IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Mì ăn liền độc thế nào?
Diệu Minh
bài Jan 5 2011, 08:26 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,993
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://dantri.com.vn/c7/s7-448817/cach-nau...ien-an-toan.htm


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
anhpilot
bài Jan 14 2011, 05:45 PM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 32
Gia nhập vào: 11-January 11
Thành viên thứ.: 93,746



Ui, món này thì đúng là thi thoảng khi không còn cái gì nữa để bỏ vào mồm thi mới dùng sad.gif
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jul 13 2011, 07:55 AM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,993
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://vtc.vn/1-293234/kinh-te/my-goi-co-c...ong-so-sung.htm


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Depad
bài Feb 5 2014, 10:47 AM
Bài viết #4


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 677
Gia nhập vào: 16-May 13
Từ: Nha Trang - Khánh Hòa
Thành viên thứ.: 94,101



Sức mạnh toàn cầu của mì ăn liền: 'Kho báu ở dưới đáy Kim tự tháp'

Chẳng mấy thứ trông chán hơn một gói mì ăn liền. Là lựa chọn sau cùng cho một bữa tối, được mua với số lượng lớn và sẵn sàng phục vụ chỉ sau vài phút, mì ăn liền là loại thực phẩm rẻ tiền và chẳng đáng quan tâm.

Tuy vậy, sự thực là, những đặc tính vô cùng khiêm nhường ấy lại khiến mì ăn liền trở thành một nguồn lực gây ảnh hưởng đến tất cả mọi người trên thế giới.

Chuyện mì ăn liền đi đâu cũng thấy, từ các trường đại học giàu có nhất đến những thành thị nghèo nhất ở các quốc gia đang phát triển, đã hấp dẫn ba nhà nhân chủng học Deborah Gewertz của Đại học Amherst, Frederick Errington của Đại học Trinity, và Tatsuro Fujikura tại Đại học Kyoto.

Họ quyết định tìm hiểu sự xuất hiện của món ăn này ở Nhật Bản, Hoa Kỳ và New Guinea, tầm quan trọng của mức giá, tính cơ động và bảo quản khô của mì ăn liền. Tất cả được ghi lại trong cuốn sách "Những câu chuyện về mì ăn liền: Sự lên ngôi của một ngành công nghiệp thực phẩm trong thế kỷ hai mốt" (The Noodle Narratives: The Global Rise of an Industrial Food into the Twenty-First Century).


Có khoảng 100 tỷ gói/cốc mì đã được bán ra trong năm 2012, tức là bình quân mỗi người sẽ ăn 14 gói mì/năm.

Rõ ràng, sự hiện diện khủng khiếp của mì ăn liền gần như rải kín khắp nơi trên thế giới. Năm 2012, theo Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới, đã có khoảng 100 tỷ gói/cốc mì đã được bán ra, tức là bình quân mỗi người sẽ ăn 14 gói mì/năm. Các gia vị chua cay bên trong gói mì cũng được gia giảm phù hợp với khẩu vị địa phương từ châu Á cho đến Mexico.

Một khảo sát tiến hành ở khu dân cư ở Tokyo cho thấy, mì ăn liền đã đánh bại máy vi tính, karaoke và máy nghe nhạc Walkman để trở thành phát minh có ảnh hưởng nhất của Nhật Bản trong thế kỷ 20.

Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy mì ăn liền có vai trò phức tạp vượt xa khỏi mục đích tìm hiểu ban đầu của họ. Mì ăn liền, theo họ lập luận, là một bộ phận của "vốn lương thực", nó cho phép đói nghèo tồn tại và tạo ra một tầng lớp người tiêu dùng ở dưới đáy của kim tự tháp kinh tế. Đồng thời, mì ăn liền cũng có lợi ích, là cung cấp dưỡng chất giá rẻ cho người nghèo.

Liệu rằng Koki Ando, con trai của người phát minh ra mì ăn liền, có đúng khi tuyên bố rằng sản phẩm này có thể cứu cả thế giới tại Hội nghị thượng đỉnh Mì ăn liền năm 2010? Để tìm câu trả lời, phóng viên tờ Boston Global đã phỏng vấn bà Deborah Gewertz (1 trong 3 nhà nhân chủng học đã tham gia nghiên cứu).

Hỏi: Mì ăn liền có được xem là một "phát minh", thưa bà?

Bà Gewwertz: Người Nhật có món mì ramen truyền thống từ lâu đời. Chúng ta đang nói về món mì ramen thực sự, với các thành phần phức tạp và nước súp được chế biến kỳ công và mất nhiều thời gian với tất cả những nguyên liệu và công thức tinh túy nhất.

Vào năm 1958, sau chiến tranh, nhiều người đã bị đói... Đây là một phần của huyền thoại được kể trong viện bảo tàng:

"Một người đàn ông tên Momofuku Ando, khi chứng kiến cảnh những người đồng hương của mình bị đói và ông muốn giúp đỡ họ bằng cách tạo ra một món ăn không tốn kém, bảo quản được lâu, ngon miệng nhưng không mất thời gian chuẩn bị...

Ông nhớ lại các nguyên tắc làm món tempura*, và sử dụng nguyên tắc chế biến và chiên nhanh của món ăn này để tạo ra món mì ăn liền của mình. Việc cần làm là khiến mì trở nên khô và xốp, bằng cách cho chúng chao qua một bể dầu. Kết quả là mì được hút khô nước rất nhanh.

Ông Ando đã thử nghiệm không mệt mỏi và sau đó bắt đầu kinh doanh món mì ăn liền đầu tiên trên thế giới".

* Tempura là một món ẩm thực của Nhật Bản gồm các loại hải sản, rau, củ tẩm bột mì rán ngập trong dầu. Bột để làm tempura là thứ hỗn hợp nhão của bột mì, lòng trứng gà và nước nguội. Dầu để rán là hỗn hợp dầu ăn thông thường với dầu vừng.


Momofuku Ando - "Cha đẻ" của món mì ăn liền.

Tại sao bà quyết định nghiên cứu về mì ăn liền?

Mì ăn liền xuất hiện rất nhiều trong ngành nhân chủng học của chúng tôi. Có thể nói, rất nhiều người dân ở Papua New Guinea, nơi chúng tôi (bà Deborah Gewertz - Đại học Amherst và ông Frederick Errington - Đại học Trinity) đang làm việc từ những năm 60, 70, họ đã, đang ăn mì ăn liền và nói chuyện về mì ăn liền. Có người từng nói: "Nếu không còn mì gói, sẽ chẳng còn chút hi vọng nào".

Điều gì khiến mì ăn liền khác với bất kỳ loại thực phẩm sản xuất hàng loạt nào khác vậy?

Điều thú vị nhất mà chúng tôi nhận thấy là gần như tất cả mọi người trên thế giới đều đã ăn mì ăn liền, vì các lí do khác nhau và với các túi tiền khác nhau. Bởi vậy, trong một vài mối liên kết, mì ăn liền bỗng trở thành một câu chuyện toàn cầu về cách con người chúng ta kết nối với nhau và khác biệt lẫn nhau.

Ý nghĩa của mì ăn liền trên các thị trường khác nhau (mà bà nghiên cứu) có sự khác biệt ra sao?

Ở Nhật Bản, thị trường mì ăn liền đã bị bão hòa. Người Nhật luôn có sẵn món mì ramen thực sự của họ. Vậy mà mỗi năm vẫn có đến 600 chủng loại mì ăn liền mới với lớp vỏ ngoài hào nhoáng được tung ra và giới thiệu vào thị trường này.

Còn Mỹ là một thị trường cơ bản, một thị trường hàng hóa. Người ta mua mì ăn liền vì chúng có giá rẻ. Có thể kể đến 3 phân khúc ở thị trường mì ăn liền Mỹ.

Phân khúc lớn nhất ở thị trường này dành cho những người nghèo. Họ là những người làm việc sau những quầy bán đồ ăn nhanh và hưởng lương theo giờ. Một người từng trả lời phỏng vấn, rằng ông ta ăn mì gói vào bữa sáng và bữa trưa, nhưng không bao giờ dùng để ăn tối, bởi vì nếu vậy thì thật đáng buồn.

Phân khúc thứ hai là các tù nhân. Họ mua mì ăn liền tại kho lương và trộn chúng với các thành phần hỗn độn khác, từ bánh ngọt, bơ đậu phộng và mứt, để thành phiên bản mì ăn liền có hương vị của tự do. Họ mua chúng vì họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn với món ăn này.

phân khúc thứ ba, đương nhiên rồi, các sinh viên đại học... Họ không được nấu nướng trong phòng ký túc và bởi vậy mì gói trở thành món ăn thường ngày không thể thiếu. "Chúng tôi không được phép nấu nướng trong phòng nên chúng tôi úp mì ăn liền và ngắm hoàng hôn. Dường như tôi sống cùng với mì gói".

Và ở Papua New Guinea, mì ăn liền đã đổ bộ từ những năm 80. Thời điểm đó, nhiều người dân đã rời làng mạc để lên thành phố, và rất nhiều trong số đó trở thành những người đói rách. Họ đã không chỉ phụ thuộc vào mì ăn liền, mà họ còn thực sự thích chúng vì lý do khác: Ai cũng có thể bước vào cửa hàng và mua mì gói. Mọi người thực sự thích được trải nghiệm lựa chọn rất nhiều sản phẩm tùy chọn. Điều này đã thay đổi người dân Papua New Guinea, biến họ trở thành những người tiêu dùng.


Cuốn sách "Kho báu ở dưới đáy của Kim tự tháp" - C.K. Prahalad: "Nếu bạn có thể tìm thấy các sản phẩm dành cho những người ở "dưới đáy kim tự tháp", bạn có thể không kiếm được nhiều tiền từ một vài người, nhưng bạn sẽ kiếm được rất nhiều tiền từ tất cả những người đó".

Bà nói rằng những người "ở dưới đáy kim tự tháp" được thiết kế là phân khúc thị trường mục tiêu của các nhà sản xuất mì ăn liền. Bà có thể giải thích được chứ?

C.K. Prahalad đã viết một cuốn sách rất có ảnh hưởng mang tên "Kho báu ở dưới đáy của Kim tự tháp" (The Fortune at the Bottom of the Pyramid).

Ông ấy cho rằng, mặc dù người nghèo có rất ít tiền, nhưng tiền của tất cả người nghèo lại là con số lớn. Do đó, nếu bạn có thể tìm thấy các sản phẩm dành cho những người ở "dưới đáy kim tự tháp", bạn có thể không kiếm được nhiều tiền từ một vài người, nhưng bạn sẽ kiếm được rất nhiều tiền từ tất cả những người đó.

Nếu bạn có thể bán hàng cho những người ở dưới đáy kim tự tháp và cho họ quyền trải nghiệm, lựa chọn và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, họ sẽ làm dịch chuyển nền kinh tế... Và kim tự tháp cũng sẽ dịch chuyển và tiến hóa lên.

Chúng ta thường có xu hướng nghĩ rằng mì ăn liền nằm ở "dưới đáy kim tự tháp", nhưng hãy thay đổi cách nhìn nhận vấn đề rằng: càng nhiều đồ ăn đến từ những nơi khác, càng ít đảm bảo an toàn.

Vậy tương lai của mì ăn liền là gì?

Tôi nghĩ là mì gói sẽ không thể dừng lại... Có thể thấy rằng những người rất, rất, rất nghèo luôn cần nguồn năng lượng để sống.

Chúng tôi không cho rằng mì ăn liền sẽ cứu thế giới với bất cứ ý nghĩa nào, nhưng chúng tôi có thể kết luận, một cách khá miễn cưỡng, mì ăn liền mang nhiều điều tốt hơn là có hại đến những người nghèo. Chính xác thì chúng không nuôi dưỡng họ, mà là giúp họ tồn tại.

Kiến Anh

The Boston Global
Theo Trí Thức Trẻ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài May 15 2014, 11:21 AM
Bài viết #5


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,993
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://video.seatimes.com.vn/nguoi-tieu-du...-tom-aNLgOWqtXs

Sau khi có thông tin “100 % Mì tôm bị nhiễm độc” bởi axit oxalic, PV Seatimes đã đi khảo sát ở một số siêu thị lớn nhỏ trên địa bàn thủ đô và cũng không quá khó để nhận ra rằng người tiêu dùng khi biết được thông tin trên đã bắt đầu tỏ ra “lạnh nhạt” với mặt hàng này. - See more at: http://video.seatimes.com.vn/nguoi-tieu-du...h.3Wanjxx1.dpuf


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
member
bài Jul 30 2014, 08:53 AM
Bài viết #6


Thành viên dự bị
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,632
Gia nhập vào: 11-February 11
Thành viên thứ.: 93,759



Dùng chất tẩy rửa để sản xuất mỳ tôm?


Tại Hội thảo về An toàn thực phẩm được tổ chức vừa qua, GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Hội Y tế công cộng cho biết, vừa qua, Công ty CP Dịch vụ Khoa học công nghệ sắc ký Hải Đăng (TP. Hồ Chí Minh) đã tiến hành phân tích 873 mẫu bún, bánh phở, mì tôm, hủ tiếu, há cảo, bánh bông lan… thì phát hiện 363 mẫu, tương ứng với khoảng 42% có chứa axit oxalic rất cao.

Đặc biệt với mì tôm, kiểm nghiệm 62 mẫu thì cả 62 mẫu đều có chứa axit oxalic, trong đó không những mỳ sản xuất trong nước mà cả mì nhập khẩu đều chứa độc chất này với nồng độ dao động 30,8-449mg/kg.


100% mỳ tôm chứa chất gây sỏi thận.

Ông Sơn cho rằng, việc có hóa chất axit oxalic trong mì tôm hoặc các loại mì, bún… khác không phải để “nhuộm vàng” các sợi mì mà chính là để tẩy trắng bột nguyên liệu. Vì qua phân tích 353 mẫu bột, có 120 mẫu đã sẵn axit oxalic. Bởi vậy, một số nhà sản xuất mì tôm khẳng định không cho hóa chất nói trên vào mì nhưng khi xét nghiệm lại có trong sản phẩm của họ là như vậy.

Axit oxalic, theo hệ thống phân loại quốc tế là một chất chuyên dùng để tẩy rửa trong công nghiệp. Cho nên dù với bất cứ lý do gì thì hóa chất đó không được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm do khi vào cơ thể, nó có xu hướng kết tủa nếu gặp chất dinh dưỡng có chứa canxi. Và sự kết tủa này sẽ gây sỏi thận và “đóng” ở các khớp xương thành “gai”, gây nên đau đớn cho những người mắc bệnh này.

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nói gì?Thông tin do Hội Y tế công cộng vừa công bố, ngay lập tức đã làm dư luận xôn xao. Bởi hiện nước ta đang là quốc gia tiêu thụ mì gói lớnthứ 4 trên thế giới sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản với số lượng tiêu thụ khoảng 5,1 tỉ gói mì tôm mỗi năm.

Trong lúc dư luận đang hoang mang thì Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) lại tỏ ra thờ ơ trước vấn đề này. Cục cho rằng đây chỉ là mẫu 1 số sản phẩm chứ không phải tất cả sản phẩm trên thị trường.

Đây không phải là lần đầu tiên cảnh báo người tiêu dùng trong nước về mì tôm mà trước đó, cách đây khoảng hơn 1 tháng, Hiệp hội Người tiêu dùng Penang, Malaysia, cũng đưa ra khuyến cáo chung cho các quốc gia “mì ăn liền” sau khi kiểm tra trên 10 mẫu mì ăn liền, phát hiện 3 mẫu trong đó chứa hơn 1.000mg natri, 7 mẫu còn lại chứa 830mg natri, một lượng muối quá nhiều so với quy định cho phép ở một món ăn vào cơ thể. Như vậy, sẽ dẫn đến các bệnh: huyết áp cao, mỡ máu, suy thận, đột quỵ, tim…

Hiệp hội Người tiêu dùng Penang còn nói rõ: “Nếu ăn mì ăn liền thường xuyên, lượng natri trong cơ thể sẽ tăng cao và chắc chắn nhiều hơn mức cho phép mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quy định là: 2.400mg natri/ngày cho người trưởng thành vì cùng với mì sẽ còn nhiều món ăn khác trong ngày có natri”. Cũng vì nguyên nhân này mà Hiệp hội Người tiêu dùng Penang kêu gọi người dân Malaysia “tẩy chay” mì ăn liền, thực phẩm được coi là “đồ ăn nhanh” của châu Á và gần như không thể thiếu trong mỗi ngày của nhiều người dân.


Mỗi năm người Việt tiêu thụ khoảng 5,1 tỷ gói mì tôm.

Cùng với Hiệp hội Người tiêu dùng ở Malaysia, nhiều chuyên gia dinh dưỡng ở các quốc gia khác, nhất là những quốc gia có lượng tiêu thụ mì ăn liền hàng đầu như Trung Quốc, Nhật Bản… cũng cho rằng, không nên ăn mì ăn liền trừ trường hợp “bất khả kháng” bởi thực tế đây là thực phẩm không giàu chất dinh dưỡng mà chỉ là bột mì chiên dầu cùng với một số gia vị tạo hương vị, bột ngọt…

Chưa nói đến còn có chất propylene glycol, chính là chất sáp bao lấy sợi mì để chống “đông” (không đóng bánh) mỗi khi cho mì vào nước sôi vào. Chất này dễ tích tụ trong gan, thận, tim gây những bất thường và tổn thương. Để kiểm chứng chất propylene glycol có trong mì, chỉ cần để nguội lạnh bát mì đã nấu là thấy nó nổi lên trên như váng mỡ trên bề mặt nước.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới không chỉ đối với mì ăn liền mà nói chung cho thực phẩm thì: Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, ăn những thức ăn ít có nguy cơ gây bệnh, người tiêu dùng sẽ ngăn ngừa ít nhất được 30% tất cả các bệnh ung thư, còn những bệnh khác không kể. Cho nên đối với mì ăn liền nếu không có chất dinh dưỡng, nguy cơ gây bệnh lại cao thì tốt nhất… không nên ăn.

http://www.baomoi.com/Tin-soc-100-mau-mi-tom-co-chat-tay-rua/82/14324367.epi



--------------------
Theo các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, giống như một số loại bụi khác có trong môi trường lao động, tất cả các dạng amiăng (tấm lợp amiăng dùng phổ biến ở VN) đều có thể gây ung thư và một số bệnh trầm trọng khác cho con người. Sợi amiăng có thể gây độc hại cho phổi sau 10-20 năm, gây ra một số các căn bệnh như bệnh phổi, ung thư màng phổi và ung thư phổi.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jul 4 2015, 11:31 PM
Bài viết #7


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,993
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://beforeitsnews.com/vietnamese/2015/0...ien-302300.html


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
member
bài Jul 5 2015, 10:28 PM
Bài viết #8


Thành viên dự bị
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,632
Gia nhập vào: 11-February 11
Thành viên thứ.: 93,759



Thí nghiệm khoa học và kết quả đáng sợ từ mì ăn liền

Mì ăn liền là thực phẩm chín nhanh chỉ trong vài phút. Nguyên lí chế tạo mì ăn liền chính là dùng dầu cọ nấu chín sợi mì rồi dùng các chất phụ gia để làm cứng, ép lại thành khối. Khi sử dụng chỉ cần đổ nước sôi ngâm trong hai đến ba phút là đủ thời gian làm lượng mỡ bám quanh sợi mì bị tan chảy, đồng thời làm sợi mì trở nên mềm.
Trong cuộc sống có rất nhiều loại mì ăn liền nhưng lại không biết rằng nhiều loại mì có chứa lượng kim loại độc vượt quá tiêu chuẩn cho phép, sau khi trải qua 36 tiếng tiêu hóa sẽ biến thành thứ gì?
1/ Thí nghiệm của đại học Havard
Theo một nghiên cứu tại Đại học Havard, hai tình nguyện viên tiến hành nuốt viên nhộng có chứa camera siêu nhỏ và máy giám sát vô tuyến cùng thức ăn.
Chỉ mất ba phút để úp một gói mì nhưng trải qua 36 tiếng tiêu hóa vẫn không được, vì sao lại khó có thể tiêu hóa như vậy? Lí do là trong mì có thể chứa tới 136 loại antioxidants, chất này thường được dùng để chế tạo thuốc nhuận tràng, axit tartaric, cao su silicone dùng để chế tạo kính áp tròng và bột giặt, cho đến các thành như butan trong máy bật lửa cũng có trong sợi mì. Đó cũng là lí do sợi mì khi chín có thể vừa mềm vừa dai.
Nghiên cứu tại Đại học Havard chỉ ra rằng, thành phần trong mì còn có thể chứa đến 24 loại muối natri, loại muối này khi đi vào cơ thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh cao huyết áp, bệnh tim, trúng gió, tổn thương thận và các bệnh khác.
Trước kia có rất nhiều người cho rằng mì ăn liền có rất nhiều chất bảo quản và thường đùa nhau: “ăn quá nhiều sẽ biến thành xác khô”. Thực ra điều này không chính xác, một số loại mì không hề có chất bảo quản, bản thân mì cũng không có vấn đề gì, nhưng để thuận tiện trong việc bảo quản, mì ăn liền đều được chiên qua dầu, cho thêm chất BHT (là một chất phụ gia chống oxy hóa ở thực phẩm).
BHT (2,6-Di-tert-butyl-4-methylphenol) là một loại antioxidants được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm có nhiều dầu mỡ, dễ dẫn đến tình trạng viêm gan, nhiễm sắc thể hoạt động không bình thường thậm chí làm suy giảm chức năng sinh lí; chất điều vị hay còn gọi là các gói gia vị trong mì cho dù là có vị thịt hay gói mỡ, gói hành đều có antioxidants. Do vậy, sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể, hơn nữa tỷ lệ mắc ung thư rất cao.
Đã từng có nhiều báo cáo chỉ ra rằng, trong gói gia vị của mì ăn liền chứa các kim loại nặng như: đồng, thạch tín, thủy ngân.
Điều đáng sợ hơn chính là gói giấy hay bao bì bên ngoài của mì ăn liền chứa nhiều chất độc hại.
Cơ thể con người muốn hoạt động bình thường cần có 6 chất là: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Nếu thiếu hụt một trong 6 loại, cơ thể rất dễ mắc bệnh. Hơn nữa thành phần chủ yếu của mì lại chỉ có carbohydrate; các gói gia vị chỉ có một lượng nhỏ mì chính, muối, bên ngoài tuy có ghi là nước sốt gà, bò, tôm nhưng thực chất thành phần bên trong nó rất ít, không thể đủ cho nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày được.
Nghiên cứu cho thấy, các gói gia vị đều sử dụng nhiệt độ cao để khử trùng, đóng gói ở môi trường chân không, nên toàn bộ dưỡng chất gần như bị mất hết. Thứ bạn ăn vào chỉ là năng lượng đơn thuần mà không có dưỡng chất nên nếu bạn bỏ nhiều tiền mua những gói mì cao cấp thì bạn cũng chỉ nhận được 200 – 300 calo mà thôi.
Biết rằng mỳ ăn liền không có lợi cho sức khỏe, nhưng việc từ bỏ thói quen ăn mỳ ăn liền không phải đơn giản. Có lẽ ít nơi nào mỳ ăn liền lại được chuộng như ở Việt Nam. Theo con số thống kê của Bộ Công thương năm 2012, Việt Nam đứng đầu Châu Á và đứng thứ 4 thế giới về số lượng mỳ ăn liền được tiêu thụ.
Với 5,1 tỷ gói mỳ ăn liền được sản xuất mỗi năm, trung bình mỗi người Việt tiêu thụ từ 1 – 3 gói/người/tuần. Chỉ bằng những con số như vậy, có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của mỳ ăn liền trong đời sống của người Việt. Tính tiện dụng và cả sự hấp dẫn của nó đã khiến cho loại thực phẩm này trở nên thiết yếu trong bữa ăn gia đình. Từ bỏ mỳ ăn liền hẳn là không dễ đối với nhiều người. Chi bằng song song với việc hạn chế dần dần, và hãy học cách ăn mỳ ăn liền làm sao để đỡ gây hại nhất.


--------------------
Theo các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, giống như một số loại bụi khác có trong môi trường lao động, tất cả các dạng amiăng (tấm lợp amiăng dùng phổ biến ở VN) đều có thể gây ung thư và một số bệnh trầm trọng khác cho con người. Sợi amiăng có thể gây độc hại cho phổi sau 10-20 năm, gây ra một số các căn bệnh như bệnh phổi, ung thư màng phổi và ung thư phổi.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Depad
bài Aug 27 2015, 11:48 AM
Bài viết #9


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 677
Gia nhập vào: 16-May 13
Từ: Nha Trang - Khánh Hòa
Thành viên thứ.: 94,101



QUOTE(Diệu Minh @ Jan 5 2011, 08:26 PM) *


Mì ăn liền...???
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 20th April 2024 - 01:22 AM