IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Muối cũ muối mới và những hệ lụy của muối cũ
Diệu Minh
bài Jan 21 2024, 08:51 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,046
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Trích trong quyển sách quí: PHỔ CHIẾU, một quyển sách rất hay nên tìm đọc

Muối cũ muối mới

Đọc quyển “Phổ Chiếu” - Kính Vạn Hoa – một quyển sách rất hay do nhóm gạo lứt tại Hà Nội dịch từ 20 năm trước, Bác Diệu Hạnh nói với tôi: “Bác thích nhất chương nói về MUỐI”.

Tôi đọc lại chương này và biết được trình độ có một không hai về ẩm thực của bác Diệu Hạnh (người nấu ăn Thực dưỡng ngon nhất Việt Nam, là tác giả quyển “Nghệ thuật nấu ăn vui khỏe”). Trí phán đoán và về tài đoán người của bác rất đáng kính nể. Đây là bí mật kết nối tương giao giữa con người với con người. Cảm xúc lành mạnh gây ra thiện cảm lớn và nâng cao tần số rung động của con người, giúp Thánh hóa đời sống của họ.
Tôi mãi tri ân bác Diệu Hạnh và người chồng của bác là ông Ngô Thành Nhân. Hai ông bà có công lớn nhất trong việc đưa phương pháp Thực dưỡng đến với cộng đồng người Việt Nam. “Phương pháp Ăn Đúng” của Tiên Sinh Ohsawa nổi tiếng nhưng nếu nói công đức của mình Ngài Ohsawa là không đủ, phải có cả công của bà Lima – vợ của Tiên sinh. Cầu nối Thực Dưỡng của tiên sinh với người Việt Nam là ông bà Ngô Thành Nhân và nhóm Thực dưỡng đầu tiên tại Việt Nam gồm một số các vị trưởng lão. Ngày đó bác Anh Minh Ngô Thành Nhân có nhà in, và chuyên xuất bản những quyển sách về các danh nhân văn hóa, các vị anh hùng yêu nước, khi giác ngộ phương pháp Ohsawa bác Ngô Thành Nhân đã dùng xưởng in của mình dịch và in ấn tài liệu sách vở, xuất bản được 50 tạp chí Sống Vui và nhiều sách báo tài liệu quí về Thực dưỡng để phổ biến cho đồng bào mình.

Sau đây là tóm lược chương viết về MUỐI:

« Phương pháp Thực dưỡng không bao giờ dùng muối tinh chế mà dùng muối thiên nhiên, vì muối tinh chế đã bị mất rất nhiều chất khoáng, đặc biệt là các khoáng chất vi lượng, khó tìm được trong các thức ăn khác. Các loại khoáng chất này giúp các enzym tiêu hóa và biến thức ăn thành dưỡng chất nuôi cơ thể. Thiếu các khoáng chất này, muối sẽ là chất kích thích có thể gây hại cho tim. Cũng vậy, không nên ăn loại muối hồng – muối mỏ Himalaya.

Ta chỉ nên dùng muối thiên nhiên (muối biển sạch – muối hạt này vẫn còn giữ lại được các chất bổ cần thiết cho cơ thể) trong việc nấu ăn, kết hợp với dầu thực vật như dầu vừng, dầu lạc, dầu gấc, dầu dừa, dầu cọ … để mao trạng ở ruột dễ dàng thể hấp thu.

Dùng muối trong khi nấu ăn hoặc giã với vừng - muối vừng (xem “Cách nấu ăn phòng chống ung thư và các bệnh nan y theo phương pháp Thực dưỡng”) là cách thức chế biến muối thành chất hữu cơ. Muối ở dạng này không tác động đến hệ thần kinh nhiều như muối tinh chế khi ngấm qua mạch máu và cũng không kích thích thận nhiều, do đó có thể thấm vào các chất lỏng ở trong và giữa các tế bào. Khi đó thành phần hữu cơ tách rời khỏi muối và muối tiếp nhận ion, rồi giữ vững kiềm tính của các chất lỏng này cho chúng được dương hóa, nhờ vậy hệ thần kinh, nhất là thần kinh ở não được ổn định.
Theo phương pháp Thực dưỡng, khi nêm muối vào thức ăn, cần nấu ít nhất 20 phút để muối kết hợp với chất hữu cơ như dầu ăn, chất béo hay chất đạm, đồng thời đủ thời gian để thực phẩm ngấm được độ đậm của muối.
Có người nói “muối là nguyên nhân tích nước” là sai lầm. Nước bị lưu giữ do thẩm thấu của hai chất lỏng ngăn ra bởi một màng mỏng. Nếu lượng muối trong huyết tương cao hơn trong các thể dịch trong tế bào thì nước đi từ các thể dịch đó qua huyết tương rồi ra nước tiểu, là ta bị mất nước. Nếu muối tập trung trong thể dịch của các phần liên tế bào thì nước ngấm qua đó, ta lưu trữ nước, cơ thể bị ứ nước.
Nguyên nhân gây ra lượng muối cao trong các liên bào và dịch thể là do lượng muối cũ đã được hấp thụ trước đây. Lượng muối này tăng lên khi ta ăn nhiều thịt động vật. Người nào ăn nhiều thịt động vật, pho mát… thì cơ thể giữ nước và chất béo, có thể phát phì.
Nếu muối cũ chưa tiêu thì không nên thêm muối mới, vì lượng nước cứ tăng theo bữa ăn sẽ gây ra chứng áp huyết cao. Nếu thải trừ được lượng muối thừa và chất béo, ta sẽ khoẻ mạnh và trẻ trung. Không tống khứ được muối cũ và chất béo thì ngay cả cách ăn đúng theo phương pháp Thực dưỡng cũng đem lại ít lợi ích. Do vậy, ngay cả khi có cách thức ăn uống đúng đắn rồi, bạn vẫn cần phải làm việc tay chân hoặc tập luyện cho toát mồ hôi hàng ngày mới có sức khoẻ lý tưởng. Như thế cái máy giặt là không cần lắm và việc nhà không cần phải thuê người làm, bạn hãy tự làm những việc đó để chân tay, cơ bắp được khoẻ khoắn!
Nếu bạn để người khác làm việc nhà thì bạn phải đi tìm những việc hữu ích khác giúp đỡ cho mọi người thì mới mong có đời sống tươi vui và hạnh phúc. Bởi vì “Người hạnh phúc là người cho ra nhiều hơn thu vào” (Tiên sinh Ohsawa dạy). Trong 3 pháp của Phật dạy cũng nói nhiều về việc bố thí là hàng đầu, sau đó là trì giới và hành thiền. Một số người khó tiến bộ tâm linh vì thái độ sống là thu vào nhiều hơn cho ra… nên họ sống không được hạnh phúc như mong muốn.
Làm cách nào loại trừ muối cũ?

Mồ hôi sẽ kéo theo nước, muối và chất béo có từ các mô, các cơ bắp bài tiết ra ngoài, giúp ta giảm được số cân dư thừa, bớt bị béo phì. Làm cách nào để ra mồ hôi? Hãy siêng năng làm việc chân tay. Lười nhác sẽ đưa đến tình trạng mập phì bạc nhược. Ai làm việc chuyên cần sẽ cường tráng nhờ tiêu dùng được hết lượng muối cần thiết, không lưu giữ muối cũ. Muối cũ làm cho các mô bị cứng và cơ thể bị lão hóa nhanh chóng. Mỗi ngày ta đổ mồ hôi được 10 phút sẽ trẻ ra 10 tuổi. Ta có thể đi bộ, tập thể dục, tắm hơi, làm vườn, dọn dẹp, lau chùi nhà cửa...

Muối tạo ra chất kiềm mạnh nhất. Do đó rau quả nấu với muối sẽ giàu chất kiềm. Nhiều bệnh do axit quá nhiều trong cơ thể thì nên dùng muối nấu thực phẩm sẽ chữa lành. Ví dụ: dùng món củ cải dầm tương lâu năm (ca la thầu) hoặc củ cải muối để nấu, xào các món canh hay xúp là rất tốt cho sức khỏe.
Ung thư (có âm tính vì bành trướng) phải được trị liệu bằng muối (có dương tính vì co rút), trong trường hợp đó thì nên sử dụng thêm món ăn tekka miso, ruốc riềng, miso lâu năm, tamari lâu năm, rong biển và các loại rau củ kiềm dương.

Muối tạo năng lượng và sức đối kháng mạnh để phòng chống các bệnh do vi khuẩn. Nhờ vậy, người dùng thức ăn đủ độ mặn mới đạt được hệ thống miễn dịch kiên cố. Tuy nhiên, ta lạm dụng muối thái quá thì lại hại sức khỏe. Luật của Vũ trụ: cực dương lại sinh âm.

Khi ngưng ăn thịt động vật thì ta phải dùng muối, nếu không thì dễ mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh giun, ghẻ, lâu lành vết thương, tinh thần u uất, nhu nhược. Tuy nhiên, lượng muối bao nhiêu là đủ, là vừa? Hãy nhớ Liều và Lượng, Thời và Vỵ, bao nhiêu là cân bằng và như thế nào là thịnh dương hay thịnh âm thì mỗi người đều phải tự cảm nhận hàng ngày.
Một môn sinh phải chia tay chúng tôi sau sáu tháng sống chung tu tập. Anh ta nói rằng vì đồ ăn quá mặn và dương nên anh ta phải thường xuyên ra ngoài ăn kem. Những người trước đây ăn thịt động vật cũng vậy, chính là do muối cũ còn lưu trữ lại trong cơ thể. Mặc dù đối với những người khác thì đồ ăn ấy lại không quá mặn.
Sở dĩ một số người không ăn được mặn vì:

Thứ nhất, muối từ các bữa ăn nhiều thịt động vật trước kia còn tồn lại. Thứ hai, thận suy nên không lọc được khoáng chất, đặc biệt là natri trong muối, nên chất này kích thích hệ thần kinh giao cảm làm ta khát nước, ngăn trở hoạt động của gan, thận, tim, lá lách... do phản ứng dây chuyền tạo ra tình trạng chán ngán, lười biếng... trong trường hợp này làm toát mồ hôi hàng ngày là giải pháp tối ưu.

Thứ ba, cảm thấy quá mặn vì phán đoán sai lệch. Môn sinh Thực dưỡng tưởng rằng mình quá dương nên ăn mặn không được (dương không thu hút dương), trái lại cơ thể của môn sinh còn âm thịnh. Hầu hết các trường hợp như thế đều do thận suy, không đủ khả năng thải trừ các chất độc và natri. Các chất này phải ở lại trong máu và trong các thể dịch khác, trong các tế bào để tạo ra phản ứng sinh lý hay tâm lý. Anh ta đổ lỗi cho các món ăn quá dương nên mới háu ăn các món âm (kem). Anh đã đổ lỗi cho thức ăn chứ không quay về nhận xét bản thân, không nghĩ cách điều trị thận mà tìm cách dập tắt những triệu chứng ở thận bằng các ăn thức ăn âm. Vì vậy, tình trạng làm việc của thận không được cải thiện, dù bạn có ăn kiêng trong nhiều năm. Đây là trường hợp khó giải quyết. Người mê lầm có thể chê trách cách ăn Thực dưỡng rồi từ bỏ vì nghĩ rằng không thích hợp.

Để khỏi rơi vào tình trạng này chúng ta hãy tìm hiểu thật kỹ phương pháp Thực dưỡng. Không quá lệ thuộc vào cân lượng chất liệu chế biến thực phẩm trong sách dạy nấu ăn. Mỗi người tự nấu cho mình và nhận biết lỗi lầm. Đây là lối giáo dục: hành để hiểu rõ, để khai triển trí phán đoán. Lúc đầu bạn nấu với liều lượng ghi trong sách chỉ dẫn nấu ăn, rồi dần dần tự nấu theo ý mình để suy nghiệm ra liều lượng khác thích hợp với bạn và gia đình hơn.
Natri và clo nằm ở ngoài tế bào, còn Ka và photpho ở bên trong. Chúng phối hợp với nhau nhằm giữ quân bình cần thiết cho hoạt động của tế bào các cơ quan. Trong huyết tương, natri giúp quân bình axit và kiềm. Natri cũng góp phần kích thích hoạt động thần kinh và có ảnh hưởng đến sự co dãn cơ bắp.
Muối đóng vai trò quan trọng trong tiến trình tiêu hóa các thức ăn. Trong dịch vị thì clo của muối (NaCl) giúp tạo ra axit clo hydric (HCl) cần cho tiêu hóa ở dạ dày. Clo (Cl2) cũng nhập vào chất lỏng ở các mô như natri.

Muối giúp tạo ra nước mật để tiêu hóa thực phẩm trong ruột. Muối còn giúp nhu động ruột của hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Muối có tác dụng đến năng lực của cơ bắp. Muối giúp vận chuyển chất iốt để phòng ngừa bướu cổ.

Muối có gây độc hại hay không tùy thuộc vào lượng dùng. “Lượng làm biến chất”- Luật thiên nhiên đơn giản này do Tiên sinh Ohsawa truyền dạy có giá trị trong sử dụng mọi thực phẩm. Thiếu muối món ăn không ngon, quá nhiều muối sinh độc tố. Ai nói muối có hại là kết luận vội vàng. Ví như các bác sĩ dùng Arsenic (thạch tín) là dược liệu độc hại nhất ở trên thế gian này để trị giang mai, dĩ nhiên với liều lượng thích hợp.

Độc dược và Tiên dược là bề phải và bề trái của mọi sự vật. Bệnh tật và sức khoẻ, xấu và tốt... là hai mặt của nhất thể. Không có món ăn, thức uống nào lại không có hai đặc tính này. Tuy nhiên thực phẩm chế biến với hóa chất luôn luôn độc hại (chỉ có một khía cạnh) vì nghịch với Trật tự Tự nhiên.
Nhà khoa học người Pháp Kervan đã công thức hóa giả thuyết “sự biến đổi nguyên tử của sinh vật”. Nếu ta chấp nhận quan điểm này thì natri từ thịt động vật được chứa lâu ngày trong cơ thể, có thể biến thành kali:

Na23 + O16 → K39

Sự biến đổi này chỉ xảy ra được nếu ta làm việc nặng nhọc, làm sao để mồ hôi ra thật nhiều - trong điều kiện này, natri trở nên quá dương, do đó sẽ hòa hợp vững vàng với ôxy.

Chất khoáng trong muối rất quan trọng trong sự trao đổi chất. Tuy nhiên, phần lớn muối tinh bán trên thị trường bị thiếu các chất khoáng vi lượng này. Vì vậy, muối tinh không bổ dưỡng mà có hại cho sức khoẻ nếu dùng quá nhiều.

Có Chuyên gia Thực dưỡng cho rằng những người bị huyết áp cao, nhờ ăn ít muối mà hạ được huyết áp. Vì hầu hết họ đã ăn nhiều thịt nên động mạch bị cholesterol làm nghẽn, và chất muối cũ còn lại làm cho các động mạch bị xơ cứng.

Do đó, dùng ít hay không dùng muối, hoặc dùng các món ăn có chứa kali sẽ làm dịu chứng huyết áp cao. Nhưng cứ kéo dài lối ăn uống này có thể bị thiếu hụt natri nên dễ mệt mỏi, tay chân lạnh, thường bị chuột rút... Muối thiên nhiên quả thật rất cần thiết cho sức khoẻ.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
8 người đang đọc chủ đề này (8 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 27th April 2024 - 03:55 PM