IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Nhịn ăn đúng cách, không chỉ chuyển hoá về mặt thể chất mà còn chuyển hoá cả về tinh thần
HoaTraiTim
bài Aug 30 2016, 10:30 AM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 526
Gia nhập vào: 10-September 08
Thành viên thứ.: 991



http://kenhthucduong.com/nhin-an-dung-cach...a-ve-tinh-than/

Những kinh nghiệm quý của nhà thực dưỡng hàng đầu Hà Nội Phạm Thị Ngọc Trâm.

Phóng sự của “Hoàng Anh Sướng”



Lần đầu đọc cuốn sách “Tuyệt thực đi về đâu?” của Thái Khắc Lễ năm 1983, tôi đã bị hấp dẫn và ám ảnh ngay từ tên gọi và cái hình người gầy giơ xương ở trang bìa. Đó chính là bức tượng “nhịn ăn nhịn mặc” mà tôi đã nhìn thấy đôi lần ở các chùa chiền. Tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần với rất nhiều tò mò và hứng thú. Đọc xong, tôi muốn nhịn ăn ngay nhưng không thẻ thực hiện được vì cái mồm luôn thèm ăn. Mới hay, muốn và khả năng thực hiện ước muốn là một khoảng cách quá xa vời.

Hai năm sau, dịch đau mắt đỏ lan khắp Hà Nội, tràn vào trường tôi dạy học. Mắt ai cũng đỏ lòm như cục máu. Mọi người thi nhau uống, tiêm kháng sinh và xông lá dâu. Tôi cũng bị lây bệnh, mắt đau nhức, người mệt, không muốn ăn. Chớp lấy cơ hội quý báu để thực hiện ước muốn ngày nào, tôi quyết định nhịn một đợt 7 ngày. Thời điểm đó, ở Hà Nội, quá hiếm người nhịn ăn chữa bệnh. Bởi người ta nghĩ rằng, nhịn ăn thì chết mất. Không thấy được nếu không ăn một thời gian thì cơ thể, nhất là hệ thống tiêu hoá được nghỉ ngơi, cơ thể sẽ không mất đi một nguồn năng lượng để tiêu hoá thức ăn. Đó là lý do giải thích tại sao khi cơ thể bị bệnh nặng, bị táo bón hay tiêu chảy, buồn đau hay tức giận, ăn vào chỉ có hại hơn.

Nhịn ăn đúng 7 ngày, mắt tôi khỏi đầu tiên, trước cả những đồng nghiệp uống, tiêm thuốc kháng sinh. Điều đặc biệt là khả năng miễn dịch tự nhiên trong cơ thể của tôi không bị suy giảm. Bởi sau khi uống kháng sinh, các men vi sinh trong ruột bị huỷ hoại và hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể cũng bị suy giảm. Trong thời gian nhịn 7 ngày, tôi khạc ra không biết bao nhiêu là đờm. Đó là sự tiềm ẩn của bệnh viêm xoang, viêm họng chưa xuất đầu lộ diện. Khi tôi bắt đầu ăn lại miếng đầu tiên, húp tí nước cháo gạo lứt nẫu loãng, trời ơi! Lần đầu tiên tôi mới biết thế nào là miếng ngon ở đời. Miếng cháo ngon, ngọt như thứ nước thịt xương mà mẹ tôi hay ninh nhừ. Tôi đã ăn cơm gạo lứt từ 2-3 năm trước nhưng sau đợt nhịn ăn này, tôi mới thấy hết được giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của hạt gạo lứt. Đúng như nhà thơ Vương Từ, sau 49 ngày nhịn ăn, đã thốt lên: “Hạt cơm to bằng núi. Giọt nước ngọt cam lồ. Lạ kỳ thay cái đói, Rờ dụng cả hư vô”. Có điều, khi ăn lại còn khó khan hơn nhiều lúc nhịn ăn. Và nếu không ăn một cách từ từ thì sự ngon miệng đến mức như trên sẽ mất đi nhanh chóng. Có người nói, sự ngon ăn kỳ diệu lạ lùng sau mỗi đợt nhịn ăn có thể kéo dài được bốn tháng.

Sau đợt nhịn ăn, tôi thấy người khoẻ ra từng ngày. Da dẻ mỡ màng, thần sắc tươi tắn. Đồng nghiệp cùng trường đùa: “Con này chắc đang yêu, có tý hơi giai đây”. Một số người bắt đầu xin thử cơm gạo lứt tôi nấu. Ai ăn cũng khen ngon nhũng chỉ được vài ba bữa là thôi vì bụng dạ họ vẫn còn thèm thuồng, còn chung tình với thịt cá. Có người còn mắng tôi: “Có tiền mà sao sống khổ hạnh thế, bóp mồm bóp miệng, tự đoạ đày thân xác”. Cho nên, chuyện nhịn ăn, tôi giáu nhẹm đi. Tôi biết, nếu nói đến nhịn ăn, họ sẽ thấy thật điên rồ, kinh khủng. Nhịn ăn không dành cho đại chúng. Vì nó đòi hỏi một nghị lức phi thường, lòng can đảm và sự hiểu biết nhất định. Nhịn ăn chỉ dành cho những người “cùng đường” hoặc ưa phiêu lưu, mạo hiểm.

Sau này, tôi còn nhịn ăn nhiều đợt nhưng lần nhịn đầu tiên là ấn tượng nhất và sự chuyển hoá rõ rệt nhất. Có điều, trường hợp của tôi khá là khác thường sơ với những kinh nghiệm nhịn ăn trong sách. Cứ sau mỗi đợt nhịn ăn, khi ăn lại ngày thứ 2, thứ 3, là tôi lại đi ra thứ nước tiểu cặn đục, sánh lờ nhờ như nước bùn. Thì ra, cơ thể vẫn trong đà đào thải chất độc mạnh. Có cảm giác người như một con quay đang quay tít, văng hết những chất độc không cần thiết ra ngoài. Nhờ đó mà tôi thấy sự nhịn ăn đối với tôi thật cần thiết. Tôi thường chộp đúng lúc cơ thể có vấn đề trục trặc để nhịn vì điều đó giúp tôi ăn dễ dàng hơn là lúc sung sức, ăn gì cũng tháy ngon miệng. Một số người tu thiền và ăn chay ở Hà Nội, mắc bệnh chữa mãi không khỏi. Sau phải nhờ đến nhịn ăn và ăn gạo lứt mới chấm dứt hết bệnh. Họ bảo: “Nhịn ăn có thể xép vào bậc “vua” của mọi cách chữa bệnh cho thân và tâm”.

Mùa xuân năm 2002, tôi nhịn ăn được 8 ngày. Ba ngày đầu tiên, thấy người bình thường, khoẻ mạnh, tôi vẫn làm việc như thường, chỉ tháy hơi đói khi đến bữa ăn. Nhưng sang đến ngày thứ 4, 5, 6 thì người mệt lả. Những chỗ nào hơi đau trên cơ thể nay bỗng đau dội lên. Tôi thường công phu toạ thiền. Từ chỗ tạp niệm nghĩ đủ thứ, mặc dù đã thực hành tâm linh cần mẫn nhiều năm, tói chỗ “nhất niệm”, đầu óc tôi chỉ nghĩ đến các món ăn. Chà! Nhịn ăn kỳ diệu làm sao. Chẳng có cái gì chen vào được giữa các món ăn mà tôi suốt ngày mường tượng trong đầu được nữa. Món ăn bỗng nhiên trở thành vị trí số 1 trong đầu óc tôi. Chợt nhớ lời GS Ohsawa nói: “Hạnh phúc thay những người luôn luôn đói và khát”. Chẳng còn thứ gì hấp dẫn trên đời cho bằng các món ăn. Tôi bỗng nhớ ra những món ăn mà tôi đã quên bẵng. Bà ngày cuối, nước lã đun sôi uống vào miệng mà sao thấy ngon quá, ngọt quá. Tôi chợt phát hiện ra một điều vô cùng thú vị: Nhịn ăn thì không bao giờ biết buồn chán. Vì trong khi “nhất niệm” các món ăn ưa thích trong đầu, các ý nghĩ khác thi nhau chạy trốn. Hình như các ý nghĩ không thích trú ngụ trong một cơ thể trống rỗng, không có thức ăn. Đầu óc trống trơn, nhẹ nhàng, ý nghĩ tan loãng vào hư không sâu thẳm mênh mông. Nằm nghỉ ngơi trên giường, thấy người nhẹ tênh tênh. Điều mà các thiền nhân ước mơ thì nay, không cần thiền cũng đạt đến.

Trong khi nhịn ăn, tôi đọc lại cuốn “Milarepa con người siêu việt” và thầm kính phục các vị chư tổ, những người vượt thắng được miếng ăn trong khi thiền định. Milarepa có giai đoạn công phu miên mật, ăn toàn loại rau hoang, rau tầm ma để công phu. Điều này khiến tôi liên tưởng đến hai vị thiền sư Việt Nam: Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường, gọi là sư đầu rau vì toàn ăn rau để sống và thiền định mà vẫn đắc đạo. Nhờ nhịn ăn, tôi thấy rõ hơn những yếu hèn của bản thân. Tôi thấy, trình độ của tôi tụt lùi hẳn xuống đẳng cấp của… con vật vì chỉ nghĩ tới ăn. Nhịn ăn đã làm đổ vỡ những thành kiến trong tôi. Tôi trở nên thênh thang trong nhận thức, khoáng đạt trong tư duy. Tôi phát hiện ra nhiều điều làm cho cuộc sống của tôi và những người xung quanh được tốt đẹp hơn. Điều mà chắc là nếu không nhịn ăn, tôi không thể nào phát hiện ra được. Cho nên nhịn ăn đúng cách, không chỉ chuyển háo về mặt thể chất mà còn chuyển hoá cả về tinh thần.

Tôi nghĩ, chúng ta đã bước vào kỷ nguyên sinh học. Người ta sẽ xem xét lại con người ở một dạng tổng thể và là một phần của thế giới tự nhiên nên cách chữa bệnh theo tự nhiên là cách chữa bệnh đúng đắn nhất. Michio Kushi, đệ tử lớn nhất của GS Ohsawa đã nói: “Theo đó, y học tự nhiên là y học xem con người là một dạng năng lượng và rung động. Và trong nghĩa này, y học tự nhiên không cho con người là một thể chất mà chỉ là một trạng thái tinh thần. Y khoa chữa theo triệu chứng ngày nay rồi sẽ thay đổi chuyển hướng về y học tự nhiên hơn. Sự cách mạng trong y học sẽ nâng nhân loại lên cao hơn và xem trong thực thể tinh thần mà không nghi ngờ gì là nó sẽ thiết lập một nền văn minh hoàn vũ lành mạnh.”
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 02:16 AM