Phiên bản in ấn của chủ đề

Nháy vào đây để xem chủ đề theo đúng định dạng gốc

Thực Dưỡng _ Sách bệnh _ Phòng chữa các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, mỡ thừa trong máu bằng Thực dưỡng

Gửi bởi: Thelast May 20 2007, 02:25 PM

HƯỚNG DẪN ĂN THỰC DƯỠNG

Để chữa trị tình trạng cơ thể quá dương, tim bị co thắt và tuần hoàn máu lưu thông khó khăn. Chúng ta phải giảm hẳn tòan bộ các thức ăn có tính chất thái quá, đặc biệt các loại thức ăn có độ mỡ và cholesterol cao như các loại thịt sắc đỏ, trứng và các chế phẩm từ sữa. Trong phương pháp dưỡng sinh người ta khuyên dùng các loại thực phẩm có chất lượng tốt và có tính âm nhẹ để chữa trị cho trường hợp này. Ví dụ như một người với thể trạng dương sẽ được cho dùng thực phẩm nấu sơ như rau hấp hay trụn . Thỉnh thoãng thêm chút ít trái cây trồng tại địa phương hoặc nước trái cây cùng với một lượng nhỏ. Sau đây là những ví dụ về vài loại thực phẩm âm có chất lượng tốt: Súp có vị nhẹ và nêm chút ít miso hay tamari. Rong biển Wakame và một vài loại rau củ có thể thêm vào trong súp. Đậu, đặc biệt là xích tiểu đậu, đậu nhỏ(chick-peas) và đậu lăng (lentil) được khuyên dùng. Các loại rau có lá dầy là những nguồn cung cấp chất sợi và giúp cơ thể tống khứ các chất mỡ dư thừa tích tụ xung quanh tim, mạch máu, ruột non cũng như các nơi khác. Đêå phụ giúp làm tan chất mỡ nên dùng thêm các loại rau trang trí có vị hăng cay như gừng, củ cải, hành và củ hành tây. Tùy theo tình trạng mỗi cá nhân, cá và hải sản được dùng với số lượng thật ít cho đến khi tình trạng cơ thể được cải thiện. Các chất ngọt tráng miệng thỉnh thoảng được dùng với số lượng nhỏ.

Để chữa trị các tình trạng tim quá âm, yếu và sưng phồng, nhịp tim đập không đều chúng ta phải áp dụng theo công thức dưỡng sinh cơ bản, tránh dùng các thức ăn như thịt có sắc đỏ, các chế phẩm từ sữa, gạo trắng, các chất hóa học nhân tạo. Và thay vào đó những thực phẩm có tính dương tốt. Việc nấu nướng dùng thời gian lâu hơn và tỷ lệ ngũ cốc được dùng từ 50 đến 60 % trong mỗi bữa ăn, nên thường xuyên dùng nồi áp suất. Các thức ăn rang, nướng nhẹ, hoặc có vị đắng, ngay cả cơm cháy dưới đáy nồi áp suất cũng không nên bỏ qua trong trường hợp này, súp Miso và tamari được dùng nêm hơi mặn và các loại rau củ nên dùng nấu khô một chút, mỗi tuần dùng cá vài lần như một món ăn phụ. Khi dùng cá chỉ nên dùng với số lượng nhỏ, trang trí với chút gừng mài. Gừng được dùng để tiêu hóa chất dầu, tuy nhiên chỉ nên dùng thật ít dầu trong việc nấu nướng. Ngũ cốc lứt và rau củ luôn là thành phần chính trong bữa ăn, ngay cả khi có thêm cá. Tùy theo tình trạng mỗi cá nhân, xà lách tươi sống, nước trái cây, trái cây và các thức tráng miệng ngọt chỉ được dùng tối thiểu, nhất là trong buổi ban đầu áp dụng thực dưỡng dưỡng sinh cho đến khi tình trạng đã được cải thiện. Các lại nước uống cây lá cổ truyền không pha mùi thơm có thể uống vừa phải, tuy nhiên nói chung các thức uống nên hạn chế tối thiểu.

Đối với trường hợp bệnh tim gây nên do cả hai yếu tố lệch cả âm và dương, việc nấu nướng và sử dụng thực phẩm phải thiên về khoảng dung hòa. Tùy theo tình trạng mỗi cá nhân, việc tiêu thụ thêm các thức ăn như cá, hải sản, trái cây, nước trái cây và thức tráng miệng đều phải nên giảm tối đa cho đến khi tình trạng được cải thiện.

Thêm vào các thức ăn cơ bản dưỡng sinh kể trên, vài thực phẩm đặc biệt được khuyên dùng. Tại Phương Đông từ ngàn xưa, hạt kê đỏ thường dùng để làm tim khỏe. Bắp ngô, đặc biệt là bắp lứt khô thường được khuyên dùng trong bệnh tim. Tuy nhiên các loại bắp ngày nay được trồng với phân hóa học và được lai tạo giống không còn cung cấp năng lượng và sinh khí tốt cho cơ thể. Vài loại bắp (ngô) ở Ấn Độ hạt rất cứng có chất lượng rất tốt trong các loại ngũ cốc cổ truyền. Các bạn có thể xem những thức ăn chế biến với bắp trong phần III.

Trong Y học Phương Đông, các thức có vị đắng có tương quan với tim. Ví dụ như cải xoong, mù tạt xanh, bồ công anh, củ cải và ngưu bàng thì đặc biệt hổ trợ cho tim mạch và mạch máu. Mè (vừng) rang sơ và muối mè (muối vừng) cũng có vị đắng rất tốt để giữ gìn độ đàn hồi và các bệnh về mạch máu. Một đìều thú vị là chất digitaline, loại thuốc viên thường sử dụng cho bệnh nhân đau tim cũng có vị đắng.

Những loại rau củ tròn, và có lá giống hình tim như các loại bí mùa Thu và mùa Đông , củ cải, hành tây cũng có lợi cho hệ thống tuần hoàn (Xem ở Phần III).

Vài trường hợp bệnh tim ngoài việc ăn thực dưỡng còn có thể hổ trợ thêm đắp gạc bên ngoài hoặc các phương phụ khác (Xin xem ở Phần II Chương Săn sóc Tại Nhà). Các phương dược này rất dễ thực hành và cũng rất an toàn. Tuy nhiên, cũng cần tham hỏi những vị hướng dẫn Dưỡng sinh có kinh nghiệm hoặc được sự hướng dẫn của chuyên viên y tế để được hướng dẫn, nếu thực hành không đúng cách, nó có thể gây vài phản ứng phụ nhẹ ( Xin xem Phần III).

Trong trường hợp bệnh nhân cần phải giải phẫu, điều trị bằng thuốc viên và hormon hoặc cần những lời khuyên về thực hành ăn thực dưỡng thì cũng cần có bác sĩ y khoa, chuyên viên dinh dưỡng theo dõi cho từng trường hợp bệnh lý. Cùng với thức ăn và cách nấu nướng riêng biệt, bệnh nhân cần được khám định kỳ để xem diễn tiến bệnh và điều chỉnh cho phù hợp, ví như phải tăng thêm lượng thực phẩm, đặc biệt là lượng protêin, tinh bột phức, chất khoáng, các vitamin, chất dầu mỡ bão hòa từ động vật hoặc thực vật chẳng hạn.


Chú ý:

Bạn đọc nên tìm đến sự hướng dẫn của một bác sĩ điều trị và nhà nghiên cứu dinh dưỡng phù hợp trước khi bắt đầu thực hiện việc chăm sóc sức khoẻ theo gợi ý của cuốn sách này.

Điều quan trọng là nếu bạn có lý do nghi ngờ mình bị các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, mỡ thừa trong máu hay bệnh tật nào khác, hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị.

Cuốn sách này hay bất kỳ cuốn sách nào khác không nên được sử dụng như là một sự thay thế cho việc chăm sóc y tế hay điều trị chuyên khoa.

Admin

Gửi bởi: Thelast May 20 2007, 02:37 PM

BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH VÀ NHỒI MÁU CƠ TIM

Bệnh Atherosclerosis , tồn tại do nguyên nhân bệnh động mạch vành tim, được diễn tả trong chương 10. Trước khi tiến hành, xin xem lại chương nói trên và vai trò của mỡ và cholesterol trong sự hình thành bệnh động mạch vành tim, một bệnh thoái hóa trong xã hội hiện đại và làm chết rất nhiều người ( xem ảnh 19).

Tổng quát mà nói, bệnh động mạch vành gây nên do tiêu thụ trong thời gian dài các thực phẩm quá dương, gồm thịt, trứng, gia cầm, chế phẩm từ sữa và thời gian kéo dài thực phẩm cá, hải sản, đặc biệt các loại thức ăn có nhiều mỡ. Các thực phẩm có nhiều mỡ, dầu và bột tinh chế cũng là nguyên nhân chính, trong khi đường, các đồ ngọt tinh chế , trái cây và nước ép trái cây, thức ăn có nguồn gốc nhiệt đới, cà phê và các chất kích thích, rượu, gia vị, các loại thuốc viên, dược phẩm là nguyên nhân thứ hai làm bệnh trầm trọng thêm.

Tại Mỹ phẫu thuật chủ yếu để chữa bệnh này là để máu đi vòng qua một mạch ghép (lấy từ tay hoặc chân của bệnh nhân) tránh chỗ mạch bị tắt nghẽn. Kết quả cho thấy khoảng trị liệu này không bền vững. Trong vòng 6 tháng kể từ khi phẫu thuật có từ 20 đến 30% chỗ mạch bị ghép lại bị tắt do xuất hiện những mảng hoặc cục máu mới hình thành. Trong khoa tim, giải phẫu để ghép mạch này thật không cần thiết và không đem lại kết quả khả quan nào để bệnh nhân sống sót lâu hơn so với những trị liệu khác.

Trong vài trường hợp, việc giải phẫu động mạch vành là cần thiết, nhưng để trị được bệnh cần thay đổi khoảng ẩm thực. Một thực đơn quân bình chủ yếu là ngũ cốc lứt làm mềm dẻo các mạch, chất lượng máu được cải thiện và tống khứ được các chất mỡ và cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể. Để giảm sự phát triển của bệnh động mạch vành, áp dụng theo Bảng 24 Cột 3. Các thức đặc biệt gồm có xúp miso, rau cải xanh hấp, củ cải daikon nấu chung với rong phổ tai và một lượng nhỏ củ cải daikon nạo thỉnh thoảng thêm vào bữa ăn để loại trừ mỡ và cholesterol. Chà xát khắp người bằng khăn tẩm nước nóng làm máu tuần hoàn tốt. Luôn xoa bóp vòng ngoại vi của tay và chân. Do-in và Shiatsu có tốt cho bệnh. Đi bộ, thể dục nhẹ, tập thở cũng rất tốt. Tránh các cách luyện tập quá căng thẳng.

Gửi bởi: Thelast May 21 2007, 08:47 AM

NHỮNG TRƯỜNG HỢP BỆNH TIM NGUY KỊCH

Tim hoạt động quá tải (Tình trạng quá dương):

Những bệnh nhân này thường mắc luôn cả chứng huyết áp cao và viêm khớp, bị các chất mỡ nhầy đọng ở các động mạch vành, mạch máu và xung quanh cơ tim. Nhóm bệnh này dễ trở nên nặng, có thể gây đột quỵ và chết bất cứ lúc nào. Trong lịch sử đã được ghi gồm cái chết của Tổng thống Taft, Winston Churchill và Leonid Brezhnev.

Thông thường nhóm người bệnh loại này thường có thân hình thấp, béo và có mô xương to dày. Họ có bàn tay to lớn, vẻ mặt chắc, ngoài ra tai của họ to và có rái tai tách khỏi má, tay và lưỡi hình hơi vuông, lông tóc nhiều, làn da đỏ hoặc hồng sáng. Trong xã hội, họ thường là những người hiện thực, nói năng lưu loát, và thỉnh thoảng hơi lổ mãng. Giọng nói của họ thường lớn, có uy lực. Họ thường bày tỏ xúc động ra bên ngoài, có khi bột phát dữ dội, nhưng lại là những người rộng lượng ngay thẳng và không để bụng hận thù. Những người này thường khoe khoang và làm việc không ngưng nghỉ và lại luôn tin rằng họ có thể ăn bất cứ thức ăn gì mà không hề bị hại. Họ có một năng lực bẩm sinh, luôn kiên trì và bất chấp mọi trở ngại. Thể chất thép của họ là nhờ thụ hưởng của ông cha, bà mẹ và tổ tiên trước đây là những người chỉ dùng những thực phẩm ngũ cốc lứt và rau củ. Tuy nhiên nếu họ cứ mãi đi lạc đường với cách ăn uống sai lệch và cách sống nhầm lẫn thì sẽ quá muộn, họ sẽ dễ mắc phải các chứng bệnh như ruộât thừa, trĩ, sạn thận, cứng hóa các mạch máu và gan, đau bụng kinh hoặc tuyến tiền liệt, ung thư cột sống và cứng cơ lưng.

Thêm vào đó, với sự tiêu thụ thường xuyên đường, các chế phẩm từ sữa, rượu và quá nhiều dầu mỡ và cholesterol, nhất là từ các loại thịt bò, heo và thức ăn nhiều muối họ sẽ không tránh khỏi bệnh tim quá tải này. Thận dần suy yếu, được nhìn thấy qua các túi dưới mắt tích tụ đầy mỡ, chất nhầy và nước. Các đường ngang trên trán cho thấy sự suy yếu của ruột non và đường dọc giữa hai chân mày chứng tỏ gan nhiễm bệnh. Phương pháp thực dưỡng sẽ làm giảm nhẹ tình trạng bệnh ngay trong vài tháng đầu áp dụng với bữa ăn gồm 50 đến 60% ngũ cốc lứt, đặc biệt là gạo lứt, đại mạch và bắp lứt (tránh dùng kiều mạch), dùng từ 5 đến 10% súp miso nêm nhạt hoặc nước xốt nêm tamari, nấu với rau củ, đậu và đừng quên thêm rong biển. 25 đến 30 % rau củ đúng mùa đặc biệt các loại rau có lá xanh, có thể nấu theo nhiều kiểu và thỉnh thoảng dùng salad (xà lách, rau sống) và 5 đến 10% đậu cùng các sản phẩm của đậu như đậu hũ, tương đậu nành lên men và rong biển. Việc tiêu thụ cá và hải sản phải được hạn chế tối đa cho đến khi tình trạng bệnh được cải thiện, cũng vậy đối với các thực phẩm động vật khác, rượu, đường, bột tinh chế và nhất là thuốc lá phải ngưng hẳn. Có thể thỉnh thoảng dùng các thức tráng miệng ngọt, vài trái cây trong vùng được nấu lên hay phơi khô và thỉnh thoảng vài trái cây tươi 2 lần mỗi tuần. Về thức uống nên dùng những loại cây lá cổ truyền, không bỏ hương liệu hóa chất, như trà già bancha, đại mạch hoặc ngũ cốc lứt rang nấu lấy nước. Mỗi tuần ăn vài lần dưa cải dầm muối. Ngoại khoa đắp thêm gạc gừng lên vùng thận để máu lưu thông tốt và giúp tống khứ các chất mỡ và cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể. Không khí trong lành giúp khỏe phổi và cải thiện nguồn oxy. Thêm vào đó việc du lịch trên núi cao và trong rừng rất có lợi cho bệnh tim quá tải này. Nên tránh nơi không khí nóng, sa mạc, lò rèn cho đến khi bệnh đã được ổn định.

Gửi bởi: Thelast May 21 2007, 08:49 AM

Tim hoạt động quá yếu (Tình trạng quá âm):

Nhóm bệnh tim loại hai có khuynh hướng thiên về áp huyết thấp (thường kéo theo sau thời kỳ áp huyết cao) và tim suy yếu toàn bộ và bị sung huyết. Bệnh nhân loại bệnh này cũng có thể bị đột quỵ nhưng khả năng sống sót nhiều hơn là loại bệnh nhóm thứ nhất. Phổi cũng bị nhiễm nên hơi thở rất khó khăn, đau đớn, tình trạng theo sau đó là thiếu máu, bệnh bạch hầu hoặc tinh thần suy nhược, có thể dẫn đến sưng phổi và ung thư vú. Ví dụ như căn bệnh của Woodrow Wilson và Jean Paul Sartre trong quá khứ.

Người bệnh loại này thường gầy ốm, nhút nhát, thích yên tĩnh, luôn mệt mỏi và thường thu mình trong vỏ ốc. Ngoại hình gầy, tay và ngón tay dài, cấu trúc xương yếu, lông tóc ít. Khuôn mặt của họ thường dài, mũi dài, lưỡi và bàn tay hình hơi tròn, lỗ tai nhỏ với trái tay sát gò má, làn da tái nhợt, trắng, tím, sưng phồng và đầy nước. Giọng nói của họ yếu, thấp pha một chút tâm trạng buồn rầu và thất vọng. Những người này thường hướng về duy tâm, suy ngẫm tâm linh.

Bệnh tim hoạt động quá yếu do thường tiêu thụ quá mức những loại thực phẩm như đường, đồ ngọt, nước uống ngọt, các thức vùng nhiệt đới, nước trái cây, trái cây, sữa, sữa chua, kem đá, rau sống, rượu, cà phê, dược phẩm và các loại thuốc viên, vitamin, và những loại thuốc làm êm dịu, và tất nhiên kèm theo một ít thức ăn động vật. Để làm giảm tình trạng này, việc ăn thực dưỡng phải gồm trong giai đoạn nhiều tháng đầu áp dụng phải có tỷ lệ 50 đến 60 % ngũ cốc lứt , đặc biệt là gạo lứt, đại mạch, kiều mạch, bắp rang, 5 đến 10 % nước xốt, súp có nêm hơi mặn miso và tamari, 25 đến 30 % rau củ đúng mùa, với cả rễ như càrốt, củ cải daikon, củ cải trắng và các loại rau xanh có lá cứng như cải xoăn(kale) và rau collards, từ 5 đến 10 % đậu, các chế phẩm của đậu và rong biển. Mỗi tuần có thể dùng 2 đến 3 lần cá, tuy nhiên rau xà lách sống, trái cây tươi và những loại thức tráng miệng ngọt có nguồn gốc thiên nhiên cũng phải hạn chế cho đến khi bệnh đã được cải thiện. Nếu còn thèm đồ ngọt, trái cấy nấu chín và trái cây khô có thể dùng chút ít. Thức uống gồm có trà già bancha, gạo lứt rang nâu nấu lấy nước, và thỉnh thoảng trà Mù .

Về vận động thể chất, ca hát, thể dục nhẹ, tập thở sẽ tốt cho tim mạch, phổi cho bệnh loại này. Không khí nóng, vùng biển, vùng sa mạc có không khí trong lành sẽ là liều thuốc quý cho bệnh nhân hơn là những vùng núi, vùng lạnh hay vùng có độ cao.

Gửi bởi: Thelast May 21 2007, 08:51 AM

Tim loạn nhịp (phối hợp cả hai tình trạng quá âm và quá dương) :

Trong bệnh nhóm thứ ba, tim có tiếng rì rào, loạn nhịp tim hoặc phối hợp bất bình thường giữa bên trái và bên phải của tim. Có thể kèm theo luôn bệnh áp huyết cao và đau khớp. Bệnh nhân loại này thường có làn da dầu hoặc da khô, luôn bị tiêu chảy hoặc táo bón, tiểu đường, bệnh bạch huyết, bệnh vàng da, bệnh về phổi, lá lách, và có thể kèm cả bệnh ung thư thận.

Nói chung, những người trong nhóm bệnh này có dáng vẻ trung bình về cả kích thước chiều cao, cấu trúc xương và về vẻ bên ngoài. Họ thường có vết nứt trên chóp mũi, làn môi sưng phồng, nhất là môi dưới chứng tỏ ruột non bị rối loạn. Làn da thường màu vàng và có khi nâu, tinh thần luôn dễ bị kích động, nói chuyện huyên thuyên, không kiên nhẫn, hay bị chóng mặt và giọng cười rộ. Giọng nói của họ liến thoắng hoặc bị nói lắp. Suy nghĩ lanh lợi nhưng không tập trung, hay gõ các ngón tay và rung đùi hoặc chớp mắt quá mức. Ví dụ như trường hợp của Anwar Sadat và Peter Sellers. Chứng tim loạn nhịp là kết quả của việc tiêu thụ quá nhiều cả hai loại thức ăn quá âm và quá dương. Gồm như thịt, đường, trứng và mật, gà giò, khoai tây nghiền và nước thịt, khoai tây lát, mứt và rượu vang cùng các loại vitamin và chất khoáng.

Để trở lại sức khỏe bình thường, thực phẩm được sử dụng trong nhiều tháng đầu phải gồm từ 50 đến 60% ngũ cốc lứt, đặc biệt là gạo lứt, đại mạch, kê, yến mạch và bắp ngô; 5 đến 10% miso xúp nêm vừa và nước xốt nêm tamari (nước tương đậu nành cổ truyền) ; 25 đến 30 % rau củ đúng mùa, gồm những loại rau có củ tròn như bí đông, bắp cải, hành cà rốt và củ cải daikon, từ 5 đến 10 % đậu, chế phẩm từ đậu và rong biển. Các thức ăn phụ như cá có thịt màu trắng, salad, các thức tráng miệng có chất ngọt tự nhiên phải dùng thật hạn chế cho đến khi bệnh đã được cải thiện. Thức uống chính gồm các thảo dược không pha mùi nhân tạo, các loại trà thiên nhiên như trà cọng bancha, trà gạo rang, cà phê ngũ cốc.

Để tinh thần và thể chất được cân bằng, các tập luyện nhẹ về thể chất, tập thiền rất tốt cho tình trạng bệnh, làm dịu đi nhịp đập tim cũng như việc phối hợp giữa hai bên buồng tim. Tất cả các kích thích thái quá từ tinh thần đến thể chất phải được loại trừ cho đến khi bệnh được cải thiện.

Gửi bởi: Thelast May 21 2007, 08:52 AM

Một trái tim khỏe mạnh (Tình trạng tim quân bình):

Trong xã hội hiện đại, thật đáng báo động cho nhiều cá nhân và gia đình nằm trong tình trạng thoái hóa sinh học và phát triển các bệnh về tim mạch, ung thư hoặc các bệnh rối loạn cấp tính khác. Chính họ gánh trách nhiệm về sức khỏe của họ, những người này đã thay đổi cách sống của họ, trong đó gồm cả cách dùng thực phẩm hàng ngày.

Nói chung, trong nhóm người có được trái tim tốt có thể chia làm thành hai nhóm nhỏ:

1. Những cá nhân luôn có một sức khỏe tổng quát tốt, họ thừa nhận nhanh chóng vấn đề dinh dưỡng, xã hội và sự tốt của ngũ cốc lứt và sự ăn thực dưỡng lấy rau củ làm căn bản.

2. Những cá nhân mang những bệnh nặng, họ cố gắng để thay đổi tập quán và không còn tin tưởng vào thuốc men và những cách ăn không đem lại kết quả.

Khi thay đổi cách ăn uống hàng ngày, thể chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt dù là bệnh nhân thuộc nhóm (1) hoặc (2) và đời sống của họ ngày càng có trật tự và hài hòa hơn. Đối với những bệnh quá nghiêm trọng, các cơn đau đớn được giảm nhẹ và các triệu chứng bệnh cũng dần biến mất ngay trong những tuần lễ đầu tiên áp dụng thức ăn dưỡng sinh chứng tỏ chất lượng máu đã thay đổi. Trong hầu hết các trường hợp, tim được ổn định, áp huyết máu bình thường và mức cholesterol giảm đến mức thấp nhất so với mức nguy hiểm có thể bị đột quỵ. Thêm vào với tình trạng sức khỏe được cải thiện, chức năng tuần hoàn và hô hấp cũng diễn tiến tốt, ăn ngon hơn và bài tiết tốt hơn.

Ngoài ra diện mạo bên ngoài cũng thay đổi, đầu dần dần tròn hơn hoặc hình trái xoang giống như hình hạt gạo hoặc hạt lúa mì. Trọng lượng dư thừa của cơ thể giảm, tư thế vững vàng, cơ thể mềm dẻo và có sức chịu đựng, ít ảnh hưởng với thời tiết nóng hay lạnh. Mắt sáng hơn, mũi thay đổi thành tròn hơn, môi trở lại bình thường không còn sưng phồng hoặc bị lõm như trước. Da sáng hơn, móng tay mọc thẳng và chắc không còn dễ vỡõ và hư hỏng nửa. Tóc cũng thay đổi không còn bị chẻ ngọn, mịn hơn và bóng hơn. Cùng lúc với các cơ quan và dáng vẻ bên ngoài thay đổi, phần tinh thần cũng vậy, sự suy nghĩ của người bệnh sáng suốt hơn, hòa nhã hơn.

Dần dần tầm nhìn của họ bao quát hơn, uyển chuyển hơn và hiểu biết hơn., họ đã khám phá ra được đìều bí mật trong việc liên quan giữa thức ăn, sức khỏe và sinh khí của sự sống qua việc chọn lựa thức ăn và cách nấu nướng.

Mỗi người trong chúng ta đều có thể tự mình ngăn ngừa được các bệnh tật hiểm nghèo, duy trì được sức khỏe và hạnh phúc của mình phù hợp với khí hậu và môi trường xung quanh, đủ năng lực để thực hiện mục đích của đời mình và cống hiến lại sự hiểu biết cho mọi người trên hành tinh này đều là anh chị em của nó cho đến cuối hành trình của cuộc đời.

Gửi bởi: Thelast May 21 2007, 08:53 AM

Hướng dẫn ăn thực dưỡng cho bệnh tim mạch :

Khi áp dụng đúng đắn, phương pháp thực dưỡng dưỡng sinh có thể sửa chữa tình trạng quá âm hay dương trở về thế quân bình tự nhiên. Bảng 24 phân loại tổng quát các loại bệnh tim đã bàn đến ơ chương II và sắp xếp dưới ba đầu tựa khác nhau:tình trạng quá âm, tình trạng quá dương hoặc cả hai.

Trong bảng này danh từ đều đặn có nghĩa là dùng hàng ngày, thỉnh thoảng có nghĩa là chấp nhận được mỗi tuần dùng từ hai cho đến ba lần và từ tránh dùng, giới hạn hay hạn chế có nghĩa là không nên dùng hoặc rất ít. Để thêm vào bảng hướng dẫn tổng quát nói trên, trong mỗi trường hợp đặc biệt có thể chuẩn bị những món ăn riêng, công thức những món này được trình bày cũng trong phần III.

Cho tất cả các loại bệnh tim mạch, những thực phẩm lệch quân bình trong các thực đơn thời nay cần phải được giảm hẳn. Trong đó có thịt, gia cầm, trứng, sữa, phó mát, yaourt, và các chế phẩm từ sữa, muối tinh chế, đường, mật ong, và các chất ngọt khác, nước uống ngọt, trà đen và các thức uống pha mùi thơm; dầu tinh luyện làm từ động vật hay thực vật, mayonnaise, margarin (bao gồm cả làm từ các loại đậu) và các thức trang trí nhân tạo, tất cả mọi loại thức ăn có mỡ và dầu, các loại gia vị, sâm, bột lọc tinh chế, gạo trắng, ngũ cốc đánh bóng, tất cả những thực phẩm có chứa hóa chất, chất bảo quản, tất cả thực phẩm có nguồn gốc từ xứ nhiệt đới, trong đó có cà chua, khoai tây, cà tím (ngoài trừ bạn đang sống trong vùng nhiệt đới), tất cả các loại kẹo, thức ăn ướp lạnh, thức ăn tinh lọc, thức ăn nhuộm màu và thức ăn có chiếu bức xạ cùng tất cả vitamin trợ lực.

Cho đến khi sức khỏe đã phục hồi (thông thường sau một hay hai tháng tùy từng cá nhân) thực đơn có thể nới rộng như đã nêu trong phần I, trong đó gồm có cá và hải sản, xà lách tươi sống, trái cây, nước trái cây, các thức tráng miệng có vị ngọt thiên nhiên. Việc nới rộng này phải biến cải cho cân bằng theo từng cá nhân và cho từng giai đoạn tiến triển của sức khỏe, và tùy theo từng thời kỳ một.

BẢNG 24

http://www.thucduong.vn/detail.aspx?id=90

Gửi bởi: Thelast May 21 2007, 08:56 AM

HUYẾT ÁP KHÔNG BÌNH THƯỜNG

Nguyên nhân gây nên bệnh này đã nêu rõ chi tiết trong Chương 10. Những loại đặc biệt sẽ nêu sau đây. Y khoa tân tiến điều trị tổng quát cho bệnh này bằng những thực phẩm hạn chế muối, làm giảm cân và vài loại thuốc viên lợi tiểu và loại viên reserpin .. . Những dược phẩm được dùng này có hiệu quả trong việc điều khiển được áp huyết máu và ngăn ngừa đột quỵ. Nhưng nó không loại trừ được nguyên nhân cơ bản và thường đem lại các phản ứng phụ đáng tíêc. Áp dụng thực phẩm cân bằng luôn đem lại sự bình thường cho áp huyết mà không cần phụ thuộc vào những dược phẩm nguy hại.

Huyết áp tâm thu cao :

Tổng quát áp huyết cao có hai hình thức. Loại thứ nhất được gọi là áp huyết tâm thu cao, thường được phát hiện ở những người trên năm mươi tuổi, huyết tâm thu loại này lên cao, lên đến 160, 180, 200 trong khi huyết áp tâm trương tụt xuống 60, 50 hay hơn nữa. Dù thường tình trạng bệnh nhẹ, tuy nhiên bệnh có thể gây sung huyết tim.

Bệnh này thuộc loại quá dương, nguyên do là tiêu thụ quá nhiều thịt động vật, muối tinh chế, các loại bánh nướng. Để bệnh thuyên giảm phải tránh ăn các loại thực phẩm động vật, gia cầm, trứng, và các chế phẩm từ sữa, cũng như ngưng ăn đường, gia vị, bột trắng, thức ăn có nguồn gốc nhiệt đới, cà phê, các chất kích thích, rượu và các thức quá âm khác.

Trong việc nấu nướng cần nấu nhanh với thời gian ngắn, dùng một ít muối biển không tinh chế (Được hướng dẫn ở cột 3 bảng 24).

Dùng một đĩa nhỏ củ cải radish nấu chung với phổ tai, xà lách nấu, hấp, rau cải xanh hấp và trong thời gian vài tuần đầu dùng một chút củ cải daikon nạo, nêm thêm tamari cho có vị để giúp loại trừ chất mỡ và chất độc tích tụ ra khỏi cơ thể.

Không có săn sóc gì đặc biệt thêm cho trường hợp này, ngoại trừ chà xát cơ thể bằng khăn tẩm nước nóng mỗi tuần một hay hai lần để giúp máu lưu thông tốt. Luyện tâp cơ thể với thể dục nhẹ, tránh tập quá sức. Tập thở và thiền rất tốt cho bệnh.

Nếu áp dụng đúng đắn những hướng dẫn trên đây, áp huyết sẽ trở về bình thường trong ba hay bốn tháng.

Gửi bởi: Thelast May 21 2007, 08:58 AM

Huyết áp tâm trương cao :

Trong dạng bệnh này, áp huyết cả hai tâm trương và tâm thu đều cao hơn mức bình thường – có lúc đến 200/125. Bệnh rất nguy hiểm, áp lực luôn đè nặng tâm thất trái, nó phải bơm máu lên toàn cơ thể chống lại với áp lực máu tăng. Do luôn làm việc quá tải, các cơ tim sẽ dầy lên và suy yếu dẫn đến sung huyết tim. Thành mạch máu cũng bị căng thẳng, dễ vỡõ. Thận suy yếu theo sau đó.

Cũng như bệnh huyết tâm thu cao, bệnh này do tiêu thụ quá nhiều thực phẩm động vật, nhiều mỡ và cholesterol, góp phần vào đó là đường , đồ ngọt, sữa và những chế phẩm từ sữa, thức ăn nhiều dầu và mỡ, trái cây và nước trái cây, thực phẩm có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới, rượu, gia vị, nói chung là những thực phẩm mang tính âm làm trương giãn. Tất nhiên hầu hết những thực phẩm hiện đại gồm cả hai loại cực âm và cực dương mà những người mang bệnh huyết tâm trương cao thì thường ăn nhiều các loại như đường, chất lỏng, nước trái cây và thức sống hơn.

Để bệnh được giảm, phải dùng thực phẩm quân bình. Trong thời gian đầu trị bệnh áp dụng theo lời hướng dẫn ở cột 2 Bảng 24. Các món đặc biệt gồm các loại rau cải có lá xanh hấp nên dùng thường xuyên, củ cải daikon phơi khô nấu chung với rong biển phổ tai, thỉnh thoảng dùng rau củ hầm Nishime (Xem chương 32). Chà xát cơ thể với khăn tẩm nước nóng giúp máu huyết vận chuyển tốt. Tránh tắm quá lâu dưới vòi sen làm mất chất khoáng của cơ thể. Tập luyện nhẹ, tập thở và thiền rất tốt cho bệnh. Nếu áp dụng đúng đắn, bệnh sẽ được cải thiện trong từ 3 đến 4 tháng. Sau khi sức khỏe đã trở lại bình thường, cần ăn uống đúng đắn và nghỉ ngơi tĩnh dưỡng để tránh bệnh tái phát.

Huyết áp Thận cao :

Tình trạng áp huyết cao luôn kéo theo sự suy yếu của thận. Máu qua thận giảm có thể do thận có sạn, mạch máu bị cứng hoặc máu đóng cục trong thận, nhiễm độc thận mãn tính, hoặc viêm thận mãn tính.

Cũng như bệnh huyết tâm trương cao, bệnh áp thận cao do dùng quá nhiều các thức ăn cực âm và cực dương, đặc biệt là phó mát mặn, các loại thực phẩm nhiều mỡ, thức ăn động vật và đường và bột tinh chế. Thức ăn lạnh, như kem lạnh, thức uống lạnh thường là nguyên nhân, nhất là trong bệnh sạn thận và suy thận .

Để làm giảm cơn bệnh, áp dụng lời khuyên ở trang giữa Bảng 24. Thêm vào đó dùng những móm đặc biệt: Xích tiểu đậu nấu chung với rong phổ tai, bồ công anh xanh cả rễ, củ sen nấu chung với các loại rau khác. Áp khăn nước nóng lên vùng thận sẽ giảm đau. Nếu có thể dùng gạc gừng càng tốt. Tập luyện nhẹ cơ thể, giữ tinh thần bình thản.

Huyết áp cao Nang thượng thận :(Nguyên do có khối u trong nang thượng thận)

Cũng như bệnh huyết áp thận cao, nguyên nhân chính do tiêu thu ïquá nhiều các chế phẩm từ sữa như phó mát cứng và ăn trứng với các loại thịt động vật có mỡ khác.

Gửi bởi: Thelast May 21 2007, 09:00 AM

Huyết áp cao Adrenocortical Adenoma :

Một hình thức khác của bệnh do khối u như trên ảnh hưởng tới thận và đưa đến kết quả làm sự lưu giữ nước và muối trong cơ thể mất bình thường, dẫn đến bệnh máu cao. Cũng vậy những thực phẩm chế biến từ sữa và trứng, mỡ là các nguyên nhân chủ yếu, nhưng trong bệnh này loại thực phẩm chế từ sữa có dạng mềm hơn: như phó mát đã gạn kem và sữa chua. Trị liệu giống như huyết áp thận cao.

Huyết áp cao ở thai phụ :

Mỗi năm trung bình có 250.000 phụ nữ người Mỹ bị bệnh huyết áp cao khi có mang, và kết quả là thường bị sẩy thai. Loại thứ nhất, thể dương được gọi là preeclampsia hoặc eclapsia làm chức năng thận rối loạn. Cơ thể giữ lại quá nhiều nước, thận sưng phồng và protein được bài tiết ra trong nước tiểu. Bệnh phải được chăm sóc đặc biệt do có thể dẫn đến rối loạn toàn bộ cơ thể và đi đến cái chết. Nguyên nhân chính của bệnh là do tiêu thụ quá nhiều thức ăn động vật, các chế phẩm từ sữa, cũng như các thức ăn quá mặn, đường và các nhân tố âm khác. Để chữa bệnh áp dụng theo hướng dẫn ở Bảng 24 Cột 3. Thêm vào đó các thức đặc biệt sau: lá rau cải xanh nấu, xà lách nấu, rau cải xanh hấp, nêm nhạt các thức ăn, nấu với ít dầu, và ăn thêm các loại đậu có chất lượng tốt, hoặc các chế phẩm từ đậu để làm nguồn cung cấp protêin.

Loại áp huyết cao thứ hai của bệnh này là loại xảy đến cho thai phụ thường vào những tháng cuối thời kỳ mang thai. Nó không nguy hiểm như loại thứ nhất nói trên. Nguyên do chính có nguồn gốc âm, và chữa trị giống như lời khuyên đã ghi đối với huyết áp cao tâm trương.

Gửi bởi: Thelast May 21 2007, 09:02 AM

Hội chứng Cushing :

Một sự quá tải ở tuyến yên (một tuyến bên dưới đầu não) có thể là kết quả của hoạt động thái quá của tuyến nang thượng thận, dẫn đến bệnh huyết áp cao trầm trọng. Bệnh này được gọi là hội chứng Cushing, chủ yếu do dùng quá nhiều gia vị hoặc các chất kích thích mạnh như cà phê, carob, đường, nước giải khát nhân tạo, rượu , sô cô la, những loại trái cây và rau cải có nguồn gốc nhiệt đới. Để làm giảm tình trạng quá âm này cần áp dụng chế độ thực dưỡng theo Bảng 24 Cột 1. Tổng quát, trong thời kỳ vài tuần đầu nên dùng các thực phẩm có tính khá dương để trung hòa tình trạng quá âm. Món đặc biệt gồm rau củ hầm, gồm có bí, xích tiểu đậu, nấu chung với rong phổ tai, các loại rau củ tròn như bắp cải, củ hành tây, nấu hoặc hấp hơi cũng được, chủ yếu dùng thường xuyên các loại ngũ cốc lứt có chất lượng tốt và chất khoáng thiên nhiên có trong các loại rong biển. Rong phổ tai đặc biệt tốt cho trường hợp này, có thể nấu chung với các loại rong khác và chỉ dùng với số lượng nhỏ hàng ngày. Cần nói thêm là sau khi bệnh đã được cải thiện, phạm vi thực dưỡng cũng cần được nới rộng ra thêm.

Huyết áp thấp :

Huyết áp thấp tên y học gọi là Hypotension và cũng gồm hai thể loại . Thể loại thông thường là nguyên do từ kết quả sau khi bị huyết áp cao, khi tim bị trương nở và sưng phồng thì huyết áp cao đột ngột giảm thấp. Đây là dạng huyết áp thấp âm kết quả do tiêu thụ đủ các loại thực phẩm, nhưng đặc biệt thiếu các chất khoáng và loại muối tốt. Đường, nước ngọt, trái cây, nước trái cây, soda, và các loại quá âm khác được tiêu thụ thường xuyên với số lượng lớn, làm huyết áp tăng cao trong buổi đầu. Để bệnh thuyên giảm cần áp dụng các thức ăn khá dương ở Bảng 24 Cột 1. Muối biển có chất lượng tốt và khoáng chất cần cho bệnh này và các loại rong biển nhất là rong phổ tai(kombu) cần được quan tâm trong các bữa ăn.

Một loại huyết áp thấp khác là thuộc tình trạng dương. Tim bị co thắt thái quá do kết quả tiêu thụ trong thời gian dài các thực phẩm có quá nhiều muối, bánh nướng, thời gian nấu nướng quá lâu và nêm quá mặn. Muối cần được nêm vừa phải, các loại rau cải có lá xanh cần được chú trọng. Áp dụng theo Bảng 24 Cột 3 để khắc phục bệnh.

Gửi bởi: Thelast May 21 2007, 09:07 AM

Đau thắt bắp thịt ở Ngực :

Đau thắt vùng ngực là một hình thức của bệnh động mạch vành tim. Nó thường kết hợp với việc hút hơi thở, đổ mồ hôi nhẹ và cảm thấy bất an, thường xảy ra khi bệnh nhân ráng sức: leo lên cầu thang chẳng hạn . . . Do động mạch vành bị nghẽn, lưu thông máu bị cản trở, oxy thiếu. Bệnh đa phần do mạch bị nghẽn bởi những mảng vữa và thường xảy ra sau những bữa ăn thịnh sọan, báo nguy cho cơn nhồi máu cơ tim theo sau đó. Một trong những trị liệu của y khoa tiên tiến là làm giãn nở các mạch để giảm bớt căng thẳng ở tim.

So với bệnh mạch vành không kèm đau thắt ngực, bệnh này chứng tỏ sự tiêu thụ quá nhiều thức ăn động vật với lượng mỡ bão hòa cao và nhiều cholesterol, theo sau đó là dùng muối tinh chế, các chế phẩm từ sữa, đặc biệt là phó mát còn bệnh mạch vành không đau thắt ngực thì người bệnh lại tiêu thụ các chất mỡ không bão hòa nhiều hơn. ít muối tinh chế và các chế phẩm từ sữa nhưng ở những loại mềm hơn như sữa và bơ.

Hiếm thấy bệnh mạch vành đau thắt ngực và bị hút hơi thở có triệu chứng xảy ra trong lúc nghỉ ngơi. Bệnh này do sự tiêu thụ quá mức cả hai loại thực phẩm cả âm và dương: Thịt động vật, nhiều gia vị, đường, trái cây, nước trái cây, cà phê, rượu, chất kích thích, sô cô la, và thực phẩm có nguồn gốc nhiệt đới, làm nên một tình trạng hỗn loạn. Bệnh dễ dàng được giảm nhẹ khi áp dụng đúng đắn các thực phẩm được hướng dẫn trong Bảng 24 Cột 2.

Bệnh Myocardial Infartion (Mô tim hoại tử ):

Thường mô tim bị hoại tử ở tâm thất trái, buồng tim chính để bơm máu đi khắp cơ thể nguyên nhân thường do nghẽn bởi nmột cục máu, xuất huyết mạch. Bệnh có thể từ nhẹ, nghiêm trọng hoặc dẫn đến cái chết. Biến chứng gồm rối loạn nhịp tim, tâm thất kết mô sợi, nguyên nhân chính của cái chết bất thình lình. Hầu hết những bệnh nhân bệnh nhồi máu tim được chữa trị tại bệnh viện được nghỉ ngơi, cho dùng thuốc viên và giải phẫu tùy thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của bệnh.

Phương pháp dùng thực dưỡng để chữa bệnh bệnh nhồi máu cơ tim, động mạch vành và đau thắt ngực đã nêu ở trên. Luôn xoa bóp ngón tay út của mỗi bàn tay có thể giúp làm kích thích kinh mạch của tim , đó là cách thức từ ngàn xưa ở Đông Phương.

Ngoại trừ các trường hợp bệnh đã quá nghiêm trọng, việc phẫu thuật không được khuyên dùng. Trong trường hợp không cần thiết có sự can thiệp của y khoa, tim có thể được hồi phục bởi việc dùng hằng ngày xúp miso nấu chung với rong phổ tai và các rau củ khác và mỗi ngày dùng thêm hai lần mỗi lần nửa tách sắn dây + ô mai umeboshi + tương , dùng trong ba ngày. Để lấy lại sinh khí, dùng kem gạo lứt mỗi ngày một tách hay hơn. Hai chân và hai tay phải luôn được giữ ấm, trong khi trán cần được mát. Nghỉ ngơi, thực phẩm tốt và thiền là ba chìa khóa làm nhẹ bệnh.

Khi cách sống đã được thay đổi, sức khỏe và sinh khí sẽ dần dần trở lại. Luyện tập cơ thể với các bài tập nhẹ, đặc biệt là đi bộ rất tốt.

Gửi bởi: Thelast May 22 2007, 08:41 AM

ĐỘT QUỴ

Đột quỵ hay bệnh máu não là bệnh do lưu lượng máu qua não bị giảm thiểu. Nguyên nhân chính do mạch máu ở não bị cục máu làm nghẽn hoặc xuất huyết do vỡõ thành mạch, đột quỵ cũng có thể bị gây nên do những cục máu đã hình thành ở những nơi khác như tim chẳng hạn bị vỡ ra rồi theo dòng máu đến não. Áp huyết trong hộp sọ đột nhiên tăng lên và có thể xảy đến ngập máu não. Bệnh có thể từ nhẹ đến nặng hoặc chết người. Trong những bệnh nhân sống sót, chức năng vận động thường bị mất đi hoặc bị liệt.

Chứng huyết khối não ( Cerebral thrombosis ):

Loại đột quỵ này còn được gọi là chứng huyết khối não. Trong đó mảng máu đóng ở các mạch dẫn lên đầu, bị hẹp và cuối cùng là chặn nghẹt không cho máu mang oxy nuôi não. Tùy theo vị trí mạch bị tắc và mức nghiêm trọng của bệnh mà mức độ tàn tật gây nên cũng khác nhau. Nói chung các chứng đột quỵ có nguồn gốc âm hơn chứng nhồi máu cơ tim, gây nên do sự tiêu thụ thực phẩm lệch quân bình ở cả hai cực âm và dương. Sự tuần hoàn máu qua đầu trong bệnh nhồi máu cơ tim thì lượng máu tăng nhanh do những bữa ăn thịnh soạn với cả hai loại thực phẩm đối nghịch như đường, đồ ngọt, gia vị, cà phê, chất kích thích, nước ngọt, trái cây, nước ép trái cây, các chất lỏng nói chung, rượu, thuốc viên, vài loại dược phẩm thêm vào đó là thịt gia cầm, thịt, trứng, và thức ăn có nhiều muối.

Trong khi bệnh đột quỵ gây nên do dùng các loại thực phẩm có tính cực âm và cực dương. Vị trí mạch bị tắc nghẽn trong mỗi trường hợp cho biết loại thực phẩm gây nên bệnh được dùng. Tắc nghẽn tại các mạch máu ở trung tâm não gây bại liệt và mất cảm giác ở phần đối nghịch của cơ thể cũng như thị giác giảm, năng lực phát âm giảm và có thể mất trí, thường gây nên do lệch cả hai thái cực âm và dương. Nếu mạch máu phần trước não bị bệnh thì do nguồn gốc âm hơn, do tiêu thụ nhiều đường, dầu và mỡ, chất lỏng và chất kích thích, trong khi nếu máu nghẽn ở phần sau não thì thuộc tính dương do dùng các loại phó mát cứng, trứng. Nếu bị tại phần cuống não, bệnh nhân khó nuốt, liệt lưỡi , mất cảm giác ở một bên vùng mặt và vùng cơ thể đối nghịch, do tiêu thụ quá nhiều yếu tố cực âm hay cực dương tùy theo vị trí chính xác nơi cuống não bị hình thành huyết khối. Nếu phần trên cuống não bị bệnh thì thường bao gồm sự tổng hợp của loại thực phẩm ít cực dương hơn là khi bệnh ở phần dưới cuống não. Chúng ta nên ghi nhớ sự khác nhau của tính chất âm dương tùy từng vùng bị bệnh ở não: Bên phải dương hơn bên trái, phía sau đầu thì bệnh có tính dương còn phần trước đầu thuộc tính âm, nếu bệnh nguyên do từ phần trán thì thuộc âm và từ cả hai bên thái dương thì tính bệnh gồm cả cực âm và cực dương.

Đối với bệnh đột quỵ, phương pháp thực dưỡng căn bản khuyên dùng các thức có tính dương nhẹ, đặc biệt là rong biển thường dùng mỗi ngày với số lượng nhỏ sẽ làm vững chắc thành mạch máu và giúp tống khứ các chất mỡ và cholesterol tích tụ trong cơ thể. Dầu thực vật không tinh chế cũng giúp làm mềm dẻo mạch , tuy nhiên phải dùng với số lượng thật ít và đừng quên rằng chính sự dùng dầu quá mức là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh này. Bảng 24 cột 1 áp dụng cho tình trạng bệnh mang tính âm, nếu do nguyên nhân dương áp dụng Cột 2 của bảng. Trong các món đặc biệt sau đây cũng tốt cho bệnh : rau củ hầm, củ cải daikon khô, cà rốt, và luôn nhớ nấu chung với rong phổ tai (kombu), Bột gạo lứt với ô mai umeboshi tekka, tương và phổ tai.

Nếu người bệnh bị sốt do đột quỵ , đắp cao đậu hũ lên đầu nơi vùng nhiễm bệnh. Sự săn sóc tại nhà theo phương pháp cổ truyềân Đông phương giúp làm giảm sốt.Tập luyện cơ thể với các bài tập nhẹ và tập thở cũng rất tốt.

Gửi bởi: Thelast May 22 2007, 08:46 AM

Xuất huyết não :

Một loại khác của bệnh đột quỵ được gọi là bệnh xuất huyết não gây nên do mạch máu bị vỡ ra và máu chảy lan ra trong mô óc và bề mặt của não. Loại bệnh này thường do áp huyết tăng cao nghiêm trọng, làm cho mạch máu bị nổ tung. Xuất huyết trong mô não thường đưa đến tử vong. Nếu chỉ xuất huyết ra trên bề mặt não thì tình hình ít nghiêm trọng hơn, có thể chỉ mất ý thức và bị các cơn đau đầu nhưng ít khi bị tàn tật .

Xuất huyết não cũng có hai hình thức: một loại với triệu chứng đau đầu, nôn mửa, theo sau đó là mất ý thức và rồi thường đi đến cái chết. Loại thứ hai với triệu chứng cơn đau dữ dội nơi đầu và đưa đến tử vong tức khắc, khoảng 50% chết trước khi được đưa đến bệnh viện.

Nguyên nhân bệnh xuất huyết não là do tiêu thụ quá nhiều cả hai loại thực phẩm quá âm và quá dương (nhưng âm hơn so với bệnh huyết khối não) đặc biệt là các loại: rượu, cà phê, nước trái cây, nước ngọt, và các chất lỏng làm tăng lượng máu dồn lên não. Với thời gian dài tiêu thụ thức ăn động vật, các mạch máu hóa cứng, kế đó loại thực phẩm âm tính tạo nên vỡ mạch cũng như hiện tượng tăng áp huyết và tim cố gắng bơm đẩy máu cung cấp oxy cho não và các mô khác. Trong những ca thông thường của bệnh xuất huyết não, nguyên nhân chính gây nên là do sữa và các chế phẩm từ sữa. Trong các bữa ăn trong xã hội hiện nay gồm chủ yếu là thịt mỡ, dầu và cá, loại nhiều chất béo, gia vị, đường, là nguyên nhân dẫn đến bệnh huyết áp cao và dòng máu chảy hổn loạn. Để ngăn ngừa bệnh này phải tùy theo tính chất của loại bệnh, áp dụng thực dưỡng theo lời khuyên trong Bảng 24 Cột 1 và phụ thêm các thức ăn đặc biệt đã diễn tả trong phần bệnh huyết khối não. Săn sóc tại nhà, luyện tập cơ thể cũng nên áp dụng.

Suy tim, hoặc hư hại chức năng tâm thất, là kết quả của vài loại bệnh tim. Nó không phải là một loại bệnh đặc biệt mà thường là kết quả cuối cùng của sự tuần hoàn mất trật tự , gồm có trong các bệnh huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, hoặc đột quỵ. Thường thì do chất dầu đóng trong các buồng bơm, trong ca này làm sung huyết tim và làm suy tim. Bệnh cũng xảy ra từ nhẹ, nghiêm trọng hoặc đưa đến tử vong.

Suy tim được chia làm nhiều thể loại. Loại phổ thông nhất là suy phần bên trái của tim, do thường tiêu thụ quá nhiều chất lỏng, hơi thở sút kém, thở gấp và tim luôn đập thình thịch. Tình trạng này có thể do bệnh đau tim, do ảnh hưởng của bệnh phong thấp, nó tác động làm rối loạn các chức năng của van tim.

Suy tim còn có thể là kết quả nguyên do từ các bệnh khác như lao phổi, huyết áp phổi cao, van tim hư hỏng bên phần phải của tim, hoặc tắc nghẽm mạch ở chân, gan hoặc các vùng hay các cơ quan khác. Khi tâm thất phải suy yếu, máu chảy ngược về các mạch máu. Nước rò ra khỏi các mô, nghiêm trọng nhất là ở các phần bên dưới cơ thể, làm sưng phồng ở mắt cá chân, chân, bắp đùi và ở bụng.

Do bệnh suy tim từ nhiều nguyên nhân khác nhau của nhiều loại vấn đề trong hệ thống tuần hoàn, nên không có một công thức chung nào về thực dưỡng cho bệnh này.

Trong tất cả các ca, nguyên nhân bệnh đều do tiêu thụ quá nhiều cả hai loại thực phẩm cực dương và âm. Việc áp dụng thực dưỡng phải được xem xét riêng cho từng trường hợp cơ bản dựa trên nguyên tắc dưỡng sinh.

Tổng quát, đối với tim suy yếu, trương giãn , nên áp dụng đều đặn bữa ăn dưỡng sinh cơ bản, đặc biệt là món súp cá chép + ngưu bàng làm khỏe tim, gạo lứt rang. Tương trứng (ranshio xem chương 34 “săn sóc tại nhà”) được dùng tại Đông phương từ lâu rất tốt kể kích thích và làm mạnh tim. Nên nhớ uống tương trứng (Ranshio) khi dùng phải uống từ từ, mỗi ngày uống một lần và chỉ dùng trong ba ngày mà thôi. Dầu trứng cũng rất tốt, uống với số lượng thật ít trong vài ngày để làm khỏe tim.

Gửi bởi: Thelast May 22 2007, 08:51 AM

Đau cơ tim (Cardiomyopathy):

Đau cơ tim một căn bệnh thóai hóa trong xã hội ngày nay, nó làm một trong những tâm thất trương giãn bất thường, dẫn đến nhiều rắc rối như thở gấp, đau ngực, tim đập không đều, từ đó phát triển bệnh tắc nghẽn mạch và đi đến tử vong. Theo nhận định của nền Y khoa hiện đại thì thuốc viên không đem lại hiệu quả gì cho căn bệnh này, người bệnh chỉ còn trông chờ vào phẫu thuật ghép tim, ví dư như Bác sĩ Barney Clark là người đầu tiên được ghép tim nhân tạo, các mô tim hóa xơ được thay thế bằng các mô bình thường. Bệnh này được phân làm hai loại đều do tiêu thụ quá nhiều cùng một lúc các thực phẩm cực dương và cực âm, đặc biệt là thức ăn giàu mỡ và cholesterol như thịt, dầu, mỡ và thức ăn quá mặn , phối hợp với các thức chứa mỡ không bão hòa, đường, kẹo, đồ ngọt, các chế phẩm từ sữa và rượu. Trong cơ thể tất cả các loại này chuyển hóa thành mỡ, tích tụ bên trong mô tim và phát triển thành những lớp mỡ, làm trương nở và suy yếu tim.

Loại đau cơ tim Hypertrophic thì do kết quả dùng thực phẩm quá âm, như khoai tây, thức chiên, đường, sô cô la, và các loại đồ ngọt khác. Trong cả hai loại bệnh cardiomyophathy đều áp dụng thực dưỡng lấy ngũ cốc lứt làm trung tâm và súp miso phải được dùng hàng ngày nấu với những loại rau củ có lá xanh cứng. Thỉnh thoảng dùng chút ít dầu thực vật chưa tinh chế để xào thức ăn. Giới hạn dùng trong nhiều tháng những loại như : bánh bột nướng, trái cây, nước trái cây cho đến khi bệnh được cải thiện. Các món đặc biệt được khuyên dùng cho bệnh giống cho bệnh suy tim như cá chép + ngưu bàng, gạo rang, súp miso, củ cải daikon và chóp củ cải daikon nấu nêm với chút miso hay tamari rất tốt. Thức uống gồm: trứng tương (Ranshio) và dầu trứng rất tốt để làm mạnh tim, tuy nhiên chỉ nên dùng trong vài ngày mà thôi. Bệnh đau cơ tim Cardiomyopathy trong hầu hết các trường hợp đều được thuyên giảm khi áp dụng thực dưỡng dưỡng sinh, do đó việc thực hiện ghép tim phải được xác định là cần thiết, và cũng tùy từng trường hợp nghiêm trọng mà tiếp tục sử dụng dược phẩm cho đến khi bệnh được ổn định ( Ảnh 22 ).

Gửi bởi: Thelast May 22 2007, 08:51 AM

TIM ĐẬP KHÔNG ĐỀU

Loại thông thường nhất của bệnh này được gọi là Paroxysmal tachycardia, tim bỗng nhiên đập nhanh có khi lên đến 200 hay 300 nhịp trong một phút, dẫn đến sung huyết và suy tim .

Loại thứ hai được gọi là Persistent bradycardia, với loại này nhịp tim bỗng rơi xuống 60 hoặc thấp hơn nữa trong một phút, bệnh nhân có thể ngất và hoa mắt .

Loại thứ ba là Atrial fibrillation, tim đập rất nhanh và hỗn loạn gây suy yếu cho tim .

Loại thứ tư, Ventricular fibrillation, trong bệnh này tâm thất tim bỗng nhiên ngưng đâp và bắt đầu co giật bất thường, dẫn đến cái chết lập tức nếu không được can thiệp hiệu qua .

Loại thứ năm , Atrioventricular block , do suy yếu cơ tim làm tim đập chậm hoặc ngưng hoàn toàn .

Trị liệu theo Y khoa hiện nay cho tất cả những trường hợp tim đập không đều là phương pháp cấy một máy điều hòa nhịp tim vào trong tim để điều chỉnh nhịp đập.

Loạn nhịp tim có thể là do bẩm sinh gây nên do thức ăn của bà mẹ lúc mang thai.

Tổng quát, tất cả bệnh loạn nhịp tim do tiêuthụ quá nhiều thực phầm cực dương và cực âm cùng lúc. Với cách ăn thường xuyên bị mất cân bằng, nhiều chất kích thích như cà phê, trà đen, cola, sô cô la, cũng như đường, trái cây, nước trái cây, thuốc viên, các loại dược phẩm, và rượu, thường gây nên bệnh tim đập không đều, nhất là chứng tim đập nhanh. Các nguyên nhân về xúc cảm, stress cũng góp phần gây nên cơn bệnh này.

Trong nhiều trường hợp bệnh, nhịp đập tim hoàn toàn trở lại bình thường bởi việc điều chỉnh lại cách sống, trong đó gồm có thay đổi khoảng ăn uống. Trong vài ca khác thì bệnh được cải thiện rõ rệt. Tùy từng bệnh, thời gian điều trị kéo dài từ 6 tháng đến hai năm hoặc hơn nữa. Trong thời kỳ điều trị đầu tiên, theo sự hướng dẫn ẩm thực ở Bảng 24 Cột 2 bệnh sẽ được giảm nhẹ, cần quan tâm các loại thực phẩm khá dương như các loại rễ rau củ, nấu với thời gian lâu hơn, tỷ lệ ngũ cốc cao hơn trong bữa ăn và nêm vừa phải (muối biển, miso, tamari).

Cho những trường hợp tim cao hơn mức bình thường, dùng Ranshio (trứng sống trộn đều với tamari, xem chương 34), mỗi ngày dùng một lần và chỉ dùng trong ba ngày mà thôi, nó sẽ làm tim đập chậm lại. Thông thường dầu trứng dùng cũng tốt cho bệnh này và gạo rang, cá chép nấu ngưu bàng cũng làm mạnh tim (chỉ nên dùng thỉnh thoảng với số lượng nhỏ).

Gửi bởi: Thelast May 22 2007, 08:56 AM

BỆNH VAN TIM

Van tim gồm tất cả có bốn bộ: Bộ thứ nhất, nối tâm nhĩ phải và tâm thất phải; bộ thứ hai nối tâm thất phải và động mạch phổi; bộ thứ ba nối liền tâm nhĩ trái với tâm thất trái; bộ thứ tư nối tâm thất trái với động mạch chủ. Khi các bộ van suy yếu, viêm sưng hoặc bởi lý do nào khác, máu có thể đi ngược trở lại hoặc bị thiếu, sẽ gây nhiều rắc rối như âm thanh tim không bình thường, có tiếng rì rào và tim suy yếu dần. Và tùy từng trường hợp, căn bệnh có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Van tim hư hỏng nói chung được chia thành hai thể loại: Van bị hẹp, nhỏ, trong trường hợp này van mở không ra được hết hoàn toàn; và trong loại thứ hai, van tim đóng lại không được bình thường (Ảnh 23).

Phân tích các loại chính, bệnh van tim được chia ra như sau:

Chứng Aortic Regurgitation, trong loại này hơn một nửa số máu được tim bơm đi dội trở lại tâm thất trái trong thời kỳ tâm trương, gây nên sự thiếu máu và tâm thất ngày càng trương giãn và dầy lên làm tim sung huyết và suy yếu.

Chứng Aortic Stenosis (hẹp động mạch chủ), do tâm thất trái làm việc quá sức để bơm máu thoát qua các van bị hẹp. Áp suất máu dội lại trong phổi, gây nên cơn thở gấp. Tình trạng này thường tệ hại nhất là xảy ra vào tuổi trung niên và phẫu thuật cũng không giúp được để tránh khỏi cái chết.

Chứng Mitral Regurgitation , suy yếu van nối tâm thất và tâm nhĩ trái. Loại này cũng có thể gây nên do gân và cơ tim mất trật tự hoặc xung quanh van tim bị vôi hóa. Trong lượng máu được bơm, một phần lớn máu thay vì thoát vào trong động mạch chủ lại dội ngược lại vào tâm nhĩ trái.

Chứng hẹp van hai lá, máu vào tâm thất trái bị cản trở do van bị hẹp gây máu chảy ngược lại vào phổi và phần bên phải của tim. Trong ca nghiêm trọng sẽ dẩn đến suy tim. Cơn sốt trong bệnh phong thấp thường là nguyên nhân của chứng bệnh này.

Chứng trệ van hai lá (Mitral Valve Prolapse) hoặc Barlow’s Syndrome, một số lượng máu bị rò từ tâm thất qua tâm nhĩ, gây nên tiếng lách cách trong tim, nhưng thường thì loại này không cần chữa trị.

Chứng hẹp cuống phổi (Pulmonic Stenosis), van nối phổi bị hẹp làm tâm thất phải trương giãn. Bệnh này thường do bẩm sinh và cần phẫu thuật.

Chứng Tricuspid Malfunctions, rất hiếm thấy, khi máu đi ngược lại từ van vào buồng bên trái của tim.

Từ nhịp đóng và mở các van tim tạo nên những tiếng đập của tim. Tiếng tim rì rào là bất bình thường gây nên bởi những chu kỳ bơm và có thể nhận biết nhờ ống nghe, lớn hay nhỏ, thấp hay cao hoặc các tính chất khác.

Nói chung , tất cả sự mất bình thường của van tim phát triển từ trong bào thai hoặc trong thời kỳ trẻ con là do sự tiêu thụ không thích đáng các loại ngũ cốc hoặc bà mẹ hay trẻ dùng quá nhiều những loại thực phẩm cực dương. Các loại thức âm đó gồm: thức ăn và thức uống có đường, sô cô la, mật ong, thực phẩm có nguồn gốc nhiệt đới, các loại thực phẩm nhân tạo chứa hóa chất, thuốc viên và các loại dược phẩm nó chung. Cuối cùng là các khoáng chất thiếu hụt gây nên sự lỏng lẻo ở các van tim hoặc van hẹp lại hoặc bị vôi hóa nguyên do từ các cơn sốt hoặc nhiễm bệnh. Tùy thuộc từng trường hợp và từng cá nhân, các bệnh van tim rất khó để phục hồi được hoàn toàn, nhất là bệnh bẩm sinh. Tuy nhiên tình trạng của bệnh nhân sẽ được cải thiện rõ rệt khi ăn uống đúng đắn, và hầu hết đều không cần phải giải phẫu

Trong thời gian đầu , nên dùng thực phẩm quân bình, hơi dương một chút (Xem Bảng 24 Cột 1). Tránh dùng các loại đường, trái cây, nước trái cây, chất kích thích, và các loại có chứa hương liệu nhân tạo, dùng rau củ xào đặc biệt là bắp cải, hành tây, cà rốt nên dùng thường xuyên. Thường dùng mỗi lần một đĩa nhỏ rong biển Hiziki hoặc rong arame với một chút dầu và nêm chút tamari cho có vị. Súp Miso nên dùng đều, sẽ giúp làm mạnh van tim cũng như đem lại sự cân bằng cho các buồng tim.

Gửi bởi: Thelast May 22 2007, 08:58 AM

Bệnh Tim Do Di Chứng Của Bệnh Phong Thấp và Viêm Phổi

Trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, bệnh tim mạch vành lan tràn và được xem như là một bệnh dịch, hầu hết bệnh tim đều là di chứng của bệnh phong thấp có sốt, hoặc bệnh viêm phổi. Trong đó các triệu chứng của bệnh có thể chặn đứng bởi thuốc pênixilin và các loại trụ sinh khác, thì ở một vài nơi trên thế giới bệnh tim mạch vành lan tràn ở những nơi mà người ta ăn uống theo kiểu xã hội hiện đại.

Bệnh thấp khớp kèm sốt và Di chứng qua Tim:

Thấp khớp kèm sốt thấp khớp (Rheumatic fever), phát triển bởi nhiễm liên cầu khuẩn ở cổ họng có thể dẫn đến bệnh méo mó van tim, làm rối loạn chu kỳ bơm máu và kết quả là làm suy tim. Bệnh thấp khớp kèm sốt thường tấn công vào các trẻ còn nhỏ tuổi, ở các bé trai hoặc gái trong các trường tiểu học. Triệu chứng gồm có sốt và đau đớn các khớp, viêm sưng nhiều vùng trên cơ thể và nhiều cơ quan nội tạng. Cơn bệnh thường xuất hiện vào lúc cuối mùa Thu hoặc đầu mùa Xuân. Loại thứ hai là thấp khớp viêm tim (Rheumatic carditis) , trong đó màng tim và màng bao van tim bị viêm sưng, kết quả là động mạch chủ và van hai lá trở nên méo mó, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng máu chảy ra, vào bên buồng trái của tim. Trong trường hợp bệnh cấp tính sẽ dẫn đến tử vong. Tại nước Mỹ, mỗi năm khoảng 14.000 người tử vong do bệnh tim di chứng tư chứng phong thấp này.

Trong cả hai loại nêu trên , nguyên do gây bệnh đều là tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cực dương và cực âm. Thêm vào đó là dùng trứng và các thức ăn có trứng như trứng + xà lách. Loại sốt thấp khớp (Rheumatic fever) là kết quả của việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn động vật với các loại như đường, sô cô la, các thức có đường, trái cây có nguồn gốc nhiệt đới và nước trái cây, nước ngọt công nghiệp, đặc biệt là thức uống lạnh và các loại thực phẩm mất quân bình khác .

Để làm bệnh sốt thấp khớp thuyên giảm, cần theo lời khuyên ẩm thực của Bảng 24 Cột 2 trong thời kỳ chữa trị đầu tiên. Súp Miso có chất lượng tốt, gạo lứt, hoặc đại mạch lứt nên dùng thường xuyên. Tránh dùng tất cả các loại thịt động vật, kể cả cá và hải sản, trái cây, nước trái cây, thức ăn sống cho đến khi bệnh tình được cải thiện Trong bệnh Rheumatic carditis cấp tính, sự can thiệp của Y khoa là cần thiết. Trong ca ít nghiêm trọng hơn của bệnh Rheumatic carditis và bệnh Rheumatic fever thông thường , thực phẩm quân bình, săn sóc đặc biệt tại nha , nghỉ ngơi sẽ giúp giảm nhẹ cơn bệnh. Tại Phương Đông, bệnh thấp khớp (Rheumatic) và các cơn sốt cao được làm giảm bởi áp cao Cá chép( Carp Plaster ). Để chuẩn bị , người ta nạo và nghiền nát tất cả các phần của con cá chép sống. Bọc tất cả cá được nghiền vào một cái khăn dầy và áp vào ngực, cả sau lưng nữa. Trong khi áp cao, nhiệt độ sẽ hạ xuống thấp rất nhanh nên phải theo dõi thường xuyên khoảng 5 phút một lần, khi thấy nhiệt độ đã hạ xuống bình thường, phải lấy cao ra ngay. Trong khi đang làm cao cá, có thể cho bệnh nhân uống trước một muỗng trà máu tươi cá chép rồi đắp cao sau đó.

Gửi bởi: Thelast May 22 2007, 09:01 AM

Bệnh Tim do di chứng Phổi :

Bệnh tim do di chứng phổi, gây ra từ di chứng các loại bệnh Phổi dẫn đến làm nghẽn tắc dòng máu từ phần bên phải của tim. Bệnh huyết áp phổi cao thường do nguyên nhân áp huyết trong các mạch phổi và những nhánh của nó từ mức bình thường 10 đột nhiên tăng lên 12, 40, 60, 80, 100 hay hơn nữa. Bệnh nguyên do từ Tim và Phổi suy yếu, hoặc do sự hình thành các cục máu, nghẽn mạch trong mạch máu phổi.

Bệnh tim do di chứng phổi thường do tiêu thụ trong thời gian quá lâu các loại thực phẩm mất cân bằng gồm các thức ăn cực âm. Đại loại như : Kem lạnh, nước uống đá lạnh, đường, sô cô la, đồ ngọt, phó mát, sữa, bơ, thức ăn có nguồn gốc nhiệt đới, trái cây, nước trái cây và tất cả thức để lạnh. Để làm giảm cơn bệnh, trong thời gian điều trị ban đầu, cần ăn các thức hơi dương hơn (Bảng 24 Cột 1), thức ăn đặt biệt gồm có món hầm rau củ (nishime) như cà rốt, chóp cà rốt, củ sen nấu chung với rong kombu, dùng thường xuyên một lượng nhỏ kinpura ngưu bàng hoặc củ sen; súp miso rất tốt cho bệnh; một lượng nhỏ rong phổ tai(kombu) nấu với tương tamari; mỗi ngày dùng hai lần (trong ba ngày) mận muối + tương + sắn dây. Đắp cao mù tạt vào ngực cho đến khi vùng da nơi đó nóng và đỏ lên (mỗi ngày áp một lần và áp trong ba hay bốn ngày). Tập thở nhẹ nhàng cũng giúp làm mạnh phổi và các mạch máu phổi.

Bệnh Tim lây nhiễm :

Các lớp của tim có thể bị lây nhiễm và viêm sưng do di chứng của các bệnh viêm phổi, sốt tê liệt, bệnh thủy đậu, ruột thừa, viêm màng não, các siêu vi hoặc vi trùng khác (Ảnh 24). Loại tim lây nhiễm thông thường nhất là viêm màng ngoài tim (pericarditis) trong bệnh này phần bảo vệ bên ngoài tim bị lây nhiễm hoặc viêm sưng. Loại thứ hai là viêm cơ tim (myocarditis), cơ tim bị viêm nhiễm và loại lây nhiễm viêm màng trong tim (infectious endocarditis), loại này lớp lót bề mặt trong của tim bị suy yếu.

Cũng như bệnh tim do di chứng của bệnh phong thấp có sốt, bệnh tim lây nhiễm do sự tiêu thụ thực phẩm phối hợp với các đặc tính thái quá, đặc biệt là các chế phẩm từ sữa kết hợp với dầu, thức ăn có mỡ, rượu, nước uống giải khát ngọt, và các loại cực âm khác .

Để làm giảm tình trạng bệnh, cần tuân thủ nghiêm ngặt theo thức ăn quân bình nhất là trong thời gian đầu chữa trị, theo lời khuyên ở Bảng 24 Cột 2. Ngoài ra cần tránh tất cả các loại bánh nướng, do nó có thể tạo ra nhiều chất nhầy. Các món chữa trị đặc biệt gồm củ cải daikon hấp hơi, chóp củ cải nấu với một chút miso hay tamari cho có vị, củ cải daikon khô nấu với cà rốt và rong kombu (phổ tai) nêm thêm tamari hay miso cho có vị, và thức ô mai + tương + sắn dây có thể dùng làm thức uống một hay hai lần mỗi ngày, uống trong vòng ba ngày. Đắp cao diệp lục tố lên vùng ngực cũng hữõûu ích nhất là trong những ngày điều trị đầu tiên. Để chữa cho bệnh viêm màng trong tim (endocarditis), đây là một bệnh nghiêm trọng và đe dọa tức khắc đến mạng sống cần có sự theo dõi của Y khoa tân tiến.

Gửi bởi: Thelast May 22 2007, 09:15 AM

CÁC BỆNH VỀ MẠCH MÁU

oOo


Các mạch máu ở ngoại vi dẫn máu từ tim đến khắp vùng trên cơ thể thuộc hệ tuần hoàn của nhiều người sống trong thời đại văn minh hiện nay thường bị hỗn loạn, rắc rối. Những mạch máu nhiễm bệnh gồm có động mạch chủ, những động mạch nhánh ở tay, chân, vùng bụng. Các hình thức bệnh của mạch máu ngoại vi được xem xét theo từng trường hợp:

Chứng xơ cứng động mạch Obliteran (Arteriosclerosis Obliterans):

Bệnh này cũng được biết với tên là bệnh nghẽn mạch máu cấp tính, bao gồm cả bệnh nghẽn mạch ở những mạch máu thuộc phần thấp của cơ thể, nó tương tự như bệnh nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ nguyên do từ não. Bởi có quá nhiều mạch máu teo nhỏ ở vùng chân và tay, thêm vào đó là những mạch máu luôn trương nở để giữ cho dòng máu chảy qua được chỗ nghẽn. Tuy thế, sự tuần hoàn lại kém đi và kết quả là các cơn đau nhức, vọp bẻ (chuột rút) bắp thịt thường xuất hiện ở bắp vế, bắp đùi, hông, mông hay ở những phần thấp của chân. Trong những trường hợp nghiêm trọng, các vùng này có thể bị hoại thư và cần phẫu thuật cắt bỏ, nhất là những bệnh nhân lại mang thêm bệnh khác như tiểu đường chẳng hạn thì rất dễ bị mất tứ chi hơn nữa. Y khoa hiện nay không có phương pháp trị liệu hiệu quả nào cho bệnh này, ngoại trừ làm giảm bớt cơn đau và lời khuyên ngưng không được hút thuốc. Một tiến trình phẫu thuật được gọi là revascularization trong đó một đoạn mạch máu nhân tạo được cấy ghép để máu đi theo đường vòng qua nơi mạch máu bị nghẽn. Tuy nhiên sau đó khoảng năm năm nơi mạch ghép này lại hình thành cục máu mới trở lại. Bệnh mạch nghẽn cấp tính này cũng như tất cả các loại bệnh tim mạch khác thường do tiêu thụ quá nhiều loại thực phẩm nhiều mỡ và cholesterol, như thịt, trứng, chế phẩm từ sữa các loại và kế đó là đường, các đồ ngọt có đường, và những loại bột tinh chế, trái cây, nước ép trái cây và những loại dầu không bão hòa tinh chế.

Trong nhiều tháng đầu áp dụng phương pháp thực dưỡng dưỡng sinh phải tuân thủ nghiêm ngặt các thức ăn quân bình, tránh tất cả các loại thức ăn cực dương và cực âm. Bữa ăn hàng ngày cần theo lời khuyên ở Bảng 24 Cột 2. Thêm vào đó dùng các thức ăn đặc biệt như các loại rau củ có lá xanh như súp lơ, cải xoăn, bắp cải, bắp cải Trung quốc, mù tạt xanh, dùng nấu hoặc xào; dùng thường xuyên với số lượng nhỏ các loại rong biển, đặc biệt là phổ tai (kombu) hay wakame nấu với súp rau củ, hoặc xà lách, nêm vừa phải với muối biển, miso hay tamari. Cẩn thận đối với dầu trong khi nấu ăn, không dùng hoặc dùng thật ít dầu cho đến khi bệnh tình đã được cải thiện .

Đắp gạc khăn tẩm nước nóng rất tốt để làm giảm vọp bẻ ở chân và bàn chân. Đắp khăn nóng lên vùng đau trong vòng năm phút rồi tiếp theo đắp khăn lạnh nơi đó trong vòng cũng năm phút. Lập đi lập lại nhiều lần. Tập luyện cơ thể bằng những bài thể dục nhẹ, hoặc đi bộ cũng rất hữu ích, tránh các loại tập luyện quá sức.

Bệnh huyết khối hoặc tắc mạch cấp tính (Acute Thrombosis or Embolism):

Khi mạch máu ở vùng ngoại vi bị đóng bít bởi cục máu hoặc cục máu bị vỡ ra rồi làm tắc nghẽn trong các mạch máu nhỏ, có thể đe dọa đến sự sống nếu tình hình quá nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể bị hành hạ đau đớn, bị lạnh, tê cóng và tê liệt đi phần nhiễm bệnh. Nếu bệnh ít nghiêm trọng hơn Y khoa hiện đại cho dùng thuốc chống đông máu. Nếu quá nghiêm trọng họ dùng giải phẫu cắt cục phần nhiễm để chống hoại thư .

Cũng như bệnh xơ cứng động mạch Obliteran (arteriosclerosis obliterans) đã nói ở trên, bệnh huyết khối hoặc tắc mạch do tiêu thụ trong thời gian quá lâu cùng một lúc hai loại thực phẩm quá dương và quá âm. Trong loại cấp tính là do tiêu thụ quá nhiều muối – muối trong các mô của các thức ăn động vật, nấu nướng quá mặn, các thức ăn nhanh có nhiều muối, hoặc là do thói quen luôn dùng muối trên bàn ăn. Để áp dụng thực dưỡng dưỡng sinh trong thời kỳ đầu nên theo lời khuyên giống như trong bệnh xơ cứng động mạch Obliteran. Thêm vào đó, dùng một muỗng canh củ cải daikon nạo nêm chút tamari mỗi ngày một lần trong nhiều ngày; và món củ cải daikon, chóp củ cải daikon nấu chung với rong phổ tai (kombu) nêm chút miso hay tamari cho có vị. Áp gạc nóng, lạnh luân phiên như nói phần trên rất tốt.

Gửi bởi: Thelast May 22 2007, 09:22 AM

Bệnh Trương Mạch máu (Aneurysm) :

Bệnh phình mạch xảy ra khi các thành mạch bị yếu và phình ra ép các mô. Do áp lực của máu, các túi mạch này có thể bị vỡõ ra và gây tai họa tiềm tàng. Cũng thường thấy bệnh này xuất hiện ở động mạch dẫn máu đến thận, tuy nhiên nó cũng có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào khác của hệ thống mạch. Một hình thức khác của bệnh này là chứng phìng mạch từng khúc (dissecting aneurysm), mạch tự xuất hiện những túi nhỏ bên trong và tự làm nghẽn mạch.

Giống như tất cả các bệnh về mạch ở ngoại vi, nguyên do chính là do tiêu thụ trong thời gian dài thực phẩm mất quân bình, dùng thức quá dương và quá âm. Trong bệnh phìng mạch thường thì do thức ăn quá nhiều mỡ với một ít thức quá âm, còn trong bệnh dissecting aneurysm thì thức ăn dùng tỷ lệ âm mạnh như đường, sô cô la, mật ong, đồ ngọt, gia vị, chất kích thích, thuốc viên, và hóa dược phẩm.

Cho cả hai trường hợp, phải áp dụng nghiêm ngặt thức ăn quân bình trong vài tháng đầu, Áp dụng theo lời khuyên ở Bảng 24 Cột 2 và các thức đặc biệt như “món hầm nishime” rễ rau củ dùng hàng ngày nấu với phổ tai (kombu), củ cải daikon khô và nạo nấu với cà rốt, củ sen; rong hiziki nấu chín kỹ và món kinpira rễ rau củ . Súp Miso và các loại rong biển rất tốt trong việc làm tốt chất lượng máu và làm phục hồi các mạch máu .

Áp dụng bên ngoài, đắp cao đậu hũ lên vùng phía trên dòng máu đến chỗ bệnh (Xem Chương 34). Để cao đậu hũ như vậy trong ít giờ hoặc cho đến khi cao trở nên ấm. Lấy cao ra và để nghỉ nhiều giờ rồi đắp đợt cao hũ mới. Cao hũ có thể dùng trong hai hay ba ngày và rất hiệu quả.

Bệnh Buerger :

Bệnh này còn được gọi là bệnh thhromboangitis obliterans, là bệnh viêm sưng hệ thống tuần hoàn và hệ thần kinh chỉ xảy ra ở những người nghiện thuốc lá. Các đầu ngón tay hoặc ngón tay trở nên màu xanh và lạnh, lở loét và rất đau đớn. Thông thường thì các mạch ở đầu gối và bắp đùi dễ bị mắc bệnh, trong các ca nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật cắt bỏ. Phụ nữ hiếm thấy mắc bệnh này và hầu hết ở người đàn ông thì vướng bệnh ở tuổi 45 hay trẻ hơn nữa. Triệu chứng biến mất nhanh khi ngừng hút thuốc.

Nguyên nhân sâu xa của cơn bệnh này do tiêu thụ các thức ăn nhiều thịt, đặc biệt nhiều mỡ, dầu, chất béo, các loại mỡ bão hòa, protein, cholesterol và dùng quá nhiều muối; gia vị, chất kích thích cũng góp phần vào tạo cơn bệnh.

Để làm giảm bệnh, ngưng lập tức thói quen hút thuốc lá, áp dụng thực dưỡng với thức ăn hơi âm một chút ( Xem Bảng 24 Cột 3), các món đặc biệt gồm súp miso với rong wakame và các rau củ có lá xanh, như cần tây, bắp cải, bắp cải Trung quốc, hành tây và củ cải radish. Tất cả thức ăn động vật kể cả cá và hải sản phải giảm tối đa trước khi bệnh được cải thiện .

Gửi bởi: Thelast May 22 2007, 09:24 AM

Hiện tượng Raynaud :

Trong bệnh này, ngón tay và đầu ngón tay trở màu xanh, tê cóng, và lạnh. Sự co thắt trong các mạch máu nhỏ ở tay và chân làm giảm oxy đưa đến các vùng này. Bệnh thường xảy ra ở các phụ nữ trẻ và hiếm có trường hợp nghiêm trọng. Thỉnh thoảng cũng xuất hiện sự đau nhức và những vết nứt nhỏ , nhưng luôn giới hạn ở các ngón tay và các đầu ngón tay. Trong nhóm bệnh này còn có hai loại bệnh: một là bệnh acrocynanosis trong đó tay và chân đều có màu xanh và lạnh, bệnh Livedo reticularis trong đó pha tạp những biểu hiệu ở dưới da do sự co thắt của mạch máu. Hai loại bệnh này thường thấy ở những người phụ nữ trẻ tuổi. Trong tất cả ba trường hợp, phương pháp xoa bóp cật lực ở các vùng tay và chân sẽ trả lại sự tuần hoàn bình thường.

Đối với bệnh Buerger là do tình trạng quá co thắt, dương tính, còn Hiện tượng Raynaud là trương giãn, âm tính. Người đàn ông có khuynh hướng hướng tâm lực còn đàn bà ly tâm lực do thói quen thực dưỡng hàng ngày. Nói tổng quát người đàn bà ít ăn thịt và dùng nhiều các loại như trái cây, đường và chất lỏng hơn người đàn ông. Trong chứng Raynaud và Acrocynanosis là do âm tính, do dùng nhiều các loại như đường, sô cô la, mật ong, nước ngọt, chất kích thích, nước uống pha mùi nhân tạo như trà bạc hà, kem, chế phẩm nhẹ từ sữa, nước uống lạnh, và các thức ăn có nguồn gốc nhiệt đới. Những thức này làm các mạch máu nhỏ co lại nơi chân và tay dẫn đến có màu xanh và tê cóng.

Để làm giảm cả hai trường hợp bệnh trên, áp dụng thực dưỡng dưỡng sinh theo chiều hướng hơi dương (Xem Bảng 24 Cột 1) cho đến khi bệnh được cải thiện, súp miso nóng nên dùng thường xuyên cũng như trà già + tương + mận muối với một chút gừng nạo sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu.

Trong loại thứ ba, Bệnh Livedo gây do cả hai nguyên nhân quá âm và quá dương thì nên áp dụng Bảng 24 Cột 2 trong thời gian ban đầu điều trị. Súp Miso với rong wakame và đậu hũ nên thường dùng để cân bằng lại hệ tuần hoàn.

Ngâm chân và tay vào nước gừng nóng hoặc đắp gạc gừng nóng (Xem chương 34) sẽ giúp máu tuần hoàn tốt cho chung cả ba loại bệnh kể trên. Ghi nhớ là sự suy yếu ruột non thường là nguyên nhân đầu tiên của sự tuần hoàn yếu kém. Áp gạc gừng vào vùng ruột non mỗi ngày một lần trong ba ngày rất hữu ích. Do-in, Xoa bóp cũng giúp tuần hoàn máu bình thường.

Gửi bởi: Thelast May 22 2007, 09:24 AM

CÁC BỆNH VỀ TĨNH MẠCH

Các tĩnh mạch mang máu trở về tim hoặc phổi. Chúng rất nhỏ, dễ vỡõ và chịu lực tác dụng kém hơn nhiều so với động mạch. Tuy chúng không bị xơ cứng như ở động mạch, nhưng thường bị viêm sưng một phần hoặc tắc nghẽn bởi cục máu đông hoặc bị nghẽn mạch.

Chứng Giãn tĩnh mạch (Varicose vein):

Bệnh giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chân. Máu bị tụ lại và đi ngược lại về các phần thấp hơn. Thỉnh thoảng chỗ giãn tĩnh mạch bị đỏ ửng và có cảm giác nặng nề. Đàn ông và đàn bà đều có thể nhiễm bệnh này. Nhưng thường thấy ở người phụ nữ hơn. Chữa trị thường bằng thuốc viên hoặc giải phẫu.

Trước đây, nhiều người tưởng rằng bệnh giãn tĩnh mạch nguyên do từ nguyên nhân giữ tư thế đứng quá lâu, do người quá mập, vận y phục quá chật, mang thai hoặc do di truyền nhưng những đìêu này bị bác bỏ hoàn toàn bởi các chuyên viên y khoa không coi đó là nguyên nhân chính. Trong một đợt quan sát tại Bắc Mỹ, 44 % phụ nữ và19% nam giới trong độ tuổi từ 30 đến 40 ; 54% và 23% trong độ tuổi từ 40 đến 50; 64% và42 % trong tuổi quá 60 mang phải chứng bệnh giãn tĩnh mạch. Trái lại bệnh giãn tĩnh mạch rất hiếm thấy trong xã hội không sử dụng các thực phẩm của xã hội hiện nay. Ví dụ như ở Tanzania chỉ có 1,8 % phụ nữ và 1,1 % nam giới có bệnh này.

Nguyên nhân chính của bệnh là do tiêu thụ quá nhiều thực phẩm quá dương và quá âm, dùng quá nhiều nước uống, đặc biệt là thức ăn chế biến từ sữa như phó mát và trứng, nhiều mỡ, bò bí tết, hămbơ gơ, gà giò. Thức ăn quá mặn cũng góp phần tạo nên bệnh cũng như đường, sô cô la, mật ong, tóm lại là do thường dùng quá nhiều yếu tố âm kết hợp với các loại quá nhiều mỡ .

Để giảm nhẹ bệnh, áp dụng nghiêm ngặt thức ăn quân bình trong những tháng đầu điều trị (Xem thêm Bảng 24 Cột 2) với việc nêm ít muối, thường dùng súp miso; xích tiểu đậu với nhiều cách nấu nướng khác nhau, món hầm nishime rau củ đặc biệt là củ cải daikon, cà rốt, củ sen nấu chung với rong phổ tai (kombu) dùng thật ít dầu trong nấu nướng; xào hoặc gạo lứt rang. Áp khăn tẩm nước nóng trên vùng bệnh khoảng năm phút, kế đó đắp khăn lạnh cũng trong năm phút rất tốt. Xen kẽ áp nóng và lạnh nhiều lần trong thời gian ngắn mỗi ngày cho đến khi bệnh giảm nhẹ.

Viêm tĩnh mạch (Phlebitis) :

Viêm tĩnh mạch xảy ra khi một cục máu phát triển trong mạch và cản trở máu trên đường trở về tim. Nó còn được gọi là bệnh chứng huyết khối tĩnh mạch (venous thrombosis) , thrombophlebitis , và phlebothrombosis. Phlebitis xảy ra ở nhiều vùng của cơ thể, thường xảy ra ở chân. Thường thì một phần của cục máu vỡ ra và di chuyển dần đến phổi, nơi đây nó có thể đóng trú tại mạch máu của phổi làm cho tim hoặc phổi suy yếu. Tại Mỹ, 50000 người chết hàng năm do bệnh viêm tĩnh mạch này.

Y khoa hiện đại điều trị với các loại thuốc viên chống đông máu như warfarin hoặc Heparin để ngăn đông máu cục. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu của bệnh viêm tĩnh mạch là do tiêu thụ quá nhiều thức ăn mất quân bình. Gần dây Y học đã khám phá ra được sự phát triển của bệnh viêm tĩnh mạch kể cả hai loại thrombosis và pulmonary embolism là do dùng thức ăn thiếu chất xơ. Tại một bệnh viện ở Anh, bệnh nhân bị viêm tĩnh mạch được cho dùng các thức giàu chất xơ đều tránh được tai họa của bệnh này.

So với các động mạch, cấu trúc và chức năng có tính dương thì các tĩnh mạch âm hơn, dễ bị tổn hại hơn do sự tiêu thụ quá nhiều thức quá âm và chất lỏng. Trong chứng Phlebitis, cà chua, khoai lang tây, và các thức ăn có nguồn gốc từ vùng Nhiệt đới hoặc được đem về trồng tại chỗ đều không thích hợp với môi trường xung quanh nếu lại được tiêu thụ thường xuyên. Tuy nhiên tiến trình vón máu là một tiến trình dương, cho thấy việc dùng quá nhiều thịt và các chế phẩm từ sữa với những lượng mỡ và cholesterol cao, cũng như thường xuyên dùng quá lượng muối tinh chế trong thức ăn.

Để bệnh Phlebitis được giảm nhẹ, cần ngưng ngay những thức ăn của thời đại hiện nay, việc thực hành dưỡng sinh phải được tuân thủ (Xem cột 2 của Bảng 24) nhất là trong thời kỳ chữa trị đầu tiên. Các món đặc biệt gồm có: súp miso, củ cải daikon khô nấu với cà rốt, củ sen và rong phổ tai (kombu); các loại rau củ có lá xanh hầm hoặc xốt gồm củ cải daikon xanh, chóp cà rốt, mù tạt xanh và bồ công anh xanh. Có thể áp xen gạc nóng và lạnh như đã nói trên lên vùng bị bệnh rất tốt.

Gửi bởi: Thelast May 22 2007, 09:38 AM

BỆNH TIM BẨM SINH (Congenital Heart Disease)

Trong chín tháng còn trong bào thai, tim của thai nhi rất dễ ảnh hưỡng do sự mất quân bình từ thức ăn của bà mẹ. Một thay đổi lớn không bình thường trong thời kỳ này là kết quả dinh dưỡng mất quân bình hay bởi các nguyên nhân khác như tình cảm của Bà mẹ lúc mang thai chẳng hạn sẽ tác động trực tiếp vào cơ quan này. Tại Atlanta, từ năm 1976 đến 1980 có khoảng 25.000 trẻ em được sinh ra mỗi năm với trái tim khiếm khuyết và 1/4 trong số đó tử vong. Như vậy là trong khoảng 25 năm tỷ lệ trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh đã tăng gấp đôi. Trong năm 1950, 2% trong số trẻ em được sinh ra ở Mỹ bị bệnh tim bẩm sinh, so với 4% trong năm 1983. Cộng thêm vào những thức ăn không thích hợp là môi trường ô nhiễm, thói quen hút thuốc lá ở phụ nữ và những cảm xúc bất thường của các gia đình trong xã hội ngày nay là những nguyên nhân chính gây bệnh này.

Bệnh tim yếu khuyết bẩm sinh là kết quả sự thiếu hụt trong bữa ăn của các thai phụ, thiếu khoáng chất, thiếu chất bột lứt và các chất dinh dưỡng khác. Hoặc là khi sự cân bằng về lượng mỡ, prôtêin và chất khoáng dùng tạo hoạt động co giãn cho tim bị thiếu hụt. Thường xuyên những thai phụ ăn quá nhiều đường trắng, đường trong trái cây, nước trái cây, nước giải khát ngọt, các chất ngọt cô đặc, các loại chất lỏng, thuốc viên, dược phẩm và các loai thức âm có tính làm trương nở. Sự lạm dụng các chất lỏng và thức âm là nguyên nhân làm cho các mô tách rời độc lập khỏi các vùng khác nhau của trái tim – thường thì các mô đã hoàn chỉnh trong vòm tử cung hoặc sau một thời gian ngắn sau khi trẻ được sinh ra- nếu nó riêng lẻ từng phần sẽ rời rạc. Sự hợp nhất không toàn vẹn này có thể xuất hiện ở những buồng thấp của trái tim (ventricular septal defect), những phần ở buồng trên cao (Atrial septal defect) hoặc ở động mạch tim và động mạch phổi.

Những loại bệnh tim bẩm sinh khác gồm có: Chứng hẹp van tim ( Valve Stenosis ) và chứng Artresia, trong đó các van của tim hẹp không bình thường hoặc bít chặt; động mạch dẫn máu từ tim ra quá hẹp (coarctation of the aorta); hoặc màng bao trong tim dày lên không bình thường (endocardial fibroelastosis). Sự méo mó của các van trong bệnh tim bẩm sinh do di chứng của bệnh phong thấp có sốt đều do thai phụ lạm dụng quá mức những thức ăn như trứng, gà giò, và những thức nhiều mỡ kèm với các thức quá âm. Bệnh hẹp động mạch tim (coarctation of the aorta) nguyên nhân chính của bệnh huyết áp cao ở trẻ em, và bệnh kém co giãn cơ tim (Endocardial fibroelastosis) do kết quả tiêu thụ quá nhiều thực phẩm mất quân bình trong thời gian mang thai và thời kỳ cho con bú .

Thỉnh thoảng các khuyết tật bẩm sinh đi kèm cùng nhau, như trong bệnh tetrology of fallot khuyết tật tâm thất to lại đi kèm với van phổi bị hẹp họăc teo. Trong trường hợp cá biệt, các động mạch chủ đổi ngược chỗ cho nhau lúc còn trong bào thai và trẻ được sinh ra với động mạch chủ và động mạch phổi trái ngược vị trí ở tim. Tình trạng này gọi là Bệnh trái chỗ các động mạch .

Mức độ suy yếu của tim tùy thuộc vào từng loại khuyết tật. Trong nhiều ca những khuyết tật bẩm sinh ngăn chặn việc bơm máu từ tim và kết quả là bệnh nhân thở gấp, ho, đọng máu,viêm sưng gan và các chất lỏng tích tụ lại nhất là ở mắt cá chân.

Một trường hợp khác nữa là một phần của lượng máu bị ngăn trở không qua được phổi để dioxýt carbon biến đổi thành oxygen. Lúc này làn da trẻ sẽ có màu xanh hiện lên và trông thấy được do máu thiếu oxy, rõ nhất là ở móng tay, các đầu ngón tay bị chun lại do thiếu oxy và có thể bị ngất, bàn tay thường nắm chặt lại. Lực nắm của tay liên kết với lực của tim. Nếu lực của nắm tay trẻ yếu có nghĩa là tim đã suy yếu do bà mẹ dùng quá nhiều thức âm và nhiều nước lúc mang thai. Để chữa trị cho bệnh tim yếu khuyết bẩm sinh, phương pháp Y khoa hiện nay là dùng phẫu thuật. Trong vài trường hợp nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng, thì điều này là cần thiết . Tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp, bệnh khuyết tật tim bẩm sinh không rắc rối gì trước khi đến tuổi trưởng thành. Trong khi thể chất suy yếu các loại thật khó mà chữa lành hoàn toàn, phương pháp thực dưỡng dưỡng sinh nếu được áp dụng triệt để lúc bà mẹ cho trẻ bú hoặc trong những năm trẻ mới lớn, đều có thể thay đổi và cải thiện lại chức năng của trái tim và làm cường tráng thân thể nói chung. Thật là trường hợp đặc biệt khi mà khuyết tật tim lại là kết quả của sự không hợp nhất giữa các tế bào của tim. Các ngũ cốc lứt như gạo lứt giúp trong tiến trình hoàn thành hợp nhất này, cũng như các khoáng chất có trong các loại rong biển và các loại rau có lá cứng màu xanh. Sử ødụng các đồ gia vị cũng rất quan trọng, chỉ được dùng với lượng nhỏ và dùng khi cần thiết. Các thức như trái cây, thức ăn tươi sống, mỡ , dầu, chất béo và các loại khác có tính làm giãn mô phải được kiểm soát nghiêm ngặt trong bữa ăn của bà mẹ cho con bú và luôn cả trong những giai đoạn thơ ấu của trẻ.

Các bà mẹ có trẻ nhỏ bị bệnh khuyết tật tim bẩm sinh, khi cho trẻ bú cần theo lời khuyên ở Bảng 24 Cột 1. Súp cá chép và ngưu bàng, thức mochi đặc biệt có lợi cho các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, giúp lưu thông máu tốt cho cả mẹ lẫn con. Các đồ âm có chất lượng tốt như rượu nếp (amasake) , làm từ nếp ngọt lên men có thể dùng vừa phải với hình thức lỏng hay làm thành bánh với sắn dây (kuzu) để làm các thức ăn ngọt nhẹ. Các lời khuyên sau đây cũøng dành cho các trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh kể cả các cháu khỏe mạnh hoặc bị khuyết tật tim hay bị các rắc rối khác đều nên áp dụng:

Thức ăn cho trẻ:

Bữa ăn của trẻ cần được thay đổi cho phù hợp theo với tình hình răng mọc của trẻ, Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất trong giai đoạn này. Trẻ cần được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ cho đến 6 tháng hay 1 năm. Đến lúc này nguồn sữa và chất lượng sữa mẹ giảm dần và cần thêm vào các thức ăn mềm không muối cho cân xứng. Thời điểm ngưng sữa mẹ có thể bắt đầu từ khi răng hàm mọc ra(thường thì vào tháng thứ 12 hay 14), hầu hết được thay thế bằng các thức ăn mềm, thức nghiền. Những thức ăn chắc đặc dần dần được thay thế từng phần kể từ khi những răng hàm đầu tiên mọc ra. Khi bé được 20 đến 24 tháng, tất cả những thức ăn mềm, thức nghiền có thể được thay thế hoàn toàn bởi thức ăn chắt đặc bao gồm trong khoảng ăn chính của thực dưỡng.

Vào đầu năm thứ ba, trẻ có thể dùng lượng muối tương đương với 1/3 hay 1/4 lượng muối của người lớn dùng, tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của trẻ. Lượng muối thích hợp cho các trẻ lúc nào cũng ít hơn so với người lớn cho đến khi cháu lên bảy hay tám tuổi.

Vào lúc bốn tuổi, rất cần cho trẻ theo phương pháp thực dưỡng với ít muối biển, miso, và các gia vị khác trong đó có gừng. Tổng quát áp dụng theo các lời khuyên sau đây:

Ngũ cốc lứt :

Khi trẻ được từ 8 tháng đến 1 năm, sữa ngũ cốc được dùng như một thức ăn chính, nếu thiếu sữa mẹ có thể dùng sữa ngũû cốc sớm hơn để thay thế . Gạo lứt là thành phần chính trong sữa ngũ cốc và tính dinh dưỡng của nó cũng ngang với sữa mẹ. Có thể thêm vào sữa một ít gạo nếp, lúa mạch hay vài lọai ngũ cốc khác để có vị ngọt như sữa me.

Sữa ngũ cốc có thể dùng dưới dạng lỏng mềm họăc như cháo đặc gồm 4 phần gạo lứt (loại hạt ngắn tốt hơn), 3 phần gạo nếp và 1 phần lúa mạch. Ngũ cốc được nấu với một miếng phổ tai (nhưng đừng dùng quá nhiều và thường xuyên), kê và yến mạch dùng thỉnh thoảng. Tuy nhiên kiều mạch, lúa mì và lúa mạch đen không nên thường dùng .

Có thể dùng nồi áp suất hay nấu thường cũng được. Với nồi áp suất, ngâm gạo qua đêm hoặc trong 24 tiếng nếu thời tiết bên ngoài quá lạnh, và với lượng nước gấp năm lần lượng ngũ cốc (dùng luôn nước ngâm để nấu càng tốt). Thời gian nấu chừng một giờ rưỡi cho đến khi ngũ cốc mềm ra và đặc như kem. Nhớ giảm lửa khi nồi đã áp suất đã có hơi. Nếu nấu bằng nồi thường , ngâm như trên với lượng nước gấp 10 lần ngũ cốc , nấu cho đến khi nước còn lại một nữa. Khi ngũ cốc đã sôi, giảm thấp lửa và để riu riu .

Đối với các cháu mới sanh và trẻ còn quá nhỏ thì dùng sữa ngũ cốc bằng cách cho hỗn hợp ngũ cốc đã nấu vào trong một miếng vải và lọc để bỏ vỏ cám, rồi có thể cho thêm một muỗng cà phê sirô luá mạch vào mỗi tách sữa ngũ cốc. Nhớ trước khi cho trẻ dùng phải hâm nóng lại .

Đối với trẻ lớn hơn, sau khi nấu ngũ cốc xong cho vào cối nghiền tay và nghiền thật mịn. Đừng dùng máy xay điện, sau khi nghiền xong gia thêm một chút sirô lúa mạch, hâm nóng hổn hợp lại khoảng ngang với thân nhiệt và cho vào trong bình bú sữa. Sữa ngũ cốc có thể giữ trong lọ và hâm nóng lại trước khi cho trẻ bú.

Nếu sữa khó chảy qua núm vú, có thể cho thêm nước hoặc lọc lại qua vải nhiều lần. Bạn cũng có thể làm rộng núm vú ra với một cây kim thêu. Nhớ khử trùng kim bằng ngọn lửa trước khi dùng. Có những loại núm vú Nha khoa rất tốt, nó thúc đẩy sự phát triển tự nhiên cho răng và nướu của trẻ .

Thành phần và tỷ lệ ngũ cốc trong sữa ngũ cốc hay đổi tùy thuộc vào tuổi và nhu cầu của trẻ. Sữa ngũ cốc là thức dùng tốt nhất cho trẻ sau sữa mẹ. Nói một cách tổng quát, sữa loãng dùng cho những trẻ còn nhỏ, trong khi sữa đặc thì dùng cho các cháu lớn hơn. Tùy thuộc vào tuổi của trẻ mà tỷ lệ giữa nước và ngũ cốc là 10/1 , 7/1 cho đến 3/1.

Có thể cho thêm mè (vừng) vào sữa nếu cần, mè phải rang và xay trong cối đất trước khi thêm vào sữa. Có thể nấu với ngũ cốc chung với mè xay nhỏ tỷ lệ từ 5 đến 10%.

Thỉnh thoảng cũng có thể cho các cháu ăn kem gạo lứt đặc biệt. Để chuẩn bị dùng nồi áp suất nấu gạo lứt với một miếng phổ tai(kombu) dài độ 3cm và thêm từ 3 đến 6 phần nước, nấu ít nhất trong hai giờ đồng hồ(Đừng thêm muối vào). Vắt lọc qua vải rồi cho vào bình bú, có thể làm loãng và lọc lại thêm nếu cần. Thỉnh thoảng rang sơ qua gạo lứt trước khi nấu nồi áp suất.

Cẩn thận không bao giờ nên cho các trẻ dùng các loại kem hay cháo đặc ngũ cốc ăn liền làm sẳn bằng bột ngoài thị trường .

Món xúp:

Xúp đặc biệt là nước xốt, có thể dùng cho các trẻ từ sau năm tháng tuổi. Nấu rau củ và nghiền thật mịn như kem. Không cho muối, miso hoặc tamari vào trước khi cháu chưa đến mười tháng tuổi. Nếu cần chỉ thêm cho có vị. Tuy nhiên nếu phân của cháu có màu xanh lục hoặc trẻ có rối loạn về tiêu hóa thì có thể gia thêm muối, nhưng chỉ một ít muối và trong một giai đoạn ngắn mà thôi.

Rau Củ :

Chúng ta có thể thêm nước nấu rau củ vào sữa ngũ cốc cho các trẻ. Để chuẩn bị đem nấu những rau củ như cà rốt, bí, bắp cải, súp lơ hoặc bắp. Có thể thêm vào một mẩu phổ tai đã rửa sạch. Hầm tất cả rau củ với độ lửa thấp trong ba mươi hay bốn mươi phút, lọc tất cả qua một miếng vải sạch, cho thêm vào trong bình bú. Việc cho thêm nước rau củ vào sữa có thể thực hiện khi trẻ lên 5 cho đến bảy tháng tuổi. Khi mới bắt đầu cho cháu dùng rau củ thì nên chọn những rau củ có vị ngọt như cà rốt, bắp cải, bí đông, củ hành tây, củ cải trắng daikon và bắp cải Trung quốc. Các loại rau củ có thể nấu hay hấp hơi rồi đem nghiền nát. Thường thì cho các cháu ăn rau xanh rất khó khăn, nên theo dõi và kiên trì lúc đầu. Các loại rau cải xoăn, súp lơ xoăn không có vị hơi đắng như cải xoong (watercress) và mù tạt xanh. Nhiều loại gia vị có thể cho thêm vào trong rau củ kể kích thích sự ngon miệng. Khi các cháu bắt đầu mọc răng, nên cho ăn thêm cà rốt sống như là một món ăn chơi để giúp răng phát triển.

Đậu (Beans):

Đậu là một món phụ có thể cho thêm vào sữa ngũ cốc. Ngâm 3 tách đậu nành qua đêm, lọc bỏ nước, đem xây bằng máy xay trái cây (Đây là một trường hợp loại trừ vì dưỡng sinh không cho phép dùng máy xay bằng điện), tốt nhất nếu có thời gian bạn nên xay bằng cối xay tay. Thêm vào 6 phần nước và một miếng phổ tai. Tất cả nấu nhỏ lửa trong năm phút. Khuấy đều để tránh sôi trào, lọc qua với vải sạch rồi túm các góc vải lại vắt kiệt (Loại nạc đậu này được gọi là Okara có thể để dành và cũng dùng để nấu các món khác), cho vào bình bú để trẻ dùng. Nếu sữa đậu không mịn thêm nước vào và lọc lại cho đến khi đạt yêu cầu. Sữa đậu có vị ngọt, nhưng nếu cần có thể cho trêm sirô lúa mạch hoặc sirô gạo như trong công thức làm sữa đã hướng dẫn, những loại đậu khác như đậu kidney, các loại đậu họ đậu nành, và đậu navy cũng có thể dùng thỉnh thoảng, miễn là phải nấu chín và nghiền cho kỹ. Để cho có vị có thể nêm chút ít muối biển, tamari hoặc chất ngọt làm từ bí, lúa mạch hoặc sirô gạo.

Rong Biển (Sea Vegetables) : Rong phổ tai là loại thường dùng để nấu với sữa ngũ cốc, nhưng sau khi nấu xong thì lấy riêng ra. Nếu được nghiền thật nhỏ thì mới cho trẻ dùng một ít, dùng một chút rong chân vịt (nori), hiziki hay arame cũng rất tốt. Tổng quát những loại rong biển dùng như là một món ăn riêng thì được khuyên khi trẻ lên một năm rưỡi đến hai năm tuổi.

Đồ gia vị (seasoning):

Trước khi được mười tháng tuổi, không cho trẻ dùng muối, miso và tamari. Sau giai đoạn này, có thể dùng chút ít cho có vị. Vào đầu năm thứ ba của trẻ, lượng muối được dùng là từ 1/4 đến 1/3 so với lượng của người lớn, và lượng này tăng dần cho đến khi cháu được bảy hay tám tuổi, khi đó dùng lượng gần ngang với người lớn. Lúc này thức ăn của cháu có thể nấu chung với người lớn nhưng trước khi nêm thì lấy ra nêm riêng, do thức ăn của người lớn có khi còn được nêm thêm tại bàn ăn với muối mè hay các gia vị khác. Nói chung, trẻ em không nên cho dùng quá nhiều tương, đậu hũ và các thức ăn có quá nhiều muối.

Thức Ăn Động Vật :

Không cho dùng thức ăn động vật khi các cháu chưa được bốn tuổi, trẻ không cần bất cứ loại thức ăn động vật nào kể cả cá, ngoại trừ trường hợp cháu quá yếu, thiếu máu hoặc kém năng lực. Chỉ cần một muỗng súp thịt có sắc trắng hoặc hải sản nấu thật kỹ với rau củ rồi sau đó đem nghiền thật mịn là dùng được. Từ sau bốn tuổi , nếu thích thỉnh thoảng cho cháu ăn một ít cá có thịt sắc trắng hoặc hải sản cho vui miệng.

Trái Cây :

Các loại trái cây ôn đới, đúng mùa, nghiền nhỏ thỉnh thoảng cho dùng khoảng một muỗng xúp – vào lúc cháu được một tuổi rưỡi đến hai tuổi. Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt, táo (apple) nấu và nước táo ép được sử dụng tùy hoàn cảnh .

Rau Củ Dầm (Pickles) :

Rau củ dầm muối theo cách thức cổ truyền và dầm nhạt, với thời gian ngắn được khuyên cho dùng khi cháu lên năm tuổi.

Thức Uống :

Thức uống hàng ngày tốt nhất là nước suối, nước có chất lượng tốt (nên nấu lên và để nguội), trà cọng bacha, trà ngũ cốc, nước táo ép (hâm nóng) và nước rượu nếp (nấu với hai lần nước và để nguội).

Để có thêm thông tin về cách chăm sóc sức khỏe thai phụ và trẻ sơ sinh, bạn có thể xem thêm quyển Dưỡng sinh cho Thai Phụ và chăm sóc Trẻ em, hoặc liên hệ với một chuyên gia dưỡng sinh có năng lực.

Gửi bởi: Thelast May 23 2007, 02:59 PM

PHẦN III

CÔNG THỨC LÀM MÓN ĂN VÀ CÁC BÀI THỰC TẬP

oOo


Đồ Dùng trong Nhà Bếp

Thớt :

Thớt dùng làm thức ăn thường bằng gỗ là lý tưởng nhất, cần phải rửa và lau sạch sau khi dùng. Nên dùng riêng cho từng loại nhất là cho những thức ăn động vật.

Các dụng cụ bằng điện :

Tránh xa các dụng cụ, thiết bị bằng điện trong khi làm thức ăn. Các loại này tạo ra những sóng rung động hổn loạn làm thay đổi năng lượng của thực phẩm. Các loaị bánh mì thì nên hấp hay nướng chớ không nên chiên. Không nên dùng máy xay bằng điện mà nên dùng cối đất suribachi để xay nhuyễn. Trường hợp đặc biệt như để làm đậu hũ hoặc sửa soạn cho buổi tiệc nhiều người thì có thể dùng máy xay điện một cách cân nhắc.

Miếng Nạo :

Một miếng nạo bằng men hoặc bằng thép dùng để nạo, mài nhuyễn.

Cối xay tay :

Một cối xay tay rất cần thiết nhất là khi làm sữa ngũ cốc hoăïc thức ăn có dạng kem.

Hũ thủy tinh :

Một lọ thủy tinh lớn để giữ gạo, hạt, đậu hoặc thức ăn khô. Lọ bằng gỗ hay sành cũng tốt do thông khí nhưng lại rất khó định lượng.

Miếng thép chia nguồn lửa :

Rất hữu dụng khi nấu cơm hoặc nấu các loại ngũ cốc, nó giúp phân tán nguồn lửa tránh cháy khét thức ăn. Tránh dùng miếng đệm bằng amiăng.

Bàn chải :

Một bàn chải nhỏ dùng để quét bớt dầu rất cần nhất là khi dùng dầu với mục đích y học. Một bàn chải mới loại dùng để sơn có thể dành riêng cho mục đích này.

Lọ dầm dưa muối :

Một lọ bằng sành nặng có nắp rất thích hợp để dùng dầm rau củ, dưa muối.

Nồi áp suất :

Nồi áp suất là dụng cụ thiết yếu để chuẩn bị cho các bữa ăn cải thiện bệnh tim, đặc biệt khi nấu cơm và các loại ngũ cốc. Nồi thép là tốt nhất.

Chảo chiên :

Nhiều cỡ chảo chiên khác nhau để tiện dùng. Chảo bằng thép, gố hay thủy tinh hoặc sắt tráng men đều dùng được.

Các Loại đồ dùng khác :

Các loại nên sẳn có gồm: Xoong có cán, Rổ lưới lọc các cỡ, nồi lớn nặng làm bằng gang hay thép dùng nấu xúp cho nhiều phần ăn (có nắp đậy thật khít), Rổ thép hay làm bằng tre dùng để hấp rau củ, cối xay tay cổ truyền: suribachi, cối đất chày gỗ, lọ có vòi dùng chứa nước tương Tamari, cái lọc trà, các loại muỗng, đũa, rá cơm làm bằng cây rất tốt,nó không làm trầy xoong nồi của bạn và không di hại do chất kim loại lẫn trong thức ăn, bàn chãi để chải rửa rau củ, dao thép có đầu vuông.

Lò Nấu :

Đặc biệt lò nấu rất quan trọng trong nhà bếp dưỡng sinh. Dùng lò nấu bằng củi, than là tốt nhất, nó không làm mất đi hương vị của thức ăn. Nguồn gas cũng chấp nhận được vì nó sạch, tiện lợi và nó cũng không ảnh hưỡng đến phẩm chất thực phẩm. Lò điện và nhất là lò vi ba không nên dùng vì nó làm hổn loạn năng lượng trong nấu nướng. Loại lò gas xách tay rất tiện dụng nhất là khi đi du lịch và dùng tại công sở hơn là lò điện.

Gửi bởi: Thelast May 23 2007, 03:10 PM

CÁC MÓN ĂN
*******


Các món ăn được kê theo từng tuần và theo từng mùa sau đây được dùng ở nơi khí hậu ôn đới. Như đã nói trong căn bản của phương pháp dưỡng sinh, các loại như rau salad, trái cây tươi, món tráng miệng, và những thức ăn phụ khác được dùng thêm nếu thích, dùng vài lần trong tuần và chỉ cho những người có sức khỏe tốt. Đối với những người có bệnh về tim và hệ tuần hoàn hoặc các bệnh hiểm nghèo khác, phải tuân thủ nghiêm ngặt với hình thức hạn chế nhất là trong thời kỳ trị bệnh ban đầu, thời kỳ này có thể kéo dài nhiều tháng hay hơn nữa tùy từng bệnh và từng cá nhân . Sau thời kỳ này và bệnh đã được cải thiện, cách ăn có thể được áp dụng rộng ra gồm các thức nêu trên. Xem và tìm hình thức phù hợp với bạn trong Phần II và trong bảng 24 để áp dụng và lời khuyên quan trọng về viêc dùng muối, dầu, và thời gian nấu lâu hay mau trong cách nấu nướng.

Phần lớn món ăn trong bảng kê sau đây đều có công thức nấu nướng trong quyển sách này, tuy nhiên nếu thích bạn có thể tìm hiểu thêm trong quyển Hướng dẫn Nấu ăn Dưỡng sinh Đầy đủ cho Sức khoe (Complete Guide to Macrobiotic Cooking for Heath), Cân đối và An bình (Harmony and Peace) của tác giả Aveline Kushi.

http://www.thucduong.vn/detail.aspx?id=91

http://www.thucduong.vn/detail.aspx?id=92

http://www.thucduong.vn/detail.aspx?id=93

http://www.thucduong.vn/detail.aspx?id=94

Gửi bởi: Thelast May 23 2007, 03:37 PM

CÔNG THỨC LÀM MÓN ĂN
********


Trong chương này gồm những công thức cơ bản dùng làm các món ăn Dưỡng Sinh. Đối với những bệnh nhân tim mạch, xin vui lòng đọc kỹ những chương hướng dẫn đặc biệt dành cho bệnh tim và hệ thống tuần hoàn trong phần II và tóm tắt ở bảng 24 với những thông báo quan trọng về cách dùng gia vị, cách dùng dầu vàcác thức khác. Nếu các bạn thích có thể tham khảo thêm sách về nấu nướng khác như quyển Kim chỉ nam đầy đủ về phương pháp nấu ăn dưỡng sinh cho sức khoẻ (Complete Guide to Macrobiotic Cooking for Health), Cân đối và thanh bình (Harmony and Peace) của Tác giả Aveline Kushi.

Ngũ Cốc :

Cơm Gạo Lứt Nấu Nồi Áp Suất :

2 chén gạo lứt
01 nhúm muối biển
1 đến 1 + 1/2 chén nước suối (cho một tách gạo )

Vo sơ gạo lút (loại hạt ngắn hoặc trung bình), và nhanh chóng cho vào nồi áp suất. Lắc sơ nồi để mặt gạo bằng phẳng, đổ nước suối vào từ bên hông nồi để giữ yên mặt gạo. Nếu thời gian cho phép, ngâm gạo trong 2 hay 3 tiếng đồng hồ, bắc lên bếp và nấu cho nước sôi lên (khoan đậy nắp nồi), thêm muối vào xong đậy kín nồi lại. Nấu trong khoảng 10 hay 15 phút tùy kiểu nồi, khi nồi đã có hơi (nghe tiếng xì xì ở van nồi) thì lót thêm miếng thép dùng để chia nguồn lửa vào dưới đáy nồi và đồng thời giảm thấp lửa. Nấu như vậy trong khoảng 50 phút, khi cơm đã chín bắc nồi ra khỏi nguồn lửa và để nguội ít nhất là 5 phút trước khi mở nắp nồi. Nếu bạn để nguội từ 10 đến 15 phút rồi mới mở nắp thì cơm sẽ rất ngon.

Với một dầm gỗ, bạn xới cho đều cơm để bát cơm dùng được quân bình hơn (phần cơm dưới đáy nồi là phần dương nhất). Cơm nấu áp suất có vị thơm ngon tự nhiên.

Để hâm nóng cơm còn lại trước khi dùng tiếp, nên chưng cách thủy là tốt nhất. Không nên đổ thẳng nước vào cơm nguội để hấp lại, cơm có thể bị nhão ra và mất mùi vị. Cơm nguội có thể dùng trưc tiếp bằng cách cho vào nấu chung với xúp, hoặc xào với rau củ như cơm chiên .

Ghi chú : Một chén gạo trung bình nấu được ba chén cơm đủ dùng cho một người. Cơm còn lại chưa dùng hết có thể để dành trong tủ lạnh được nhiều ngày. Có thể dùng mận muối umeboshi đề thay thế muối cho vào trong gạo lứt khi nấu, mỗi tách gạo cho vào chừng một trái mận muối. Gạo lứt hạt dài có thể thỉnh thoảng dùng vào mùa Hè .

Gửi bởi: Thelast May 23 2007, 03:39 PM

Cơm Lứt :

01 Chén gạo lứt
01 Nhúm muối biển
02 Chén nước suối

Vo gạo xong cho vào trong nồi, thêm một nhúm muối, đậy nắp lại và nấu với lửa nhỏ, rồi hầm trong một giờ hay cho đến khi cạn nước là dùng được.

Cháo gạo lứt (Kayu) :

01 chén gạo lứt
05 chén nước suối
01 Nhúm muối

Vo gạo xong nấu như trên, nhưng không cho cạn nước hết. Gạo nấu nhừ như kem thường dùng cho người bệnh hoặc bệnh nhân không nuốt được. Có thể thêm vào gạo nấu chung củ cải tươi, củ cải khô daikon, bắp cải Trung quốc hoặc một trái mận muối.

Kem gạo lứt đặc biệt :

01 chén gạo lứt
1/2 trái mận muối hoặc một nhúm muối
10 chén nước suối

Rang gạo lứt cho đến khi vàng, cho vào nồi, thêm nước và mận umeboshi hoặc muối rồi đem đi nấu. Đậy nắp lại và để nhỏ lửa, nhớ để miếng thép chia nguồn lửa vào dưới nồi. Nấu cho đến khi còn lại phân nửa nước. Để nguội và lọc ép qua một miếng vải sạch. Hâm nóng lại một lần nữa rồi dùng. Thêm muối nếu cần. Phần xác cháo còn lại lúc lọc, ăn rất tốt hoặc nắm thành viên với củ sen và cà rốt nạo rồi đem hấp. Kem gạo lứt rất tốt dùng cho người bệnh không thể ăn được, có thể dùng với ngò, hành, rong nori, muối mè hoặc hạt hướng dương.

Cơm chiên :

1 muỗng súp dầu mè sẫm màu
4 chén cơm gạo lứt
1 ít củ hành tây cắt chéo hoặc
1 hoặc 2 muỗng nước tương tamari
xắt hạt lựu.

Cho dầu vào chảo một ít phút và đừng cho cháy dầu, thêm củ hành rồi cho cơm lên trên, có thể cho thêm vào ít nước. Đậy nắp lại và đun nhỏ lửa khoảng 10 phút. Thêm tamari vào rồi đun thêm 5 phút nữa. Không cần phải trộn, chỉ khi dùng mới đem trộn đều.

Ghi chú : Cơm chiên dùng ăn rất ngon và tốt cho sức khỏe, ngoại trừ trường hợp cá nhân phải ăn thực dưỡng giảm dầu. Có thể thay thế dầu bằng hai, ba muỗng nước.

Dùng cơm chiên có thể nấu chung với hành, ngò hoặc hổn hợp rau củ như cà rốt, củ hành, bắp cải, nấm, củ cải daikon và lá củ cải.

Gửi bởi: Thelast May 23 2007, 04:29 PM

Cơm Đậu :

01 chén gạo lứt
1+1/4 đến 1+1/2 chén nước suối
1/10 đến 1/8 chén đậu cho mỗi chén gạo một nhúm muối

Rửa gạo và đậu. Nấu đậu trước nửa tiếng đồng hồ, để đậu nguội rồi thêm muối và nước vào để nấu cơm. Phần nước nấu đậu cũng được tính vào phần nước dùng nấu cơm. Nấu nồi áp suất từ 45 đến 50 phút là lấy ra dùng.

Ghi chú :

Bệnh nhân tim mạch chỉ được dùng xích tiểu đậu, đậu nhỏ(chick-peas) hoặc đậu hòa lan (lentils). Đối với người có sức khỏe tốt có thể thay đổi bằng nhiều loại đậu khác càng tốt. Nấu chung gạo lứt và đậu sẽ tiết kiệm được thời gian nấu cũng như nhiên liệu so với nấu riêng từng loại.

Chúng ta cũng có thể nấu chung gạo lứt với rau củ : Những loại như đậu, củ sen vàcà rốt sẽ không bị nhão cơm còn những loại rau củ mềm có lá thì không thích hợp cho trường hợp này.

Ngoài ra chúng ta còn có thể nấu chung gạo với rong nori nướng sơ xắt nhỏ, rong wakame hoặc hạt bắp (ngô) tươi (bắp được lấy từ trái bắp tươi).

Kê :

1 chén kê
1 nhúm muối
2+1/2 chén nước

Rửa sạch kê. Rang sơ kê trong 5 phút, nhớ trộn đều kê trong khi rang tránh bị cháy. Thêm nước và muối vào rồi đem nấu, đậy nắp, lửa nhỏ, hầm từ 30 đến 45 phút .

Ghi chú : Có thể rang kê với chút dầu mè hoặc chuẩn bị xốt củ hành từ 3 đến 5 phút rồi cho kê vào xốt chung, xong đem nấu như trên.

Lúa Mạch (Barley) :

1 chén lúa mạch
1 nhúm muối
1 đến 1+1/2 chén nước suối

Nấu như nấu đối với gạo lứt .

Ghi chú: Lúa mạch rất hữu ích cho bệnh nhân đau tim. Lúa mạch có thễ nấu, chiên và nấu với các loại ngũ cốc khác, đậu, rau củ. Để nấu cháo lúa mạch thì 1 chén lúa mạch cho thêm từ 4 đến 5 chén nước. Khi dùng có thể trang trí với hành ngò, rong nori hoặc muối mè.

Yến mạch (oats) nấu cháo như trên dùng cũng rất tốt cho bệnh nhân tim mạch.

Kiều Mạch (buckwheat) :

1 chén kiều mạch
1 nhúm muối
2 chén nước nước suối

Rang sơ kiều mạch trong 5 phút, thêm nước và muối đem nấu, giảm nhỏ lửa và hầm sôi trong 30 phút hoặc cho đến khi cạn nước.

Ghi chú : Kiều Mạch rất dương, tạo sức ấm. Bệnh nhân tim thuộc dạng quá Âm có thể dùng kiều mạch hoặc dùng dưới dạng mì nui Soba. Nếu tình trạng bệnh tim thuộc Dương phải tránh dùng kiều mạch .

Có thể dùng chung kiều mạch nấu với xốt bắp cải, cà rốt .

Gạo nếp (Sweet Rice) :

1 chén gạo nếp lứt
1 nhúm muối
1 chén nước

Vo gạo nếp xong nấu như đối với gạo lứt. Gạo nếp có chất nhựa nhiều chỉ nên dùng thỉnh thoảng. Có thể thêm gạo nếp vào nấu chung với gạo lứt cho có vị ngọt.

Bánh dày Mochi:

Bánh mochi được làm từ gạo nếp lứt, người ta phải dùng chày gỗ thật nặng giã nếp nấu cho đến khi mịn và trở nên rất dính. Thỉnh thoảng phải nhúng ướt chày để cơm nếp không dính vào chày. Bánh được làm thành hình tròn hoặc thành từng lá. Khi dùng cắt miếng và chiên trong chảo. Thỉnh thoảng dùng trong dịp đặc biệt.

Lúa mạch đen (Rye):

1 chén lúa mạch đen
1 nhúm muối
1 đến 1+1/2 chén nước suối

Nấu áp suất như nấu cơm lứt, nếu nấu nồi thường thì cần lượng nước gấp đôi lượng gạo.

Ghi chú : Do Lúa mạch đen khó nhai nhỏ nên thường người ta nấu chung với các ngũ cốc khác hoặc dùng dưới dạng bột như bánh mì. Có thể nấu chung với gạo lứt: 1 phần lúa mạch đen + phần gạo lứt. Lúa mạch đen nếu được rang vài phút trước khi đem nấu sẽ dễ tiêu hóa hơn.

Ngô nướng:

Bắp ngô có thể dùng dưới hình thức nướng trong lò nướng, có thể để nguyên vỏ luạ đem nướng như thế bắp sẽ giữ được chất ngọt. Nướng xong lột vỏ và phết dầu lên trên: dầu làm từ thịt trái umeboshi giã nát thành bột nhão rồi trộn thêm ít nước và chút dầu bắp. Không nên dùng nhiều do nó rất mặn ( Không nên phết bơ, margarine hoặc tiêu khi ăn bắp nướng).

Bột Nhão làm từ Bắp:

Loại bột này làm từ hạt bắp ngô(bắp còn lõi), là căn bản để làm những thức ăn cổ truyền tại Ấn Độ. Tại Tây Ban Nha loại bột này được gọi là Masa. Nó có thể để dành trong tủ lạnh trong một tuần lễ, nếu để lâu bột hóa chua và có thể dùng để làm các loại đồ ngọt thiên nhiên. Khi bột có đốm tím hay đỏ chứng tỏ đã hư hoại.

4 chén bắp lứt khô; 8 đến 10 chén nước suối; 1 chén tro than củi rây kỹ bọc trong túi vải bông; 1 nhúm muối

Đặt bắp ngô, tro củi và nước vào trong nồi và nấu áp suất trong 20 phút. Lọc bỏ nước, Vo rửa bắp cho sạch tro than, phải dùng đến bốn hay năm lần nước để rửa bắp cho đến khi vỏ lụa bên ngoài hạt bắp trôi luôn theo nước vo. Nếu vỏ chưa tróc, thêm than tro vào và nấu khoản 15 phút nữa. Sau khi rửa sạch tro than, cho thêm nước mới vào đậy nắp và nấu áp suất khoảng 50 hay 60 phút nữa. Lấy bắp ra và để nguội hẳn. Dùng cối xay tay (đừng dùng máy xay) xay trong 15 phút. Thêm chút nước và muối biển vào cho có vị. Dùng làm những món ăn sau đây :

Món Arepas: Món ăn cổ truyền ở Châu Mỹ la Tinh. Nghiền bột nói trên, nhào kỹ cho vừa không nhão cũng không khô quá, làm thành viên tròn. Bắc chảo lên cho dầu mè vào, ấn dẹp những viên bột tròn xong cho vào chảo nấu trong 2 hay 3 phút (nhớ trỏ đều hai bên). Xong đem vào lò nướng, nướng độ 20 phút ở 3500 hoặc cho đến khi bánh phồng lên. Dùng với đậu hũ, tương hoặc miso.

Món Bánh Bột có nhân:

Cũng dùng bột bắp nói trên nhưng thay vì đem chiên và nướng thì làm thành những lá bột, rồi cho nhân (đậu, rau củ hoặc cá) vào bên trong, xong gói lại và đem nấu. Nhớ giảm lửa nhỏ nấu trong 20 phút. Trang trí với ngò, hành và đem dùng với miso, xốt cà rốt. Món này thích hợp cho những bệnh phải ăn thực dưỡng dầu.

Gửi bởi: Thelast May 23 2007, 04:31 PM

Lúa Mì Lứt :

1 chén lúa mì lứt
1 nhúm muối
1+1/2 chén nước suối

Nấu như theo kiểu nấu áp suất cơm gạo lứt hoặc nấu thường. Lúa mì lứt tốn thời gian nấu hơn là cơm lứt. Do Cơm lúa mì khó tiêu hơn cơm gạo lứt nên cần phải nhai kỹ hơn và nấu cũng lâu chín hơn, nên ngâm trước từ 3 đến 5 tiếng đồng hồ rồi mới đem nấu như thế sẽ đỡ tốn thời gian và cơm mì cũng mềm hơn, dễ tiêu hơn. Nếu cần mùi vị tổng hợp có thể dùng một phần lúa mì lút và ba phần gạo lứt (họăc các ngũ cốc khác) rồi đem nấu.

Xúp Nui, Xúp Bún:

8 chén nước suối
2 tai nấm khô Shitake
1 gói mì Soba hoặc Udon
2 đến 3 muỗng canh nước tương tamari
1 miếng rong phổ tai chừng 5cm

Nấu nước sôi. Nui hoặc bún làm ở Phương Đông thường sẳn có chứa muối nên không cần thêm muối vào nước nấu nữa. Cho nui vào trong khoảng 4 chén nước và đem nấu chừng 10 phút tùy theo từng loại, xem chừng đừng để nó nở quá, đến khi phía bên trong và bên ngoài đổi cùng một màu là được. Đổ nui ra một cái rá, lọc bỏ nước rồi rửa bằng nước lạnh để tránh nui không chín quá và không vón cục. Để làm nước xúp, cho phổ tai vào trong nồi, thêm 4 chén nước và nấm shitake (đã ngâm nước và cắt thành từng lát nhỏ). Đem tất cả nấu chừng 5 phút, lửa nhỏ, vớt phổ tai và nấm ra, thêm tamari vào nấu thêm 3 phút. Cho nui vào nước xúp cho nóng (đừng nấu). Múc ra dùng nóng, trang trí với ngò, hành, hoặc rong nori.

Ghi chú : Nui Kiều Mạch (buckwheat) rất dương. Trong mùa hè nấu và dùng lạnh. Mì Udon thì âm hơn. Những loại nui lứt làm theo kiểu Tây Phương và mì sợi có thể dùng thường xuyên như: Spaghetti lứt, mì lá lứt, lasagna . . . Thêm chút muối vào nước khi nấu.

Dùng mì Soba hoặc Udon có thể dùng khô, bằng cách nấu xong mì, rửa bằng nước lạnh xong thì cho bắp cải vào chảo xào dầu sơ rồi cho mì vào đậy nắp vài phút, sau đó thêm tương tamari vào rồi trộn đều. Trước khi đem dùng thêm hành, dùng nóng hoặc lạnh (Có thể thêm vài loại rau củ như cà rốt, hành, hành tây, nấm và đậu phụ)ï.

Bánh Mì Lứt :

8 chén bột lúa mì lứt
2 muỗng canh dầu mè
1/4 muỗng cà phê muối
Nước suối

Trộn bột và muối, thêm dầu và nhồi thật kỹ, mỗi mẻ bột phải nhồi từ 300 đến 350 lần. Thoa dầu vào khuôn bánh rồi cho bột vào. Lấy vải ướt phủ lên và để như vậy từ 8 đến 12 tiếng đồng hồ nơi ấm. Sau khi bột nở, đem nướng ở nhiệt độ 300 độ trong 15 phút và rồi ở nhiệt độ 350 độ trong 1 giờ 15 phút.

Ghi chú : Tất cả những chế phẩm từ bột kể cả bánh mì không nên dùng thường xuyên nhất là với người có thể chất yếu.

Bánh Mì gạo lứt Kayu :
2 chén gạo lứt
8 chén nước suối

Nấu áp suất gạo lứt trong 1 giờ hay hơn nữa. Lấy gạo ra và để trong một chén to cho nguội. Khi cơm còn hơi ấm, cho thêm vào đó

2 muỗng canh dầu mè
Bột mì lứt đã nhồi vừa đủ
1/2 muỗng muối biển

Thêm dầu và muối vào cơm lứt rồi trộn đều. Lại cho thêm bột mì đã nhồi vào, xong làm thành bánh tròn rồi nhồi từ 300 đến 350 lần, rắc thêm chút bột vào để khỏi dính. Đặt bột đã nhồi vào trong khuôn bánh (khuôn hình bánh mì), ủ lại bằng vải ẩm và đặt nơi ấm, để vậy từ 8 đến 12 giờ. Nướng ở 300 độ trong 30 phút và 350 độ sau đó cho đến khi bánh vàng.

Ghi chú: Loại bánh mì này tốt cho bệnh nhân tim hơn là bánh làm bằng bột mì, nhưng cũng chỉ nên dùng ít thôi .

Mì Seitan ( Keo đạm ) :

2 Kg bột mì lứt
9 chén nước suối

Cho bột vào bát lớn và thêm nước suối (đã đun để ấm) vào sao cho độ đặc giống như bột làm bánh. Nhồi từ 3 đến 5 phút cho đến khi bột trộn đều với nước. Cho nước ấm vào và để vậy ít nhất từ 5 đến 10 phút. Nhồi bột trong nước ngâm một phút. Chắt nước đục vào bình. Đem phần tinh bột còn lại cho vào trong một cái lọc lớn và đặt lọc vào trong một cái tô lớn hay bình. Đổ nước lạnh vào ngập hết bột và nhồi bột ngay trong cái lọc đó. Nhồi nhiều lần cho đến khi phần cám trong vỏ bọc tách rời khỏi hẳn phần tinh bột (Phần nước nhồi đầu tiên có lẫn cả cám và tinh bột giữ lại để dùng sau này). Nhớ là phải rửa và nhồi lại nhiều lần bột trong cái lọc (để trên tô lớn) để tinh bột và cám được rửa sạch. Cứ luân phiên thay nước lạnh và nóng khi rửa và nhồi tinh bột. Tinh bột lúc đó sẽ hình thành một khối dính. Luôn luôn nhớ lần đầu và lần cuối thay nước phải là nước lạnh để tinh bột kết dính. Xong chia thành 5 hay 6 phần (làm thành hình như trái bóng). Cho những khối bột này vào trong 6 chén nước và nấu trong 5 phút, xong để những trái bóng bột này lên trên một miếng phổ tai, thêm 3 muỗng canh tamari và một muỗng gừng nạo, đem tất cả đi nấu, vặn nhỏ lửa nấu trong 50 hay 60 phút. Số lượng mì seitan còn lại có thể để dành trong hũ (có chứa ít nước) đậy kín. Để dành số nước súp kombu và tamari dùng làm nước xốt hoặc ăn với nui. Số nước dư có chứa cám và tinh bột cũng vậy dùng làm nước nấu súp rất tốt. Công thức này để làm mì Seitan dùng cho 6 đến 8 người ăn.

Ghi Chú : Mì Seitan rất đa dụng, vị ngon, lại cũng có thể cắt thành những khối vuông để dùng với salad. Nấu dùng làm món hầm thì thêm cà rốt, ngưu bàng, củ hành, củ cải radish, nấm và trang trí với ngò; nếu dùng với bánh xăng-uých hay hamburgers thì chiên từng miếng mỏng lớn .

Mì Protêin FU :

Mì Fu cũng giàu prôtêin tương tự như Mì Seitan nhưng dùng nướng, hầm hoặc dùng khô. Mì Fu hấp thụ nước nên nở phồng khi nấu lên. Cũng như Mì Seitan, nó dễ tiêu hóa và cung cấp nhiều năng lượng. Mì Fu rất ngon khi dùng trang trí với gừng nạo và mè đen rang, dùng với miso xúp, nước xốt tamari, và salad hay nấu chung với rau củ.

Có thể làm mì Fu tại nhà như mì Setian hoặc mua tại các cửa hàng bách hóa thực phẩm.

Gửi bởi: Thelast May 24 2007, 08:12 AM

Các Loại Xúp


Xúp Miso Rau Củ Căn Bản:
8 cm Rong Wakame
1 lít nước suối
01 chén củ hành xắt lát
1 muỗng canh miso

Rửa sạch rong wakame và ngâm trong từ 3 đến 5 phút và xắt nhỏ từng cọng 1cm. Cho rong wakame và củ hành vào rồi cho thêm nước vào, đậy nắp đem hầm trong 20 phút cho nhừ. Giảm nguồn lửa thật thấp, nghiền miso cho tan trong 1/4chén nước rồi cho nước miso vào xúp. Hầm thêm 5 phút rồi đem ra dùng, trang trí với ngò, hành lá, gừng hoặc cải xoong.

Ghi chú : Khi cho miso vào xúp rồi phải đun thật nhỏ lửa để giữ không làm hư hoại enzim trong miso, đừng nêm miso quá mặn.

Đối với các người yếu và bệnh nhân tim mạch thì miso lúa mạch (Barley Miso) đặc biệt được khuyên dùng. Hatcho Miso (100% đậu nành) rất dương nhưng không mặn cũng rất tốt để giữ gìn sức khỏe. Các loại Miso khác như Miso gạo lứt, chỉ nên dùng thỉnh thoảng. Các loại Miso đều có thể dùng quanh năm với lượng thật ít và còn tùy theo mùa và điều kiện sức khỏe phù hợp. Rau củ thì có thể thay đổi đủ loại. Cơ bản phối hợp gồm có:Rong wakame, củ hành, đậu hũ, hành, bắp cải, cà rốt, củ cải daikon và daikon xanh. Nếu sức khỏe bạn cho phép dùng dầu, bạn có thể cho thêm một muỗng cà phê dầu không tinh lọc (hay ít hơn) vào nồi, tốt nhất là dầu mè và xào rau củ trước, sau đó thêm rong wakame vào nồi.

Xúp Miso + Củ Cải Daikon + Rong Wakame :

1+1/2 chén củ cải daikon
1/2chén Rong Wakame
1 lít nước suối
3 muỗng trà tương Miso

Rửa và xắt lát củ cải daikon thành từng miếng 1cm và thêm nước vào nấu trong 5 phút. Trong khi đó ngâm rong Wakame từ 3 đến 5 phút và xắt thành miếng nhỏ.

Cho thêm rong wakame vào nồi và nấu nhỏ lửa cho đến khi rau củ mềm ra. Pha loãng tương miso xong cho vào chung và hầm trong 3 phút. Trang trí với hành lá thái nhỏ.

Ghi chú : Củ cải daikon hữu ích đặc biệt để tống khứ chất nhầy, mỡ, protêin và nước trong cơ thể. Thời gian nấu rong wakame thì tùy thuộc vào loại rong mềm hay rong cứng .

Xúp miso và kê:
1/2chén hạt kê
1 lít nước suối
1/2chén cần tây
miso vừa đủ
1chén bí butternut
1 lá nori rang

Rửa hạt kê và rang không dầu bằng cách khuấy đều trong 5 đến 10 phút với nguồn lửa thấp cho đến khi kê có màu nâu nhạt, có thể thêm chút hương hạnh nhân nếu có. Xếp vào nồi từng lớp rau củ, trước hết là cần tây, rồi củ hành tây và bí ở trên cùng. Cho hạt kê lên trên cùng các lớp rau củ. Cẩn thận cho thêm nước vào sao cho chỉ vừa ngang với lớp bí. Đem nấu với nguồn lửa vừa, và cho thêm nước vào từ từ và nhớ mực nước phải thấp hơn lớp bí một chút để giữ lớp kê trên mặt, để giữ được từng lớp rau củ không nên khuấy. Sau khi hạt kê đã mềm, giảm nguồn lửa. Pha loãng miso với chút nước xúp và nêm vào xúp vài phút trước khi dùng. Trang trí với rong nori và ngò.

Có thể dùng những loại ngũ cốc khác thay cho hạt kê như : lúa mạch, gạo lứt, kiều mạch, yến mạch. Rau củ cũng có thể thay đổi luân phiên.

Gửi bởi: Thelast May 24 2007, 08:17 AM

Xúp loãng Tamari:

2 tai nấm shitake
2 miếng đậu hũ
8 cm rong biển kombu
2 muỗng canh tamari
4 chén nước suối
1/4chén hành lá xắt nhỏ

Ngâm trước nấm shitake trong 20 phút. Cho rong phổ tai (kombu) và nấm shitake vào nước suối(kể cả nước dùng ngâm nấm) và đem nấu trong 4 phút. Lấy rong phổ tai và nấm ra để dành dùng việc khác. Cho đậu hũ vào nước xúp nấu cho đến khi đậu nổi lên, đừng nấu quá lâu vì đậu hũ sẽ trở nên cứng. Cho thêm tamari vào và hầm trong 2 tới 3 phút. Trang trí với hành lá và rong nori.

Có thể dùng nước xúp này nấu những thứ rau củ khác thay vì đậu hũ. Nấm shitake không bắt buộc dùng nhưng rất tốt cho những bệnh nhân tim quá dương.

Xúp Lentil:

1 chén đậu hoà lan (lentils)
1 lít nước suối
2 củ hành tây xắt con cờ
1/4muỗng cà phê muối
1 củ cà rốt xắt con cờ
1 muỗng canh rau ngò xắt nhỏ
1 miếng nhỏ rễ ngưu bàng

Rửa sạch đậu. Để các lớp rau củ vào nồi, trước hết là củ hành, rồi cà rốt, ngưu bàng và đậu lentils sau cùng. Thêm nước và cho vào một nhúm muối đem nấu, lửa nhỏ, đậy nắp lại và hầm trong 45 phút. Thêm ngò hầm trong 20 phút hay hơn nửa rồi đem dùng. Có thể thêm chút tamari cho có vị thơm.

Ghi chú :
Đối với cá nhân có thể dùng được dầu, có thể xào rau củ trước rồi nấu chung với đậu lentils như nói trên.

Xúp Xích Tiểu Đậu :

3 cm rong phổ tai
1/2chén cà rốt thái mỏng
1 chén xích tiểu đậu
1/4muỗng cà phê muối
1 lít nước biển
chút ít tamrari
1 ít củ hành tây thái lát

Ngâm rong phổ tai trong 5 phút và thái nhỏ. Rửa đậu, cho vào nồi, thêm nước đem nấu, lửa nhỏ và hầm như vậy trong 1 tiểng rưỡi đồng hồ cho đậu mềm. Lấy đậu ra để riêng. Cho củ hành vào nồi trước, rồi đến cà rốt, và đậu, xong cho rong kombu lên trên cùng. Thêm muối, nấu trong khoảng 25 phút cho rau củ mềm. Cuối cùng thêm tamari cho có vị thơm. Trang trí với hành, ngò trước khi dùng.

Ghi chú : có thể thay cà rốt, củ hành bằng bí đông (winter squash). Món này đặc biệt khuyên dùng cho bệnh thận, tụy tạng, lá lách và bệnh gan bị rối loạn.

Gửi bởi: Thelast May 24 2007, 08:20 AM

Thay Đổi Các Loại Xúp:

Chúng ta có thể thay đổi để nấu xúp: xúp bí (squash), hoặc bí đỏ (pumpkins), đậu nhỏ (chick pea) để thay thế cho đậu hoà lan (Lentils) hoặc nấu như một lọai cháo rau củ với ngũ cốc như: lúa mạch (barley), gạo lứt, bắp ngô, kiều mạch (buckwheat) riêng kiều mạch thì không được khuyên dùng đối với những bệnh tim kiêng dùng loại ngũ cốc này.

Xúp Cá Chép Ngưu Bàng (Koi-Koku):

1 con cá chép sống
1 muỗng xúp gừng nạo
Ngưu bàng một lượng tương đương với cá chép
Nước suối và trà Ban cha
½ chén đến 1 chén trà lá và cành (ban cha) gói
(trà cọng) trong túi vải .

Chọn một con cá chép sống và có lòng biết ơn do cần mạng sống của nó. Nhờ người bán cá lấy giùm mật và phần cứng đắng màu vàng ra đồng thời giữ phần còn lại nguyên vẹn gồm cả vảy, xương, đầu và thịt. Đem về nhà thái toàn bộ con cá ra từng lát dày chừng 1,5cm đến 3cm. Bỏ mắt cá đi nếu bạn muốn, trong khi đó cắt mỏng hay thành que hết phần ngưu bàng (với lượng tương đương với lượng cá, lý tưởng hơn là bằng hai hay ba lần lượng cá). Sau khi đã xắt xong, cho hết tất cả ngưu bàng và cá vào nồi áp suất. Cột túi vải đựng trà ban cha lại như cái banh tròn để ủ lên trên cá. Trà sẽ giúp làm mềm xương cá trong khi nấu. Cho thêm nước trà vào đủ để phủ cá và ngưu bàng, khoảng chừng phần nước suối là 2/3 và nước trà là 1/3. Đem nấu trong 1 tiếng đồng hồ. Lấy nồi xuống, để nguội bớt một chút để bớt hơi áp suất, mở nắp, cho miso vào (khoảng 1/2 muỗng trà miso cho một chén xúp cá), cho gừng nạo vào. Hầm thêm 5 phút nữa. Trang trí với hành tăm và dùng nóng.

Ghi chú : Món koi-koku rất ngon và rất tốt để tăng cường sức khỏe và sinh khí đồng thời nó còn mở những kênh điện từ năng lượng của cơ thể. Thỉnh thoảng có thể dùng cho bệnh nhân tim và những bệnh trần trọng khác, ngay cả đối với những người không dùng thực phẩm động vật. Nó còn tạo sữa cho bà mẹ nuôi cho con bú, làm ấm cơ thể khi trời lạnh. Tuy nhiên nên nhớ là chỉ ăn ít thôi (một chén hoặc ít hơn) mỗi lần, nếu không bạn sẽ trở nên quá dương và sẽ bị cuốn hút bởi các thức âm như : chất lỏng, trái cây, đường và những thức cực âm. Xúp cá có thể để dành trong tủ lạnh trong một tuần hay nhiều tháng trong tủ lạnh để ăn dần khi cần.

Đối với các bệnh nhân không cần kiêng dầu, có thể xào ngưu bàng với dầu mè trong vài phút trước rồi mới đem nấu với cá. Xúp cá có thể nấu với nồi thường với thời gian từ 4 đến 6 tiếng đồng hồ cho xương cá mềm và tan ra. Nếu nước bốc hơi hết thì cho thêm nước suối hay nước trà ban cha thêm vào. Nếu không có cá chép, có thể dùng cá quả, cá hồi. Nếu ngưu bàng khó kiếm, có thể thay thế bằng cà rốt hay phân nửa cà rốt, phân nửa ngưu bàng cũng được.

Các loại Nước Hầm :

Chúng ta có thể nấu sẳn các loại nước hầm để dùng trong những công thức hoặc các món ăn khác. Nước hầm nấu bằng rong phổ tai (kombu), nấm shitake, rễ, thân, chóp rau củ, đầu, xương cá. Sau thời gian nấu thì lọc lấy nước hầm nêm tamari để dành dùng. Riêng cho bệnh nhân tim cần kiêng cá thì cũng không nên cho dùng nước hầm từ cá.

Gửi bởi: Thelast May 24 2007, 08:24 AM

RAU CỦ

Món hầm khô (Nishime):

Dùng một cái nồi có nắp nặng. Ngâm một hay hai lá rong kombu trong 10 phút, hoặc cho đến khi rong mềm, đem xắt thành những đoạn 2cm. Để rong kombu vào đáy nồi Cho rau củ lên trên: cà rốt, củ cải daikon, củ cải turnip, ngưu bàng, củ sen, củ hành, nấm shitake khô, và bắp cải. Tất cả đều cắt khúc khoảng 5cm, thêm nước vào sao cho mực nước thấp hơn lớp rau củ, rắc vài nhúm muối hoặc một ít tương tamari lên trên rau củ. Đậy nắp lại và nấu với nguồn lửa lớn cho đến khi có hơi thì bớt lửa và hầm thêm từ 15 đến 30 phút tùy loại rau củ; nếu nước trong nồi cạn thì thêm nước.

Vào giai đoạn cuối, tắt hết lửa và để rau củ như vậy trong 2 phút. Nước hầm có thể dùng với rau củ và rất ngon.
Ghi chú : Khoảng nấu hầm như trên không có dầu rất tốt cho bệnh nhân tim. Nó giúp phục hồi sức khỏe và sinh khí.

Món Xào :

Có hai phương pháp để làm món xào: Xào với dầu và với nước. Trong cách thứ nhất, cắt rau củ nhỏ như hình que diêm, hình lát mỏng. Cho vào chảo chút dầu mè không tinh chế , đun nóng dầu một chốc đừng cho bốc khói, cho rau củ và một nhúm muối vào để rau củ cho ra vị ngọt tự nhiên của nó. Thỉnh thoảng dùng muỗng hoặc đũa gỗ trộn đều, tuy nhiên đừng khuấy lên. Xào trong 5 phút với lửa vừa và sau đó 10 phút với lửa nhỏ. Nhớ trộn đều đừng để cháy. Nêm tamari rồi xào thêm 3 phút nữa rồi đem dùng .

Cách thứ nhì là dùng vừa dầu vừa nước: trong cách này rau củ được xắt dày hơn. Xào rau củ với một chút dầu trong 5 phút xong thêm nước vào vừa ngang nửa mức rau củ. Thêm nhúm muối, đậy nắp lại và nấu cho mềm. Khi đã gần được, nêm tamari và nấu thêm trong 3 phút nữa. Mở nắp ra và hầm cho đến khi nước bốc hơi hết.

Ghi chú : Cách dùng dầu để xào không được khuyên dùng với nhiều loại bệnh tim mà bệnh nhân cần kiêng dầu. Tuy nhiên đối với những người có sức khỏe tốt , các món xào có thể dùng hàng ngày. Đối với các bệnh cần kiêng dầu, có thể dùng vài muỗng xúp nước để xào thế dầu.

Chúng ta có thể kết hợp nhiều loại rau củ như ngưu bàng, cà rốt, bắp cải, củ hành tây, nấm hoặc cần tây, súp lơ, đậu hũ, cải xoăn và mì seitan. Các loại rau củ mềm chỉ cần xào 2 phút, còn những loại rễ phải tốn thời gian nhiều hơn. Các loại dầu thực vật không tinh chế đều có thể dùng để xào. Tuy nhiên dầu mè và dầu bắp là hai loại tốt nhất khuyên dùng.

Món Rau củ trụn:

Cho ít nước vào nồi và thêm một nhúm muối. Đem nấu rồi cho thêm rau củ, như thế rau củ sẽ mềm ra nhưng vẫn dòn.

Ghi chú: Để rau củ vẫn còn màu xanh, chỉ nấu chúng trong 1 họặc 2 phút với nguồn lửa lớn, và đừng cho thêm muối sau khi nấu xong. Để có hương vị cho thêm chút tamari.

Để rau củ có vị ngọt đặc biệt, cho một miếng rong kombu độ 8cm vào đáy nồi khi luộc cà rốt hoặc củ cải daikon. Rau củ có thể nêm với miso hoặc tương tamari thay vì muối. Có thể luộc phối hợp nhiều loại rau củ như súp lơ, bắp cải, bắp, đậu hũ, cà rốt, củ hành tây và các loại đậu.

Gửi bởi: Thelast May 24 2007, 08:28 AM

Món luộc:

Cho một ít nước vào trong nồi, cho rau củ vào nồi và rắc lên môt nhúm muối. Đậy nắp lại và đem nấu cho mềm rau nhưng vẫn còn giòn. Rau xanh chỉ tốn 1 hay 2 phút các loại rau củ khác tốn khoảng 5 đến 7 phút tùy loại và tùy kích cỡ.

Ghi chú : món luộc có thể dùng hàng ngày, luộc các loại rau lá xanh, cải xoong, cải xoăn, bắp cải, ngò. Nước luộc rau củ để dành dùng cho các món khác như nấu xúp.

Các loại nấu nướng khác :

Rau củ có thể chuẩn bị bằng nhiều cách nấu nướng khác như : Nướng, nướng vỉ, rán. Tuy nhiên các hình thức nấu nướng này không được khuyên dùng cho hầu hết những người có bệnh tim và hệ tuần hoàn .

Ngoài ra những loại rau củ như càrốt, củ hành, củ cải daikon, củ cải daikon khô, rong phổ tai (kombu), bắp cải. cần tây, cải xoăn (kale), cải xoong (Watercress), bắp cải Trung Quốc, salad còn có thể dùng luộc, trụn, hoặc hấp tùy nhu cầu hoặc chữa bệnh.

Ghi chú : Đặc biệt củ cải daikon tươi luộc mềm được dùng để tống khứ các chất mỡ ứ đọng xung quanh tim, trong động mạch và trong các phần khác của cơ thể (có thể thay thế bằng củ cải daikon khô hoặc củ cải radish đỏ nhưng sức mạnh không bằng củ cải tươi).

Món Kinpura-Ngưu Bàng:

2 miếng tàu hủ ky khô, ngâm
2 chén cà rốt xắt tăm
và cắt thành miếng vuông
Nước suối vừa đủ
1 muỗng dầu mè đen
Tương tamari
1 chén ngưu bàng thái tăm

Trước hết ngâm đậu hũ ky khô vào nước nóng trong 3 phút, rửa sạch trong nước lạnh, vắt ráo và cắt thành hình vuông. Cho dầu mè vào chảo, đun nóng. Cho ngưu bàng vào xào trong 3 phút, thêm cà rốt và đậu hũ ky vào xào thêm 3 phút nữa. Thêm nước xâm xấp. Nêm chút tương tamari vào. Vặn nhỏ lửa, đậy nắp nấu trong 30 phút hoặc cho đến khi nước cạn hết.

Ghi chú : Có thể thay ngưu bàng bằng củ sen tươi thái mỏng để có những vị khác nhau. Có thể làm món kinpura khác với củ cải turnip và cà rốt; cà rốt – bắp cải; củ hành – cà rốt - củ cải turnip; cần - ngò. Đậu hũ ky có thể thay bằng đậu hũ tươi. Để dùng cho những bệnh cần kiêng dầu, xào với 2 muỗng xúp nước và nấu với nguồn lửa cao để rau củ vẫn giữ được dòn. Một ít nước xốt sắn dây và tamari cho lên trên cùng sẽ làm món kinpura thêm ngon.

Gửi bởi: Thelast May 24 2007, 08:38 AM

Món Xích Tiểu Đậu + Rong Phổ Tai và Bí:

1 chén Xích tiểu đậu (azuki)
1 trái Bí Đông loại cứng (Winter Squash)
2 miếng rong phổ tai (kombu)
Muối biển

Rửa và ngâm xích tiểu đậu và rong phổ tai. Thái rong phổ tai thành những miếng vuông nhỏ. Đặt rong vào đáy nồi và cắt các loại bí như bí đông (winter squash), hoặc bí đỏ hokkaido đặt lên trên. Trên cùng cho xích tiểu đậu vào, thêm nước vào vànấu với lửa thấp cho đến khi đậu và bí mềm ra. Rắc chút muối biển. Đậy nắp lại và nấu thêm 10 hay 15 phút nữa. Tắt lửa và để nguội vài phút trước khi dùng.

Ghi chú : Món này rất tốt để điều hòa lượng đường trong cơ thể, đặc biệt tốt cho bệnh hypoglycemic. tiểu đường, hoặc rối loạn tụy tạng và gan. Nó có vị ngọt thiên nhiên và ngon làm giảm sự thèm ăn đường, chất ngọt. Mỗi tuần có thể dùng 1 hay 2 lần. Có thể nấu trước đậu azuki cho mềm rồi mới cho lên bí và tiếp tục như trên.

Các Loại nước Xốt :

Để trang trí cho món ăn thêm hương vị hoặc để dễ tiêu hóa, chúng ta có thể làm nhiều loại nước xốt khác nhau như: Nước xốt sắn dây+tamari, dấm gạo+tamari; Chanh+tamari; gừng +miso; umeboshi+củ hành+đậu hũ; umeboshi+dầu mè+hành lá.

Củ cải dầm muối:

2 Củ cải daikon lớn còn cả lá
1 hũ sành nặng
1/4 đến 1/2 chén muối

Rửa củ cải và lá cải thật kỹ, nhất là ở phần lá. Để ráo khô trong 24 tiếng đồng hồ. Thái củ cải thành những miếng tròn. Cho muối vào đáy hũ, sau đó đến lớp lá cải rồi đến các khoanh củ cải, xong rắc thêm muối. Lập lại như vậy cho đến hết phần củ cải. Đặt vào trong hũ và lên trên các lớp củ cải một cái đĩa hay một cái nắp cho vừa khít hũ. Đậy nắp lại và phủ lên trên một lớp vải sạch để tránh bụi. Chẳng mấy chốc nước tự tiết ra và tràn lên mặt đĩa đặt bên trong. Khi đó thay đĩa bằng một vật nhẹ hơn, để vậy trong bóng tối, mát từ 1 đến 2 tuần. Nếu không có nước ứa ra hãy thêm muối vào, phải để cho nước tự ngập hết phần cải nếu không cải sẽ hỏng. Mang ra rửa sạch trước khi dùng.

Ghi chú: Dưa cải dầm dùng giúp tiêu hóa rất tốt và chỉ nên dùng mỗi bữa một ít là đủ. Tuy nhiên những loại dưa cải trên thị trường thường được ngâm bằng dấm và gia vị thì tuyệt đối không được dùng.

Các chế biến khác: Dưa cải có thể làm từ bắp cải Trung quốc, cà rốt, súp lơ và các loại rau củ khác.

Người ta có thể dùng tương tamari+nước suối để muối dưa cải, hoặc trộn cám+bột mì+muối+nước suối rồi xếp lần lượt xen kẽ với lớp rau củ để làm dưa cải muối cám. Lớp hồ cám này có thể để dành dùng muối dưa trong nhiều năm, chỉ việc cho thêm rau củ và một ít cám và muối vào rồi muối tiếp như trên.

Gửi bởi: Thelast May 24 2007, 08:40 AM

Đậu và Các Món làm từ đậu

Món đậu nành vàng:

Nước ngâm
1 Cọng ngưu bàng thái lát
2 chén đậu nành vàng
1 cọng cần thái nhỏ
2 míếng rong kombu dài 8cm
1 củ cải daikon khô thái mỏng
1 tai nấm shitake
1 muỗng trương tamari
5 miếng lớn củ sen khô
1 muỗng trà sắn dây
6 miếng nhỏ tàu hủ ky
1 củ cà rốt thái mỏng

Ngâm đậu nành với nước lã qua đêm (1 chén đậu 2 chén rưỡi nước). Ngày hôm sau cho đậu vào nồi áp suất nấu. Trong khi đó ngâm phổ tai, nấm, củ sen và tàu hủ ky trong 10 phút. Sau khi nấu đậu chín được khoảng 7 hay 8 phần rồi thì hạ lửa để nguội (hoặc ngâm nồi vào nước lạnh cho nguội, tránh bị bỏng khi mở nắp nồi), mở nắp nồi rồi xếp lên trên từng lớp phổ tai, nấm, củ sen, và tàu hủ ky. Đậy nắp lại và nấu áp suất thêm 10 phút nữa. Lại giảm lửa, để nguội, mở nắp hớt ván bọt nếu có, rồi lấy tất cả ra để lên một cái đĩa. Lấy lớp rong phổ tai đã nấu để vào đáy một chảo lớn, xong cho rau củ đã nấu mềm lên trên; rồi lại cho cà rốt, ngưu bàng, củ sen và cuối cùng là đậu nành (đã nấu) và chút nước còn lại trong nồi áp suất lên trên cùng. Thêm một muỗng hay hơn nước tương tamari, đậy nắp lại nấu khoảng 30 phút. Trước khi nhắc xuống hòa đều sắn dây với nước đổ vào chảo với vài giọt gừng cho thơm. Nấu như thế đậu sẽ rất mềm và ngọt.

Ghi chú : Món ăn này rất giàu dinh dưỡng và khuyên dùng cho bệnh nhân tim. Tuy nhiên đối với những tình trạng âm, cẩn thận không nên dùng quá 1 tai nấm shitake mỗi lần. Đối với tình trạng dương có thể dùng đến 4 hay 5 tai nấm.

Thay Đổi: Chúng ta có thể dùng món đậu nấu không có rau củ như xích tiểu đậu, đậu chim(chick-peas), đậu lăng (lentils), đậu đen (black soybeans). Các loại đậu muốn mau mềm phải ngâm trước khi nấu (trừ đậu lentils) hoặc nấu với một miếng rong phổ tai (kombu). Đậu đen không nên nấu áp suất vì nó làm bít lỗ thông hơi của nồi. Xích tiểu đậu tốt cho thận, đậu đen thì tốt cho cơ quan sinh dục và làm giảm tình trạng quá dương do tiêu thụ quá nhiều thịt hoặc cá.

Tương Đặc Miso: Tương đặc Miso (Đậu nành lên men) được khuyên dùng hàng ngày. Bệnh tim và các bệnh khác, yếu ốm, mệt nhọc nên dùng miso luá mạch (barley miso) loại 3 năm. Hatcho miso (100% đậu nành) và miso gạo lứt nên thỉnh thoảng dùng. Tránh dùng các loại miso dưới 1 năm rưỡi. Loại đóng gói bằng plastic và khử trùng trên thị trường làm giảm đi những đặc tính tốt của men vi sinh (men giúp tiêu hóa) Loại miso tan liền thích hợp khi đi du lịch nhưng không nên dùng hàng ngày. Miso có thể làm tại nhà còn gọi là Koji là loại Miso chứa nhiều vi sinh đặc biệt tốt.

Miso được thường dùng trong món xúp miso, nó còn có thể dùng chung với rau củ như là một đồ gia vị, gia vị cho thơm, hoặc dầm dưa cải thay thế muối. Nếu bạn thích có thể xem thêm quyển Cách nấu ăn với Miso (How to cook with Miso) của tác giả Aveline Kushi .

Gửi bởi: Thelast May 24 2007, 08:41 AM

Cách Làm đậu hũ tại nhà:

3 chén đậu nành (không bón phân hóa chất)
6 lít nước suối
4+1/2 muỗng trà muối Nigari

Ngâm đậu qua đêm, lọc và xay trong cối xay điện. Cho 6 lít nước vào đem nấu. Giảm nguồn lửa và nấu trong 5 phút, khuấy đều liên tục. Rảy nước lạnh lên trên đậu nếu thấy có bong bóng xuất hiện. Nấu tiếp và lại rảy nước lên đậu, lặp lại như thế ba lần. Xong lọc qua vải sạch, đó là sữa dậu nành. Túm các góc vải lại để làm thành như là một cái bao và vắt cho ra hết phần nước còn lại. Số bột đậu còn lại trong bao gọi là Okara được để dành làm món ăn khác. Dùng cối đất xay nhỏ Nigari, nó là một loại muối đặc biệt làm từ nước biển (có bán trong các cửa hàng thực phẩm thiên nhiên). Rắc bột Nigari đã xay lên sữa đậu nói trên. Dùng dầm gỗ rạch một đường chữ X lớn và sâu lên hổn hợp và để yên như thế từ 10 đến 15 phút. Trong thời gian đó sữa bắt đầu đông lại. Bước thứ hai là dùng những cái khuôn làm đậu hũ bằng gỗ hay bằng thép. Lót vải tốt vào các khuôn này và nhẹ nhàng rót sữa vào đó, phủ các đầu vải lại và đậy nắp khuôn lại, đè lên nắp bằng một vật nặng để vậy trong một giờ hay cho đến khi miếng đậu thành hình. Sau đó nhẹ nhàng cho miếng đậu vào nước lạnh ngâm 30 phút để đậu cứng lại. Cứ để đậu trong nước và cho vào tủ lạnh cho đến khi dùng. Đậu hũ có thể để dành trong tủ lạnh nhiều ngày, tuy nhiên phải nhớ thay nước ngâm đậu .

Ghi chú : Đậu hũ ăn sống rất khó tiêu hóa, tốt nhất là nên nấu chín rồi mới dùng. Trong các cửa hàng bán thực phẩm thiên nhiên, chúng ta cũng có thể tìm được loại đậu hũ làm từ đậu nành không bón phân hóa học và cả muối Nigari thiên nhiên. Nếu có thể nên tránh dùng những loại đậu hũ có dùng chất đông nhân tạo.

Đậu hũ thường hút hết hương vị của những thức ăn nấu kèm với nó, nó rất đa dụng tùy theo cách nấu nướng. Dùng thái mỏng, cắt hình khối, ép, hoặc nghiền nhỏ cho vào xúp, xào với rau cu, ngũ cốc hoặc luộc xong thái mỏng rồi trang trí với nước tương tamari, gừng nạo và hành ngò. Phần bột đậu Okara cũng để dùng cho thêm vào xúp hoặc nấu với rau củ.

Món đậu hũ và bắp:

3 muỗng xúp dầu mè
3 chén ngô tươi lấy từ bắp còn lõi
0,5 kg đậu hũ chắc miếng
1/2muỗng trà muối biển
hành xắt tăm

Cho dầu mè vào nồi rồi đun nóng. Bẻ vụn đậu hũ thêm vào nồi, đặt ngô lên trên đậu hũ. Đậy nắp rồi đem nấu với nguồn lửa thấp trong 4 phút hoặc cho đến khi đậu hũ nóng lên và chín ngô. Rắc chút muối lên ngô. Trộn đều rồi dùng. Trước khi dùng cho hành vào và nhắc ngay nồi xuống cho hành vẫn giữ được màu xanh tươi của nó. Đối với bệnh cần kiêng dầu thì dùng 3 muỗng canh nước xào thế dầu. Có thể nấu chung với món ăn này những loại rau củ như ngô cải, củ hành, cà rốt (thái tăm) và nấm. Nếu trụn rau củ trước rồi mới xào thì rau sẽ dòn và có màu tươi hơn.

Tương Tempeh:

Tempeh là một loại tương cổ truyền ở Indonesia làm từ đậu nành lên men. Hiện nay ở Phương Đông cũng như miền Phương Tây đều dùng phổ biến và có bán trong hầu hết các cửa hàng thực phẩm thiên nhiên. Tương Tempeh rất ngon, nhiều chất dinh dưỡng và dùng trong các món hấp, nấu, nướng, xào. Nó có thể nấu chung với ngũ cốc, rau củ, mì nui hoặc xúp, salads, sandwiches. Tương tempeh cần nấu lên trước khi dùng.

Ghi chú : Trong món ngô cải+rong phổ tai+củ hành, người ta cắt tương tempeh thành những khối vuông đem hấp xong cho vào trong lá ngô cải cuốn lại. Cho rong phổ tai và củ hành thái mỏng vào đáy một cái nồi, rồi để ngô cải cuộn tương lên trên. Thêm chút muối và đem nấu cho mềm.

Khi dùng tương tempeh, nhớ đừng cho thêm nước tương tamari hay muối nhất là đối với trẻ em do nó có nhiều năng lượng và có thể làm cơ thể dư muối.

Gửi bởi: Thelast May 24 2007, 08:43 AM

Tương Sổi Natto :

Tương Natto cũng là một sản phẩm làm từ đậu nành lên men, nó giúp cơ thể tiêu hóa tốt và làm mạnh ruột. Có thể mua natto tại cửa hàng hay làm tại nhà, khi dùng thêm một chút nước tương tamari, trộn với cơm hay mì nui kiều mạch.

Các Loại Rong Biển :

Những loại rong biển thường dùng gồm:

Rong Hiziki: dùng trong các món ăn có rau củ như củ sen, củ cải daikon, ngũ cốc hoặc đậu hũ. Đối với bệnh nhân không kiêng dầu có thể dùng nấu chung với chút ít dầu.

Rong Wakame: Thường dùng xen kẽ với rong phổ tai (kombu) trong các món ăn nhất là xúp miso, với củ hành.

Rong kombu: Nấu chung với rau củ. Cho một miếng rong phổ tai 8 cm vào nấu chung với đậu sẽ làm đậu mau mềm. Khi nấu thức ăn với rong kombu thường không dùng dầu.

Rong Nori : Dùng những lá rong Nori để gói cơm nhồi, bánh sushi, còn dùng để trang trí cho món xúp, mì nui và salads. Rong nori rang sơ còn dùng để tráng miệng.

Rong Dulse: Rong dulse có thể rang khô xong xay nhỏ thành bột trong cối đất suribachi để làm đồ gia vị trong các món ăn.

Thạch (Agar Agar): Món tráng miệng ở dạng như keo, có thể nấu chung với trái cây.

Gửi bởi: Thelast May 24 2007, 08:43 AM

Muối vừng:

Muối vừng dùng cho người lớn thông thường theo tỷ lệ 1 phần muối với 10 đến 12 phần vừng. Đặc biệt đối với người lao động nặng, thì 1 phần muối cho từ 8 đến 10 phần vừng. Đối với trẻ em thì 1 muối với 16 đến 20 phần vừng do trẻ em dương nên dễ bị dư muối phải dùng muối vừng nhạt. Với mỗi chén cơm đầy, từ nửa đến một muỗng muối vừng là vừa cho người lớn và trẻ em.

Muối vừng cho người lớn: 2 +1/2 đến 3 muỗng canh muối biển với một chén hạt vừng.

Muối vừng cho người lao động: 3+1/2 đến 4 muỗng canh muối biển với một chén vừng.

Muối vừng cho trẻ em: 1+1/2 đến 2 muỗng canh muối biển cho 1 chén vừng.

Cách làm: Rửa và đãi thật sạch hạt vừng. Bỏ các hạt lép thường nổi bên trên nước. Rang sơ muối biển trong chảo cho đến khi muối có màu sáng, dùng chảo thép tốt hơn chảo bằng sắt do nó nóng nhanh mà cũng nguội nhanh. Sau đó rang vừng, nhớ rang vừng khi vừng còn ướt như thế sẽ rang dễ hơn. Vừng quá khô lúc rang rất dễ bị cháy, rang với nguồn lửa vừa và đừng rang mỗi lần nhiều vừng quá sẽ không chín đều hoặc bị cháy, nhớ khuấy đều liên tục. Trong khoảng 5 đến 10 phút, vừng chín sẽ vỡ dễ dàng khi ta dùng ngón tay cái và tay trỏ vò nát nó. Đừng rang vừng quá lâu, nếu không nó sẽ có màu nâu, hạt vừng nở phồng và dễ vỡ là đạt. Chúng ta cho vừng vào cối đất Suribachi để giã, hạt vừng còn nóng sẽ dễ xay và luôn nhớ phải xay muối trước rồi mới xay vừng nếu đảo ngược vừng sẽ xám đi. Dùng cái chày gỗ để giã theo vòng tròn và phải giã thật đều cho đến khi hạt vừng bị vỡ ra hơn nửa phần, đừng giã vừng thành bột. Nếu làm khéo, muối vừng sẽ có vị ngọt và khi dùng không cảm thấy vị mặn của muối. Giã vừng quá mạnh và quá mau đều không đúng cách. Để vừng thật nguội rồi cho vào hũ thủy tinh hoặc hũ sành có nắp đậy kín, đừng cho muối vừng còn nóng vào lọ, vừng sẽ mau mềm và chóng mất chất. Muối vừng có thể dành dùng trong nhiều tuần nếu để trong mát và có thể rang sơ lại nếu bị ẩm. Mỗi lần tránh làm nhiều muối vừng quá, chỉ đủ dùng trong một tuần là tốt nhất.

Gửi bởi: Thelast May 24 2007, 08:45 AM

Nước Tương Tamari :

Từ ngữ Tamari Soy Sauce do Tiên Sinh Ohsawa dùng chỉ cho loại nước tương làm theo phương pháp cổ truyền để phân biệt với các loại nước tương làm theo phương pháp công nghiệp với hóa chất thường thấy bày bán trong các siêu thị hiện nay. Tương Tamari còn được gọi là Natural Shoyu. Tương tamari được khuyên dùng thường xuyên để nêm các món ăn, nhưng không khuyên dùng để cho thêm lên trên cơm hay rau cải đã dọn lên bàn ăn.

Bột Rong Biển :

Dùng những loại rong biển khác nhau như wakame, kombu, dulse hoặc kelp. Cho rong trong lò nướng (từ 10 đến 15 phút ở nhiệt độ 350 độ F) nghiền nhỏ trong cối đất suribachi.

Ghi chú: Đối với những bệnh tim thuộc âm tính, loại bột rong này có thể dùng thường xuyên với số lượng lớn (hơn một muỗng trà mỗi ngày). Trong ca tim thuộc cả âm lẫn dương phân nửa số lượng trên được khuyên dùng.

Mận muối Umeboshi:

Mận umeboshi là loại mận đặc biệt được dầm với muối biển trong thời gian từ một đến ba năm. Thường được dầm với lá tía tô cho có màu đỏ đẹp và mùi thơm. Mận Umeboshi được dùng một mình hoặc dùng với ngũ cốc và rau củ, với trà. Mận muối hàm chứa những yếu tố cân bằng tuyệt vời âm với vị chua của nó và dương bởi muối và tính thời gian. Đặc biệt tốt đối với tất cả loại bệnh tim có thể dùng thường xuyên và còn làm mạnh ruột non. Một vài cửa hàng bách hóa có bán mận muối đã lấy hột ra, tuy nhiên loại này không mạnh và không cân bằng dược tính, người bệnh nên dùng trái mận muối còn cả hạt.


Món Tekka :
1/3 chén ngưu bàng thái tăm
1/2 muỗng trà gừng nạo
1/3 chén cà rốt thái tăm
1/4 chén dầu vừng
1/3 chén củ sen thái tăm
2/3 chén hatcho miso

Chuẩn bị rau củ, thái càng nhỏ càng tốt. Đun nóng dầu trong chảo và cho rau củ vào xào. Thêm miso. Hạ nguồn lửa thấp và nấu trong 3 đến 4 giờ. Khuấy đều liên tục cho đến khi nước bốc hơi hết và khô lại chỉ còn một hỗn hợp màu đen.

Ghi chú : Món Tekka tính làm mạnh, tốt cho máu huyết nhưng chỉ dùng dè dặt, do nó chứa tính đối nghịch rất mạnh. Đối với bệnh tim thuộc âm tính, có thể dùng Tekka mỗi ngày (chỉ 1/2 nửa muỗng trà Tekka là đủ), đối với bệnh tim dương tính hoặc gồm cả hai tính âm và dương thì chỉ dùng thỉnh thoảng và dùng số lượng thật ít.

Gia vị Tamari+Nori :

Cho nhiều lá rong Nori khô hoặc tươi vào trong nửa chén nước suối, đem nấu cho đến khi nước bốc hơi gần hết và chỉ còn một viền dầy. Thêm tamari vào vài phút trước khi nhắc xuống cho có vị.

Ghi chú : Món gia vị đặc biệt này giúp cơ thể thêm năng lực để tống khứ chất độc. Tất cả bệnh nhân tim các loại đều dùng được. Đối bệnh tim âm tính, mỗi ngày dùng khoảng một muỗng trà hay hơn. Loại bệnh tim mang cả hai tính âm và dương thì dùng phân nửa số lượng nói trên.

Gia vị Tamari+Phổ tai (Shio-Kombu) :

1 chén rong phổ tai thái nhỏ
1/2 chén tương Tamari soy sauce
1/2 chén nước suối

Ngâm rong phổ tai và cắt thành những miếng vuông 3cm2, cho vào nước và tương tamari. Đem nấu và hầm cho dến khi nước bốc hơi hết. Để nguội và cho vào lọ dùng dần trong nhiều ngày.

Ghi chú : Món gia vị này chứa rất nhiều muối khoáng và giúp tống khứ chất độc. Bệnh nhân tim có thể dùng mỗi ngày nhiều miếng. Nếu nó mặn quá thì giảm tamari.

Dưa cải muối kiểu Đức (Sauerkraut):

Thỉnh thoảng dùng một ít dưa cải Sauerkraut làm từ ngô cải và muối biển.

Dấm : Dấm gạo lứt, dấm nếp và dấm umeboshi dùng có giới hạn. Tránh dùng rượu vang đỏ (red wine) hoặc dấm táo.

Gừng : gừng tươi nạo dùng thỉnh thoảng với số lượng nhỏ như là món trang trí trong các món rau, xúp, cải dầm và đặc biệt dùng với cá và hải sản. Có thể chỉ dùng nước ép từ gừng nạo.

Để trung hòa độc tố của cá và hải sản, người ta cũng dùng củ cải ngựa (horseradish) đối với người có sức khỏe tốt (chỉ dùng thỉnh thoảng) hoặc củ cải daikon nạo + vài giọt tamari (có thể thêm một tí gừng nạo vào).

Gửi bởi: Thelast May 25 2007, 10:12 AM

Bánh và món tráng miệng

Táo nấu chín :

Rửa sạch táo và gọt vỏ, ngoại trừ táo trồng theo phương pháp canh nông thiên nhiên thì có thể dùng ăn luôn cả vỏ. Cắt thành từng miếng và cho vào chừng nửa chén nước để tránh bị cháy. Thêm chút muối và hầm với lửa thấp trong 10 phút hay cho đến khi mềm.

Ghi chú : Đối với bệnh tim thuộc thể âm thì phải tránh ăn hoàn toàn thức tráng miệng. Bệnh tim thuộc dương thỉnh thoảng được dùng một ít trái cây nấu chín nếu còn thèm.

Xu Xoa (kanten):

3 trái táo xắt mỏng
1 nhúm muối
2 chén nước suối
Thạch trắng (agar-agar)
2 chén nước táo ép

Rửa và xắt nhỏ trái cây rồi cho vào nồi với nước và muối. Thêm agar-agar đã làm sẵn (xem chỉ dẫn lượng nước thêm vào trên bao bì). Khuấy đều và đem nấu. Giảm nguồn lửa và nấu liu riu từ hai đến ba phút. Đổ vào khuôn làm xu xoa rồi cho vào tủ lạnh , xu xoa sẽ cứng lại.

Ghi chú: Món này rất ngon gồm chất gélatin thiên nhiên, nhưng phần lớn bệnh nhân tim đều không nên dùng do có cả trái cây và nước trái cây.

Xu xoa có thể làm với nhiều loại trái cây khác nhau như dâu, đào, dưa. Có thể cho thêm nho khô hoặc xích tiểu đậu vào. Rau củ và nước ép rau củ có thể dùng thay thế cho trái cây và nước trái cây.

Gửi bởi: Thelast May 25 2007, 10:23 AM

Thức Uống

Trà cọng bancha: Cho 2 muỗng xúp trà cọng 3 năm đã rang vào trong 1 lít rưỡi nước suối và đem nấu với lửa thấp trong vài phút. Lọc và cho vào bình giữ nóng.

Ghi chú : Trà này được gọi là trà Kukicha, thức uống chính trong phương pháp dưỡng sinh, nó có thể dùng uống vào giữa và sau các bữa ăn hay bất cứ lúc nào khát nước.

Trà gạo lứt rang và kê rang: Rang gạo hoặc kê cho đến khi vàng nâu vỡøi nguồn lửa vừa trong 10 phút hay cho đến khi có mùi thơm là được. Nhớ khuấy đều liên tục để tránh bị cháy khét. Cho 2 đến 3 muỗng trà gạo hoặc kê đã rang vào 1 lít rưởi nước suối rồi đem nấu, giảm lửa và nấu trong 15 phút.

Ghi chú : Kê là loại ngũ cốc làm tăng cường sức cho trái tim.

Các loại trà khác :

Trà lúa mạch (Barley Tea): Vào mùa Hè uống rất tốt, cũng có tác dụng làm giảm sốt.

Trà râu ngô (Corn Silk Tea): Uống rất tốt trong khí hậu nóng, tốt cho thận và tim. (nấu uống tươi).

Trà xích tiểu đậu + gạo lứt + lúa mì + đậu chim: rang riêng, rồi trộn chung tất cả xong đem xay thành bột mịn. Sử dụng như một loại cà phê, dùng uống xen kẽ với trà ban cha. Trong các cửa hàng thực phẩm có bán loại trà cà phê này. Tránh không dùng các loại có chứa mật quả sung vả, mật mía hoặc mật ong.

Trà Mù (Mu Tea): Là một loại trà có tính y học gồm nhiều loại dược thảo quý và có cả nhân sâm. Đặc biệt tốt cho cơ quan sinh dục phụ nữ và những bệnh rối loạn tiêu hóa cũng như dùng để điều trị cho đàn ông. Nhân sâm rất dương, ngoại trừ dùng làm thuốc ít được thấy dùng trong phương pháp dưỡng sinh .

Trà Mận muối (Umeboshi): Trà mận muối có vị ngon chua, nó giúp làm lạnh cơ thể trong mùa hè và chống lại sự thiếu hụt chatá khoáng, mỗi lần dùng 2 hay 3 trái nấu với nước suối với nguồn lửa thấp và ninh trong 30 phút. Có thể cho thêm vài lá tía tô cho có vị thơm. Trà này dùng lạnh trong mùa hè, cũng có thể dùng nóng đừng dùng quá mặn có thể gây khát nước.

Rượu nếp lứt ( Amasake ) :
4 chén nếp lứt
1/2 chén men koji
8 chén nước suối

Rửa sạch, ngâm nếp qua đêm, cho vào nồi áp suất giảm lửa và nấu trong 45 phút. Tắt lửa và cứ để nếp trong nồi như vậy thêm 45 phút nữa. Khi gạo nếp đã nguội hẳn rồi thì trộn men koji vào (trộn bằng tay) và để cho nó lên men trong từ 4 đến 8 tiếng. Trong thời gian để lên men, để nếp trong hũ thủy tinh, phủ với vải ướt và để gần nguồn ấm như lò nướng, bếp hoặc chỗ ấm. Thỉnh thoảng trộn nếp cho lên men đều. Sau thời gian lên men, để nếp vào nồi và đem nấu. Khi có bong bóng xuất hiện, tắt lửa. Để vậy cho nguội, cho vào lọ mang cất trong tủ lạnh.

Ghi chú: Rượu nếp có thể dùng lạnh hoặc nóng là thức uống cho nguồn chất ngọt thiên nhiên từ ngũ cốc, có thể dùng làm bánh, dùng tráng miệng. Để dùng làm thức uống, trước hết đem xay nhuyễn rượu nếp rồi cho vào nồi với chút muối và nước suối với lượng tùy thích. Đem nấu tất cả rồi dùng nóng hoặc nguội.

Bệnh nhân tim có thể thỉnh thoảng dùng rượu nếp hoặc thức uống rượu nếp, nhất là để thỏa mãn cơn thèm đồ ngọt.

Gửi bởi: Thelast May 25 2007, 10:26 AM

PHẦN III - CHĂM SÓC TẠI NHÀ


Những phương thức trị bệnh sau đây dựa trên nền Y học Cổ truyền Đông phương và Y học bình dân. Nền Y học cổ truyền đã sử dụng hàng ngàn năm nay giúp ích lập lại sự cân bằng cho cơ thể do ẩm thực sai lầm và khoảng sống không lành mạnh. Nó chỉ được áp dụng khi bạn thực sự thông hiểu phương pháp. Nếu bạn còn nghi ngờ cách sử dụng, hãy tham khảo kinh nghiệm của một hướng dẫn viên dưỡng sinh hoặc của chuyên viên y khoa để được một lời khuyên đúng đắn.

Trà cọng Bancha: được sử dụng để thúc đẩy sự biến dưỡng cơ thể trong mọi bệnh tật đau yếu. Dùng một muỗng xúp cọng trà nấu nhỏ lửa với một lít nước suối trong 5 phút.

Kem gạo lứt: được dùng khi đau yếu và cần bồi dưỡng thêm năng lượng hoặc trong trường hợp hệ thống tiêu hóa kém. Rang gạo lứt cho vàng. Với một phần gạo cho thêm chút muối và 3 đến 6 phần nước và nấu ít nhất trong hai tiếng đồng hồ. Dùng vải tốt lọc lấy kem gạo, gia vị với một ít mận muối, muối vừng hoặc rong biển.

Cao cơm gạo lứt:

Cao cơm gạo lứt giúp làm giảm nóng xung quanh vùng bị nhiễm khi sưng do nhiễm trùng khi không dùng cao sọ được. Dùng 70% cơm gạo lứt và 30% rau lá tươi với một ít rong nori cho vào cối xay tay. Xay càng nhuyễn càng tốt, nếu đặc dính quá thì cho thêm nước. Đắp cao vào vùng bị nhiễm bệnh. Khi cao nóng thì lấy bỏ đi nếu không sẽ không còn tác dụng. Dùng nước ấm rửa sạch khi áp cao xong.

Cao Kiều mạch (Buckwheat Plaster):

Cao kiều mạch rút được nước và chất lỏng từ các vùng bị sưng viêm trên cơ thể. Trộn bột kiều mạch với bột với nước nóng để thành một khối bột nhão và dính, và thêm vào đó từ 5 đến 10% gừng nạo, đắp lên vùng viêm một lớp dày độ 1,5 cm, dùng gạc buộc lại tránh không làm di chuyển khối bột, có thể đắp lên tất cả cùng trên cơ thể. Cứ mỗi bốn tiếng đồng hồ thì thay lớp mới. Sau khi lấy cao ra bạn có thể nhận thấy nước được thoát qua làn da hoặc vết viêm sưng bắt đầu xẹp dần. Cao kiều mạch thường dùng để chống viêm sưng sau các áp dụng khác hoặc hầu hết là sau hai hay ba ngày.

Trà ngưu bàng: Trà ngưu bàng làm tăng sức sống. Cứ một phần ngưu bàng tươi nạo ra thì thêm 10 phần nước vào. Đem tất cả đem nấu, giảm nguồn lửa và nấu trong 10 phút.

Nước uống Cà rốt +củ cải Daikon: Giúp làm giảm chất mỡ thừa và tống khứ các chất cặn bã trong ruột. Nạo 1 muỗng xúp củ cải daikon tươi và cà rốt nấu với 2 chén nước suối trong từ 5 đến 10 phút với một ít muối hoặc 7 giọt nước tương tamari.

Các loại nước uống củ cải Daikon :

Số 1 : Dùng giảm sốt do tạo mồ hôi. Trộn nửa chén củ cải tươi daikon nạo với một muỗng xúp tương tamari và 1/4muỗng trà gừng nạo. Rót trà bancha nóng vào cho ngập, khuấy đều và uống nóng.

Số 2 : Dùng thông tiểu. Vắt củ cải tươi đã nạo, lấy hai muỗng xúp nước ép củ cải này trộn với 6 muỗng xúp nước nóng, thêm một nhúm muối hay một muỗng trà tương tamari. Đem nấu tất cả và uống, chỉ uống một lần trong mỗi ngày. Tránh dùng liên tục quá ba ngày nếu không có sự theo dõi đặc biệt và cũng không dùng nếu nó không được nấu lên.

Số 3: Giúp làm tan chất mỡ và chất nhờn. Cho một muỗng xúp củ cải nạo daikon tươi và một muỗng trà tương tamari vào trong tách. Rót trà bancha nóng vào cho ngập củ cải và uống. Rất hiệu quả nhất là uống ngay trước khi đi ngủ. Đừng dùng quá 5 ngày ngoại trừ có sự hướng dẫn của hướng đạo dưỡng sinh có kinh nghiệm.

Trà rể Bồ Công Anh: Dùng làm mạnh tim và phục hồichức năng ruột non đồng thời tạo sinh khí. Cho một muỗng trà rễ này vào một chén nước đem nấu, lửa thấp trong 10 phút .

Dentie: Giúp ngăn ngừa tất cả những bệnh răng miệng, cầm máu mọi nơi trên cơ thể bởi tính năng chống giãn nở các mao mạch. Nung trái cà tím, đặc biệt là phần đài cuống phía trên cho đến khi đen. Nghiền thành bột và trộn vaò từ 30 đến 50 phần trăm muối biển rang. Dùng hàng ngày như bột để đánh răng hoặc áp vào những nơi cần cầm máu. Khi chảy máu cam, dùng vải ướt thấm bột dentie nhét vào lổ mũi.

Lá củ cải Daikon khô : Dùng làm ấm cơ thể và trị liệu bệnh về da và bệnh ở bộ phận sinh dục phụ nữ. Phơi lá tươi củ cải daikon trong mát (phơi âm can), tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng, cho đến khi lá có màu nâu và giòn (nếu không có lá khô dùng lá tươi thay thế cũng được). Đem nấu 4 hay 5 bó lá cải khô trong 4 hay 5 lít nước cho đến khi nước có màu nâu. Cho vào một nắm muối và khuấy đều rồi dùng theo các cách sau :

1/ Nhúng vải bông vào nước cải nóng, vắt nhẹ rối áp vào vùng muốn điều trị cho đến khi làn da đỏ hồng lên.

2/ Đối với bệnh ở cơ quan sinh dục của phụ nữ thì dùng nước lá cải có pha muối như trên cho vào trong thùng chậu sao cho khi ngồi vào nước lên đến eo lưng. Phần trên cơ thể còn lại dùng khăn phủ ấm. Ngâm như thế cho đến khi cơ thể ấm lên và bắt đầu ra mồ hôi. Thông thường thì ngâm khoảng 10 phút. Lập lại nếu cần trong hơn 10 ngày. Theo sau ngâm lá cải khô thì tắm vòi với nước trà ban cha ấm+ nửa muỗng cà phê muối biển+ nước ép nửa trái chanh (hoặc dấm gạo cùng một dung tích).

Gửi bởi: Thelast May 25 2007, 10:35 AM

Đắp gạc gừng nóng :

Đắp gạc gừng dùng kích thích lưu thông máu và lưu thông chất nước trong cơ thể, ngoài ra còn làm tan các chất độc tích tụ trong cơ thể, cả các khối u. Lấy một nắm gừng nạo cho vào một túi vải, vắt nước ép gừng vào trong nồi có sẳn 1 lít nước đã đun rất nóng. Đừng đun quá sôi nước đã cho gừng vào rồi nếu không nó sẽ mất đi tác dụng. Nhúng khăn vào nước gừng nóng đó, vắt nhẹ và đắp lên vùng muốn điều trị. Nước gừng cần phải thật nóng nhưng không quá khả năng chịu đựng của cơ thể. Có thể đắp lên trên khăn gừng thêm một khăn khô để giữ hơi nóng. Thay đổi khăn gừng liên tục mỗi khi khăn nguội đi, đắp như thế cho đến khi làn da đỏ hồng lên là được (khoảng từ 15 phút đến 25 phút với người lớn , đối với trẻ con thì từ 5 đến 15 phút tùy tuổi). Đối với các bệnh quá âm, đắp gạc gừng chỉ được áp dụng trong thời gian rất ngắn (từ 3 đến 5 phút là tối đa) để kích thích tuần hoàn mà thôi, nếu lập lại việc đắp gạc gừng quá nhiều lần hoặc đắp với thời gian dài có thể làm bệnh phát triển xấu đi. Xin vui lòng tham hỏi sự hướng dẫn của một hướng dẫn dưỡng sinh có năng lực.

Dầu vừng gừng :

Dùng kích thích chức năng của các mao mạch, tuần hoàn máu và của dây thần kinh. Giảm đau nhức. Trộn nước gừng tươi nạo với cùng một lượng dầu vừng, dùng vải bông thấm dung dịch này rồi chà xát mạnh lên vùng da cần điều trị. Nó còn giúp làm giảm đau đầu, gàu và giúp mọc tóc.

Củ cải daikon nạo:

Dùng giúp sự tiêu hóa, nhất là tiêu hóa chất mỡ, dầu và thức ăn động vật. Nạo củ cải tươi radish (củ cải đỏ hoặc củ cải turnip cũng dùng được nếu không có củ cải radish). Cho một ít giọt tương tamari vào rồi ăn một muỗng xúp, có thể thêm vào một nhúm gừng.

Gửi bởi: Thelast May 25 2007, 10:39 AM

Trà Phổ tai (Kombu):

Giúp máu tốt. Nấu khoảng 8 cm rong kom bu trong một lít nước, lửa thấp trong 10 phút. Hoặc dùng sấy rong phổ tai trong lò nướng ở nhiệt độ 350 F trong từ 10 đến 15 phút cho giòn. Nghiền nhỏ, mỗi lần dùng từ nửa đến một muỗng cà phê bột này cho vào trong nước nóng mà uống.

Thức uống sắn dây (Kuzu):

Dùng giúp tiêu hóa tốt, tạo sinh khí và giảm mệt nhọc. Hòa tan 1 muỗng trà sắn dây trong hai muỗng nước và thêm vào đó 1 chén nước, đem nấu với nguồn lửa vừa, nhớ khuấy đều cho đến khi dung dịch có màu trong suốt. Thêm vào 1 muỗng trà tương tamari và uống nóng. Sắn dây có nơi còn gọi là kudzu.

Cao củ sen :

Dùng hút các chất nhầy trong mũi, cổ họng và viêm phổi. Trộn củ sen tươi đã nạo với từ 10 đến 15 % bột và từ 5 đến 10 % gừng nạo. Trải một lớp dày 1,5 cm lên vải bông và áp thẳng lên da. Giữ như thế trong nhiều giờ hoặc để qua đêm, lập lại mỗi ngày và trong nhiều ngày. Có thể áp gạc gừng trước khi áp củ sen để kích thích tuần hoàn và tan chất nhầy nơi vùng điều trị.

Cao mù tạt:

Cao mù tạt dùng giúp lưu thông chất lỏng trong cơ thể và làm tan chất ứ đọng. Thêm nước vào trong mù tạt khô và khuấy đều. Trải nó lên một lớp khăn giấy rồi gói lại giữa hai lớp khăn bông dày. Áp khăn này vào da cho đến khi da có màu đỏ hồng thì lấy ra. Sau đó lau sạch da với khăn.

Trà xanh Nachi :

Trà xanh Nachi giúp tống khứ chất mỡ động vật và giảm mức cholesterol. Cho nửa muỗng trà vào bình có vòi. Rót một chén nước nóng vào và ngâm trà trong 5 phút. Lọc và uống mỗi ngày một chén.

Món trứng+tuơng (Ranshio):

Ranshio làm mạnh tim và kích thích nhịp đập của tim cũng như sự tuần hoàn máu. Trộn thật đều tròng trắng và đỏ của một cái trứng gà với một muỗng nước tương tamari. Uống từ từ thật chậm. Mỗi ngày chỉ dùng một ranshio và không dùng quá ba ngày. Không dùng trong trường hợp bệnh thuộc dương .

Trà bancha + muối biển:

Dùng làm tan chất đọng ở mũi và vệ sinh vùng âm đạo. Cho vừa đủ muối vào trà bancha ấm (ngang nhiệt độ của cơ thể) sao cho có độ mặn ít hơn một chút so với nước biển. Dùng rửa sâu bên trong mũi hoặc dùng vòi. Trà bancha muối còn dùng để rửa khi có vấn đề ở mắt, đau cổ và giảm mệt nhọc.

Gửi bởi: Thelast May 25 2007, 10:56 AM

Nước muối:

Nước muối lạnh dùng ngâm da khi bị bỏng, trong khi nước muối ấm dùng rửa sạch ruột cùng, âm đạo giúp làm tan chất nhầy ở những vùng này (dùng vòi để rửa). Khi da bị bỏng, lập tức ngâm vùng bị bỏng vào nước muối lạnh cho đến khi hết cảm thấy đau rát. Sau đó thoa lên vết bỏng một lớp dầu thực vật (dầu vừng là tốt nhất) để không cho vết bỏng tiếp xúc với không khí .

Dầu vừng:

Dầu vừng dùng loại bỏ chất ứ đọng ở ruột và loại bỏ chất nước dư thừa. Lấy 1 đến 2 muỗng dầu vừng sống với 1/4 muỗng cà phê gừng và tương tamari để trị dạ dày bị trướng, các chất tích tụ sẽ bị tống khứ ra khỏi ruột. Để loại nước ứ đọng ở mắt. nhỏ 1 hay giọt dầu vừng nguyên chất (loại dầu vừng có màu sẫm). Trước khi nhỏ dầu vừng vào mắt, nấu và lọc dầu qua vải tiệt trùng cho sạch, và để cho thật nguội mới dùng.

Trà nấm sồi Shitake:

Trà nấm sồi dùng làm giảm căng thẳng, tình trạng căng thẳng cũng như giúp làm tan chất mỡ động vật dư thừa trong cơ thể. Ngâm một tai nấm sồi khô đã cắt làm tư, nấu với 2 tách nước trong 20 phút, thêm chút muối hoặc tương tamari. Uống mỗi lần nửa tách.

Trà già bancha+tương tamari:

Dùng trung hòa tình trạng dư axit trong máu, kích thích tuần hoàn máu và làm giảm mệt nhọc. Rót một tách trà già cọng vào với 1 đến 2 muỗng nước tương tamari. Khuấy đều và dùng nóng.

Gửi bởi: Thelast May 25 2007, 10:58 AM

Cao khoai sọ (Albi plaster):

Cao khoai sọ thường dùng sau khi áp gạc gừng, nó rút chất độc ứ đọng ra khỏi cơ thể Khoai sọ loại nhỏ củ tác dụng mạnh hơn loại lớn. Gọt vỏ lông bên ngoài củ và nạo phần trắng bên trong. Trộn vào đó từ 5 đến 10 % gừng nạo. Trải một lớp từ 2 đến 3 cm lên vải bông sạch rồi áp trực tiếp lên da. Thay đổi lớp cao sau 4 tiếng đồng hồ. Sau khi đắp cao làn da có màu nâu chứng tỏ chất carbon và các độc chất khác đã được loại ra qua làn da. Lập lại hai lần đắp cao trong một ngày. Nếu bệnh nhân cảm thấy lạnh do cao thì dùng gạc gừng nóng áp trong 5 phút trước mỗi lần thay cao sọ sẽ tránh được lạnh. Nếu vẫn còn lạnh thì rang muối cho nóng bọc vào khăn vải xong để lên trên lớp cao sọ. Nhớ đừng để bệnh nhân bị nóng quá do áp thêm muối nóng.

Cao Đậu hũ :

Cao đậu hũ dùng để hạ sốt hiệu quả hơn cả túi nước đá. Vắt bớt nước trong đậu hũ tươi, nghiền nhỏ và thêm vào từ 10 đến 20 % bột và 5 % gừng nạo. Trộn đều và áp thẳng lên da và phủ thêm lên trên một khăn mặt. Thay đổi cao hai giờ mỗi lần hoặc khi cao trở nên nóng.

Nước ngâm mận muối (Umeboshi extract):

Nước ngâm mận muối dùng trung hòa chất axit trong máu hoặc tình trạng bị nôn mửa và tiêu chảy. Rót nước nóng hoặc trà bancha vào 1/3 muỗng trà nước cốt mận muối và dùng.

Mận muối (Umeboshi plum):

Mận muối nướng hoặc bột nướng toàn bộ quả mận muối dùng trung hòa tình trạng dư axit và làm giảm các vấn đề ở ruột, gồm cả những ca nhiễm trùng. Lấy nửa trái hoặc một trái mận muối (loại nướng dược tính mạnh hơn loại không nướng), thêm vào một tách trà ban cha. Nếu bạn nướng và nghiền mận muối thành dạng bột thì dùng một muỗng trà bột mận cho vào một tách nước nóng mà dùng.

Trà già +Tương+ Mận muối (Ume-Sho-Bancha):

Món này đặc biệt tốt cho máu và cho hệ tuần hoàn cũng như giúp tiệu hóa. Cho một nửa hoặc một trái mận muối và một muỗng trà nước tương tamari vào tách rồi rót trà già bancha vào dùng nóng. Nếu đau đầu ở phần trước trán dùng cũng rất tốt .

Trà già+Tương+Mận muối và Gừng (Ume-sho-Bancha - Ginger):

Làm tăng tuần hoàn máu. Cách làm như trên nhưng thêm 1/4 muỗng nước ép gừng tươi nạo rồi rót trà bancha vào, khuấy đều vàdùng nóng.

Sắn dây+tương+mậnmuối (Ume-Sho-Kuzu):

Giúp tiêu hóa tốt, lấy lại năng lực cho cơ thể, và điều chỉnh các rối loạn ở ruột. Cách làm như nấu bột sắn dây rồi thêm từ nửa trái cho đến một trái mận muối. Có thể thêm vào đó một ít gừng tươi nạo.

Gửi bởi: Thelast May 26 2007, 08:36 AM

CHƯƠNG 35
Luyện Tập Hơi Thở và Tập Hát


oOo


Các bài thực tập trong bốn chương sau đây rất hữu ích dùng tập để điều chỉnh cả phần thể chất, trí não và tinh thần. Áp dụng được ở mọi nơi, nó giúp ích trực tiếp làm mạnh tim, hệ thống tuần hoàn và các mạch máu. Nếu thích các thông tin khác về phương pháp tập luyện này các bạn có thể đọc thêm quyển The Book Of Do-In (Nhà xuất bản Tokyo Japan 1979).

Thế Ngồi Thẳng Lưng :

Bạn có thể chọn một trong những thế ngồi sau đây, theo hướng lực của Trời xuyên qua cơ thể theo đường thẳng và như thế bạn cũng tạo được một đường thẳng của chính bạn với trung tâm quả Đất.

Thế Ngồi Seiza (quỳ) :

Ngồi thẳng lưng trên đất hay trên sàn nhà cũng được, với các bắp thịt thư giãn nhất là ở hai vai và khủy tay, hai chân gấp lại sao cho hai lòng bàn chân nằm sát dưới mông (ảnh 32), để hở tạo một khoảng trống giữa hai đầu gối và hai tay để lên hai bắp đùi, lòng bàn tay hướng xuống dưới.

Thế ngồi thẳng trên ghế :

Ngồi sát vào ghế có thành tựa phía sau với tư thế thẳng tự nhiên. Hai chân tạo với thân thành một góc 90 độ (xem ảnh 33), tạo một khoảng trống chừng bằng một nắm tay giữa hai đầu gối như ở tư thế ngồi Seiza.

Thế Ngồi Kiết Già (Liên Hoa tọa) :

Ngồi trên đất hay trên sàn, hai bàn chân xếp lại, chân này để lên bắp đùi chân kia và ngược lại. Giữ xương sống thật thẳng bằng cách lót dưới mông một miếng đệm nhỏ dày chừng 10 cm.

Thế ngồi Bán Già :

Cách ngồi như thế ngồi trên nhưng chỉ có một bàn chân gác lên đùi chân kia, bàn chân còn lại để trên sàn .

Sau khi chọn tư thế ngồi rồi thì để lưng bàn tay trái lên lòng bàn tay phải, hai ngón tay cái chạm nhau. Giữ cho mắt mở một nửa hoặc nhắm lại nhẹ nhàng. Hai mắt thư giãn và nhìn vào phía trước một khoảng độ chừng 3 mét, nhìn mông lung không chú ý vào một nơi nào cả.

Kế đến là hơi thở:thở chậm rãi và sâu qua đường mũi, hít chậm và sâu vào vùng bụng dưới, vùng luân xa Hara. Giữ hai thở trong vài giây và phần bụng phía trước hơi phồng ra về phía trước. Rồi thở ra chậm và nhẹ nhàng (Trong cách thở này nếu chưa tập quen không cần phải nín hơi ở chặng giữa). Lập lại cách thở này trong 3 đến 5 phút. Suốt thời gian tập thở thân hình phải ngồi vững chắc và bất động trong mọi hoàn cảnh .

Mục đích của sự tập luyện này là để hợp nhất thể xác, trí não, và tinh thần như là một phần của môi trường xung quanh và đồng thời thiết lập một đức tin vững chắc không gì có thể lay chuyển được trong trật tự vũ trụ. Nó cũng đem lại sự hài hòa cho toàn bộ sự biến dưỡng trong cơ thể, trong đó gồm cả trái tim và hệ thống tuần hoàn.

Gửi bởi: Thelast May 26 2007, 08:38 AM

Nguyên tắc cơ bản của việc luyện hơi thở :

Để thêm vào các bài thực tập về hơi thở nêu trên, phải nói thêm là lợi ích của việc tập hơi thở còn giúp trao đổi nội năng lượng của chúng ta với không khí, môi trường bên ngoài.

Hơi thở là một biểu lộ trạng thái ly tâm Âm giãn nở và trạng thái hướng tâm Dương co thắt, liên tục thông qua không những ở tại hệ thống hô hấp mà còn liên quan mật thiết cùng trái tim và hệ thống máu huyết. Ngoài ra hệ thống thần kinh gồm thần kinh tự động và thần kinh não cũng liên quan mật thiết không kém.

Hơi thở chậm làm ảnh hưởng nhịp tim đập cũng chậm lại, nhiệt độ cơ thể thì có chiều hướng tăng lên một chút. Về phần trí tuệ , hơi thở chậm tạo lập một trạng thái yên bình, tĩnh lặng, sáng suốt cũng như sự đáp ứng nhậy cảm hơn đối với môi trường xung quanh. Trái lại hơi thở nhanh gây nên sự bất định, dễ kích động và dễ thay đổi tình cảm, ngoài ra nó còn tạo nên tính vị kỷ chủ quan, nhận xét vấn đề thiên về hướng vụn vặt, chia chẻ từng phần chứ không đạt được một nhận thức bao quát, đều khắp.

Hơi thở sâu thì đem lại kết quả làm hoạt hóa hệ thống biến dưỡng và làm hòa điệu các hệ thống cũng như các cơ quan trong cơ thể. Thân nhiệt nhờ đó mà được ổn định, tâm hồn thanh thản, tình cảm ổn định, niềm tin vững chắc hơn, và sau rốt là phát triển tình yêu thương. Trái lại với hơi thở nông, nông làm sự biến dưỡng kém, không hài hòa gây nên nhiều sự rối loạn chức năng vật lý, thân nhiệt theo đó cũng thay đổi không đều hòa. Về tinh thần , hơi thở nông còn tạo nên các nỗi lo âu, buồn rầu, nản chí, thường bất mãn đưa đến sự sợ hãi, mất lòng tin, thiếu can đảm, mất trí nhớ và ảo vọng tương lai.

Hơi thở dài đem đến kết quả tốt đẹp cho việc phối hợp giữa sự biến dưỡng và các chức năng khác. Nhiệt độ cơ thể có khuynh hướng ổn định, nói tổng quát hoạt động của các cơ quan đầu chậm lại. Về trí não nó tạo nên sự an bình và thoải mái, lòng kiên nhẩn, sự chịu đựng, tính trầm tĩnh phát triển cũng như làm giảm đi các xúc cảm thái quá. Về phần tinh thần, hơi thở dài xây dựng tính quan sát và nhận thức bao quát hơn cũng như sự hiểu biết thâm sâu hơn. Ký ức và tầm nhìn về tương lai khóang đạt hơn. Trái lại với hơi thở ngắn tạo sự biến dưỡng thúc gấp, không đều. Nhiệt độ cơ thể có khuynh hướng tăng nhẹ. Đối với trí não nó hay làm thay đổi nếp nghỉ, làm giảm đi sự kiên nhẫn và sự chịu đựng và đem đến nỗi bực dọc, tức giận. Về phần tinh thần hơi thở ngắn gây trở ngại việc hài hòa đối với môi trường xung quanh. Tính đối lập, vị kỷ từ đó bị nâng cao và quan điểm dần cạn cợt.

Như thế chúng ta thấy thật là hợp lý để duy trì một hơi thở chậm, sâu và dài hơn là một hơi thở gấp, cạn và ngắn. Từ thể chất, trí tuệ đến tinh thần tùy thuộc vào cách thở mà có thể điều chỉnh được. Tuy nhiên mọi khuyến cáo cho biết là nên giữ một cách tự nhiên cả về tốc độ, độ sâu và độ dài của hơi thở mà không nên có một sự gượng ép nhân tạo hay cố gắng đặc biệt nào trong đó. Ngoài ra hơi thở chậm, sâu, dài còn được phát triển một cách đương nhiên nếu chúng ta thực hành phương pháp tiết thực dưỡng sinh - phương pháp dùng ngũ cốc làm thức ăn chính, thêm thức ăn thảo mộc và rong biển tại địa phương và thực phẩm động vật nếu có thì chỉ dùng thật ít. Chất lỏng, đường, thức ăn ngọt, trái cây, thức sống và nhiều dầu nói chung đều tạo nên hơi thở gấp, cạn cợt và ngắn. Cũng như thế nếu chúng ta dùng một lượng thức ăn quá nhiều hay uống nước quá nhiều đều có khuynh hướng làm tăng tốc độ hơi thở, làm hơi thở nông và ngắn đi. Nhai kỹ thức ăn, dùng lượng thức ăn vừa phải tạo nên hơi thở vững chắc và điều chỉnh được tất cả các tình trạng bất ổn.

Có nhiều phương pháp thực tập cổ truyền nhằm phát triển hơi thở. Ba phương pháp căn bản nhất đều tạo cho trái tim và tuần hoàn tốt, được nêu ra sau đây:

Hô hấp ở vùng Trung Tâm Bụng:

Thực tập hô hấp ở vùng bụng là tập thở chậm và sâu với hoạt động tự nhiên ở vùng luân xa Hara, trung tâm của bụng và cũng là trung tâm năng lượng điện từ quan trọng của cơ thể. Hít hơi vào chậm và sâu, luân xa Hara hấp thu đầy năng lượng và vùng bụng dưới tự nhiên trương giãn về phía trước. Lúc thở ra thì chậm hơn và hơi dài hơn, vùng bụng tự nhiên co lại.

Giữa hai chu kỳ hít vào và thở ra, có thể nín hơi lại vài giây. Hơi thở ra luôn luôn dài hơn hơi thở vào. Tác dụng của cách thở này dùng tăng năng lượng cho thể chất, ổn định trí não và giúp tinh thần vững chắc, tạo khả năng vô hiệu hóa các thay đổi nếu có của môi trường xung quanh. Nó làm tăng thân nhiệt, kích thích sự tiêu hóa và chức năng tuần hoàn của cơ thể, đem đến sức khỏe và sự trường thọ.

Với sự luyện tập này, người ta có thể tập từ từ cho hơi thở ra dài hơn gấp từ hai đến ba lần, thậm chí có khi từ năm đến bảy lần hơi thở vào.

Phương pháp Hô hấp nơi Vùng Tim :

Trong cách luyện tập hơi thở này, cả hơi thở vào và hơi thở ra đều chậm, dài và bằng nhau, tập trung ở vùng trái tim hoặc trung tâm của vùng ngực. Không có nín hơi ở chặng giữa hai hơi thở - Hơi thở phải tự nhiên nhẹ nhàng chậm và dài .

Tác dụng của cách thở này là làm hài hòa nhịp đập của trái tim, lưu thông tốt dòng máu và các chất lỏng trong cơ thể. Nó còn làm phát triển trí não, tình cảm, lòng nhân ái và trí thông minh.

Phương pháp Hô hấp nơi vùng đỉnh đầu :

Hơi thở vào chậm mà sắc, tập trung lên phần giữa đỉnh đầu, đem lại cảm giác cơ thể được nâng lên. Hơi thở vào phải êm dịu và liên tục, càng dài càng tốt và vào cực điểm, bất thình lình hơi thở thoát ra nhẹ nhàng. Hơi thở ra có thể thở bằng miệng. Cách thở này có tốt cho sự tuần hoàn ở đầu, gồm cả trong các bệnh đột quỵ .

Gửi bởi: Thelast May 26 2007, 08:42 AM

Tập Luyện Hát và Phát Âm

Trong việc đàm thoại hàng ngày, chúng ta sử dụng nhiều từ khác nhau và phát âm để diễn đạt ý tưởng. Âm thanh của những từ này rung động và hình thành từ nơi miệng, mũi, vòm cổ họng với sự phối hợp của lưỡi gà, răng, những cử động của các cơ nơi cổ họng, và dây âm thanh cũng như là chuyển động của bộ máy hô hấp. Lực tạo nên sự rung động này, tuy vậy gốc được lấy xuống từ lực Trời qua xoáy tóc ở đỉnh đầu và xuyên xuống quả đất thông qua phần bụng dưới của cơ thể. Khi thể xác và tinh thần chúng ta cùng hài hòa với môi trường xung quanh do sự thực hành đúng đắn hàng ngày trong ẩm thực, suy tư, hoạt động, hô hấp thì âm thanh của các từ ngữ có thể đủ đại diện cho lực của Trời và Đất và giọng diễn đạt có âm hưỡng của thiên nhiên và vũ trụ . Từ ngữ và âm thanh giọng nói cũng là trạng thái sức khỏe, trong sự hài hòa với môi trường xung quanh, đại diện cho tinh thần vũ trụ và đem lại một ảnh hưởng lớn cho chúng ta cũng như những người xung quanh.

Mỗi giọng phát âm khi khi chúng ta dầy đủ sức khỏe chứa đựng cả ý nghĩa và sức lực của chính chúng ta. Nó còn tác động đặc biệt lên thể chất, trí tuệ và tinh thần của chúng ta nữa. Trong các phát âm này với miệng mở ra thì đó là giọng thuộc về Âm, và các phát âm khác với miệng ngậm lại thì đó thuộc Dương. Có nhiều sự khác biệt giữa hai cách phát âm đó. Khi tình trạng thể chất và tinh thần của chúng ta an bình phù hợp với thiên nhiên qua sự thực hành dinh dưỡng chỉ với ngũ cốc và rau củ, thì tiếng phát âm ra trong và rõ. Nếu tình trạng của chúng ta mất hòa điệu với môi trường xung quanh qua sự ăn uống sai lệch, gồm nhiều thực phẩm động vật lớn, giọng phát âm sẽ thô ráp.

Tại Ấn độ và Phương Đông nó chung, những dân chúng từ xưa xếp đặt âm thanh từ bởi tác dụng của nó đối với từng phần của cơ thể. Ví dụ như chữ “I” tác dụng vào dạ dày và vùng giữa cơ thể. Chữ “O” nơi thận và trung tâm phía sau lưng. Chữ “HA” nơi phổi và chức năng hô hấp. Theo lịch sử những âm từ này có thể được hát hoặc phát âm lên để cho các tác dụng khác nhau .

Sau đây là những âm từ phổ biến thường dùng để hát hoặc xướng lên dùng làm cường tráng tình trạng cả thể chất, trí não, tinh thần gồm cả trái tim và hệ thống tuần hoàn. Có thể áp dụng cho riêng cá nhân hoặc cùng với người khác để tăng thêm tác dụng của nó .

Âm SU : Xướng lên và kéo dài âm ‘SU’ mang lại cho chúng ta sự hòa điệu cùng với những người chung quanh và với tất cả các hình thức của sự sống trong vũ trụ . Trong khi xướng lên với hơi thở ra âm “SU” nếu có thể càng kéo dài càng tốt . Lúc ban đầu phát âm phải mạnh và sâu rồi lần lần hạ bớt vào lúc cuối một cách tự nhiên theo với sự giảm bớt của hơi thở. Sau đó lại hít hơi vào và phát âm “SU” lập lại cho lần thở ra kế tiếp. Lập đi lập lại nhiều lần. Việc thực hành xướng ca âm này cũng có thể tập trong sự yên lặng nếu thích và nó cũng có tác dụng tốt không kém.

Âm AUM : Khởi đầu với ‘A’, phát âm với miệng mở ra, tức đại diện cho Vũ Trụ Vô Biên, và với sự rung động thể chất ở phần dưới cơ thể. Âm ‘U’ đại diện cho sự hài hòa và sự rung động thể chất ở phần trên của cơ thể, gồm có trái tim và phía dưới phần đầu. Âm “M” phát âm với miệng khép kín, đại diện cho thế giới vĩnh cửu và rung động thể chất hầu hết vùng chắc đặc, đó là vùng não bộ.

Từ AUM là sự diễn tả toàn bộ vũ trụ và sự rung động của thể chất cũng như của các kinh mạch từ phần dưới lên dến phần trên của cơ thể chúng ta, có tác dụng tích cực làm hoạt hóa lại dòng năng lượng điện từ trong thể chất, trí não và chức năng tinh thần của chúng ta. Âm thanh này ở Tây Tạng là “OM “ đã dược dùng ở Châu Á từ nhiều trăm năm để tạo hoạt động của đời sống cũng như thiết lập sự hiện hữu của con người là một phần trong vũ trụ. Ở Phương Tây, từ “AMEN” và “SHALOM” cũng có tác dụng tương tự và cũng có thể được xướng hát lên để tốt cho sức khỏe và sự hòa điệu ở hầu hết các mức độ.

Gửi bởi: Thelast May 27 2007, 03:05 PM

TẬP LUYỆN THIỀN


Thiền Để Mở Rộng Tình Yêu:

Mục đích của sự luyện tập này là để mở rộng tình thương yêu và xúc cảm trong sự hài hòa giữa con người với con người. Nó cũng giúp làm tan rã những cảm xúc mâu thuẫn và trở ngại trong khi chúng ta tiếp xúc liên hệ với người khác.

Việc luyện tập này có thể thực hành một mình hay với người khác, nếu với hai người thì mắt người này nhìn vào người kia. Nó giúp cho sự lưu thông máu huyết được tốt, tạo ra dòng năng lượng điện từ và những rung động tích cực cho vùng trung tâm ngực. Kết quả làm tăng nhanh lòng yêu thương và những xúc tình hài hòa (Ảnh 34). Để bắt đầu, ngồi ở tư thế thẳng lưng như hình vẽ trên ghế hoặc trên sàn, như vậy dòng lực của Trời và Đất sẽ trôi chảy qua nhẹ nhàng. Giữ cho mắt mở hờ hờ, nhìn mông lung và không cố nhìn rõ một vật nào cả. Dang rộng hai tay như chuẩn bị ôm chầm tất cả mọi vật, để lòng bàn tay mở về phía trên. Tất cả đều thư giãn (Ảnh 35).

Bắt đầu thở ở lồng ngực, đặt biệt là ở vùng trái tim, hơi thở vào nhẹ nhàng và dài hơn hơi thở ra. Cả hai hơi thở đều thở qua miệng nhẹ nhàng, lúc hít vào lồng ngực hơi đưa ra trước, và dường như thân người trượt trong khoảng không. Khi hít vào cũng nhẹ nhàng và cơ thể của bạn trở về vị trí thẳng như cũ.

Tâm trí trong khi tập, bạn nên nghĩ đến một người thân, một người mà bạn hết lòng yêu thương, hoặc lòng yêu thương và hòa hợp với mọi người.

Bệnh nhân tim và có bệnh về tuần hoàn tập luyện thiền theo phương cách này sẽ tạo lại được khỏe mạnh cho hệ thống tuần hoàn. Bạn có thể tưởng tượng như dòng năng lượng điện từ xuất phát từ những nơi xa xăm, các thiên hà, dãy Ngân hà, hệ thống Thái dương, mặt trời, các hành tinh, mặt trăng tuôn xuống với năng lượng quay theo vòng xoắn ốc và xuyên suốt vào cơ thể của bạn để nạp lại năng lượng cho trái tim, máu huyết và phục hồi lại tất cả các cơ quan cùng chức năng của nó. Dòng năng lượng từ vô cực này dần sửa đổi tất cả những sai sót, làm tan đi những bế tắc trong cơ thể. Ngoài ra, hãy tưởng tượng rằng năng lượng của những hạt lúa chín, của đậu, của rau củ trong những cánh đồng và của những rong biển ở đại dương trong các bữa ăn thường ngày của bạn cùng làm hài hòa hai lực Âm và Dương để hoàn trả cho bạn năng lực và sức sống. Một vài sự tưởng tượng khác mà bạn cũng hình dung được như những năng lực nói trên cùng làm hài hòa và xây dựng lại cho bạn toàn bộ từ thể xác, trí não đến tình trạng tinh thần.

Gửi bởi: Thelast May 27 2007, 03:20 PM

Chương37

TẬP LUYỆN LUYỆN THEO PHƯƠNG PHÁP DO-IN

OoO


Phương pháp tập luyện Do-In rất dễ thực hiện hàng ngày, chỉ trong vài phút nó có thể giúp kích thích hoạt động năng lượng điện từ và hoạt hóa chức năng của các cơ quan, các hệ thống của cơ thể. Thông thường nó khởi đầu với cách tự xoa bóp ở những vùng như đầu, mặt, cổ, vai, theo sau đó là ở vùng cánh tay bàn tay, trán, lưng, hai bên mông, rồi cuối cùng là ở thắt lưng, hai chân, bàn chân, và ngón chân. Để tạo được sức khỏe, tất cả những vùng nêu trên đều phải được xoa bóp. Tuy nhiên nơi đây chúng ta chỉ diễn tả vài kỹ thuật đặc biệt tốt cho trái tim và hệ tuần hoàn mà thôi. Để khởi đầu, ngồi ở tư thế Seiza ( ngồi thẳng lưng, hai chân gập vào mông và mông ngồi lên hai lòng bàn chân). Ngồi lên sàn hay trên đất, hai tay để lên vế như đã nói trong chương trên.

Do-In Hai Lỗ Tai :

Tập luyện Do-In Lỗ Tai giúp làm hài hòa các chức năng của toàn bộ hệ thống tuần hoàn và làm liên kết tốt giữa các hệ thống và toàn bộ cơ thể. Nó cũng rất tốt cho thận và cải thiện thính giác.

Bước thứ nhất: Với ngón tay trỏ, tay giữavà ngón đeo nhẫn, ấn xung quanh tai nhiều lần sẽ làm giảm đi các ứ đọng xung quanh tai. Nó cũng giúp làm tăng khả năng thính giác, cải thiện hệ thống cân bằng.

Bước thứ hai: Xoa bóp tai, dùng ngón tay cái, ngón tay trỏ (và cả ngón giữa nếu thích) xoa bóp vòng ngoài vành tai kích thích được sự lưu thông máu và hệ bạch huyết trong cơ thể. Kế đến xoa bóp vòng giữa tai với ngón cái ở phía sau tai và ngón trỏ ở phía trước tai để kích thích hệ thần kinh. Rồi đến phía trong phần lõm của tai để kích thích chức năng tiêu hóa. Trong các quá trình luyện tập này thùy tai cũng phải được bóp mạnh cũng như các vùng khác của tai, để làm giảm đi chất ứ đọng ở các vùng này cũng như ở các vùng liên quan gián tiếp khác trong cơ thể.

Do-In Hai bên Gò Má :

Bài luyện tập này kích thích lưu thông máu qua cơ thể, làm khỏe hệ thống và chức năng hô hấp, làm điều hòa nhịp đập tim. Nó cũng làm tăng nhiệt độ cơ thể.

Bước 1 : Đặt hai lòng bàn tay vào hai má, Lòng bàn ay phải áp vào má phải, lòng bàn tay trái áp vào má trái. Hít thở dài hơi ít nhất là ba lần.

Bước 2 : Chà xát hai má bằng hai lòng bàn tay, chà lên xuống cho đến khi làn da trở nên đỏ hồng.( Ảnh 36)

Gửi bởi: Thelast May 27 2007, 03:21 PM

Do-In hai vai :

Cách luyện tập này làm cải thiện tuần hoàn máu và chức năng tiêu hóa do làm tan đi những ứ đọng trong thể chất và tinh thần, và cũng đem lại tốt cho hoạt động hô hấp. Nó còn giúp làm giảm mệt nhọc do làm giảm đi áp lực tại vùng vai .

Bước 1 :

Đưa vai rút lên phía trên, co các bắp thịt ở vai càng nhiều càng tốt. Bất thình lình buông vai và tay xuống, thả lỏng hoàn toàn. Lập lại 5 lần. Kế đến là nghiêng vai, lấy sức co bên vai nghiêng cao và thả lỏng bên vai thấp. Lập lại từ ba đến năm lần, rồi thay đổi vai (Vai thấp nghiêng lên cao và vai bên cao hạ xuống thấp).

Bước 2 :

Dùng bốn ngón tay đè mạnh và mát xa vai bên đối diện , nhớ nghiêng đầu về phía bên kia. Lập lại với vai bên kia. Nếu cảm thấy cứng vùng vai thì mát xa với một động tác xoay tròn (Xem ảnh 37).

Bước 3 :

Nắm tay lại rồi đánh lên vai đối diện mười hay hai mươi cái. Lập lại cho vai bên kia. Nếu cảm thấy còn cảm giác đau vùng vai thì đấm mạnh và lâu hơn. Đồng thời cũng đấm vào phần trên của cột sống phía sau cổ mười hay hai mươi lần, đấm hơi mạnh tay một chút.

Bước 4 :

Dùng lòng bàn tay nắm phía vai đối diện rồi thở ra vào ba lần sâu và dài hơi. Nếu thích có thể dùng tay nắm lấy vai cùng một bên trong động tác này.

Gửi bởi: Thelast May 27 2007, 03:23 PM

Do-i n phần ngực và phần bụng :

Những bài thực tập sau đây giúp hoạt hóa chức năng của các cơ quan chủ yếu và những tuyến trong thân người, bao gồm cả sự tuần hoàn máu và năng lượng đi qua tất cả các kinh mạch liên hệ với các cơ quan và các hệ thống này.

Bước 1 :

Áp mạnh hai lòng bàn tay vào phần trên của ngực và hít thở sâu từ hai đến ba lần. Rồi áp vào phần dưới của ngực, hít thở sâu từ hai đến ba lần. Kế đến áp vào phần vùng dạ dày, rồi vùng bụng, hít thở từ hai đến ba lần cho mỗi lần áp tay. Ở phần bên hông của thân mình, cũng áp như thế ở phần trên của hông, rồi phần thấp ngang dạ dày, rồi phần hông dưới. Phần ở phía sau lưng thì áp vào phần giữa của vùng thận và cũng hít thở sâu từ hai đến ba lần.

Bước 2 :

Bắt đầu đập nhẹ bằng nắm tay lên toàn bộ vùng ngực, kể cả vùng bên hông xương sườn (xem ảnh 38). Cũng vẫn dùng nắm đấm, đấm nhẹ nhàng vài lần xuống phía dưới phần dạ dày và tiếp tục xuống phía dưới ở vùng ruột già, ruột non, gan, nhớ là đấm luôn cả phần hông khung chậu. Về phía sau lưng thì đập càng lên cao càng tốt, có thể bạn quỳ bằng đầu gối và ưỡn thân mình về phía trước để tập động tác này (nắm tay vòng ra sau và từ phía dưới đập lên trên). Rồi đấm vào phần sau hông, gồm cả phần giữa và dưới của vùng xương sống. Vùng bắp thịt dọc theo hai bên sống lưng, kinh can (kinh mạch của gan) chạy song song dọc sau lưng và sau cùng là đấm vào phần bắp thịt của hai mông.

Bước 3 :

Dùng lòng bàn tay, đè và chà xát khắp phần trước của cơ thể, các phần kinh mạch từ phần xương cổ cho đến đáy khung xương chậu.

Bước 4 :

Xoay vặn người qua trái và qua phải, càng xa càng tốt, hai tay nhịp nhàng và đầu nhìn ra phía trước. Cách tập này làm hoạt hóa và điều hòa dòng năng lượng của tất cả kinh mạch.

Gửi bởi: Thelast May 27 2007, 03:28 PM

Do-In Cánh tay và Bàn Tay :

Cách tập luyện này dùng làm giảm các cặn bả ứ đọng trong dòng máu, mô, bắp thịt và các khớp và kích thích dòng năng lượng liên quan với các kinh mạch, đem lại sự hoạt động hài hòa cho chức năng của tim và sự tuần hoàn, phổi và sự hô hấp, ruột non và sự tiêu hóa và chức năng của các cơ quan khác.

Bước 1 :

Giữ hai tay bình thường xuôi theo hông, lắc tay ra phía trước và phía sau như tạo một vòng tròn, bàn tay mở ra, ngón tay thẳng xuống, lập lại nhiều lần. Kế đến giang hai tay ra ngang vai rồi lắc như trên, càng giang ra xa càng tốt. Rồi đưa hai tay lên cao hơn thành một góc 45 độ và tiếp tục lắc tay. Cuối cùng đưa thẳng tay lên khỏi đầu rồi cũng lắc tay nhiều lần.

Bước 2 :

Khép chặt xương vai, xoa bóp nhẹ nhàng vùng vai này làm giảm đi căng thẳng, rồi xoa lần xuống khủy tay, ấn đè vào những chỗ lõm chung quanh khuỷu tay để làm giảm căng thẳng nơi đây. Xong xoa bóp tiến về phía cổ tay.

Bước 3 :

Dùng bốn ngón tay (có thể cả ngón cái) để bóp mạnh từ vai xuống dần đến cổ tay. Trên đó có các kinh mạch gồm: phế kinh, tâm kinh, kinh tam tiêu, quyết âm tâm bào lạc và kinh tiểu trường (Ảnh 41)

Bước 4 :

Khi đã đến cườm tay, hãy xoa bóp tất cả những chỗ lõm chung quanh cườm tay rồi tiếp tục bóp dọc theo những khớp xương trên lưng bàn tay. Xong tiến đến các ngón tay, dùng ngón cái và ngón trỏ xoa bóp mỗi ngón tay cho ra đến tận mút đầu ngón tay và hai bên cạnh ngón. Lần lượt ấn bóp tất cả các ngón tay, tập chậm và cẩn thận. Điều quan trọng là xoa bóp các đầu ngón, dùng ngón trỏ và ngón cái vặn từng ngón của bàn tay bên kia ra phía trước và phía sau. Kinh tâm tận cùng ở bên trong ngón tay út, nên tập trung xoa bóp ở đây để máu huyết lưu thông được tốt.

Bước 5 :

Kế đến kéo và bẻ các ngón tay để làm tan năng lượng tích tụ ở đây, hoặc đè ép phần giữa các ngón tay, có thể đan chéo hay tay vào nhau rồi ép mạnh liên tục vào nhau. Đặt bàn tay lên đất hoặc sàn, bẻ cong ngón tay lên trên và cố vẫn giữ lòng bàn tay vẫn áp chặc trên sàn. Đó là cách tốt nhất để thử độ mềm dẻo của các mạch máu. Nếu ngón tay có thể cong lên một góc gần 90 độ, thì chứng tỏ các mạch máu rất tốt

Bước 6 :

Ấn mạnh vào tất cả lòng bàn tay theo chiều ngang, ấn và xoay theo vòng tròn. Cần nhớ hai nơi quan trọng nhất là: trung tâm lòng bàn tay và chỗ lõm giữa ngón cái và ngón tro.

Sau khi tập từ bước 1 đến bước 6 cho cánh tay thì lập lại bằng ấy động tác cho tay bên kia .

Bước 7 :

Lắc mạnh nhưng thả lỏng hai tay, lắc xoay cả cánh tay và bàn tay sẽ làm giảm căng thẳng các khớp ở vai, khủy tay và cổ tay.

Ở chân vàbàn chân cũng cần được xoa bóp hàng ngày. Các vùng này thường gây nhiều bệnh của các mạch máu ngoại vi. Nơi bàn chân và ngón chân là vùng cần chú ý luyện tập.

Gửi bởi: Thelast May 27 2007, 03:31 PM

BÀI TẬP KÉO CĂNG VÀ ĐI BỘ

OoO


Kéo Căng Phần Vế :

Bài thực tập này ngăn ngừa sự hóa cứng các động mạch và các khớp. Nó làm giãn bắp đùi, tạo sự linh hoạt cho các cơ bắp và tuần hoàn máu. Nó cũng giúp cho chức năng tiêu hóa, chức năng tiêu hóa và chức năng hô hấp do làm năng động các kinh mạch liên quan.

Nằm thoải mái, mắt nhìn lên trần nhà, co chân phải ngược về phía mông và duỗi thẳng tay lên phía trên đầu (Ảnh 43). Tay trái giang xa ra khỏi hông trái khoảng 6cm, lòng bàn tay ngửa lên trên. Trong tư thế này chân phải chỉ chạm nhẹ mặt sàn. Kế đến thở ra và đè đầu gối xuống mặt sàn, càng chạm sàn nhiều càng tốt và đồng thời duỗi thẳng tay phải lên càng cao càng tốt. Cùng một lúc, duỗi thẳng hết sức tay trái và chân trái xuống phía dưới. Xong giữ tư thế thư giãn nghỉ. Lập lại ba lần rồi đổi bên chân. Trở về tư thế ban đầu và thư giãn hoàn toàn.

Tập Luyện Kinh Mạch Tim (Kinh Tâm) :

Ngồi xếp bằng, hai chân mở ra, đầu gối xếp về phía sàn, hai lòng bàn chân chạm nhau ( Ảnh 44 ). Hai tay nắm các ngón chân, giữ chắc haichân, rồi cúi đầu sao cho trán chạm ngón chân cái. Trong tư thế này, tất cả các khớp đều được thư giãn, hít thở chậm và sâu hai lần. Trong khi hô hấp, năng lượng và máu huyết sẽ lưu thông tốt về phía tim và ruột non.

Nếu một trong hai đầu gối bị vênh lên, áp huyết cũng như triệu chứng bất bình thường đã xảy ra bên đó.

Đi Bộ Trên Đất: Khi chúng ta đi bộ, chúng ta thường chỉ phụ thuộc vào trực giác làm cân bằng - từ trái qua phải hoặc từ trước ra sau. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, chúng ta đều không sử dụng năng lượng tỏa ra từ Trời và Đất cũng như là từ môi trường xung quanh, như thế bước đi của chúng ta sẽ dịu dàng và hiệu quả hơn. Thể chất mất cân đối cùng với những mất cân bằng bên trong và những bệnh tật làm cho những bước đi của chúng ta không được hài hòa với môi trường xung quanh. Thói quen thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân cũng thể hiện ở tính cách bước đi của người đó .

Thân thể con người không mọc lên từ đất, nó trải nằm ngang từ vùng khoang miệng và hành tủy - lên phía trên là đầu và xuống phía dưới thành hình thân mình, tay và chân. Nói cách khác, trung tâm của thân mình thì như nổi trong khoảng không và phần tứ chi, chân và bàn chân bám nhẹ lên trên đất. Trong lúc đi bộ, do vậy chúng ta giữ đứng thân mình của chúng ta, đặc biệt là ở vùng phía dưới, gồm có: vế, mông chân và bàn chân càng nhẹ càng tốt. Trên căn bản chúng ta không phải đi với chân và bàn chân mà nên đi bằng tinh thần của chúng ta .

Chúng ta có thể thực hành đi bộ đúng cách hàng ngày, ít nhất là 10 phút. Hai cách thực hành này rất có tốt cho trái tim và tuần hoàn máu.

Đối với những người có vấn đề về tim mạch thì cẩn thận trong cách tập thứ hai cho đến khi tình trạng đã được cải thiện.

Gửi bởi: Thelast May 27 2007, 04:08 PM

Đi Bộ Thông Thường:

Trước hết giữ thân hình thẳng đứng, tiếp nhận lực của Trời và Đất càng nhiều càng tốt. Mắt nhìn ra phía trước, nhìn ra xa nếu có thể. Xong hô hấp qua mũi tự nhiên, với hơi thở ra dài gấp ba hay năm lần hơi thở vàøo. Giữ hơi thở ra dài hơn là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tập đi bộ hay chạy trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Trong khi đi, giữ phần dạ dày ở trung tâm cơ thể vàø luôn đẩy nó ra phía trước. Phần hai tay nếu bạn không đang mang đồ vàät gì thì buông thõng hai tay vàø cử động nhẹ nhàng tự nhiên ra trước, ra sau. Không nên chú ý vàøo chân vàø bàn chân, để cho bước chân tự nhiên .

Bạn sẽ kinh nghiệm được nếu theo cách thức đi bộ này bạn sẽ đi được xa hơn gấp hai lần bình thường mà vẫn cảm thấy thoải mái vàø bạn có thể linh động xoay người tức thời, ngừng lại hoặc thay đổi tư thế dễ dàng khi cần thiết .

Đi Bộ Nhanh :

Khi bạn muốn đi bộ nhanh hoặc chạy trên một khoảng đường dài, hãy giữ thân thẳng như đã diễn tả ở phần trên để sử dụng được năng lực của Trời vàø Đất cũng như môi trường xung quanh. Hô hấp qua mũi vàø miệng hơi mở ra, với hơi thở ra dài gấp bốn hay năm lần hơi thở vàøo. Trong việc hô hấp này, chính yếu là hơi thở ra, còn hơi thở vàøo chỉ là kết quả của hơi thở ra mà thôi. Giữ cho trung tâm cơ thể cao hơn so với cách tập nói trên, nhất là ở vùng tim. Còn các phần thấp khác của cơ thể phải hoàn toàn thả lỏng.

Khi đi vài cử động nhẹ nhàng ra trước vàø ra sau, hai tay đong đưa tự nhiên theo cử động của hai vai ( Ảnh 45 ) Trong khi đi, trước tiên dồn trọng lượng của cơ thể về một bên, hoặc là bên trái hoặc là bên phải vàø chỉ dùng chân phía bên đó để chịu sức nặng. Sau khoảng 50 hay 100 bước đi, chuyển sức nặng cơ thể về phía bên đối diện. Cứ thay đổi như thế liên tục từ bên này sang bên kia mỗi 50 hay 100 bước. Nếu bạn muốn đi chậm thì thay đổi cứ từ 150 đến 200 bước đi, vàø từ 30 đến 50 bước nếu bạn đi nhanh .

Điều quan trọng là cần tỉnh táo giữ thân hình vàø cử động cho đúng cách, tuy nhiên dù dáng điệu không được chuẩn lắm mà luôn giữ được tinh thần trống rổng thì cơ thể sẽ khỏe vàø không bị mệt dù phải đi một đoạn đường xa.

HẾT

Gửi bởi: Tamphat Dec 7 2007, 09:05 PM

Nhung bai viet rat dang qui. Cam on bac Thelast

Gửi bởi: phamtu Jul 24 2010, 07:56 AM

cam on bac...that tuyet doc duoc bai nay

Gửi bởi: dtnsfs May 31 2011, 12:30 PM

Chân thành cảm ơn Bác TheLast ...

Trần Dũng

Gửi bởi: buffett Aug 18 2014, 04:24 PM

Chưa đọc, chỉ mới COPY qua file Word thôi.
Dù sao cũng cảm ơn bác TheLast.
Nhưng sao lại TheLast nhĩ? Chiếc Lá Cuối Cùng chăng ???

Sản xuất bởi Invision Power Board (http://www.invisionboard.com)
© Invision Power Services (http://www.invisionpower.com)