IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Có một cách chữa ung thư, tên sách gốc: Sự thật đằng sau bệnh ưng thư
Diệu Minh
bài Aug 30 2007, 08:33 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,166
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



MỤC LỤC

Lời giới thiệu của nhóm dịch giả 5
Lời giới thiệu 7
Chương I
Vấn đề cơ bản của ung thư 9
Chương II
Luận thuyết về máu 16
Sự nguy hiểm của bức xạ quang tuyến 21
Chương III
Căn nguyên của tế bào ung thư và các đặc tính của nó 27
Cơ chế của sự tăng trưởng tế bào ung thư 28
Chương IV
Ngăn chặn và điều trị ung thư 36
Những lưu ý chung 38
Phòng chống ung thư 40
Làm thế nào để tiến hành chế độ ăn Thực dưỡng 42

PHỤ LỤC
Chữa lành ung thư chưa đủ 47
Một bệnh nhân ung thư hạnh phúc 56
Từ bệnh tim tới bệnh ung thư 57
Thực phẩm tạo axit 66
Thực phẩm tạo kiềm 67
Tại sao phương pháp Thực dưỡng khuyên nên dùng cốc loại? 72
Nguyên nhân của bệnh tật 83
Lời bạt 92


LỜI GIỚI THIỆU CỦA NHÓM DỊCH GIẢ


Tại sao ngành Thực dưỡng – Macrobiotic lại ra cả chục đầu sách xoay quanh vấn đề ung thư? Và ra cả sách dạy nấu ăn phòng chống ung thư? Cho tới khi chúng tôi đọc xong tập sách: “Sự thật đằng sau bệnh ung thư” thì mới vỡ lẽ tại sao Thực dưỡng lại nói nhiều và nói dai về đề tài này như vậy?

Sau rất nhiều nghiên cứu tìm tòi, các nhà khoa học đã nhận thấy hầu như cơ thể con người nào cũng có chứa mầm bệnh ung thư, đó là những tế bào có khả năng rối loạn, họ đặt tên là tế bào Ín-situ. Chỉ có những tế bào In-situ mới có khả năng và khuynh hướng nổi loạn để tạo thành ung thư và điều nguy hiểm là chỉ cần một tế bào in-situ nổi loạn nó có thể lôi kéo theo nhiều tế bào in-situ khác cùng nổi loại tạo nên di căn và lây lan chứng ung thư đưa đến tử vong theo quy luật gần mực thì đen gần đèn thì rạng…Tuy nhiên, nếu mọi người đều tiềm ẩn có chứa sẵn tế bào in-situ thì tại sao đối với người này nó trở thành tế bào ung thư và đối với ngưới khác nó không biến đổi thành tế bào ung thư?Môi trường nào thích hợp của nó là gì? Nếu không học hiểu về những quy luật của trật tự vũ trụ con người không thể nào giải quyết được một cách rốt ráo Ung thư hay bất cứ bệnh nan y nào thuộc thân bệnh hay tâm bệnh (stress…) của xã hội hiện đại.

Đề tài nghiên cứu thành công này nên được đưa sớm vào học đường, để ngăn chặn sớm ngay từ đầu những tế bào in-situ có thể nổi loạn khi gặp môi trường thích hợp trong cơ thể của mỗi chúng ta… sự hiểu biết này cần phải được loan truyền rộng rãi và là kiến thức căn bản xây dựng bộ môn “Thiền ăn” cho cộng đồng đúng với điều ông bà mình đã dạy: HỌC ĂN.

Quyển sách này là một đề tài nghiên cứu thành công của nhiều bác sĩ, tiến sĩ y khoa về đề tài Thực dưỡng như Bác sĩ Morishita, Tiến sĩ Y khoa Marc Van Cauwenberghe,… và những nhà Thực dưỡng học hàng đầu thế giới như ông Michio Kushi, Herman Aihara… và những nhà Thực dưỡng học nổi tiếng ở Việt Nam như Đại Đức Thích Tuệ Hải… ở Hải ngoại như ông Lương Trùng Hưng…tại Hà Nội có cô gái trẻ Kiều Thị Thu Hương - một người có nhiều tương lai triển vọng,…

Chúng tôi rất tri ân gia đình ông Ngô Thành Nhân là một gia đình có nhiều công sức nhất đối với phong trào Thực dưỡng tại Việt Nam, có người con trai là anh Ngô Ánh Tuyết đã biên soạn được nhiều sách quí cho ngành Thực dưỡng nước nhà, cũng xin tri ân bác sĩ Lê Minh là người có nhiều công lao đóng góp với phong trào Thực dưỡng ở miền bắc cũng như miền nam… đặc biệt tri ân một người đã quá cố: ông Nguyễn Văn Sáu là người trực tiếp giúp sức cho tôi rất nhiều trong thời gian đầu khi tôi mới chập chững bước từ nghề giáo viên toán cấp 3 sang nghiệp làm Thực dưỡng… Những lời khuyên của ông luôn nằm trong trái tim tôi và tôi “sài” được nó cho tới mãi mãi với câu nói nổi tiếng của ông: “Cứ múc nước giếng lên nước mạch sẽ chảy về”


Đây là công trình dịch thuật của nhóm bạn: Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Trường Thư, Lê Hoàng Long, Kiều Thị Thu Hương, Phạm Thị Ngọc Trâm…

Chúng tôi mong ước nhận được nhiều sự góp ý của độc giả.

Thay mặt: Phạm Thị Ngọc Trâm



SỰ THẬT ĐẰNG SAU

BỆNH UNG THƯ


Tác giả: Bác sĩ Morishita



LỜI GIỚI THIỆU

Khoa học đương đại đặc biệt là sinh học và y học đã đi đến điểm vòng - một số nhà khoa học đã nói rằng: "Cuộc cách mạng khoa học về sự sống sẽ xuất hiện vào cuối thế kỷ 20 bằng tiến trình quay trở về khoa học tự nhiên". Tôi đồng ý với quan điểm này.
Y học hiện đại chứa đựng đầy sự nghịch lý và giáo điều trong lý luận của mình. Những nghịch lý đó hầu hết có căn nguyên từ việc chấp nhận cơ sở luận thuyết của nhà vật lý học người Đức Virchow rằng "những tế bào sinh ra từ những tế bào". Ngày nay nó được coi là "khuôn vàng thước ngọc" trong sinh học và y học.
Khoa học là một môn nghiên cứu tương quan nhân quả giữa các hiện tượng trong thiên nhiên. Nhưng khái niệm của Virchow đã ngăn cản mọi suy tưởng sâu xa hơn về nguồn gốc tế bào. Y học sẽ không bao giờ phát triển hay tiến bộ được từ khái niệm này. Nó là thứ lí thuyết bị ung thư. Chính học thuyết phi khoa học này là nguyên nhân của rất nhiều thứ tín điều mù quáng trong giới y khoa.
Bệnh ung thư là một minh họa cho kiểu mê tín này. Nếu chúng ta biết nguyên nhân và cơ chế của ung thư chúng ta sẽ không còn sợ nó. Khoa học hiện đại sợ hãi ung thư giống như người nguyên thuỷ sợ đèn neon. Cái đáng gọi là ung thư không nằm trong cơ thể chúng ta mà nằm trong đầu óc của các nhà khoa học cứ khăng khăng cho rằng những tế bào sinh ra từ những tế bào.
Vấn đề ung thư trong nền văn minh của chúng ta là một điều lợi lạc vì từ nó sẽ mang tới một cuộc cách mạng trong y học hiện đại. Nếu y học hiện đại không chịu thay đổi chiều hướng của mình, ung thư sẽ thành một thảm hoạ không chỉ cho con người mà còn cho cả nền y học hiện đại đang có ảnh hưởng to lớn trong toàn xã hội. Vậy nên ung thư trong thế kỷ này có một sứ mệnh lịch sử, đó là sửa chữa y học hiện đại.
Y khoa hiện đại sẽ không bao giờ đặt được dấu chấm hết cho bệnh ung thư, cái lập tức trở thành bản án tử hình, thành chiếc ngòi nổ khi bị đối trị một cách thô bạo. Dù thế nào chăng nữa, nó là một tên đầy tớ trung thành nếu chúng ta đối đãi nó một cách hòa nhã và hiểu rõ tính tình của nó. Ở đây tôi trình bày sự thật về ung thư theo quan điểm Thực Dưỡng để bạn nhận ra rằng ung thư không phải là kẻ thù mà là một nhân tố có ích giúp bạn biết cách sống khoẻ mạnh và hạnh phúc.


Herman Aihara


Bài viết này đã được sửa chữa bởi Diệu Minh: Oct 9 2007, 09:25 AM
Reason for edit: update bản dịch mới nhất


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
BAS
bài Sep 24 2007, 11:09 PM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 411
Gia nhập vào: 13-April 07
Thành viên thứ.: 15



Trên đây là toàn bộ phần hiệu đính mới nhất của cuốn sách "Sự Thật Đằng Sau Bệnh Ung Thư". Tôi đã cố gắng chuyển thể đúng với tinh thần mà bác sĩ Morishita và giáo sư Michio Kushi muốn truyền đạt với quý vị độc giả. Vì thế, thậm chí tôi đã để lại tất cả các lưu ý của giáo sư và biên tập viên của ông ở bản dịch tiếng Anh.

Sau đây là một vài lưu ý của bản thân tôi gửi tới quý độc giả:

1. Các tế bào máu (hồng cầu và bạch cầu) trong cuốn sách gốc, được giáo sư Morishita đổi lại thành tế bào hồng huyết và tế bào bạch huyết trong bản dịch tiếng Anh của ông, thực chất chính là các tế bào hồng cầu và bạch cầu được quan sát dưới kính hiển vi trong các mẫu máu bình thường mà những quý độc giả có quan tâm tìm hiểu các kiến thức Tây Y hẳn không xa lạ. Nhưng vì độc giả Âu, Mỹ đã gắn chặt hình ảnh, tên gọi của chúng với các chức năng do ngành Tây Y cung cấp (mà những thông tin về chức năng này bị bác sĩ Morishita cho là phiến diện, không đầy đủ, thậm chí có chỗ sai lệch với sự thật), nên giáo sư Michio Kushi đã quyết định đổi tên chúng với mục đích làm độc giả dễ hình dung về chúng theo một hướng tiếp cận hoàn toàn mới, theo học thuyết về máu của bác sĩ Morishita.

2. Bài viết cuối cùng, rất có giá trị của tổ chức thực dưỡng George Oshawa, tôi đã mở một cái ngoặc bên cụm từ Vô Song Nguyên Lý (無 雙 原 理 ) để ghi vào đó ba chữ Lý Nhất Nguyên. Vô Song, theo nghĩa dòng Hán Tự ở bên nghĩa là "không hai", một từ rất được nhân sĩ nước ta ưa dùng khi xưa khi các cụ bàn về kinh dịch và lí âm dương. Hiện nay, nó được biết đến nhiều hơn dưới cái tên Lý Nhất Nguyên, hai từ Nhất Nguyên, Nhị Nguyên này đã đi vào sách vở triết học của các sinh viên Việt Nam hiện nay, không có bạn trẻ nào xa lạ. Còn cụm từ Vô Song, vào thời buổi hiện đại này ở Việt Nam thường được liên tưởng đến cái nghĩa "thiên hạ vô song" (trong trời đất không có người (hay vật) thứ hai sánh bằng) nhiều hơn. (Người Nhật Bản hiện nay vẫn đang dùng cả bộ chữ Hán để ghi nghĩa từ vựng nên nắm rõ nghĩa của từ vựng Hán hơn người Việt Nam ta)

Hẳn các cô chú anh chị đã có thâm niên trong ngành và đã từng dịch sách không lạ gì với thông tin này, và theo tôi, có lẽ mọi người đều có ý không muốn sửa lại cụm từ Vô Song Nguyên Lý thành Lý Nhất Nguyên chỉ vì mọi người đã có một thời gian dài trải nghiệm sự kì diệu trong kĩ thuật ứng dụng Âm Dương vào đời sống hàng ngày, nên trong lòng mọi người đều đánh giá rằng lý thống nhất Âm Dương này quả là thiên hạ vô song. Thế nhưng, đối với những người trẻ tuổi mới tìm hiểu về Thực Dưỡng (và mù chữ Hán Nôm nhưng hiếu chiến) như tôi chẳng hạn, cụm từ Vô Song này làm tôi không sao liên tưởng sang lí âm dương vốn là nội dung của nó được, mà toàn làm tôi nghĩ tới một triết lí cao siêu nào đấy sẽ "đá đít bợp tai" tất cả các loại lí thuyết triết học khác, kết quả là khi xem 7 nguyên lý và 12 định lý được giáo sư Ohsawa nêu ra một cách giản dị, dễ hiểu, cái đầu mít đặc của tôi thấy bực bực vì không sao quan niệm ra được chỗ hoành tráng, ghê gớm của nó. Thậm chí, còn thấy khó hiểu vì sao một người có tâm hòa cực lớn như giáo sư Ohsawa lại đặt ra được một cái tên kêu đến như vậy??? sleep.gif sweat.gif wacko.gif wallbash.gif

Nhưng Vô Song Nguyên Lý không phải là thứ để đặt lên bệ cao mà thờ, nó là một cái gì đó rất gần gũi với đời thường, ẩn tàng trong từng miếng ăn, ngụm uống, trong từng khuynh hướng, từng lựa chọn, từng quyết định mỗi ngày, giờ, phút, giây của mỗi con người. Thế nên, tôi mạnh dạn đưa vào cụm từ Lý Nhất Nguyên với hy vọng giúp bạn đọc của thời bây giờ sẽ dễ tiếp cận với nội dung thật sự của 7 nguyên lý và 12 định lý của trật tự vũ trụ hơn, mong các quý vị từ từ mở rộng quan sát của bản thân mình để ngày càng linh hoạt trong việc ứng dụng 7 nguyên lý và 12 định lý vào cuộc sống. Nhưng dù thế nào, với sức sống lâu bền hơn 4000 năm lịch sử, lí thống nhất âm dương tự nó quả thực đáng gọi là Thiên Hạ Vô Song.

Bảy nguyên lý trật tự vũ trụ

1. Mọi vật đều là biến thiên của cái một

2. Mọi vật đều biến dịch

3. Mọi cái đối kháng đều bổ túc cho nhau.

4. không có vật gì giống hệt nhau

5. cái gì có bề mặt thì có bề lưng

6. Bề mặt càng lớn thì bề lưng càng rộng

7. Cái gì có đầu thì có cuối

Mười hai định lý của nguyên lý thống nhất

1. Cái một biến thành âm dương, nảy sinh đối cực khi nó co rút tới điểm phân đôi

2. Âm- dương không ngừng nảy sinh từ điểm co rút phân đôi

3. Âm là ly tâm, dương là hướng tâm. Âm và dương cùng phối hợp tạo ra năng lượng và mọi hiện tượng.

4. Âm hút dương và dương hút âm

5. Âm đẩy âm và dương đẩy dương

6. Lực đẩy nhau theo tỷ lệ sai biệt các thành tố giống nhau và lực hút nhau theo tỷ lệ sai biệt các thành tố đối nhau

7. Mọi hiện tượng đều hư ảo, các tổ hợp không ngừng biến dịch.

8. Mọi vật đều chứa sẵn đối cực. Không có gì hoàn toàn âm hay hoàn toàn dương.

9. Vạn vật đều có hoặc âm hoặc dương trội hơn, không có gì trung hòa.

10. Âm lớn hút âm nhỏ, dương lớn hút dương nhỏ.

11. Ở cực điểm, âm biến thành dương và dương biến thành âm.

12. Mọi vật đều dương ở trong và âm ở ngoài.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 18th May 2024 - 07:03 AM