IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

8 Trang V  « < 6 7 8  
Reply to this topicStart new topic
> NHAI ĐẾM VÀ THIỀN VIPASSANA, Phương pháp của tôi cân bằng phương pháp thiền - Ohsawa
Diệu Minh
bài Oct 26 2015, 08:46 PM
Bài viết #71


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,918
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



BÀI PHÁT BIỂU CỦA ÔNG NGUYỄN MINH THÁI NHÂN NGÀY GIỖ CỦA TIÊN SINH OHSAWA:

Để làm quen với nhau, trước hết tôi xin tự giới thiệu về mình và những liên quan về thực dưỡng với bản thân:
Để không làm lãng phí thời gian, hơn nữa tôi cũng không quen nói chuyện chổ đông người, tôi xin cô đọng vài nét chính qua trang giấy này.

Tôi có một may mắn là được sinh ra trong 1 gia đình áp dụng pp GLMM (Gạo Lứt Muối Mè) khi tôi còn rất nhỏ (5t) Bố tôi là thành viên trong nhóm GLMM đầu tiên ở VN. Nhóm GLMM này được nhen nhóm vào những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, do 1 vị kỹ sư canh nông người Nhật Bản hướng dẫn; Vị kỹ sư này làm việc cùng trường Nông Lâm Súc tại Huế với bố tôi, duyên lành đến với gia đình tôi từ đó.
Và ngài Ngô Thành Nhân là người giỏi tiếng Nhật, đã được nhà trường mời làm thông dịch cho vị kỷ sư canh nông , và ông là người hưởng ứng mạnh mẽ nhất học thuyết dưỡng sinh mới mẻ này; Ngài và gia đình ngài đã trở thành trụ cột cho phong trào Thực dưỡng. ở VN từ khi có nhóm GLMM đầu tiên cho đến hôm nay.
Một điều đặc biệt rất đáng được ghi nhận là, trong nhóm GLMM đầu tiên gồm 5 người: ngài Anh Minh Ngô Thành Nhân, Ngài Dư Tụng Trần Đình Cáo, ngài Ngạn Ôn Nguyễn Hữu Tấn, ngài Hải Sơn Nguyễn Nguyên Sa và bố tôi Song Anh Nguyễn Hồng Giao; tất cả cùng đến với phương pháp GLMM mà không hề có một căn bệnh nan y nào. Các vị ấy thực hành nghiêm túc phương pháp Thực dưỡng chỉ bởi cái tuyệt vời của thuyết Vô Song Nguyên Lý (suy ra từ bố tôi )
Và không có sự thành công nào là không có bóng dáng người phụ nữ - đầu tiên phải kể đến là bà Lima Ohsawa – còn ở VN là bà Diệu Hạnh Ngô Thành Nhân.
Tất cả các vị ấy, nay đều đã khuất; nhưng tôi nghĩ những giao cảm giữa các vị ấy với chúng ta hôm nay vẫn còn. Hôm nay đây, tại đây, xin rất muốn quí vị cùng tôi bỏ ra một vài giây thinh lặng để tỏ lòng tri ân và để cho những giao cảm ấy được tỏa hương
….(vài giây bắt đầu – xin cảm ơn quí vị )
Ông Bà Ohsawa sang thăm VN (5/1965) . Ông bà đã trực tiếp chỉ truyền những yếu lý ở cả 2 mặt: lý thuyết và thực hành …và truyền luôn những cảm hứng không biên độ cho cuộc sống ở thế gian này: thế là tập san Thực dưỡng ra đời được đặt tên là “Sống vui”.
Nhìn lại đúng nửa thế kỷ qua (1965 – 2015) Phong trào Thực dưỡng Việt Nam không khỏi bị thăng trầm theo giòng lịch sử của đất nước.
Việc xuôi Nam sau năm 1968 và ngược Bắc vào sau 1975 là những phép lạ mà tôi tưởng chừng như có sự sắp xếp của Hóa Công ..để cho phương pháp Thực dưỡng Ohsawa được biết đến trên toàn cõi Việt Nam. Với ước mong của riêng tôi là: miền Nam anh Ngô Ánh Tuyết, miền Bắc cô Phạm Thị Ngọc Trâm sẽ làm tốt hơn nữa sự sắp xếp này trong tương lai; Tôi không khen anh Tuyết và chị Trâm qua kiến thức Thực dưỡng, mà khen các vị ấy qua cái duyên tiền định đã gắn chặt họ vào phương pháp Thực dưỡng bằng cả cuộc đời mình.
Và tôi cũng biết rất nhiều nhà Thực dưỡng ở Việt Nam, tuy không giao lưu nhiều nhưng tôi có lĩnh hội kiến thức các vị ấy qua các trang mạng như anh Lương Trùng Hưng, anh Văn Trung, Đại Đức Thích Tuệ Hải, … và rất nhiều vị khác nữa, thú thật về kiến thức chữa bệnh tôi chỉ là học trò các vị đó; nhưng về cái bao la thì tôi có cảm giác chưa ai chạm tới được, chính vì thế tôi lại có cái góc nhìn riêng cho mình về phương pháp Thực dưỡng của ngài Ohsawa; đúng sai thì chưa biết nhưng thú vị… là ở chổ: khác
Có lẽ cái “khác” đó của tôi làm cho tôi có mặt hôm nay …bởi có người thích.
Và tôi rất lấy làm hân hạnh được cô Trâm mời dự buổi lễ kỷ niệm này. Và tôi còn có một động cơ thúc đẩy kèm theo là muốn chia sẻ sự nghiệp làm cha của anh bạn trẻ Trần Đức Hoàng với ý niệm rằng: Sự nghiệp làm cha là sự nghiệp làm sao cho tất cả các bà mẹ ở thế gian này thấu hiểu được trọn vẹn niềm vui sống với cái thiên chức làm mẹ của mình. Ngài Ohsawa rất quan tâm đến việc Thai Giáo và giáo dục con trẻ qua việc ăn uống đúng cách, đây là sự nghiệp cải tạo xã hội ở tương lai một cách căn cội nhất: “Bách niên chi kế mạc chi thụ nhân” và trường học phổ thông nào ở Việt Nam chúng ta cũng dịch câu đó: “Vì sự nghiệp 100 năm trồng người”.
Tôi tin rằng, nếu thế hệ trẻ ở ở Việt Nam được đào tạo bài bản từ trong thai giáo, chăm sóc nhân cách từ khi còn bé và tất nhiên áp dụng khoa học Thực dưỡng cho từng bước trưởng thành thì sự nghiệp làm cha làm mẹ của thế hệ chúng ta sẽ đi vào lịch sử (ở phần âm bản). Tôi thành tâm cầu nguyện cho ý tưởng tốt đẹp ấy, sẽ được phổ cập ở Việt Nam. Và tôi nghĩ rằng với số phận làm con dân Việt Nam hiện nay chỉ còn yêu nước bằng cách ấy là thực tế nhất.
Và cũng với tư cách cá nhân, tôi có vài nét riêng về Thực dưỡng xin được tâm sự cùng với các bạn.
Tôi tự dưng lại rất thích học thuyết của ngài Ohsawa, cái thích này không lý giải được ,và tôi coi đó như những tiên đề toán học để giải quyết những bài toán khó trong đời mình.
Và một trong những câu tự hỏi đầu tiên cho chính mình là con người có tiến hóa nữa không? tiến hóa lên đâu? và tôi hình dung trong thuyết của ngài Ohsawa có nói lên điều ấy. Chúng ta thấy việc chuyển các công thức ăn uống từ động vật sang thực vật và từ thực vật sang cốc loại trong 7 nấc thang ăn uống đã cho tôi cảm nhận đó.
Việc dương hóa để tiến hóa là đúng hay không, thì ta phải đi tìm thêm những minh chứng hợp lý khác.
Đó là một trong những suy tư của tôi, tôi trình bày ra là để tham khảo. Như trên đã nói, ở Việt Nam chúng ta hiện nay có rất nhiều nhà Thực dưỡng, nhưng mỗi người lại mỗi vẻ …và hình như không ai chịu ai, có nghĩa là ai cũng cho mình là đúng cả; và tôi cũng vậy; nhưng chỉ có một điều là tôi không bao giờ đưa ra một nhận định miễn cưỡng với lòng mình.
Và trong cái duyên hạnh ngộ hôm nay tôi xin chia sẽ cùng quí vị 3 điều
• Ý nghĩa hạt gạo và đời sống con người.
• Ý thức có được từ đâu?
• Nếu một đời không bệnh hoạn thì có cần Thực dưỡng không ?
Nguyễn Minh Thái
Bài phát biểu này được nói vào chính ngày sinh của tiên sinh Ohsawa; trước đó mỗi buổi tham luận bác Thái lại nói về một đề tài rất hấp dẫn ví dụ: động vật và cây cỏ đều đang sống và phát triển… chỉ riêng ngũ cốc “nằm im” trong các cái hạt, nên năng lượng và rung động của nó ổn định hơn….đại loại thế các bạn ạ. Bác Thái hấp dẫn tất cả chúng tôi vô cùng vì từ trường, sự minh triết và tính thân thiện chuyển hóa cả những người ương gàn bảo thủ.
Tôi gọi bác Thái là “của để dành” của ngành Thực dưỡng; những người khác bong hết những các tinh hoa và tiếng tăm vang dội ra ngoài thì bác Thái lặn vào những cơn thiền định của bác ấy và đi ra tươi mới với đời, và có thể độ được đời sống của nhiều người, làm thánh hóa đời sống của họ lên một tầm cao mới…
Tôi cầu nguyện ơn trên gia hộ cho những người như thế không bị ma quỉ nó quấy phá, để chúng tôi không bị rơi vào những trạng thái tâm thấp kém như cuộc sống đã chứng minh…


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
HoaTraiTim
bài Oct 27 2015, 04:48 PM
Bài viết #72


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 526
Gia nhập vào: 10-September 08
Thành viên thứ.: 991



Go to the top of the page
 
+Quote Post

8 Trang V  « < 6 7 8
Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 05:34 PM