IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

6 Trang V   1 2 3 > »   
Reply to this topicStart new topic
> Bệnh ung thư và nền triết lý cực đông
Thelast
bài Sep 5 2007, 10:19 AM
Bài viết #1


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4

















BỆNH UNG THƯ VÀ NỀN TRIẾT LÝ CỰC ĐÔNG










OHSAWA



--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 5 2007, 10:21 AM
Bài viết #2


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4





TỰA

Tất cả mọi người đều được sung sướng, họ không được sung sướng chỉ là vì lỗi tại họ .

Tai ương của các bạn là cái thước đo tội ác gây ra vì mờ ám- mờ ám về bản ngã của các bạn, mờ ám về đời sống, về thế gian và nhất là những cái gì đã gây ra những tội ác ấy, đã tàn phá rồi lại tái thiết mãi mãi, tức mờ ám về trật tự của vũ trụ, vô tận. Tai ương là cái huy chương họ tự đeo lấy, nghĩa là những người vì mờ ám về trật tự vũ trụ, tự tôn mình như thần thánh., tuyệt đối hay duy nhất, bài tha và ngạo mạn hệt như các nhà thiên văn trước thời Copernic.

(G.OHSAWA)




--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 5 2007, 10:22 AM
Bài viết #3


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Thực hành và phổ biến phương pháp Ohsawa tại việt nam trên 4 năm nay nhóm gạo lứt Huế chuyên dịch thuật các sách báo của Ohsawa tiên sinh (Pháp văn, Anh văn, Nhật văn) và cho ra đặc san với ý nguyện muốn cho mọi người Việt, nhưng ai muốn tìm hạnh phúc vĩnh viễn, tự do vô biên, công bằng tuyệt đối, nhận thức được ngoài phương pháp vô cùng giản đơn và thực tiễn này, không một phương pháp nào hơn. Chỗ nỗ lực ấy đem lại kết quả khả quan là số người thực hành phương pháp Ohsawa càng ngày càng đông số người bị bệnh gọi là Nan-Y đã bị các bệnh viện bỏ rơi, quay về nương tựa nơi phương pháp “ không tốn thuốc thang mà lành bệnh một cách dễ dàng” tự chữa lành những bệnh ngoài tưởng tưởng. Những chứng cơ hiển nhiên ấy, trong toàn quốc hiện không phải ít trong đặc san sống vui đã cho ta thấy nhiều.

Phương pháp Ohsawa chẳng những môt phương pháp chữa bệnh mà là một triết lý vô cùng cao thâm, nếu chúng ta càng dò chân bước vì thế những người chỉ lợi dụng phương pháp này để chữa bệnh, chưa phải là người thực hành triệt để phượng pháp Ohsawa, mà chung quy cảnh “lợi dụng” ấy sẽ tự rước lấy điều tai hoạ và bệnh tật chẳng bao giờ lành .

Có lẽ các bạn là những người đã nhờ phương pháp trường sinh chữa được tất cả các loại bệnh gọi là “nan y”. Tôi đã biếu không các bạn phương pháp này không phải trải qua lắm gian nguy. Nhưng các bạn lạm dụng không chịu tốn kém, rõ ràng là một lỗi lầm lớn.

Các bạn phải nghiên cứu, thấu hiểu và thấm nhuần tại sao các bạn bị bệnh nan y và tại sao lại chữa được. Phải đọc đi đọc lại các tác phẩm của tôi nhiều lần, suy ngẫm, tỏ rằng các bạn là một cái gương sáng trong việc chữa trị “ mầu nhiệm” phải truyền các triết lý của chúng tôi cho con em và làng xóm các bạn. Nếu các bạn không truyền cái triết lý này lại cho tất cả những người mà các bạn gặp gỡ là cai triết lý bảo đảm tự do, hạnh phúc công bình tuyệt đối cho các bạn sẽ mất một cái chìa khoá của thiên quốc có 7 thiên giải.

Các bạn sẽ ăn năn mến tiếc nhưng muộn màng thay! Và nếu các bạn giới thiều cho mọi người cái chìa khoá này như là cách đối chứng trị liệu và chữa lành tạm tầm thường, các bạn sẽ ngã ra đau ốm trầm trọng.

Đấy Ohsawa tiên sinh nói như thế. Vì thế, thực hành phương pháp Ohsawa cần phải nghiên cuus các tác phẩm của tiên sinh (Ohsawa đã viết trên 300 quyển bằng tiếng Nhật, trên 10 quyển bằng tiếng pháp- Anh. Ngoài ra còn có những tạp chí các ngoại ngữ) .

Để giúp bà con nghiên cứu phương pháp Ohsawa, chúng tôi lần lượt tiếp tục cho xuất bản tất cả các tác phẩm của Ohsawa tiên sinh. Quyển “Bệnh ung thư và nền triết lý cực Đông” này là quyển sách dịch thứ 4 tiếp sau các quyển “phương pháp tân dưỡng sinh” Nhận xét về Pasteur” Thời đại nguyên tử, chúng tôi được hân hạnh xuất bản.


Anh Minh
20-9- 1967


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 5 2007, 10:26 AM
Bài viết #4


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



LỜI NÓI ĐẦU

Kính gửi thân hữu các nước trên thế giới!

Tôi viết quyển sách này đúng lúc tôi 72 tuổi, là lúc tôi đã lấn chân trên con đường bé nhỏ của tôi từ 50 năm nay. Mục đích của quyển sách này quyển thứ 7 băng tiếng pháp của tôi, là lúc nào cũng muốn cho Đông Tây hiểu thấu nhau. Tôi cố gắng làm cho các bạn (người phương Tây) hiểu rõ tâm tính người Đông- Phương và số người bị chinh phục khác, cái tâm tính ấy tức là cái tâm tính mà Levy- Bruhl gọi là “ tâm tính sơ khai” Nếu sư tình cứ tiến như thế, cái tâm tính này thế nào cũng có một ngày biến mất. Bất luận chỗ nào, những người sơ khai hiện đang bị tuyệt diệt hoặc bị nước văn minh đồng hoá, như thế người da đen ở châu mỹ đủ làm chứng.

Cái tâm tính sơ khai rõ là cái tâm tính đơn giản, thơ ấu đến chỗ khổ sở nữa. Tuy thế, nó lại có một tính chaat rất tốt đẹp, rất thiết thực và rất sâu sắc, một tính chất mà người văn minh không làm sao có đượ, tức một nền triết lý vô cùng giản đơn, thu tóm trong 2 danh từ tương phản Âm và Dương. Tamijic và Rajasic vv… Nền triết lý này tức là một quan niệm tổng hợp thế giới, chính chỗ ấy mà bao nhiêu nền khoa học và kỹ thuật đều thông thuộc trong bản văn của vô song nguyên lý của nó. Ví dụ nền y học chẳng hạn, chỉ là việc áp dụng vô song nguyên lý này, theo đó thì tất cả mọi vật đều tỏ cho người ta thấy có hai cảnh trí trái nhau
Nhất nguyên luận biện chứng cùng được biết ở Âu châu, đến cả 2000 năm trước Jesus (hàng Tessw, người Celtes ngày xưa...). Nhất nguyên luận ấy cho đến thời hiện kim cùng chẳng bao giờ lại tàn huỷ hết được.

Động cơ chính về chỗ suy đồi của nhất nguyên luận ấy tức là chỗ thuyết minh về tôn giáo Dê su, hay là Thiên chúa giáo thành ra nhị nguyên luận (hai tính chất khác nhau: cái tốt và cái xấu, thượng đế và ma quỷ vvv..vật chất và tinh thần, linh hồn và thể xác) Thomas daquin rõ là người thuộc về phái nhị nguyên luận (ông nói : Trong đời chẳng bao giờ có nhiều cái tốt). Như thế lf hư nguỵ. Hegel học lấy và truyền ra cái biện chứng nhất nguyên luận nghịch thường ấy. Đồ đệ của Hegel là Kark Marx đã lợi dụng chỗ biện chứng ấy để củng cố lý thuyết xã hội của mình. Những đồ đệ của Marx đã thành công trong việc thiết lập một xã hội hùng mạnh nhờ chỗ lỹ luận biện chứng ấy. Sau cùng những nhà kế tiếp những đồ đệ Marx đã thành hình ra được những Spoutnisk” đầu tiên
Tuy thế họ chưa học được cách áp dụng chỗ biện chứng này trong cuộc sống sinh tồn. Tại Tây phương về sinh vật học, sinh học, sinh lý học, y học vv…đều ở ngoài vòng sinh mệnh. Những khoa học này chỉ học về chỗ cấu tạo của đời sống, khoa học ấy chỉ lợi dụng những trí thức về sinh lý hoá học, không vượt qua khỏi vòng vị trí những điện tử. Những sinh mệnh lại ở một vị trí sâu xa gấp mấy vị trí của điện từ. Sinh mệnh tạo ra những trung tâm của tất cả cơ cấu có thể hoá được các điện từ. Sinh mệnh còn tạo ra nhất là sức hoạt động của tâm linh và trí huệ, như sự suy tưởng, sự hiểu biết, trí phán đoán, ý trí, tư tưởng vv… Sinh mệnh còn biến hoá những nguyên tử chẳng cần gì đến nhiệt độ cao, không cần đến áp lực mạnh, rõ kỳ diệu. Nền triết lý Đông phương là một nền triết lý tổng hợp của sinh vật học, hoá sinh học, sinh lý học và y học, trí dạy cho chúng ta những cách thức thế nào để chữa trị những bệnh mà y học Tây phương chịu “Nan Y” và theo cách thức này lf một phương pháp nổi tiếng là nghịch thường, không bao giờ có chuyện mổ xẻ chảy máu, chẳng bao giờ dùng một chất hoá học, mà chỉ là việc chữa bệnh giản đơn bằng cách lựa chọn những món ăn hàng ngày rất thông thường theo trật tự vũ trụ tức là món ăn trường sinh.

Hẳn trong các bạn đã nhiều người thấy người ta thực hành. Việc thực hành ấy đã chữa trị được cho nhiều người bệnh trong số người mắc bệnh mà chứng bệnh ấy đã bị y học Phương tây cho là những bệnh “Nan Y”. Trong số các bạn cũng đã nhiêu người đem truyền bá phương pháp này cho mọi người và đã cứu được rất nhiều người. Đến nỗi những nhà hàng lâu nay bán những thức ăn uống gọi là gìn giữ sức khoẻ, cho đến những nhà hàng lớn nhất bên pháp,Bỉ và Huê kỳ đã bỏ mà không bán những thức ấy để chuyển sang bán những thức ăn trường sinh của chúng tôi. Tuy vậy Y học chính thức của phương tây vẫn còn mờ ám chưa chịu hiểu tới sự hiện diện của phương pháp trường sinh, mặc dầu họ vẫn thừa nhận lợi ích và hiệu lực của khoa châm cứu tự tay tôi đã truyền qua tây phương trên 35 năm nay. Như thế có lẽ vì rằng khoa châm cứu là một cách chữa bệnh theo cách đau đâu chữa đấy (đối chứng trị liệu), không khó gì mà không học được, mọi người đều có thể thực hành, chẳng cần nghiên cứu sâu xa về vô song nguyên lý. Cách đấm bóp lại cũng có một lối chữa bệnh theo cách đau đâu chữa đấy, rất giản dị, rất dễ học và có thể thức hành không gì nguy hiểm cả. Hiện tại Nhật có mấy chục nghìn người chuyên vể khoa châm cứ, Tại Trung Quốc có trên mấy trăm ngìn người và tại Âu châu có 5.000 người, nhất là tại pháp và Đức. Từ 7 năm tại đây, tất cả các báo ở paris đều có nói tới. Và mới nhất gần đây, tờ tạp chí planete có đăng bài báo dưới đầu đề “Một nền y học khác” Khoa châm cứu”.

Cách đây 40 năm tôi khởi sự truyền qua Paris nghệ thuật cắm hoa. Nhu đạo, cách trồng cây cảnh tức là lối áp dụng vô song nguyên lý Âm Dương ngày nay đã thấy thịnh hành khắp nơi, Nhất là việc cấy lúa, một việc cách đây 40 năm tuyệt nhiên không ai biết tới, thế mà nay ở pháp lại là nơi sản xuất nhiều lúa nhất. Âu châu mỗi năm thu hoạch 100.000.000 kg. Trước đây 40 năm người ta bán gạo trong mỗi hộp nhỏ 50 g, khiến cho tôi hàng tháng phải mua cả trăm hộp! Xem thế đủ rõ khó lòng tìm cho ra một nhà bán thực phẩm có đủ số gạo vừa đúng nhu cầu của chúng tôi!

Nay thì khác hẳn! Thời gian đã trôi qua!
Hiện nay (1962) tại Paris có đến 2, 3 nhà bán cơm trường sinh, cũng như ở New York, ở Los-Angeles tận bên Stockholm (Thuỵ Điển) cũng có như thế!

Các bạn có biết tại sao y học chính thống của phương tây không chịu nhìn nhận vào phương pháp trường sinh chăng? Phải chăng chỉ vì họ sợ mất mặt?

Tuy vậy cái gì phải đến thì tự nhiên nó đến! Và cái đã đến hiện nay là bệnh ung thư, một số bệnh tai hại nhất của người Tây phương kẻ thù số 1 theo triết lý biện chứng tức là nền triết lý về hạnh phúc vĩnh viễn, tự do vô biên và công bình tuyệt đối thì bệnh ung thư thật ra là một kẻ đại ân nhân của nhân loại. Chính bệnh ung thư nó gò hàm sức bành trướng ghê gớm và nguy hiểm của nền văn minh chúng ta bước chậm lại !

Trong khi những qủa bom khinh khí có sức chặn đứng chúng ta khỏi nỗi tương tàn vô ích, thì bệnh ung thư của chúng ta thoát khỏi con đường bí của nền văn minh khoa học và kỹ thuật không biết gì tới thế gian và lẽ công bình tuyệt đối là cái đã sáng tạo ra và điều khiển tất cả vạn vật trong vũ trụ này.

Các bạn hẳn đã thấy ở Âu châu cũng như ở Mỹ. Nhiều bệnh nhân đã chứng tỏ cho mình trong khi thực hành triết lý biện chứng. Những bệnh nhân ấy thường bị người ta công nhiên tuyên bố bỏ rơi, vì là bệnh “Nan y” không những đối với bệnh ung thư mà “nan y” với tất cả những bệnh về thể chất cũng như tinh thần. Hơn nữa những bệnh nhân ấy lại được hưởng cảnh tự do vô biên, mỗi hạnh phúc vĩnh viễn và công bình tuyệt đối là cái mà người ta ra công tìm kiếm từ mấy nghìn năm nay.

Mục đích của 5 tôn giáo của loài người- người tôn giáo đã sáng tạo ra từ mấy nghìn năm tại Phương đông- trước nhất chú trọng về mặt cứu vớt nhân loại cho thoát khỏi 4 khổ cảnh ( sanh, lão, bện, tử) nghĩa là cốt làm sao tìm cho mọi người có được sức khoẻ, cảnh sống lâu và chậm già, đó là nền tảng của mối hạnh phúc và tự do của chúng ta. Thế mà dần dần trải qua mấy thế kỷ, những tôn giáo lại rơi vào tay những tín đồ chuyên nghiệp, chỉ là những bộ máy truyền thanh ra những chữ, những lời thần thánh. “Có đôi nhà bác học thật tình có những khái niệm về trí thức về những mục đích tôn giáo”, nhưng khổ thay những nhà ấy lại chẳng phải những nhà thực hành!

Trải qua trên 50 năm tìm tòi học hỏi. thực hành và truyền bá vô song nguyên lý của nên triết lý biện chứng, tôi thấy đã đến lúc cần phải kêu gọi những nhà tư tưởng Tây- phương mong họ cũng phải cố gắng tự mình học hỏi về chỗ luân lý nghịch thường, ấu trĩ này mới xem bề ngoài rất tầm thường, nhưng sự thật nếu đem áp dụng vào công việc sinh sống hàng ngày sẽ thấy hiệu nghiệm. Đây là lý do tôi viết tập sách nhỏ này.

Đã rõ ràng nền văn minh khoa học và kỹ thuật của chúng ta, nếu chẳng phải là của toàn thể nhân loại. hiện đang lâm nguy ! Con người văn minh ngày nay như tuồng bị bao trong bức màn vô định, sợ sệt, về chính trị, xã hội học và vật lý học, sợ vi phạm vào những tội lỗi ghê gớm, tật bệnh nan y, mà trong những bệnh nan y ấy, thứ nhất là bệnh ung thư.

Quả vậy văn minh đã thành công trong công việc xáo nhào được thế giới nô lệ và đầy thống khổ này và thiết lập ra một nền văn minh khoa học kỹ thuật chói chang không một ai chối cãi được. Trong lịch sử nhân loại kể ra thật là công cuộc vô tiền khoáng hậu. Chúng ta chẳng một ai không đem lòng ái mộ và tán thán.

Tuy vậy cái “Bề mặt càng to, bề lưng càng rộng!”. Nền văn minh này rõ huy hoàng, cái vẻ huy hoàng ấy cùng với tất cả làm cho nhân loại hiện đang từng giây từng phút bị uy hiếp vì nguy cơ tan vỡ. Chúng ta sẽ đến lúc bị tan tành không còn một tý nào hết
Đáng tiếc làm sao!

Nhưng thử hỏi nguyên nhân của nỗi tự hoại ấy là vì đâu?

Nền văn minh khoa học và kỹ thuật tỏ ra thật hùng cường và đồ sộ, sức tiến triển có một tốc độ phi thường, mỗi lúc một tiến lên, lướt qua giữa màn trời mù mịt, một bể cả lạnh lùng và sóng gió cuồn cuộn. Toàn thể hành khách trong chiếc thuyền lớn này lao nhao lo sợ để dốc tất cả tâm trí để lợi dụng những khí cụ trong thuyền, cố tìm cho ra một phương hướng thuận tiện để tiêu khiển con thuyền lướt đi. Chán thay, những dụng cụ chẳng giúp ích được chút nào, thành ra vô hiệu chẳng còn biết cách nào hơn, tất cả hành khách đều rã rời mỏi mệt. Nhưng thời may, trong số hàng nghìn hành khách của chiếc thuỳên này lại có một người tuổi tác ở Đông phương biết tìm ra một phương hướng tốt, nhở nhăm nhe vào những tinh tú ở nơi tít mù, ông lão ấy tự đứng ra gánh vác vai trò thiên văn ngày xưa lưu lại. Nhà thiên văn này, theo như cha con nhà bác học Pháp Bios, ông ta có thể thấy trước những hiện tượng nhật thực từ 4000 năm! Ông ta cố gắng giúp được nhiều việc. Ngoài môn thiên văn của ông ra, còn có môn trí thức sáng suốt biết được con đường chắc chắn tức là con đường hạnh phúc vĩnh viễn, tự do vô biên và nhất là chỗ công bình tuyệt đối, ông ta có thể chuyển hoạ thành phúc. Hơn thế nữa là ông lão quả quyết rằng cảnh tai ương lớn lao bao nhiều thì cảnh hạnh phúc cáng lớn lao bấy nhiêu.

Tôi rất vui lòng nhận những lời bình phẩm chân thật của các bạn. Tôi sẵn sàng ở một bên các bạn để cung cấp, những gì cần thiết cho cuộc vận động về triết lý và sinh lý học trong xứ phù tang quá nhỏ nhoi và người ngoại quốc ít khi bước chân tới.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 5 2007, 10:30 AM
Bài viết #5


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



CHƯƠNG I

BỆNH UNG THƯ LÀ ĐỊCH THỦ HAY LÀ ÂN NHÂN CỦA NHÂN LOẠI?


Bức thành trì cuối cùng của nền văn minh Đông phương là xứ Nhật “bất khả địch” đã nhờ nền văn minh Tây phương xây cất lâu nay, ai có ngờ chỉ vì hai quả bom nguyên tử đầu tiên mà đầu hàng! Trên 318.000 dân lành chỉ trong vài phút đã bị giết một cách vô nhân đạo ở hai thành phố yên (HIrrOshImA) và (Nagasaki). Ngoài ra có đôi triệu người khác bị trúng độc hoặc bị tàn tật, lại hàng năm có mấy người chết. Rõ ràng tất cả mọi việc ở đời đã có khởi điểm thì có chung điểm!

Nền văn minh của Đông phương là đạo đức, chỗ ấy đã thấy rõ trong sách lược của Gandhy. Nhưng cái xứ Nhật bản bất khả địch kia là môn đồ ưu tú của nền văn minh Tây phương đã nỗ lực Âu- hoá từ 80 năm nay. Đại tướng Đông- Điều, một vị tướng thật thà và cuồng tín, muốn tỏ cho người ta biết rằng môn đồ ưu tú của nền văn minh Tây phương đã vượt bậc hơn gấp mấy thầy mìn. Rõ ràng là tự phụ. Thế ra ông ta quên hẳn nền giáo dục Đông phương mà ông ta từng học tập lúc thiếu thời, nhất là binh lược của Tôn tử, môn binh lược tôn chuộng lòng yều thương. Chỗ bại trận hoàn toàn của Nhật bản bất khả địch tức là việc chưa bao giờ thấy trong lịch sử của chúng tôi từ xưa đến nay. Nhân thế mà chúng tôi tự nguyện từ nay bỏ hẳn không chú trọng đến việc quân sự.

Xứ Nhật bản bất khả địch không còn nữa. Tất cả mọi việc ở cuộc đời phù bạc và tương đối đều thay đổi và tan ra khói bụi. Không có vật gì có thể gọi là vững bền và vĩnh viễn, trừ ngoại có một phép tắc duy nhất tức luật biến hoán tất cả của Âm Dương.
Nước Nhật Bản bị thảm bại, trái lại Hoa kỳ lại thắng. Nhưng cái thắng đó có gì đáng mừng, vì sau cái thắng đấy họ lại phải rơi vào những khổ cảnh khác gấp bội chiến tranh. Người ta nói rằng Hoa kỳ chế ra được 60.000 binh khí, trong khi ấy Nga Xô viết chế ra được 30.000 với 90.000 bom kinh khí cầu ấy có thể tiêu diệt đi 75 lần toàn thể nhân loại. Cảnh ngộ ấy khiến cho mất hẳn vĩnh viễn hoà bình, mọi người như mường tượng thấy giữa lúc đang còn chiến tranh. Cảnh hoà bình có chăng chỉ là cảnh hoà bình đi tới chỗ chết. Người ta đem bao nhiêu những khí cụ sát nhân, vô tiền khoáng hâu ra dùng chỉ là đưa nhân loại vào cõi tự diệt toàn thể,
Ngoài những nỗi gian truân về chiến lược, còn có những nỗi gian truân về sinh lý học, vật lý học gian truậ về tinh thần và đạo đức nữa: Ngoài những bệnh ung thư, đái đường, đau tim, thần kinh, nhất là những bệnh thuộc về tinh thần và đạo đức (phạm những tội ác…). Người Mỹ họ phải bỏ ra hàng năm tới 3000 usd cho một người để chữa bệnh ấy, đó là chưa nói số của chính phủ và các cơ quan chính thức phải chi phí đến vô số nữa. Tổng số có đến 54.000.000.000 đô la. Người ta phòng bệnh như thế, thế mà số bệnh nhân càng ngày càng tăng lên không ngớt, và càng hơn nữa là những bệnh mới lạ thêm nhiều, phần nhiều do những y sỹ và thuốc men trực tiếp gây ra.

Chính vì thế cho nên người ta, nhất là người văn minh, luôn luôn trong cảnh tượng bất an và sợ hãi. Họ chẳng có gì để hy vọng bảo đảm một sức khoẻ lâu bền. Hiện tại chúng ta là như thế.

Kể về y học thì Phương tây hẳn có tiến bộ lắm, tiến bộ vô cùng- y học ấy kể từ ngày Frasceis Queseney bắt đầu phổ biến rộng khắp, tính vừa được trong vòng 150 năm chứ chằng bao lâu, thế mà so với thời Hipporate cách đây 2.300 năm trước thì những năm sau đã tiến bộ gấp đôi. Chỗ ấy không một ai biết. Ngày nay khắp nơi đều có những bệnh viện đồ sộ mọc ra càng ngày càng nhiều. Và vô số bệnh nhân cùng với bệnh mới lạ càng ngày càng nảy ra vô số! Rồi bệnh ung thư thành ra bất trị! Không những bệnh ung thư mà thôi, thực ra tất cả các chứng bệnh khác đều không chữa trị nổi! Y học Tây phương tưởng rằng trừ khử được những triều chứng tức chữa được bệnh: y học ấy chẳng bao giờ chú trọng đến nguyên nhân. Người ta cho rằng vi trùng hoặc độc tố sinh ra bệnh, nhưng trái lại vi trùng chẳng sinh ra bệnh- Trong tất cả các cơ quan của thân thể đều có cách miễn dịch tự nhiên. Nhưng chẳng hiểu vì sao bệnh nhân lại mất hẳn chỗ biến dịch tự nhiên ấy? Chính đấy là nguyên nhân sinh ra bệnh. Chẳng hiểu sao y học Tây phương không chịu tìm tòi tới nguyên nhân sinh ra bệnh. Phải chăng tâm tính người văn minh là như thế? Khó hiều quá sức!

Những màn mây mù đen tối của nỗi bất an và sợ hãi khiến cho tai mắt người ta bị che phủ tất cả, thêm tật bệnh khó nỗi chữa trừ ( như những bệnh về tinh thần và những tội lỗi) lại tiến bộ phi thường, khiến cho ta phải đem lòng quay trở lại vấn đề quen thuộc đến nền văn minh khoa học và kỹ thuật, nhất là vấn đề quen thuộc về nền y học đối chứng trị liệu chúng ta đã sốt sáng áp dụng trong một thế kỷ nay. Tư tưởng chúng ta buộc phải quay trở lại nền văn minh ngàn xưa nay tức là nền văn minh chúng ta đã bỏ rơi một cách quá ngớ ngẩn trong khi tiếp xúc nền văn minh chuyên về kỹ thuật, về bạo lực, về tiện nghi và khoái lạc. Nền văn minh của chúng ta so với nền văn minh của Phương tây có khác nhau về nhiều phương diện. Động cơ của nền văn minh Phương tây chú trọng về chỗ thoả mãn những dục vọng về cảm giác và cảm tình, trái lại động cơ của nền văn minh cực đông là chú trọng về chỗ đạt được “ bản ngã” rèn luyện nhân cách con người cho tốt đẹp, làm sao cho thấu đáo được ý nghĩa giá trị của cuộc sống còn, Thế giới và Vũ trụ. Bởi vậy muốn cho đạt được thiên quốc thứ 7, phải làm thế nào cho chiền thắng được tất cả những dục vọng nhỏ nhặt của chúng ta và chiến thắng những mối khoái lạc tạm thời trong khi tranh đấu với vô số những nỗi gian nan cùng những nỗi âu sầu chán nản thường gặp phải trong cõi đời tương đối này. Đến được cõi thứ 7 ấy người ta sẽ đạt được mối công bình tuyệt đối tức với hạnh phúc vĩnh viễn và cõi đời tự do vô biên. Con đường đi của Tây phương thênh thang dễ dàng, con đường của các cực đông là con đường hẻm khó khăn…

Cái màn đen của nỗi bất an, sợ hãi khiến cho nhãn quan chúng ta bị che bịt tất cả. Chỗ mờ ám ấy nỡ dìu dắt nền văn minh khoa học kỹ thuật đi vào tận con đường bế tắc không lối thoát. Nhận thấy chỗ ấy cho nên không kể tuổi tác già cả viết ra những dòng này nảy ra một niềm thương tiếc xót xa, đem lòng suy tưởng đến những lời nói của những bậc hiền triết cưc- đông là những bậc đã ở trên cõi địa cầu này trước đây hàng mấy nghìn năm và hiện vẫn còn đang sống trong những lời nói bất hủ của các người, những lời nói ấy đem lại tia sáng chói chang, mọi hy vọng và sức dũng cảm tràn trề. Những bậc hiền triết này quả là hàng người chân chính tự do: Lão tử, Tôn tử, Thích ca, Nagarijuna…

Tôi thủa nhỏ lúc 10 tuổi nghèo khổ và mồ côi cho nên không được hưởng ơn huệ của nền giáo dục văn minh (nền giáo dục tân tiến chính thưc). Nhưng cũng là may mắn. (Tôi cho rằng cảnh nghèo khổ vf nỗi gian nan đều là những cảnh duy nhất có thể rèn luyện cho chúng ta trở nên cứng cỏi và cho chúng ta được mối khát vọng và công bình).Trong cảnh ấy tôi cố gắng thâu tóm tất cả nền giáo dục cổ truyền của lúc bấy giờ còn sống sót trong cảnh sống hàng ngày của xứ bé nhỏ này là một.

Bề mặt càng to, cái lưng càng lớn! Gian nan khổ cực càng lắm thì hạnh phúc càng nhiều! Ví như các bạn mắc phải một trong những chứng bệnh ghê gớm bao nhiêu ( vd bệnh ung thư gan chẳng hạn), thế nào bạn cũng chắc chắn chữa lành một cách thần kỳ nhất. Đây tôi xin kể một chứng cứ khác:

Tôi lúc nhỏ là một trong những đứa bé khổ cực nhất, vì 10 tuổi đã “ không nhà” tấm lòng nóng nảy làm quen với nền văn minh Phương tây đến cực điểm. Ngày nay tôi lại thành một vật hiếm: Một anh Nhật bản trong những hàng cố cựu sống trên 20 năm tại Phương tây.

Cực khổ vô cùng mà cũng sung sướng vô cùng vì lúc 18 tuổi tôi đã bị nền y học Tây phương ruồng bỏ. Tôi bị lao phôi cũng như mẹ tôi, đứa em trai duy nhất của tôi mất lúc 16 tuổi. Gia đình tôi là một trong hàng ngìn gia đình khác đã tiêu tan, chỉ vì không biết thu dụng nền văn minh ngoại lai một cách thích ứng. Riêng tôi đến 20 tuổi được cứu thoát nhờ thực hành những giáo lý của các bậc thánh hiền xưa là những bậc người hoàn toàn tự do, nhất là nhờ đến triết lý thống nhất, một nền triết lý làm cội gốc của tất cả các khoa học và nền kỹ thuật Cực Đông. Giào lý jê su cũng đồng thời là nền giáo lý về y học, đạo đức, hiệp thế, một nền y học chân chính về hạnh phúc. Chúng ta là một hình thế gồm cả xác thịt và tinh thần, cho nên vật chất và tâm lực là hai bộ mặt của đời sống duy nhất chúng ta, chúng ta có thể dùng một áp lực thể vào hai phương diện này tức đụng chạm đến căn bệnh. Vì thế việc chữa trị về phương diện vật chất rất dễ dàng, nhưng có vẻ đối chứng trị liệu và không tuyệt căn, còn chữa trị về nội tâm của con người tức là mặt tâm linh càng khó khăn gấp mấy, tuy vậy chữa trị được tận gốc rễ và lắm lúc rất thần diệu. Vì thế Dê du đã cứu được biết bao bệnh “ nan y” một cách rất rễ dàng và thần kỳ.

Phương pháp thần kỳ của De du là “cầu nguyện” và đoạn thực. Đó cũng là chỗ chuyên môn căn đề của tất cả giáo lý người ta dạy cho mình tự điều khiển lấy mình dần đi tới hạnh phúc vĩnh viễn, tự do vô biên và công bình tuyệt đối trong tất cả các xứ Á Châu, ngày nay cũng như hàng mấy nghìn năm xưa. Nào Phật giáo, Lão giáo, Thần đạo, tất cả các nền triết lý Ấn độ, tất cả các tôn giáo cổ truyền và tất cả các môn phái tôn giáo, đạo đức, triết lý hoặc về giáo lý, họ không thể nào bị ốm đau hoặc bị giết chết, bất kỳ trường hợp bị ám sát hoặc tai nạn nào. Trong ngày tôi đến thăm những bệnh viện của Thiên chúa giáo hoặc Tin lành ở rải rác khắp Âu châu, Hoa kỳ, Phi châu hoặc Ân độ tôi thấy khó chịu vô cùng: té ra họ áp dụng tất cả lối trị liệu của nền y học “ khoa học chính thức” ! Rõ xấu hổ biết bao! Tội lỗi biết bao! Té ra họ dốc lòng tin tưởng vào chỗ hiệu lực của thuốc men và cách chữa trị bằng thuốc men hơn là lòng tín ngưỡng vào đấng chí tôn là Chúa họ tôn thờ lâu nay. Nếu như tôn giáo không đủ sức đảm bảo được sức khoẻ tức là căn bản của hạnh phúc chúng ta, tôi cho đó là một lối bịa đặt ra dể dối gạt người hoặc là một loại thuốc phiện”. Tất cả những tôn giáo lớn cả đông phương đều đảm bảo mối hạnh phúc trực tiếp của chúng ta trong thế gian này chứ không phải ở Thiên đàng. Giá phỏng có một tôn giáo nào không được như thế, tôn giáo ấy chỉ là thứ hư nguỵ, lừa dối, chỉ là lối mê tín mà thôi.

Sống nghèo” tức là một phát biểu ngữ khác của “ Cầu đảo và đoạn thực” Theo thực tế, “Sống nghèo” có nghĩa là giải thoát tất cả những gì không cần thiết, chỉ cần ăn và uống tới mức tối thiểu cần thiết (số lượng nhiều quá sẽ làm cho số phẩm giảm bớt đi) chỉ cần ăn một số tối thiểu cần thiết đủ nuôi sống chứ không giảm nữa. Nếu cứ như thế mà đi, đấy là con đường dẫn dắt chúng ta đến cõi hạnh phúc và công bình tuyệt đối, như Dê-Du, Thích ca, Lão tử vv… đã chỉ bày, thử hỏi làm sao sức khoẻ tuyệt đối lại không đảm bảo được cho tất cả mọi người? Nền văn minh khoa học và kỹ thuật thật ra là một tôn giáo duy nhất khai sáng tại Tây phương, nền văn minh ấy đi theo con đường khác hẳn nền văn minh của chúng ta: họ chỉ sống một cách dư dật, khoái lạc, thoả thích và nhai theo thị hiếu cùng cảm giác và nền kinh tế của họ. Nền văn minh ấy là chỗ ngưng khiến của sự khát khao vô nhai và tham dục điên cuồng của loài người….Vì thế, các bậc hiền triết noi theo nến triết lý cổ truyền sống trong thời hiện kim của Đông phương đều phản đối nền văn minh Tây phương như Gandhy Aurobindo, nhất là Tagor…Tensin Okakura…và tất cả thẩy những nhà không phải là hàn lâm viện và bất chính thức của nền triết lý và nho phong của nước Nhật mới ngày nay như Taniguchi, S.Yasuoka, Itsunneoka vv.. chính đốc tơ Francois, Magendie viết:

“Nếu như không có các y sĩ người ta sẽ khang kiện gấp mấy và sung sướng gấp mấy” Henri Thoreau cũng công kích nền văn minh, Rouslau, Carpenter vv…cũng thế.

Giá phỏng ngày nay Jesus tái sinh trong đời ăn uống không thể thừa thãi cho thoả thích cảm giác này, ngài sẽ ngạc nhiên, và theo tôi, có lẽ trước tiên ngài khởi sự đập đổ tất cả các nhà thò, trục xuất các tu sĩ và theo như tục ngữ thường nói: “to béo như hàng tu sĩ”. Lại giá phỏng ngài xuống tới đại lộ thứ 5 của New oc, nếu ngài xem được một trong những số báo cuối xem đăng bài phóng sự về y học quan trọng ấy có nói rằng ít lắm 20% những bệnh nhân đều mất vệ sinh”Ngài sẽ than lên” “Đâu có phải! 100% mất vệ sinh kìa” Các người ăn quá sức, các người ăn cả những vật ở xa đem tới và vật trái mùa nữa. Ô! Hàng nam nữ loài độc ác! Các người hàng ngày cầu nguyện: Xin cho chúng con miếng bánh hàng ngày! Thế mà các người chỉ ăn một chút xíu, trong ấy dồn vào một miếng bít tết to bự, một số kem nước đá, cà fê và những trái cấy ngoại lai và vô số vật ăn khác nữa… Và cái mà ngươi gọi là bánh mỳ kia, lại dùng men cho nở phồng ra, làm cho trắng ra và dùng chất hoá học làm cho lâu hư, dùng bột lọc thật kỹ chế ra. Phải chăng các ngươi muốn tự sát? Phải chăng các ngươi muốn xuống địa ngục thật nhanh? Phải chăng các ngươi quá ngu dốt, các ngươi quá ngạo mạn và quá điên rồ? Các ngươi đã mất hẳn giác quan về trật tự vũ trụ rồi! Các ngươi hãy tự kiểm thảo cho mình hãy tự chữa bệnh cho mình đi!

Những nỗi bất an, sợ sệt rất nguy hiểm và khủng khiếp trong nền văn minh hiện đại tức là chỗ vinh quang của khoa học và kỹ thuật, chẳng gì khác hơn là những nỗi bất an, sợ hãi khủng khiếp của vua Midas! Nền văn minh Tây phương có chỗ đặc trưng là chế ngự được vật chất hoặc đại khái như thế. Nhưng vật chất hoá tuyệt đối tức là bất động hoá toàn thể, là cõi chết. Trái lại sinh mệnh là một hoại lực tự nhiên vô biên. Sinh mệnh tức là sự biến hoá không ngừng và bất tuyệt thích hợp với trật tự vũ trụ vĩnh viễn.

Bệnh về sinh lý học tức là cách trừ khử vật chất của thể xác chúng ta. Thế thì việc trừ khử vật chất chẳng có gì khác hơn chỗ mất trật tự trong sự cấu tạo của vật chất.

Lão tử nói: “ Một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật”. Chính tôi là người đứng làm môi giới cho các bạn. Lại nói: Một tức là vô biên chỗ khởi điểm không có khởi điểm, hai sinh ra thái cực Âm- Dương hai cái mâu thuẫn nhau vĩnh viễn mà thu hút nhau rất chắc, vì nó mâu thuẫn nhau: khi hai phần ấy gặp gỡ nhau, có chống chọi nhau ghê gớm, vì rằng bản tính mâu thuẫn nhau. Nhưng trong khi mới giáp thì mâu thuẫn thứ 3 lại nảy sinh ra: nó chống hẳn cả cha và chống hẳn cả mẹ nó, vì nó không Âm như mẹ mà chẳng Dương như cha.

Chính vì thế tất thảy mọi vật đều do sự Âm Dương mà sinh ra. Tất cả những gì nở kế tiếp theo đều phải có vẻ tương phản càng ngày các khác biệt và phức tạp. Và cuộc đời này sở dĩ vui thú và đấy những sự xung đột nhau, cái này lên thì cái khác lại rơi xuống, cái trước thành ra cái sau, kể mạnh nhất thành ra kẻ yếu nhất, và cuộc xung đột bất tuyệt này không có lối thoát nào hơn là cõi chết hoặc địa ngục. Cuộc sống còn của nhân loại trong thế giới hữu hình này là vậy.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 6 2007, 10:02 PM
Bài viết #6


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Thế nhưng trong cõi thiên nhiên lai khác hẳn thế.Hai trụ Âm Dương sinh ra lực của điện từ khí. Điện từ khí này sinh ra loại tiền nguyên tử và kết tinh thành ra nguyên tử, những nguyên tử đầu tiên này càng ngày càng nở ra nhiều. Vô số nguyên tố đồng vị chỉ cho ta thấy chỗ chuyển cuối cùng cấu tạo thành những phần từ khác nhau, và những phân tử này cấu tạo thành những cơ thể theo trật tự một của vũ trụ vô biên…. Chẳng có một sự xung đột nào. Tất cả đều tốt lành, rất dễ dàng và rất tự nhiên. Hãy xem đây là bí quyết vô cùng quý báu: Các bí quyết của tất cả sự biến hoá rất dễ dàng. Đấy tức là luật vô song Âm Dương tức là nguyên lý vô song của nền triết lý cực đông. Nếu đem cái nguyên lý vô song này mà áp dụng trong đời sống hàng ngày sẽ chẳng thấy sự xung đột nào, chẳng có việc gì là gian truân, chẳng có gì là bất an, sợ hãi. Bởi vậy những cỏ cây sống một cách yên vui, chẳng bao giờ nói năng hay nài nỉ gì…Các loài thú vật cũng thường thường sống một đời yên vui như thế, tuy chúng cũng có lúc xung đột sợ hãi, nhưng xung đột với vẻ thân tình chẳng bao giờ cho ta thấy chúng kịch chiến nhau và có ý tiêu diệt địch thù hoặc giết chết hàng triệu sinh linh và rốt cuộc làm cho hành tinh hoá ra khô rụi.

Nền văn minh Đông phương chẳng bao giờ đối đãi với các sự vật theo kiểu Tây phương! Nền văn minh Tây phương hoài bão một thế giới lý tưởng làm sao cho thoả mãn được tất cả dục vọng về cảm giác tuỳ thích. Trái lại Đông phương lại hoài bão một cách xã hội có thể sống với nhau một cách hoà hiệp với trật tự vũ trụ vô biên, hợp với luật Âm Dương. Nào nghệ thuật, tôn giáo, Triết lý và học thuật đều là những bông hoa của nền văn minh Đông phương, còn sức mạnh chuyên môn và thống trị thế giới tức là bông hoa của nền văn minh Tây phương. Các bông hoa này cuối cùng đi đến bom khinh khí.

Sự thật thì người Đông phương, nhất là người Nhật từ một thế kỷ nay đã bỏ hẳn và như quên mất vô song nguyên lý này. Hiện nay tại Nhật bản chẳng có một trường công lập nào dạy về nguyên lý Âm Dương. Ngày xưa hàng mấy nghìn năm trước tất cả các trường đều có dạy. Cuộc sinh sống ngày xưa như là một đại học đường dạy vẽ về vô song nguyên lý.

Những chữ Hán dùng để chỉ nền văn minh Tây phương đều là sai lầm. Những chữ Hán ấy có nghĩa là “ thế giới đã nhờ ánh sáng của nền triết lý soi rọi cho” (Vô song nguyên lý thống nhất tất cả thành hỗ tương).

Chỉ về nền văn minh Tây phương. Đáng lẽ ra phải dùng chữ có ý nghĩa rằng: “ Thế giới nhờ ánh sáng kỹ thuật soi sáng ( vật chất, nhị nguyên, vô thần)”.

Những đám mây của nỗi bất an, sợ hãi, độc tố, ung thư, những bệnh thần kinh v.v... ùn ùn kéo đến khắp các chân trời của nền văn minh khoa học và kỹ thuật. Nền văn minh ấy không thể nào cho rằng những đám mây ấy là của ngoại lai và có thái độ cầu thị, là những sản vật của một thế giớ bên ngoài.

Chính nền văn minh Tây phương đã tự mình làm cho nảy nở những đám mây ấy, nhất là bệnh ung thư là một bệnh tự người văn minh gây ra, chính tự nền văn minh ấy tạo ra! Như thế mà người văn minh cũng như nền văn minh tân tiến đều mờ ám không tự nhìn thấy lỗi lầm của mình. Tại sao lại thế? Chẳng qua những lỗi lầm ấy quá lớn! Những lỗi lầm ấy là những gì? Chỉ là những nhị nguyên luận, nhị nguyên luận phân tích và máy móc, vật chất là tự phụ!

Từ thời của Aristote và nhất là thời của Descartes, người ta đã bỏ lơ những vấn đề về vật chất. Người ta chỉ chăm chú vào vật chất rồi càng ngày càng sao lãng tất cả những gì không thuộc về “ Vật chất” đến nỗi quên hẳn là vẫn nó có như thế. Dần dần người ta đến một độ nhận thức rằng tất cả những vấn đề có thể giải quyết trong khi người ta phân tích mà tìm ra những phần tử cấu thành nó. Như hoá học và vật lý đã khám phá ra được rằng những phần từ hoá học chẳng phải là những phần tử cấu tạo tối chung của thế giới này rồi đến những nguyên tử cũng chẳng phải như thế nữa, mặc dầu từ ngàn xưa họ đã giải thích như thế, rồi đến những phân tử tiền nguyên tử đã cấu tạo ra thế kia do ở năng lực mà người ta không truy ra được cội gốc. Tất cả những chỗ tìm tòi về khoa học đều bị xáo nhào hết. Giáo sư Bridgman đã phải tự tử ngày ông đã 79 tuổi chỉ vì loạn cả trí, chẳng tìm ra manh mối gì
Yhoc Phương tây lần chân tới một cách do dẫm từng bước, dựa theo vật lý và hoá học, đành chịu ngớ ngẩn trước vô số bệnh “ nan y” như ung thư, thần kinh, đau tim và rất nhiều chứng bệnh khác mới xuất hiện. Y học tưởng rằng căn cội sinh mệnh ở nơi bình tuyến của hoá học, nghĩa là ở nơi chỗ bình tuyến của lớp điện tứ phía ngoài những nguyên tử. Sự thật thì đâu có thế ! Cội gốc của sinh mệnh còn xuống sâu tận nơi bình tuyến của nu-cleông và có đâu lối đó. Những nhà chuyên môn hiện đại nhận thấy động cơ của sinh mệnh ở trong phản hưởng của điện từ khí, trong việc biến hoá thiên nhiên và việc biến hoá sinh vật học…Mặc dầu thế, nếu họ có thể thực hiện được thực tượng của cơ cấu rất tỷ mỷ của sinh mệnh họ cũng chẳng bao giờ thực hiện được thực tượng của cái làm cho họ có sinh khí và lại cái không thấy hình, hiện được là sinh mệnh.

Lịch sử cho chúng ta thấy một cách bất dịch là tất cả thảy những đế quốc lớn và nền văn minh đồ sộ đã khởi sự suy tàn dần từ nội tâm. Chính kẻ điều khiển một xứ hoặc một nền văn minh phải chịu trách nhiệm:

Ông vua, hoặc một chính phủ là những kẻ có một quan niệm riêng biệt về thế giới riêng của họ. Bởi vậy họ rất cần phải có đức tin và quả quyết để nuôi dưỡng một quan niệm chí công về cuộc đời, thế giới và vũ trụ. Nền văn minh Phương tây tiến bộ rất nhanh, rất duy vật. Giờ đây họ cần dừng lại một chút để suy ngẫm tới căn cội của những nỗi bất an và sợ hãi ở đâu mà ra, và về chiến tranh có thể bùng nổ bất kỳ, về bệnh ung thư đe doạ nhân loại. 10 năm nay, ai cũng thấy rằng chúng ta đang trải qua một nỗi khủng hoảng dị kỳ và vô tiền trong lịch sử nhân loại. Bệnh ung thư được xem như tự nó sinh ra. Nếu nói thực rằng bệnh ung thư do một độc tố sinh ra thì tại sao một người có sức khoẻ, lại có thể chống chọi được với độc tố ấy khi độc tố ấy xâm nhập vào mình?

Nếu người ta bảo rằng có một cách miễn dịch tự nhiên thì cách miễn dịch tự nhiên ấy là gì?

Họ chẳng hiểu gì hết. Họ cho rằng độc tố chỉ là một giống mới lạ, thế là chỗ suy xét quá lợi ! Nhiều bác sỹ phương tây cho là độc tố là nguyên nhân của ung thư nhưng chẳng một ai tìm hiểu tính chất của độc tố ấy thế nào? Ở đâu có? Cũng chẳng thèm tìm hiểu nguyên nhân gây ra ung thư. Và chẳng hiểu độc tố tương phản của nó! Làm sao người ta có thể phối hợp hai “ giống lạ “ ấy được? Lại nữa chính phủ Hoa kỳ còn buộc tội cho thuốc là là kẻ gây ra tai hoạ lớn nhất, chịu trách nhiệm về bệnh ung thư phổi bởi vì họ căn cứ vào các bảng thổng kê. Ôi! Nền y học thống kê!

Bệnh ung thư đâu có già! Nó không bao giờ ốm đau! Nó vẫn bành trướng, nó dừng lại và như ngủ thiếp đi, nó lại thức dậy và bắt đầu hoạt động như thường. Nó cứ quanh quẩn không cùng tận như vậy. Nó chịu đựng, nó như hoà mình, nó thắng. Nó có một cách sống của nó. Nó bệnh ung thư hoàn toàn lệ thuộc vào bậc sáng tạo nó.

Bậc sáng tạo của bệnh ung thư là con người nhị nguyên luận, duy vật luận. Con người cũng như Midas có một quyền lực biến hoá tất cả thành vàng. Đó là chỗ thành tựu của giấc mơ âu yếm của Midas. Vua Midas ngày nay tự mình muốn ôm thế giới trong tay làm sở hữu độc nhất, cốt cho thoả mãn những dục vọng mù quáng về cảm giác, vì thế đã thực hiện được bệnh ung thư. Bệnh ung thư nó bành trướng ra vô cùng vô tận và một cách mù quáng tức là hình ảnh của dục vọng con người đã bỏ hẳn và quên lãng tâm hồn của họ, chỉ đeo đuổi theo những lưỡng chí phân trạng của học phái Descartes hoặc học phái Aristotes. Số lượng thay hẳn số phẩm! Vua Midas đã bị mờ cặp mắt và vì thế mà không dò được đường, xu hướng ! Ông ta không thấy đường nữa, ông ta không thể tìm ra chân giá trị trong vật chất dư dật.

Sống trong cảnh phong phú, ông ta chỉ thấy bề mặt trái lý tưởng của ông, nào chỗ bất an, nỗi sợ hãi, nỗi thê lương của chiến tranh, chỗ bí ẩn của bệnh ung thư! Bây giờ ông phải lắng nghe, tai ông còn trống nếu ông nghe thấu tiếng nói của nền văn minh vô vật chất, tâm linh, đạo đức sống theo trật tự của vũ trụ vô biên, theo nền triết lý Âm Dương, tự nhiên sức sáng tạo của cặp mắt ông dần dần trở lại. Vua Midas hiện nay tức nền văn minh khoa học và kỹ thuật sẽ thấy trở lại cảnh thiên đàng thật sự lâu nay hằng ao ước, cảnh thiên đàng mà ông ta sẽ là một nhà vua rất có thế lực được Dionysos là vị thần sản xuất ra rượu (nỗi khoái lạc) rất kính trọng, ông lại được làm bạn với Silenes là thầy của Dionysos, nhờ thế mà ông ta được hưởng tất cả những trái cây và tất cả những sản phẩm ngon ngọt của cảnh vườn này là cảnh có con sông Pactole có nước vàng vụn chảy, nhất là tại đây ông được công chúa Mangol là cô gái của ông rất đẹp và khôn ngoan nhất thế giới luôn luôn ở một bên. Nhưng mà ông còn phải làm sao cho mất hai lỗ tai lừa còn thèm nghe những giọng nhạc giọng sáo của pan (thế lực, duy vật hơn là giọng đàn của Apolion) nhạc của xứ thiên quốc thứ 7, vô cùng vô tận, thuộc về tâm linh. Nếu không thế thì mỗi lần gió thoảng qua, những cây sậy sẽ lập lại những câu: Midas, “vua Midas có cặp tai lừa” ! Thế nghĩa là nền văn minh khoa học và kỹ thuật có những lỗ tai lừa! Những lỗ tai ấy không thể nào nghe những nhạc tấu của xứ thuộc về thiên quốc là: Trật tự tối cao quý của vũ trụ vô biên.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 6 2007, 10:03 PM
Bài viết #7


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



CHƯƠNG II

MỘT NGHÌN LẺ MỘT PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH UNG THƯ


Theo triết lý thực tiễn của cực đông thì có “một nghìn lẻ một” phương pháp chữa bệnh ung thư và tất cả các bệnh gọi là “Nan y”.
Vô song nguyên lý của triết lý cực đông tức là biểu hiện chỗ biện chứng thực tiễn nghịch thường của hai thế Âm Dương, Âm Dương là một phương tiện từ nghìn xưa khiến cho người ta có thể giải quyết tất cả cái gì tương phản ra tương thành, biến hoá thống khổ ra hạnh phúc, khó khăn ra dễ dàng, vô ích ra hữu dụng thù nghịch ra thân mật, bệnh tật ra khang kiện, âu sầu ra vui tươi …. Mà như thê , chẳng phải nhờ phương pháp tâm lý học như phương pháp của Wn. James, trái lại một phương pháp thuộc về sinh lý học, vật lý học và luận lý học.

Vô lý! Chỉ là chuyện bịa đặt, không nữa thì cũng là chuyện hoang đường. Có lẽ Valery và Berson sẽ phản đối như thế. Ấy vậy mà thật có như thế. Nhưng thử hỏi đời sống chúng ta há chẳng phải là một chuyện hoang đường sao? Há chúng ta không sinh sống trong cõi đời mầu nhiệm này một cảnh như Alice trong xứ thần tiên của nhà toán học Lewis Carrol tả trong tác phẩm nổi danh của ông chăng. Chúng ta há không du lịch khắp không gian vô tận trên chiếc xe kỳ dị hình tròn khổng lồ, tự nó quay tít với tốc độ 1.600 cây số một giờ chăng. Thần tiên biết bao ! Ấy thế mà chúng ta không tự vứt ra ngoài không trung ! Rõ kỳ quái lắm. Người ta bảo như thế là nhờ sức hấp dẫn của vũ trụ theo Newton đã tưởng tượng. Vậy thử hỏi là cái gì là lực hấp dẫn của vũ trụ ấy là gì chẳng ai giảng giải ! Chỉ là một giả thuyết trong chỗ không biết. Người ta bảo rằng sức mạnh kỳ dị ấy không có trong thế giới theo tỉ lệ xích tế bào hạnh phúc căn bản của đời sống chúng ta. Chỗ ây mới khó hiểu. Nếu như nó không có hẳn ngay từ bình tuyến căn bản của đời sống của chúng ta, thế thì sao gọi là thuộc về vũ trụ.

Dù sao đi nữa cũng rõ ràng là một điểm kỳ dị nữa. Kìa xem đời sống chúng ta gởi trên một khối hình tròn một đường kính đến mấy nghìn cây số, cân nặng hàng mấy tỉ tỉ tấn và bay vượt trong không trung với một tốc độ thần quái… Hoạ chăng chỉ có mờ thế nào mới khiến cho mình không giám cảm thấy chỗ kỳ dị ấy.

Triết lý cực đông là một triết lý mà người đông phương bỏ quên. Còn người Tây phương không biết gì hết, một nền triết lý đã khai sáng cho chúng ta những con đường khác hẳn những con đường của nền văn minh khoa học và kỹ thuật Tây phương, lại là một thế giới kỳ dị trong ấy có tấm thảm bay và cây đèn thần.

Trong cõi kỳ dị của triết lý này không có một tật bệnh gì, nhất là không có những bệnh “nan y” không có một cảnh chiến tranh vô nhân đạo, không có một cảnh xấu xa, không có một tội ác, không có gì là khởi điểm mà cũng chẳng có gì là chung điểm! Không có một nỗi bất an, không có sợ hãi, không có bệnh ung thư., không có chiến tranh, mà chỉ có dòng ánh sáng sự tươi đẹp, niềm biết ơn và tất cả mãi mãi.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 6 2007, 10:08 PM
Bài viết #8


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Đây là một thế giới người Tây phương tuyệt nhiên không biết tới. Sự thật thì cái hố cách biệt giữa Đông phương và Tây phương rõ thăm thẳm gấp mấy chỗ người ta tưởng tượng. Theo tôi, tôi đã biết Âu châu trên 50 năm, càng ngày tôi càng thấy đúng như thế. Nói về tình tình tôi tự thấy tôi có chỗ khác hẳn với người Tây phương. Mặc dầu nền văn minh khoa học và kỹ thuật đối với tôi rất là dễ chịu, nhưng tôi tự thấy vẫn như có thiếu cái gì. Nền văn minh ấy quá may móc, quá nhân tạo, qua đẹp quá cứng cáp, quá cân đối, quá hoàn toàn, chói chang loè loẹt, quá vô nhân đạo, quá lạnh lùng… Nền văn minh ây thiếu hẳn chuyện thần tiên pha màu. Nền văn minh ấy thật đẹp và cân đối. Nhưng cái vẻ đẹp và cân đối ấy chẳng phải lối đẹp và cân đối của chúng tôi. Nền văn minh ấy hẳn có thiếu đôi cái.

Những tiếng “sibu, wabi và sabi” (tú, sáp) ở Tây phương không biết tới. Đó là những tính cách rất căn bản của chúng tôi, nhưng đối với người văn minh là không thể nhận thức được cho rõ. Vị đại sứ thi sĩ Paul claudel là người rất mến chuộng xứ Nippon với những nghệ thuật của nó, đã thú nhận thật không thể hiểu thấu, đến nỗi cũng chẳng lĩnh hội được nữa.

Chỗ khác ây chẳng những khác về tâm tính, thật ra thì khác nhau rất sâu xa tức là chỗ khác nhau về quan niệm thế giới hay là khác nhau về hình ảnh và mối quan niệm thì đúng hơn!.Hình ảnh là chết còn mối quan niệm là sống. Chính là chỗ khác nhau về giữa cảnh vật và sự thật. Quan niệm Đông phương lại quá nhiều về tình cảm quá mơ hồ, gián tiếp và không thể đụng chạm đến được, nhưng mà rất xâu sắc, quan niệm này vô cùng khiêm tốn, chầm mặc và hoà nhã còn quan niệm Tây phương lại vô cùng ồn ào, kiêu căng và ngạo nghễ. Quan niệm Đông phương giống hệt như một đứa bé mơi sinh, tự nó có một vẻ tươi tắn của cuộc đời quan niệm Tây phương lại giống như một thiếu phụ hớn hở.

Phương đông là phương tụ tập những bậc thiên thần chính thế giới của “một nghìn lẻ một đêm” thơ ấu và an vui. Chúng tôi ưa thích nó hơn là xứ bất an và sợ hãi. Nếu các ngài có ý muốn đến thăm một lần cho biết, chúng tôi bao giờ cũng sẵn lòng chỉ dẫn. Một điều đáng chú ý là muốn vào xứ “một ngìn lẻ một đêm” này cần phải có sự chứng nhận đoàng hoàng chứng nhận ấy tự tay các bạn làm lấy không ai….Muốn được thế các bạn thực hành phương pháp trường sinh trong 10 ngày theo như quyển sách nhỏ với nhau về “phương pháp tân dưỡng sinh”. Nếu không làm như thế các bạn cũng không hơn gì các nhà du lịch nào khác chỉ thấy nước Nhật ngoại lai hoặc là một chút kiều mẫu của sự mỹ hoá đấy thôi.

Quê hương của phật giáo là Ân độ sau khi phật tổ quy liễu, phật giáo chia làm hai phái: tiểu thừa và đại thừa. Đại thừa tức là “cánh cửa lớn” con đường đại đạo rộng luận lý nghịch thường tự do, có vẻ triết lý và sáng thế. Tiều thừa là “cánh cửa nhỏ”- con đường tiểu đạo, tôn giáo, thông thường chuyên về lễ giáo thờ phụng nhiều hơn. Hiện nay cả hai phái ấy chằng còn một giáo nào ở Ân độ! cả hai phái đều đã ra ngoài: tiểu thừa đi về phía nam. Đại thừa đi về phía Bắc đại thừa vượt qua miền Á châu, rừng chân tại Trung quốc và nhất là Nhật bản rồi tồn tại tại đây. Về phương diện triết lý và nhất là y thuật cũng thế nó khai sáng tại Ấn độ, rồi qua Trung quốc, lại qua Nhật, tại đây nó đồng hoá thành một tổng hợp văn hoá.

Chúng ta chớ quên rằng tại Đông phương về chữ “triết lý” chẳng có tất cả trí thức và vật lý, kỹ thuật nghĩa là cái gì có vẻ tương đối. Ở Đông phương triết lý có nghĩa là lối học hỏi về trật tự vũ trụ có thể thúc dục và điều khiển những gì hiện hữu trong vũ trụ, trong tất thẩy vũ trụ nghĩa là thuộc về phương diện sáng chế và siêu việt. Nếu triết lý Tây phương là phụ thuộc hoặc ít nữa cũng bị những nhận thức về vật lý và kỹ thuật chi phối, chính vì thế mà những nhận thức này đi tới con đường khoa học thuộc về tế bào hạch ngày nay, từ đây nó mờ dần vào trong thế giới cực vi của điện tử, một con đường không lối thoát. Trái lại triết lý Đông phương có vẻ toàn cảnh, không phụ thuộc những nhận thức vật lý, chính nó điều khiển kỹ thuật, lữa chọn sắp đặt những kỹ thuật ấy theo trật tự tối cao và tuyệt đối của vũ trụ. Tại Tây phương những khoa học vật lý và kỹ thuật đều được căn cứ vào một nhị nguyên vì đó mà nó chia ra nhiều ngành vô tận, trái lại Đông phương lại được thống nhất do nền triết lý biện chứng vậy nền y học Đông phương chỉ là một ngành triết lý biện chứng. Nhận thấy tất cả mối tương phản đều là tựơng thành. Nó nhận rằng vũ trụ vô tận là nguồn gốc của sinh mệnh, của sức khoẻ và hạnh phúc…..Theo nền y học này thì những triều chứng chỉ là tiêu biểu cho chỗ vi phạm về sinh lý học cũng như vật lý học của trật tự vũ trụ trong cuộc sống sịnh tồn hàng ngày. Trái lại y học Tây phương nhận thây những triệu chứng tức là bệnh tật, y học Tây phương chỉ chuyên về triệu chứng.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 6 2007, 10:09 PM
Bài viết #9


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Bệnh tật với những triệu chứng là kết qua của sự vi phạm trật tự vũ trụ một cách vô tình hay hữu ý, theo như Đông phương cho đấy là dấu hiệu của những lỗi lầm hoặc tội ác do người bệnh gây ra…Vì thế muốn chữa bệnh tật ấy cần phải có một nền giáo dục hơn là đối chứng trị liệu. Nền y học giáo huấn như thế cần phải triết lý mới được xem đấy!, theo chỗ nhận xét của Đông phương thì như y thuật của Jesu sở dĩ tại sao mà được tồn tại. Chúng ta rất dễ hiều rằng y thuật ấy có thể dẫn đến chỗ thành công, mặc dầu người ta tin hay không dẫn đến chỗ liên quan với những trường hợp kỳ diệu đã chép trong kinh thánh thiên chúa giáo. Vì lẽ đó những trường hợp chữa lành bệnh đã chứng tỏ đáng cho những nhà khoa học nghiên cứu Claudebernarn.

(Bác học phát minh ra khoa học thực nghiệm 1813-1878) Theo tôi là một trong những nhà thông thái nhất hiện tại, có để lại nhiều điều khuyên bảo rất chí lý. Theo về mặt khoa học, chẳng có một ý kiến nào có đủ uy thế tuyệt đối- người ta không nên nhất thiết giữ ý kiến mình

Kỷ luật quan yếu nhất của nhà thông thái là bao giờ cũng sẵn sàng theo dõi chỗ nhận xét của mình luôn luôn khuếch trương tư tưởng của mình

- Trong thực nghiệm khoa học những chân lý chỉ là tương đối, khoa học chỉ có thể tiến bộ nhờ nơi cách tân và nhờ chỗ biết đem chân lý cũ hoà đồng vào hình thức khoa học mới, trong thực nghiệm khoa học chẳng có một chỗ đứng chân nào cho uy thế cá nhân. Cái uy thế ấy chỉ ngăn chở con đường tiến bộ khoa học

- Những danh nhân chính những người đã đưa ra những tư tưởng mới và phá tan những chỗ sai lầm nếu các bạn là những nhà khoa học như Claudebernarn đã muốn các bạn sẽ được sung sướng trong khi thăm viếng thế giới thần tiên này là nơi hoàn toàn không gì gọi là bệnh. Kìa những con bươm bướm nhởn nhơ bay lượn xuốt ngày. Loài sâu dế reo hót tình từ thâu canh, chúng chẳng cần có một bác sỹ nào chẳng một bệnh viện nào. Tất cả các bệnh đều được chữa lành một cách tự nhiên. Người ta không ngờ rằng là có sự thần kỳ như thế. Giá phỏng có một bệnh nào “nan y” mà không chữa lành một cách tự nhiên, thế mới là một cái đáng gọi là “lạ lùng”. Không có cái gì gọi là bấp bênh, không có cái gì là sợ hãi.

Nhưng thế mà dân chúng của thế giới thần tiên này quá ngây thơ, tọc mạch, và đáng thương, họ đã du nhập tất cả nền văn minh Tây phương với những nét xấu xa và bệnh tật từ một thế kỷ nay. Họ rước nền văn minh ấy về với một giá rất đắt. Hàng vạn dân chúng và biết bao gia đình đổ xuống ốm đau chết chóc. Sự thực là họ đã theo đuổi nền y thuật mới là nền y thuật đến để thay thế nền y thuật cố hữu từ ngàn xưa lưu lại…Hiệu quả càng ngày càng thấy thảm khóc. Người ta càng theo dõi nền y thuật mới chừng nào càng chóng chết chừng ấy. Các bệnh viện đồ sộ càng mọc ra chừng nào, số bệnh nhân mới càng đông chừng ấy. Những nhà thuốc tây càng phát triển, số người rên siết càng tăng gia chừng ấy.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 6 2007, 10:11 PM
Bài viết #10


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4




Sau khi nỗ lực nghiên cứu và thực hành y thuật mới này, những nhà trí thức và những phú gia của xứ này dần dần càng ngày càng xoay lưng với nền y thuật chính thống, họ đã thu dụng bấy lâu. Đa số trong những người ấy lại quay trở về với nền y thuật cổ truyền là một nền y thuật không được chứng nhận và không cho là chính thức nữa, họ dùng trở lại lối đấm bóp, lối châm cứu, trở lại với phương pháp của y thuật Trung quốc vv… Và đây hãy xem lại lối chữa bệnh thần kỳ như thế nào. Nhờ thế, nơi kinh nghiệm họ khám phá trở lại được lối cao quý của y thuật cổ truyền. Trong mấy chục năm nay, người ta bắt đầu sưu tầm tất cả tập tục cổ truyền đã bị mai một làm cho có giá trị trở lại. Người ta tìm lại được nền triết lý vô số vật quý báu. Người ta khám phá ra nền triết lý y thuật thần kỳ này là một y thuật vẻ vang cho nền văn minh Đông phương và là căn bản cho 5 tôn giáo là của loài người. 5 tôn giáo ấy dạy cho họ biết cách làm thế nào để sinh ra cái mới tự do vô biên, cảnh hạnh phúc vĩnh cửu và công bình tuyệt đối trong thế giới tương đối và hữu hạn. Nền y thuật Đông phương cũng là một sự áp dụng một nghìn một phương pháp về vô song nguyên lý của môn triết lý biện chứng này dựa theo sinh lý học và vật lý học

Nói đến việc phục hưng nước Nhật xưa ư? Chỉ là việc làm cho phong tục tập quán quốc gia thành ra có giá trị trở lại, và phong tục tập quán ấy đã đồng hoá nền văn minh Ấn độ và Trung quốc từ mấy nghìn năm nay. Những người Nhật còn có lòng quyến luyến những phong tục tập quán của họ, bây giờ chỉ cần hỏi trở lại nền triết lý căn bản của tất cả những nền khoa học, giáo lý và kỹ thuật. Họ sẽ ngạc nhiên trong khi được may mắn gặp trở lại rải rác khắp nơi những bậc minh sư bị mai một của nền triết lý ngày xưa và phong tục tập quán còn ấn phục trong những nhà Minh sư bị mai một ấy!

Những nền triết lý này đối với Tây phương là một việc lạ tai lạ mắt, Nền triết lý này khác hẳn nền triết lý Tây phương, nhất là đối với nền khoa học kỹ thuật của Tây phương hiện nay. Cố nhiên là những nhà Minh sư danh vọng của nền triết lý Đông phương không làm gì được biết ở Tây phương. Các bậc ấy là tinh thần của người Đông phương và giống da màu, nhưng họ không thể để cho người văn minh hiểu thấu họ được. Sau khi tôi cố gắng làm cho giản đơn thế nào khiến cho người văn minh này có một hình thức cho dễ hiểu về vô song nguyên lý của nền triết lý này: sau khi giảng bày cho họ theo một hình thức khoa học, sau khi ăn chung ở lộn với họ trong mấy chục năm, tôi thấy tôi như đứng trước bức tường sắt ngăn cản không cho Đông phương và Tây phương hiểu nhau.

Người Đông phương đã du nhập tất cả nền văn minh Tây phương với vẻ rất dễ dàng và với mối hân hoan, vì rằng nền văn minh Tây phương rõ ràng dễ thấy vật chất, kỹ thuật và dễ mô phỏng. Trái lại nền văn minh Đông phương là triết lý, là tinh thần và không biểu hiện, lướt qua mắt người văn minh. Điều cần thiết là hai bên Đông và Tây phải hiểu nhau.

Muốn cho hai bên được hiểu thấu nhau, cần nhất mỗi bên phải bỏ lối tự cao, tự đại của mình, thường thường phải trả với giá rất đắt, hoặc là phá sản hẳn đi, hoặc là hy sinh đời mình, hoặc mất tất cả chỗ cao quý của mình. Phải khiêm cung mới được, nhưng khiêm cung chẳng có phương pháp nào cả. Theo chỗ nhận xét của triết lý Đông phương, phải thấu cho rằng cái “bản ngã” của chúng ta chỉ là một nơi tụ tập bao nỗi dốt nát và tự cao tự đại. Vì thế mà họ lại im. Họ không quảng cáo và cũng không muốn quảng cáo. Họ sống một cuộc đời âm thầm với môn đồ của họ theo trật tự vũ trụ. Vì thế mà những nhà du lịch ngoại quốc rất khó lòng gặp được những nhà Minh sư cổ truyền này. Hầu hết những kẻ phơi danh chỉ là hạng “bụi hoại”, hoặc đã Âu hoá và Mỹ hoá ít nhiều. Tại Nhật bản, những nhà Minh sư ấy thường ẩn dật, lắm lúc họ náu mình trong những nơi xa xăm núi non không ai đi tới.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

6 Trang V   1 2 3 > » 
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 17th April 2024 - 05:51 AM