IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Ngài Jotika Miến Điện và gạo lứt
Diệu Minh
bài May 8 2009, 03:45 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Khi sang Miến tôi mới hay có một ngài thiền sư vốn là tiến sĩ trước khi xuất gia ... tên ngài là U Jotika và là sư huynh của thầy tôi... ngài viết trong sách của ngài - một quyển sách nổi tiếng "Snow in the summer"... trang 65... tiếng Anh ... và sư Thiện Minh đã dịch sang tiếng Việt và xuất bản dưới cái tên: "Thiền giữa đời thường".... có đoạn ngài thiền sư viết: "Tôi ao ước có gạo lứt, tất cả mọi người ở đây chỉ dùng gạo trắng không có bổ dưỡng gì ngoại trừ tinh bột"...





Ngài thiền sư U Jotika có vợ và hai con gái trước khi ngài xuất gia... sách của ngài viết rất nổi tiếng ở Miến Điện, đọc ngài còn thấy phảng phất cái tự nhiên và tự do của Ohso... văn phong của ngài rất hay... Hiện nay trên thế giới những bậc thầy về quán tâm như ngài chỉ còn có ngài và thầy của chúng tôi?





Trong quyển "Bản đồ hành trình tâm linh" của ngài do sư Tâm Pháp dịch, đã in ở Việt Nam; có đoạn viết:

... trang 36: Loại thực phẩm bạn dùng có ảnh hưởng tới thân và tâm bạn. Một thiền sinh cần phải ý thức được và nhạy cảm với điều đó. Mới đây, có một người nói với tôi là anh ta hành thiền rất tốt. Anh ta cảm thấy tĩnh lặng và bình an và anh ta hỏi tôi tại sao lại như thế? Thực ra anh ta phải tự hỏi chính mình " Tôi đã làm đúng chỗ nào?", và nếu thiền không tốt bạn cần phải tự hỏi chính mình: "Tôi đã làm sai chỗ nào?". Bạn cần phải nghĩ tới lượng thức ăn mà bạn ăn. Nếu ăn một bữa quá no trước khi ngồi thiền thì tôi bảo đảm với bạn rằng thời thiền đó không thể tốt được. Ngay cả loại thức ăn bạn dùng cũng vậy, chẳng hạn nếu bạn ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, nó sẽ ảnh hưởng tới tâm bạn, làm bạn đờ đẫn, mệt mỏi. Nếu uống quá nhiều cà phê nó sẽ làm bạn bứt rứt, không yên....

Dưới đây là những quyển sách hay của ngài U. Jotika đã được xuất bản, mà bạn có thể tìm đọc ở Việt Nam:










Mặc dầu ngài thiền sư U Jotika rất nổi tiếng với những quyển sách nói về Thiền và sự tác động ảnh hưởng của thức ăn tới cơ thể...

Thế mà tới Miến hầu như tôi chưa thấy hạt gạo lứt của Miến ở chợ... hay có cơm gạo lứt ... trong vài siêu thị thấy có gạo lứt của Thái, nghe nói trường thiền Pa Auk có gạo lứt....

Còn ở trường thiền SOM thì phải trầy vi tróc vẩy mãi mới có được hạt gạo lứt để ăn và chỉ triển khai được gần 10 ngày thì trường thiền đã náo loạn bởi cơm lứt... thấy thế nhà trường vội đình chỉ cơm lứt bữa trưa chỉ còn cháo lứt bữa sáng... và sau một thời gian chúng tôi dời khỏi trường thiền thì hạt gạo lứt lại bị chìm lỉm... vì sao náo loạn? vì người nước ngoài có nhiều người biết tới gạo lứt từ ở quê hương của họ và họ thường dùng gạo lứt... nay họ tới trường thiền được ăn cơm lứt mà tu họ biết là tốt lắm vì gạo lứt làm cho thân thể của họ bớt bệnh... nhưng nếu mọi người mà đổ xô đi ăn cơm lứt thì cơm thầy tôi và chư tăng đi bát quanh làng về ai chịu ăn nữa?

Tôi đã nghĩ tới việc tôi mua gạo lứt và dana cho dân làng và bảo dân làng cách nấu, rồi hàng ngày họ đặt bát cho chư tăng... như thế là giải thoát cho rất nhiều người... nhưng ai là người nói được tiếng Miến và cùng tôi thực hiện ý tưởng? tôi đặt vấn đề xuống và lo tu tập... tuy nhiên lòng tôi cứ day dứt vì biết rằng nếu mọi người hiểu ra thì sắc thân của thầy tôi, ngài trụ trì mập và một vài sư cô ở trường thiền cùng nhiều thiền sinh sẽ được cải thiện và cuộc sống tu tập của tất cả sẽ ổn định hơn... và đặc biệt là ngài trụ trì mập sẽ bớt sân đi rất nhiều... tại sao lại nổi sân? vì lá gan hoạt động kém hiệu quả cho nên khí của kinh can nó bị ách tắc do thừa protein... (vẫn là do ăn nhiều dinh dưỡng)... lần sang Miến vừa qua thầy tôi bị bác sĩ yêu cầu bớt ăn một số món ăn... Bị cấm một số món ăn hơn hay là tự nguyện không ăn một số món ăn gây hại cho hệ thống tiêu hóa hơn?

Tự nguyện không ăn món ăn gây hại là một thái độ tích cực, bị cấm ăn món ăn khoái khẩu dễ gây ra một trạng thái tâm tiêu cực.

Cái duyên với hạt gạo lứt không phải dễ gì mà có được...

Người thì mơ không có mà ăn, người thì mời không xơi hoặc coi là chuyện tầm thường không cần phải quan tâm...

Ở Việt Nam có một nhà sư nổi tiếng nhờ sự uyên thâm với âm dương và gạo lứt là thầy Tuệ Hải - càng thấy người Việt mình cũng có cái phước...

Tôi có một số người bạn đạo tu tập thiền rất giỏi... tôi có cảm giác nếu họ được ăn thức ăn thích hợp thì sự tiến bộ tinh thần của họ còn tăng tiến hơn như thế...

Thức ăn tác động ảnh hưởng tới thân và tâm nhanh tới mức... nhà Phật trong 5 giới luật căn bản có một giới là cấm uống rượu... vì rượu mà vào miệng, tuột xuống dạ dày là thân và tâm lung lay nhanh lắm... vì rượu cực âm - bản chất của âm là đi lên, bành chướng làm mê mờ, si mê, rung lắc hệ thống thần kinh...

Đứng thứ 2 sau rượu là đường sữa bánh kẹo và hoa quả... tác động ảnh hưởng của nó tới thân và tâm không nhanh bằng rượu... nhưng nếu bạn là người nhạy cảm và khéo quan sát... bạn sẽ thấy tác động ảnh hưởng của mỗi loại thức ăn lên thân và tâm chỉ sau 15 - 20 phút... ngày nay cơ thể mọi người chúng ra dầu lý tưởng thế nào cũng bị tác động của hóa chất rất nhiều: qua thuốc đánh răng có hóa chất nè, qua nước gội đầu, qua nước rửa bát và trong thực phẩm ăn hàng ngày...

Ngành Thực dưỡng đã chỉ ra được là đường vào người ư? giai đoạn đầu nó biến thành rượu... giai đoạn 2 nó biến thành nước... do vậy những người ăn nhiều hoa quả và thức ăn âm thường có nước da mọng căng... cái mà người thế gian gọi là có làn da đẹp...

Cơ thể của chúng ta cần 3 yếu tố cơ bản: carbonhydrat (ngũ cốc lứt) để tạo ra đường..., chất đạm (protein), chất béo (dầu ăn)...khi ăn những thức ăn này trong bữa ăn hàng ngày chúng ta còn cần phải đảm bảo một nguồn thực phẩm chứa 9 a xít amin thiết yếu (?) nếu chúng ta ăn quá lên những thức ăn chủ chốt, cơ thể của chúng ta buộc lòng bị bệnh để cảnh báo chúng ta...

Tôi thấy mấy người bị u tới nhà tôi thường có nước da căng bóng mọng như quả bóng căng hơi....

Các loài thú bị tuyệt chủng cũng do không có thức ăn thích hợp cho chúng...

Hiểu ra một điều cần có nhiều thời gian... đối với giáo Pháp của Đức Phật cũng vậy.... tùy căn cơ từng người mà người hiểu sâu người hiểu nông... hạt gạo lứt cũng vậy... người nào hiểu sâu thì dùng thường hơn, người nào hiểu nông thì chả cần dùng...

Giáo Pháp của Đức Thế Tôn cũng vậy: người nào hiểu sâu thì sống với NÓ (vô thường, khổ, vô ngã) còn người nào hiểu nông thì sống với cái MÌNH CÓ.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Sep 9 2018, 07:14 AM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Sư Thiện Minh - ng dịch quyển sách này vừa ra đi khi tuổi còn khá trẻ? Sư trình độ tiến sĩ Phật học, không phải hai ng có phải là một không?
Sao dịch đ mà không ăn cơm
Lứt?
Rất nhiều người như vậy, họ bỏ qua những thứ thực có giá trị...


Ohsawa


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Sep 9 2018, 07:17 AM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Ohsawa nói: đi vào tâm linh sớm quá thì nguy hiểm (sớm là đi trước phần chuẩn bị cho tinh và phần khí, thiền là đi vào phần tâm).
Mỗi khi tôi đến khoá tu tích cực, tôi gặp rất nhiều người bệnh ở đó, họ chưa có nền tảng vững trãi về tinh và khí... nên họ bị treo! Tiến khó và không chịu lùi, bị lơ lửng...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 04:15 PM