IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Củ từ và các món ăn từ củ từ, Người yêu của mọi người
Diệu Minh
bài Dec 18 2018, 08:13 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Củ từ:

Món ăn cần có khi thời tiết trở lạnh


Được biết tới với những tên gọi như củ từ khoai từ là thực phẩm đại bổ trong những ngày đông với nhiều công dụng bất ngờ.

Khoai từ hay còn gọi là củ từ (tên Hán Việt: thổ noãn, thổ vu, danh pháp hai phần: Dioscorea esculenta), là một dạng khoai thuộc họ Củ nâu Dioscoreaceae. Khoai từ gồm có các dạng là khoai từ (củ từ), củ từ lông (có loại ít hoặc nhiều lông).

Là thực phẩm hàng đầu có tác dụng ích khí bổ âm, một vài năm trở lại đây củ từ ngày càng được ưa chuộng trên thị trường. Nó được coi là “người yêu của mọi người” trong các loại rau củ mùa đông. Một số người ăn củ cải có thể cảm thấy lạnh, nhưng loại củ này mang tính bình hòa không độc tính, thích hợp với hầu như tất cả mọi người. Theo y học cổ truyền, củ từ có chức năng ích khí, dưỡng âm, bổ Tỳ, ích Thận, rất thích hợp sử dụng cho những người Tỳ Vị yếu, khí huyết hư hao…

Về thành phần hoá học, trong 100g củ từ có 75g nước, 1,5g protit, 21,5g gluxit 1,2g xenluloza, 28mg canxi, 30mg photpho, 0,2mg sắt… cung cấp được 94Kcal. Giá trị dinh dưỡng được đánh giá là tương đương khoai tây.

Theo Đông y, củ khoai từ có vị ngọt, tính bình, có tác dụng chống mệt mỏi, ích khí lực, kiện tỳ vị, cường thận dương, giải các chất độc khỏi cơ thể và chữa được nhiều bệnh.

Thêm vào đó, củ từ chứa nguồn vitamin A, B, C rất phong phú, giúp thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể, phòng chống lão hóa, tăng cường miễn dịch cơ thể, hỗ trợ giúp xương chắc khỏe đồng thời cải thiện làn da, thị lực. Amylase và polyphenol oxidase trong khoai từ rất có lợi cho dạ dày và quá trình tiêu hóa. Đây cũng là thực phẩm có khả năng phòng chống ung thư mà chúng ta không nên bỏ qua. Dưới đây là một số công dụng nổi bật của củ từ.

Công dụng của củ từ

Phòng ngừa bệnh tim mạch: Vitamin và nguyên tố vi lượng phong phú trong khoai từ có tác dụng ngăn cản tích tụ chất béo trong thành mạch máu, giảm nguy cơ mắc tim, huyết áp thấp và giúp tinh thần ổn định. Đây là thực phẩm hữu ích tốt cho người có tiền sử tim và huyết áp trong mùa đông.

Kiện Tỳ, ích Vị: Trong củ từ có chứa amylase và polyphenol oxidase, đây là hai chất hỗ trợ rất tốt cho dạ dày và quá trình tiêu hóa. Loại củ này còn giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu và sở hữu công dụng tương tự những loại thuốc bổ Tỳ. Do đó, những người có Tỳ dương suy yếu, dạ dày mắc chứng âm hư hoặc ăn ít, chán ăn, đi tả đều có thể sử dụng loại thực phẩm này để tăng cường sức khỏe cho Tỳ, Vị.

Bổ Phế, khỏi ho: Chất saponin và chất dịch trong khoai từ lại có tác dụng làm dịu và nhuận họng, bổ phế, tiêu đờm, trị các chứng ho khan, tiêu trừ một số loại bệnh về đường hô hấp. Thường xuyên sử dụng sẽ hỗ trợ giúp bổ phế hiệu quả.

Tốt cho đường tiêu hóa: Ăn củ từ giúp giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể, đẩy lùi nguy cơ bị ung thư bằng cách vô hiệu hóa các chất độc trong thực phẩm.

Điều chỉnh đường huyết: Đây là loại củ có chỉ số glycemic thấp, nên có thể hỗ trợ ngăn ngừa tăng lượng đường trong máu.

Nhiều dưỡng chất: Củ từ là nguồn phong phú vitamin B, cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho sức khỏe. Những vitamin này cần thiết để thúc đẩy chức năng trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài ra, vitamin C có tác dụng chống lão hóa, tăng cường khả năng miễn dịch và hỗ trợ giúp xương chắc khỏe. Vitamin A trong nó cũng giúp cải thiện làn da, tăng cường thị lực, chống lại các bệnh ung thư phổi và khoang miệng.

Kiểm soát huyết áp: Củ từ giàu khoáng chất như đồng, canxi, sắt, kali, mangan, phốt pho… Kali bảo vệ sức khỏe của tim thông qua việc kiểm soát huyết áp và ngừa tăng huyết áp. Chất sắt cần thiết cho quá trình hình thành của các hồng cầu, ngừa thiếu máu.

Chống trầm cảm, bi quan, chán nản: Thường xuyên ăn loại củ này, có thể hỗ trợ giúp cơ thể tăng cường sản sinh hợp chất serotonin (một chất làm cho não phấn chấn, lạc quan hay còn gọi là hormone hạnh phúc).

Thải và phòng chống nhiễm độc: Đây là món ăn có thể hỗ trợ phòng chống nhiễm độc kim loại nặng. Các thầy thuốc Liên Xô (cũ) đưa khoai từ vào chế độ ăn hằng ngày của công nhân để kịp thời bảo vệ sức khỏe lâu dài của công nhân.

Chất Amylase và polyphenol oxidase trong củ từ rất tốt cho hệ tiêu hóa

Món ăn bài thuốc chữa bệnh từ củ từ:

Luộc ăn: luộc lên ăn thay cơm (củ từ khá mau chín so với củ mài vì nó âm hơn củ mài) nếu sử dụng để chữa bệnh thì dùng củ mài tốt hơn nhiều cho cùng một loại bệnh. Củ từ bỏ chút muối khi luộc gần chín hoặc chấm muối vừng, hoặc chấm tía tô rắc cơm ăn…
Luộc lên là cách ăn rất phổ thông, tại chùa Hương thời gian trước và sau tết củ từ được luộc sẵn và bày bán rất nhiều. Củ từ vùng núi đưa về thường ngon hơn củ từ đồng bằng, củ từ luộc lên rồi có thể nghiền nhuyễn (bằng dụng cụ đặc dụng, có bán tại TDNT) làm món canh rau cải, nấu xúp với bột sắn dây và miso, nấu xúp với rong hijiki vào mùa đông rất tuyệt, trẻ em và người già có thể ăn thay bát phở bát bún, có thể cho thêm nước dùng dashi (4 phổ tai + 1 nấm đông cô).

(Vào đây để có hiểu biết về rong hijiki: http://kenhthucduong.com/salad-hijiki/)

Cháo củ từ hỗ trợ chữa ung thư tử cung và dương vật (tài liệu Trung Quốc): Nên dùng hỗ trợ trong điều trị ung thư bằng các liệu pháp truyền thống: Củ từ 30g, tảo biển 10g, gạo tẻ 100g. Nấu củ từ và tảo biển với 1.500ml còn 1.000ml lọc lấy nước cốt để cho gạo nấu cháo nhừ. Ăn nóng, ngày 2 lần. Có tác dụng thanh nhiệt tán kết, chống u nhọt, ung thư.

Chống trầm cảm: Nên ăn khoai từ để tạo điều kiện cho cơ thể sản sinh serotonin là chất làm cho não phấn chấn.

Chữa viêm họng, ho do nhiệt: Luộc chín, bóc vỏ, dùng dụng cụ nghiền nhuyễn nấu với rau cải canh và bột sắn dây, tamari và chút gừng, ăn thay cơm.

Giải nhiệt, tiêu đờm: Củ từ gọt vỏ nạo nhuyễn, đậu phụ cắt con chì, rán vàng đều bằng dầu vừng. Nấm đông cô khô ngâm nước thái nhỏ, phi thơm kiệu (hoặc hành tỏi) rồi cho đậu phụ, nấm, tương tamari hoặc tương Nhật, muối xào, chế nước vào đun sôi cho củ từ vào nấu chín bắc xuống cho rau ngổ, mùi tàu (thái nhỏ), hoặc cho miso nghiền nhuyễn thì không cần cho tamari hoặc tương Nhật. Ăn nóng với cơm.

Tổng hợp tin từ nguồn: Kiên Định t/h: https://www.dkn.tv/suc-khoe/cu-tu-mon-an-ca...t-tro-lanh.html


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 08:54 PM