IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> ĂN UỐNG THEO THỰC DƯỠNG DƯỚI GÓC NHÌN CỦA CHUYỂN HÓA SINH HỌC, TS hóa. Nguyễn Thị Thu Vinh
Diệu Minh
bài Oct 3 2019, 04:19 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



ĂN UỐNG THEO THỰC DƯỠNG DƯỚI GÓC NHÌN CỦA CHUYỂN HÓA SINH HỌC


TS. Nguyễn Thị Thu Vinh

Về phương diện vật lý, một nguyên tố hóa học này có thể thay đổi thành nguyên tố khác nhờ năng lượng nguyên tử (do phân hạch hoặc kết hợp). Tuy nhiên để có sự thay đổi đó cần một năng lượng cực lớn (gấp khoảng 10 triệu lần so với năng lượng hóa học). Sau 30 năm nghiên cứu và thực nghiệm GS. Kervran và GS. Baranger đã đi đến một kết luận là các nguyên tố hóa học trong thực thể sinh học có thể biến dịch thành nguyên tố khác: Na (natri) biến thành K (Kali); K biến thành Ca (Can xi); Na biến thành Mg (Ma giê); N (Ni tơ) biến thành CO (Oxít cac bon)… trong những điều kiện rất bình thường. Điều này ám chỉ rằng những phản ứng sinh vật học được quy định bởi những định luật khác hơn các định luật được ứng dụng trong các phòng thí nghiệm vật lý hạt nhân?

Tiên sinh Ohsawa đã xem xét các thuyết đang tồn tại liên quan đến cấu trúc của nguyên tử và đề xuất một giả thuyết, được diễn đạt bởi các phản ứng kiểu mới, ở đó một sự thay đổi (trong hạt nhân của nguyên tử) luôn đồng nghĩa với sự thay thế hạt nhân hydro (H) hay hạt nhân ô xy (O). Cách lập luận này cho ta cách nhìn nhận mới về vai trò của hai nguyên tố cần thiết cho sự sống này. Dựa trên giả thuyết đó, Tiên sinh đã giải thích cơ chế và nguyên nhân của sự biến dịch sinh học. Bằng chứng của sự biến dịch sinh vật học xung quanh ta quá nhiều đến mức chúng ta không thể chối bỏ được và có thể được kiểm chứng hoặc đo lường trong những thí nghiệm đã được Tiên sinh và các nhà thực nghiệm xác nhận bằng số liệu cụ thể.

Trong cuốn “Trật tự vũ trụ”, tiên sinh Ohsawa đã cho chúng ta hiểu rằng SỰ SỐNG BẮT NGUỒN TỪ THỨC ĂN. Vì có thức ăn mà chúng ta được sinh ra, chúng ta sinh sản, chúng ta vận động, chúng ta suy nghĩ. Việc thực phẩm được ăn vào đúng cách và được tiêu hóa kỹ lưỡng và hoàn toàn là rất quan trọng để có sức khỏe tốt. Mặc dù phải nhìn nhận thức ăn một cách tổng thể, nguyên vẹn, nhưng để hiểu sâu hơn, dưới đây chúng tôi sơ lược vài nét về sự tiêu hóa ba thành phần chính của thức ăn mà ta ăn hàng ngày.

1. Sự tiêu hóa carbohydrat

Sự tiêu hóa nói chung gồm 2 quá trình cơ học (nhai) và hóa học (hoạt động của các enzyme). Trong khi tất cả các loại thực phẩm (protein, carbohydrate, chất béo…) bắt đầu ở miệng với quá trình cơ học của sự nhai, thì các carbohydrate tự nhiên (tinh bột, dextrin) lại bắt đầu sự tiêu hóa hóa học trong miệng. Trong miệng có enzyme amylaza gọi là enzyme nước bọt (Plyatin) do tuyến nước bọt tiết ra trộn lẫn với thực phẩm trong quá trình nhai và bắt đầu chuyển hóa glycogen, tinh bột, dextrin thành các đường đôi – maltose, sau đó được chuyển hóa thành đường đơn, vì cơ thể chỉ hấp thụ được đường đơn. Enzyme amylaza hoạt động trong môi trường kiềm và bị phá hủy trong môi trường axit. Để tiêu hóa được tốt và có được sức khỏe tốt thì việc tiếp tục tiêu hóa bởi plyatin trong dạ dày là cần thiết. Việc đưa thực phẩm chứa protein vào hệ tiêu hóa sẽ gây ra việc tiết axit clohydric trong dạ dày, mà axit clohydric lại làm phá hủy hoạt tính của anzyme amylaza, quá trình thủy phân bằng axit clohydric sẽ thay thế. Nếu axit clohydric được duy trì lâu sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa carbohydrate thành đường đơn, nó sẽ bị thải ra ngoài trước khi được chuyển hóa.

Các thực phẩm chứa axit như cà chua, dâu, cam, bưởi, chanh, dứa, các loại quả chua và dấm cũng giống như axit clohydric là phá hủy các enzyme chuyển hóa tinh bột – plyatin, kìm hãm sự tiêu hóa tinh bột. Để tiêu hóa được tốt và có tình trạng sức khỏe tốt thì không nên ăn các thứ có axit cùng với tinh bột. Tóm lại đối với việc tiêu hóa tinh bột thì việc ăn lẫn với protein, axit, nước và các chất lỏng khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc chuyển hóa bởi các enzyme nước bọt – plyatin. Khi nguồn cung của carbohydrat bị thiếu hụt thì các chất béo sẽ được chuyển hóa thành carbohydrat, ngược lại khi carbohydrat bị dư thừa thì nó lại được chuyển hóa thành chất béo dự trữ ở dạng các mô mỡ. Các vitamin nhóm B, khoáng chất can xi đóng vai trò điều phối sự chuyển hóa carbohydrat. Tuy nhiên việc uống các vitamin dưới dạng chất bổ sung như thường gọi là các sản phẩm thực phẩm chế biến được làm giàu vitamin không thể thay thế tình trạng tự nhiên của nó có trong thực phẩm nguyên vẹn. Các vitamin nhóm B cũng sẽ bị thiếu hụt (và không được cơ thể tổng hợp) nếu con người có sử dụng các loại thuốc, đặc biệt như thuốc điều chỉnh sự sinh sản, các đồ uống có cồn, các chất kháng sinh. Các loại thuốc khác cũng làm thiếu hụt nguồn cung hoặc gây trở ngại cho việc tổng hợp vitamin nhóm B trong ruột.
Trong quá trình sản xuất gạo, việc tách vỏ trấu dễ làm hạt gạo biến đổi giá trị dinh dưỡng. Việc xát trắng, đánh bóng hạt gạo làm phá hủy 67% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6 và làm mất đi 50% mangan, 50% phốt pho, 60% sắt cũng như mất hầu hết các chất xơ và các loại axit béo. Giống như các vitamin nhóm B, can xi cần thiết cho sự chuyển hóa carbohydrat. Khi can xi có mặt đồng hành với carbohydrat trong thực phẩm nguyên vẹn thì không có vấn đề gì. Nhưng với các loại thực phẩm tinh chế ngày nay đang được tiêu thụ nhiều, thiếu can xi trong những thực phẩm này tạo nên vô số các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đường tinh luyện, gạo xát trắng, bánh mì, các ngũ cốc và mì đóng gói sẵn… đã bị mất can xi trong quá trình chế biến và tinh chế. Can xi sẽ được lấy từ xương, răng để đáp ứng nhu cầu của khoáng chất quan trọng này trong chuyển hóa carbohydrat. Các bệnh sâu răng, loãng xương và các bệnh về xương khác là kết quả thiếu can xi.

2. Sự tiêu hóa protein

Protein là một trong 3 thành phần thực phẩm cũng giống như hai thứ khác là carbohydrat và chất béo. Protein là thành phần phức hợp của C, H, N, O và một phần nhỏ S, P. Protein cần thiết cho cơ thể vào hai việc là phát triển (lớn lên) và sửa chữa/thay thế các tế bào. Protein không cần cho việc sinh năng lượng của cơ bắp, cho các hoạt động tăng cường hay là nguồn dự trữ năng lượng. Trong cơ thể người có hơn 100.000 loại protein khác nhau. Tất cả các protein được cấu tạo bởi các axit amin. Protein là chuỗi các axit amin nối với nhau, tạo thành cấu trúc. Vậy giá trị cơ bản của protein là nằm ở chỗ thành phần các axit amin. Nghiên cứu đúng đắn về protein là nghiên cứu vai trò dinh dưỡng của protein bằng cách hiểu cặn kẽ về các axit amin. Cơ thể không thể hấp thụ được protein ở dạng nguyên thủy như khi chúng ta ăn vào. Chúng phải được tiêu hóa, cắt nhỏ thành các axit min thành phần. Cơ thể có thể sử dụng các axit amin để xây dựng protein mà nó cần. Cơ thể có thể sử dụng protein làm năng lượng cho hoạt động vật lý, nhưng bằng cách chuyển hóa protein thành carbohydrat. Điều này được thực hiện khi cơ thể thừa protein hoặc thiếu carbohydrat.

Thuật ngữ protein ngoại sinh là để chỉ protein được tạo thành từ nguồn do ăn uống từ ngoài vào. Protein nội sinh là các protein không đi từ thức ăn do ta ăn vào mà được tổng hợp ngay trong cơ thể, ví dụ như từ các chất protein phế thải. Các protein nội sinh là nguồn quan trọng của các axit amin, trong đó có đến 2/3 nhu cầu về protein của cơ thể được cung cấp thông qua protein nội sinh mà không phải là nguồn ngoại sinh do thức ăn. Từ việc tiêu hóa các protein trong thức ăn và từ việc tái sinh các protein phế thải, cơ thể có tất cả các axit amin khác nhau luân chuyển trong máu và hệ thống bạch huyết. Khi tế bào cần các axit amin này chúng sẽ được lấy tương ứng từ máu và bạch huyết. Sự luân chuyển liên tục của các axit amin có thể cung cấp cho cơ thể gọi là bể dự trữ axit amin. Bể chứa axit amin rất quan trọng trong việc hiểu vì sao protein hoàn chỉnh (từ thịt) là không cần thiết trong ăn uống.

Nguồn dự trữ axit amin giống như một ngân hàng luôn mở cửa 24/24 giờ. Gan và các tế bào luôn gửi vào hoặc lấy ra các axit amin, phụ thuộc vào nồng độ các axit amin trong máu. Khi lượng axit amin cao, gan sẽ hấp thụ và dự trữ chúng cho đến khi cần. Khi mức axit amin trong máu giảm do các tế bào lấy đi, gan sẽ lấy chúng từ nguồn dự trữ và cho luân chuyển vào máu. Các tế bào cũng có khả năng dự trữ axit amin. Nếu lượng axit amin trong máu giảm, hoặc một số tế bào cần dùng một loại axit amin đặc biệt nào, các tế bào cũng có khả năng lấy chúng từ nguồn dự trữ đưa vào luân chuyển. Các tế bào có thể chuyển hóa ngược các protein của chúng thành axit amin và gửi vào nguồn dự trữ.

Điểm quan trọng để hiểu về nhu cầu protein là không nhất thiết để tất cả 8 axit amin cần thiết phải có mặt trong 1 thực phẩm hoặc trong 1 bữa ăn để nhận đủ nhu cầu protein của cơ thể. Bể chứa axit amin hoạt động như nguồn cung cấp các axit amin cần thiết bị thiếu từ các protein không hoàn chỉnh. Các thực phẩm chứa đủ 8 axit amin cần thiết ở dạng cơ thể dễ sử dụng được khuyến cáo là một số loại hạt, rau và trái cây. Đặc biệt thành phần protein trong gạo lứt rất cân bằng vì có đủ 8 axit amin cần thiết với tỷ lệ thích hợp, được coi là protein chất lượng cao nhất trong các ngũ cốc. Từ nhiều thí nghiệm của Tiên sinh và các môn đệ cho thấy có sự biến đổi từ carbohydrat thành protein và ngược lại; có thể biểu diễn đơn giản theo phương trình:
N14 ↔ C12 + O16

2. Sự tiêu hóa các chất béo

Chất béo có chứa ba nguyên tố là C, H, O. Nó nghèo ô xy (O) và giàu C, H hơn carbohydrate, do vậy nó có nhiều năng lượng hơn carbohydrat. Mỗi gam chất béo cung cấp 9 calo, gấp đôi năng lượng của carbohydrat. Cơ thể sử dụng chất béo theo cách giống như sử dụng carbohydrat. Chất béo được sử dụng chủ yếu như thực phẩm năng lượng. Chất béo trong cơ thể người và động vật đi từ hai nguồn là từ chất béo do thức ăn và từ nguồn carbohydrat dư trong quá trình tiêu hóa. Phần lớn lượng chất béo trong cơ thể là từ việc tiêu hóa carbohydrat. Chất béo gồm hai thành phần chính là glyxêrin và các axit béo. Glyxêrin khi bị bẻ gẫy tạo thành đường, có thể sử dụng là nhiên liệu cho cơ thể.

Chất béo trong cơ thể là nguồn nhiệt và năng lượng quan trọng nhưng chất béo trong ăn uống lại không phải là nguồn cần thiết làm nhiên liệu. Khác với carbohydrat, chất béo đòi hỏi có sự tiêu hóa trước khi hấp thụ. Tất cả các sản phẩm tiêu hóa đều được đưa vào môi trường nước (máu, bạch huyết); trong khi chất béo không hòa tan và không thể vận chuyển được trong môi trường nước trước khi chúng được chuyển sang trạng thái đặc biệt là nhũ hóa. Sau khi được nhũ hóa chất béo bị cắt bởi các enzyme thành các axit béo và glycerol. Tại đây chất béo được hấp thụ qua niêm mạc ruột, các axit béo và glycerol kết hợp với một lượng nhỏ protein tạo thành các hạt nhỏ gọi là vi thể nhũ trấp. Các axit béo được chuyển hóa trong gan thành acetat hoặc keton, là nguồn năng lượng cho tế bào. Chất béo chưa sử dụng ngay làm năng lượng cho cơ thể được dự trữ trong các mô mỡ. Các chất béo thường được dự trữ trong cơ thể nhiều hơn carbohydrat, nó có thể được chuyển hóa thành nhiên liệu khi nguồn dự trữ carbohydrat bị thiếu hụt. Khi nguồn dự trữ carbohydrat trong gan bị cạn kiệt, các chất béo của cơ thể được đồng hóa và sử dụng như nguồn cung mới.

Chất béo có vai trò làm hòa tan một số vitamin (A, E, K, D). Nếu các vitamin hòa tan trong chất béo được ăn vào từ thực phẩm không qua chế biến thì chúng sẽ được cơ thể sẵn sàng hấp thụ. Các thực phẩm nguyên vẹn chứa các vitamin thì đồng thời nó cũng chứa đủ các chất béo cần thiết để hấp thụ chúng. Các vitamin được chiết xuất (như thực phẩm bổ sung) hoặc trong một phân đoạn của thực phẩm, qua chế biến hoặc bị làm nóng lên thì việc hấp thụ nó sẽ bị giảm sút. Các chất béo thực phẩm bị làm nóng thì các vitamin hòa tan trong đó đều không sử dụng được. Các chất béo đã bị làm nóng lên bởi nhiệt thì không thể nhũ hóa và tiêu hóa được. Vì vậy các chất béo quá nhiệt cần phải hạn chế, nếu không thì chúng sẽ bị dự trữ ở đâu đó trong cơ thể hoặc bám vào các thành mạch, làm cản trở hoạt động của thành mạch.

Ngoài bản thân các chất béo bị làm nóng ra, các thực phẩm được nấu với các chất béo này cũng không thể tiêu hóa được và độc hại. Các loại chất bột như khoai tây, bột mì, bánh mì được nấu với chất béo nóng đều không được cơ thể chuyển hóa thành đường – thành phần cần thiết của quá trình tiêu hóa chất bột, chúng là thực phẩm xấu không những không sử dụng được mà còn làm thêm gánh nặng cho cơ thể để đào thải nó.

Những luận thuyết của Tiên sinh Ohsawa về biến dịch sinh học dựa trên nguyên lý âm dương và vòng xoắn ốc lô ga rít được ứng dụng để giải thích nhiều vấn đề trong hóa học, chuyển hóa vật chất nói chung và trong ăn uống theo phương pháp Thực dưỡng nói riêng; Bây giờ chúng ta có thể tự mình lý giải được vì sao gạo lứt, muối mè là món thánh dược, vì sao cách ăn số 7 là khôn ngoan nhất và dễ nhất. Chúng ta hãy tạo một cơ thể lành mạnh nhờ những thức ăn đúng đắn, trau dồi sự hiểu biết nhờ trí phán đoán được tăng trưởng. Có như vậy chúng ta thực sự có một cuộc sống đầy ý nghĩa và vĩnh cửu. Chúng ta chính là người sáng tạo sức khỏe và hạnh phúc cho chính cuộc đời mình và cùng mở mang con đường sức khỏe – hạnh phúc cho tất cả mọi người.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Fast ReplyReply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 02:11 AM