IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

3 Trang V   1 2 3 >  
Reply to this topicStart new topic
> THÔNG ĐIỆP CỦA NHỮNG NGƯỜI ANH CẢ
Diệu Minh
bài Aug 9 2009, 05:37 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,918
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Alan Ereira

Thông điệp của những người anh

Dịch giả : Nguyên Phong

Bạn có thể vào trang website này thì đọc dễ dàng hơn:

http://74.125.153.132/search?q=cache:DDlH0...=clnk&gl=vn

LDG: Tháng 10 vừa qua, đài BBC tại Luân Đôn và PBS tại Hoa Kỳ đã cho phát hình một tài liệu đặc biệt ghi nhận nếp sống của một bộ lạc thiểu số tại Nam Mỹ . Cuốn phim này đã gây chấn động dư luận thế giới và hiện là một đề tài đưọc bàn cãi rất nhiều trong giới khảo cổ , môi sinh và nhân chủng học . Lần đầu tiên được trình chiếu trong kỳ Đại Hội Tôn Giáo hoàn cầu tổ chức tại Chicago , nó đã gây một xúc động lớn cho toàn thể cử tọa . Chúng tôi ghi nhận lại đây bài thuyết trình ‘ Elder Brother’s Warning ’ của ký giả Alan Ereira để bạn đọc cùng suy gẫm .

--------------
Từ ngàn xưa, nhân loại đã có những nền văn minh lớn. Những nền văn mình đã tạo ra những kiến trúc vĩ đại như Kim Tự Tháp, Vườn treo Babylon, Vạn Lý Trường Thành v..v..Tuy nhiên dù phát triển đến đâu chăng nữa , nền văn minh nào cũng chiụ sự chi phối của luật vô thường , nay còn mai mất, cái gì cực thịnh thì cũng có lúc suy tàn . Lịch sử đã chứng minh điều đó một cách hiển nhiên vì ngày nay không mấy ai nhắc nhở gì đến những nền văn minh cổ xưa đó nữa ngọai trừ những giai đoạn rời rạc , pha trộn nhiều hư cấu khó tin .
Nói đến Kim Tự Tháp , người ta thường nghĩ đến những Kim Tự Tháp Ai Cập, chứ ít ai nhắc đến những Kim Tự Tháp Nam Mỹ , mặc dù tại đây số Kim Tự Tháp còn nhiều hơn , đặc biệt hơn và bao trùm nhiều bí mật kỳ dị hơn . Có lẽ vì phần lớn Kim Tự Tháp tại Nam Mỹ bị bao phủ bởi rừng rậm, không thuận tiện cho việc nghiên cứu, khảo sát .
Columbia là một quốc gia nằm ở phía Nam Mỹ Châu . Phần lớn lãnh thổ xứ này được bao phủ bởi những khu rừng rậm rạp chưa được khai phá, đặc biệt là các khu rừng quanh rặng Sierra thì gần như còn nguyên vẹn từ mấy ngàn năm nay , không mấy ai đặt chân đến. Đối với dân xứ này thì rặng Sierra vẫn được coi là một nơi chốn linh thiêng chứa đựng nhiều bí mật . Huyền thọai xứ này nói rằng đó là chỗ ở của những bậc Thần linh , có nhiệm vụ che chở cho nhân loại . Vì đỉnh núi lúc nào cũng bị che phủ bỏi những đám mây mù , thêm vào đó khí hậu ẩm ướt quanh năm nên cây cối mọc chằng chịt , khó có ai có thể vượt rừng đến đó được . Năm 1974 , một phi công bay lạc vào phía đông bắc của rặng Sierra và phát hiện một Kim Tự Tháp rất lớn, tọa lạc giữa rừng . Việc khám phá ra Kim Tự Tháp này đã thúc đẩy nhiều phái đoàn khảo cổ của các quốc gia khác kéo nhau đến đây nghiên cứu . Họ kết luận rằng chiếc Kim Tự Tháp xây bằng đá rất công phu này có những đường nét kiến trúc khác hẳn những Kim Tự Tháp khác tại Nam Mỹ ; do đó nó thuộc một nền văn minh riêng biệt nào khác chứ không phải nền văn minh Incas hay Maya . Quanh Kim Tự Tháp là một thành phố bỏ hoang với nhũng hệ thống đường sá được lót bằng đá hết sức công phu. Đặc biệt hơn nữa, quanh thành phố còn có một hệ thống ống cống thoát nước rất hữu hiệu , chứng tỏ người xưa đã hiểu biết rành rọt về vấn đề vệ sinh . Theo các nhà khảo cổ thì thành phố này đã được xây cất trên bảy ngàn năm trước khi nền văn minh Incas và Maya phát triễn, và có lẽ là một trong những nền văn minh cổ nhất ở Nam Mỹ . Nếu thế, lịch sử nền văn minh này như thế nào? Chủng tộc nào đã sống tại đây ? Tại sao họ lại biến mất , không để lại một dấu tích gì trừ chiếc Kim Tự Tháp và hệ thống đường sá tinh vi kia ?
Các nhà nghiên cứu nhận xét rằng dù đã trải qua bảy tám ngàn năm mà hệ thống đường sá vẫn còn rất tốt , không bị hư hại, trong khi hệ thống xa lộ tối tân nhất tại Hoa Kỳ ngày nay nếu không được tu sửa , bảo trì thì chỉ vài chục năm đã hư hại chứ đừng nói đến trăm hay ngàn năm. Dọc theo những con đường lót bằng đá, là những thửa ruộng trồng lúa và khoai , chứng tỏ nền văn minh này chú trọng nhiều về nông nghiệp . Một điểm đặc biệt là mỗi ngã tư đường lại có những tảng đá lớn, khắc ghi những ký hiệu lạ lùng trông như một tấm bản đồ . Bản đồ đường sá hay bản đồ chỉ dẫn điều gì vẫn còn là một câu hỏi lớn . Thông thường các nền văn minh cổ thường để lại nhiều dấu tích hay tài liệu ghi khắc về lịch sử, phong tục ,tập quán , nhưng không hiểu sao tại đây họ không hề tìm thấy một dấu tích đặc biệt gì về nền văn minh này ngoài các tấm bản đồ kỳ lạ kia .
Cách đó không xa ở gần đỉnh núi có một bộ lạc người thiểu số gọi là Kogi sống biệt lập , không giao thiệp với ai . Các nhà khảo cổ đoán rằng có lẽ giống dân Kogi là con cháu của những người đã xây dựng lên Kim Tự Tháp và thành phố với đường sá xây bằng đá này , nhưng họ vẫn không biết vì sao một nền văn minh như vậy lại suy tàn và biến mất , không để lại dấu tích nào ? Vì người Kogi sống biệt lập trên đỉnh Sierra , không tiếp xúc và giao thiệp với ai nên rất ít người biết đến họ . Trong khi những bộ lạc quanh vùng thường giao dịch, trao đổi hàng hoá với những người tỉnh thành , thì người Kogi rất thận trọng và kín đáo , rút lên những vùng núi cao , không tiếp xúc với ai , chỉ giới hạn việc giao thiệp với một vài bộ lạc lân cận mà thôi .
Đầu năm nay, ký giả Alan Ereira , phóng viên đài BBC tại Columbia , nhận được tin bộ lạc Kogi từ lâu không tiếp xúc với ai , đã chấp nhận cho anh được phỏng vấn với điều kiện là anh phải đến tham dự buổi Đại Hội Tôn Giáo thế giới tổ chức tại Chicago vào tháng 9 năm 1993 và công bố một bản Thông Điệp của họ . Ký gỉa Areira đã viết : ‘ Đây là một biến cố đặc biệt . Tại sao bao năm nay không giao thiệp tiếp xúc với ai mà tự nhiên họ lại cho phép tôi được phỏng vấn, quay phim ? Họ muốn gì đây ? Tại sao một bộ lạc sống biệt lập trong vùng rừng sâu núi thẳm , không tiếp xúc với thế giới bên ngoài , lại biết có một Đại Hội Tôn Giáo nhóm họp tại Hoa Kỳ để gởi một Thông Điệp ? Một điều may mắn là tuy người Kogi không liên lạc với ai , rất ít người biết đến ngôn ngữ của họ , nhưng vì họ tiếp xúc giới hạn với vài bộ lạc gần đó , nên chúng tôi đã tìm được một người dân bộ lạc này có thể nói được tiếng Kogi để làm công việc thông dịch.’
Phái đoàn của ký giả Ereira gồm 6 người , 2 ký giả, 1 nhân viên y tế và 3 nhân viên thu hình đã lên đường vào đầu năm 1993 . Trải qua nhiều ngày tháng trèo đèo lội suối, họ đã đến vùng đất của người Kogi nằm sâu trên đỉnh Sierra . Đường vào đây phải vượt qua một vực thẳm rất sâu, chỉ có độc một cây cầu treo bện bằng dây thừng bắc ngang qua bờ vực . Được thông báo trước , một phái đoàn Kogi đã ra đón tiếp trước bờ vực .
Khác với những bộ lạc thiểu số sống trong vùng thường ít mặc quần áo, tất cả những người Kogi đều mặc quần áo dệt bằng sợi màu trắng với tay áo thụng như cánh bướm . Một người lớn tuổi đã bắt đâu bằng một bài diễn văn ngắn :
‘ Chúng tôi là những trưởng lão của dân Kogi , chúng tôi chấp thuận cho phép các ông được đặt chân vào đây trong ba ngày . Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng đây là lần đàu tiên và có lẽ cũng là lần cuối các ông được phép đến đây. Hiển nhiên việc này đã được Hội Đồng Trưởng Lão thảo luận rất kỹ và đồng ý. Chúng tôi là con cháu của một giống dân cổ , một giống dân đã có mặt trên trái đất này từ lâu lắm rồi , trước khi tổ tiên các ông ra đời . Vì chúng tôi có mặt từ trước , chúng tôi tự coi mình là những người anh lớn trong đại gia đình nhân loại , do đó chúng tôi là anh và các ông là em . Theo lệ thường trong gia đình , người anh thay mặt Mẹ Cha để giáo dục, dạy dỗ các em , nhưng chúng tôi biết rằng các em còn trẻ quá, còn hung hăng quá, còn cứng đầu, cứng cổ ngang bướng quá, chưa thể học hỏi được gì , nên trải qua mấy ngàn năm nay , chúng tôi, những người anh, đã quyết định giữ thái độ im lặng . Chúng tôi hy vọng theo thời gian , các em sẽ hiểu biết hơn, trưởng thành hơn và học hỏi được qua những lỗi lầm đã tạo . Tiếc thay thời gian quá nhanh, trải qua bao thế hệ mà các em không những chẳng học hỏi được gì lại còn tiếp tục phá họai gia tài Mẹ Cha để lại , do đó, những người anh lớn bắt buộc phải lên tiếng . Trước khi đi vào chi tiết, chúng tôi cho phép các ông được quan sát nếp sống của chúng tôi, một nếp sống truyền thống đã tiếp diễn mấy ngàn năm không thay đổi . Các ông được tự do nghiên cứu, ghi nhận, quay phim , chụp hình và làm tất cả những gì cần thiết , và sau đó chúng tôi có một Thông Điệp muốn gởi cho thế giới bên ngoài .
Ký giả Ereira ghi nhận : ‘ Thật không thể tưởng tượng được cảm giác lạ lùng của chúng tôi khi vượt qua chiếc cầu treo lơ lửng trên miệng vực thẳm đó để bước chân vào vùng đất của người Kogi . Chúng tôi có cảm tưởng rằng thời gian đã dừng lại hoặc chúng tôi đã đi ngược thời gian để trở về một thời điểm nào đó của lịch sử . Mặc dù thời gian chỉ vỏn vẹn có ba ngày nhưng phái đoàn của chúng tôi đã làm việc không ngừng . Mọi người tùy theo khả năng chuyên môn đã tận dụng thời gian để khảo cứu, ghi nhận . Chuyên viên thu hình đã làm việc không nghỉ , ghi nhận được hơn hai mươi giờ phim ảnh, tài liệu . Chuyên viên y tế đã khám hơn một trăm người và hoàn tất hồ sơ đầy đủ chi tiết về tình trạng sức khỏe của những người dân tại đây . Điều đặc biệt là tuy sống trong một tình trạng có thể tạm gọi là ‘thiếu tiêu chuẩn vệ sinh’ theo quan niệm của những ngưòi ‘văn minh’ như chúng ta nhưng chuyên viên y tế không hề tìm thấy một dấu hiệu nào về bệnh tật cả . Hàm răng của họ rất tốt , ngay cả triệu chứng sâu răng thường thấy tại các bộlạc khác cũng không hề có tại đây . Tôi xin xác nhận rằng tất cả những gì chúng tôi ghi nhận đều được kiểm chứng cẩn thận để bảo đảm tính cách trung thực của nó . Vì thời gian quá ít , chúng tôi chỉ làm được những gì có thể làm và chắc chắn còn nhiều thiếu sót . Tôi được biết có đến hơn hai mươi làng mạc rải rác trên đỉnh Sierra , nhưng chúng tôi chỉ được đến thăm một làng duy nhất mà thôi. Chắc hẳn người Kogi đã có một lý do riêng nào đó nên không muốn chúng tôi đi thăm những nơi khác, nhưng chúng tôi cũng không muốn tò mò tìm hiểu thêm làm gì . Các Trưởng Lão xác nhận rằng họ không giấu giếm chúng tôi điều gì nhưng cũng không muốn sự có mặt của chúng tôi gây xáo trộn đời sống yên lành của những người dân trong vùng .
Điều đặc biệt đầu tiên mà chúng tôi thấy là những người dân Kogi thường sinh hoạt chung . Mỗi khi cần làm việc gì thì mọi người kéo nhau ra làm việc đó một cách rất tự nhiên . Chúng tôi đã chứng kiến việc toàn thể dân chúng trong làng kéo nhau đắp lại con đường bằng đá dẫn vào làng . Họ tự động phân chia ra nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm làm một phần mà không cần phải có người hướng dẫn hay chỉ huy . Vì con đường này nối liền hai làng nên dân cả hai làng kéo nhau ra làm việc một cách hết sức trật tự .
Chúng tôi được biết ngôi làng có một Hội Đồng Trưởng Lão . Những người này thường cầm một chiếc ống nhỏ bằng gỗ , bên trong đựng vôi . Họ cầm một chiếc que xoay qua xoay lại để tán những mảnh đá vôi ra thành bột , thỉnh thoảng lại đưa lên miệng chấm một chút vôi vào đầu lưỡi . Một Trưởng Lão cho biết : chiếc ống vôi tượng trung cho đời sống . Họ luôn tay xoay chiếc ống vôi đó vì đời sống luôn luôn thay đổi , tiếp diễn không ngừng . Đá vôi tượng trưng cho chất liệu của đời sống . Sở dĩ họ nghiền nát những miếng vôi rồi đưa lên miệng vì hành động đó làm cho đời sống trở nên ý nghĩa hơn. Tôi không hiểu rõ nghĩa của câu đó nên yêu cầu ông giải thích thêm . Vị Trưởng Lão đã nói : ‘ Đời sống là một sự mầu nhiệm . Nếu con người biết mài dũa thân và tâm để ý thức đời sống một cách trọn vẹn thì người ta sẽ ý thức được những việc khác phi thường hơn .’
Ký giả Ereira kết luận : ‘ Tôi đã quan sát việc này rất lâu mà không hề giải thích gì hơn. Theo tôi thì có lẽ đây là một phương pháp tỉnh tâm, ý thức hành động của mình , một phương pháp giống như cách thực hành thiền định của ngưòi Á Châu . Việc mài giũa tâm và thân qua hành động xoay xoay chiếc ống vôi nhỏ trên tay là một điều lạ lùng rất khó giải thích .’
Chính giữa làng có một căn nhà rất lớn cất bằng lá cây . Đây là nơi hội họp của dân làng mỗi khi có việc quan trọng . Khác hẳn với những bộ lạc khác, chúng tôi không hề nhìn thấy các biểu tượng Tôn Giáo ,tín ngưỡng gì cả . Căn nhà hoàn toàn trống trơn và rất sạch sẽ . Một vị Trưởng Lão cho biết đây là trung tâm sinh hoạt của làng , mọi việc quan trọng như cưới hỏi, chôn cất, trồng trọt, cày cấy, tiên đoán thời tiết đều được mang ra thảo luận tại đây để lấy quyết định chung . Tất cả mọi người đều có quyền phát biểu ý kiến , không có Tù trưởng hay một ai nắm quyền hành cả . Ký giả Ereira ghi nhận : ‘ Thật là một điều lạ lùng chưa từng thấy . Một bộ lạc không có Tù Trưởng, không có người lãnh đạo , mọi quyết định đều là quyết định chung . Phải chăng đây là một hình thức dân chủ thô sơ nhất và chân chính nhất đã có từ ngàn xưa ? Theo chỗ chúng tôi dò hỏi thì không có một điều gì được làm nếu không có sự đồng ý chung , nhưng quyết định chung ở đây không có nghĩa là đa số trên thiểu số mà là quyết định của toàn thể mọi người (Concensus) . Thật khó có thể tưởng tượng được một bộ lạc sống biệt lập lại có một truyền thống dân chủ đặc biệt như vậy ! Phải chăng nền văn minh cổ xưa ngày trước là một nền văn minh dựa trên căn bản dân chủ ? ’
Đơn vị nhỏ nhất của xã hội Kogi là đơn vị gia đình . Trung bình một gia đình gồm Cha Mẹ và các con nhỏ . Khi trẻ em còn nhỏ chúng được nuôi duỡng bởi Cha Mẹ , phần lớn là người Mẹ trực tiếp nuôi nấng con cái . Nếu có bệnh tật thì các em được đưa đến cho các Trưởng Lão chữa bệnh . Đôi khi các Trưởng Lão cũng bó tay và em nhỏ không thể sống nhưng Cha Mẹ chúng chấp nhận , cho rằng đó là luật thiên nhiên . Nếu sống được đến lúc trưởng thành thì người Kogi có tuổi thọ rất cao , tuổi trung bình của họ là khoảng một trăm hay hơn thế nữa . Một Trưởng Lão cho biết : ‘ Theo quan niệm của chúng tôi thì sống thuận theo thiên nhiên không thể có bệnh . Bệnh tật chỉ là hậu quả của những gì trái với thiên nhiên . Ngoài ra sự tương giao giữa con người với thiên nhiên hết sức mật thiết và khi thiên nhiên bị phá hoại , chắc chắn con ngưòi sẽ bị ảnh hưởng theo , do đó, con người phải biết tìm môi trường thích hợp để sống . Chính vì sống theo với các định luật thiên nhiên mà có đủ thứ bệnh kỳ lạ xảy ra , đây là bằng chứng hiển nhiên rằng con ngưòi chịu ảnh hưởng nhiều về môi trường và cách thức mà họ sinh sống .’ Khi đứa nhỏ đuợc khoảng bảy tuổi thì chúng bắt đầu rời Cha Mẹ để sống với Ông Bà Nội, Ông Bà Ngọai ở cách đó không xa để được giáo dục thêm về cách sống tự lập . Khi đuợc hai mươi mốt tuổi thì đứa nhỏ đi theo các bậc Trưởng lão học hỏi và khi gần ba mươi tuổi mới bắt đầu khởi sự lập gia đình riêng . Người Kogi sống bằng cách canh tác và hái trái cây trong rừng, một lối sống hết sức thô sơ thưòng được gán cho các dân tộc còn man dã . Phương pháp trồng trọt của họ cũng rất giản dị . Họ dùng một cây nhọn để xắn đất, thảy vào đó vài hạt đậu rồi lấp lại . Việc trồng trọt hay gieo hạt được dành cho phái nữ vì người nữ ‘mát tay’ hơn người nam . Một Trưởng Lão cho biết : ‘Chúng tôi vẫn biết có những phương pháp trồng trọt , canh tác khác có thể làm hoa màu nảy sinh rất nhiều , nhưng có nhiều để làm gì ? Gia đình nào thì cũng chỉ ăn ngày ba bửa . Có nhiều sẽ tạo nên tình trạng tham lam , tạo ra nhiều phiền toái vô ích .’ Thiên nhiên đã lo liệu chu toàn thì cứ theo đó mà sống . Các ông hãy nhìn kia , chim chóc không gieo hạt mà thiên nhiên có để cho chúng chết đói đâu ? Các thú rừng khác cũng thế , chả loài nào thiếu ăn cả , vậy tại sao con người phải lo tàng trữ , gia tăng thu hoạch thực phẩm ? Có dư làm rối loạn trật tự thiên nhiên , có nhiều hơn cái mình cần là lấy đi mất phần của người khác hay sinh vật khác, và như thế là vi phạm một định luật căn bản của thiên nhiên và truyền thống sẵn có của dân Kogi . Các ông nên biết người Kogi chỉ sống vừa đủ , hoàn toàn không có gì dư thừa và do đó, tại đây không hề có trộm cướp hay các tệ nạn như các bộ lạc khác .’
Một điểm rất đặc biệt là người Kogi không hề ăn thịt cá . Khác hẳn với các bộ lạc khác, họ không hề săn bắn hay có vũ khí . Truyền thống của họ không hề có vấn đề giết hại bất cứ một sinh vật nào , dù lớn hay nhỏ . Đây là một chi tiết đang làm nhức đầu nhiều nhà nhân chủng học và xã hội học . Từ trước đến nay, các lý thuyết đều cho rằng những bộ lạc dã man đều sinh sống bằng săn bắn và ăn trái cây trong rừng . Việc một bộ lạc không hề có tập tục ăn thịt cá là một là một sự kiện độc đáo , lạ lùng hiếm có và khó giải thích . Người Kogi cho rằng giết hại sinh vật là trái với luật thiên nhiên . Có lẽ vì lý do đó, trong thời gian quay phim, phái đoàn đài BBC đã thấy rất nhiều hươu , nai , thỏ rừng , chồn ,cáo đi qua đi lại trong làng như những gia súc mà không hề sợ hãi . Vì chỉ sống bằng rau cỏ thiên nhiên nên việc học hỏi, nghiên cứu các lá cây có dược tính là một môn học được giảng dạy rất kỹ lưỡng tại đây . Người Kogi cho biết họ có thể sống từ ngày này qua ngày khác bằng cách ngậm một vài lá cây mà thôi , có lẽ vì chỉ ăn rau trái mà họ sống lâu như vậy !
Phái đoàn đã ghi nhận việc một Trưởng Lão dạy dỗ một thanh niên cách ăn uống như sau : ‘ Khi ăn phải nhai thật từ từ , thong thả , phải ý thức từng chút một và tuyệt đối chú tâm vào việc ăn chứ ‘ không đưọc nghĩ đến gì khác.’ Cách ăn uống làm chủ vị giác là bài học vỡ lòng đầu tiên trong phương pháp giáo dục của họ . Truyền thống tại đây không có trường học mà chỉ có cách dạy dỗ khẩu truyền từ Cha Mẹ ,Ông Bà cho con cháu , và từ các bậc Trưởng Lão cho những thanh niên . Cách giáo dục thanh niên tại đây cũng hết sức lạ lùng , có một không hai . Khi được khoảng hai mươi tuổi , thanh niên được gởi đến học hỏi với các bậc Trưởng Lão trong những túp lều đơn sơ hay một hang đá . Tại đây họ sẽ tập ngồi yên quay mặt vào vách tường trong bảy đến chín năm liền . Họ chỉ nhai một ít lá cây , uống một chút nước và chú tâm suy gẫm về những điều được giảng dạy . Mỗi ngày vào giờ giấc nhất định , các bậc Trưởng Lão có nhiệm vụ hướng dẫn sẽ bước vào trao cho họ một đề tài chi đó để suy gẫm .
Ký giả Ereira đã ghi nhận buổi giảng dạy trong một hang đá như sau : Thanh niên ngồi quay mặt vào vách , vị Trưởng Lão bước vào ngồi ở phía sau quan sát thanh niên kia một lúc rồi mới đưa chiếc ống đựng vôi cho thanh niên sử dụng . Ông nói : ‘ Ngươi hãy xoay chiếc ống thật từ từ , thong thả, ý thức từng hành động và biết rằng mọi vật trong thiên nhiên lúc nào cũng thay đổi như chiếc ống đang xoay trong tay ngươi vậy . Ngươi phải biết rằng đời sống vốn quí báu như vôi đựng trong ống , phải biết quý trọng đời sống của mình cũng như của mọi sinh vật . Tất cả hiện diện nơi đây vì một ý nghĩa nhất định chứ không phải tình cờ .’
Trong một hang đá khác, một Trưởng Lão giảng dạy về cách canh tác : ‘ Ngươi phải biết tôn trọng từng gốc cây, từng ngọn cỏ vì cây cỏ cũng có đời sống riêng của nó . Đừng bao giờ nghĩ đến việc chặt một cây mà không nghĩ đến hậu quả mà ngươi sẽ gây ra . Cây cối cho ngươi trái ăn, cho ngươi bóng mát và che chở ngươi khi cần thiết , vậy ngươi phải biết tôn trọng cây cối . Ngươi phải biết vạn vật liên quan với nhau chặt chẽ và ngươi phải ý thức rõ rệt về sự tương quan mật thiết này . Phá hoại trật tự này là phá họai đời sống và phá họai đời sống là tự hủy đó .’
Ký giả Alan Ereira kết luận : ‘ Trong suốt chín năm ngồi quán xét sự liên hệ giữa các sinh vật với nhau, về mối liên quan giữa con ngưòi và con người , người và thú vật, người và rừng cây , người và con suối, mà họ biết tôn trọng thiên nhiên , không giết hại, không ăn thịt cá . Họ biết ý thức sự sống tràn đầy trong thiên nhiên , từ đỉnh núi cao xa to lớn cho đến những côn trùng nhỏ bé , từ những trận mưa đầu mùa đổ nước xuống các dòng suối tươi mát cho đến những hoa thơm cỏ lạ mọc trong các thung lũng . Tâm thức họ tràn đầy các hình ảnh tuyệt vời của thiên nhiên qua các điệu nhạc mà chim chóc hòa tấu, thưởng thức hương thơm của cỏ hoa, rung động với các thay đổi của thời tiết ... điều này phải có một kết quả lạ lùng nào đó vì khi trưởng thành, bước ra khỏi hang đá , con người đó phải là một con ngưòi ý thức rất sâu xa về mình và sự tương quan giữa mình và mọi vật . Khi đó họ trở nên một con người mà theo tập tục của xã hội Kogi là người đã trưởng thành , có thể lập gia đình , có bổn phận với xã hội, hoặc tiếp tục đi theo các bậc Trưởng Lão để học hỏi thêm và trở nên một trong những người này . Danh từ ‘Trưởng Lão’ của người Kogi không hề có nghĩa là người chỉ huy mà chỉ có nghĩa là một người khôn ngoan (wise man) mà thôi .’
Muốn đi theo con đường của các bậc Trưởng Lão , một thanh niên còn phải học hỏi trong nhiều năm . Một trong những phương pháp quan trọng là việc tỉnh tâm để ‘ giao cảm với tâm thức vũ trụ ,’ nhờ đó họ có thể biết được nhiều việc xảy ra trên thế giới mặc dù không rời khỏi phạm vi của đỉnh Sierra . Đa số các Trưởng Lão thường bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày để ngồi yên lặng, giao cảm với thiên nhiên , vì đối với họ việc tỉnh tâm là mục đích chính của đời sống . Các nhu cầu như ăn uống, chỉ là phụ thuộc . Người ta chỉ bỏ ra vài giờ vào rừng hái trái cây, uống nước suối là đủ rồi , nhưng người ta không thể sống mà thiếu ý thức về mình được .
Một vị Trưởng Lão cho biết : ‘ Vũ trụ là một tấm gương lớn , phản ảnh tất cả mọi việc xảy ra trong đó . Biết rung động vởi vũ trụ là biết quán xét tấm gương kia, do đó người ta đâu cần phải đi đâu xa mà cũng biết được những điều cần thiết . Việc ngồi chín năm trong động đá đâu phải chỉ ngồi đó nhai vài lá cây , suy nghĩ vài câu nói, mà đòi hỏi người ta phải nổ lực tìm hiểu về mình , vì biết chính mình là biết được vũ trụ và biết được vũ trụ thì tất hiểu được các định luật thiên nhiên . Đã hiểu được các định luật này một cách sâu xa thì làm sao có thể làm trái vói nó được ? Sở dĩ con người làm việc sai quấy vì họ khôngbiết mình , chỉ sống hời hợt , quay cuồng và dựa trên những giá trị có tính cách giả tạo, những gía trị do tập đoàn tạo ra chứ không phải phát xuất từ những công phu suy gẫm sâu xa . Sống như thế không thể gọi là sống . Đó là sống mà như chết , thân thể tuy sống mà đầu óc đã chết từ lâu rồi ! ’
Đối với người Kogi , việc chết cũng rất giản dị . Khi cảm thấy đã đến lúc phải ra đi , một người già thường tìm vào một hang đá sâu và ngồi yên trong đó chờ chết . Họ không làm đám tang , gia đình than khóc như những bộ lạc khác , mà họ cho rằng đó là một việc bình thường , không có gì đáng quan tâm . Một điểm hết sức đặc biệt nữa của người Kogi là họ không hề có một tín ngưỡng thờ thần linh hay vật tổ như các bộ lạc khác . Truyền thống nơi đây chú trọng trên căn bản tỉnh tâm suy gẫm nên họ đã có những quan niệm hết sức đặc biệt , khác hẳn với những nền văn minh khác tại Nam Mỹ . Theo quan niệm của người Kogi truyền từ đời này qua đời khác thì thuở ban sơ , vũ trụ hoàn toàn trống rỗng, không có mặt trời, mặt trăng, tinh tú hay bất cứ một cái gì và chính cái trống rỗng uyên nguyên đó được gọi là ‘Mẹ Vũ Trụ’ hay Kaluna. Danh từ ‘ Mẹ Vũ Trụ’ không phải một đấng Hóa Công (Creator) mà chỉ là một tâm thức (Mind) , một trạng thái tuyệt đối hoàn hảo của tâm thức .
Một Trưởng Lão đã nói : ‘ Các quan niệm như tinh tú, mặt trời, mặt trăng , đất, nước, gió, lửa từ đâu đến ? Phải chăng từ tâm thức này sinh ra ? Chính tâm thức đó phát sinh ra tư tưởng và khi tư tưởng vận hành , giống như cuộn chỉ xoay từ sợi , mà tất cả mọi vật đều phát sinh . Tóm lại, tất cả đều do tâm tạo . Có tất cả chín thế giới phát sinh từ tâm thức vũ trụ cũng như một người Mẹ sinh ra chín đứa con . Một đứa con có một đặc tính hay sắc thái tiêu biểu bằng các màu sắc khác nhau . Thế giới thứ chín chính là cái thế giới mà hiện nay chúng ta đang sống . Tất cả mọi thế giới đều tuân theo những qui luật nhất định liên quan đến việc sinh ra, lớn lên ,phát triễn rồi chết đi . Đó chính là định luật thiên nhiên không thể thay đổi . Ý thức rõ rệt các định luật này rất quan trọng vì nó là cây cầu tâm thức nối liền chúng ta và các cảnh giới khác và sau cùng với Mẹ Vũ Trụ (Kaluna) . Chính vì ý thức mà người ta biết rằng trái đất này không phải tạo ra riêng cho loài người mà cho tất cả mọi sinh vật khác nữa .’
Ký giả Ereira đã đặt câu hỏi về Kim Tự Tháp và thành phố bỏ hoang với Trưởng Lão người Kogi nhưng họ lắc đầu từ chối không tiết lộ gì về lịch sử của thành phố đó . Mặc dù họ tự nhận là con cháu của những người đã xây cất ra thành phố đó nhưng họ cho biết : ‘ Tại sao các ông cứ quan tâm đến những ký hiệu lạ lùng, những tấm bản đồ bằng đá kia làm chi ? Các ông sẽ không thể hiểu nỗi những ẩn nghĩa đó khi tâm các ông còn xáo trộn . Các tâm hồn non dại, chưa trưởng thành , chưa biết làm chủ mình thường chỉ thích tò mò chạy theo những kỳ lạ , những hão huyền bên ngoài chứ không biết quay vào bên trong để hiểu chính mình . Chỉ khi biết mình thì mới biết đưọc những điều mà Kim Tự Tháp kia được xây cất vào việc gì và những tảng đá kia để chỉ dẫn những gì . Khi xưa tổ tiên của chúng tôi đã biết rõ những điều này nhưng khi con người trở nên tham lam, ích kỷ , giết hại, ăn thịt cá , phá họai trật tự của thiên nhiên thì tổ tiên chúng tôi biết không thể thay đổi gì được . Họ rút vào rừng sâu núi thẳm, chờ đợi những người em sẽ rút tỉa những bài học mà họ phải học , những lỗi lầm mà họ đã gây ra , nhưng tiếc thay đã bao lâu nay hình như chẳng mấy ai học hỏi được điều gì hết ! ’
Sau ba ngày ghi nhận, tiếp xúc và quay phim ; buổi tối hôm ấy , mọi nguời quây quần trong căn nhà chính để nghe một Trưởng Lão tuyên bố về Thông Điệp mà họ muốn gửi cho thế giới . Đó là một ông lão lớn tuổi nhưng còn khỏe . Nhìn hàm răng còn nguyên vẹn, mọi người nghĩ ông lão chỉ vào khoảng sáu mươi là nhiều, nhưng về sau ký giả Ereira được biết vị Trưởng Lão này đã sống trên một trăm năm rồi . Hầu như vị Trưởng Lão nào cũng đều trên một trăm tuổi trở lên cả . Chúng tôi không nhìn thấy những dấu vết già yếu , bệnh tật trên thân thể họ như vẫn thường thấy ở các bộ lạc khác .
Vị Trưởng Lão lên tiếng : ‘ Chúng tôi đã thảo luận rất kỹ về điều chúng tôi muốn nói . Chúng tôi muốn gửi một Thông Điệp cho các em trong gia đình nhân loại . Chúng tôi nói bằng trái tim , những lời nói chân thành nhất rằng hiện nay Nhân loại sắp bước vào một thảm họa rất lớn mà từ trước đến nay chưa hề xảy ra .
Thứ nhất, nhân loại cần biết rằng tất cả chúng ta đều là anh em một nhà , đều là con cùng một Mẹ . Dù chúng ta có màu da khác nhau, mặc quần áo khác nhau , có những truyền thống khác nhau , tuân theo những quan niệm khác nhau , sống trong những điều kiện khác nhau nhưng tất cả chỉ là bề ngoài mà thôi . Bên trong chúng ta đâu hề khác biệt. Khi đói chúng ta đều đói như nhau , lúc khát chúng ta đều khát như nhau , chúng ta đều có cảm giác vui buồn như nhau . Hiển nhiên phải như vậy rồi vì chúng ta đều là con cùng một Mẹ nhưng tiếc là các em đã không chú ý đến điều này vì các em đã quên mất nguồn gốc thiêng liêng của các em rồi .
Sống xa Mẹ đã lâu, các em đã quên hẳn người Mẹ sinh ra các em, săn sóc, che chở, nuôi dưỡng các em . Vì thiếu ý thức, các em đã phá nát gia tài Mẹ Cha để lại , phá hoại một cách không thương tiếc , không một mảy may thương tiếc ! Các anh đây sinh trước, gần Cha Mẹ hơn nên hiểu được lòng Mẹ Cha đang tan nát , đau khổ. Mẹ đã buồn vì các con sinh sau nở muộn đã không biết thương yêu nhau mà trái lại cứ chém giết , hận thù nhau , làm hại lẫn nhau khiến Mẹ Cha khổ sở vô cùng . Không những thế, các em còn dày xéo lên thân thể Mẹ Cha mà không biết rằng các em đang giết hại chính đấng đã sinh ra các em . Các anh biết rõ việc này nên chỉ muốn khuyên các em hãy dừng lại, quan sát và ý thức việc làm hiện nay của các em vì giết hại đấng sinh thành ra mình chính là giết hại chính mình đó .
Mẹ của các em là ai ? Chính là trái đất này . Lòng Mẹ chính là biển cả và trái tim của Mẹ chính là những dãy núi cao có mặt khắp nơi . Này các em, đốt rừng, phá núi , đổ đồ ô uế xuống biển chính là chà đạp lên thân thể của Mẹ đó . Mẹ là nguồn sống chung và con người không thể sống mà không có Mẹ . Nếu trái đất bị hủy hoại thì chúng ta sẽ sống ở đâu ? Đây là một vấn đề hết sức quan trọng và cần xét đoán một cách nghiêm chỉnh . Các anh không biết trong vòng vài năm nữa thế giới sẽ biến đổi như thế nào ? Chắc không lấy gì tốt đẹp lắm đâu nếu các em cứ tiếp tục phá hoại mà không biết bảo trì môi trường sinh sống . Tại sao được thừa hưởng một gia tài tốt đẹp như thế mà chúng ta lại phá hoại nó đi vậy ? Tại sao các em không nghĩ rằng trải qua mấy ngàn năm nay , thế hệ trước đã giữ gìn cẩn thận , đã trân trọng từng tấc đất, từng ngọn suối, từng khóm cây, ngọn cỏ mà ngày nay các em có thể tự hào rằng mình văn minh khi nhân loại và mọi sinh vật mỗi ngày một khổ đau nhiều hơn xưa ? Làm sao có thể nói rằng nhân loại đã tiến bộ khi con người càng ngày càng gia tăng thù hận , chỉ thích gây chiến tranh khắp nơi ? Các anh biết vậy nhưng phải làm sao đây ? Làm sao có thể nói cho các em biết rằng vũ trụ có những định luật vô cùng lớn lao , không thể vi phạm được ? Lòng các anh vô cùng đau đớn vì các anh thấy rằng trái đất đã khô kiệt rồi , mọi sự sống đang lâm nguy và thảm họa diệt vong chỉ còn trong giây lát . Do đó, các anh muốn kêu gọi khẩn thiết rằng hãy thức tỉnh, ngưng ngay những việc có tính cách phá hoại đó lại , nếu không thì trễ quá mất rồi ! ’
Ký giả Ereira ghi nhận : ‘ Thật khó có thể tin rằng những người Kogi lại biết rõ tình trạng phá hoại môi sinh và chiến tranh đang xảy ra trên thế giới hiện nay khi họ không rời phạm vi của đỉnh Sierra . Tuy nhiên điều này có lẽ cũng không sai vì có nhiều bằng chứng rằng môi trường sinh sống của nhân loại đang bước vào một giai đoạn nguy kịch rõ rệt . Một bằng chứng hiển nhiên là lớp tuyết trên đỉnh Sierra trước nay vẫn đóng rất dày mà nay chỉ còn trơ lại một vài mảng mà thôi . Gần đỉnh núi có một hồ nước rất lớn , vốn là nơi lưu trữ nước khi tuyết tan vào mùa hè . Hồ nước này sẽ dổ xuống các sông ngòi , chảy qua những đồng bằng trước khi chảy ra biển . Hiện nay hồ nước này cũng đã gần cạn khô , mực nước tại sông ngòi quanh vùng đều xuống thấp và dân chúng ở vùng đồng bằng đã than là suốt mấy năm nay nạn hạn hán đã hoành hành dữ dội , số lượng thóc lúa thu hoạch được càng ngày càng xuống rất thấp . Khắp nơi trên thế giới , người ta nói về tình trạng nhiệt độ gia tăng (Global Warning) gây ra bởi nạn đốt rừng phá núi , xẻ đường và hậu quả của những ô nhiễm kỹ nghệ . Thêm vào đó biển cả cũng gặp nhiều khó khăn bởi việc các chất cặn bã gia tăng , giết hại các sinh vật, căn bản của đời sống các loài thủy tộc . Thêm vào đó, việc phát triển các kỷ thuật đánh cá tối tân bằng các tấm lưới khổng lồ như lưới vét (Drift Net) của các quốc gia tân tiến đã làm nhiều dân tộc sống ở ven biển gặp nhiều khó khăn về thực phẩm vì chẳng còn có cá để ăn .’
Người ta tiên đoán rằng chỉ vài năm nữa thế giới sẽ lâm vào tình trạng suy kiệt dinh dưỡng . Nạn đói kém sẽ xảy ra khắp nơi , và những quốc gia làm chủ được thực phẩm sẽ là những quốc gia có quyền lực mạnh nhất . Biết rõ nguy nan này , các quốc gia tân tiến đang phát động những căn bản kinh tế, kỹ nghệ mới đặt trên vấn đề môi sinh mà nạn nhân đầu tiên sẽ là các quốc gia kém mở mang, chậm tiến . Chính những quốc gia này sẽ trở thành miếng mồi ngon để các quốc gia tân tiến kéo đến mở mang kỹ nghệ , phóng uế bừa bãi các chất cặn bã , và phá hoại môi sinh . Nhân danh khoa học kỹ thuật, các quốc gia tiên tiến đang cho thuyên chuyển những nhà máy , kỹ nghệ từ xứ họ qua những quốc gia khác dưới những danh nghĩa rất tốt đẹp như hợp tác, phát triển kỹ thuật . Hiển nhiên họ đã ý thức tình trạng phá hoại môi sinh và hậu quả của nó trong quốc gia của họ và quyết định nếu kỹ nghệ là cần thiết thì hậu quả của nó phải xảy ra một nơi nào khác chứ không phải trên lãnh thổ của họ .
Nói một các khác, chính sách ‘thực dân mới’ sẽ không xây dựng trên tình trạng chiếm đất, nhưng sẽ đặt trên căn bản phá hoại môi sinh tại những nơi khác , vì đây là một sự phá họai có tính cách vĩnh viễn , không thể phục hồi . Những quốc gia mà môi sinh bị phá họai sẽ không bao giờ ngóc đầu lên được khi tình trạng thực phẩm thiếu sót vì đất mầu bị phá họai , rừng rậm bị phá hủy , biển cả và đất đai chứa đựng toàn những chất ô nhiễm . Dĩ nhiên dân chúng sẽ bị những bệnh tật kỳ dị không thể chữa , những thứ bệnh có thể gây tổn thương đến yếu tố di truyền và hoàn toàn suy kiệt nhân lực (Oligarchy) bởi các hóa chất kỹ nghệ .
Thế giới ngày nay đang bước vào một khúc quanh lịch sử mà trong đó tình trạng môi sinh sẽ đóng một vai trò thiết yếu , quan trọng . Khi phái đoàn ký gỉa đài BBC rời rặng Sierra vào tháng Hai năm 1993 , những người Kogi đã ân cần nhắn nhủ : "Xin các ông hãy mang Thông Điệp này ra gởi cho thế giới bên ngoài để nhân loại biết rằng tình trạng đã thực sự nguy kịch lắm rồi ! Nếu họ không chịu thức tỉnh thì đợi đến bao giờ nữa đây?"


Nguồn: Buddhismtoday
Được bạn: NHDT đưa lên
vào ngày: 24 tháng 8 năm 2006


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 9 2009, 05:44 PM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,918
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Tôi đã từng được xem một đoạn quay cảnh ở đó, hiện nay chưa biết lùng ra ở đâu để đưa lên mạng cho bà con coi.
Tôi rất thích tài liệu này ở nhiều điểm, trong đó có đoạn nói về các em bé sau 8 tuổi nên cho ở với ông bà nội ngoại để cách ly ái dục của mẹ cha để các em trưởng thành và tự lập sớm ...

Tôi rất mừng là chính tôi lại rơi vào trường hợp như vậy vì tuổi đó tôi đã về ở với ông bà nội để đi sơ tán chống máy bay Mỹ bắn phá Hà Nội...

Nếu chúng ta có duyên được sống ở một nơi như thế và một cộng đồng như thế thì tuyệt nhỉ, tôi rất thích cuộc sống đơn giản của những người này...

Tôi nhìn thấy ai cũng béo khỏe, đầy năng lượng lành thiện... một cuộc sống trong mơ của những người có duyên với Thực dưỡng và tâm linh.
Bạn nào sưu tầm được cái cuộn băng Video thì cho xin với nhá.

Tôi cũng thử tìm lại xem, chú Hồ Văn Em ở 6/12 Đường Trần Não, quận 2 Phường Bình An, điện thoại: 08 38990765; hỏi chú xem ở đâu còn đoạn video đó, tôi được xem từ cách đây hơn chục năm...

Ở Miến tôi thấy cuộc sống đạo của người Miến hơi giống như trong cuộn phim này...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 11 2009, 09:17 PM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,918
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Nếu bạn xem video quay về dân tộc Kogi thì sẽ thấy một đoạn rất là thú vị vì tôi nhìn thấy một người đàn ông thò cái que vào miệng và lại bôi và mài vào cái cục gì giống như là đá vôi?
thì thấy nước bọt của người đàn ông đó khá nhiều kiềm, một điều khác lạ với những bệnh nhân tới nhà tôi "khám bệnh", tôi thường bảo họ nhổ tí nước bọt vào giấy quì để cho họ thấy nước bọt của họ khác hẳn nước bọt của tôi: của họ thì nhiều a xít, của tôi thì nhiều kiềm...

Vấn đề là ở chỗ đó...

Và tôi thấy mầu nước bọt của người đàn ông đó có mầu rất là lý tưởng.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jan 23 2011, 08:02 PM
Bài viết #4


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,918
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://www.baihocthanhcong.com/forum/song-...-minh-hien-nay/

http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/404191/...-len-tieng.html


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jan 23 2011, 08:36 PM
Bài viết #5


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,918
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://chutluulai.net/forums/showthread.php?t=9751


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jan 23 2011, 09:23 PM
Bài viết #6


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,918
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Thăm người Kogi
Posted on January 12, 2011 by yoarts
Thăm người KOGI


Sự khám phá ra bộ lạc Kogi cũng là một sự tình cờ. Năm 1974, một phi công bay lạc trên khu rừng rậm Bắc Sierra, đã phát hiện ở phía dưới, thấp thoáng trong rừng một công trình có hình tương tự như kim tự tháp, nhưng không giống kim tự tháp Ai cập hay các kim tự tháp khác thường thấy ở Nam Mỹ.

Người Kogi là ai ?

Colombia là một quốc gia ở nam Mỹ Châu. Phần lớn lãnh thổ nước này được bao phủ bởi rừng rậm rạp ít được khai phá, đặc biệt là vùng quanh rặng Sierra Nevada, thì gần như còn nguyên vẹn từ mấy ngàn năm nay, rất ít người đặt chân đến đây. Đối với dân vùng này thì Sierra Nevada được coi là chốn linh thiêng, còn chứa nhiều điều bí ẩn. Huyền thoại xứ này nói rằng đó là chỗ ở của các đấng thần linh, có nhiệm vụ che chở cho loài người, nơi mà ngưòi dân Nam Mỹ dầu bạo gan đến mấy cũng không dám bén mảng đến vì sợ thần linh nơi đây quở phạt.

Sierra Nevada de Santa Marta là dãy núi sát bờ biển cao nhất trên thế giới, nằm sát phía Tây Bắc Nam Mỹ, có vách dựng đứng, với rừng rậm bao phủ từ chân núi, cây cối mọc chằng chịt, lan dần lên gần đỉnh núi có tuyết quanh năm ở độ cao 5.775 mét trên mặt biển. Trên vùng cao của dãy núi Sierra Nevada có một bộ lạc thiểu số gọi là Kogi sinh sống biệt lập, không giao tiếp với ai, cách biệt khỏi các nền văn minh ngày nay đã nhiều thế kỷ. Họ rất nghi kỵ những người khác bộ lạc. Họ hình như không muốn liên lạc hay tiếp xúc với bất kỳ người lạ nào. Họ thường rút dần lên vùng núi cao, định cư trong những khu rừng sâu thẳm, nơi mây và sưong mù huyền ảo bao phủ quanh năm giúp họ cách biệt với mọi người.

Sự khám phá ra bộ lạc Kogi cũng là một sự tình cờ. Năm 1974, một phi công bay lạc trên khu rừng rậm Bắc Sierra, đã phát hiện ở phía dưới, thấp thoáng trong rừng một công trình có hình tương tự như kim tự tháp, nhưng không giống kim tự tháp Ai cập hay các kim tự tháp khác thường thấy ở Nam Mỹ. Các nhà khảo cổ và địa chất đã đến đây nghiên cứu và họ đã khẳng định rằng công trình đồ sộ, cách xây cất khác lạ, bị rừng che kín, là di tích của một nền văn minh xa xưa, đã đạt trình độ rất cao, đã được xây dựng trên bảy hay tám nghìn năm, trước cả nền văn minh Incas và Maya, và có lẽ là một trong những nền văn minh cổ nhất ở Nam Mỹ. Các nhà khảo cổ và dân tộc học dự đoán rằng bộ lạc Kogi có thể là hậu duệ còn sót lại của chủ nhân di tích văn hoá cổ xưa nóí trên.

Tôi may mắn được đến thăm người Kogi

Điều cực kỳ may mắn với tôi là đã có dịp đến Sierra Nevada thăm người Kogi. Tháng 2 năm 1992, được mời tham dự Hội nghị quốc tế lần thứ tư về Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia tại Caracas, Vênêduêla. Có gần 1.000 đại biểu thuộc hơn 100 nước tham gia hội nghị. Việt Nam chỉ có mình tôi, với tư cách là Uỷ viên Hội đồng quốc tế về Các Vườn quốc gia và Khu Bảo tồn thiên nhiên của Hiệp hội quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (IUCN). Báo cáo của tôi tại Hôi nghị đưa ra quan điểm là “muốn quản lý tốt các khu bảo tồn thiên nhiên, phải có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương và khu bảo tồn phải đem lại lợi ích thiết thực cho họ”. Ý kiến của tôi đề xuất được nhiều đại biểu tán thành, nhất là các đại biểu thuộc các nước đang phát triển. Một đại biểu của Colombia, cùng là uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo vệ các loài có nguy cơ bị tiêu diệt (SSC) thuộc IUCN như tôi, là Tiến sĩ Juan Mayer Maldonado hết sức hoan nghênh ý kiến của tôi và tỏ ý muốn mời tôi thăm Colombia một chuyến để biết được dân cư trong các khu bảo tồn ở Colombia sinh sống như thế nào? Juan chỉ hỏi tôi có đi bộ được không. Tôi hết sức vui mừng và nhận lời. Juan lo mọi việc cho tôi hết sức chu đáo.

Hành trình thăm người Kogi

Ngay sau khi Hội nghị kết thúc, tôi lên đường thăm Colombia. Cùng đi với tôi ngoài tiến sĩ Juan còn có một người Mỹ, tiến sĩ Richard. Đến sân bay Bogota, thủ đô Colombia, chúng tôi làm thủ tục nhập cảnh. Khi tôi vừa trao tấm hộ chiếu cho công an cửa khẩu, ông này kêu to lên: “Ông là người Việt Nam đầu tiên đến Colombia!”. Đó là ngày 22 tháng 2 năm 1992. Nhiều người đứng gần quanh đó chạy đến chào tôi hết sức niềm nở. “Hoan hô Việt Nam, Hoan hô Hồ Chí Minh, Hoan hô Võ Nguyên Giáp”. Không thể nói hết nỗi xúc động trong lòng tôi. Cũng đã vài lần được người nước ngoài hoan nghênh, nhưng chưa lúc nào tôi cảm động và tự hào bằng lúc này.

Ra khỏi sân bay, ô tô chạy men theo bờ biển phía bắc, len đi giữa những giải dài rừng ngập mặn, đưa chúng tôi đến một thành phố nhỏ, Santa Marta nằm sát chân rặng Sierre Nevada. Nghỉ lại một đêm ở đây để sáng hôm sau lên núi. Ts. Juan lúc này mới giải thích thêm cho tôi về chuyến viếng thăm đặc biệt này. Ông cho biết người Kogi biết rất nhiều điều bí ẩn về thiên nhiên làm cho các nhà khoa học phải suy nghĩ lại về những vấn đề liên quan đến môi trường và vũ trụ. Sức mạnh về cuộc sống tinh thần của họ thật kỳ lạ mà chúng ta khó hiểu được. Rất ít người Colombia biết được họ là ai và họ sống như thế nào. Họ luôn luôn tự xưng mình là anh cả và gọi tất cả chúng ta đều là em nhỏ. Có rất nhiều điều chúng ta phải học lại từ họ để xây dựng được một cuộc sống tốt đẹp hơn, bảo vệ được thiên nhiên nguyên vẹn như nó vốn có.

“Người Kogi không muốn bất kỳ ai đến vùng sinh sống của họ, nhưng chúng tôi sẽ bảo đảm là họ sẽ đón tiếp các ông một cách vui vẻ vì chúng tôi là Tổ chức Bảo vệ Sierra Nevada và dân tộc Kogi, được họ hết sức tín nhiệm”, Ts. Juan nói..

Sáng hôm sau, Juan đưa chúng tôi lên núi Sierra Nevada. Phải mất gần một ngày ô tô leo dốc, chúng tôi mới đến được một thị tứ nhỏ bé là địa điểm cuối cùng có đường ô tô, ở độ cao khoảng 4.000 mét. Ở đây dân cư rất thưa thớt, phần lớn là người Colombia. Để đến được nơi người Kogi sinh sống còn phải mất hai ngày trèo núi cật lực. Juan giới thiệu ngưòi dẫn đường, đồng thời là người chịu trách nhiệm tổ chức cho chúng tôi ăn ở và làm việc tại hiện trường.

Ngày đầu chúng tôi đã phải trèo núi ít nhất 10 tiếng đồng hồ liên tục mới kịp đến nơi có thể hạ trại nghỉ qua đêm an toàn ở trong rừng. Ngày tiếp theo phải đi 6 tiếng. Dọc đường trèo núi, băng rừng, tôi mới hiểu được tại sao Juan chỉ hỏi tôi có đi bộ được không. Tôi cũng là người ít nhiều đã quen đi bộ, trèo núi, làm việc trong rừng, nhưng quả thật tôi chưa lần nào trèo núi dốc một cách vất vả khó khăn và đau nhức chân như lần này, mặc dầu mọi đồ dùng cá nhân cần thiết đã có một con lừa mang cho, và Juan còn dành cho tôi một con lừa riêng để cưỡi vì tôi là người lớn tuổi nhất trong đoàn. Có nhiều đoạn, mặc dầu chân đau và mỏi, nhưng tôi cũng không dám cưỡi lên lưng lừa vì đường dốc, nhiều đá rất dễ trượt ngã. Con lừa ngoan ngoãn bước theo tôi và chỉ khi đến đoạn đi trên sống núi tương đối băng phẳng, tôi mới dám trèo lên lưng lừa trong chốc lát cho đỡ chồn chân.

Chúng tôi lặng lẽ vượt qua vùng rừng rậm rạp theo con đường mòn hẹp không có người qua lại. Thỉnh thoảng gặp một vài nền đất, hay một vài túp lều nhỏ bỏ hoang không người ở, được người dẫn đường cho biết đó là những chỗ mà người Kogi đã bỏ đi để đến nơi xa hơn, cao hơn, khi có người da trắng xuất hiện. Ngày đầu còn đỡ, đến ngày hôm sau, đường đi dốc hơn, khó đi hơn, hai chân tôi đau nhức mà không dám ngồi nghỉ. Tôi phải chặt một đôi gậy để chống mới bước đi được. Cuối cùng chúng tôi cũng đến được nơi cần đến.Trước mắt tôi là một xóm nhỏ có những túp lều hình tròn làm bằng thân cây gỗ nhỏ xếp quanh, mái lợp bằng lá, có một cửa ra vào. Gần đó có một số người, cả người lớn và trẻ em đang cùng ngồi nghỉ, chuyện trò. Tất cả, nam cũng như nữ đều để tóc dài, da ngăm đen, dáng người nhỏ nhắn, ăn mặc giống nhau: vải tự dệt bằng sợi thô màu trắng, ống tay áo rộng, ngang lưng đeo một con dao dài.

Khi hỏi về các phong tục tập quán của người Kogi, người dẫn đường đã cho chúng tôi biết, mỗi gia đình đông người thường có hai lều, một lều cho đàn ông, một cho phụ nữ. Khách lạ

đến thăm là đàn ông không được vào lều phụ nữ, và ngược lại. Ngoài ra họ không thờ cúng, cũng không có tín ngưỡng như các bộ tộc thiểu số khác. Họ không ăn cá, thịt nên không săn bắn. Họ tôn trọng tất cả các loài động vật và sống rất thân thiện với chúng. Tính tình họ hết sức hiền lành, điềm đạm, ít nói. Tuy nhiên có điều nên biết là họ không thích người da trắng. Tôi hỏi thế liệu da tôi thế này họ có ghét không thì ông ta cũng không biết.

Vừa đến nơi, ông bạn đường Richard của tôi, mồ hôi ướt đẫm như tắm, tỏ vẻ hơi lo lắng. Ông liền soạn lại các thứ mang theo và chuẩn bị lều, võng và tắm rửa trước lúc trời tối. Còn tôi chỉ có một ý nghĩ, là làm thế nào tiếp cận được người Kogi.

Một em bé khoảng 6 tuổi đến gần bên tôi, nhem nhuốc, đi chân đất, dáng đi hơi khập khiểng như có cái gì vướng ở gót chân. Tôi bế em bé lên, em vẫn để yên không kháng cự. Gót chân em dẫm phải gai, đã mưng mủ. Tôi liền bế em xuống suối cạnh đó rửa sạch chân tay, mặt mũi cho em. Bế em lên, rút túi thuốc tuỳ thân trong túi xách mang theo, lấy bông tẩm cồn lau sạch nơi mưng mủ rồi lấy kim sạch chọc nhẹ nơi vết thương để nặn mủ ra. Em bé kêu lên một tiếng rồi cười vui vẻ. Tôi lau sạch vết thương, lấy băng dính băng lại thả em ra và để ý xem những người ngồi đó có phản ứng gì không. Ngay sau đó, một đôi vợ chồng trẻ bế một em bé đến bên tôi, mặt em có nhiều vết lở như kiểu bỏng dạ, nước chảy ra nhem nhuốc, ngứa ngáy. Tôi chợt nghĩ là họ đã tưởng nhầm tôi là thầy thuốc. Bí quá không có cách nào khác tôi đành lấy bông, cồn lau sạch mặt em bé. Lấy một viên thuốc tetraciclin (vì cũng không có thứ kháng sinh nào khác), dùng tờ giấy trắng gói lại, tôi nghiền nhỏ bằng hai hòn đá rồi rắc bột thuốc lên các vết loét trên mặt và cổ em bé. Bằng cử chỉ, vì không nói được tiếng họ, tôi đưa cho người cha 2 viên tetraciclin, hai tờ giấy trắng và nói với anh ta cách nghiền nhỏ như tôi đã làm để rắc cho em vào ngày hôm sau.

Qua thái độ của những người đang theo dõi tôi vừa qua, tôi nghĩ rằng đã đến lúc mình thử đến chào họ để làm quen. Tôi tiến về phía họ, cúi chào, họ tỏ ra vui vẻ, họ sờ vào tay tôi, hình như họ thấy tôi không ướt đẫm mồ hôi như ông bạn người Mỹ. Không biết nói gì hơn, tôi ngó vào trong chiếc lều gần đó, có một người đàn ông đứng tuổi ngồi trên chiếc võng bên bếp lửa, mắt lim dim, dáng như đang trầm ngâm suy nghĩ. Tôi ra hiệu xin vào lều và được ông gật đầu đồng ý.

Ngồi bên bếp lửa cùng ông ta, nhưng cả hai người không nói được câu nào. Miệng ông ta luôn nhai một thứ lá khô đựng trong một túi lưới, tay ông ta cầm một chiếc ống nhỏ hình quả bầu eo, một que nhỏ cắm vào qua miệng ống, thỉnh thoảng một tay ông xoay chiếc que nhỏ, đồng thời tay kia xoay quả bầu rồi rút chiếc que ra chấm một thứ bột trắng vào lưỡi. Môi ông ta có màu vàng nghệ thẫm. Tôi nghĩ ông ta đang nhai một thứ lá như ta nhai trầu cùng với thứ bột như vôi để có thứ màu vàng nghệ trên môi. Không biết làm gì thêm, tôi liền xin ông một vài lá. Ông sẵn sàng cho tôi. Đưa lên miêng nhấm, thấy có vị hơi đắng. Ngày hôm sau, hỏi người dẫn đường mới biết đó là lá cocain và chỉ nam giới trưởng thành mới được nhai thứ lá đó sau khi đã được trưởng lão làm phép. Tôi đưa máy lên xin chụp ảnh, ông ta gật đầu đồng ý. Tiếp theo tôi xin được ngồi kề bên ông và nhờ một bạn trẻ đang đứng thập thò ngoài của lều vào giúp tôi chụp ảnh cả hai người. May mà máy ảnh của tôi có thể chụp tự động, nên ảnh chụp được khá rõ nét.

Vào lúc đó ông bạn Mỹ, không thấy tôi và tưởng tôi biến đi đâu mất liền gọi. Tôi ra khỏi lều và bảo là tôi đang ngồi chơi với người Kogi, không những thế mµ đã chụp được một số ảnh với họ. Ông ta hết sức ngạc nhiên không hiểu sao tôi đã làm được những việc như thế mà không qua người hướng dẫn. Ông ta cũng vội vàng đem theo máy ảnh đến để chụp, nhưng vừa đưa máy lên, mọi người đã xua tay từ chối.

Sáng sớm hôm sau, lúc tôi vừa thức dậy, đã thấy hai vợ chồng bế theo em bé trên tay đến bên lều của tôi. Họ vui mừng chỉ cho tôi biết các vết chảy nước trên mặt em bé đã khô hết. Chắc vì ở đây chưa dùng kháng sinh bao giờ nên tetraciclin rất có công hiệu. Bằng những cử chỉ hết sức thân thiện, hai vợ chồng dẫn tôi đến lều riêng của gia đình, bên kia sườn đồi. Cùng ngồi bên bếp lửa, ông chồng khều trong tro nóng một củ sắn nướng tặng tôi. Quá cảm động, tôi bóc sắn ăn mà rơi nước mắt trước thái độ hết sức vui mừng của đôi vợ chồng trẻ. Tôi chưa bao giờ được ăn một miếng sắn ngon lành như vậy. Đây quả là một hành động, một lời cảm ơn thật đơn giản mà đầy ân tình, một tình người chân chính, không bao giờ có thể quên được.

Chúng tôi ở lại đây hai ngày, nói chuyện với mọi người, tìm hiểu phong tục tập quán, thăm rừng, nương rẫy. Tôi được mọi người tiếp đón vui vẻ, nhất là các em bé, luôn xoắn xít bên tôi, đến mức ông bạn Mỹ phải thốt lên: “Tôi chịu ông, không hiểu tại sao mà ông lại được người Kogi quý mến đến thế”. Tôi được tự do chụp ảnh, mọị người vui vẻ chụp ảnh cùng tôi, người lớn tuổi cũng như trẻ em, trong khi đó ông bạn người Mỹ đành chịu không được phép chụp ảnh họ.

Trong hai ngày ngắn ngủi sống với người Kogi, tôi nhận thấy nhiều điều khác lạ với những bộ lạc ít người trong vùng mà tôi đã có dịp đến thăm như ở Brazil hay Vênêzuêla thường không có quần áo. Tất cả người Kogi đều mặc quần và áo với vải họ tự sản xuất lấy. Họ là những người nông dân hết sức bình dị, sinh sống bằng cách trồng trọt một vài thứ cây đơn giản như sắn, khoai sọ, rau, chuối…Phương pháp trồng trọt cũng hết sức thô sơ là chọc lỗ để gieo hạt hay thu nhặt hoa quả trong rừng và như họ nói là theo đúng như cách sinh sống mà tổ tiên xa xưa hàng nghìn năm truyền lại. Họ sản xuất vừa đủ dùng và không hề tích trữ, luôn sống vừa đủ, không dư thừa, do đó mà tại đây không hề có trộm cướp hay các tệ nạn như ở các bộ lạc khác.

Điều đặc biệt là người Kogi không hề ăn cá thịt, khác hẳn với các nơi khác. Họ không săn bắn, không đánh cá, không giết hại các động vật sống hoà đồng với họ. Họ hết sức tôn trọng thiên nhiên và yêu mến tất cả các loài động vật vì cho rằng mọi con vật đều biết đau đớn. Họ rất thông hiểu về các loài cây cỏ dùng làm thuốc, và nhờ thế họ sống khoẻ mạnh, thanh thản, nhiều người trong họ không bệnh tật, sống thọ trên trăm tuổi.

Điều làm tôi ngạc nhiên nhất là tổ chức xã hội và cuộc sống tinh thần của bộ tộc thiểu số được xem là “lạc hậu” này. Đơn vị nhỏ nhất là gia đình có bố mẹ và con cái. Khi trẻ còn nhỏ, được cha mẹ nuôi dưỡng, khoảng 7 tuổi thì chúng rời cha mẹ đến ở với ông bà để được học hỏi về cách sống tự lập. Đến 21 tuổi thì đi theo các bậc trưởng lão để học hỏi thêm, đến khoảng 30 tuổi khi đã có những kiến thức vững vàng về mọi mặt mới khởi lập gia đình. Ngoài ra không có một nhà trường nào khác. Cách dạy dỗ ở đây là truyền miệng từ cha mẹ, ông bà đến con cháu và từ các bậc trưởng lão đến những thanh niên trong bộ lạc. Họ không có chữ viết và cũng không thấy sách vở.

Cách giáo dục thanh niên ở đây cũng hết sức kỳ lạ. Khi đến tuổi khỏang 21, thanh niên được gửi theo học với các trưởng lão. Nơi học là một hang tối, hay một túp lều đơn sơ dựng nơi thanh vắng trong rừng sâu. Tại đây họ ngồi im lặng, quay mặt vào vách đá để nghe ông trưởng lão ngồi ở phía sau giảng dạy. Thời gian học là từ 7 đến 9 năm. Họ chỉ nhai một ít lá cây, uống chút nước và tĩnh tâm suy ngẫm về những điều được giảng dạy. Mỗi ngày vào giờ nhất định, vị trưởng lão có nhiệm vụ hướng dẫn, trao cho họ một đề tài để suy ngẫm, và như một trưởng lão giải thích: “Đời sống là một sự mầu nhiệm, nếu con người biết tu dưỡng thân và tâm để ý thức được đời sống một cách trọn vẹn thì người ta sẽ cảm nhận được nhiều việc khác phi thường hơn”. Quả thật cho đến bây giờ tôi cũng chưa hiểu hết ý nghĩa sâu xa của câu nói đó của vị trưởng lão. Hình như trong câu nói có hàm ý về tâm linh mà chúng ta khó nhận thức được.

Một điều lạ lùng nữa là một bộ lạc, một cộng đồng dân tộc ít người mà không có người lãnh đạo. Theo tôi tìm hiểu, thì mọi công việc ở đây đều được quyết định chung, mọi người được tự do phát biểu ý kiến và tất cả mọi người thực hiện công việc một cách tự giác. Người có uy tín trong cộng đồng là các trưởng lão, được xem là người có hiểu biết sâu về mọi mặt, nhất là về mặt tinh thần, tâm linh, là người hướng dẫn về tinh thần cho cả cộng đồng. Nơi hội họp của cả cộng đồng là một ngôi nhà chung, được dựng lên ở nơi thuận lợi cho mọi người. Ngôi nhà chung này cũng hình tròn, nhưng rộng rãi, sạch sẽ, trong nhà không hề có một bức tượng hay một vật thể nào biểu trưng cho tôn giáo hay tín ngưỡng như ở các bộ lạc khác.

Gặp được một cơ may hiếm có là đến thăm người Kogi ở biệt lập trên vùng núi cao, hiểm trở Sierra Nevada, tôi đã nhận thấy được một số điều kỳ lạ ở họ, là ý thức tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống tâm linh của một nền văn minh cổ xưa mà thế giới con người ngày nay rất cần nghiên cứu và học tập..

Thêm những bí ẩn về người Kogi

Vào cuối năm 1993, tôi nhận được tin ký giả Alan Ereira đài BBC là người đầu tiên và cũng có thể là người cuối cùng được bộ lạc Kogi cho phép cùng với một số người giúp việc đến quay phim và tìm hiểu về mọi sinh hoạt của bộ lạc với điều kiện là phải chuyển một thông địệp ghi lời của họ gửi cho tất cả chúng ta mà họ gọi là “các em nhỏ” thông qua Đại hội Các Tôn giáo Toàn Thế giới tổ chức tại Chicago vào tháng 9 năm 1993. Điều kỳ lạ là người Kogi sống biệt lập nơi vùng núi cao, không giao tiếp với ai, không biết bằng cách nào mà họ biết được là có Hội nghị đó? Thông điệp đó đã làm cho cả thế giới phải ngạc nhiên về những hiểu biết và tâm tư của họ về tình trạng nguy nan của Trái đất và cả nhân loại hiện nay. Sau đây là một vài ý trích từ bản thông điệp: “…Chúng tôi nói bằng trái tim, những lời nói chân thành nhất rằng: nhân loại đang sắp bước vào một thảm hoạ rất lớn mà từ trước tối nay chưa từng xẩy ra. Loài người cần biết rằng tất cả chúng ta đều là anh em một nhà, đều là con cùng một mẹ. Dù chúng ta có màu da khác nhau, có những truyền thống khác nhau, tuân theo những quan niệm khác nhau, sống trong những điều kiện khác nhau, nhưng tất cả chỉ là bề ngoài mà thôi. Bên trong chúng ta đâu có khác biệt: khi đói chúng ta đều đói như nhau, chúng ta đều có cảm giác vui buồn như nhau. Hiển nhiên đúng như vậy rồi vì chúng ta đều là con cùng một mẹ, nhưng tiếc là các em đã không chú ý đến điều này vì các em đã quên mất nguồn gốc thiêng liêng của các em rồi.”

“Sống xa Mẹ đã lâu, các em quên hẳn người Mẹ đã sinh ra các em, săn sóc che chở, nuôi dưỡng các em. Vì thiếu ý thức, các em đã phá nát gia tài Mẹ để lại, phá hoại một cách không thương tiếc! ….Các em đang dày xéo lên thân thể Mẹ mà các em không biết rằng các em đang giết hại chính đấng sinh thành ra mình! Các anh biết rõ việc này, nên chỉ muốn khuyên các em hãy dừng lại, quan sát và ý thức việc làm hiện nay của các em, vì giết hại đấng sinh thành ra mình là giết hại mình đó.

Mẹ của các em là ai? Chính là Trái đất này. Lòng Mẹ chính là biển cả và trái tim của Mẹ chính là những dãy núi cao có mặt khắp nơi. Này các em, đốt rừng, phá núi, đổ đồ ô uế xuống biển chính là chà đạp lên thân thể của Mẹ đó! Mẹ là nguồn sống chung và con người không thể sống mà không có mẹ. Nếu Trái đất bị huỷ hoại thì chúng ta sống ở đâu? Đây là một vấn đề hết sức quan trọng và cần xét đoán một cách nghiêm khắc. Các anh không biết trong vòng vài năm nữa, thế giới sẽ biến đổi như thế nào? Chắc không lấy gì làm tốt đẹp lắm đâu nếu các em cứ tiếp tục phá hoại mà không biết bảo vệ môi trường sinh sống của mình. Tại sao thừa hưởng một gia tài tốt đẹp như thế mà chúng ta lại phá hoại nó đi? Tại sao các em không nghĩ rằng trải qua mấy ngàn năm nay, các thế hệ trước đã giữ gìn cẩn thận, đã trân trọng từng tấc đất, từng ngọn núi, từng khóm cây, ngọn cỏ mà ngày nay các em lại phá nát mà không hề thương tiếc? Làm sao các em có thể tự hào rằng mình là văn minh khi nhân loại và mọi sinh vật mỗi ngày một đau khổ nhiều hơn xưa? Làm sao có thể nói nhân loại đã tiến bộ khi con người ngày nay đang gia tăng hận thù, chỉ thích gây chiến tranh khắp nơi? Làm sao nói cho các em biết rằng vũ trụ có những định luật vô cùng lớn lao, khồng thể vi phạm được. Lòng các anh vô cùng đau đớn vì các anh thấy rằng Trái đất đã khô kiệt rồi, mọi sự sống đang lâm nguy và thảm hoạ diệt vong chỉ còn trong giây lát. Do đó các anh muốn kêu gọi khẩn thiết rằng, hãy thức tỉnh, ngừng ngay những việc có tính cách phá hoại lại, nếu không thì trễ quá mất rồi! … Trái đất, Mẹ của tất cả chúng ta sắp chết nếu chúng ta không biết săn sóc Người.”

Vào tháng 2 năm 1993, khi đoàn của ký giả Alan Ereira rời khỏi bộ tộc, những người Kogi đã ân cần nhắn nhủ “Xin các ông hãy mang thông điệp này gửi cho thế giới bên ngoài để nhân loại biết rằng tình trạng đã thật sự nguy kịch lắm rồi! Nếu họ không chịu thức tỉnh thì đợi đến bao giờ nữa đây”. Quả đúng như vậy, thế giới ngày nay đang đối mặt với tình trạng hết sức nguy cấp về cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Trái đất đang nóng lên hàng ngày vì chính các hoạt động thiếu suy nghĩ của chúng ta trong quá trình phát triển. Nguy cơ suy tàn của thiên nhiên và cả loài người đang đến gần mà nhiều người trong chúng ta vẫn như mù, như điếc, chưa nhận thức được để sớm có biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu. Chúng ta vẫn còn chần chừ. Trong lúc đó người Kogi, chỉ một nhóm rất ít khoảng 20 làng bản sinh sống cách biệt trên vùng cao của dãy Sierre Nevada lại biết rất rõ để cảnh báo cho chúng ta. Đó là một điều bí ẩn không thể giải thích được. Có lẽ họ đã nhờ tâm linh sáng láng mà cảm nhận được điều đó chăng?

GS Võ Quý

(Thông tin KH&CN Môi trường.VUSTA. Bản tin 37 )

Mọi liên hệ trao đổi gửi về : sucmanhvothuc@gmail.com


http://sucmanhvothuc.org/?p=1055


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
marhaba
bài Jan 25 2011, 08:36 AM
Bài viết #7


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 532
Gia nhập vào: 13-August 09
Thành viên thứ.: 4,316



Chắc hẳn người thông dịch phải thông thái lắm mới chuyển tải được nội dung giữa 2 bên smile.gif

Qua mô tả cuộc sống của người Kogi thì quả đây là 1 xã hội cộng sản nguyên thủy lý tưởng. Chắc hẳn ở nơi nào khác trên quả đất này cũng có các bộ lạc có xã hội cộng sản tương tự.

Sở dĩ họ còn giữ được nếp sống này vì họ sống cách ly với thế giới bên ngoài, nếu không thì sẽ bị nhiễm nhanh văn hóa của thế giới "văn minh" bên ngoài và cuộc sống của họ sẽ bị hủy hoại nhanh chóng thôi.

Để duy trì được xã hội như vậy thì có nhiều yếu tố tác động:
- cộng đồng nhỏ, dễ quản lý
- những người đứng đầu bộ lạc phải giỏi và được sự kính trọng..
- môi trường sống hỗ trợ rất nhiều. Họ ko cần tích trữ lương thực..vì xung quanh đã cung cấp mọi thứ khá đầy đủ, đâu cần tích trữ chi?
Còn "đàn em" của họ ở bên ngoài, từ rất lâu rồi, đã sinh ra sự chiếm hữu/tích lũy.. cũng có thể bắt đầu từ sự thiếu thốn (do thiên tai..) -> dần dần lòng tham phát sinh, tư hữu xuất hiện -> phân hóa xã hội/tư bản ra đời.
Trong thiên nhiên, ngoài con người thì có 1 số giống loài thông minh khác cũng có sự tích lũy, vd con kiến, con ong.. và các loài thú cũng như loài người sẵn sàng đánh đuổi,giết kẻ khác hoặc chính đồng loại của mình chỉ vì miếng ăn..(các bác có đọc nạn đói năm 1945 ở VN - có cảnh người cha vì giành miếng ăn với con mà đạp con xuống sông..)

Còn bây giờ thì "đàn em" đã đi quá xa con đường mà "đàn anh" muốn "đàn em" đi, nên chắc chắn "đàn em" sẽ ko quay lại được đâu. Có lẽ cả 2 đều có lỗi (?!) - "đàn anh" đã để cho "đàn em" "chơi bời" quá xá rồi mới quay lại "dạy bảo" thì sao "đàn em" có đủ nghị lực và phương tiện để có thể quay đầu?
Bất cứ 1 lãnh tụ quốc gia nào dù có tâm thì cũng ko dám làm và ko làm nổi - vì chi phí..rồi ko có gì đảm bảo là quốc gia/dân tộc mình sẽ được bảo vệ, mà ko có sự chiếm đoạt của các thế lực khác.

Cái gì sinh ra thì cũng đến lúc mất đi, trái đất cũng ko ngoại lệ, chờ đến đại hội Long Hoa thì "bàn cờ" sẽ bị xóa đi và bắt đầu 1 ván mới:
http://tamlinhviet.vnweblogs.com/post/21973/272809
http://www.tamduyen.com/2010/03/12/hoi-long-hoa/
http://vn.360plus.yahoo.com/liem0962/artic...d=90&fid=-1

À, thấy người Kogi cầm ống vôi rồi thường xuyên nếm nếm thì chắc là họ muốn kiềm hóa cơ thể. Người VN ngày xưa cũng hay ăn trầu - chắc là cũng tương tự cách này. Nhờ cô DM nói thì cháu mới nhớ là hồi nhỏ cứ thắc mắc sao mấy bà ăn trầu nhổ ra nước đỏ lóe - thì ra là trong miệng họ có nhiều axit smile.gif
Bây giờ thì người ta hay đổ thừa là ăn trầu thì bị ung thư miệng...chắc là do chất lượng trầu/cau/vôi có vđề gì đây..chứ ngày xưa số người ăn rất nhiều mà có nghe ai bị ung thư? nếu có nhiều người bị ung thư thì đâu còn truyền món này cho con cháu?
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Apr 5 2011, 05:51 PM
Bài viết #8


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,918
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Người Kogi lại muốn lên tiếng
( 12:15 PM | 06/10/2010 )
Hai mươi năm trước, trong một phim tài liệu gây chấn động của BBC, người Kogi đã lên tiếng cảnh báo về sự thay đổi khí hậu toàn cầu và thảm họa môi trường. Lần này, họ không còn tin BBC mà tự làm phim về mình.
20 năm trước, đó là một phim dài 90 phút của nhà báo Alan Ereira (Anh), mang tựa đề Từ trái tim của thế giới, lời nhắc nhở của bậc đàn anh. Người Kogi cho rằng họ canh giữ trái tim của thế giới, và là một nền văn minh từ rất lâu đời, chứ không phải “trẻ người non dạ” như Tây Phương. Và họ có lý do để tin như vậy.
Người Kogi là bộ tộc sau cùng còn sót lại của nền văn minh vĩ đại Inca và Aztec. Hơn 400 năm về trước, để tránh cuộc tàn sát của người Tây Ban Nha, họ rút khỏi bình địa và ẩn náu trên một rặng núi tách biệt khỏi dãy Andes và nằm sát bờ biển Thái Bình Dương: rặng Sierra Nevada de Santa Marta, cao 5.700 mét thuộc Colombia, là ngọn núi duyên hải cao nhất thế giới.
Nó giống như một phiên bản thu nhỏ của thế giới, với tất cả các dạng khí hậu được tìm thấy tùy vào độ cao, cùng với hệ động thực vật phong phú. Nhưng một vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra: phần tuyết phủ trên các đỉnh núi ngày một ít đi. Lượng nước dự trữ không còn, các sông suối ngày càng mau cạn. Một lần nữa người Kogi đứng trước hiểm họa diệt vong, mà không biết lánh đi đâu.
Sierra Nevada
Bộ phim của Alan Ereira được chiếu lại nhiều lần trên BBC và các nước khác. Năm ngoái nó còn được chiếu tới 30 lần ở Mỹ, không tồi cho một phim tài liệu đã 20 năm tuổi.

Sierra Nevada
Người Kogi được quan tâm nhiều hơn. Họ được trả lại một số đất đai ở bình nguyên để canh tác, cả một số khu đất thiêng của tổ tiên để thờ cúng.
Sierra Nevada trở thành khu bảo tồn sinh thái. Từ chỗ chỉ còn 12.000 người, nay dân số Kogi đã tăng lên 18.000 người. Tháng trước tổng thống mới đắc cử của Colombia, Juan Manual Santos còn đến gặp các Mama, các lãnh tụ tâm linh của người Kogi, để được chúc phúc.
Vậy tại sao người Kogi lại tiếp tục lên tiếng?
Tại sao họ muốn tự làm một bộ phim về mình?
Jacinto Zabareta, một thủ lĩnh của người Kogi, đã học được cách quay phim và vừa đến London để bàn về sản xuất.
Từ chỗ là "người cầm máy quay chính" của bộ phim lần trước, Alan Ereira trở thành trợ lý sản xuất, lo quảng bá và vận động tài chính.


Jacinto Zabareta (trái), một thủ lĩnh của người Kogi, đã học được cách quay phim, Alan Ereira (đằng sau hình phải|) – tác giả của bộ phim của BBC
Bộ phim mới có tựa là Aluna, mà ý chính đã có trong trailer tải trên website của họ http://alunathemovie.com/en/ được trình bày bằng ba thứ tiếng.
Aluna nghĩa là mẹ. Lúc đầu chỉ có Aluna, nước. Sự sống bắt đầu từ trong nước. Người Kogi muốn tiếp tục nhắn nhủ một thông điệp tới “những người em trai”. Hãy tôn trọng mẹ! “Có những hòn đá là thần linh canh giữ đất trời. Những người em trai lại xô ngã họ”, một Mama trong phim vung tay giận giữ nói.
Các Mama của người Kogi được huấn luyện từ rất trẻ, chỉ mới 7 tháng tuổi. Từ đó cho tới lúc trưởng thành, họ sẽ luôn ở trong bóng tối, bên trong một nhà nghi lễ. Họ cần bóng tối để quán tưởng về ánh sáng. Họ cần ánh sáng để hiểu nước, để hiểu Aluna, hiểu điều gì xảy ra khi một dòng sông tan vào biển cả. “Cho một hạt đậu vào trong nước, và nước bắt đầu trò chuyện”.
Nhưng ngày nay, không còn tuyết trên đỉnh núi. Không còn nước cho 8 dòng sông bên dưới. Không còn Aluna. Aluna chết, mọi thứ sẽ chết theo. Nếu như lần trước là lời cảnh tỉnh của những người anh trai, thì bộ phim lần này có lẽ là lời trăn trối?
Tiếp Trương (Tổng hợp từ The Guardian, BBC và Alunathemovie.com)

http://tin180.com/vanhoa/tin-tuc-binh-luan...-len-tieng.html


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Nov 12 2011, 01:19 PM
Bài viết #9


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,918
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://tin180.com/khoahoc/bi-an-the-gioi/2...i-anh-ky-2.html


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Apr 4 2012, 02:46 PM
Bài viết #10


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,918
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=3809&hl=
Mình nghe tin rằng cuối 2010 hay 2011? có bộ phim do chính họ làm hay lắm?
Mà sau giờ chưa được xem nhỉ?
Có phim đó chưa bà con ơi và có rồi thì ai dịch rồi thì báo cho tớ được xem với...
Tớ rất khoái dân tộc này, đủ duyên thì sẽ tới ở với họ một thời gian để cùng thiền định với họ thì tuyệt lắm nhỉ?
Ở gần những người "không tâm trí" như thế sướng thật đấy...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

3 Trang V   1 2 3 >
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 04:18 PM