IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Sau hơn 500 năm kể từ khi Phật nhập diệt, PG Đại Thừa mới xuất hiện
Diệu Minh
bài May 29 2015, 09:50 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,024
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://beforeitsnews.com/vietnamese/2015/0...ien-300688.html


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
member
bài May 31 2015, 04:05 PM
Bài viết #2


Thành viên dự bị
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,632
Gia nhập vào: 11-February 11
Thành viên thứ.: 93,759



Sau hơn 500 năm kể từ khi Phật nhập diệt, PG Đại Thừa mới xuất hiện

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo


Trần Quốc Tiến
Phật giáo Nguyên thủy, còn gọi là Nam tông, Theravada không công nhận danh từ Tiểu thừa và còn nói rằng: Kinh điễn Đại thừa không phải là lời dạy của Phật, dựa vào các luận cứ sau đây:
Đại cương
Kinh Đại thừa rất dài, viết bằng tiếng Sanskrit, rất cao siêu, rất linh động, khi thực, khi hư và chỉ bắt đầu xuất hiện sau hơn 500 năm, kể từ khi đức Phật nhập diệt.
Hòa thượng Rewata Dhamma viết:
Đức Phật không có dạy kinh Đại thừa cho 10 Đại đệ tử của Ngài.
Vì thế, hoàn toàn không có kinh Đại thừa, trong lần kết tập kinh điển thứ nhất, tại động Thất Diệp, Satiapanni, thành Vương xá, Rãjagãha, do ba Đại đệ tử: Ma- Ha- Ca- Diếp, Ưu- Ba- Ly (luật) và A-Nan-Đà (kinh) đồng chủ toạ, dưới sự bảo trợ của vua A-Xà-Thế, Ajatasattu.
(Hoà thượng Rewata Dhamma viết theo Tiểu phẩm Cullavagga trong Tạng luật)
Như vậy đức Phật cũng không có dạy kinh Đại thừa cho bất cứ ai !
Lập luận cho rằng: Đức Phật chỉ giảng dạy kinh Đại thừa cho những chúng sinh nào có trình độ hiểu biết cao … là không hợp lý.
Đó là vì, như đã nói trên, chính các Đại đệ tử của Phật, cũng có trình độ hiểu biết cao, nhưng không hề biết gì về kinh Đại thừa cả.
Lập luận khác, thực tế hơn và khả tín hơn cho rằng: Sau hơn 500 năm, kể từ khi Phật nhập diệt, khoảng thế kỹ thứ nhất của Tây lịch các Tổ sư của Phật giáo như ngài: Hiếp Tôn Giả, Mã Minh, Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân … mới suy diễn và thêm thắt kinh Nguyên thủy để viết ra kinh Đại thừa.
Sự việc cũng tương tự như Ngài Huệ Năng, cũng suy diễn từ kinh Nguyên thủy để viết ra kinh Pháp-Bảo-Đàn, ở thế kỹ thứ 7.
Dẫn chứng
Theo sử liệu thì sau 3 tháng kể từ khi đức Phật nhập diệt, tăng sĩ tập họp lại để hồi tưởng và kết tập các lời dạy của Phật thành bộ kinh Nguyên thủy. Ngược lại, sau hơn 500 năm, kinh Đại thừa mới bắt đầu xuất hiện. Như vậy “Nguồn gốc kinh Đại thừa” từ đâu mà có ? Và kinh Đại thừa so với kinh Nguyên thủy có khác nhau gì không ? Các luận cứ sau đây kiểm chứng điều đó:
Luận cứ 1: Nói rằng: Bộ kinh Bát Nhã được Phật truyền giảng trên núi Linh Thứu, trước một đại chúng 5000 người. Dalai Lama viết trong sách: “Tinh túy Bát Nhã tâm kinh” như sau: “Khó mà biết kinh Bát Nhã có phải là lời dạy của Phật hay không?. Tôi đã đến Linh Thứu. Tại đây không thể chứa 5000 người”. Như vậy Dalai Lama cũng hoài nghi nguồn gốc kinh Đại thừa.
Luận cứ 2: Hoà thượng Thích Hạnh Bình viết trong trang mạng Quảng Đức, bài: “Kinh điển Đại thừa có phải là Phật thuyết không ? ” như sau: “Trong các lần kết tập thứ nhất, thứ hai và thứ ba chỉ có năm bộ Nikãya (kinh bộ) và bốn bộ Agama (A – hàm), nhưng không có kinh Đại thừa”.
Như vậy kinh Đại thừa được hình thành sau nầy.
Luận cứ 3: Theo sách “Sự hình thành Đại thừa” của J. O’ Neil, Kinh Đại thừa xuất hiện khoảng 100 năm trước công nguyên. Như vậy kinh Đại thừa là do các tăng sĩ viết ra, sau hơn 500 năm kể từ khi Phật nhập diệt.
Luận cứ 4: Khi cố gắng nhớ để ghi lại lời dạy của Phật, thì chỉ có thể ghi lại một cách tóm lược, ngắn gọn vài trang, giống như kinh Nguyên thủy, chớ không thể ghi lại một cách chi li, đầy đủ từng chi tiết, trường giang đại hải như kinh Đại thừa. Cụ thể là bộ kinh Đại Bát Nhã có tất cả là 600 quyển, Kinh Hoa Nghiêm có 80 quyển… Thời gian thực hiện tất cả các bộ kinh nầy cũng phải là vài chục năm, vượt quá thời lượng của các lần kết tập. Do đó nếu nói kinh Đại thừa là do tăng sĩ kết tập là không hợp lý.
Luận cứ 5: Nói rằng: kinh điển được Phật dạy theo thứ tự của “Ngũ thời Phật giáo” ?. Thế nhưng trong các lần kết tập, tăng chúng chỉ ghi lại kinh A Hàm trong thời kỳ A Hàm thời mà không nói gì đến các thời kia như: Hoa Nghiêm thời, Phương Đẳng thời, Bát Nhã thời, Pháp Hoa thời. Như vậy “Ngũ thời Phật giáo” là không có cơ sở để tin được.
Luận cứ 6: Nói rằng: “Đức Phật không giảng dạy kinh Đại thừa cho loài người. Đức Phật chỉ giảng dạy kinh Đại thừa ở cõi trời, cho Chư Thiên mà thôi. Chư Bồ tát đã kết tập các kinh điển trên và truyền lại cho cao tăng”.
Biện giải trên quá thần bí, vì Chư Bồ tát là vô hình, vô tướng.
Luận cứ 7: Từ ngữ Đại thừa (Mahayana) và Tiểu thừa (Hinayana) chỉ tìm thấy trong kinh Pháp hoa mà không có trong các kinh điển trước đó. Thế nhưng kinh Pháp hoa xuất hiện khoảng thế kỹ thứ nhất Tây lịch và như vậy hai danh từ trên cũng bắt đầu có, từ thời điểm đó.
Luận cứ 8: Trong Hán tạng A hàm, Phật dạy Ananda về Pháp thừa, Dhammayana như sau: “Nầy Ananda, con đường Tám Chánh (Bát chánh đạo) đồng nghiã với cỗ xe tối thượng, là “cỗ xe Pháp”, là sự chiến thắng vô thượng trong mọi chiến trận nhiếp phục: tham, sân, si”.
Như vậy đức Phật chỉ nói về: “cỗ xe Pháp thừa”, chớ không có nói: “cỗ xe lớn” hay “cỗ xe nhỏ”, cũng không có nói: Đại thừa hay Tiễu thừa gì cả.
Trên thế giới, không có tông phái nào có tên gọi là: ‘Phật giáo Tiểu thừa’ và danh từ Tiểu thừa cũng không có trong kinh Nguyên thủy.
Phật giáo Đại thừa, có nghiã là cỗ xe lớn, tự ý chế tác danh từ Tiểu thừa, là cỗ xe nhỏ, để gọi chung tất cả các tông phái khác của Phật giáo.
Vì thế năm 1950, “Hội Phật giáo Thế giới, WFB” nhóm họp tại Colombo, quyết định xóa bỏ danh từ Tiểu thừa.
Luận cứ 9: Kinh Nguyên thủy và kinh Đại thừa đều do tăng chúng viết ra. Sự khác biệt giữa hai loại kinh nầy là:
Kinh Nguyên thủy rõ ràng, bình dị như: kinh Voi rừng, kinh Hạnh con chó, kinh Người áo trắng, kinh Lời vàng, kinh Chiếc bè, kinh Cái nồi đất, kinh Thanh tịnh … là do các tăng sĩ kết tập, ghi lại lời dạy của Phật một cách trung thực, ngắn gọn, không thêm, không bớt.
Khác hẳn kinh Nguyên thủy, tên gọi của các bài kinh Đại thừa rất văn hoa, bóng bẩy như: Hoa nghiêm, Bát nhã, Pháp hoa, Kim cang, Vô lượng thọ, Pháp bảo đàn … Kinh Đại thừa không do kết tập như trên, mà do nhiều vị Sư tổ của Phật giáo suy diễn từ kinh Nguyên thủy để viết ra và vì thế, tùy theo sự hiểu biết cá nhân, thêm điều nầy, bớt đoạn kia cho nên kinh Đại thừa, với nhiều huyền nghiã và ẫn dụ, rất cao siêu và cũng rất mâu thuẫn, khi nói có, khi nói không, khi thực, khi hư.
* Thí dụ về sự mâu thuẫn: Trong kinh Tứ niệm xứ, Phật giáo Đại thừa ghi là: “Quán Pháp vô ngã”. Như vậy “Vạn pháp” chỉ là vô ngã, chớ không vô thường hay sao ?.
* Thí dụ về sự suy diễn: Trong kinh Nguyên thủy Phật dạy là: “con người có Lục thức”. Đại thừa suy diễn để thêm 4 thức nữa thành 10 thức. Bốn thức đó là: Manas, Alaya, Amala và Hridaya.
* Thí dụ về sự bất nhất: Thần chú là linh ngôn, mật ngữ không thể sửa đổi. Thế nhưng thần chú của Bát Nhã tâm kinh vẫn bị sửa đổi. Kinh sách nầy ghi là: Gate, Gate, Paragate, Parasamgate, Boddhi Svaha. Kinh sách kia lại ghi: Yết đế, Yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha.
* Thí dụ về đức tin: Quy y Phật là: quy y với Phật, ở bên ngoài. Nhưng theo kinh Pháp Bảo Đàn là: quy y với Phật tâm, ở trong ta. Như vậy là hữu ngã?
Luận cứ 10: Theo kinh Nguyên thủy, Phật là vị A la hán đã đắc đạo, khi còn tại thế gian. Ngược lại theo thuyết “Tam thân Phật” của Đại thừa, Phật Thích Ca đã là Phật, từ vô lượng kiếp và ngài nhập thế là để hoá độ. Nếu như vậy thì Phật Thích Ca đã biết là phải tu hành như thế nào ?. Ngài đâu cần phải: “6 năm khổ hạnh rừng già để tầm đạo, đến nổi gần vong mạng”. Do đó thuyết “Tam thân Phật” của Đại thừa không phải là lời của Phật dạy.
Luận cứ 11: Kinh Nguyên thủy viết bằng tiếng Pãli. Kinh Đại thừa viết bằng tiếng Sanskrit. Mặc dù Sanskrit phong phú về từ ngữ hơn Pãli, nhưng Phật giáo Nguyên thủy vẫn chọn Pãli để viết kinh cho trung thực với lời giảng của Phật, vì đó là ngôn ngữ mà Phật đã thuyết pháp khi xưa. Kinh Pháp cú bằng tiếng Pãli, bià bằng gổ, viết trên lá bối hiện đang lưu giữ tại Tích Lan.
Luận cứ 12


--------------------
Theo các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, giống như một số loại bụi khác có trong môi trường lao động, tất cả các dạng amiăng (tấm lợp amiăng dùng phổ biến ở VN) đều có thể gây ung thư và một số bệnh trầm trọng khác cho con người. Sợi amiăng có thể gây độc hại cho phổi sau 10-20 năm, gây ra một số các căn bệnh như bệnh phổi, ung thư màng phổi và ung thư phổi.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 24th April 2024 - 11:30 PM