IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Cỏ thiêng, Ohsawa
Diệu Minh
bài Feb 22 2014, 03:28 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Đón đọc tập sách mỏng và hay: CỎ THIÊNG, nguyên tác: tiên sinh Ohsawa



Cỏ Kusa, còn gọi là kusha



Đồng cỏ kusha

Nguồn:
http://forum.phunuviet.org/yaf_postsm88896...n-Nha-Phat.aspx


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 22 2014, 03:30 PM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Cỏ Thiêng đã được xuất bản, và ông Ando khuyên mọi người nên đọc nguyên tác của tiên sinh Ohsawa và ông sẽ đưa nguyên tác của tiên sinh sang Việt Nam bằng tiếng Nhật để giúp cho chúng ta có cái nhìn đúng chính thật về PP này:
Cỏ Thiêng
Nguyên tác: tiên sinh Ohsawa



Ngài viết quyển này khi ngài ở Ấn Độ,
Tên quyển sách được lấy tên loài cỏ mà Đức Phật được một người dâng tặng và ngài ngồi trên bồ đoàn làm từ cỏ Kusa mà thành Phật...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 26 2014, 02:17 PM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



George Ohsawa


CỎ THIÊNG
(Kusa)

Thức ăn - Con đường để đến với Sức khỏe, Tự do, Hạnh phúc và Hòa bình

Một diễn giải mới theo sinh học và sinh lý học biện chứng Vedantic - Mẹ của nền văn minh nhân loại



Cuộc sống chỉ là một giấc mơ
Cuộc sống là gì?
Bệnh tật là gì?
Tôi yêu người nghèo




Tác giả: George Ohsawa – chủ tịch hiệp hội Chính phủ thế giới, Tokyo, Nhật
Dịch giả: Bùi Xuân Trường
NXB VHTT


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Mar 6 2014, 10:30 PM
Bài viết #4


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



LỜI GIỚI THIỆU


Gần nửa thập kỷ trước, “gạo lứt” với nhiều người chỉ là cái gì đó mơ hồ dành cho những người có bệnh hết phương cứu chữa, đông tây y giơ tay hàng, nhưng từ 10 năm trở lại đây đúng như tiên sinh Ohsawa từng nói khi tới Việt Nam cùng phu nhân năm 1963 rằng Việt Nam sẽ là cái nôi của phong trào macrobiotic trên thế giới và đúng như những gì ông đã viết: thời gian trôi, trái đất xoay và con người tiến bước – Gạo lứt ngày nay đã và đang trở thành một loại “ĐẠO SỐNG VUI” – một nguồn thực phẩm quí giá không nên bỏ qua trong đời sống và nó đã gần gũi quen thuộc tới mức ra chợ là có thể dễ dàng tìm thấy người bày bán gạo lứt; đồng thời ngày càng có nhiều người hơn do bị bệnh nan y mà lại được chuyển hóa và hiểu ra được cốt tủy của phương pháp ăn uống “coi bệnh tật là người bạn” này…
Sách báo Thực dưỡng được được một nhóm người tiên phong đi trước cho xuất bản từ năm1972 đã tạo thành phong trào ăn gạo lứt trong Sài Gòn bởi nhiều người khỏi bệnh một cách thần kỳ sau ít ngày chỉ ăn độc cơm lứt và muối vừng. Sau giải phóng 1975, ông Ngô Ánh Tuyết – truyền nhân của phương pháp Ohsawa tại Việt Nam, cùng bác sĩ Lê Minh, ông Nguyễn Văn Sáu… cùng với thầy Tuệ Hải, đã khôi phục trở lại cái đà vốn có và ngày nay nó đã bắt đầu bùng phát như một phong trào nhà nhà ăn cơm lứt…từ năm 2000 nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của ông Lương Trùng Hưng – một nhà Thực dưỡng hàng đầu tại Úc vốn là hội viên hội Thực dưỡng tại Hoa Kỳ… đã giúp nhóm Gạo Lứt Hà Nội dịch và biên soạn nhiều đầu sách… và gần đây có ông Huỳnh Văn Ba tham gia dịch lại một số nguyên tác của tiên sinh Ohsawa làm cho mọi người dễ
dàng tiếp cận với tinh thần của phương pháp này… hiện đã có gần 100 đầu sách cùng những cuộc hội thảo về hạt gạo lứt của lương y Trần Ngọc Tài và ông Lương Trùng Hưng tại thành phố Hồ Chí Minh về cách chữa bệnh hiệu quả cao đã được xã hội hoan hỉ chấp thuận…
Trong Kinh Phật có nhắc tới gạo lứt nhiều lần…đọc trong Thiền môn Nhật Tụng của thiền sư Thích Nhất Hạnh, trong Tăng Chi bộ Kinh chương 5, phần cháo có cả một chương Đức Phật còn dạy cách ăn cháo có những lợi ích gì? trị đói, trừ khát, điều hòa phong, làm sạch bàng quang (và huyết quản) và tiêu hóa các đồ ăn sống còn lại. Cố Thượng Tọa Thích Tâm Cẩn cũng kể cho tôi nghe từ 1982 là các tổ cũng có dặn lại: ăn cháo gạo lứt…
Cùng với hàng loạt các loại sách quí về Thực dưỡng ra đời đáp ứng được lòng ham muốn tìm cầu ý tưởng cốt tủy của tiên sinh Ohsawa, và đặc biệt là hiểu được Ý CỦA PHẬT TỔ… triển khai niềm vui sống giữa cõi đời luôn luôn xáo trộn… như những quyển “Chơi giữa vô thường”, “Hoa Đạo”, “Phòng và trị bệnh bằng phương pháp Ohsawa”, “Thiền ăn”…
Đúng tại thời điểm quí giá này những yếu tố cốt lõi của tinh thần Thực dưỡng đã bắt đầu trở thành nếp sống hàng ngày của một số người …thì chúng tôi lại có cơ duyên gặp được ông bà Ando người Nhật, hai ông bà đã hoan hỉ cung cấp cho chúng tôi thêm những tài liệu, sách báo quí báu của tiên sinh Ohsawa để sáng tỏ một lần nữa phương pháp Sống Vui mà các bậc tiền bối đã triển khai. Dịch giả thiện chí Bùi Xuân Trường đã có duyên kết nối và dịch thuật quyển Cỏ Thiêng (Kusa) do ông bà Ando gửi tặng – (bà Ando vốn là đệ tử và là phụ tá từ 40 năm trước của bà Limma - phu nhân của tiên sinh Ohsawa). Nhận thấy đây là một quyển sách hay ngắn gọn và xúc tích tóm lược được tinh thần của tiên sinh qua các bài viết của tiên sinh tại Ấn Độ… lại được ông Ando luôn thường xuyên viết thư chia sẻ tinh thần từ những quyển sách tiếng Nhật gốc…cho nên nghiễm nhiên nó trở thành một quyển sách “gốc” so với các sách đã được xuất bản từ xưa tới nay…
Quyển “Cỏ Thiêng” - tiếng Pali gọi là cỏ Kusa là một loại cỏ mà Đức Phật được dâng cúng để sử dụng làm đệm ngồi thiền cho tới khi ngài Đắc Đạo cùng quả tại cây bồ đề, nó là một loại cỏ thiêng của Ấn Độ, tiên sinh lấy tên loài cỏ này đặt tên cho tác phẩm của ngài viết tại Ấn Độ và tác phẩm này được in tại Ấn Độ. Kusa – Cỏ thiêng trở thành niềm cảm hứng sáng tạo của tiên sinh trong tác phẩm này… bạn sẽ thấy nó được soi sáng bởi tư tưởng đầy minh triết của tiên sinh Ohsawa với văn phong đặc biệt sắc sảo và đầy hóm hỉnh hài hước – điều chưa từng được chuyển ngữ trong bất cứ tác phẩm nào tại Việt Nam này chắc chắn là sự mong đợi của những người có duyên lành muốn một lần nữa nắm bắt được ý chỉ của tổ tiên …nó có ý nghĩa quí giá trong thời điểm này để một lần nữa sáng tỏ phương pháp Thực dưỡng Ohsawa là gì?
Quyển sách đã được ra đời với sự làm việc đầy hiệu quả của dịch giả và trong bầu không khí vui sống của cộng đồng những người ăn gạo lứt tại Hà Nội đang chuẩn bị cho chương trình học Nấu Ăn Thực dưỡng – Zen Macrobiotic Cooking do hai vị thầy Nhật Bản sẽ sang giảng dạy vào trung tuần tháng 4/ 2014, tại Hà Nội, nó cũng là món quà đầy ý nghĩa tới với cộng đồng những người thích vui đùa với khốn khó và biến khốn khó thành thành hạnh phúc.
Mong bạn đọc xem xét và xin gửi những lời góp ý chân thành tới người dịch và ban biên tập quyển sách này.
Hà nội tháng 3/2014
Ngọc Trâm


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Mar 30 2014, 10:13 PM
Bài viết #5


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



LỜI GIỚI THIỆU

Tôi là một người Nhật. Vào tháng 10 năm ngoái, tôi tình cờ gặp các bạn Thực dưỡng ở Hà Nội. Hai trong số họ là cô Ngọc Trâm (tôi gọi là thày Trâm) và anh Bùi Xuân Trường. Sau khi trở lại Nhật, chúng tôi thường xuyên liên lạc với nhau qua thư tay tiếng Anh và gửi fax. Tôi đã nghiên cứu George Ohsawa sensei (tên Nhật là Sakurazawa Nyoiti) qua các sách và bài viết của ông trong gần 40 năm, và nhờ đó tôi đã sưu tầm được hầu hết các bài viết bằng tiếng Nhật của ông.
Trong khi chúng tôi thảo luận về nhiều vấn đề do George Ohsawa sensei đưa ra (thứ lỗi cho tôi đã dùng chữ ‘sensei’ với nghĩa ‘bậc thày’ (master) để thể hiện lòng biết ơn sâu đậm nhất của tôi đối với ông), tôi thấy rằng mình cần phải đọc các sách tiếng Anh của ông để hiểu cách diễn đạt tư tưởng của ông một cách chính xác nhất bằng tiếng Anh khi trao đổi với nhau qua ngôn ngữ này, và tôi phát hiện ra rằng hầu hết các phiên bản tiếng Anh dịch từ bản gốc tiếng Nhật hoặc bản gốc tiếng Pháp đều không đủ tốt để dịch ra tiếng Việt và do đó chúng tôi phải hiệu chỉnh lại chúng trước khi dịch.
Vì tôi hiểu rằng thày Trâm và anh Trường đang rất nỗ lực dịch và xuất bản các sách của Ohsawa sensei qua các đối thoại của chúng tôi, tôi nghĩ rằng tốt hơn hết là đọc các sách được chính Ohsawa sensei viết bằng tiếng Anh. Do đó tôi đã đề nghị một người bạn Thực dưỡng của tôi ở Nhật, một trong những học trò của Ohsawa sensei và là nhà sưu tầm các sách và bài viết của ông, gửi cho tôi cuốn “KUSA” số 1 mà tôi cũng chưa từng đọc trước đó. Ông ấy tên là Saito Tekeji. Ông chính là nguồn cung cấp sách để anh Trường dịch ra tiếng Việt cuốn “KUSA” chứ không phải tôi.
Tuy nhiên, người biên soạn và dịch cuốn sách này là thày Trâm và anh Trường đã đề nghị tôi viết Lời tựa cho cuốn sách. Tôi đã nhận lời với hy vọng rằng việc xuất bản cuốn sách này sẽ là cơ hội tốt để bắt đầu việc xuất bản các sách của Ohsawa sensei đáng tin cậy hơn ở Việt Nam. Và tôi cũng muốn góp sức cùng mặc dù tôi chỉ là một học sinh của Ohsawa sensei qua các bài viết của ông.
Lần đầu đọc cuốn sách này, tôi đã nghĩ: “Ồ, Ohsawa sensei đã viết đúng những thứ mình đã đọc rất nhiều lần. Tôi biết. Tôi biết rồi. Tôi không cần đọc kĩ hơn hoặc sâu hơn nữa”. Và mặc dù tôi đã đọc lại cuốn sách trước khi gửi tới Hà Nội, tôi cũng vẫn có cảm giác giống như trước. Tôi thật là ngạo mạn!
Lần này khi được đề nghị viết Lời tựa, tôi đã đọc lại cuốn sách một lần nữa và cuối cùng tôi hiểu rằng ý nghĩa quan trọng của cuốn sách nhỏ này là Ohsawa sensei đã viết ra ‘quả’ của tư tưởng và học thuyết của ông, ‘nhất nguyên luận phân cực’ từ chính cuộc đời ông, đặc biệt thời gian ông sống ở Ấn Độ.
Ohsawa sensei đã rời Nhật trên con tàu mang tên “Sahhana” tới Ấn Độ với vợ là Lima sensei vào ngày 14 tháng 10 năm 1953. Ông cùng với Lima sensei dự định đi vòng quanh thế giới để chia sẻ học thuyết Viễn Đông và Thực dưỡng của ông, cũng là sự ứng dụng học thuyết trên bình diện y học, sinh học và sinh lý học với những gương mặt nổi bật trên thế giới để kiến thiết một nền hòa bình thế giới. 5 tháng sau khi tới Ấn Độ, ông đã xuất bản cuốn sách nhỏ này ở Calcutta. Trong 5 tháng đó, Ohsawa sensei đã làm việc cật lực để giới thiệu học thuyết Viễn Đông của ông, phép biện chứng thực tiễn, với đất nước Ấn Độ, chữa bệnh cho người Ấn và duy trì sức khỏe cho người Ấn bằng thức ăn của chính họ mà họ không có thói quen dùng, với chi phí rẻ hơn cả những người ăn xin ở Calcutta. Tôi hy vọng các bạn có thể ăn ‘quả’ của những trải nghiệm sâu sắc đó.
Ohsawa sensei đã luôn luôn nghĩ về đất nước và con người Việt Nam từ khi còn trẻ. Bằng chứng là ông đã thăm Việt Nam vào tháng 3 năm 1965 và biết rằng các bạn đã đang ăn và sống theo cách sống “vivere parvo” (sống nghèo với trái tim rộng mở), điều mà ông đã tiên đoán trước thắng lợi của Việt Nam trước con voi khổng lồ Mỹ).
Tôi không chắc chắn cuốn sách nhỏ này có thể trở thành ngôn ngữ thơ ca của các bạn hay không, nhưng tôi hy vọng cuốn sách sẽ giúp các bạn nhận thức ý nghĩa thực sự của Thực dưỡng (Macrobiotics).
Tôi tỏ lòng biết ơn vô hạn tới Ohsawa sensei, Lima sensei và các bạn Thực dưỡng Việt Nam.
Ando Yasuhiro, Bùi Xuân Trường dịch




--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Apr 18 2014, 09:46 PM
Bài viết #6


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



https://www.youtube.com/watch?v=3MUadsbgouE
Bà Yuri hát bài hát cổ có nhắc tới trong trang 17


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Apr 26 2014, 05:47 AM
Bài viết #7


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Ông Ando là đệ tử chân truyền từ những đệ tử tín cẩn nhất của tiên sinh Ohsawa tại Nhật, ông khuyên chúng tôi nên làm lại một số đầu sách căn bản nhất xuất xứ tại Nhật... và ông sẽ thẩm định quyển nào nên in tiếp trong những ngày tháng tới, và sau quyển Cỏ Thiêng, ông đã chuyển cho chúng tôi 3 quyển sách tiếng Nhật trong đó có quyển Trật tự vũ trụ..., hai quyển kia tiên sinh viết về Gandhi...

Ông cũng mong muốn người dịch là người Thực dưỡng.

và những người trực tiếp sản xuất món ăn cho mọi người đều phải là người Thực dưỡng khỏe mạnh,
Nếu không chúng ta không nên NHẬP hàng hóa từ nhóm người này vào bán cho bà con.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 02:09 AM