IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

2 Trang V   1 2 >  
Reply to this topicStart new topic
> Thiền ăn: hiểu biết cốt tủy để ĂN ĐÚNG, Ngài Tejanyia, ngài Acharn Chah và ngài trưởng dòng mũ đỏ
Diệu Minh
bài Aug 3 2023, 07:25 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,047
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Thiền ăn

Thiền ăn: hiểu biết cốt tủy để ĂN ĐÚNG

Đức Phật dạy khi ăn tâm để ở sự chuyển động của hàm nhai... thấy được sự xúc chạm của thức ăn với lưỡi thì thấy những tiến trình đó xảy ra như nào: thích là tham, không thích là sân...

Với những người mê đắm ăn uống còn có pháp coi thức ăn là phân chưa tiêu để tiết chế khát ái của việc ăn???

Đức Phật có 1 hạnh đơn giản, nhưng khó làm (trong 9 Ân Đức của ngài): còn 4-5 miếng mới no là ngài đã dừng lại được...
Đức hạnh đặc biệt này nữa do sư Thư tìm trong kinh...

Không hạt cơm nào,
Được vào trong thân,
Không bị nghiền nát.

Không hạt cơm nào,
Còn lại trong miệng,
Khi ăn miếng kế.

Oai nghi của Đức Thế Tôn
(Trích Kinh Brahmāyu, Trung Bộ Kinh số 91)

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=8085

Nhai đếm thuần thục tâm mềm mại dịu dàng có thể thực hiện được điều này?

Ngài Tejanyia, ngài Acharn Chah và ngài trưởng dòng mũ đỏ dạy:

Ohsawa có câu như công án:

ĂN ĐÚNG SẼ SUY NGHĨ ĐÚNG VÀ HÀNH ĐỘNG ĐÚNG

và thầy Ohsawa dạy cách nhai, cách đếm... và khích lệ việc nhai, từ đó kết nối với các bậc thày khác và nhận ra con đường TẮT để có thể thực hành thiền liên tục miên mật không gián đoạn...

Có mấy điểm lưu ý của thực hành thiền khi ăn?

Con người có 2 loại bản năng: ăn uống duy trì sự sống và tình dục duy trì nòi giống. Theo Ohsawa bản năng sống mãnh liệt nhất cho nên nhè trúng đầu con rắn phiền não để hạ thủ công phu... thì cách TÚM đầu rắn tốt nhất, tối ưu nhất, như sau:

THÁI ĐỘ ĐÚNG KHI ĂN


Thức ăn có 2 phần: vật chất và khí (aura, hào quang) -

Nếu khi ăn mà nói chuyện thì thức ăn sẽ bị lời nói làm đẩy hết khí của nó ra khỏi miệng, mà không nuốt được khí của thức ăn vào làm healing cho thân tâm, giúp tâm dễ sáng suốt bởi định lực (chánh niệm tỉnh giác) đã được thiết lập liên tục không bị ngắt quãng bởi mê ăn chìm tâm lại vừa ăn vừa nói đẩy hết khí ... mê đắm vị ngọt ngào giả tưởng... vị ngọt nhất là vị ngọt ngon cân bằng, giúp giải thoát cái BIẾT nhị nguyên não trái... để đi TRÚNG trên con đường trung đạo.

Đây là trích đoạn bài kinh đọc trước khi ăn của thiền viện Tuệ Đức do thầy Tỉnh Thuần gửi, có câu: [color="#FF0000"]tán tâm nói chuyện của tín thí khó tiêu (gây đầy tức khó tiêu).

Trước khi ăn nên NHỚ tri ân thức ăn, công người nấu ăn, công người trồng cấy, tri ân Vũ Trụ và tất cả...

NHỚ phương tiện tri ân là NHAI (nhai là để bày tỏ lòng tri ân) ... tìm bài kinh nào thuận hợp thì nhớ thực hành... ăn để làm gì? mục đích của việc ăn? có thể đọc các bài kinh trong chuỗi sưu tập sau:
http://thucduong.vn/forums/index.php?showt...9Bc+khi+%C4%83n

Thày Tejanyia với tôi là một vị Phật, có dạy: quan sát tâm khi ăn ...

Trong quyển Thiền Ăn có sưu tầm tìm kiếm các bài kinh đọc trước khi ăn của các môn phái...

Kết luận: ăn ngậm miệng nhai và không nói chuyện... sức khỏe tăng và thấy ra không cần ăn nhiều như sự tưởng tượng trước đó...

Nhai kỹ chỉ bằng con bò cho nên nhai đếm tâm có định và sẽ hiểu ra loại thiền tự nhiên là như nào...

Nhờ âm thầm nhai đếm luyện công (một mình) ngay bàn ăn, tôi phát hiện ra (như một phần thưởng của Phật, của tiên sinh Ohsawa), thấy khi ăn là cảm xúc trỗi dậy mạnh nhất và lý trí yếu nhất...

Nhà Phật có chiêu: quán tưởng thức ăn là phân chưa tiêu... Ohsawa có chiêu nhai đếm, chúng tôi vừa phát hiện ra cả cách ngồi ăn lý tưởng... với kỹ thuật nhai đếm, khi nào gặp miếng ăn nào bạn thấy ngon bạn hãy xem bạn có nhai bao lần rồi mới nuốt không?

Hãy đọc Ohso nói về việc ăn:

Việc ăn nên mang tính thiền định, cầu nguyện. Bạn nên tôn trọng thức ăn hơn bởi nó là sự sống, nó là chất dinh dưỡng. Và rồi cả nghìn lẻ một vấn đề nảy sinh từ nó. Bởi bạn đang ăn mà lại đọc báo hay cãi cọ, hay nghe đài, xem ti vi, nói chuyện với bạn bè hoặc gọi điện thoại, thì bạn sẽ lỡ mất niềm vui của việc ăn. Bạn sẽ ăn nhiều thêm bởi những mầm vị giác của bạn sẽ không cảm thấy thoả mãn và hài lòng. Thế rồi bạn sẽ tích mỡ một cách không cần thiết trong người. Rồi người ta lại phải bắt đầu ăn kiêng, nhịn ăn, liệu pháp tự nhiên và mọi kiểu vô nghĩa theo sau. Nhưng điều đơn giản nên được làm ngay từ đầu là: hãy chỉ ăn và không làm bất kỳ gì khác.

- Ohso -

Cách ăn:

Bước 1: ngồi ngay ngắn giữ sống lưng thẳng
Bước 2: cầu nguyện bữa ăn này sử dụng vào mục đích gì
Bước 3: xúc 1 thìa cơm nhỏ đưa vào miệng với thái độ dịu dàng và thảnh thơi rồi đặt thìa đũa xuống, buông hai tay mắt kép nhẹ bắt đầu lặng lẽ nhai đếm từ tốn...
Sau 3 miếng mỗi miếng 120 lần rồi mới nuốt, tâm đã có định tĩnh thì chuyển sang quan sát tâm thích hay không thích: thích là tham, không thích là sân... quan sát tâm khi ăn là khó nhất? nhưng làm được điều này mới có khả năng tiến bộ tâm linh sâu và xa...

Ngồi bệt là cách ngồi ăn lý tưởng nhất để

Tư thế ngồi đúng trong khi ăn? trang 75 quyển KHOA HỌC ĂN CHAY (nên tìm đọc).

Ngồi thẳng để năng lượng chạy dọc theo xương sống và các cơ quan tiêu hoá không bị chèn ép vào nhau. Thực tế dáng ngồi tốt nhất cho tiêu hoá thuận lợi là tư thế xếp bằng tròn (ở Ấn Độ, "và chư tăng Miến Điện - những nơi mà tôi đến, NT" cả nước đều ăn những món ăn truyền thống trong tư thế ngồi này), gọi là Bhojanasanana, hoặc "tư thế ăn". Không một người nào uống đứng hay ăn đứng.

Ngài Phra Acharn Mun nói trong quyển sách của ngài trang 47 (sách có tên: Phra Acharn Mun), trích đoạn trong thời Pháp của chư vị đệ tử Alahan, có đoạn này, ai mà được dạy tương tự mới hiểu ra được, chúng ta hoàn toàn có thể nhận được thông điệp từ cõi Vĩnh Hằng, nếu bạn thực sự đã khai mở luân xa 8...
"Vào lúc trời về đêm, thỉnh thoảng chư vị đệ tử Alahan của Đức Phật đến giao giảng Giáo Pháp trong khi ngài Acharn tọa thiền ... (tôi cũng đã từng được dạy ít nhất là 2 lần...)
...Không bao giờ để cho hương vị của vật thực trở thành độc dược đầu độc tâm mình. Cơ thể có được chất dinh dưỡng của vật thực bồi bổ sức khỏe sau khi ta nuốt vào mà không có quán niệm đúng thì lúc đó tâm sẽ bị cướp đi phần tiến bộ bởi hương bị ngon ngọt ấy. Đó là cắt đứt tiến bộ của mình bằng cách nuôi dưỡng thân mà làm hại tâm. Tất cả điều đó xảy ra vì thiếu niệm."

Đang loay hoay chỗ này mấy năm nay, thấy đúng là nếu thấy ngon và không kịp thấy ra điều đó vừa lóe lên khi ăn???

May sao gặp ngài trưởng dòng cổ Mật, mũ đỏ, ngài lại nói rõ đúng chỗ này và tôi có thực hành lúc nhớ lúc quên nhưng thấy tâm mạnh lên hẳn một nấc...

Ngài nói: nếu thấy ngon (pháp thấy đó vừa sinh khởi) thì cúng cái "vị ngon đó lên Đức Phật" đây là một kỹ thuật để làm tâm xả ly và có cả định và tuệ trong này... tại nhà tôi nè:

https://www.youtube.com/watch?v=mYPpyl4IKTg&t=13s

https://www.youtube.com/watch?v=zzz9Z6R7NpY&t=66s


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 3 2023, 09:52 AM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,047
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Chiếu theo những chỉ dẫn trên? Ohsawa là một vị BỒ TÁT - duy nhất mình ông khám phá ra gót chân asin của tất cả các thể chế, các tôn giáo... ông phán đoán rằng nếu nhân loại cứ đà tiến sẽ có covid và chiến tranh cuối đường hầm....


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 7 2023, 08:24 PM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,047
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Trong 23 thái độ đúng, có dạy:

Tâm đang ở trong hay ở ngoài?
Tôi hỏi thầy sau 1 tuần tu tập:

Thế nào là tâm ở trong thế nào là tâm ở ngoài?
Thầy hỏi lại:

Khi ăn thì tâm ở đâu?
- Vừa ở trong vừa ở ngoài!

Hướng tâm ra ngoài là âm: kéo theo nó sẽ yếu và động loạn

Hướng tâm vào trong (nhất là nhai đếm kéo tâm vào bên trong rất tốt...) hướng vào là dương (an lành)

Ngài Ahjan Chah dạy:

Nên nhìn người ngoài 1%
Theo dõi nhìn chính mình 99%

NHAI ĐẾM giúp khả năng nội chứng ngày một sâu sắc hơn và nhờ thế mà tuệ giác phát sinh...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 7 2023, 08:28 PM
Bài viết #4


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,047
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://thucduong.vn/forums/index.php?showt...st=0#entry14576

THẾ NÀO LÀ THÁI ĐỘ ĐÚNG KHI HÀNH THIỀN?

Thiền sư Sayadaw U Tejaniya

Trường thiền Shwe Oo Min - Yangon, Myanmar


Bản mới nhất 23 điều

1. Thiền là nhận biết và quan sát bất cứ điều gì sinh khởi – dù điều đó dễ chịu hay khó chịu – một cách thư giãn.

2. Thiền là quan sát và chờ đợi trong kiên nhẫn với sự hay biết và hiểu biết.

Thiền KHÔNG phải là cố gắng trải nghiệm những gì bạn đã đọc hay được nghe kể.

3. Chỉ cần đưa sự chú ý về giây phút hiện tại.

Đừng lạc vào những suy nghĩ về quá khứ.
Đừng bị cuốn đi bởi những suy tưởng của tương lai.

4. Khi hành thiền, tâm và thân nên ở trạng thái thoải mái.

5. Nếu tâm và thân trở nên mệt mỏi, có điều gì đó không đúng trong cách bạn đang thực hành và đó cũng là lúc bạn nên kiểm tra lại cách hành thiền của mình.

6. Tại sao bạn lại cố gắng tập trung khi hành thiền?

Bạn muốn điều gì chăng?
Bạn muốn điều gì xảy ra chăng?
Bạn muốn điều gì dừng diễn ra chăng?
Kiểm tra xem nếu một trong các thái độ trên hiện diện.

7. Tâm hành thiền phải là tâm thư giãn và bình tĩnh. Bạn KHÔNG thể thực hành khi mà tâm đang căng thẳng.

8. Đừng tập trung quá nhiều, đừng kiểm soát.
Không thúc ép hay kìm nén bản thân.

9. Đừng cố tạo ra điều gì cả và cũng đừng chối bỏ những gì đang diễn ra.
Chỉ hay biết là đủ.

10. Cố gắng tạo ra điều gì đó là tham.

Chối bỏ những gì đang diễn ra là sân.
Không biết những gì đang diễn ra hoặc đã kết thúc là mê mờ.

11. Khi quan sát càng có ít tham, hay sân, hay lo lắng thì việc hành thiền sẽ càng dễ dàng.

12. Đừng có bất kỳ mong đợi nào, đừng muốn bất cứ điều gì, đừng lo âu, bởi vì nếu những thái độ này có mặt trong tâm, chúng sẽ gây khó khăn cho việc hành thiền.

13. Bạn không cố gắng làm cho mọi thứ xảy ra theo ý mình.
Bạn chỉ cần biết những gì đang diễn ra như nó đang là.

14. Tâm đang làm gì? Đang suy nghĩ hay nhận biết.

15. Tâm đang ở đâu? Bên trong hay bên ngoài? (khi ăn tâm vừa ở trong vừa ở ngoài, nếu nhai đếm thì tâm bên trong nhiều hơn...) Ngài Ajhan Chah dạy: Nên nhìn người ngoài 1%, theo dõi nhìn chính mình 99%

16. Tâm quan sát có hay biết tận tường không hay chỉ biết thoáng qua trên bề mặt?

17. Đừng thực hành với tâm mong muốn điều gì đó xảy ra. Vì như vậy chỉ mang lại mệt mỏi cho bạn thôi.

18. Bạn phải chấp nhận và quan sát cả kinh nghiệm tốt lẫn xấu.
Bạn chỉ muốn những kinh nghiệm tốt? Bạn không muốn một kinh nghiệm khó chịu, dù chỉ nhỏ
nhất?
Như vậy có hợp lý không?
Pháp vận hành như vậy sao?

19. Bạn phải luôn kiểm tra xem mình đang hành thiền với thái độ như thế nào. Rỗng lặng và trong sáng giúp bạn hành thiền tốt.
Bạn đang có thái độ đúng?

20. Đừng cảm thấy bị quấy rầy bởi tâm suy nghĩ. Bạn không hành thiền để ngăn tâm suy nghĩ, mà là nhận ra và chấp nhận sự suy nghĩ khi nó sinh khởi.

21. Đừng chối bỏ bất kỳ đối tượng nào trong tầm chú ý của bạn. Nhận biết có phiền não hiện diện cùng đối tượng và tìm hiểu sâu phiền não đó.

22. Đối tượng không quan trọng, thái độ của tâm quan sát đằng sau mới quan trọng. Nếu quan sát với thái độ đúng thì bất kỳ đối tượng nào cũng là đối tượng của thiền.

23. Chỉ khi có đức tin hoặc tự tin (saddha), tinh tấn sẽ khởi sinh.
Chỉ khi tinh tấn (viriya) có mặt, chánh niệm mới trở nên liên tục. Chỉ khi chánh niệm (sati) có mặt liên tục, chánh định (sự vững chãi của tâm) sẽ khởi sinh.
Khi bạn bắt đầu hiểu biết mọi thứ như chúng đang là (panna), đức tin sẽ càng mạnh hơn.
Chỉ khi chánh định (samadhi) có mặt, bạn sẽ bắt đầu hiểu biết mọi thứ như chúng đang là.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 7 2023, 09:42 PM
Bài viết #5


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,047
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Khi tôi đưa chương trình NHAI ĐẾM IM LẶNG lên youtube:

Nhiều người cười chê?
càng thấy đây đúng là con đường đạo?

Người cao cố gắng làm theo
Người trung thoạt nhớ thoạt quên
Người thấp thì cười phá lên,


Vì thế nó là ĐẠO


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 9 2023, 05:24 AM
Bài viết #6


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,047
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Ngài Sadguru dạy:

https://youtu.be/a-RCOhKz-O4


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 9 2023, 05:51 PM
Bài viết #7


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,047
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



OSHO nói gì về ăn uống?

Việc ăn nên mang tính thiền định, cầu nguyện. Bạn nên tôn trọng thức ăn hơn bởi nó là sự sống, nó là chất dinh dưỡng. Và rồi cả nghìn lẻ một vấn đề nảy sinh từ nó. Bởi bạn đang ăn mà lại đọc báo hay cãi cọ, hay nghe đài, xem ti vi, nói chuyện với bạn bè hoặc gọi điện thoại, thì bạn sẽ lỡ mất niềm vui của việc ăn. Bạn sẽ ăn nhiều thêm bởi những mầm vị giác của bạn sẽ không cảm thấy thoả mãn và hài lòng. Thế rồi bạn sẽ tích mỡ một cách không cần thiết trong người. Rồi người ta lại phải bắt đầu ăn kiêng, nhịn ăn, liệu pháp tự nhiên và mọi kiểu vô nghĩa theo sau. Nhưng điều đơn giản nên được làm ngay từ đầu là: hãy chỉ ăn và không làm bất kỳ gì khác.
Khi chúng ta ăn, chúng ta phải biết rằng chúng ta sống là nhờ thực phẩm, thực phẩm có được từ tạo hoá do sự sắp đặt của Vũ trụ vô tận và chúng ta phải biết ơn về tất cả những cái mà chúng ta có được.
Thức ăn tạo ra năng lượng, nhưng nguồn năng lượng này hoàn toàn mù quáng nếu nó không được sử dụng vào một mục đích cao thượng cụ thể nào thì nó sẽ đi theo bản năng và nghiệp lực của nó, nó cũng chỉ như năng lượng của cỏ cây, sông núi, đất đã, các con vật, các đô sĩ, lực sĩ, vận động viên, của bác nông dân, của nhà thơ, nghệ sĩ, các nhà khoa học, các bác sĩ tây y và các bác sĩ đông y các thầy lang châm cứu bấm huyệt, các nhà yoga, các nhà tâm linh ngoại đạo, các nhà chính trị và các bậc chân tu của Đức Phật… ta nên có định hướng năng lượng của thức ăn ngay từ trước khi ăn, y như ta sắp sửa cưỡi lên một con ngựa và ta tác ý chuẩn bị cho con ngựa đi theo chiều hướng nào… nếu không ngựa sẽ “đi theo đường cũ”, đi theo chiều hướng của nó, điều đó giải thích được vì sao cũng ăn thức ăn y như nhau, mà người ta lại tiến tới những cái đích khác nhau trong đời sống. Cho nên thức ăn phải nên được định hướng, thức ăn cần phải nên được định hướng để cho chiếc xe (thân xác) chuyên chở mình tới đâu, điều này cần phải được xem xét lại luôn luôn vì thói quen của nghiệp xấu thường đưa chúng ta tới những mức sống thấp kém, cái mà ta không muốn sống như vậy…
Các tôn giáo đều có truyền thống trân trọng bữa ăn và thường đọc kinh trước và sau lúc ăn. Theo giáo sư OHSAWA, nhà dưỡng sinh nổi tiếng thế giới, thì thức ăn hàng ngày theo nghĩa rộng là tất cả những gì được con người hấp thụ như tia Vũ trụ, năng lượng mặt trời, điện từ trái đất, âm thanh, hình ảnh, không khí, nước, chất khoáng, ngũ cốc, rau củ, thịt cá v.v... Những thức ăn này từ môi trường bên ngoài đi vào cơ thể bằng nhiều cách: Qua da, qua hệ thần kinh, qua tai, mắt, mũi, miệng v.v... và cùng tác động đến sức khoẻ và sự sống con người. Trong số đó thức ăn đặc và lỏng được ta hấp thu qua miệng là quan trọng hơn cả, vì chúng không những trực tiếp cung cấp năng lượng và vật chất để tạo nên cơ thể, nuôi dưỡng và đổi mới thường xuyên các tế bào (kể cả tế bào não và hệ thần kinh), mà còn là loại thức ăn dễ kiểm soát, dễ sử dụng trong việc xây dựng (hoặc phá hoại) sức khoẻ theo ý muốn của ta. Do đó trong bất cứ phương pháp y học dưỡng sinh nào, nếu không lưu tâm đến vấn đề ăn uống đúng đắn - theo giáo sư Ohsawa là ăn uống đúng trật tự của vũ trụ tức thiên nhiên - thì chẳng có hiệu quả rốt ráo, đôi khi còn có hại nữa là khác. Giáo sư Ohsawa đã đưa ra một phương pháp y học dưỡng sinh gọi là Thực dưỡng MACROBIOTICS. Theo ông, điều quan trọng nhất trong dưỡng sinh là có một quan niệm sống đúng đắn dựa trên sự hiểu biết (hoặc trực giác) về trật tự của vũ trụ cùng mối liên hệ mật thiết giữa thiên nhiên với sự sống và sức khỏe cùa con người. Quan niệm sống này sẽ sinh ra cách ăn ở đúng đắn giúp chúng ta có được một sức khoẻ tốt lành về thể chất lẫn tinh thần, cộng với quá trình điều dưỡng tinh thần bằng thiền định và các phương pháp trợ phương khác.
Một cơ thể tráng kiện là cái máy thu thanh tốt lành để bắt lấy tiếng gọi thiêng liêng của những lời lẽ phán đoán tối thượng từ cao xa kia phát ra. Nhưng cái máy ấy phải thế nào? Vật liệu phải toàn hảo và vị kỹ sư phải toàn tài.
Việc ăn uống dưỡng sinh càng lâu càng tốt là một biện pháp hữu hiệu để giúp cơ thể được “Tráng kiện” và đó là nhân tố thiết yếu để vén cái óc phán đoán mê mờ của chúng ta, làm cho chúng ta trở thành những triết nhân. Khi chúng ta muốn hiểu và muốn thừa hưởng một tài sản tinh thần lớn lao gồm các lời giảng dạy này để áp dụng trong đời sống hàng ngày, chúng ta phải tuân theo những nguyên lý Thực dưỡng mà tổ tiên chúng ta ngày xưa đã áp dụng. Trừ phi chúng ta có cùng tính chất với máu huyết của tổ tiên, còn không chúng ta không thể nào hiểu nổi các lời giảng dạy của họ có ý nghĩa như thế nào.
Theo những truyền thống huyền môn của phương Đông, tất cả những điều bạn nghĩ bạn đang là cái gì đó, thì chẳng là gì ngoài thức ăn. Thân thể bạn là thức ăn, tâm trí bạn là thức ăn, linh hồn bạn là thức ăn. Bên ngoài linh hồn chắc chắn có cái gì đó không phải là thức ăn. Cái gì đó ấy được biết là anatta, vô ngã. Đó là sự trống rỗng hoàn toàn. Phật gọi nó là shunya, cái hư không. Nó là không gian thuần khiết. Nó không chứa gì ngoài bản thân nó; nó là tâm thức vô nội dung, nó là tính giác thường hằng.
Khi nội dung vẫn còn thì thức ăn cũng vẫn còn. Thức ăn được ngụ ý là cái được tiêu hoá từ bên ngoài. Thân thể cần thức ăn vật lý; không có nó, thân thể sẽ bắt đầu teo đi. Đây là cách nó tồn tại; nó không chứa gì ngoài thức ăn vật lý. Còn các thể năng lượng khác của ta cũng cần thức ăn đúng đắn cho nó, tuy nhiên đây lại là vấn đề rất ít người quan tâm.
Tâm trí bạn chứa ký ức, ý nghĩ, ham muốn, ghen tị, hành trình quyền lực và cả ngàn lẻ một thứ. Tất cả những cái đó cũng là thức ăn; nó là thức ăn trên bình diện tinh tế hơn chút ít. Ý nghĩ là thức ăn. Do đó khi bạn có những ý nghĩ nuôi dưỡng thì lồng ngực bạn nở ra, khi bạn có những ý nghĩ - cái đem lại cho bạn năng lượng, thì bạn cảm thấy tốt. Ai đó nói điều gì đó tốt lành về bạn, một lời khen ngợi, thì bạn hãy nhìn điều xảy ra cho bạn: Bạn được nuôi dưỡng. Còn ai đó nói điều gì đó sai về bạn, thì bạn hãy quan sát: Cứ dường như cái gì đó tuột ra khỏi bạn, bạn yếu đuối hơn bạn trước đó.
Tâm trí là thức ăn dưới dạng tinh tế. Tâm trí không là gì ngoài phía bên trong của thân thể; do đó cái bạn ăn ảnh hưởng tới tâm trí bạn. Nếu bạn ăn thức ăn không chay, bạn sẽ có một loại tâm trí đặc biệt; nếu bạn ăn thức ăn chay thì bạn chắc chắn sẽ có một loại tâm trí đặc biệt khác.
Bạn có thể tự mình quan sát điều đó. Bạn hãy ăn cái gì đó và quan sát, ăn cái gì đó khác và quan sát. Bạn hãy ghi chép lại, và bạn sẽ trở nên nhận biết và ngạc nhiên mà thấy rằng mỗi thứ bạn tiêu hoá không chỉ là phần vật lý, nó có một phần tâm lý của nó. Nó làm cho tâm trí bạn trở thành mong manh với những ý tưởng nào đó, với những ham muốn nào đó. Do đó qua nhiều thời đại, đã từng có việc tìm kiếm loại thức ăn mà nó sẽ không làm mạnh cho tâm trí, nhưng sẽ giúp nó cuối cùng tan biến đi; một loại thức ăn, thay vì làm mạnh cho tâm trí, sẽ làm mạnh cho thiền vô trí. Không thể nêu ra được những qui tắc chắc chắn và cố định, bởi vì mọi người đều khác nhau và từng người đều phải quyết định cho bản thân mình.
Bạn hãy tránh những tình huống trong đó bạn bị nặng gánh không cần thiết bởi những thứ tạp nham, bạn cứ đọc mọi thứ bất kỳ cái gì, cứ xem tivi, nghe đài, tán ngẫu, huyên thuyên với mọi người, và họ đã trút ra bao nhiêu điều không cần thiết. Bạn phải có khẩu hiệu: Trong vòng 100 năm nữa điều này có còn quan trọng nữa không? Nếu bạn muốn phát triển khả năng tâm linh của bạn, thì bạn hãy luôn tự nhắc nhở mình hàng ngày khẩu hiệu này mỗi khi bạn gặp điều gì gay cấn.
Bạn cần được nhẹ gánh khỏi những thức vô bổ đã bị tâm trí hấp thu. Bạn hãy nói ít đi, chỉ nghe điều bản chất, hãy thấu cảm trong nói và nghe. Nếu bạn nói ít, nếu bạn nghe ít, thì dần dần bạn sẽ thấy rằng một sự sạch sẽ, một cảm giác thuần khiết, cứ dường như bạn vừa mới tắm, sẽ bắt đầu nảy sinh bên trong bạn. Điều đó trở thành mảnh đất cần thiết cho thiền nẩy sinh. Bạn đừng có đọc mọi loại vô nghĩa.
Bạn hãy để ra vài lỗ hổng trong tâm trí mình không bị bận rộn. Những khoảnh khắc của tâm thức không bị bận rộn đó là những thoáng nhìn đầu tiên về thiền, ánh chớp loé đầu tiên của vô trí. Và thế thì nếu bạn có thể xoay xở làm được điều này, thì điều khác là hãy chọn thức ăn vật lý mà không giúp cho cái hung hăng và bạo hành, cái không phải là chất độc.
Bây giờ thậm chí các nhà khoa học cũng đồng ý với điều này, rằng khi bạn giết con vật, thì từ nỗi sợ nó sẽ tiết ra mọi loại chất độc. Cái chết là không dễ dàng. Khi bạn giết một con vật, thì từ nỗi sợ một sự run rẩy lớn phát sinh bên trong. Con vật muốn tồn tại: Tất cả mọi loại chất độc bị tiết ra.
Khi bạn sợ hãi bạn cũng tiết chất độc ra thân thể. Những chất độc này là có ích: Chúng giúp bạn hoặc đánh nhau hoặc bỏ chạy. Đôi khi là trong giận dữ bạn có thể làm được những việc mà bạn không bao giờ có thể hình dung ra mình làm được. Bạn có thể di chuyển một tảng đá mà bình thường thậm chí bạn không thể nào lay nổi nó, nhưng giận dữ có đó và chất độc được tiết ra. Trong sợ hãi, mọi người có thể chạy nhanh đến mức thậm chí vận động viên chạy Olympic cũng bị bỏ lại đằng sau. Bạn hãy nghĩ về mình chạy nếu ai đó đang đuổi sát sau bạn với lưỡi dao găm để giết bạn. Bạn sẽ làm điều tốt nhất bạn có thể làm được, toàn bộ thân thể bạn sẽ phục vụ cho việc đó ở mức tối ưu của nó.
Khi bạn giết con vật thì có sự giận dữ, có lo âu, có sợ hãi. Cái chết đang đối diện nó; Tất cả các tuyến của con vật đều tiết ra nhiều loại chất độc. Do đó ý tưởng hiện đại là ở chỗ trước khi giết con vật, hãy làm cho nó vô thức đi, làm mê nó đi. Trong các lò mổ hiện đại, người ta dùng tới thuốc mê. Nhưng điều đó chẳng tạo ra khác biệt gì mấy, chỉ có một sự khác biệt rất nông cạn, bởi vì ở cốt lõi sâu nhất nơi không có thể thuốc mê nào đạt tới được, thì cái chết phải bị bắt gặp. Điều đó có thể không có ý thức, con vật có thể không biết về điều sắp xảy ra, nhưng điều đó xảy ra như trong một giấc mơ. Nó trải qua một cơn ác mộng.Và ăn thịt là ăn thức ăn đã bị nhiễm độc. Thực ra mọi người đều là những người ăn chay: Cơm, rau, đậu,... không chay thì là gì? Tỉ lệ ăn chay tăng trưởng thì nguy cơ nhiễm độc giảm đi. Tuy vậy ăn chay vẫn bị nhiễm độc như thường nếu bạn ăn những thức ăn trong khi sản xuất có bỏ thêm hoá chất, và xa hơn nữa chúng ta phải tiến tới có được thức ăn sạch từ đồng ruộng. Bạn hãy tránh bất kỳ cái gì bị nhiễm độc trên bình diện vật lý, hãy tránh bất kỳ cái gì nhiễm độc trên bình diện tinh thần. Và trên bình diện tinh thần mọi điều còn phức tạp hơn. Ý thức của con người thì vươn lên cao và ăn thịt động vật là bạn vô hình chung nạp vào người những năng lượng hướng hạ, bản năng của xúc vật và như vậy bạn sẽ bị căng thẳng, những người ăn mặn là những người căng thẳng…Bạn hãy ăn chay và toạ thiền, rồi bạn lại ăn mặn và toạ thiền… bạn sẽ thấy thức ăn tác động tới sự định tâm… nếu bạn nhạy cảm, bạn sẽ nhận ra.
Hãy nghĩ bản thân mình chỉ là con người. Nếu bạn có bất kỳ thông minh nào, thì hãy nghĩ về bản thân mình chỉ là một con người đơn giản, và khi thông minh của bạn phát triển thêm chút ít nữa thì thậm chí bạn còn vứt bỏ cả cái tính từ 'người' đi. Bạn sẽ nghĩ bản thân mình chỉ như bản thể. Và bản thể này bao hàm tất cả - cây cối và núi non và dòng sông cùng các vì sao với chim chóc và các con vật…
Bạn hãy trở nên lớn hơn, hãy trở thành khổng lồ - Con người: Tính con người không thể bị hàm chứa bởi bất kỳ khái niệm nào. Hãy chỉ là con người, bạn đừng là ai cả nếu bạn không muốn bị nhiễm độc tinh thần. Bạn phải đủ tỉnh táo để gạt bỏ tất cả mọi sự nhiễm độc này.
Tâm trí bạn thường bị nhiễm độc nhiều hơn thân thể. Thân thể là một hiện tượng đơn giản, nó có thể dễ dàng được tẩy sạch. Nếu bạn ăn thức ăn không chay thì bạn có thể dừng lại điều đó, đấy không phải là cách xử lý lớn lắm. Nếu bạn dừng ăn thịt trong ba tháng, thân thể bạn sẽ hoàn toàn thoát khỏi mọi chất độc do thức ăn không chay gây ra. Điều đó đơn giản. Thể chất không phải rất phức tạp. Nhưng vấn đề nảy sinh với tâm lý. Một nhà sư Jain không bao giờ ăn bất cứ thức ăn nhiễm độc nào, không bao giờ ăn bất cứ thứ gì không chay, nhưng tâm trí người đó, lại bị ô nhiễm và nhiễm độc bởi đạo Jain mà không người nào khác bị nhiễm cả.
Theo khoa học Đông Y, Tức giận quá cũng tiết ra chất độc làm hại gan, buồn rầu quá cũng tạo chất độc hại phổi, Lo lắng quá thì hại tỳ, Sợ hãi quá thì hại thận, vui quá thì hại tim.
Nếu bạn muốn trở thành một người thông minh thực sự thì phải thoát khỏi mọi niệm tưởng, cái làm trì trệ con người, bạn muốn thông minh thực sự, bạn chỉ còn một con đường thực hành tứ niệm xứ:quan sát thân, thọ, quan sát tâm thức…
Nếu bạn thay đổi thức ăn độc của mình thì bạn sẽ ngạc nhiên: Thông minh mới sẽ thoát ra trong bạn. Và thông minh mới này sẽ làm cho bạn có khả năng vứt bỏ quá khứ và những ký ức về nó, loại bỏ những ham muốn và mơ mộng không cần thiết, vứt bỏ ghen tị, giận dữ, chấn thương và đủ mọi loại vết thương tâm lý.
Bởi vì bạn không thể vứt bỏ đi những vết thương tâm lý, nên bạn mới trở thành nạn nhân của sự dối trá tâm lý. Thế giới có nhiều nhà trị liệu tâm lý, nhưng vì sao lại cần có nhà trị liệu tâm lý làm gì trong khi bạn có đủ thông minh để chữa lành vết thương riêng của mình? Bạn cần phải thông minh để không phải là nô lệ của bất cứ thứ gì, bất cứ ai...Bạn phải cởi mở vết thương của mình ra cho nắng và gió, thì bạn lại che dấu chúng. Nếu thông minh toát ra từ bạn, thì bạn sẽ có khả năng làm tất cả những điều cần thiết. Bạn sẽ có khả năng chữa lành cho vết thương riêng của mình, bạn sẽ có khả năng thấy vết thương của riêng mình, bạn không cần phải đến nhà trị liệu tâm lý.



Minh Ngọc minh họa quyển “Thức ăn quyết định số phận của bạn”
Nếu bạn tìm ra được một thứ tình yêu thông minh, nó thoát ra từ bạn, thì bạn được chữa lành.
Kiểu thức ăn nhiễm độc thứ ba là tâm linh. Đó là điều cái ta là gì. Cái ta cần sự chú ý liên tục: Nó được nuôi dưỡng bằng sự chú ý, sự chú ý là thức ăn của nó. Không chỉ có chính khách mới khao khát sự chú ý, càng ngày càng nhiều người chú ý, ngay cả cái gọi là thánh nhân cũng thích điều này, có người không còn quan tâm tới tiền bạc, địa vị xã hội... nhưng lại vẫn rất thích được người khác quan tâm chú ý tới. "Nhiều người hơn nên chú ý tới tôi, nhiều người hơn nên nhìn vào tôi". Điều đó trở thành thức ăn cho bản ngã, và nó là loại thức ăn nhiễm độc...
Vật lý, tâm lý, tâm linh... Bạn hãy để thân thể vật lý được thuần khiết khỏi mọi chất độc và độc tố, và tâm trí bạn hết nặng gánh khỏi những thứ không còn quan trọng sau 50 năm nữa. Và hãy để linh hồn bạn được tự do khỏi ý tưởng về cái ta. Khi linh hồn được tự do khỏi ý tưởng về cái "tôi" thì bạn đã tới không gian bên trong đó vẫn được gọi là vô ngã, anatta - bạn phải thực hành tứ niệm xứ để chứng nghiệm vô ngã. Đó là tự do, đó là Niết bàn, đó là chứng ngộ. Bạn đã về tới nhà. Bây giờ chẳng có đâu mà đi cả, bây giờ bạn có thể lắng đọng, nghỉ ngơi và thảnh thơi. Bây giờ bạn có thể tận hưởng hàng triệu niềm vui mà sự tồn tại vẫn đang mưa rào lên bạn.
Khi ba thức ăn này bị loại bỏ, thì bạn trở thành trống rỗng. Nhưng cái trống rỗng này lại không phải là một loại trống rỗng phủ định. Bạn trống rỗng theo nghĩa là tất cả các chất độc, tất cả các nội dung, đều mất đi. Nhưng bạn lại tràn đầy- tràn đầy cái gì đó mà không thể nào gọi tên được, tràn đầy cái gì đó mà người thành tâm gọi là "Thượng đế".
Có hai kiểu thức ăn. Một là cái bạn thích, cái bạn hâm mộ, mà về nó bạn tưởng tượng ra. Chẳng có gì sai trong nó, nhưng bạn sẽ phải học một mẹo nhỏ về nó. Có những thức ăn cực kỳ quyến rũ. Sự quyến rũ đó không phải bởi vì bạn thấy rằng thức ăn này là có sẵn. Bạn vào khách sạn, vào quán ăn, và bạn thấy thức ăn nào đó - mùi thơm bốc lên từ phòng sau, mầu sắc và hương vị của thức ăn này. Bạn đã không nghĩ về thức ăn và bỗng nhiên bạn lại quan tâm tới nó - điều này sẽ chẳng ích gì. Đây không phải là ham muốn thực sự của bạn. Bạn có thể ăn cái đó - nó sẽ không thoả mãn cho bạn. Bạn sẽ ăn và ăn và chẳng có gì sẽ tới từ nó cả; không sự thoả mãn nào bắt nguồn từ nó. Còn sự thoả mãn thì lại là điều quan trọng nhất. Chính việc không thoả mãn mới tạo ra nỗi ám ảnh.
Bạn hãy đơn giản thiền hàng ngày trước khi bạn ăn. Hãy nhắm mắt và chỉ cảm thấy điều thân thể bạn cần - dù nó là bất kỳ cái gì! Bạn không thấy bất kỳ thức ăn nào - không thức ăn nào có sẵn cả; bạn đơn giản cảm thấy bản thể riêng của mình, điều thân thể bạn cần, điều bạn cảm thấy thích, điều bạn khao khát có.
Tiến sĩ Leonard Peason gọi điều này là "thức ăn chủ chốt" - thức ăn chủ yếu cho bạn. Các cụ ta cũng đã khám phá ra bí mật của thức ăn chủ chốt và đặt tên cho nó là: Cơm tẻ là mẹ ruột. Bạn cứ đi và ăn thật nhiều nó như bạn muốn, nhưng hãy gắn với nó. Thức ăn khác ông ấy gọi là "Thức ăn vẫy mời": Khi nó trở thành sẵn đấy, thì bạn trở nên quan tâm tới nó. Thế thì nó là một thứ của tâm trí và nó không phải là nhu cầu của bạn. Nếu bạn lắng nghe thức ăn chủ chốt, thì bạn có thể ăn bao nhiêu tuỳ thích và bạn sẽ không bao giờ đau khổ cả, bởi vì nó sẽ thoả mãn bạn. Bạn có thể chế ra hàng trăm món ăn ngon lành béo bổ từ hạt gạo lứt: Nào cơm, nào cháo, nào bột, nào bánh đúc, bánh cuốn, bánh xèo, bánh bèo, bánh phở, bún, bánh đa, bánh tẻ, bánh canh, bánh bò, gạo lứt nổ bỏng, cho đến các loại bánh bỏng v.v... bạn sẽ không bao giờ mắc chứng chán ăn. Nền minh triết ông bà mình: Đã no cơm tẻ thì thôi mọi đàng.
Thân thể đơn giản ham muốn cái mà nó cần, nó không bao giờ ham muốn bất kỳ cái gì khác. Điều đó sẽ là sự thoả mãn, và một khi có sự thỏa mãn, thì người ta sẽ không bao giờ ăn thêm nữa. Vấn đề chỉ nảy sinh nếu bạn ăn thức ăn mà là thức ăn vẫy mời; bạn thấy chúng sẵn có và bạn trở nên quan tâm và bạn ăn. Chúng không thể nào thoả mãn bạn được bởi vì không có nhu cầu trong thân thể về chúng. Khi chúng không thoả mãn bạn, thì bạn cảm thấy không được thoả mãn. Cảm thấy không được thoả mãn, bạn lại ăn thêm, nhưng dù bạn ăn nhiều đến đâu, thì điều đó cứ vẫn không thoả mãn bởi vì không có nhu cầu ngay chỗ đầu tiên.
Kiểu ham muốn thứ nhất phải được đáp ứng, thế thì kiểu ham muốn thứ hai sẽ biến mất. Điều mọi người đang làm là ở chỗ họ chẳng bao giờ nghe ham muốn thứ nhất, cho nên ham muốn thứ hai trở thành vấn đề. Nếu bạn lắng nghe thức ăn chủ chốt, thì thức ăn vẫy mời sẽ biến mất. Ham muốn thứ hai chỉ là vấn đề bởi vì bạn đã hoàn toàn quên mất rằng bạn phải lắng nghe cái ham muốn bên trong của mình, và mọi người đã từng được dạy dỗ sai lầm ngay từ đầu rằng: Đừng lắng nghe nó. Họ đã được dạy: "Hãy ăn cái này, đừng ăn cái kia" - những qui tắc cố định. Thân thể không biết tới những qui tắc cố định.
Người ta đã thấy rằng nếu trẻ nhỏ được bỏ lại một mình với thức ăn, thì chúng sẽ chỉ ăn cái mà cần cho thân thể chúng; và họ đã ngạc nhiên. Nhiều phát kiến tâm lý bây giờ đã có sẵn, chúng đơn giản đáng ngạc nhiên. Nếu đứa trẻ đang bị một bệnh nào đó, và nếu táo là tốt cho bệnh đó, thì đứa trẻ sẽ chọn táo. Tất cả các thức ăn khác có đấy, nhưng đứa trẻ này sẽ chỉ ăn táo.
Đó là điều mọi con vật đều làm, chỉ con người mới quên mất điều đó. Bạn hãy thả một con trâu vào trong vườn, cả khu vườn có đó - tất cả cỏ cây đều sẵn có, nó lại chẳng bận tâm. Hoa lá và cây có thể vẫy mời nhưng nó sẽ chẳng bận tâm tới chúng. Nó sẽ đi tới bãi cỏ, cái lôi kéo nó, và nó sẽ chọn chỉ loại cỏ nào đó là nhu cầu của nó. Bạn không thể đánh lừa con trâu được, bạn chỉ có thể đánh lừa được con người thôi.
Bạn không thể lừa khỉ hay trâu - nó sẽ ăn thức ăn của nó. Con người thì bị lừa, tại mọi nơi qua quảng cáo, ảnh mầu, ti vi, phim...Bạn đang bị hấp dẫn và phân tán khỏi thân thể chủ yếu của mình. Một số công ty quan tâm tới việc bán cái gì đó cho bạn. Cái đó là vì quyền lợi của công ty, nó đem lại lợi ích cho công ty, không phải cho bạn.
Sẽ phải mất vài ngày, thậm chí vài tuần để bạn đi tới cảm thấy cái gì hấp dẫn bạn. Bạn hãy ăn thật nhiều như bạn muốn cái mà hấp dẫn bạn. Đừng bận tâm về điều người khác nói. Nếu kem hấp dẫn bạn, thì ăn kem. Hãy ăn cho tới mức thoả mãn bạn, cho tới mức thoả mãn ham muốn của con tim bạn, và thế rồi bỗng nhiên bạn sẽ thấy rằng có sự thoả mãn.Và khi bạn cảm thấy được thoả mãn, thì ham muốn về thứ đó sẽ biến mất. Chính trạng thái không được thoả mãn mới làm cho bạn cứ tọng thứ đó vào mình thêm nữa mà vẫn không có mục đích nào cả. Bạn cảm thấy tràn đầy và vẫn không thoả mãn, cho nên vấn đề mới phát sinh.
Bạn hãy tìm hiểu cho sâu vấn đề, xem bạn ham thích ăn cái gì và đi tìm cái đó và ăn nó, ăn thật nhiều tuỳ thích, dần dần bạn sẽ thấy chẳng còn thức ăn nào vẫy mời bạn nữa.
Bạn hãy luôn luôn nhớ: Khi bạn ăn, hãy nhai cho kỹ. Đừng nuốt nó một cách vội vàng, bởi vì nếu nó đang trong miệng, thì bạn hãy hưởng thụ nó trong mồm, vậy tại sao bạn không nhai nó thêm nữa? Những người biết cách ăn cơm gạo lứt, đều biết nếu nhai kỹ miếng cơm gạo lứt với muối vừng lâu trong miệng, thì không còn thứ thức ăn nào chinh phục họ được nữa. Và chỉ có những người biết cách thiền trong ăn uống mới phát minh ra được câu: Cơm tẻ là mẹ ruột.
Cho nên bất kỳ khi nào bạn ăn, thì hãy nhai nhiều hơn, bởi vì việc hưởng thú chỉ ở phía trên cổ họng. Phía dưới họng không có vị giác - không có gì thuộc loại như thế - cho nên sao phải vội vàng? Hãy tận hưởng mùi vị của nó bởi vì một nửa vị giác là khứu giác.
Không con vật nào ăn như con người, mọi con vật đều có thức ăn được chọn lựa của nó, các con vật không ăn tạp nham. Chúng có cảm giác nào đó về thức ăn của chúng. Con người, chỉ có con người là không còn cảm giác về thức ăn của mình. Người ta đã ăn mọi thứ và bất cứ thứ gì. Trong thực tế bạn không tìm đâu ra một cái gì mà con người không ăn ở chỗ này hay chỗ khác. Tại một số nơi, kiến cũng bị ăn. Tại một số nơi, rắn cũng bị ăn. Tại một số nơi, chó cũng bị ăn. Con người ăn mọi thứ. Người ta không biết cái gì cộng hưởng với thân thể mình và cái gì không. Người ta hoàn toàn lẫn lộn.
Hàm răng của con người là hàm răng của loài ăn ngũ cốc. Chiều dài ruột chỉ cho thấy con người không phải là loài ăn thịt. Hổ, sư tử có chiều dài ruột ngắn hơn chiều dài ruột của con người nhiều lần. Nếu con người không ăn chay thì sẽ bị nặng gánh, thân thể sẽ bị nặng gánh. Tại phương Đông, tất cả các thiền nhân vĩ đại đều nhấn mạnh vào sự kiện này, không phải bởi bất kỳ khái niệm bất bạo lực nào, điều đó là thứ hai, nhưng bởi vì bạn thực sự muốn đi sâu vào thiền, thì thân thể bạn cần phải được nhẹ gánh để được tuôn chảy tự nhiên. Thân thể cần được dỡ bỏ gánh nặng, và thân thể của người không ăn chay thì rất nặng nề.
Bạn hãy quan sát điều xảy ra khi bạn ăn thịt: Khi bạn giết con vật thì điều gì xảy ra khi con vật bị giết? Tất nhiên, chẳng ai muốn bị giết cả. Con vật cũng vậy, nó sẽ đau đớn, sợ hãi, chết chóc, khổ não, lo âu, giận dữ, bạo hành, buồn bã - những thứ này lan toả khắp mình con vật. Bạn thì lại đang ở trên một bình diện cao hơn tâm thức con vật đó, và khi bạn ăn thịt con vật đó thì thân thể bạn lại đi xuống bình diện thấp hơn, tới bình diện thấp của con vật đó. Tất cả những nhà khoa học đã đều đồng thanh tuyên bố: Tất cả đều là năng lượng; và bạn đã hấp thụ năng lượng tâm linh thấp kém của con vật vào người, thế thì tồn tại một lỗ hổng giữa tâm thức của bạn và thân thể bạn, và sự căng thẳng nảy sinh, và sự lo âu nảy sinh. Nếu bạn muốn có sự an lành ngày càng sâu sắc, bạn phải lựa chọn thức ăn mà thành phần cơ bản là ngũ cốc nguyên lứt, cái mà ông bà đã tổng kết trong nền minh triết về ăn uống: Đã no cơm tẻ thì thôi mọi đàng, vì bạn đã đối xử với cơm không đúng lẽ thật, cho nên bạn mới phải nương nhờ vào quá nhiều loại thức ăn khác tới mức như vậy. Những yếu tố tác động đến thức ăn và tiêu hoá không phải do tâm trạng và môi trường trong đó bạn ngồi ăn, mà còn do cách thức nấu ăn. Mỗi người làm bếp khi sờ mó vào thức ăn đều để lại những dấu vết vô hình của các rung động của mình, và bạn càng nhạy cảm bao nhiêu thì nó tác động tới bạn nhiều bấy nhiêu. Vì thế trong các thiền viện người ta thường lựa các vị cao tăng, trao cho họ vinh dự làm đầu bếp. Địa vị của những người này có ảnh hưởng tối quan trọng trong đời sống tinh thần của toàn thể. Họ được tuyển chọn từ sự am tường và kinh nghiệm trong việc lựa chọn và cách thức nấu nướng các món ăn theo đúng nguyên lý Âm Dương hầu phát triển óc phán đoán của các tăng đồ.
Hiện nay không còn ai quan tâm đến nền minh triết ông bà nữa, đó là một điều nguy hiểm, thay vì mình là chủ nhân ông của chính mình, do sự hiểu biết đúng đắn của mình, mình làm chủ lấy miếng ăn của mình, thì mình lại để cho cái lưỡi trở thành người chủ, người điều khiển. Cái lưỡi không nên trở thành người điều khiển. Nó chẳng biết gì về dạ dày cả, nó không biết gì về thân thể cả, cái lưỡi chỉ làm một mục đích nhất định: Thưởng thức thức ăn. Một cách tự nhiên, cái lưỡi phải đánh giá, đó là điều duy nhất - thức ăn nào dành cho thân thể tôi, thức ăn nào không dành cho thân thể tôi. Nó chỉ là người gác cổng, nó không phải là người chủ. Và nếu người gác cổng trở thành người chủ, thế thì mọi sự sẽ bị lẫn lộn, mất trật tự. Và nếu để người gác cổng trở thành người chủ lâu ngày, thì nguy cơ người chủ sẽ quên đi vị trí của mình, trở thành bạc nhược không còn khả năng lãnh đạo, không còn bảo được cấp dưới và bị cấp dưới lộng quyền; con người ngày nay ăn uống chủ yếu dựa vào trình độ phán đoán theo cảm giác cảm tình, dựa vào cái lưỡi muốn ăn gì, như thế tâm của các bạn sẽ yếu đi, sẽ èo uột đi…chúng ta có thể luyện tâm qua con đường ăn uống.
Và, nếu ăn trở thành thiền định thì đại tiện cũng phải trở thành thiền định. Sao vậy? Ăn và đại tiện là hai mặt của một vấn đề, không thể tách rời. Không thể có cái này mà không có cái kia. Một lần tôi hỏi một thiền sinh: Phân của chị thế nào? Chị cười và hét lên: Ôi, ôi, mau chóng đi ra khỏi toilet, ai mà nhòm ngó nữa! Tôi cười và nói cho chị hay là chị đã để lỡ cuộc sống với các niềm vui sướng của nó đến thế nào...
Nếu con người biết ơn tất cả để có được thức ăn, thì con người cũng phải biết ơn thân thể của mình đã âm thầm tiêu hoá những thức ăn này như thế nào và để chứng nghiệm lạc thú khi phân của bạn đạt tiêu chuẩn thiên nhiên (các cụ có câu “Tứ khoái” trong đó có chuyện này). Chúng ta không ý thức về ăn, ăn chỉ cốt khoái khẩu mà chẳng hiểu rằng thức ăn có thể nâng chúng ta lên những miền nhận thức cao hơn, giúp chúng ta ngày có nhiều tự do hơn, phúc lạc hơn hay dìm chúng ta vào khốn khổ, bệnh tật, lo âu, mất tự do và bất an liên tiếp vì trạng thái thân mất quân bình do ăn uống (bệnh tòng khẩu nhập) chúng ta không có ý thức về cái đầu ra – PHÂN - đại tiện cốt cho mau chóng để thoát ra khỏi toilet, mà không một lần chúng ta chú ý quan tâm đến đầu ra này để xem xét lục phủ ngũ tạng của ta, bộ máu tiêu hoá của ta ra sao… hàng ngày chúng ta phải luôn quan sát phân một cách kỹ lưỡng, mầu sắc, hình dáng, mùi, nổi hay chìm? và khi đi cầu phần đầu phân trơn mượt, cuối … sót, rát hậu môn? Thấy sót hay rát là thức ăn bị dư a xít…nếu phân mượt từ đầu, giữa tới cuối? (Chúng ta nên có loại “phân hoa hậu”- loại phân này lý tưởng tới mức đi cầu xong không cần phải sử dụng tới giấy vệ sinh và điều này giống như những con thú hoang – chúng không bao giờ cần tới giấy vệ sinh! ) phải quan sát tỉ mỉ từ đầu bãi phân tới cuối cùng? Rắn rồi nát hoặc ngược lại? Cái này có thể gọi là THIỀN ĐI CẦU, nó rất là thực dụng, thực tế…nhiều người nói rất là hay nhưng đi cầu té tỏng? Chẳng lẽ đổ tại thức ăn? Thế thì Chúa Jesus dạy: Lỗi tại ta mọi đàng! không được áp dụng trong đời sống hàng ngày sao?
Theo GS.OHSAWA: Phân phải không nát không rắn, trơn tru, phần cuối phải tròn nhọn vót, phải thành khuôn, mầu của nó phải nâu hay như mầu trứng rán già lửa, không nặng mùi và lý tưởng nhất là phân nổi trên nước và không cần dùng giấy vệ sinh như các loài thú. Thời gian đại tiện chỉ bằng thời gian tiểu tiện mới đúng; và việc đại tiện là việc trơn tru dễ dàng như không nếu ta ăn uống đúng đắn. Sức khoẻ và sự sung sướng của một cá nhân có liên quan mật thiết tới cái đầu ra này. Nhiều năm qua trên con đường thiên lý tôi đã nhận thức được rằng một cá nhân tiến hoá thì mọi thứ phải đồng bộ. Một người được gọi là có sức khoẻ thực sự là người phải có quá trình đào thải lý tưởng vì họ đã ăn đúng những thức ăn của con người, và một khi quá trình này hoàn thiện thì cá nhân sẽ gặt hái những niềm vui vô bờ không thể tưởng tượng nổi, và đây chính là một trong những nguyên nhân chính giúp thiền nhân hoàn thiện nhân cách.
Nhờ có sự hiểu biết rõ ràng về phân, tức là có sự hiểu biết rõ ràng về tình hình “sức khỏe” của đại tràng (ruột già), bạn sẽ thấy nó có sự liên quan mật thiết tới tình trạng phế (phổi), cho nên muốn có buồng phổi khỏe mạnh không bị viêm nhiễm phế quản và đường hô hấp, bạn phải có ruột già tốt - phân của bạn phải đạt tiêu chuẩn “phân hoa hậu”
Khi thân thể được thuần khiết, thì bạn sẽ thấy những năng lực cực kỳ mới nảy sinh, những chiều hướng mới mở ra trước bạn, những cánh cửa mới bất thần mở ra, những khả năng mới. Thân thể có nhiều năng lực ẩn kín. Nó chỉ hé lộ những tiềm ẩn bên trong khi có đủ điều kiện hội tụ. Bạn sẽ thấy sự kỳ diệu của cuộc sống, sự phúc lạc của đời mình.

Tìm đọc Khoa học ăn chay, Thiền ăn....



--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 9 2023, 05:56 PM
Bài viết #8


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,047
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Đặt hạt gạo lứt vào trung tâm của bữa ăn

Như đặt vị giải thoát vào trong việc tu tập thiền

Như vậy bạn sẽ được giải thoát qua con đường ăn uống

Sau đây là những gì ngài U Silananda Miến Điện đã dạy về vấn đề ăn uống trong quyển “Hương vị Pháp Bảo”:

Trong một khóa thiền tích cực, ngoài những giờ ngồi thiền và thiền hành liên tục, thiền sinh cần phải ăn uống ngủ nghĩ để giữ cho thân thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái thì mới có thể hành thiền tốt đẹp được. Trong pháp môn Thiền Quán, ta phải luôn luôn cố gắng duy trì chánh niệm trong sinh hoạt nên khi ăn uống ta cũng phải hành thiền. Hôm nay Sư sẽ giảng về cách ăn trong Thiền Quán:

Phương cách về ăn trong Thiền Quán nầy đã được chính Ðức Phật chỉ dạy một cách vắn tắt trong kinh Ðại Tứ Niệm Xứ, ở đoạn nói về sự Tỉnh Giác. Mặc dù Ðức Phật không nêu ra những lời chỉ dẫn trực tiếp, nhưng ta có thể áp dụng lời dạy bảo của Ngài cho các tỳ kheo về việc ăn trong thiền tập. Ðoạn nầy được ghi lại rất vắn tắt có thể vì hai lý do như sau:
1) Chư Tăng đã hiểu rõ cách thực hành nầy nên Ðức Phật không cần phải nói chi tiết.

2) Ðức Phật đã giảng chi tiết nhưng những lời này không được ghi chép lại về sau nầy. Lý do là vào ký kết tập Tam Tạng kinh điển lần thứ nhất, các vị trưởng lão muốn truyền đọc lại các lời dạy mà Ðức Phật muốn các tỳ kheo phải thuộc nằm lòng, được lưu truyền bằng miệng (chưa có chữ viết) nên phải thật vắn tắt. Tất cả phương pháp thiền tập đã được truyền lại từ đời này sang đời khác và sau đó cũng được ghi trong Chú giải.

Chú giải là các giải thích về lời dạy của Ðức Phật và ta có thể căn cứ vào đó để hiểu thêm về phép ăn uống mà Ngài đã chỉ dẫn cho các tỳ kheo. Ðoạn kinh nầy chỉ gồm có 9 chữ Pali và có lẽ chỉ qua 9 chữ nầy, Chư Tăng cũng đã hiểu được Ðức Bổn Sư muốn dạy gì:
- "Này chư tỳ kheo, trong việc ăn uống thì tỳ kheo phải ăn, uống, nếm, nhai trong sự hiểu biết rõ ràng".
Theo Chú giải, ăn có nghĩa là ăn các món mềm, uống các thứ cháo hoặc các thứ nước, nếm (hay liếm) các loại chất như mật ong, và nhai là ăn các loại thức ăn cứng. Ðiểm chính cần phải hiểu là chữ "tỉnh giác" (sự hiểu biết rõ ràng) có nghĩa là:
- Hiểu biết một cách trọn vẹn hoàn toàn qua các khía cạnh khác nhau.

- Hiểu biết một cách đúng đắn các đề mục mà ta đang chú niệm.
- Hiểu biết một cách quân bình không bị các phiền não chi phối.
Tỉnh giác ở đây có nghĩa là trí tuệ. Chúng ta đã biết rằng trí tuệ luôn luôn đi kèm với chánh niệm. Ngoài ra còn có một yếu tố khác tuy không được nêu lên ở đây, đó là phải ăn trong chánh niệm để có sự định tâm, nhờ đó mới có sự hiểu biết rõ ràng về các đề mục.
Trong khi thiền tập, có 3 yếu tố lúc nào cũng đi kèm với nhau là chánh niệm, định tâm và tỉnh giác. Khi ta chú niệm vào một đề mục thì còn có một tâm sở khác nữa là Chánh Tư Duy sanh khởi để đưa tâm hướng đến đề mục. Tâm Ðịnh sẽ giữ tâm bám chặt và nằm yên trên đề mục, nhờ vậy tâm sẽ không bị khuất động bởi các phiền não ô nhiễm. Khi tâm an trụ vững chắc trên đề mục rồi sẽ sanh tỉnh giác. Muốn hội đủ các yếu tố được nêu trên, cần phải có một yếu tố hết sức sức quan trọng, đó là sự tinh tấn.
Tóm lại, tuy trong đoạn kinh nầy dù Ðức Phật chỉ nêu lên sự tỉnh giác nhưng ta cần phải hiểu là sự tỉnh giác chỉ có được khi có đủ ba yếu tố: tinh tấn, chánh niệm và định tâm. (Và khi ta nhắc đến 1 trong 4 yếu tố nầy, ta phải hiểu là 3 yếu tố còn lại cũng phải có mặt). Do đó, tâm Ðịnh, yếu tố nối liền giữa chánh niệm và tỉnh giác, rất là quan trọng trong thiền tập.
Trong một đoạn kinh, Ðức Phật có nhấn mạnh "Vị tỳ kheo nào có tâm trụ thì sẽ thấy được thực tướng của các sự vật". Tương tự như nước phải lắng yên, ta mới thấy rõ được những gì ở trong nước, còn như nước bị xao động ta không thể thấy vật gì được. Cũng vậy, khi tâm ta bị ô nhiễm, khuất động bởi các suy nghĩ, phiền não thì ta không thể nhìn chính xác các đề mục. Chỉ khi nào tâm yên lặng, tập trung vào các đề mục ta mới có thể xuyên thấu được bản chất của chúng.
Có bốn khía cạnh trong sự tỉnh giác:
1) Hiểu biết về sự ích lợi: Trước khi ta làm việc gì, phải xét xem có đem lại lợi lạc không.

2) Hiểu biết về sự thích nghi: Ðôi khi một việc dù có lợi ích nhưng phải cân nhắc xem nó có hợp thời, hợp lúc, đúng nơi hay không. Thí dụ, đi chùa là một việc lợi ích. Ðến chùa là để lễ Phật, nghe Pháp, ngồi thiền, cúng dường... là cơ hội tốt để phát tâm và làm việc thiện lành, nhờ đó tâm ta được hoan hỉ và có thể đi đến mức định tâm. Nhưng nếu đi chùa vào một ngày đông đúc ồn ào thì lại không thích hợp cho những ai muốn tìm được sự thanh tịnh nơi thiền môn hoặc những ai muốn tìm nơi hành thiền. Một nơi đông đảo thường có nhiều điều khiến ta muốn nhìn, muốn nghe, có thể làm ta tham ái hoặc sân hận hoặc làm tổn thương đến đời sống phạm hạnh của một vị tỳ kheo.
3) Hiểu biết trong giới vực hành thiền: Lúc nào cũng duy trì chánh niệm trong mọi sinh hoạt.
4) Hiểu biết thật chính xác không bị mê mờ: Ăn trong chánh niệm ghi nhận được tất cả mọi diễn biến.
Trong một khóa thiền tích cực, thiền sinh nên hiểu rằng ăn uống không phải vì muốn ăn cho ngon, cho vui hay ăn để giữ thân hình nở nang đẹp đẽ, mà chỉ cốt sao cho cơ thể đủ dinh dưỡng, sinh lực để tiếp tục hành thiền. Vậy khi thiền là ta đã áp dụng sự hiểu biết về sự ích lợi của việc ăn. Ta cũng cần xét xem thức ăn có thích hợp với ta hay không vì mỗi người có một điều kiện khác nhau về thực phẩm. Sự thích nghi còn được hiểu là có những loại thức ăn hoặc cách ăn có thể tạo ra tâm bất thiện hay là làm giảm đi những tâm thiện. Cả hai loại hiểu biết nầy (ích lợi và thích nghi) đều phải thực hành trong khóa thiền hay ở nhà sẽ giúp ta tránh được rất nhiều phiền não, đau khổ. Còn loại tỉnh giác thứ bà là khi ăn uống vẫn phải tiếp tục giữ chánh niệm, đừng ăn một cách lơ làm vô ý tứ, thất niệm, máy móc... Theo Chú giải, cách ăn của một vị tỳ kheo như sau:
- Nhận thức ăn: Vị tỳ kheo không được tự ý lấy thức ăn mà chỉ nhận thức ăn khi có người dâng.
- Ăn trong Thiền Quán (Ăn trong chánh niệm): Vị tỳ kheo đưa tay vào bình bát, nắm thức ăn đưa vào miệng (nếu dùng đũa hoặc muỗng thì gắp hoặc múc thức ăn đưa vào miệng). Tất cả động tác cần phải ghi nhận khi ăn.

Ta cũng cần phải hiểu thêm một điểm nữa là sau khi nuốt thức ăn vào, thức ăn sẽ được tiêu hóa bởi sức nóng và bài tiết ra ngoài.
Những lời chỉ dẫn nầy được Ngài Mahasi giải thích cho các thiền sinh mới như sau:
- Khi nhìn thức ăn: Niệm "nhìn", "thấy"
- Khi đưa tay ra lấy thức ăn phải: Niệm "đưa tay"
- Khi co tay đưa thức ăn vào miệng với đầu cúi xuống, há miệng nhận thức ăn...: tất cả đều được ghi nhận.
- Khi nhai thức ăn, biết mùi vị thức ăn: ghi nhận là "biết, biết".
- Khi nuốt thức ăn: Niệm "nuốt, nuốt"
Chúng ta có thể không niệm được đủ hết, nhưng điều quan trọng là phải biết, phải ghi nhận tất cả những động tác khi ăn. Người thiền sinh mới tập khó mà niệm cho đủ những động tác tỉ mỉ nầy. Tuy nhiên phải nguyện rằng mình sẽ luôn luôn cố gắng niệm đầy đủ trong khi ăn. Với ý nguyện như vậy, khi sức định tâm của thiền sinh trở nên mạnh mẽ, ta có thể ghi nhận đầy đủ và chính xác.
Như vậy, khi ăn trong chánh niệm, ghi nhận được tất cả đối tượng diễn biến là ta đang áp dụng đầy đủ 4 khía cạnh của sự tỉnh giác nói trên đưa đền sự định tâm mạnh mẽ để có sự tỉnh giác khi ăn. Làm được điều này viên mãn có nghĩa ta đã có được sự hiểu biết không mê mờ. Trong động tác nhận thức ăn, nều ghi nhận chính xác và đầy đủ, ta sẽ thấy một tác ý "muốn nhận", ý muốn này sẽ làm phát khởi yếu tố gió khiến cho tay tạo ra động tác "đưa tay ra" để nhận thức ăn.
Như ta đã biết thân gồm 4 yếu tố chính là đất, nước, gió và lửa. Trong bất cứ động tác nhỏ nhặt nào cũng đều có yếu tố gió sanh khởi từ tác ý để điều động phần nào trong thân muốn cử động. Chỉ khi nào ta có chánh niệm tốt mới thấy được tác ý và yếu tố gió sanh khởi. Ta sẽ không thấy có tác nhân nào đứng ra điều khiển hay ngăn cản những động tác nầy. Ðó gọi là sự hiểu biết rõ ràng, không bị tà kiến.
Khi ta không có chánh niệm, làm mọi động tác một cách máy móc hoặc nghĩ rằng có một người nào đang làm các động tác ấy, đó là chúng ta đang bị mê che lấp sự hiểu biết về các đối tượng. Sự tỉnh giác không mê mờ nầy là trí tuệ, là kết quả của chuỗi ghi nhận qua chánh niệm. Nếu chánh niệm nầy chưa vững mạnh, chưa chín mùi thì chưa đưa đến sự hiểu biết không tà kiến trên.
Khi nuốt thức ăn vào bụng cũng có yếu tố gió làm thức ăn di chuyển xuống bụng. Sau đó một yếu tố khác là yếu tố lửa (hơi nóng) làm tiêu hóa thức ăn để rồi yếu tố gió di chuyển các chất bổ dưỡng đến các cơ quan bài tiết các chất thải ra ngoài. Trong các giai đoạn nầy có mặt của yếu tố đất đi kèm theo. Ngoài ra thức ăn cũng được làm ướt khi ta nhai, và được trộn với các dịch vị trong cơ quan tiêu hóa, đó là công việc của yếu tố nước. Cũng có thêm hai yếu tố khác là không đại (khoảng không để đưa thức ăn di chuyển) và tâm đại (tâm nhận biết khi ăn).
Tóm lại trong động tác ăn, không có gì ngoài sáu yếu tố: đất, nước, gió, lửa, khoảng không và tâm đang làm việc. Do đó khi thiền sinh có chánh niệm và tỉnh giác sẽ thấy rõ không có cá nhân nào, cái ngã nào đang ăn cả mà chỉ là một chuỗi tiến trình thân của tâm.
Trong Chú giải có cho những thí dụ tượng hình trong việc ăn. Như khi miệng há ra nhận và nhai thức ăn thì không có một ai dùng chìa khóa mở miệng ta ra cả mà đó chỉ là do tác ý dẫn đến sự hành hoạt của yếu tố gió, nước... Khi thức ăn xuống bụng, chẳng có ai đun bếp lên để nấu cho tiêu thức ăn cả mà chỉ có yếu tố lửa, nước... làm việc.
Nếu thiền sinh không hiểu rõ các yếu tố nào hoạt động trong khi ăn thì cũng không sao cả. Cũng chẳng cần phải suy tư gì về sự tỉnh giác không tà kiến nầy. Công việc của thiền sinh chỉ là cố gắng giữ chánh niệm để ghi nhận mọi động tác trong khi ăn. Khi tâm đủ mạnh thì sự hiểu biết rõ ràng không si mê nầy sẽ đến như một kết quả tự nhiên mà thôi.
Vậy trong khi ăn ta đừng nên xem thường những động tác nhỏ nhặt mà không ghi nhận chúng. Nếu lỡ quên niệm động tác nào cũng không sao, chỉ cần nguyện lần sau nhớ niệm hoặc niệm "quên, quên". Với quyết tâm và sự kiên nhẫn nầy, sức định tâm sẽ ngày càng sâu mạnh đưa đến trí tuệ.
Ngoài ra còn có những lợi ích khác khi ta ăn có chánh niệm như:
1) Ăn đủ lượng cần thiết không ăn quá nhiều. Nhờ vậy ta chỉ lấy thức ăn vừa đủ dùng.
2) Ăn vừa vặn hết chỗ thức ăn vừa nhận
3) Ăn với sự chú tâm ta sẽ nhai kỹ. Nhờ vậy giúp cho sự tiêu hóa dễ dàng thân thể sẽ khỏe mạnh thoải mái.
4) Ăn như vậy dễ dàng phát hiện ra thức ăn không thích hợp cho cơ thể và những thức ăn độc hại, ô nhiễm, ăn chậm nhai kỹ sẽ dễ dàng trực nhận miếng cơm có sạn cát, kịp thời phát hiện không làm sứt mẻ răng.
5) Tỉnh thức từng động tác nhai nuốt làm cho việc thiền chánh niệm được miên mật không còn bị gián đoạn qua quá trình ăn. Nhiều thiền nhân không biết chi tiết này (tuy nhỏ nhít nhưng rất quan trọng) đã để cho tâm tham và tâm sân chen vào quá trình ăn uống và do vậy không có cơ hội thọ lãnh giáo Pháp ngay trong kiếp sống này.
Như vậy ngoài những lợi lạc về tâm linh có thể đưa dẫn đến sự giác ngộ, ăn trong chánh niệm còn cho ta rất nhiều ích lợi thực tế trong cuộc sống hàng ngày nữa.
Có một câu chuyện liên quan đến cách ăn uống khi tu hành. Một vị sư trẻ vào ngày đầu tiên của mùa an cư được mẹ mình dâng thức ăn. Vì có tính tham ăn nên khi bà mẹ dâng một cái, sư ăn hết một cái, bà dâng tiếp hai rồi ba cái, sư cũng đều ăn hết. Bà mẹ rất thất vọng thấy con không tự chế tánh tham lam, không biết ăn cho vừa đủ. Bà nghĩ rằng như vậy sư đã ăn chỗ thức ăn đủ dùng cho ba tháng hạ nên sau đó bà không dâng thức ăn cho sư nữa. Cho nên, một vị tỳ kheo luôn luôn được chỉ dẫn và nhắc nhở về cách nhận thức ăn làm sao cho vừa đủ về số lượng cần thiết, cùng cách ăn sao có sức khỏe và thân tâm được nhẹ nhàng.
Vậy ngoài những lợi lạc về tâm linh có thể đưa dẫn đến sự Giác ngộ, ăn trong chánh niệm còn cho ta rất nhiều ích lợi thực tế trong cuộc sống hàng ngày nữa.
Mong chúng ta hãy luôn luôn cố gắng ăn trong chánh niệm để phát triển tuệ Minh Sát.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 9 2023, 06:21 PM
Bài viết #9


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,047
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



https://theravada.vn/huong-vi-phap-bao-muc-luc/

MỤC LỤC
01. Hương Vị Pháp Bảo
02. Bát Chánh Đạo

03. Đức Phật và Pháp Môn Thiền Quán

04. Lợi ích của Thiền Hành

05. Ăn trong Thiền Quán

06. Hạnh Thu Thúc

07. Thất Giác Chi

08. Giác Ngộ

09. Thiền Chỉ

10. Lý Tưởng Bồ Tát trong Phật Giáo Nguyên Thủy



--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 9 2023, 06:22 PM
Bài viết #10


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,047
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



https://theravada.vn/huong-vi-phap-bao-chuong-v/


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

2 Trang V   1 2 >
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 27th April 2024 - 05:03 PM