IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> NGHỆ THUẬT ĐỌC CỦA OHSO
Diệu Minh
bài Jul 17 2007, 04:27 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,054
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



NGHỆ THUẬT ĐỌC

Chúng ta hầu như ai cũng đọc hàng ngày và đều tưởng mình biết cách đọc rồi. Thế nhưng đọc như thế nào để không phải như nhồi nhét thông tin mà như dùng một phương tiện để đạt được Thông Tuệ qua việc phá kiến chấp? Chúng ta hãy cùng tham khảo kho tàng Trí Huệ của Chân Sư gốc ấn Độ- Osho (1931-1990) về vấn đề này để rút tỉa kinh nghiệm quí báu cho bản thân.

Vấn: Osho kính yêu, Thầy từng giảng rằng thực chất của tâm trí là ký ức và thông tin. Vậy liệu việc đọc (nhất là đối với người luyện tập thiền để tĩnh tâm đạt vô trí hay tâm không) có làm ảnh hưởng và củng cố thêm cho tâm trí không?

Đáp:

Điều đó còn tuỳ. Nó tuỳ thuộc vào bạn. Bạn có thể dùng việc đọc như thực phẩm cho bản ngã. Điều đó rất vi tế. Bạn có thể trở nên rất am tường; thế thì nó thành nguy hiểm và gây hại. Thế thì bạn đang đầu độc chính mình, bởi kiến thức thì không phải là Cái Biết, trí thức không phải là Trí Huệ ( khả năng phán đoán, đáp ứng nhanh chóng và chính xác). Trí Huệ chẳng dính mắc gì tới trí thức. Trí Huệ còn có thể tồn tại ngay cả trong kẻ ngu hoàn toàn. Chứ nếu bạn dùng việc đọc chỉ như thực phẩm cho tâm trí, để tăng cường kí ức bạn, thì bạn đang bị lạc hướng. Nhưng việc đọc có thể được dùng theo một cách khác, thế thì đọc cũng hay, đẹp như bất kì việc gì khác trong đời.

Nếu bạn đọc kinh không phải để thu thập thông tin mà để lắng nghe bài ca của Thiêng Liêng- vốn không ở trong các từ chữ mà ở giữa các từ chữ, vốn không ở trong các dòng chữ mà giữa các dòng chữ- nếu bạn đọc Kinh như một bài ca của Thiêng Liêng, nếu bạn lắng nghe âm nhạc của nó, thế thì điều đó có một vẻ đẹp vô cùng và nó có thể hữu ích. Trong những khoảnh khắc say mê sâu sắc nào đó, bạn sẽ trở thành hiệp nhất với Thiêng Liêng (nhập định).

Điều này có thể xảy ra khi đang lắng nghe tiếng líu lo của chim chóc nữa, cho nên vấn đề không phải là Kinh Phật, hay Thánh Kinh...- vấn đề cơ bản là ở người nghe. Bạn nghe như thế nào? Liệu bạn có chỉ đang tham lam để biết nhiều thêm không? Nếu thế thì tất cả những Kinh Phật, Kinh Thánh...đều sẽ đầu độc bạn. Nếu không thì có tham lam, thì bạn sẽ chỉ đọc nó như một áng thơ hay; điều đó chứa vẻ đẹp mênh mông trong nó. Bạn đang không cố lắp đầy trí nhớ bạn bằng nó, nhưng bạn chỉ đang nhận biết; hãy đọc, xem, đi vào nó nhiều nhất có thể nhưng đồng thời hãy vẫn còn tách bạch- như người quan sát trên đồi. Bạn không nên bị ấn tượng, bởi mọi ấn tượng đều như bụi bặm bám trên mặ gương (tâm). Nếu bạn không bị ấn tương- Tôi đang không bảo đừng hứng khởi, điều đó hoàn toàn khác biệt. Có hứng khởi hoàn toàn khác với bị ấn tượng. Bất kì ai cũng đều có thể bị ấn tượng, nhưng để có cảm hứng thì cần đến thông minh, hiểu biết lớn lao.

Hứng khởi là việc ăn nhập được với một thánh thư nào đó, trở nên thiền định với nó- không qua tâm trí mà qua tính toàn bộ của bạn. Nếu bạn đọc kinh cách đó thì bạn đang đọc kinh với máu huyết bạn, với nội tạng bạn, với con tim bạn, với khối óc bạn, với cơ thể bạn. Mọi thứ mà bạn mang tính toàn vẹn của bạn, đều ở đó. Khi bạn đơn giản chỉ thâu thập thông tin thì ở đấy chỉ có cái đầu bạn mà không gì khác nữa. Thế thì bạn đang thâu lượm ấn tượng và bạn đã bị trượt rồi.

Việc lắng nghe Tôi nói cũng có thể xảy ra điều tương tự. Bạn có thể nghe những lời của Tôi; bạn có thể nghe Tôi. Nếu bạn chỉ nghe những lời nói thì khi ra khỏi đây bạn sẽ hơi am tường hơn so với khi bạn vào; mà gánh nặng của bạn sẽ tăng lên chứ không được giải thoát, bởi bất kì điều gì Tôi đang nói đây, đấy đều không phải những lời nói. Hãy lắng nghe sự tịch lặng trong chúng. Hãy lắng nghe người mà đang nói thông qua chúng. Hãy cùng với Tôi! Nếu bạn quên những lời của Tôi thì chẳng gì bị mất cả. Nhưng nếu bạn chỉ mang những lời của Tôi và bạn quên Tôi thì mọi thứ bị mất.

Không nên chỉ nghe Tôi qua cái đầu, mà với toàn bộ bản thể bạn. Bạn là một đơn vị đơn nhất. Mọi thứ đều liên quan đến nhau. Khi bạn nghe Tôi, nghe từ tâm, nghe từ bàn tay, bàn chân- hoàn toàn trở nên một thính giả, không chỉ là cái đầu. Nếu cái đầu nghe thì nó cứ so sánh với bất kì cái gì bạn đã biết trước đây. Nó cứ diễn dịch và tất nhiên, sự diễn dịch của bạn là của bạn chứ không phải của Tôi.

Mọi người, nếu họ nghe bằng đầu thì sẽ nghe từ kiến thức đã chấp chứa, từ những kết luận đã đóng khuôn nào đó. Thế thì họ không đơn thuần; không miễn nhiễm. Thế thì họ đang nghe từ một tâm trí bất tịnh- và bất kì điều gì bạn diễn dịch sẽ là sự diễn dịch của bạn.

Tôi từng đọc một câu chuyện ngắn; nó xảy ra ở một trường tiểu học:

Cô giáo đang kể cho các học trò về cuộc khám phá ra Châu Mỹ- Columbus cùng cuộc hành trình và khám phá của ông. Một cậu nhỏ rất rất khoái chí, đang nghe một cách rất chăm chú. Cho nên cô giáo yêu cầu cậu viết một bài luận về cuộc khám phá Châu Mỹ. Sau đây là điều mà cậu bé ưu tú đó đã viết:

“Columbus là một người có thể khiến một quả trứng dựng đứng mà không vỡ. Một hôm Vua của Tây Ban Nha triệu ông lại bảo: “Khanh có thể khám phá ra Châu Mỹ được chăng?”

“Được, thưa Bệ Hạ, Columbus trả lời, nếu Bệ Hạ cấp cho thần một chiếc tàu.”

Ông nhận tàu rồi giương buồm về hướng mà ông đã biết Châu Mỹ ở đó. Các thuỷ thủ nổi loạn và nguyền rủa rằng chẳng có chỗ nào là Châu Mỹ cả, nhưng cuối cùng viên hoa tiêu đi tới Columbus và nói: “Thưa thuyền trưởng, đất liền đã lọt vào tầm nhìn thấy rồi.”

Khi tàu đã gần bờ, Columbus thấy một nhóm người thổ dân: “Đây là Châu Mỹ phải không?”- ông hỏi họ.

“Đúng vậy”- họ đáp.

“Tôi nghĩ các anh là người Anh-điêng (ấn Độ) chăng?”- Columbus tiếp tục.

“Đúng vậy,” vị thủ lĩnh đáp, và tôi cho rằng ông là Chritopher Columbus , phải không?

“Phải”, Columbus đáp.

Thế là vị thủ lĩnh da đỏ quay về phía những thổ dân sơ khai của mình mà nói: “Chấm dứt vũ điệu. Cuối cùng chúng ta đã bị phát hiện.”

Trẻ con thì nghe bằng tâm trí trẻ con, bằng những diễn dịch của riêng nó. Mọi người đều nghe bằng tâm trí riêng của mình- thế thì bạn đang nghe mà không nghe thấy.

ở ấn Độ, khi người ta đang đọc sách thường thì việc đó được gọi là “đọc”, nhưng mỗi khi ai đó đang đọc Kinh Gita chẳng hạn thì chúng tôi có một thuật ngữ đặc biệt cho việc đó: chúng tôi gọi nó là: tụng. Dich một cách văn chương thì nó sẽ có nghĩa là “ công phu”. Thường thì đọc chỉ là đọc, một cách máy móc; nhưng khi bạn đọc một cách cuốn hút vào nó đến nỗi ngay chính việc đọc trở thành một thời khoá công phu, thế thì chính việc đọc đi sâu vào bản thể bạn và bấy giờ nó không chỉ là bộ phận của kí ức bạn mà trở thành một phần của bản thể bạn. Bạn đã thẩm thấu nó, bạn đã say vì nó. Bạn không mang theo thông điệp với quá nhiều từ chữ mà bạn có trongmình cái tinh yếu. Chính cái cốt lõi đã đi vào con người bạn. Chúng tôi gọi việc đó là “tụng”.

Trong việc đọc sách, một khi bạn đọc xong nó thì quyển sách kết thúc. Đọc nó lần thứ hai sẽ là vô nghĩa; lần thứ ba sẽ đơn giản là điên rồ. Nhưng trong việc tụng thì bạn phải đọc cùng một quyển kinh hàng ngày. Có những người mỗi ngày đọc kinh Gita của họ trong hàng năm ròng- 50 năm, 60 năm- cả đời họ. Giờ đây đấy không phải là đọc bởi vấn đề không phải là biết xem trong đó viết gì; họ biết rồi, họ đã đọc nó hàng nghìn lần. Bấy giờ họ đang làm gì? Họ đang chỉnh rồi lại chỉnh tâm thức họ tới cùng tấn số, như thể Krisna đang sống động trước họ. Thì họ còn không chỉ đọc cuốn kinh- họ đã thăng hoa chính mình vào một cõi giới khác, một thời gian khác, một không gian khác.

Đọc kinh như Gita, hãy ngâm nga nó, hãy nhảy nhót với nó, và hãy cho phép nó đi vào trong nhiều nhất cỏ thể được. Các từ chữ sẽ sớm bị bỏ lại sau nhưng cái âm nhạc đi sâu hơn. Thế rồi ngay cả âm nhạc đó cũng bị bỏ lại sau- chỉ có nhịp điệu vang rền. Và rồi thậm chí cái đó cũng ra đi. Mọi thứ vô nghĩa đã ra đi, chỉ còn tinh tuý...và cái tinh tuý đó là không thể diễn đạt. Nó không thể nói được- người ta phải trải nghiệm nó.

Cho nên nếu bạn đọc, nó tuỳ thuộc vào bạn là liệu việc đọc có sẽ giúp bạn được giải thoát, hay việc đọc sắp khiến bạn thành một tên nô lệ trứ danh hơn. Dù nó có thành một sự tự do hay trói buộc, nó cũng phụ thuộc vào bạn.

Một giáo viên dạy nhạc dẫn lớp mình đi tới một buổi hoà nhạc với hi vọng khiếu thẩm định âm nhạc của chúng sẽ tiến xa hơn. Sau chương trình, cô giáo dẫn chúng đi ăn quà và chúng được ăn bánh ngọt, kem và những loại kẹo khác nhau.

Ngay khi chúng sắp sửa ra về, cô giáo hỏi em nhỏ nhất trong lớp: “Nào, em thấy có thích buổi hoà nhạc hôm nay không?”

“Ô thưa có, em nhỏ đáp một cách hạnh phúc, em thích tất cả trừ âm nhạc ra”.

Nếu bạn đọc Kinh Phật hay Kinh Thánh chỉ bằng cái đầu, thì bạn sẽ thích mọi thứ khác ngoại trừ Diệu Âm, mà Diệu Âm mới là cái thật. Đó là lí do chúng tôi gọi nó là Bhagavad Gita- bài ca của Thiêng Liêng. Mọi thứ đang ở trong sự hài hoà thâm sâu nhất của nó. Nó mang tính thơ ca, nó không phải là văn xuôi. Và cần phải hiểu thơ ca bằng một cách hoàn toàn khác với cách của văn xuôi.

Văn xuôi là logic, thơ ca thì phi hợp lý. Văn xuôi là theo chiều dài, nó di chuyển trong một đường thẳng. Thơ ca không phải đưởng thẳng, nó là đường vòng, nó di chuyển theo đường vòng. Văn xuôi là dành cho những thứ thường và những kinh nghiệm thường.Có những kinh nghiệm không thể diễn đạt bặng văn xuôi được. Những kinh nghiệm đó cần đến thơ ca. Thơ ca có nghĩa một hình thái lỏng hơn. Thơ ca có nghĩa một hình thái tôn vinh hơn, ca hát hơn, vũ điệu hơn. Mọi kinh điển vĩ đại đều mang chất thơ; ngay cả nếu chúng được viết bằng văn xuôi chũng vẫn là thơ ca. Thơ ca có thể được viết bằng văn xuôi và văn xuôi có thể được viết bằng thơ ca. Cho nên vấn đề không chỉ là hình thái ngôn ngữ- đó là vấn đề về chính bản chất của nó.

Cho nên khi bạn đọc kinh như Koran, thì đừng đọc mà hãy tụng nó! Bằng không thì bạn sẽ bị lỡ mất, bạn sẽ lỡ mất mọi thứ mà sẽ cứ tưởng mình đã hiểu mọi thứ- bởi mọi thứ nằm trong âm nhạc cơ. Nếu âm nhạc bao quanh bạn, của Kinh Phật hay Kinh Thánh, và bạn có một cảm giác xốn xang, năng lượng của bạn hoàn toàn là vui sướng, tràn trề, nước mắt, tiếng cười, điệu vũ; nếu bạn cảm thấy như thể một làn gió nhẹ đã thổi vào bản thể bạn- thế thì bạn đang không gom bụi bặm.

Đọc là để được biết một nghệ thuật nào đó. Đó là để được nhập vào sự cảm ứng sâu sắc. Đó để bước vào một kiểu hoà nhập. Đó là trải nghiệm vĩ đại nhất trong Thiền. Chứ nếu bạn đọc Kinh như Gita giống như kiểu đọc tiểu thuyết thì bạn sẽ bỏ lỡ nó. Nó có những lớp lang về độ sâu. Cho nên, phải tụng, hàng ngày người ta phải đọc lại. Đấy không phải một sự lặp lại. Nếu bạn không biết thì nó là sự lặp lại.

Hãy thử điều đó trong ba tháng. Hãy đọc cùng quyển sách- bạn có thể chọn bất kì quyển sách mỏng nào- mỗi ngày và đừng mang ngày hôm qua của bạn ra đọc nó: hãy lại tươi tắn như mặt trời ban mai- lại tươi mới như hoa buổi sớm, lại tươi mát. Hãy mở cuốn kinh lần nữa, hứng thú háo hức. Hãy lại đọc nó, lại ngâm nó, và hãy xem xem. Nó tiết lộ một ý nghĩa mới cho bạn.

Nó chẳng liên quan gì tới ngày hôm qua và mọi ngày trước mà bạn đã đọc nó. Hôm nay, vào lúc này nó cho bạn một ý nghĩa nào đó; chứ nếu bạn mang ngày hôm qua theo bạn , thì bạn sẽ không thể đọc được cái nghĩa mới. Tâm trí bạn đã đầy ý nghĩa rồi. Bạn tưởng mình đã biết. Bạn nghĩ mình đã đọc đi đọc lại cuốn sách này rồi- cho nên ích gì? Thế thì bạn có thể cứ đọc nó như một thứ máy móc và bạn có thể cứ tiếp tụcnghĩ cả nghìn lẻ một niềm tưởng khác. Thế thì việc đó vô dụng. Thế thì nó hoàn toàn nhàm chán. Thế thì bạn sẽ không được nó làm trẻ lại. Bạn sẽ trở nên ám độn. Do vậy, trong một trăm thì 99 người tu bị mụ đầu. Trí thông minh của họ không sắc bén, hầu như đần độn. Thật rất khó tìm ra một người tu mà không đần độn, bởi họ hàng ngày đang tụng cùng một cuốn kinh- nhưng sai lầm ở trong tâm trí họ chứ không trong kinh điển. Bạn có thể làm cùng một điều một cách hoàn toàn mới, không cần lặp lại nó.

Bạn yêu một người, thì người ấy mỗi ngày đều mới. Hãy đọc kinh Phật hay Kinh Thánh như một chuyện tình: mỗi ngày đều mới. Có thể các từ chữ vẫn vậy, nhưng cùng những từ ấy có thể thâm nhập vào bản thể bạn từ những cửa khác nhau. Cùng những từ ấy trong một khắc nào đó có thể có một ý nghĩa nào đó mà sẽ không có trong bất kì ngữ cảnh nào khác. Cái ý nghĩa ấy phụ thuộc vào bạn, chứ không vào từ ngữ mà bạn đọc. Bạn mang ý nghĩa cho Kinh Phật, Kinh Thánh, chứ không phải là ngược lại.

Tất nhiên, sau 24 giờ bạn sẽ kinh nghiệm thêm. Bạn đã sống cuộc đời thêm 24 giờ nữa. Trên thực tế, bạn không phải là cùng người trước nữa. Cuốn Kinh vẫn vậy- mà bạn không vẫn vậy. Sau 24 giờ, biết bao nhiêu nước đã chảy trong sông Hằng rồi?

Một hôm bạn rơi vào trạng thái thương yêu, hôm khác bạn rơi vào trạng thái buồn chán. Hôm thì bạn tràn trề, hôm thì bạn khốn khổ. Toàn những sắc màu trạng thái khác nhau mà bạn sẽ đọc cùng quyển kinh sách ấy. Cứ thế, rồi Kinh Gita trở thành hàng triệu cửa. Bạn có thể đi vào nó từ bao nhiêu là cửa, bao nhiêu là cách, và bạn mang ý nghĩa vào. ý nghĩa là của bạn.

Một hôm khi tâm trí bạn đã ngưng hoạt động hoàn toàn và bạn chỉ là dòng chảy- khi Tôi nó tâm trí ngưng hoạt động hoàn toàn là Tôi hàm ý đừng mang theo quá khứ chút nào; tâm trí là quá khứ- nếu bạn không mang quá khứ chút nào mà có thể đọc và nghe thì việc đọc của bạn đã trở nên một việc Thiền. Vâng, việc đọc có thể hữu dụng, nhưng thường thì nó tỏ ra có hại, bởi cách bạn đối xử với kinh sách gây hại cho bạn. Bạn đơn giản thâu lượm, bạn cứ lượm lặt những dữ kiện chết. Bạn trở nên thùng đựng rác- có thể là một cuốn bách khoa thư, nhưng bạn đánh mất sự liên kết bên trong, âm nhạc bên trong, sự hài hoà bên trong. Bạn trở thành đám đông: quá nhiều giọng điệu, không thống nhất. Điều này không phải là trở nên thể nhập, đây là ly tán.

Cho nên dù bạn làm gì- không chỉ vấn đề đọc, nghe- bất kì điều gì bạn làm, nó sẽ phụ thuộc vào bạn.

Phúc Thịnh

Theo “Hành Trình Thiên Lý”- Osho


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th April 2024 - 09:00 PM