làm tăng sự biến dưỡng và nhân rộng cùng làm hoạt hoá tế bào ung thư. Kết quả là làm lớn và lan nhanh các tế bào ung thư. Ngoài ra, nếu chỉ áp gạc gừng với thời gian dưới 5 phút thì vô hại và đôi khi cần thiết (xem cao khoai sọ số 502).

* Lợi ích của gạc gừng:

1. Gạc gừng chữa trị rất có hiệu lực. Trong đông y dân gian, người ta đã biết dùng hàng ngàn năm nay. Hãy áp dụng cho bạn và người khác và bạn sẽ rõ năng lực của nó.

2. Việc điều trị bằng gạc gừng không đòi hỏi chuyên gia. Tác dụng của nó cũng đạt được bởi Shiatsu, châm cứu, mai hoa châm; nhưng các phương pháp này cần phải có một chuyên gia.

3. Cho kết quả tương đối nhanh.

4. An toàn và không có phản ứng phụ như nhiều loại dược phẩm. Nhưng đừng quên học tập các chống chỉ định của gạc gừng.

5. Rẻ tiền so với dược phẩm.

6. Mặc dù chúng ta xếp nó vào loại trị triệu chứng, nhưng nó không chủ yếu diệt triệu chứng như các dược phẩm. Để giải thích, gạc gừng làm biến mất các tình trạng dưới quân bình.

7. Gạc gừng có thể dùng điều trị tại nhà, nó giúp mọi người trong gia đình biểu lộ tình thân ái săn sóc cho nhau.

* Những bất lợi của gạc gừng:

1. Nó phức tạp hơn các thuốc viên dù không như phương pháp phẫu thuật.

2. Khó thực hiện trong các cuộc đi xa, nhất là không có bạn đồng hành, đặc biệt khi ta chưa thay đổi được cách nhìn về đời sống và cách sống.

* Thời gian điều trị: Tuỳ thuộc hoàn toàn vào điều kiện, tình trạng trị liệu:

- Đối với bệnh cấp tính (như cứng cổ) thường 1 lần mỗi ngày trong 2 - 3 ngày là đủ.
- Bệnh cấp tính kèm cơn đau đớn (như cơn đau sỏi thận) đôi khi cần áp gạc trong nhiều giờ.
- Viêm bàng quang cần áp 2 - 3 lần mỗi ngày, trong nhiều ngày.
- Các u nang cần áp mỗi ngày, trong nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng liên tục.
- Các bệnh mãn tính như cơ quan suy yếu (ví như đau gan mãn tính), áp 3 - 5 ngày, ngưng vài ngày rồi cứ thế.

Có thể thay thế gạc gừng bằng cao mù tạc (xem số 505).

502. Cao khoai sọ: (ảnh 19) tên khoa học của khoai sọ là colocasia esculenta, nó là một loại củ rễ mọc ở xứ nóng.
Các bạn có thể tìm thấy nhiều loại tại chợ, nó có lá rộng, đôi khi giống như lá đại hoàng, rễ mọc chiều ngang, rễ củ ăn được, dùng với xúp tương đặc (miso), các món hầm, nitsuke, tempura... ở Hạ Uy Di món khoai sọ được gọi là Poi.

* Vật liệu và dụng cụ:

- Khoai sọ, dùng loại củ nhỏ, có lông (ảnh 19), phải còn tươi.
- Nếu không có củ tươi, có thể dùng bột khô khoai sọ (albi powder), gồm 90% bột khô khoai sọ và 10% bột gừng khô. Các loại khác rất đắt tiền và cũng chỉ có tác dụng mạnh như khoai tươi mà thôi.
- Một khăn tắm cotton.
- Băng gạc.
- Bột mì trắng.
- Gừng tươi hoặc bột gừng khô.
- Một cái nạo.

* Cách làm cao khoai sọ: Rửa khoai bỏ các lông bên ngoài, đừng gọt vỏ dầy quá. Cẩn thận nạo phần trắng của củ. Sẽ được một nền bột nhão, dính và xốp, nhớ sử dụng cái nạo mịn nhỏ. Do không phải đang làm bánh khoai, chúng ta sử dụng bột mì trắng để làm chóng ráo hơn là bột lứt. Đừng cho quá nhiều bột mì vào, nền bột khoai ướt. Nếu lỡ nhiều bột thì thêm nước vào. Bột phải có độ đặc như hồ vữa hoặc bùn.

Bây giờ thêm gừng tươi nạo, hoặc bột gừng khô, bạn sẽ được một hỗn hợp gồm 90-95% khoai sọ và 5 - 10% gừng. Đừng quên trộn gừng cho đều. Trong trường hợp bạn dùng bột khoai sọ phải thêm nước vào cho đến khi đạt yêu cầu.
Xong trải bột lên miếng vải khăn cotton ẩm, hoặc gạc sao cho bề dày lớp bột từ 1.5 - 2cm. Khối lượng khoai cần dùng tuỳ thuộc vào kích cỡ của vùng cơ thể cần điều trị và phải phủ đủ lên đều khắp.

Hình 20: Cách buộc định vị cao khoai

* Đắp cao: Trước khi đắp cao, để có kết quả tốt hơn, nên đắp gạc gừng trước từ 3 đến 10 phút (thời gian tuỳ thuộc vào tình trạng bịnh). Điều phải làm là cao khoai phải trực tiếp tiếp xúc lên da, không có lớp vải giữa khoai và da. Trên cùng, bạn có thể phủ lên thêm một lớp vải. Nếu cần thiết bạn cột chặt cao vào một chỗ với một băng vải. Điều quan trọng là khoai phải luôn tiếp xúc với da, không được xê dịch hay trượt đi trong khi đắp.

Để vậy trong 2,3 hoặc tối đa là 4 giờ đủ để khoai tác động. Sao thời gian này khoai sẽ khô và không còn tác dụng thêm. Nếu cao khô nhanh quá hãy gỡ bỏ nó đi. Tuy nhiên lúc cao khô rồi gỡ ra rất khó và có thể gây đau đớn nhất là ở những vùng có lông và tóc. Trong trường hợp này, thấm nước ấm lên lớp bột khô cho mềm ra. Sau khi lấy cao ra rồi, bạn hãy kỳ cọ lớp da với nước ấm.
Đôi khi lúc này lại cần đắp tiếp gạc gừng, đó là khi cao sọ làm khó chịu sau lúc điều trị hoặc khi cần chuẩn bị đắp thêm một lần cao sọ nữa. Sau khi điều trị bạn giặt sạch các khăn vải và đem phơi khô.

Ghi chú:

1. Đây là một loại cao lạnh, đừng dùng nước nóng chế cao, sẽ mất tác dụng.
2. Khi đắp cao sọ thường xuyên hay liên tục, bệnh nhân thường than phiền bị lạnh và đôi khi không chịu nổi nữa. Trong trường hợp này có thể cho phép phủ lên trên hết một khăn ấm hoặc muối khô rang ấm. Bạn có thể đắp xen kẽ cao khoai, hay thỉnh thoảng bằng gạc gừng cho bệnh nhân.
3. Đừng phủ tấm plastic lên trên cao, nó có thể làm loét da.
4. Cao phải đắp trực tiếp lên da. Chúng tôi được biết có người dùng cao sọ suốt tháng bằng cách gói cao lại rồi đắp lên da, nhưng như thế không có hiệu quả.
5. Tuy nhiên, người âm tính đắp cao thường bị ngứa, thường đó là do trộn quá nhiều gừng hoặc trộn gừng không kỹ, không đều. Hãy dùng ít gừng thôi. Nếu da quá nhạy cảm thì thêm chút muối vào cao, hoặc xoa dầu mè, dầu cải vào vùng ngứa, và cuối cùng là đành lót vải mỏng hoặc gạc vào giữa cao và da.
6. Da có thể trở nên sạm đen nếu áp cao kéo dài, điều đó bình thường.
7. Sau nhiều giờ cao trở nên đen.

* Mục đích và tác dụng của cao khoai sọ:

1. Cao sọ kéo chất độc và khoáng chất chết khỏi cơ thể qua đường da. Mủ chất độc, chất vô giá trị, máu đông cục dưới hình thức áp xe, bướu, vết giập... được kéo ra khỏi cơ thể bởi cao sọ. Đó là quá trình thông thoáng lỗ chân lông của da và âm chất của cao sọ có ái lực với các loại dương là cacbon tổng hợp của chất nhầy, mủ và các khoáng chất chết.
2. Gạc gừng (dương) thường áp dụng trước cao sọ: máu và các chất lỏng của mô nội vùng được kích thích tuần hoàn cao độ.
3. Cao sọ làm giảm viêm sưng và ngừa tạo viêm như đặc biệt trong trường hợp viêm sau khi va đụng hoặc bong gân. Tính âm của cao sọ giảm yếu tố dương và chính dương tính này đã thu hút nước. Do nước được phân tán sau khi đắp cao sọ, sưng viêm cũng giảm theo. Nó cũng có tác dụng làm giảm đau qua nhiều chứng minh.
4. Cao sọ còn hút nhiệt tại chỗ.

* Hướng dẫn các tình trạng có thể đắp cao sọ:
1. Đắp viêm sưng mọi loại.
a. Do chấn thương: bong gân, phỏng, gãy xương. Nếu đắp cao lập tức sẽ ngừa được viêm và đau đớn. Đắp trong nhiều ngày sự xuất huyết nội mô sẽ rút lại nhanh chóng.
b. Các viêm sưng như áp xe, nhọt, trĩ nóng, viêm ruột thừa, đau khớp, phong thấp, viêm màng phổi, đau dây thần kinh và chàm eczema đều giảm nhẹ bởi cao sọ. Nó không chỉ làm giảm đau mà đôi khi còn làm tiêu tan quá trình viêm sưng.
Đối với các bệnh nhiễm giun như quai bị, lao, phong hủi và viêm phổi, cao sọ đều hữu ích.
2. Cao sọ còn dùng chữa trị tất cả các loại bướu:
a. Bướu lành, mụn cóc, bướu xơ, u nang (trong tử cung, vú, tuyến giáp...). Trong u nang, trước hết ta nên trị bằng duy chỉ gạc gừng.
b. Ung thư (cancers): Trong ca này gạc gừng là phụ thuộc, chỉ áp đôi chút cốt để làm vùng đau dễ ảnh hưởng. Nếu đắp gạc gừng lâu quá, khối ung thư sẽ bị kích thích và lan rộng ra. Trong chữa trị ung thư bằng phương pháp dưỡng sinh, cao sọ là cách trị ngoài quan trọng hơn hết. Khối u ung thư dưới mặt da, như ung thư vú được giãn ra bởi cao: cao thu hút chất của khối u từ trong cơ thể ra bên ngoài. Sau đó, việc giải phẫu để lấy khối u tiện lợi hơn.
* Thời gian điều trị: Tuỳ thuộc vào tình trạng trị liệu. Trong ca ung thư quan trọng, phải đắp cao liên tục trong nhiều tuần. Nếu bệnh không nghiêm trọng lắm chỉ cần đắp 1,2 hay 3 lần mỗi ngày trong 1,2 hay 3 tuần. Chúng tôi đã chứng kiến bệnh u nang ở cổ tay (ganglion), vỡ ra sau 3 tuần trị liệu. Mặt khác đôi khi 1 lần trị liệu là đủ như trị bệnh trĩ chẳng hạn.

* Đắp xen kẽ:
1. Viêm và sốt cũng giảm được bởi cao diệp lục tố (số 508) hoặc cao sọ (số 506).
2. Tác dụng tẩy độc bởi cao sọ đặc biệt dùng trong điều trị áp xe, ung thư cũng đạt được bởi cao khoai (số 503) hoặc cao khoai - diệp lục (số 504).

503. Cao khoai tây: Gọt vỏ và nạo khoai tây. Nó cho ra nhiều nước và không dính như cao sọ, do đó cần trộn thêm nhiều bột mì.

504. Cao khoai tây - diệp lục: Trộn 50 - 60% khoai tây nạo và 40 - 50% rau lá xanh vò nát (như rau dền, lá củ cải (daikon), lá ngưu bàng hoặc lá bắp cải. Tốt nhất xay lá trong cối đất (suribachi). Thêm 10% bột hoặc tốt hơn nữa thêm bột khoai sọ vào nếu bạn có sẵn.

Hai thứ cao trên đắp như cách đắp cao sọ. Cả 2 thứ hiệu quả kém hơn cao sọ. Cao khoai tây + diệp lục tốt hơn cao khoai tây một chút.

505. Cao mù tạt: Đây là cách trị liệu ở Đông phương từ lâu và cũng được biết đến ở các nước phương Tây. Nó dùng để thay thế gạc gừng.

Vật liệu và dụng cụ:
- Hạt mù tạt hoặc bột mù tạt.
- Bột trắng.
- Cối đất hoặc cối ciment và chày.
- Khăn giấy hoặc giấy sáp.
- 2 chiếc khăn bàn cotton.

* Chuẩn bị: Giã nát hạt mù tạt thành bột, hoặc dùng bột mù tạt làm sẵn. Khi trị cho trẻ em thì thêm một phần bột trắng bằng phần mù tạt. Rồi thêm nước ấm vào từ từ, nhất thiết phải khuấy đều theo một chiều (rất quan trọng). Bạn sẽ được một chất kem dày không đặc mà cũng không loãng.

Xắt khăn giấy hoặc 1 miếng giấy sáp, lớn gấp 2 lần chỗ được đắp. Gấp khăn lại làm đôi. Trải bột mù tạt vào nửa bên khăn rồi gấp nửa phần khăn còn lại lên trên nền bột, xong gấp các viền khăn lại tránh cho bột khỏi rơi ra ngoài.

* Áp cao: Phủ lên trên vùng điều trị một khăn cotton, để khăn giấy có mù tạt lên trên khăn. Trên hết lại phủ 1 khăn cotton khác để giữ ấm, đừng đắp thẳng khăn giấy có một mù tạt lên da ngoại trừ khi lớp giấy bọc mù tạt quá dày. Nếu mù tạt rơi ra ngoài da nó sẽ làm dơ và làm phỏng da.

Khi bạn đắp cao một mình, bạn không thấy gì lúc đầu, nhưng chỉ 1 lúc bạn sẽ cảm thấy càng lúc càng nóng hơn. Đó là mù tạt thấm dần qua khăn.

Giữ cao mãi như thế cho đến khi sức nóng cảm thấy khó chịu: mất khoảng từ 10 - 20 phút, thì gỡ bỏ ra. Bây giờ bạn thấy mà da đỏ và ấm, gần như muốn phỏng. Để rửa sạch bạn dùng khăn nhúng nước ấm lau nhè nhẹ. Đừng xoa mạnh lớp da, nếu không sẽ đau và đôi khi da còn bị rách nữa.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
BBT
bài Mar 23 2012, 05:16 PM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 183
Gia nhập vào: 9-January 12
Thành viên thứ.: 93,900



Cô ơi, cho con hỏi cái này cô trích từ sách nào vậy ạ? Để con xem mấy cái hình, con ko thấy hình ở trên này.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
BBT
bài Mar 23 2012, 07:32 PM
Bài viết #3


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 183
Gia nhập vào: 9-January 12
Thành viên thứ.: 93,900



Ah, đây là từ cuốn Y học thường thức trong gia đình. Ngay giờ con toàn để ý món ăn ko à, h mới thấy, đúng là si thật sad.gif(
Go to the top of the page
 
+Quote Post
HoaTraiTim
bài May 8 2017, 11:58 AM
Bài viết #4


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 526
Gia nhập vào: 10-September 08
Thành viên thứ.: 991

















Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th April 2024 - 03:01 AM