Ikêbana: Thiên nhiên, con người, nghệ thuật |
Ikêbana: Thiên nhiên, con người, nghệ thuật |
Jul 10 2007, 02:08 PM
Bài viết
#1
|
|
Bạn của mọi người Nhóm: Administrators Bài viết: 18,536 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 |
Ikêbana: Thiên nhiên, con người, nghệ thuật Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản - Ikêbana gần đây phổ cập rộng rãi khắp thế giới. Tiếc rằng sự phổ biến đó chủ yếu chỉ mới ở mức tìm hiểu hời hợt bên ngoài một hiện tượng vô cùng độc đáo của nền văn hóa Nhật Bản này. Do thiếu hiểu biết về những qui luật cơ bản của nó, đồng thời lắm lối cắm hoa hiện đại nhằm trang hoàng cho nhà ở, cơ quan, nơi công cộng có vẻ như thực hiện quá dễ dàng, đã làm nảy sinh quan niệm lệch lạc rằng nghệ thuật này chỉ dùng để trang trí và chẳng phải mất công suy tư gì cả. Trong khi đó, đối với người dân Nhật Bản, hoa lá cùng với các loại cây cỏ khác dùng trong Ikêbana không khác gì đất sét hay đá cho nhà điêu khắc, màu vẽ cho người họa sĩ. Tuy thời gian tồn tại ngắn ngủi nhưng tác phẩm cắm hoa, giống như tác phẩm của các loại hình nghệ thuật khác, cũng có khả năng thể hiện cả những quan điểm triết học phức tạp và sắc độ muôn hình muôn vẻ của tình cảm con người. Sau đây là bát hoa của một số trường phái Ikabana tiêu biểu của Nhật Bản Ảnh dưới là bát hoa của trường phái Shogestu: Shuji Ikeda, trường phái Ikenobo: Shuijo Fujimoto, trường phái Ohara: Michiko Hosoda, trường phái Atarame: Sakae Sakaki, trường phái Enshu Isshin Shuatan Chen, trường phái Enshu Isshin |
|
|
Jul 10 2007, 08:17 PM
Bài viết
#2
|
|
Bạn của mọi người Nhóm: Administrators Bài viết: 18,536 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 |
Helen Tan, trường phái wafu Yorei Akiyama, trường phái wafu Trường phái Misho Trong một văn bản cổ nhất mà chúng ta có được về nghệ thuật Ikêbana (“Xenđenxyô”, 1536) có viết: “Ikêbana không tồn tại một cách độc lập, không tự nó có để mà có, mà là một mắt xích trong toàn thể vũ trụ, bộ phận này có muôn vàn mối liên hệ với bộ phận khác”. Nguồn gốc Ikêbana ra đời từ đạo Phật, lúc đầu đây chính là nghi lễ dâng hoa Đức Phật. Một số truyền thuyết kể rằng Đức Phật Thích-ca-mâu-ni sau mỗi lần thuyết pháp lại được Phật tử dâng cúng hoa để tỏ lòng tôn kính và ngưỡng mộ. Nghi thức ấy hình thành qua năm tháng và phổ biến khắp thế giới Phật giáo. Người dân Nhật Bản dễ dàng tiếp thu tập quán này bởi trong nghi lễ của Thần đạo (tôn giáo dân tộc của Nhật Bản) tồn tại trước đạo Phật ở Nhật cũng có tục dâng cúng các loại cây cỏ xanh quanh năm được coi là thiêng liêng cho các vị thần linh. Trong tục dâng hoa lên Đức Phật, trước hết mang tính chất tượng trưng được gọi bằng tiếng Nhật “Kughê”, người ta dùng nụ, hoa và lá sen, loại cây thiêng của Phật tử, làm vật dâng cúng. Người đầu tiên mang những tin tức đáng tin cậy về tục dâng hoa vào nước Nhật là hòa thượng Xenmu (TK. VII) đã từng sang lục địa để nghiên cứu đạo Phật và văn hóa Trung Quốc. Trong một số di cảo của hòa thượng Xenmu còn lưu lại với chúng ta, đã gặp những chỉ dẫn cần phải cắm hoa như thế nào để thể hiện sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên. Hòa thượng đã đưa nguyên tắc Tam tài (thiên, địa, nhân) vào cách cắm hoa Nhật Bản, trong đó một bông hoa có cuống dài (thiên) cắm ở chính giữa, hai bông cuống ngắn hơn nằm ở hai bên. Tam tài là khái niệm rất cơ bản trong nhiều hệ thống triết học tôn giáo. Trong đạo Phật đó là Tam bảo: Phật - Pháp - Tăng (Đức Phật, giáo Pháp của Đức Phật và cộng đồng tăng ni). Theo Thần đạo, nguồn gốc của vạn vật là hai yếu tố cơ bản nam tính và nữ tính luôn luôn gắn bó không tách rời với yếu tố thứ ba tượng trưng cho vũ trụ. Các bậc “thánh nhân” cổ Trung Hoa lấy hình tam giác làm cơ sở cho cách cắm hoa vì họ cho rằng trong hình này chứa đựng bản chất của vạn vật, của vũ trụ bao la. Về sau triết lí Nho giáo tổng kết ý tưởng này như sau: “Trời là linh hồn của vạn vật; Đất là nguồn sống để cho mọi vật mang hình hài của chúng; Người là cái đạo làm cho vạn vật trở nên sinh động”. Tuy nhiên phải mất vài thế kỉ trôi qua mới đến lúc ra đời nghệ thuật Ikêbana, nhưng những nguyên tắc do Xenmu đề xướng vẫn trở thành cơ sở cho nghệ thuật này. Vào thế kỉ X, Tịnh độ tông - một tông phái Phật giáo (cõi thanh tịnh) rất thịnh hành ở Nhật Bản. Tông phái này tôn thờ Đức Phật A-di-đà, Đức Phật nơi Tây phương cực lạc. Giới quí tộc cung đình vốn có thị hiếu và tình cảm tao nhã thanh lịch, cố tìm cách tạo dựng cõi Phật A-di-đà trên trần thế. Người ta xây dựng những ngôi chùa muôn gian tráng lệ, có nội thất trang hoàng lộng lẫy, tạo nên phong cảnh công viên được suy tính thiết kế tỉ mỉ. Toàn bộ các giống cây xanh thời đó, để thể hiện khẩu vị của tầng lớp quí phái, đều mang dấu ấn của sự tinh tế, thi vị và hoan lạc. Xu thế đó phản ánh cả trong phong tục “Kughê” lúc ấy đang ngày càng trở nên tự do hơn và thiên về xu hướng trang trí, vì phong tục này không chỉ để cúng dường Đức Phật mà còn phải thể hiện tinh thần cõi Phật A-di-đà được hình dung là một nơi tuyệt đẹp cỏ hoa đầy trời. Thời đó hoa được dùng phổ biến để tô điểm cho nhà cửa giới quí tộc. Thí dụ, trong “Bút kí đầu giường” của Xêyxiônagon (TK. X) miêu tả một bồn hoa lớn xanh da trời với những cành anh đào nở rộ vắt thành tầng qua tay vặn mái hiên, vẽ nên bức tranh mê hồn. Hoa tươi cũng bắt đầu được bày một cách trang trọng trước mặt các nhà thơ danh tiếng trong những buổi bình thơ. Kể từ cuối thế kỉ XIV cuộc thi cắm hoa theo phong thái Kughê bắt đầu được thực hiện hàng năm vào dịp lễ chính Tanabata kỉ niệm câu chuyện tình nên thơ giữa Chức Nữ (sao Vêga) và Ngưu Lang (sao Altayr). Từ giữa thế kỉ XV trở đi, ta có thể coi nghệ thuật cắm hoa là một loại hình nghệ thuật trang trí đặc biệt của Nhật Bản. Hòa thượng Ikênôbô Xenây, trụ trì chùa Bvôckakuđô ở Kiôtô, trở thành người sáng lập trường phái Ikêbana đầu tiên. Từ trường phái này, gọi là trường phái Ikênôbô, đẻ ra phong thái Ricka, thể hiện hình ảnh nghệ thuật triết học lí tưởng của vũ trụ. Trường phái này tuy xuất thân nơi cửa Thiền, nhưng bố cục của nó mang nặng xu hướng thế tục, người ta thường cắm hoa vào dịp cưới xin, sinh nở, con đầy năm hay tiễn các hiệp sĩ Xamurai ra chiến trận. Phong thái Ricka tiếp tục là phong thái chủ đạo trong suốt thế kỉ XVII, vào thời mà đẳng cấp thứ ba, đẳng cấp bình dân bước lên vũ đài lịch sử. Tuy nhiên phong thái này không còn là phương hướng độc tôn trong nghệ thuật cắm hoa thời đó nữa. Phong thái mới xuất hiện ngay từ giữa thế kỉ XVI, do bậc thầy nổi tiếng về nghi thức uống trà Xennô Rikiu (1520-1591) sáng lập. Chuyện kể rằng một lần vào mùa hè, Rikiu cùng ngồi với tướng quân Tôyôtômi Hiđêyôxi trong vườn, cạnh đó có mấy cây rẻ quạt. Tôyôtômi đề nghị đại sư hãy lấy chúng cắm thành một bó hoa lá. Rikiu khi ấy không có lấy một dụng cụ, lọ hoa hay những thứ cần thiết khác. Ông bèn dùng dao cắt mấy bông hoa, buộc chúng vào con dao và ném vào cái thùng gỗ con chứa nước ngay gần bên. Khi mặt nước đã lặng, mọi người nhìn thấy một bố cục hoa tuyệt đẹp với dáng vẻ rất tự nhiên. Thế là ra đời phong thái Naghêirê (“những bông hoa bị ném”) mà thoạt nhìn tưởng như tình cờ. Sự giản dị tự nhiên hài hòa xuyên suốt nghi thức trà đạo nay trở thành cơ sở của phong thái Naghêirê. Mới đầu Naghêirê chưa có những qui tắc đặc biệt để cho đông đảo quần chúng phải răm rắp tuân theo. Bất kì cách phối hợp nào, nếu không thực hiện theo phong thái Ricka, đều được liệt vào Naghêirêbana (“hoa theo phong thái Naghêirê”). Thể thức cắm hoa dần dà đi vào đời sống, được coi như một trong những tiêu chuẩn đánh giá trình độ nữ công gia chánh của phụ nữ, giống như chơi nhạc cụ dân tộc hay nghi thức pha trà. Một chuyện thú vị: Ngay từ nửa đầu thế kỉ XVII, Nhật hoàng Gômitzunô-ô hạ lệnh phải dạy cho các con mình nghệ thuật cắm hoa. Hoàng tử học nghệ thuật cầu kì của Ricka, vì nó hợp với đàn ông hơn, còn công chúa học phong thái Naghêirê nhẹ nhàng, yêu cầu thấp hơn. Sau này không thấy nói gì đến thành công của hoàng tử trong lĩnh vực này, nhưng công chúa Mitxukô thì trở thành một đại sư Naghêirê, nhiều tác phẩm của bà khiến người ta có cảm tưởng như tác phẩm hội họa. Có ba biến thể chính của Naghêirêbana: Xêika, phong thái bất đối xứng với ba cành lá; Naghêirê, lối bố cục cho nghi thức trà đạo, thường chỉ gồm một bông hoa (gọi là Tyabana); Ikêgômi, số lượng hoa lớn cắm một cách tự nhiên không gượng ép trong bình. Trong ba hướng trên, hai xu hướng đầu có ý nghĩa lớn trong phát triển nghệ thuật cắm hoa về sau. Phong thái Xêika (hay Xyôka) kết hợp tính trang trọng của Ricka và tính giản dị của Naghêirê được phổ biến đặc biệt rộng rãi. Vào thế kỉ XVIII lối đọc chữ tượng hình theo âm Trung Quốc được thay thế bằng âm Nhật và xuất hiện từ “Ikêbana” thay cho “Xêika”. Từ này gồm gốc từ “Ikê” liên quan tới ba động từ nghĩa là “đưa vào trật tự”, “sống, tồn tại”, “giúp cho vật gì đó có dáng vẻ riêng”, và danh từ “bana” nghĩa là “hoa”. Mọi ý định dịch nghĩa như “giúp cho hoa tự phô mình”, “những bông hoa đang sống”, “làm sống lại những bông hoa”, “cuộc đời thứ hai của hoa”, đều không truyền đạt nổi toàn bộ tính phức tạp và súc tích của từ này. Do không thể dịch từng từ và hoàn toàn chính xác, cho nên lối nói bóng gió, ẩn ý là dễ hiểu nhất: ai biết cách cảm nhận và khám phá nó, người đó sẽ có khả năng nhìn thấy trong lối cắm hoa những ý nghĩ thầm kín vốn có trong bất kì tác phẩm nghệ thuật chân chính nào. Ngay người Nhật cũng không cần giải quyết vấn đề này, bởi Ikêbana đối với họ cũng là một dạng sáng tạo nghệ thuật có quyền sánh ngang với hội họa, thư pháp, thi ca, còn tính chất không thể nói nên lời, giàu ngụ ý, liên tưởng là đặc điểm của toàn bộ cấu trúc nghệ thuật Nhật Bản. Trường phái Ơhara hình thành ngay vào đầu thế kỉ XX. Đại sư Unxi, bậc thầy Ơhara không chỉ tìm cách sử dụng hoa châu Âu mà còn khôi phục lại lối cắm hoa cổ xưa trong các âu, đĩa dẹt thấp. Muốn cho hoa lá đứng được trong những vật đựng như vậy phải có kiểu bàn chông đặc biệt, người ta ta phát minh ra cái “kenzan” (bàn chông cắm hoa bằng kim loại) và từ đây phong thái mới phổ biến rộng rãi chưa từng thấy, gọi là Môribana (“hoa kết chùm”). Phong thái này được lấy làm cơ sở cho trường phái Xôghetxu (“Trăng và cỏ”) do Xôphu Têxigahara sáng lập vào những năm 20 của thế kỉ chúng ta. Bậc thầy trẻ tuổi này là người đầu tiên khởi xướng sử dụng những chất liệu bất ngờ như lông chim, sợi len, nguyên khúc thân cây, và tạo nên những bố cục lớn có khả năng “giữ lại” không gian của một nội thất lớn. Lối bố cục của trường phái Xôghetxu ngay từ đầu đã nổi bật ở tính biểu cảm sâu sắc và cực kì đa dạng. Ngày nay ở Nhật Bản có rất nhiều trường phái (chiếm vị trí hàng đầu vẫn là trường phái Ikêbana, Ơhara, Xôghetxu). Mỗi trường phái có những nét chung. Chẳng hạn, chung cho tất cả là hai phong thái cơ bản: Môribana (cắm hoa trong đĩa dẹt có bàn chông) và Naghêirê (cắm hoa trong lọ đứng). Nét chung không đổi nữa là cảm xúc hiểu biết sâu sắc vốn có của người dân Nhật Bản đối với hiện tượng thế giới xung quanh. Chúng tôi đọc được của nhà văn Tôkutômi Pôka lời quả quyết rằng con người trong thế giới hiện nay quan hệ với thiên nhiên qua hàng ngàn sợi chỉ mỏng manh. “Ngoài vườn mọc lên một khóm hoa nhài. Những bông hoa tỏa hương thơm ngát nở rộ vào đêm tháng Năm tối trời khuya khoắt. Và điều này rất hợp với tính cách của ông bà chủ nhà, họ vốn là những người ít lời. Phía sau cây mận có một cây con (coupmuara) tươi đẹp. Vòm lá xanh um của nó bốc mãi lên cao và tựa hồ như thúc dục mọi người: Hãy hoàn thiện như tôi đây này!”. Muốn tiếp thu Ikêbana không chỉ đòi hỏi có óc quan sát, thị hiếu lành mạnh và yêu hoa mà còn phải có hiểu biết những quy tắc cơ bản của nghệ thuật này. Phân tích những yếu tố làm nên tác phẩm Ikêbana (đường nét, hình dáng, cấu trúc không gian, xử lí màu sắc, chọn bình lọ) có giá trị nghệ thuật và ý nghĩa lớn. Không được phân tích yếu tố theo kiểu chẻ sợi tóc làm tư, mà trái lại phải tạo điều kiện cảm thụ tác phẩm dưới dạng tổng thể một cách tinh tế hơn, thi vị hơn. Và mặc dù lối cắm hoa ngày nay đã khác xa với ý nghĩa huyền bị nguyên thủy của nghệ thuật này, trong chúng ta vẫn tồn tại tinh thần thống nhất giữa Con Người và Thiên Nhiên, được nhấn mạnh thêm bởi năng lực sáng tạo của người nghệ sĩ. Một tác phẩm Ikêbana chân chính phải gợi lên được niềm vui, xúc động giống như một tác phẩm của loại hình nghệ thuật “chân chính”, để khi ngắm nó, như bậc thầy Ikênôbô Xennyô viết (TK. XV): “Chỉ trong khoảnh khắc có thể cảm nhận được sự bao la bí ẩn của muôn vàn đổi thay”. Xin kể một chuyện xảy ra vào chuyến đi thăm Moskva của Xôphu Têxigahara năm 1968. Trong buổi gặp gỡ với những người dân Moskva yêu thích nghệ thuật Ikêbana, nghệ sĩ bậc thầy cầm lấy một cây cúc rất đẹp có hoa trắng cỡ trung bình, suy nghĩ giây lâu rồi bất đồ nhanh tay vặt trụi hết các hoa, chỉ để lại một nụ. Cả gian phòng bất giác ồn lên. Đến cành thứ hai cũng thế. Hai nụ hoa được gắn lên bàn chông, còn những hoa cắt ra được bày ở dưới, bên cạnh chân. Bậc thầy chỉ nói mỗi một câu: “Vầng trăng sáng” và tất cả những người có mặt lập tức nhìn thấy không chỉ lối cắm hoa gây hiệu quả, mà cả hình ảnh đích thực rất mực nên thơ của ánh trăng, đêm trăng. Nghệ thuật Ikêbana mang nhiều ý nghĩa, nhiều khía cạnh. Đối với người dân Nhật Bản nó gắn bó một cách truyền thống với những khái niệm mĩ học - triết lí sâu xa, chứa đựng chất tinh thần đặc biệt. Còn ý kiến cho rằng các bậc thầy Ikêbana đối xử dã man với cỏ hoa thật chẳng đúng chút nào. Những cái bị cắt ra, bị lấy đi khỏi cành hay nhánh cây quả đúng là thừa; cái còn lại là cái đẹp nhất, diễn cảm nhất và có một không hai. Cho nên một người am hiểu bản chất của Ikêbana không bao giờ bẻ phí một cành cây, không dẫm đạp lên hoa. Đối với những đại diện văn minh phương Tây, nghệ thuật Ikêbana chỉ hấp dẫn họ và được hiểu ở khía cạnh thuần túy trang trí, nhưng bất luận trường hợp nào, nghệ thuật ấy cũng ban cho ta diễm phúc được gặp gỡ với cái Đẹp.[/size] Kim Liên - 1988 Nguyễn Trung dịch -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
Jul 16 2007, 07:51 PM
Bài viết
#3
|
|
Bạn của mọi người Nhóm: Administrators Bài viết: 18,536 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 |
Một số bài tập cắm hoa nghệ thuật ngày tôi đi dạy cắm hoa nghệ thuật tại nhà Văn Hoá Thanh Niên (1990); quả thực người Nhật có khả năng chụp lại được những bức ảnh cắm hoa nghệ thuật thật đẹp lạ lùng (cảm nhận về không gian ba chiều rất rõ), trong khi đó chúng tôi cắm hoa dù có thấy đẹp và xúc động vô cùng, nhưng không tài nào "chuyển" được thành những bức ảnh đẹp...(thấy chỉ dường như có hai chiều không gian vậy!). sau đây là vài bức ảnh tuyển chọn từ những buổi dạy học, khi Hà Nội chưa có ai biết thế nào là cắm hoa nghệ thuật... chưa có một quyển sách nào về đề tài này ở Hà Nội:
Hai trong 3 bức ảnh này đã được đăng trong báo "Người Hà Nội" - số 21, ngày 26 - 8 - 1990 Ngày nay nhiều người đã cắm được những bình hoa rất đặc sắc, độc đáo, và gây xúc động... nhưng chúng tôi cũng chưa có dịp nào được chiêm ngưỡng... mong có bạn nào thấy được những bức ảnh đẹp về hoa, sưu tầm và đưa lên trang web này... Tết năm 2007 tôi cũng sáng tạo ra vài kiểu cắm hoa mà chả thấy ai cắm thế bao giờ... những loại rau như xà lách... tết đến... những thứ rau củ, quả mầu sắc của chúng rất đẹp... thế là tôi thả bát nào hoa, nào lá, nào rau thơm, rau mùi... xanh đỏ trắng tím vàng... bắt mắt trẻ con trong nhà; Bé Ngọc cứ cười mãi về những bát hoa như vậy, giá của chúng rất rẻ: tôi đi xin những bông hoa rụng của các bà bán hoa đem vứt vào góc ... chỉ có ông cháu trai tỏ ra thích những bình hoa như vậy nhất nhà... -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
Jul 16 2007, 09:02 PM
Bài viết
#4
|
|
Bạn của mọi người Nhóm: Administrators Bài viết: 18,536 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 |
Giới thiệu một số mẫu Ikebana:
-------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
Jul 16 2007, 10:01 PM
Bài viết
#5
|
|
Advanced Member Nhóm: Members Bài viết: 51 Gia nhập vào: 20-June 07 Thành viên thứ.: 33 |
Chị Trâm ơi, nghệ thuật cắm hoa này thật sự đẹp quá. Em bị xúc động vì nó rồi.
|
|
|
Jul 17 2007, 12:38 PM
Bài viết
#6
|
|
Advanced Member Nhóm: Members Bài viết: 423 Gia nhập vào: 13-April 07 Từ: HCMC Thành viên thứ.: 14 |
Trời ơi....iiii,không có từ nào để diễn tả.
e muốn bay đi đâu đó.... để học cắm hoa như chị Trâm nói lúc đầu ấy! |
|
|
Feb 23 2009, 08:14 PM
Bài viết
#7
|
|
Newbie Nhóm: Members Bài viết: 1 Gia nhập vào: 16-February 09 Thành viên thứ.: 2,026 |
Trời ơi....iiii,không có từ nào để diễn tả. e muốn bay đi đâu đó.... để học cắm hoa như chị Trâm nói lúc đầu ấy! Xin mời các bạn mở đường link dưới đây nói về cuộc triển lãm về cuộc gặp gỡ giữa Ikebana và hội họa do một nghệ sĩ Việt Kiều tổ chức sau Tết Kỉ Sửu tại Hà Nội. http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200...0223145902.aspx |
|
|
Feb 24 2009, 03:44 PM
Bài viết
#8
|
|
Bạn của mọi người Nhóm: Administrators Bài viết: 18,536 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 |
Xin mời các bạn mở đường link dưới đây nói về cuộc triển lãm về cuộc gặp gỡ giữa Ikebana và hội họa do một nghệ sĩ Việt Kiều tổ chức sau Tết Kỉ Sửu tại Hà Nội. http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200...0223145902.aspx Sao tôi không mở ra được nhỉ?cái đường link gíới thiệu ở trên ấy -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
Feb 25 2009, 10:08 AM
Bài viết
#9
|
|
Advanced Member Nhóm: Members Bài viết: 104 Gia nhập vào: 28-December 08 Thành viên thứ.: 1,491 |
Oèo ơi
HOa đe ̣ p kinh |
|
|
Mar 20 2012, 05:14 PM
Bài viết
#10
|
|
Bạn của mọi người Nhóm: Administrators Bài viết: 18,536 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 |
Thấy các sư cô ở Thiền Tự Hiện Quang cắm hoa khá đẹp ở ban thờ Phật... nhưng chưa thấu về âm và dương cũng như là phong cách cắm hoa nghệ thuật Ikebana, cho nên nó chưa tuyệt mỹ...thế là một lần nữa được dịp phô diễn môn nghệ thuật này ... bao nhiêu năm "không hề đụng tới"....
-------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 12th November 2024 - 11:50 AM |