Phiên bản in ấn của chủ đề

Nháy vào đây để xem chủ đề theo đúng định dạng gốc

Thực Dưỡng _ Sách Thực Dưỡng _ Dịch sách dạy nấu ăn Thực dưỡng của Nhật

Gửi bởi: Diệu Minh Dec 1 2013, 09:59 PM

Chúng tôi đang thuê người dịch từ tiếng Nhật một quyển sách quí của Td Nhật bản do ông bà An đô tặng, thật là quí hóa:



SÁCH DẠY
nấu ăn
THỰC DƯỠNG
VÀ NHỮNG TRỢ PHƯƠNG KỲ DIỆU
CỦA KAZUE


Chúng tôi dịch không theo một thứ tự nhất định, mà thấy cần dịch gì thì dịch trước...

Món thứ nhất là món Tekka Miso:

Món Tekka Miso
Thái các loại rau củ thật nhỏ, mịn, dưới tác dụng của lửa với tính dương giúp khử tính âm của các loại rau củ. Sử dụng nhiều miso, đun thật nóng dầu ăn (vốn tính âm) để thành tính dương rồi trộn lẫn với các loại rau củ sẽ tạo ra món Tekka miso – món ăn vốn được phong là món vua trong các loại thực phẩm có tính dương.
Món ăn này có tác dụng rất lớn trong việc tạo máu mới nên là món ăn không thể thiếu của những người có biểu hiện của bệnh thiếu máu. Với người khỏe mạnh bình thường cũng nên thỉnh thoảng ăn kèm với cơm để giữ sức khỏe dẻo dai.
Nguyên liệu (Các thành phần chính)
Ngưu bàng 100g, củ sen 60g, cà rốt 40g, gừng 5g, tương miso (50% tương lúa mì, 50% tương đậu nành) 200g, dầu vừng 4 thìa to.
Cách làm: Bí quyết là trước tiên phải cắt các nguyên liệu thật nhỏ, mảnh.
① Chuẩn bị dao thái đã được mài sắc để thái nguyên liệu được thật nhỏ. Trước tiên cắt chéo rau củ thật mỏng rồi xếp chồng thẳng lên nhau, dồn nguyên liệu vào giữa thớt dùng dao băm đều cho tới khi không còn âm thanh phát ra từ thớt và dao. Khi đó là đã tạo được thành một hỗn hợp rau củ rất nhuyễn, mịn, khi sờ tay vào cũng không cảm nhận được sự thô ráp nữa.
② Làm nóng sẵn chảo có đáy dày và rộng. Cho 2 thìa to dầu ăn vào đun nóng, cắm thìa gỗ vào chảo để kiểm tra nhiệt độ của dầu, nếu thấy có bọt nổi lên tức là dầu đã sôi thì nghiêng chảo 1 chút sao cho dầu nghiêng về một phía rồi cho ngưu bàng vào.
③ Để chảo về vị trí thường xào cho tới khi ngưu bàng dậy mùi thơm, lại dồn về một phía. Tiếp tục cho ½ thìa dầu ăn vào đun nóng, cho tiếp củ sen. Xào riêng củ sen cho tới khi nhuyễn thì trộn đều với ngưu bàng và xào chung. Sau khi trộn kĩ thì cho sang một bên rồi tiếp tục cho cà rốt vào và lại làm giống như trên. Lắc phía dưới của thìa gỗ để các nguyên liệu ép chặt về phía đáy chảo rồi xào.
④ Sau khi các nguyên liệu trên rời đều ra, dồn chúng về một phía của chảo, tiếp tục cho thêm 1,5 thìa dầu ăn vào phần chảo trống, dùng thìa gỗ để kiểm tra nhiệt độ của dầu giống như ở mục 2, rồi hạ lửa xuống. Đặt chảo trên một tấm vải ướt rồi cho miso vào.
⑤ Sau khi trộn đều miso và dầu ăn bằng thìa gỗ tiếp tục trộn đều vào các loại rau củ rồi bắc lên bếp,
⑥ Làm giống như mục 3 cho nguyên liệu ép chặt xuống đáy chảo, vặn lửa nhỏ. Sau khi các nguyên liệu có vẻ hơi cháy thì thi thoảng lại cho chảo xuống đặt lên trên những tấm vải ướt ( nếu vải bị nóng cần phải thay vải ướt khác) sau đó lại cho lên bếp.
⑦ Sau khi thấy nước rút các nguyên liệu tơi đều ra thì tiếp tục đun cho tới khi chúng nhỏ ra. Khi thấy có cháy ở đáy chảo thì dùng hai tay cầm chắc thìa gỗ lật đều trước và sau, trên dưới hỗn hợp trong chảo. Lật đều từ mép chảo về phía giữa.
⑧ Tiếp tục để trong 2 tiếng cho tới khi hỗn hợp tơi đều ra thì tạo một khoảng ở giữa chảo và cho gừng vào , xào nhẹ nhàng cho tới khi thấm đều vào các nguyên liệu khác là xong.
⑨ Sau khi để hỗn hợp nguội hoàn toàn cho vào hộp có nắp đậy kín để bảo quản.
Chú ý 1: Vì nếu khi băm mà băm càng lâu sẽ làm quá trình oxy hóa diễn ra nhanh nên quan trọng là ngay lúc đầu phải thái các nguyên liệu thật nhỏ, mỏng để không phải băm lâu. (Vì món ăn này để được lâu ăn dần nên khi chế biến cần lưu ý để tránh, giảm thiểu hiện tượng oxy hóa dẫn đến món ăn mau bị hỏng) (Ví dụ: Sắt nếu để lâu ngoài không khí hoặc cho xuống nước sẽ bị rỉ đó là một ví dụ về sự oxy hóa, nên phải sơn phủ ngoài sắt để bảo vệ sắt không bị rỉ.)
Chú ý 2: Nếu cho ngưu bàng vào lúc dầu đang nhiều thì sẽ bị nổi dầu nên cần phải lưu ý.

Gửi bởi: Diệu Minh Dec 1 2013, 10:06 PM

Món cơm nắm gạo lứt


Cho cơm vào trong lòng bàn tay, dùng lực của tay nắm chặt lại. Với ý nghĩa là cùng với việc gia tăng năng lượng dương từ áp lực còn có cả tình yêu của năng lượng âm. Vì vậy mà món cơm nắm này sẽ có hương vị khác với tất cả các loại cơm thông thường khác.
Nguyên liệu (Cho một người ăn)
Cơm gạo lứt …110g, Bancha… lượng thích hợp, Muối….1 ~2% của bancha, rong biển khô ….1/4 miếng
Cách làm:
1. Cho muối vào bancha trộn thật đều và kĩ, dùng hỗn hợp này thoa lên làm ướt tay rồi tiến hành nắm cơm. Đúng lúc cơm đang mềm, bông nhất thì nắm thật chặt là lí tưởng nhất để có nắm cơm ngon và đẹp.
2. Sau khi nắm được thành hình tam giác đẹp rồi thì dùng rong biển khô cuốn bên ngoài.
• Lưu ý: Khi dùng bancha làm nước làm ướt tay cơm nắm sẽ lâu bị hỏng.


Cơm rang gạo lứt

Cơm rang gạo lứt
Cơm thích hợp để làm món cơm rang (chahan) là cơm phải cứng. Vậy chúng ta hãy cùng điều chỉnh làm sao để nấu được cơm đủ tiêu chuẩn.
Nguyên liệu (Cho 5 người ăn)
Cơm gạo lứt…400g, Hành tây…150g, Cà rốt…75g, Seitan (mì căn) (tham khảo trang 39)…30g, lá cải daikon… một ít (muối…1.% rau), Dầu vừng…lượng vừa phải, muối, tiêu…lượng vừa ăn, gừng đỏ…một ít.
Cách làm
1. Cơm nếu nấu thông thường sẽ dính, và như vậy dùng làm cơm rang cũng sẽ dính bết vào nhau nên sau 2 phút lửa mạnh, để 15 phút lửa nhỏ rồi tắt, và để khoảng 10 phút ủ trên bếp ga. Trường hợp dùng phần cơm nấu còn lại thì trải mỏng ra làm nguội sẽ dễ dùng hơn.
2. Cắt nhỏ hành tây, cà rốt, seitan (mì căn), lá cải .
3. Làm nóng dầu trong chảo, xào theo thứ tự hành tây rồi tới lá cải, cho muối 1% rau vào rồi thêm cà rốt, tiếp đến là seitan, xào lên rồi đổ ra một đĩa riêng.
4. Cho nhiều dầu cũ vào chảo làm nóng lên rồi đổ ra.
5. Dùng giấy ăn chuyên dụng (dai) lau kĩ dầu trong chảo. (Phương pháp loại bỏ dầu)
6. Cho dầu mới vào, lại dùng khăn giấy chuyên dụng lau tạo một lớp màng dầu lên khắp chảo.
7. Khi chảo đã nóng thì đánh tơi cơm ra và cho cơm vào chảo thêm rau ở mục 3 vào, sau khi tất cả đã chín thì nêm muối, hạt tiêu cho vừa ăn, đổ hỗn hợp ra đĩa rồi trang trí bằng gừng đỏ.

Gửi bởi: Diệu Minh Dec 6 2013, 04:05 PM

Món Chirashi zushi từ gạo lứt

Là món ăn rất đẹp mắt và ngon miệng. Rất thường được xuất hiện vào những ngày lễ, tết hoặc những dịp bạn bè tụ tập.
Nguyên liệu: Gạo lứt: 3 cốc, muối: 2./3 thìa nhỏ, nước: 3+2/3 cốc, dấm mơ: 3 thìa to, củ sen: 30g (dấm mơ: 1 thìa to, nước táo: 4 thìa to), cà rốt: 50g (muối 1/7 thìa nhỏ, monen toufu: 1 bìa (muối: ¼ thìa nhỏ), dầu vừng: một ít, váng đậu: 2 miếng, nấm hương: 5 cái nhỏ, nêm gia vị (tương: 2+1/2 thìa to, nước:1/4 cốc), đậu xanh Kinusaya: 12 quả (muối: 1 chút)
Đậu Kinusaya

Cách làm:
1. Nấu cơm gạo lứt (tham khảo trang 10,11) để thực hiện. Sau khi đổ cơm đã nấu từ nồi sang khay gỗ (khay to đựng cơm), dùng muôi gỗ xới cơm trộn đều dấm mơ vào cơm, để làm thành cơm gạo lứt ngâm dấm.
2. Thái nhỏ, mỏng củ sen theo hình bánh xe hoặc hình hoa, ngâm ngó sen vào trong nước đã có một chút dấm mơ, rồi cho vào nồi gồm hỗn hợp một ít dấm mơ và nước táo vừa được nấu chín, đun mà không đậy nắp nồi.
3. Thái nhỏ cà rốt theo hình hoa hoặc hình bánh xe, xóc với 1,5% muối, rang trong nồi, cho một chút nước vào, đậy nắp và hấp.
4. Bóp nát đậu phụ rồi cho vào nước nóng đã có thêm một ít muối.
5. Dùng một miếng vải đã trải trên rá để lọc lấy đậu phụ đã bóp nát ngâm trong nước muối ở bước 4, túm đầu miếng vải lại, treo trên vòi nước một lúc để ráo hết nước.
6. Cho dầu vừng vào chảo đun nóng rồi cho đậu phụ vào, để lửa to dùng thìa gỗ đảo đi đảo lại.
7. Cắt váng đậu và nấm hương thành sợi, cho vào trong hỗn hợp tương và nước đã được đun để nấu tiếp, nêm gia vị cho vừa ăn.
8. Đậu kinusaya xóc với một ít muối rồi cho vào nước nóng, sau khi luộc chín thì vớt ra, rắc một ít muối nữa, để giữ màu xanh cho đậu, rồi cắt đôi đậu theo chiều dọc.
9. Trộn hỗn hợp ở bước 7 vào cơm dấm ở bước 1, đổ ra đĩa.
10. Trải, rắc đậu phụ lên trên hỗn hợp ở bước 9, trang trí cà rốt, củ sen, đậu kinusaya cho đẹp mắt.




Gửi bởi: Diệu Minh Dec 23 2013, 02:36 PM

http://s107.photobucket.com/user/tramhamngusi/media/Sach-Nhat-scan/SachScan-6Medium_zps60ca665b.jpg.html

Những người mất cân bằng cơ thể, thể trạng hơi yếu thì cơ bản là thuộc 1 trong 4 tuýp mà chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây. Khi chúng ta ăn những thức ăn hợp với thể chất của chúng ta thì sẽ thành thói quen ăn uống điều độ vì đã có được sự điều hòa trong cơ thể. Nhưng có những người không để ý được sự thay đổi của chính cơ thể mình và vẫn tiếp tục duy trì thói quen dùng những đồ ăn không điều độ trong một thời gian dài. Vì cơ thê luôn luôn thay đổi nên hãy thay đổi bữa ăn cho hợp với sự thay đổi không ngừng của cơ thể. Các bạn hãy tham khảo bảng kiểm tra đánh giá sinh hoạt hàng ngày dưới đây, khi các bạn nắm được vấn đề thì có thể ăn những thức ăn ôn hòa, biết được đồ ăn nào ngon, không ngon. (Chú ý 1)
Kiểm tra sinh hoạt hàng ngày
Năng lượng âm Năng lượng dương
Màu nước tiểu:
Nhạt Đậm
Màu phân Nhạt Đậm
Màu lưỡi Nhạt Đậm
Nhiệt độ cơ thể Nhạt Đậm
Huyết áp Thấp Cao
Màu mí mắt Hồng Đỏ
Chu kì kinh (Chú ý 2) Dài Ngắn
Khi chảy máu Lâu ngừng Nhanh ngừng
Giọng nói Cao Thấp
Hoạt động Chậm Nhanh
Mắt To Nhỏ
Tính nết Kiên trì, điềm tĩnh Nóng tính

Chú ý 1: Tham khảo trong cuốn “Bảng âm dương của món ăn”của tác giả Kazue.
Chú ý 2: Chu kì kinh thông thường là 28 ~ 30 ngày và mỗi lần kinh kéo dài trong 4 ngày là lí tưởng nhất.
Trong ngay mỗi gia đình cũng có nhiều thể chất khác nhau, đó là vì tuổi tác mỗi thành viên là khác nhau vì vậy hãy lập những thực đơn điều độ, phù hợp cho tất cả mọi thành viên. Và với những người mà năng lượng dương dư thừa thì hãy múc thức ăn ra trước khi chín và khi nấu hãy dùng ít muối hơn. Còn với những người mà năng lượng âm dư thừa thì hãy để thức ăn đã nấu trong nồi, và nấu nóng thêm một chút nữa sẽ tốt.
Ngoài ra với những người dư năng lượng dương thì hãy ăn thêm nhiều rau sống, salad, còn với người dư năng lượng âm thì nên ăn kèm tsukudani (một loại gia vị Nhật Bản thường được làm bằng cỏ biển đã được nấu nhừ trong nước tương) là tốt nhất.
Tuýp 1: Dư năng lượng âm ( Người béo/ Mùa xuân/ Buổi sáng/ Thời trẻ)
Thể chất: Dư thừa nước. Dư thừa mỡ.
Tính cách: Thích đồ ngọt, lười vận động, ít nói, tiêu cực.
Các điểm lưu ý: * Bữa chính nhiều, bữa phụ ít (bữa phụ <1/3 bữa chính). Không ăn những thực phẩm có tính âm như đồ ngọt, các loại trái cây. Uống ít trà nóng. Ăn những đồ ăn nấu lâu trong lửa, nhiều muối. Ăn những đồ ăn nóng. Ăn nhiều các món rong biển phổ tai (kombu) cùng đậu đỏ, bí ngô, rong biển phổ tai kombu, rong biển hijiki cùng konnyaku.
Bữa phụ/ Nhiều Muối vừng (7:3). Tekka miso, súp được chế biến từ các loại rau củ quả kinpira, rắc vừng trắng, củ sen, tảo nâu hijiki, rong biển phổ tai kombu nấu nhừ trong nước tương, các món ăn từ miso, các món từ củ quả, tempura, các món từ gluten, các món xào từ rau và seitan (mì căn), củ cải thái khô và các món từ củ sen, súp từ các loại rau củ, các món từ ankake (sốt nhiều tinh bột), mơ muối, củ cải muối, muối xổi, cơm nắm, món xào rồi luộc trong nước sốt lỏng (ít nước).
Thực phẩm: * Gạo lứt, các loại ngũ cốc thập cẩm, các loại bột ngũ cốc, đậu đỏ, đậu đen, đậu cove, đậu Hà lan, ngưu bàng, củ cải, củ sen, cà rốt, khoai môn, khoai núi, khoai lang, cải cúc, rau kyouna (họ cải thưởng dùng trong ăn lẩu), cải thảo, gai lông (butterbur) chữa đau nửa đầu, cải bắp, vừng (đen, trắng), bí ngô, tảo wakame, tảo hijiki, phổ tai, đậu phụ phơi khô, đậu rán, củ cải thải sợi muối, dầu vừng, dầu hạt cải.
Trà: Trà già bancha, trà già bancha có muối, yanno, cafe bồ công anh, tương trà bancha, bancha với mơ muối.
Tắm: Nên tắm sau khi uống trà tương tamari trà bancha hoặc bancha với mơ muối hoặc dấm mơ muối.
Tuýp 2: Sự thiếu hụt năng lượng âm
Tuýp người thiếu máu/ mùa đông/ trời tối/ người cao tuổi
Thể chất: Thiếu cả năng lượng âm và dương. Toàn bộ cơ thể bị mệt mỏi, hao mòn, việc hô hấp khó khăn.
Tính cách: Không nhiệt tình, hào hứng với các hoạt động xung quanh.
Lưu ý: Ăn nhiều bữa chính, bữa phụ ăn ít và chế biến sao cho có năng lượng dương (khoảng 1/3 ~ 0 so với bữa chính). Uống ít trà. Tùy trường hợp mà có thể cần phải ăn theo thực đơn như cho người bệnh. Ăn đồ ăn nóng, ấm. Không nên vội vàng mà cần phải cải thiện, hồi phục dần dần, từ từ.
Ăn uống: Bữa chính: Cơm gạo lứt nấu bằng nồi áp suất (có thể nấu cùng hạt kê), hoặc là cháo gạo lứt nấu nhừ, kem gạo lứt, mì soba (mì làm từ kiều mạch)nóng.
Canh miso/ nước hầm rong phổ tai, sử dụng miso đậu tương. Nguyên liệu là rong wakame, hành tây, hành lá, đậu phụ rán kĩ, phổ tai thái sợi, tùy trường hợp có thể ăn thêm bánh nếp mochi từ gạo lứt.
Bữa phụ/ muối vừng (7:3), ăn nhiều tekka miso. Ngưu bàng thái nhỏ, củ sen cùng tảo hijiki, miso tỏi tây, phổ tai, nấm, tsukudani từ phổ tai, miso dầu, shiokara từ cầu gai (món shiokara: món hải sản lên men), tảo hijiki xào dầu, món sô đơ gồm đậu phụ Nhật và các loại rau, củ cải thái muối và nước hầm của đậu phụ phơi khô, tempura từ các loại rau củ, các món gluten, các món từ váng đậu, đậu phụ, miso, mơ muối, đồ muối từ cuối thu để ăn trong mùa lạnh, củ cải muối, mơ muối.
Đồ ăn: Chọn những đồ ăn có tính chọn lọc, tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là các chất phụ gia và thuốc trừ sâu sẽ ảnh hưởng rất lớn nên cần hết sức chú ý. Phải sử dụng những thực phẩm như: rau mùa hè, các loại cà, các loại nấm, các loại khoai, đậu phụ, natto, hoa quả. Trường hợp đang có chỉ định dùng bánh mì lên men tự nhiên thì chỉ dùng khi có sự cho phép đặc biệt. Các loại mì thì cần phải nấu kĩ.
Trà: Bancha mơ muối, bancha với nước tương, caffe từ bồ công anh.
Tắm: Nghiêm cấm tuyệt đối, nếu tắm thì tắm nửa người (trước đó hoặc sau đó uống trà bancha tương, hoặc trà banchan dầm mơ muối hoặc vài giọt dấm mơ muối)
Tuýp 3: Sự thiếu hụt năng lượng dương
Tuýp người cơ bắp/mùa thu,/ buổi chiều/ giai đoạn thanh niên
Thể chất: Dù là năng lượng dương giống nhau nhưng tích tụ khô cứng. Gặp nhiều trong những người ăn chay trường cơm gạo lứt (mà không ăn đồ ăn có nguồn gốc động vật).
Tính cách: Tinh thần hăng hái, nhiệt tình, năng động, nhưng cơ thể, cũng như cách suy nghĩ hơi cứng nhắc, không có tính hòa đồng, hợp tác.
Lưu ý: Bỏ thói quen gắn bó với những món ăn nhiều năng lượng dương, hãy thử ăn những món mà cơ thể mình cần. Tuy nhiên, tránh những đồ ăn từ động vật, tránh ba thức màu trắng (gạo trắng, bánh mì trắng, và đường trắng). Bữa ăn chính ăn đồ mềm, bữa phụ (1/3 ~ 1/2 lượng bữa chính) ăn ít muối, chỉ nên cho đủ để mình cảm thấy ngon là đủ. Ăn những món ấm, nóng. Thời gian nấu ăn trung bình là được, không cần nấu lâu.
Bữa ăn: Bữa chính/ Gạo lứt, bánh nếp
Canh miso/ nước dùng dashi từ phổ tai và nấm, sử dụng miso lúa mạch và miso đậu tương
Bữa phụ/ muối vừng (8:2) chỉ ăn vừa sở thích là được. Ăn nhiều và đa dạng các đồ ăn từ rau củ ngũ cốc. Shigure miso, vừng trắng rắc. Bữa ăn cơ bản thì tùy ý. Những đồ ăn do ngâm muối thì nên ăn lượng thích hợp. Các món ăn từ đậu phụ cũng chỉ nên thình thoảng ăn. Ăn các loại rau lá màu xanh thêm vừng. Ăn nhiều rau màu trắng.
Đồ ăn: Ăn tất cả những đồ ăn trong phạm vi làm từ ngũ cốc, rau củ. Đặc biệt là bánh nếp mochi.
Trà: Uống bình thường
Tắm: Tự do, đặc biệt tắm suối nước nóng onsen là rất tốt.
Tuýp 4: Dư thừa năng lượng dương
Người nhiều máu/ mùa hè/ buổi trưa/ thời thơ ấu
Thể chất: Có khuynh hướng ăn nhiều, uống nhiều và trông có vẻ khỏe mạnh nhưng thực chất là các bệnh về tim, não, gan, thận,.. đang âm thầm tiến triển.
Tính cách: Là tuýp người năng động, mạnh khỏe nhất nhưng sẽ bị đột quỵ do xuất huyết não.
Lưu ý: Trước tiên tiến hành ăn nhiều dần lên, không chỉ giới hạn là gạo lứt mà bắt đầu từ việc ăn những đồ dễ ăn như mì udon, mì soba, bánh mì,…Ăn ít bữa chính, ăn nhiều rau (bữa phụ nhiều hơn ½ của toàn bộ bữa ăn), nếu các bữa cơ bản thấy ngon miệng rồi thì ăn ít bữa phụ, cơ bản là không cần thiết bữa phụ. Ăn nhạt. Không cần dùng dầu ăn lắm. Cắt, thái thức ăn thì cắt to, nấu trong thời gian ngắn. Hướng đến ăn những đồ như salad, các thức ăn không dùng muối. Có thể dùng dấm được. Trà thì có thể uống theo sở thích.
Bữa ăn/ Cháo gạo lứt, bánh mì lên men tự nhiên, món gỏi aemono , các loại mì, bột yến mạch, canh miso, súp dashi từ rong biển phổ tai và nấm đông cô, dùng miso lúa mạch, phụ liệu thì dùng gì cũng được.
Bữa phụ/Muối vừng (8:2) rắc đều lên đồ ăn, có thể ăn vừng trắng. Tenpura (nhiều củ cải), món xào thập cẩm gồm thịt, tôm, mực và rau, nấm hương, các món xào từ seitan và rau, các món từ đậu phụ, đậu phụ miếng dày rán kĩ, các món từ đậu phụ rán kĩ cùng rau thái nhỏ, các món từ các loại đậu theo mùa, salad, món từ dấm, …nên ăn nhiều. Ăn cả đồ dưa muối nhưng nhạt, các loại rau sống.
Thức ăn: Gạo lứt, lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch, ngô, đậu, đậu nành, đỗ xanh, đậu Ấn độ, đậu hà lan, đậu cove, củ cải, cà rốt, củ sen, khoai môn, khoai tây, khoai lang, lá củ cải, lá cà rốt, cải cúc, cải bắp, súp lơ, súp lơ xanh, cải thảo, giá đỗ, nấm đông cô, các loại nấm, măng, ngò tây, hành tây, các loại hành, vừng (trắng), cà tím, cà chua, bí ngô, dưa chuột, dưa shirouri, bầu trắng, tảo wakame, tảo bẹ, nori, rong phổ tai thái sợi, tảo nâu mozuku, đậu phụ, đậu phơi khô, đậu phụ dày miếng rán kĩ, đậu phụ rán, bầu khô, củ cải thái muối, dưa hấu, dưa vàng, táo, quýt, dâu tây, chanh, natto.
Trà: Trà từ cây keo, trà lúa mạch, nước chưa nấu, trà ô long, nước ép quả, súp rau.
Tắm: Tùy ý, cũng có thể tắm sauna không có muối là được.
Điều độ, ôn hòa.
Thể chất: Sức khỏe lí tưởng
Bữa chính/chủ yếu là ăn cơm gạo lứt nấu bằng nồi áp suất, ăn kết hợp với cháo gạo lứt, các loại mì, bánh mì lên men tự nhiên,...
Bữa phụ/ Khoảng 1/3 ~ 1/2 bữa chính. Ăn những món ăn tùy thích trong phạm vi là các loại từ ngũ cốc, rau củ quả.
Trà: Trường hợp nữ, thì uống lượng thích hợp để đi tiểu ngày 3 ~ 4 lán, nam là 4~5 lần. Có thể uống trà bancha, trà lúa mạch tùy ý.

Gửi bởi: member Dec 24 2013, 06:00 PM

Chú thích:

Tsukudani là một loại tảo biển được ninh trong nước tương hoặc mirin. Món ăn có từ thời Edo, tên bắt nguồn từ hòn đảo Tsukuda. Tsukudani có thể được chế biến cùng với kombo hoặc wakame. Tsukudani có hương vị rất đậm, thường ăn với xôi. Đây cũng là một đặc sản truyền thống ở Nhật.

http://s107.photobucket.com/user/tramhamngusi/media/image001_zpsa1359b55.jpg.html

Hijiki là một loại rong biển màu nâu mọc hoang ở những bờ biển có nhiều đá. Hán tự có nghĩa đen là cỏ móng hươu. Hijiki là thức ăn truyền thống và quân bình cho những người ăn chay ở Nhật từ rất lâu. Theo dân gian Nhật, Hijiki rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp, giúp tóc đen và mượt.

http://s107.photobucket.com/user/tramhamngusi/media/image003_zps7cc1d848.jpg.html

Konnyaku được làm từ củ konjac, cây này còn được biết đến với tên gọi cây lưỡi của ác quỷ (Tongue of the Devil).

http://s107.photobucket.com/user/tramhamngusi/media/image005_zpsf310b8b4.jpg.html

Konnyaku chứa một lượng rất ít tinh bột, protein và khoáng chất như canxi. Đây là thực phẩm giảm cân lí tưởng do hàm lượng glucomanna cao khiến người ăn có cảm giác no rất lâu. Từ lâu, Konnyaku đã được gọi là một cây chổi cho dạ dày cũng vì lí do này.

Mì Konnyaku hay Konnyaku còn được biết đến với tên gọi Shirataki.

http://s107.photobucket.com/user/tramhamngusi/media/image007_zpse657ce93.jpg.html

Kinpira là một kiểu nấu ăn sử dụng kỹ thuật ‘áp chảo và ninh’. Thường dùng nấu các củ như cà rốt, ngưu bàng, củ sen; rong biển như hijiki; đậu phụ và mì căn; thậm chí cả thịt.

http://s107.photobucket.com/user/tramhamngusi/media/image009_zpsff8a9fae.jpg.html

Shigure miso là một món miso với công thức như sau: 1 chén ngưu bàng + 1 chén củ sen + 1 chén cà-rốt + ½ chén dầu vừng + 1½ chén miso lúa mạch (barley miso) + 1/3 chén gừng (riêng mùa hè thì dùng ½ chén).

(Ghi chú: Nếu chị quan tâm em sẽ dịch cách làm món này cho chị)

Onsen nghĩa là suối nước nóng. Có thể ở ngoài trời hoặc trong nhà. Đây là hình thức tắm truyền thống ở Nhật, nam nữ có thể tắm chung.

Aemono: là một kiểu sa-lát, có thể trộn từ rau củ hoặc thịt và đồ biển.

http://s107.photobucket.com/user/tramhamngusi/media/image012_zpsaaa5f37e.jpg.html

Dưa shirouri: một loại dưa chuột quả to.

Mozuku: là một loại tảo biển màu nâu ăn với dấm gạo như món khai vị. Mozuku được thu hoạch vào mùa xuân và có tới 90% từ đảo phía nam Okinawa.

http://s107.photobucket.com/user/tramhamngusi/media/image013_zpse3df61a9.jpg.html

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 21 2014, 07:55 AM

Đây là phần tiếng Anh của quyển sách:
http://www.alishan-organics.com/Alishan2010_organics/12/26/make-your-own-macrobiotic-gluten-meat/

Make your own macrobiotic gluten “meat”.




Here is a second popular recipe from Omori Kazue Sensei’s book 『一慧の雑穀食』

You can find out more about Omori Kazue Sensei’s macrobiotic cooking classes here.

——————————————————————————
——————————

<Ingredients>(Serves 20 – ideal for parties!)

200g gluten

1 tsp salt

3 cups water (you will only need about 1.5 cups water if you use our gluten)

3 Tbsp sesame oil

Stock base (konbu which has already been used once for stock, 6 cups of water, 6 Tbsp soy sauce, 1 tsp salt, vegetable tops, peeling etc.)

Sauce (1 Tbsp fresh grated ginger, 1/4 cup soy sauce)

1 lettuce

radish

kite string

ピクチャ 9







Gửi bởi: Diệu Minh Feb 21 2014, 07:56 AM

http://www.alishan-organics.com/Alishan2010_organics/12/26/brown-rice-chirashizushi/

Gửi bởi: Diệu Minh Jan 6 2015, 10:10 PM

SÁCH DẠY
nấu ăn
THỰC DƯỠNG
VÀ NHỮNG TRỢ PHƯƠNG KỲ DIỆU
CỦA KAZUE

Gửi bởi: Diệu Minh Jan 6 2015, 10:11 PM

Mục lục
Nội dung sách Trang 2 4
Thông điệp từ Oomori Kazue 9
Lí thuyết để có những món ăn ngon và tốt cho sức khỏe 11
Cách xây dựng thực đơn ăn uống 16
Bữa ăn và phương pháp nấu ăn phù hợp với thể chất,bốn mùa và tuổi tác 21
Menu các bữa ăn thực dưỡng phù hợp với bốn mùa và thể chất 26
Các món ăn từ gạo lứt (T 10~14) 33
Cháo Miso Ojiya (T 15) 44
Kem gạo lứt 46
Súp miso hành tây và đậu rán (Súp miso cơ bản) 49
Chín loại canh miso cho 4 mùa quanh năm 51
Canh cá chép (T 20+21) 55
Món canh sô đơ đậu phụ Nhật và rau 58
Mì udon dẹt với rau và canh miso (Houtou) 60
Mì soba lạnh 61
Spaghetti trộn sốt 64
Muối vừng (T 26) 68
Muối vừng trắng (T 27) 70
Món Tekka Miso 71
Miso hành 73
Kinpira (súp) ngưu bàng 75
Hijiki và củ sen (T 31) 77
Rong biển phổ tai kombu muối 79
Bí ngô đậu đỏ/ Đậu đỏ rong biển phổ tai kombu 81
Củ cải Nhật ninh 84
Hành tây xào dầu 86
Koufuu 88
Món thịt lợn rán thực dưỡng 90
Món lươn chay 93
Món củ sen viên sốt 96
Món nướng được cuộn trong xiên tạo hình vòng tròn bánh xe 98
Xào rau và seitan 101
Koufuu Jyaga 103
Lẩu đậu ván trắng 105
Các món rau ăn kèm (T44~47) 107
Táo ninh bột sắn (T 48) 120
Mochi ngải cứu (T 49) 123
Bánh mì lên men tự nhiên (T 50) 126
Bánh mì cháo (T 51) 128
Nội dung phương pháp Teate thực dưỡng của Kazue (T 2 từ cuối sách) 131
Phương pháp điều trị Teate và các món ăn trị bệnh (cách ăn) cho từng loại bệnh và triệu chứng
(T 4~7) 135
Gạc gừng (T 8) 162
Đai quấn hông bằng vải (T 9) 167
Cao khoai sọ (T 10) 169
Thực hành làm cao khoai sọ (T 11) 172
Cao đậu hũ ( T 12) 175
Thực hành làm cao đậu hũ dùng cho phần gáy 178
Cao mù tạt (T 14) 181
Cao củ cải daikon nạo 184
Nước nấu lá daikon khô (T 16) 187
Bột cây ráy thơm oupakumatsu (T 17) 191
Bancha (T 18) 194
Bancha tươi từ mơ có daikon nạo (T 19) 198
Nước daikon nóng I số 1 ( T 20) 202
Nước táo bào/nước táo ép 206
Nước daikon nóng II (T 22) 210
Uống muối vừng (T 23) 214
Nước củ sen nóng (T 24) 219
Suginamatsu (T 25) 222


Gửi bởi: Diệu Minh Jan 7 2015, 05:39 AM

Để chương trình dịch sách nấu ăn của người Nhật và đặc biệt sách nấu ăn có hình ảnh, sắp tới là dịch tiếp 2 quyển nữa của bà Yuri mang sang, nhất là những người nào mở cửa hàng kinh doanh thực dưỡng và bán đồ thực dưỡng, làm trang web về thực dưỡng hoặc những người nào đang mong muốn mở cửa hàng thực dưỡng hoặc các bạn độc giả muốn được đọc tiếp và có hứng thú với quyển sách này, mong nhận được sự đóng góp có ý thức cao để tiếp nối chương trình sống vui cho mọi người, hãy tự nguyện đóng góp tịnh tài như sau:

- Số tiền 1 triệu đồng, chưa kể quyển sách ảnh gốc tiếng Nhật đã được pho tô mầu nét đẹp, như vậy muốn có cả hai thì cần nạp vào tk 1.250.000đ đã tính cước bưu điện, (free 1 quyển sách tiếng đã dịch ra tiếng Việt, chỉ có chữ và một số hình minh hoạ đen trắng)

Bạn nào đã chuyển tiền rồi thì NHỚ là gửi cả địa chỉ và tên cụ thể, email, qua số di động: 0972197959...để tiện liên lạc để chúng tôi gửi sách cho nhé.

- Bạn nào chỉ cần sách ảnh thì hết 220k, nếu cả cước sẽ là 250.000 đ, đã nạp 1 triệu vào tk thì nhận được flie work qua email.

Tiền xin gửi vào tài khoản: Phạm Thị Ngọc Trâm, 0021001218038, vietcombank, chi nhánh Ba Đình, xịn ghi rõ lý do: trả tiền đọc sách nấu ăn dịch từ tiếng Nhật, xin cảm ơn.

Hiện nay chúng tôi thuê dịch thuật tiếng Nhật khá đắt; mấy quyển "Những chàng trai huyền thoại" chẳng hạn là thuê dịch 250.000 đ/1 trang, hiện đang cho dịch tiếp hai quyển: "Cẩm nang cuộc đời thực dưỡng", "sức khoẻ và hoà bình" tổng chi khoảng 100.000.000 đ riêng tiền dịch, chưa kể những phụ phí khác nữa thì mới ra được quyển sách để đọc.

Với tấm lòng đông tay vỗ nên kêu, rất mong nhận được sự đóng góp hảo tâm của những bạn muốn tri ân và xiển dương phong trào thực dưỡng mà có tịnh tài thì có thể tuỳ nghi đóng góp bao nhiêu cũng được, để chúng ta tiếp tục miễn phí cho những người muốn áp dụng thực dưỡng vào đời sống mà chưa có điều kiện kinh tế trong lúc đang đọc, "lá lành đùm lá rách" là câu dạy của ông bà mình... nạp tiền vào tài khoản của tôi cũng là một hình thức làm phước thiện cao thượng, vì sau đó quyển này sẽ được đưa hoàn toàn lên đây và cần có tiền để tiếp nối làm phước với những quyển sách khác.

Người nào lấy tin từ trang web này cũng phải có đức thật thà dẫn đường link đàng hoàng, nói nơi xuất xứ đàng hoàng không được có thói gian lận, ăn cắp thông tin của người khác rồi giấu nhẹm đi như là công đức "của mình" vậy. Những người nào có cửa hàng thực dưỡng ở Hà Nội đề nghị tự động nạp 2 triệu vào tài khoản của tôi khi muốn tiếp tục đọc nhé. Đức Phật dạy: "không lấy của không cho: các chúng sinh được giầu sang cũng nhờ giữ giới các chúng sinh được nhập niết bàn cũng nhờ giữ giới, các bạn muốn hạnh phúc an vui mà vi phạm những điều người khác "không tự nguyện cho" là việc ăn cắp dầu là ăn cắp bất cứ gì và sẽ nhận quả báo của vũ trụ đang vận động thì đừng có trách tôi sao biết không bảo. Tôi đã bảo nhiều người, nhưng thói quen gian lận và trộm cắp của họ mãnh liệt từ tiền kiếp thể hiện trên cả gương mặt nhất là những người mắt một mí cụp xuống hai bên là những người khá ích kỷ, miệng móm... mặt bạnh, những người mắt tam bạch trên hoặc dưới đều cùng chung như vậy - quá dương hoặc quá âm - mà chỉ có tài không có đức... càng phải nạp tiền vào đây để mong được bớt nghiệp mất cân bằng... để cùng chung tay đi trên con đường trung đạo của Đức Phật, con đường cân bằng âm dương của tiên sinh Ohsawa, tiên sinh dạy ăn 1 hạt trả 10.000 hạt, thì đây là cơ hội để trả ân tiên sinh... hãy thể hiện sự cân bằng hoàn hảo của mình bằng cách năng làm phước để tiêu trừ nghiệp ham muốn thu vét tiền tài của thiên hạ về mình, ai cũng muốn được an vui, mình cũng mong như vậy, nhưng động cơ của mình thì lại không chính đáng, những thứ "của mình" thì nguệch ngoạc, hàng rởm, lòng thì gian tham... rồi dán nhãn thật xịn, đứa thì dán nhãn như là cái trò trẻ con trông như là trò chơi của mấy em bé vụng dại, đã thế còn dương dương tự đắc loè bịp thiên hạ, những người mới không biết gì, làm cho họ lại tìm tới tôi mà than thở, từ khi bọn tiểu yêu Huyền Hoa v.v...nhảy ra làm thực dưỡng, tai tôi mắt tôi bị phải nghe nhiều tiếng rên la rền rĩ của mọi người, nên tụi đó càng tiếp tục làm như thế chính là phong trào thực dưỡng đang đi xuống về tinh thần và chỉ đi "lên" về vật chất (hàng hoá không ra cái thể thống gì, khoe bán rẻ hơn, nói xấu nhà tôi "bán đắt"? dân họ thử mua hàng rẻ, mà chỉ rẻ hơn vài ngàn để tạo độ chênh? dân họ thử mua của tụi nó về họ sử dụng và than vãn quá trời, họ lại quay lại mách tôi đúng là "của rẻ là của ôi"), vì toàn bọn ham tiền không có chuyên môn, không có phước thì làm sao có hàng tốt mà bán cho bà con? chúng tạo ra sự mất cân bằng sinh thái mới... cho nên không tạo được chánh nghiệp, nó chỉ là ăn cắp nghề mà thôi, nên việc tu tâm dưỡng tánh của các bạn không được hanh thông... trí tuệ và tài đức chỉ loanh quanh ở mức đó không khá lên được ... tôi vừa dạy cho người khác làm nghề vừa dạy cả đạo đức của ông bà cho họ để họ bớt tham, cho nên họ không manh động giao hàng nhiều, làm việc kiếm ăn để thư thái thân tâm, nên thực phẩm của nhà tôi chuẩn từ tâm điểm của trái tim những người làm về ẩm thực, có hai loại người trên thế gian: làm như người điên và làm như những người thong thả thảnh thơi và có tâm đạo thật sự, tôi đã nhọc công đào tạo ra được những người như thế làm về thực dưỡng chứ không phải là nhóm người ham hố kiếm trác như một số người đang hầm hập khí thế xông tới...kinh quá, những người làm hàng cho nhà tôi họ đã được an vui và an phận trong đạo đức từ lâu, trong khi một bọn bát nháo thì chạy rong nhông nhông thấy toả ra cái khí tham ngút trời... thanh bần giữ phận an vui, noi nhân giữ nghĩa có hồi sấm vang!

Còn mấy đứa đó? Đức Phật dạy có những loại người như cái muỗng canh, nó nằm trong bát canh mà chả thưởng thức hương vị của canh! nghiệp của họ quá nặng, nên ăn thực dưỡng bao nhiêu năm mà không hề thay đổi được thói quen tất bật nghèo hèn dân họ nói về mụ Huyền như thế đấy, Hoàng Anh Sướng viết báo phong cho tôi lên hàng đầu của thực dưỡng Hà Nội, nhắn tin cho tôi muốn tôi gọi mụ Huyền là gì đó trừ chữ "mụ" tôi bảo: có ai gọi là ông ăn cắp hay ông uống rượu, bà lừa đảo? họ chỉ nói thằng ăn cắp, thằng uống rượu, con mụ lừa đảo... HAS muốn thánh hoá đời sống thực? he he, đời nào có chuyện đó? lên cõi tiên mà còn có chuyện đánh nhau ở cõi chư thiên nữa là... đánh nhau bằng năng lượng. Các bạn thử hình dung tôi cho c Hà ở Hà Đông cầm gói Yến mạch sang bảo mụ Huyền đừng bán đắt khi mua vào rẻ như thế nữa để giữ lấy cái đức của nghề, nó mắng cô Hà xơi xơi nữa... còn cô Hằng thì đi một vòng nom tụi Homefood làm gì con H làm gì.... về bảo tôi: họ đều bán rẻ hơn nhà chị vài ngàn, những người bán và cả những người mà tôi nhận đ tin của họ đều chả có chuyên môn gì cả, cuối cùng tôi phải đi lấy đúng hàng của họ lấy về và bán rẻ hơn của họ để vạch mặt bọn gian thương, ngày xưa cha tôi rất ghét bọn gian thương là vậy.

Tôi kể cho bạn nghe: nhà tôi gói cháo thập cốc mễ bán 22k/300 gam, tụi khác làm 200 gam mà không biết công thức của tụi nó sao, bán 21k, he he... hôm vừa rồi tôi đi mua nồi gang về bán ở nhà, một cửa hàng họ bán 150k, cửa hàng khác bán 140k, tôi nghĩ ngay: lần sau mua của tụi bán 140k về nhà bán, về nhà cân lên: tụi bán 150k là nó đã nặng hơn khoảng 400 gam rồi... cuộc sống là như vậy đấy; bạn có giữ giới và sống ngay thật chân chính thì bạn mới có thể gặp được những người chân chính... con người quá ích kỷ để có thể tiến lên, chúng lừa đảo: chắc chắn tụi nào đểu hơn thì sẽ cho ra giá rẻ hơn, TƯỞNG là rẻ hơn ai ngờ cân nhẹ hơn? he he, ngay cái quần bò cũng thế, kiểu dáng nước đầu thì là như thế là và là hàng xịn, tụi hàng nhái đã ăn cắp ý tưởng làm theo và chọn vải đểu hơn và hàng rẻ hơn... vì thế mới có những cửa hàng sang trọng dành cho những người chuộng hàng xịn, thực dưỡng cũng thế... có những cái nom có vẻ sang nhưng là bọn hèn làm và hàng chất lượng lại kém vì toàn bộ tinh hoa trí óc của nó ném hết ra phía ngoài rồi... như thế là âm!

Thầy tôi ở Miến dẫn chúng tôi tới một nhà hàng ăn, nom không sang nhưng thầy bảo: ở đây không sang nhưng đồ ăn của họ ngon hơn! he he... thiền sư nổi tiếng thế giới đấy nhé...

Dân họ kêu quá trời họ bảo sao người làm về thực dưỡng gì mà nom héo hắt cằn cỗi và tất bật hèn hạ, xấu tướng, xấu nết như thế? nom không tươi mát vui vẻ? tôi bảo: quân ăn trộm vênh váo ngu si, vô ơn, nói dối, tới mức như thế...làm sao toả ra được cái đức làm thực dưỡng???? người bệnh phải tìm tới với mình là người đã lắm phiền não rồi mà người đứng ra làm thực dưỡng thì đứa nào cũng có một cục phiền não tham sân si còn to hơn cả người bệnh thì thử hỏi ai đang độ ai đây?

Tất cả những người họ hàng, bạn bè thân quyến của những người mà tôi đã khéo nhắc tới cũng không được tuỳ tiền mà lấy tin ở đây mang về cho nhóm người đó mà không tự nguyện đóng góp tịnh tài đều là những kẻ ăn trộm, trật tự vũ trụ đã và đang làm việc, tôi không làm gì cả đâu ạ... tôi không thù ghét gì những người mà tôi nhắc tới vì sao? vì họ còn cũng đang tiến hoá, hy vọng họ được chuyển hoá mau chóng làm người lương thiện thì người khác mới được nhờ thực sự... đi lừa người mà còn làm như là làm ơn cho người như thế à? mỗi người làm một quyển sách để mở với người khác, không ai giấu ai được điều gì đâu ạ. Trời có mắt mà! Tôi chỉ đưa ra vài điều kiện như vậy, chúng ta có hai loại hạnh phúc: hạnh phúc có điều kiện và hạnh phúc không điều kiện, mong các bạn nhận được nhiều lợi ích từ việc chuyển ngữ mà chúng tôi đã hoàn thành, bạn nào cần góp ý về nội dung dịch thuật hay có gì cần góp ý hãy vui lòng đưa cả lên mạng này để sự phục vụ của chúng tôi ngày một tốt đẹp hơn.

Điều này chỉ ngoại lệ với những bạn thực dưỡng đã ăn số 7 từ 100 ngày trở lên thì đây là món quà dành cho các bạn đó, bạn nào đã chuyên tu trong các khoá tu tích cực theo chánh Pháp cũng được miễn phí hoàn toàn nhé, tất nhiên phải là người không nói dối.

Rất mong thông tin này được tới với những người chuyên nấu ăn cho các chùa, thiền viện và hộ độ được chánh Pháp, nguyện hồi hướng công đức làm việc thiện lành này cho cha mẹ thày tổ, tổ tiên Lạc Việt, các đời vua Hùng từ xa xưa... ông bà cha mẹ người còn sống hay đã khuất luôn được an vui nơi nhàn cảnh, và hồi hướng tới những thân bằng quyến thuộc còn đang hiện tiền cầu mong cho tất cả chúng sinh trong 31 cõi luôn được an vui trong chánh Pháp.

Gửi bởi: Diệu Minh Jan 7 2015, 09:31 AM

Trang 2:
慧の穀菜食Book CONTENTS
Nội dung sách Thực dưỡng của Kazue
Gạo lứt nguyên hạt với các cách ăn phong phú


Cơm gạo lứt (Trang 10)
Cơm gạo lứt cùng đậu đỏ (Trang 11)
Cơm gạo lứt cùng ngô (Trang 11)
Cơm gạo lứt cùng kê và đậu đỏ
Cơm gạo lứt cùng đậu garbanzo (đậu hổi) (Trang 11)
Cơm gạo lứt cùng lúa mì nguyên hạt (Trang 11)
Cơm mơ (Trang 11)
Cơm gạo lứt cùng hạt kê (Trang 11)
Chirashizushi từ gạo lứt (Trang 12)
Cơm nắm gạo lứt (Trang 12)

Cơm rang gạo lứt (Trang 12)
Cơm gạo lứt cuốn rong biển và Sushi cuốn bằng vỏ inari (Trang 13)
Cơm gạo lứt nấu thập cẩm (Trang 13)
Cháo gạo lứt (Trang 14)
Cháo Miso Ojiya (Trang 15)
Kem gạo lứt (Trang 16)
Kem soba (Trang 16)
Sobagaki (Trang 16)
Omedetou (Trang 17)



Các món canh miso, súp mang hương vị thanh, ngọt

Canh miso từ hành tây và đậu rán (cơ bản) (Trang 18)
Cách làm nước dùng từ rong biển phổ tai kombu (Trang 18)
Cách làm nước dùng từ nấm đông cô (Trang 18)
Cách làm soup stock (nước hầm từ rong biển phổ tai kombu và daikon khô) (Trang 19)

Canh miso từ ngải cứu và váng đậu (Trang 19)
Canh miso rau xanh và váng đậu (Trang 19)
Canh miso đậu phụ (Trang 19)
Canh miso từ củ cải daikon và đậu rán (Trang 19)

Canh miso từ đậu phụ và khoai môn (Trang 19)
Canh miso từ khoai môn loại nhỏ và đậu phụ rán (Trang 19)
Canh miso từ đậu xanh (đậu cove) và rong wakame (Trang 19)
Canh miso từ ngưu bàng và đậu rán (Trang 19)
Canh miso mochi (Trang 19)
Súp trong cùng mì soba (Trang 19)
Canh rong biển phổ tai kombu bào sợi (Trang 19)

Súp rong wakame (Trang 19)
Súp mì ống (Trang 19)
Súp từ váng đậu (Trang 19)
Súp đơn giản (Trang 19)
Súp miến, mì sợi làm từ gạo (Trang 19)
Súp từ hạt kiều mạch (Trang 19)
Canh cá chép (Trang 20)
Cá chép đậu đỏ (Trang 21)
Hàu hầm miso (Trang 21)
Cá nhỏ rán rồi ninh (Trang 21)
Tsukudani từ cá nhỏ (Trang 21)
Món sô đơ đậu phụ và rau (Trang 22)
Món hầm thập cẩm (Trang 22)


Các món mì, miến theo mùa được làm từ bột mì chất lượng cao


Houtou (Trang 23)
Mì lạnh (Trang 24)

Nikomi udon (Udon được nấu trong súp gồm nhiều loại miso) (Trang 24)

Miến trộn nước sốt vừng (Trang 24)
Kakesoba (Trang 24)
Spaghetti kiểu Nhật (Trang 25)
Spaghetti trộn sốt (Trang 25)
Pasta nấu súp (Trang 25)
Soba chiên thanh đạm (Trang 25)


Muối vừng tự làm – Đồ không thể thiếu trên bàn ăn, quan trọng như tủ thuốc trong gia đình


Muối vừng (Trang 26)
Vừng trắng (Trang 27)
Tekka miso (Trang 28)
Miso từ hành (Trang 29)
Hijiki Konnyaku (Trang 29)
Kinpira ngưu bàng (Trang 30)
Kinpira củ sen (Trang 30)
Hijiki củ sen (Trang 30)
Rong biển phổ tai kombu muối (T 32)
Tsukudani từ rong biển phổ tai kombu và kombu nấm đông cô (T 32)
Bí ngô đậu đỏ (T 33)
Rong biển phổ tai kombu, đậu đỏ (T 33)
Rong biển phổ tai kombu, bí ngô, đậu đỏ (T 33)
Món hầm từ củ cải daikon thái khô và đậu phụ khô để lạnh (T 33)


Các món ăn kèm làm từ rau theo mùa giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, dẻo dai


Củ cải Nhật ninh (T 34)
Rau ninh (T 34)
Hành tây xào dầu (T 35)
Rau thập cẩm sốt (T 35)
Koufuu (T 36)
Koofu katsu và Koofu xiên que (T 37)
Thit lợn rán thực dưỡng ( T 37)
Món lươn chay (T 38)
Rau tẩm bột rán (T 38)
Rau viên tròn nấu trong nước sốt đặc (T38)

Món mì ống luộc, xào cùng thịt gà, hành tây, rưới nước sốt trắng, rắc phô mai bột rồi bỏ lò
nướng (T 39)
Củ sen viên sốt (T 39)
Đậu trắng hầm (T 39)
Món nướng được cuộn trong một xiên tạo hình vòng tròn bánh xe (T 40)
Rau ninh khô (T 40)
Bánh korokke bí ngô (T 40)
Hamburger từ củ sen (T 41)
Xào rau và seitan (T 41)
Bí ngô nấu cùng tương Nhật (T 41)
Rau hầm thịt (T 42)
Rau nấu tương (T 42)
Koufuu jyaga (T 42)
Lẩu đậu ván trắng (T 43)
Củ cải hầm đậu rán (T 43)
Salad muối (T 43)
Rau xanh luộc (T 44)
Muối mù tạt ngồng cải (T 44)
Lá củ cải daikon muối (T 44)
Đậu xanh luộc (T 44)
Yakinamasu (T 44)
Rau xanh và đậu rán nấu rtrong nước tương (T 45)
Cà tím ninh miso (T 45)
Salad ngưu bàng (T 45)
Nấu miso ngưu bàng mới (T 45)
Salad khoai tây (T 45)
Tsukudani váng đậu vỏ thông (T 45)
Củ cải muối cuối thu (T 46)
Muối xổi qua đêm (T 46)
Dưa chuột ngâm dấm mơ (T 46)
Cải thảo muối (T 46)
Củ cải khô muối (T 46)
Cải thảo muối (T 47)
Củ cải Nhật ngâm dấm theo kiểu phương Tây (T 47)
Củ sen ngâm/trộn dấm ngọt (T 47)
Salad hành tây (T 47)
Salad mơ từ rong biển hijiki (T 47)

Dưa takuwan muối kĩ và dưa chuột trộn tương Nhật (T 47)

Các loại bánh và bánh mì với vị ngọt tự nhiên và cách chế biến đơn giản


Táo ninh bột sắn (T 48)
Sakura mochi (T 48)
Kanten làm từ nước trái cây (T 48)
Bánh pudding nhân đậu ngọt (T 48)
Mochi ngải cứu (T 49)
Bánh gạo 3 màu (T 49)
Khoai lang nghiền trộn nước táo (T 49)
Bánh cookies từ couscous (T 49)
Bánh mì lên men tự nhiên (T 50)
Bánh mì gạo lứt (T 50)
Bánh mì cháo (T 51)
Bánh mì soba (nướng) (T 51)
Món Oyaki miso gừng (T 51)
Mochi làm từ negi (T 51)


Gửi bởi: Diệu Minh Jan 7 2015, 09:32 AM

*Đơn vị đo sử dụng trong cuốn sách này như sau:
1 chén = 200cc 1 thìa to = 15cc 1 thìa nhỏ = 5cc
*Dầu để xào rau thì thống nhất là dùng dầu vừng nhưng cũng có thể dùng dầu đã sử dụng trong nguyên liệu đậu rán, bảo quản trong dụng cụ lọc dầu và dùng ít một cũng được. Tuy nhiên, trường hợp dùng dầu vừng lâu oxy hóa thì sẽ có vị khác môt chút.
*Nên hạn chế chỉ ăn 1 tuần 2 lần các đồ rán, chiên, không bao gồm các món chiên hầm. Với người hay bị viêm da dị ứng, ngứa, khô da thì cố gắng kiêng dầu ăn, người bệnh ung thư gan, người có sỏi mật thì chỉ nên ăn cùng lắm là đến các món ninh xào, nên kiêng các món chiên rán.
*Khi nấu ăn thì cố gắng sử dụng các loại nguyên liệu không thuốc trừ sâu, không chất phụ gia (ví dụ như dùng các đồ tự trồng hoặc mua ở các cửa hàng thực phẩm nguồn gốc thiên nhiên,…)
*Với những người không sống gần các cửa hàng thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên thì hãy tham khảo trang 25 ở phần Teate. Có dịch vụ gửi các thực phẩm từ rau tới tận nhà)
*Các thắc mắc về cách nấu ăn, phương pháp ăn uống xin mời liên hệ theo số điện thoại sau: 03-3220-9796
(Trung tâm nghiên cứu định luật vũ trụ- Mục nấu ăn của Kazue)


Trang 3

Phần trên là mục lục các món ăn theo bảng thứ tự bảng chữ cái của Nhật

Message
Thông điệp từ Oomori Kazue
Nửa thế kỉ sau chiến tranh, ngành công nghiệp đạt sự phát triển ở mức cao trào, Nhật Bản bước vào xây dựng những điều cơ bản của một cường quốc kinh tế. Nhưng những năm này, những năm tương lai còn bề bộn, mờ mịt thì những vụ việc trẻ em bị chết do bệnh tật xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện báo chí.
Từ xưa, ý thức rằng trẻ nhỏ là phải khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần là không có. Tại sao lại như vậy? Tham vọng vật chất không bao giờ có giới hạn của người lớn chúng ta - gốc rễ, bản năng của con người (động vật) khiến chúng ta quá mưu cầu sự giàu có đến mức quên đi sinh mệnh. Các cuộc cải cách, kĩ thuật tiến bộ, phát triển đến chóng mặt, có cả gen di truyền trong phẫu thuật, cảm giác như mọi thứ đang phát triển theo chiều hướng quá xa rời, đi ngược lại với hình thái sinh mệnh từ xưa tới nay.
Chúng ta với tư cách là con người đáng phải được sống mạnh khỏe và hạnh phúc. Để đạt được điều đó không chỉ cần khoa học kĩ thuật tiên tiến mà còn phải là sống tự nhiên nữa.
 Vào thời Meiji (Minh Trị), Ishiduka Sagen đã đưa ra thuyết vợ chồng nếu hàng ngày ăn uống đúng cách đảm bảo sự cân bằng của muối nattri (âm) và muối canxi (dương) thì sẽ sống lâu mạnh khỏe. Ông cũng chính là người đã khởi xướng ra Hội Thực Dưỡng. Sakurazawa Yukikazu đã kế thừa và phát huy học thuyết của Sagen để đưa ra phương pháp sống thực dưỡng rộng khắp trên toàn thế giới cùng với “Nguyên lí vô song” và “ Trật tự vũ trụ”. Ông đã khẳng định sự đúng đắn của phương pháp ăn uống này, hình thành nên bức tranh về phong trào ăn uống tự nhiên của thời nay. Sau chiến tranh Oomori - người đã cống hiến hết mình cho quan điểm của thầy Sakurazawa đã dồn hết tâm lực để chứng minh tính thực tiễn của quan điểm này. Do vậy mà chúng ta đã có thể trải nghiệm, biết được rằng phương pháp ăn uống những loại thực vật trong tự nhiên đã trở thành từ khóa của rất nhiều người, hiểu được mọi thứ trong trời đất đều là sự cân bằng giữa Âm và Dương.
Cuốn sách này song song với việc truyền đạt đầy đủ và chính xác những kiến thức căn bản được kế thừa còn nghiên cứu, tham khảo, tổng hợp lại những ghi chép thực tiễn để có thể đáp ứng với thể trạng đang dần thay đổi theo thói quen sinh hoạt, ăn uống của con người.
Ăn các thực phẩm nguồn gốc từ rau củ quả và ngũ cốc là ăn uống tuân theo trật tự của vũ trụ (Âm và Dương), không phải là điều gì đặc biệt mà là hướng tới tự nhiên. Tôi không ý thức một cách đặc biệt gì cả mà đã sống một cách bình thường. Bởi đơn giản rằng tất cả mọi người chỉ cần ăn uống đúng cách thì có thể sống mạnh khỏe và hạnh phúc. Với mong muốn trở thành trợ thủ đồng hành cùng phương pháp sống như vậy tôi xin cố gắng hết sức áp dụng những kiến thức về nghệ thuật ăn uống đã được hoàn thành bởi thầy Sakurazawa.Tôi sẽ cố gắng để cuốn sách này có thể trở thành một chuyên gia tư vấn giúp người đọc có những kiến thức hữu ích để sống khỏe mạnh, hạnh phúc.

Trang 4

Lí thuyết để có những món ăn ngon và tốt cho sức khỏe
Bạn muốn tìm hiểu từ những điều cơ bản – Hãy đọc cuốn ABC về các món ăn chế biến từ rau củ quả của tác giả Kazue.

Vậy món ăn có nguồn gốc rau, củ là những món ăn thế nào?
Nói ngắn gọn thì đó là phương pháp thực tiễn ngắn nhất để mang lại sức khỏe - điều mà ai trong chúng ta cũng mong muốn có được nhất. Là phương pháp ăn uống theo trật tự của vũ trụ, dựa theo nguyên tắc của hai năng lượng Dương và Âm. Là cách nấu ăn sử dụng ngũ cốc, chủ đạo là gạo lứt và các loại rau, tảo biển, các loại đậu, các chế phẩm từ đậu tương, tương miso nguyên chất truyền thống, tương, muối và dầu ăn. Ngoài những trường hợp đặc biệt thì phương pháp ăn uống này tuyệt đối không sử dụng đến các thực phẩm có nguồn gốc động vật, trứng, các chế phẩm từ sữa, đường, mật ong,...
Tiêu chuẩn chọn lựa nguyên liệu nấu ăn là con người không tách rời với đất (ăn những thứ tìm được từ đất, theo mùa.) Và không xay xát, không bóc vỏ, không loại bỏ vị đắng, chát của nguyên liệu, tức là hết sức trân trọng tất cả các phần của nguyên liệu. Và điều quan trọng là phải nhai kĩ để biết ơn những thức ăn do chúng mang lại sinh mệnh cho chúng ta.
Nếu theo phương pháp ăn uống này thì chúng ta có thể sử dụng toàn bộ lí thuyết Âm Dương để tự làm từ menu đến việc chọn nguyên liệu, cách thái cắt, cách điều chỉnh lượng lửa,... tự sắp xếp, kếp hợp, hướng đến mục tiêu cơ thể mỗi người sẽ ngày càng khỏe mạnh hơn.
Đặc tính của Âm và Dương

Gửi bởi: Diệu Minh Jan 13 2015, 05:57 AM

SÁCH DẠY
nấu ăn
THỰC DƯỠNG
VÀ NHỮNG TRỢ PHƯƠNG KỲ DIỆU
CỦA KAZUE

Gửi bởi: Diệu Minh Jan 16 2015, 10:41 AM

Ôi giời ơi,
Hôm nay thấy có 1 người chuyền tiền vào tk của tôi mà không cho địa chỉ để gửi sách, lỗi tại tôi không nhắc bạn đó ở trên, giờ tôi đã phải hiệu đính và bổ xung lại phần đó rồi...
Bạn là ai thì tôi mới có thể gửi sách cho bạn chứ????

Gửi bởi: member Jan 19 2015, 03:04 PM

Đỗ Thị Thu Hương
dịch từ tiếng Nhật





SÁCH DẠY
nấu ăn
VÀ NHỮNG TRỢ PHƯƠNG CHỮA BỆNH
THEO THỰC DƯỠNG
CỦA BÀ KAZUE









Tủ sách thực dưỡng cho mọi nhà

Gửi bởi: Diệu Minh Jan 29 2015, 06:18 AM

LỜI GIỚI THIỆU

Chúng tôi vô cùng thích thú và biết ơn chuỗi nhân duyên kỳ đặc giữa ông bà Ando với chúng tôi, ngay trong buổi gặp đầu tiên do bạn Chi dẫn ông bà tới nhà tôi để mua đồ ăn thực dưỡng, tôi đã nhận ra ngay đây là những người mà mình cần gặp (như trong chuyện cổ tích) và cảm nhận một cách trực tiếp đây là đầu mối thực dưỡng Nhật Bản mà mình mong muốn tìm kiếm từ hàng mấy chục năm nay, do sự gợi ý của một bậc tiền nhân thực dưỡng là bác Diệu Hạnh, thế là ước mơ của chúng tôi đã được thoả nguyện và dầu ở nơi chín suối chắc bác Diệu Hạnh đã mỉm cười thấy được thực dưỡng đã thực sự nở hoa giữa lòng Hà Nội và lan toả khắp Việt Nam.

Quyển sách này và một vài quyển sách khác được ông bà Ando cho tôi ngay từ những ngày gặp trong lần gặp đầu tiên này, mà bạn Thuỷ Nhật có nói với tôi: người Nhật họ rất là đâu vào đấy, rất là cội nguồn…và ông bà đã tin cậy giao cho tôi nhiều quyển sách tiếng Nhật nguyên tác của tiên sinh Ohsawa chỉ in ở Nhật và không có bản tiếng Anh nào… và may sao phong trào gạo lứt tại Việt Nam đủ duyên lành, gặp được những người cùng tham gia làm thực dưỡng cực kỳ hiệu quả cùng với tôi như một người bạn thiện lành, hỗ trợ (và là thầy giáo dạy ghi ta cho tôi và nhóm bạn tại cửa hàng vào các buổi chiều thứ 7 hàng tuần, miễn phí, từ 6-8h tối) là ô. Bùi Xuân Trường, nếu không có sự hỗ trợ đắc lực của người bạn lành này - chịu trách nhiệm phiên dịch và liên lạc trực tiếp – thì mọi ước mơ triển khai những công việc của ông bà ra với cộng đồng sẽ gặp vô vàn trở ngại và có thể nói rằng nó cũng sẽ không thể thành tựu được như ngày nay.

Với những thiện nguyện sâu xa và thầm kín đã tới ngày trổ bông mà tôi đã triển khai cùng hai ông bà Ando, điều đó phần nào trả được ơn nghĩa của tiên sinh và các bậc tiền bối đi trước, xin sẽ tiếp tục được “nối lửa ươm hương” với ngay chính đạo SỐNG VUI của ông bà mình, đó cũng là điều mà ông bà Ando mong muốn: gìn giữ lấy các cách nấu ăn cổ truyền của Việt Nam và soi sáng nó dưới ánh sáng thực dưỡng, vì thế hàng loạt các món ăn mà tôi sáng chế ra từ 10 năm trở lại đây (2015) đã được bà con tin quí hết lòng, và bắt chước học tập, và nơi nơi đều học làm và bày bán khắp mọi nơi (gạo lứt nảy mầm rang ăn liền và bột gạo lứt này mầm rang, v.v… là những món ăn do tôi phát minh sau loạt ngày tu học thiền ở Miến trở về). Những quyển sách thực dưỡng và món ăn thực dưỡng ngày một lan rộng tới tận mọi miền của đất nước, điều này vốn đã triển khai lâu nay trong cộng đồng và nay lại càng như được chắp thêm vây cánh để có thể truyển tải ước mơ: người nước ngoài tới Việt Nam học tiếng Việt, học nấu ăn, học về macrobiotic đã được Việt hoá, HỌC ĂN với chúng ta! Theo đúng luật của vũ trụ: múc nước lên thì nước mạch ắt chảy về! Và bắt đầu có những người như thế, người đầu tiên mà tôi nhận ra rõ nhất là một vị sư người Ba Lan tên là Jagaro vô cùng tuyệt vời về đủ mọi phương diện tinh thần và độ nhạy cảm, (sư là một nghệ sĩ ghi ta, và là người hát bè trầm trong dàn nhạc giao hưởng trước khi xuất gia và có sáng tác một đoạn nhạc và chơi khúc nhạc đó cho chúng tôi được nghe và anh Trường đã nhanh chóng học được khúc nhạc ghi ta khó đánh đó… ) vị sư có khả năng học tập và nắm bắt vấn đề một cách nhanh chóng và ngược lại sự chia sẻ của vị sư Ba Lan rất tinh tế và cách thức chia sẻ đã mang lại độ tin cậy cao, khúc triết, mạch lạc và chân thực về việc sư hiểu và áp dụng thực dưỡng của sư, làm cho chúng tôi những người được tiếp xúc với sư vô cùng thích thú, ví dụ khi chúng tôi đánh đàn có bị lỗi nhịp và lỗi nốt nhạc, các bạn cười bảo là lần sau về tập dượt tốt rồi hãy đi biểu diễn, thấy thế nhà sư nói: hãy tập lắng nghe những nốt nhạc đánh đúng và cả đánh sai nữa, hãy biết thưởng thức cả nốt đánh sai! Chúng tôi vô cùng tán thán việc dạy dỗ của sư đúng như kiểu của một bậc thầy. Ngọc nhà tôi tiếp xúc với sư trong một chuyến đi thăm chùa Đậu đã được sư chia sẻ và bảo cho vài điều vô cùng thú vị về khả năng âm nhạc của nó, sư đánh giá khả năng phát âm tiếng Anh và sự nhạy cảm âm nhạc của Ngọc, sư đã áp dụng thiền vào việc học đàn ghi ta ra sao trước khi xuất gia và sư rất giỏi liên kết với mọi người như một bậc thầy có nhiều paramita trong các kiếp quá khứ, làm cho ai gặp cũng gây được sự kính quí sư, sư nhìn nhận âm nhạc với cái nhìn của một thiền nhân nên nó hết sức độc đáo và thú vị, sư làm hân hoan những ai có nhân duyên gặp sư.

Tôi đi tu học về thiền Vipassana ở Miến từ 2004 chưa kể tới việc bắt đầu thiền từ khi còn là sinh viên với nhiều pháp môn và nhiều trường phái, tôi thường nói: tu gì không thấy đắc đạo cùng quả mà chỉ thấy phát minh hết món ăn này tới món ăn khác và món ăn nào cũng được đón nhận nhiệt liệt?
Thầy tôi nói: các nhà kinh doanh năm nào cũng có mẫu mã sản phẩm mới, sao tụi bây luôn có chánh niệm mà không thấy có gì mới? tôi thấy có Pháp mới để có thể thực hiện điều Phật dạy và thày tôi dạy rất hữu hiệu nhưng hôm thầy hỏi trước mặt nhiều tăng ni sinh ở trường thiền SOM năm 2013, tôi không khoe ra vì cái tâm không có nhu cầu muốn nói… và tôi mong cái mới sẽ được triển khai tại Việt Nam tạo tiếng vang vẳng tới thầy tôi ở nước ngoài, đó là niềm vui tinh nghịch thầm kín của cái bản ngã hãy còn ve vẩy đuôi “của tôi”.
“Ong Ando viet thu cho chi, to long biet on sau sac tu day long, noi chi la nguoi duy nhat bien uoc mo cua ong tro thanh hien thuc”. (Bùi Xuân Trường nhắn lại cho tôi điều này).

Quyển sách này do duyên lành kỳ đặc như thế nên tôi không muốn những gì dịch ra trong sách này tới những người có tên sau đây: hai Hương ở HomeFood (gồm Hương sếp tổng giám đốc chứng khoán và Hương “đậu phụ”), Kiều Thị Thu Hương, Huyền, Hoa, Việt Anh, Lan Anh, ca sĩ Lan Hương, Nguyễn Văn Trung… vì sao lại thế? Nếu những người đó đọc là tương đương với việc ăn trộm, và tôi xin giữ bản quyền về dịch thuật với nhóm người có tên trên, nếu họ muốn được đọc thì họ đi tìm sách tiếng Nhật và đi thuê người dịch. Rất mong bạn có sách này rồi không nên chia sẻ với những người có tên nêu trên vì đây là điều bạn cần phải cam kết một các tự nguyện để bạn có được tập sách này.
Quyển sách này đã được hiệu đính tiếng Việt và tiếng Nhật khá kỳ công và có sự góp ý của bà Yuri cho sách được chuyển ngữ tốt nhất có thể, trong quá trình đọc, bạn nào phát hiện lỗi phạm, mọi góp ý xin gửi về: macrobiotic2001@yahoo.com, đt: 0972197959, 04 38534225.

Khi có bản dịch này rồi bạn nên có cả quyển sách gốc tiếng Nhật có kèm hình ảnh cho dễ hình dung.

Cầu chúc các bạn đạt được mọi ước mơ chính đáng nhờ những gì mà tiên sinh Ohsawa đã dạy và Đức Phật đã dạy, để biết tri ân và sống tuân theo trật tự của vũ trụ.

Hà Nội tháng 1/2015

Gửi bởi: Diệu Minh Jan 29 2015, 07:59 AM

Khi có bản dịch này rồi bạn nên có cả quyển sách gốc tiếng Nhật có kèm hình ảnh cho dễ hình dung. Sau quyển sách này, chúng tôi tiếp tục cho dịch tiếp 2 quyển sách khác một quyển của bà Limma…

Gửi bởi: member May 6 2015, 07:53 PM

http://s144.photobucket.com/user/Macrobiotic/media/1504/10269443_453031901504475_3237423874361150941_n_zpsnyyvgepl.jpg.html

http://s144.photobucket.com/user/Macrobiotic/media/1504/10563000_453031824837816_952800512018353813_n_zpsw7hiiqyx.jpg.html

Sản xuất bởi Invision Power Board (http://www.invisionboard.com)
© Invision Power Services (http://www.invisionpower.com)