IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

4 Trang V   1 2 3 > »   
Reply to this topicStart new topic
> 66 CÂU PHẬT HỌC LÀM CHẤN ĐỘNG THẾ GIỚI
vantrung
bài Feb 12 2012, 06:17 AM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,240
Gia nhập vào: 25-May 07
Từ: HCM
Thành viên thứ.: 30



66 CÂU PHẬT HỌC LÀM CHẤN ĐỘNG THẾ GIỚI




1. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.

2. Nếu bạn không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho bạn. Vì chính tâm bạn không buông xuống nỗi.

3. Bạn hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình.

4. Bạn phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương bạn, bạn phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực.

5. Khi bạn vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là thường còn mãi. Khi bạn đau khổ, bạn hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.

6. Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai.

7. Bạn có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.

8. Đừng lãng phí sinh mạng của mình trong những chốn mà nhất định bạn sẽ ân hận.

9. Khi nào bạn thật sự buông xuống thì lúc ấy bạn sẽ hết phiền não.

10. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.

11. Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ty thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.

12. Bạn đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, bạn phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính bạn.

13. Một người nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không bao giờ được thanh thản.

14. Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.

15. Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin bạn “đa khẩu hạ lưu tình”.

16. Vốn dĩ không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa bạn là ai? Giả sử bạn bị chó điên cắn bạn một phát, chẳng lẽ bạn cũng phải chạy đến cắn lại một phát?

17. Đừng bao giờ lãng phí một giây phút nào để nghĩ nhớ đến người bạn không hề yêu thích.

18. Mong bạn đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, có như vậy người khác mới khả dĩ tiếp nhận.

19. Cùng là một chiếc bình như vậy, tại sao bạn lại chứa độc dược? Cùng một mảnh tâm tại sao bạn phải chứa đầy những não phiền như vậy?

20. Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì bạn hiểu nó quá ít, bạn không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi bạn hiểu sâu sắc, bạn sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của bạn.

21. Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân.

22. Tốn thêm một chút tâm lực để chú ý người khác chi bằng bớt một chút tâm lực phản tỉnh chính mình, bạn hiểu chứ?

23. Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với mình.

24. Mỗi người ai cũng có mạng sống, nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó, thậm chí trân quý mạng sống của mình hơn. Người không hiểu được mạng sống thì mạng sống đối với họ mà nói chính là một sự trừng phạt.

25. Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp bạn mới được tự tại.

26. Đừng khẳng định về cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn.

27. Khi bạn thành thật với chính mình, thế giới sẽ không ai lừa dối bạn.

28. Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện.

29. Người âm thầm quan tâm chúc phúc người khác, đó là một sự bố thí vô hình.

30. Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu bạn không phán đoán chính xác bằng trí huệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình.

31. Muốn hiểu một người, chỉ cần xem mục đích đến và xuất phát điểm của họ có giống nhau không, thì có thể biết được họ có thật lòng không.

32. Chân lý của nhân sinh chỉ là giấu trong cái bình thường đơn điệu.

33. Người không tắm sửa thì càng xức nước hoa càng thấy thối. Danh tiếng và tôn quý đến từ sự chân tài thực học. Có đức tự nhiên thơm.

34. Thời gian sẽ trôi qua, để thời gian xóa sạch phiền não của bạn đi.

35. Bạn cứ xem những chuyện đơn thuần thành nghiêm trọng, như thế bạn sẽ rất đau khổ.

36. Người luôn e dè với thiện ý của người khác thì hết thuốc cứu chữa.

37. Nói một lời dối dang thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy?

38. Sống một ngày vô ích, không làm được chuyện gì, thì chẳng khác gì kẻ phạm tội ăn trộm.

39. Quảng kết chúng duyên, chính là không làm tổn thương bất cứ người nào.

40. Im lặng là một câu trả lời hay nhất của sự phỉ báng.

41. Cung kính đối với người là sự trang nghiêm cho chính mình.

42. Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả.

43. Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên bạn cần phải “ tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.

44. Từ bi là vũ khí tốt nhất của chính bạn.

45. Chỉ cần đối diện với hiện thực, bạn mới vượt qua hiện thực.

46. Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, bạn dối người khác được nhưng không bao giờ dối nỗi lương tâm mình.

47. Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.

48. Có lúc chúng ta muốn thầm hỏi mình, chúng ta đang đeo đuổi cái gì? Chúng ta sống vì cái gì?

49. Đừng vì một chút tranh chấp mà xa lìa tình bạn chí thân của bạn, cũng đừng vì một chút oán giận mà quên đi thâm ân của người khác.

50. Cảm ơn Đức Phật với những gì bạn đã có, và cảm ơn Đức Phật những gì bạn không có.

51. Nếu có thể đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó mới là từ bi.

52. Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cáng của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn.

53. Thành thật đối diện với mâu thuẩn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.

54. Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó.

55. Đa số người cả đời chỉ làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối.

56. Tâm là tên lừa đảo lớn nhất, người khác có thể dối bạn nhất thời, nhưng nó lại gạt bạn suốt đời.

57. Chỉ cần tự giác tâm an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưa độ thì đừng nên thoát một mình.

58. Khi trong tay bạn nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì bạn chỉ có mỗi thứ này, nếu bạn chịu buông xuống, thì bạn mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.

59. Nếu bạn có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là một phúc phần rồi. Biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương của ngày mai, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành tàn phế, biết bao nhiêu người hôm nay đã đánh mất tự do, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành nước mất nhà tan.

60. Bạn có nhân sinh quan của bạn, tôi có nhân sinh quan của tôi, tôi không dính dáng gì tới bạn. Chỉ cần tôi có thể, tôi sẽ cảm hóa được bạn. Nếu không thể thì tôi đành cam chịu.

61. Bạn hi vọng nắm được sự vĩnh hằng thì bạn cần phải khống chế hiện tại.

62. Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Bạn càng nguyền rủa họ, tâm bạn càng bị nhiễm ô, bạn hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của bạn.

63. Người khác có thể làm trái nhân quả, người khác có thể tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ, vì sao? Vì chúng ta nhất định phải giữ một bản tánh hoàn chỉnh và một tâm hồn thanh tịnh.

64. Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Bạn muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.

65. Thế giới vốn không thuộc về bạn, vì thế bạn không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những tánh cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta.

66. Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ. (MOTSACH)
NHẬN XÉT VỀ 66 CÂU PHẬT HỌC LÀM CHẤN ĐỘNG THẾ GIỚI:
-66 câu Phật học rất thâm sâu
-Đó là các lời vàng ngọc mà chúng ta cần học hỏi cho thông suốt
-Tuy nhiên nếu chúng ta không thực hành cách ăn uống đúng âm dương thì chúng ta khó lòng thực hành 66 lời vàng ngọc trên.
-Vì ăn đúng thì nhận thức đúng và hành động đúng
-Ăn đúng sẽ cải tạo dòng máu, tế bào…và cải tạo tư tưởng, tâm tính con người một cách rốt ráo.
-Ăn đúng nâng cao trí phán đoán, nhờ đó chúng ta mới thực hành dễ dàng các lời dạy của Thánh nhân.
12/2/2012 nvt
Go to the top of the page
 
+Quote Post
home
bài Feb 12 2012, 10:39 AM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 377
Gia nhập vào: 6-April 10
Thành viên thứ.: 11,098



Thưa Bác Trung:
Từ lâu cháu đã suy nghĩ, tư duy về lập trường của Bác, cháu thấy có một cái gì đó vẫn chưa ổn lắm.


Cháu xin lấy một ví dụ nhỏ:

- Xá-lợi-phất, ông mang gì thế?

- Bạch Thế Tôn, thức ăn.

- Thức ăn mang lại cái gì?

- Bạch Thế Tôn cảm thọ.

- Cảm thọ mang lại cái gì?

- Sắc chất, bạch Thế Tôn.

- Sắc chất mang lại cái gì?

- Bạch Thế Tôn, xúc.

Ý nghĩa như thế này: Một người đói được ăn, thức ăn sẽ làm hết đói và mang thọ lạc. Từ thọ lạc thân sẽ đẹp, tốt thêm, nên nói rằng từ thọ sinh sắc. Ðược sắc thân như thế, người đó sanh tâm hoan hỉ, do đó khi ngồi hoặc nằm đều được xúc hoan hỉ.

Theo cháu hiểu thì vật thực nó chỉ chăm sóc cái thân.
Cúng giống như nhiều người hành thiền cứ nghĩ là phải ngồi theo tư thế kiết già thì khả năng chứng ngộ, cứ gọi tạm như vậy sẽ , cũng chẳng biết phải nói như thế nào. Mà tư thế ngồi nó thuộc về thân.

Tâm nó chỉ nương nhờ vào thân.
Ví như thân là một ngôi nhà còn tâm là người sinh sống trong đó.

Bây giờ ăn uống theo kiểu của Bác cứ cho là có sức khỏe , sẽ có một sắc thân tốt . Nhưng cháu nghĩ nó cũng không liên quan gì nhiều đến tâm đâu.

Cũng giống như bây giờ ăn đúng sẽ có có một ngôi nhà đẹp , sang trong , sạch sẽ. Nhưng những người sống trong ngôi nhà đó chưa chắc đã tốt.

Cũng giống như nhiều người sống trong nhung lụa, nhà lầu , xe hơi, cứ nghĩ là họ sẽ hạnh phúc, họ có một ngôi nhà đẹp, một sắc thân đẹp, nhưng chưa chắc, ý cháu là không phải tất cả, chưa chắc tất cả đã hanh phúc đã tật diệt phiền não.

Cháu nghĩ việc ăn đúng theo cách của Bác , có thể một phần nào đó là đúng, nhưng cũng chưa chắc đã tận diện được phiền não.

Ăn nó chỉ cải tạo được cái thân này thôi, nhưng chưa chắc đã cải tạo được cái tâm.
Khi thân tốt , cái tâm nó sẽ có nơi nương tựa tốt , nhưng chưa chắc nó đã tốt nếu ta không biết cách thuần phục , huấn luyện tâm.

Cháu xin lấy một ví dụ nhỏ nữa:

Trên đường đi, chú thấy một rãnh nước dẫn vào ruộng, thắc mắc hỏi thầy. Thầy giải thích đó là vật vô tri nhưng con người có thể điều khiển, dẫn dắt đến bất cứ nơi nào theo ý muốn. Chú lại băn khoăn: Thế sao con người có trí lại không kiểm soát, điều phục tâm mình để chứng quả A-la-hán?

Ði thêm một quãng nữa, chú thấy người làm tên đang hơ mũi tên và gậy trên lửa và nheo mắt để uốn thẳng. Chú lại hỏi thầy và cũng băn khoăn sao những mũi tên vô tri có thể uốn thẳng được bằng cách hơ lửa, trong khi con người có trí lại không thể kiểm soát và điều phục tâm mình để đạt quả A-la-hán?

Ði xa thêm một chút, chú thấy thợ mộc đang đeo căm, vành trục và những phần khác của bánh xe. Chú cũng thắc mắc y như trước: Nếu ta có thể lấy những mãnh gỗ vô tình này làm thành bánh xe chạy theo ý mình, thì tại sao ta cũng có trí nhưng không điều phục tâm ý để đạt đến quả vị A-la-hán.

Và có thể đúc kết lại:

Người trị thủy dẫn nước,

Kẻ làm tên nắn tên,

Người thợ mộc uốn gỗ,

Bậc trí nhiếp tự thân.


Và cháu xin đúc kết lại một lần nữa:

Ắn đúng cũng ta chọn một đường đi đúng, một đường đi dễ dàng,
Cái quan trọng cái tâm của ta nó có đi trên con đường đó hay không nữa.

À một điều quan trọng nữa là Bác có thể trích dẫn nguồn của 66 điều ở trên là lấy ở đâu ra không ạ.


Câu này của Bác cháu công nhận là đúng:
"Ăn đúng nâng cao trí phán đoán, nhờ đó chúng ta mới thực hành dễ dàng các lời dạy của Thánh nhân"
Còn câu này:

"Vì ăn đúng thì nhận thức đúng và hành động đúng
-Ăn đúng sẽ cải tạo dòng máu, tế bào…và cải tạo tư tưởng, tâm tính con người một cách rốt ráo."

Ăn đúng thuộc về thân, còn nhận thức và và cái ý chỉ huy hành động thuộc về tâm
Ăn đúng sẽ cải tạo dòng máu , tế bào là có thể (vì cháu không biết) , nhưng tế bào và máu thuộc về thân là đúng , còn tư tưởng, tâm tính thuộc về tâm cái này cần xem xét lại, vì nó còn phụ thuộc nhiều vào môi trường xung quanh như sự dạy dỗ giáo dục chẳng hạn.

Ăn là một việc liên quan tới thân, mà việc liên quan đến thân để đi cải tạo lại tâm ,thì không được logic cho lắm.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
justmevn
bài Feb 12 2012, 10:53 AM
Bài viết #3


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 840
Gia nhập vào: 5-September 09
Từ: Sài gòn
Thành viên thứ.: 4,720



Vậy thế nào là "ăn đúng"? Là ăn theo lời dạy của người khác theo công thức, hay đúng cái cơ thể cần trong từng thời điểm? "Đúng" ở đây là do ai/cái gì quyết định? Có phải cần có trí phán đoán số 7 (biết ngay tức thời cái gì là tốt) thì mới ăn đúng được chăng? Tại sao gạo lức luôn luôn là cân bằng và tốt cho cơ thể mọi thời? Vì số 7 được khẳng định là tốt "nhất" cơ mà? Vậy nó tốt thật hay tốt do áp đặt?


--------------------
There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
UPani
bài Feb 12 2012, 03:41 PM
Bài viết #4


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 321
Gia nhập vào: 18-May 09
Thành viên thứ.: 3,377



Cái này hay đấy, rất là hay nhưng nhận xét của bác Trung vào làm loãng cả topic. Haiz, bác cứ suốt ngày ca đi ca lại bài ca này.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 12 2012, 06:04 PM
Bài viết #5


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,024
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Home sưu tầm được nhiều chuyện hay thế, sadhu! cảm ơn nhé
Đọc được những điều này đúng lúc đúng chỗ đưa ra nên nó "đắc địa"...

Hay tuyệt... Đức Phật có cách giảng dạy dễ hiểu thế nhỉ? nếu bác Trung với cái khăng khăng của bác mà đọc Phật thì hay ... bác ấy sẽ nhận ra ?

Ăn đúng thuộc về thân, còn nhận thức và và cái ý chỉ huy hành động thuộc về tâm

Ăn đúng theo cách của bác Trung là ăn số 7, còn ăn đúng theo cách của Td chính đáng là ăn: qua thân và tâm... tức gồm cả ngũ quan như nghe nhìn ngửi nếm... thậm chí cả ĂN những năng lượng của vũ trụ đang vận động... nói cách khác là hấp thu những gì cuộc sống mang lại cho ta... gần giống như là trạng thái thụ động, cảm nhận... nghe giáo Pháp, đọc những lời dạy của Đức Phật... 10 ba la mật cũng được cho là thức ăn đúng đắn... cho tâm, và tâm chuyển là thân ảnh hưởng...

Thức ăn do tâm quyết định: nó có quyền chọn lựa, và nhờ vào trí phán đoán khi chọn lựa thực phẩm (bạn chọn nghe Pháp không chọn nghe nhạc... ) qua miệng, mắt, tai... bạn sẽ ĂN chúng và chuyển hóa chúng thành năng lượng của thân và tâm... phân biệt thì rạch ròi, nhưng có sự tương hỗ... chỉ khi nào thân này chết đi thì nó mới không bị tâm ảnh hưởng ... vì thân xác do 4 yếu tố ảnh hưởng: nghiệp, tâm, thức ăn, thời tiết... ngay Đức Phật cũng không thoát được 4 lực đó tác động, vì thế khi ăn phải nấm giò heo gì đó ngài đã đi lị mà nhập niết bàn...

Cho nên nói thức ăn hoàn toàn không tác động ảnh hưởng là không đúng: tạm gọi là thân và tâm... hai thằng này có lúc nó hoạt động đồng bộ có lúc không... cho nên Phật giáo nguyên thủy mới phân cấp tuệ: có tới 16 tầng tuệ... và có một loại tuệ nhận ra sự khác nhau của danh và sắc gọi là TUỆ DANH SẮC hay là tách danh sắc... với những người không có kiến thức chuyên môn về thiền nguyên thủy thì sẽ chả hiểu tôi nói gì ...


Đức Phật định nghĩa NGƯỜI = DANH + SẮC... khi tâm mạnh thì nói lướt và nương trên thân, nó điều hành được thân... nhưng khi tâm yếu, thân mạnh nó sẽ sống bản năng... mù quáng ... và hạ thấp mức ý thức... đây mới là chỗ kỳ bí: với những người NON CƠ, thì thức ăn ảnh hưởng tới tâm mạnh, với những người "cao cơ" thì nó ảnh hưởng không đáng nói... khi công phu mạnh như là Milarepa... thức ăn trở nên chỉ là điều nho nhỏ...

Mình cứ tự nhận là mình non cơ đi, và lưu ý thức ăn một chút... tốt mà...
Còn bác Trung, kệ bác ấy, nói thế nói nữa bác ấy vốn vẫn vậy... mà topic này do bác ấy lập ra, hễ có bác Trung ở đâu là rôm rả hẳn lên... he he...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
UPani
bài Feb 12 2012, 07:53 PM
Bài viết #6


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 321
Gia nhập vào: 18-May 09
Thành viên thứ.: 3,377



QUOTE(Diệu Minh @ Feb 12 2012, 06:04 PM) *
Còn bác Trung, kệ bác ấy, nói thế nói nữa bác ấy vốn vẫn vậy... mà topic này do bác ấy lập ra, hễ có bác Trung ở đâu là rôm rả hẳn lên... he he...


Cái này gọi là BÀI CA ĐI CÙNG NĂM THÁNG cô ạ biggrin.gif
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 12 2012, 08:42 PM
Bài viết #7


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,024
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Một bàn tay vỗ không bao giờ kêu, nhờ có bác Trung, bạn Home mới CHO được chúng ta một vài điều thời Đức Phật, cảm ơn cả ông Trung và Home...

Cái này có kèm theo cái kia có... có thì có tự mảy may, bằng không cả thế gian này cũng không...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
sati
bài Feb 14 2012, 04:33 PM
Bài viết #8


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 70
Gia nhập vào: 23-March 10
Thành viên thứ.: 10,325



Kiếp sau không còn làm người thì nên ăn như thế nào ?
Hoặc những kiếp không ăn thức ăn lương thực thì ăn như thế nào ?
Cháu nghĩ tu thân thì được lợi ích trong kiếp này thôi, còn tu tâm thì được lợi ích từ nay về sau (vô số kiếp).
Go to the top of the page
 
+Quote Post
vantrung
bài Feb 15 2012, 06:26 AM
Bài viết #9


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,240
Gia nhập vào: 25-May 07
Từ: HCM
Thành viên thứ.: 30



-66CÂU PHẠT HỌC...có trên trang web www,diepluc.vn
-Ăn đúng sẽ cải tạo tâm hồn rốt ráo và có năng lực đưa tới giác ngộ, giải thoát. Đó là lời dạy của Ohsawa.NVT chỉ nói lại thôi.
-Ohsawa dạy (đọc các sách của ngài) hãy phục hồi sức khỏe và phát triển trí phán đoán tối cao bằng PPTS trên nền tảng VSNL
-Sự chuyển hóa sinh lí học sẽ đưa tới sự chuyển hóa tâm lí học. Vì thân tâm là một , không tách rời riêng biệt.
-Rất nhiều người TD công nhận: Sau một thời gian theo TD , tinh thần được cải thiện tốt (bớt tham sân si,bớt phiền não, tâm bình an...)
-Đứa bé trong bụng mẹ chỉ hấp thu dòng máu mẹ (không tu luyên ,rèn luyện gì cả) mà sinh ra khỏe mạnh , thông minh hay ốm đau ,ngu đần do máu người mẹ tốt hay xấu...mà thôi.
-Bạn có quyền không tin. Nhưng nvt tin vào Ohsawa.
15/2/2012 nvt
Go to the top of the page
 
+Quote Post
sati
bài Feb 15 2012, 09:11 AM
Bài viết #10


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 70
Gia nhập vào: 23-March 10
Thành viên thứ.: 10,325



"Bạn có quyền không tin. Nhưng nvt tin vào Ohsawa."

Cháu thích câu này và thái độ này của bác. Tự chịu trách nhiệm, động lực mạnh nhất là để cải thiện cuộc sống thân và tâm mình, và không phải là để đi thay đổi người khác biggrin.gif.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

4 Trang V   1 2 3 > » 
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 24th April 2024 - 05:15 PM