IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> CANH TÁC THEO THIÊN NHIÊN
Diệu Minh
bài Sep 24 2007, 03:21 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5





CANH TÁC THEO THIÊN NHIÊN

Cùng với sự phát triển của khoa học và những ứng dụng của nó vào đời sống. Vài thập niên gần đây người ta sử dụng vô tội vạ các loại phân hoá học và thuốc trừ sau độc hại để tăng năng suất cây trồng. Điều này kéo theo việc làm hư hại đất đai, làm đất chai lỳ... lợi bất cập hại vì khi ăn những thức ăn như vậy con người dễ mắc nhiều loại bệnh tật không thể lường trước được. Đã đến lúc người ta thấy cần phải làm cho đất màu mỡ bằng những phương pháp tự nhiên thì tốt hơn. Sau đây chúng tôi xin trích một phần bài báo trong Tạp chí Yin-Yang số 73 tháng 12-1986, trang 29-37 do ông Ngô Ánh Tuyết dịch nói về vấn đề này:

..Chúng tôi đi theo ông, ông phán đoán về đất và những gì nó sinh sản mà chẳng cần phải phân tách trong phòng thí nghiệm, không cần động đến gì hết, cũng chẳng cần nhổ cây lên. Ông phân biệt hai thứ đất, đất sống và đất chết chỉ cách nhau vài ba bước. Ông giảng giải về các thứ rễ : rễ sâu làm cho cây vững chắc, rễ mọc ngay dưới mặt đất, lớp "da" của đất mà ta không được cuốc lên hoặc cày bừa, cũng không được làm sầy trợt đi nữa vì như thế là tổn thương đến phần sống nhất của đất. .

CANH TÁC THIÊN NHIÊN

Bà Meishu Sama là người thiết lập nên một chủ thuyết và một môn phái mà một trong 3 ngành hoạt động chính là canh tác theo trật tự thiên nhiên.

Mấy năm vừa rồi khắp nơi người ta sợ hãi lo lắng ngày càng nhiều về nguy cơ thức ăn bị nhiễm hóa chất kỹ nghệ và ai nấy cũng cảm thấy lo âu về vấn đề này. Chưa bao giờ thức ăn bị biến chất vì các sản phẩm kỹ nghệ như ngày nay. Nhiều nhà chuyên về tiết thực, bác sĩ, khoa học gia đã lớn tiếng nói đến sự cần thiết phải sản xuất những thức ăn thuần khiết bằng phương pháp tự nhiên. Nhưng lòng thâm tín của họ chỉ căn cứ trên những lý lẽ thuộc về vật chất.
Sự canh tác thiên nhiên theo bà Meishu Sama dựa trên một quan niệm khác: quan niệm tinh thần, hòa nhịp với định luật thiên nhiên rất đơn giản và hợp lý theo đó thì một khi đã hiểu thực lý của nó và theo đúng thì thấy rằng cách canh tác ấy là đúng vì nó đã thành công. Nhưng muốn hiểu nguyên lý căn bản ấy thì phải có trí phán đoán cởi mở.

Sự canh tác thiên nhiên này được phổ biến từ năm 1949. Nguyên lý căn bản là bảo tồn hoạt khí tự nhiên và tính phì nhiêu tự nhiên của đất đai bằng cách ngăn ngừa cho nó khỏi bị ô nhiễm phân diêm và thuốc sát trùng, làm cho đất bị mất sinh lực tâm linh và làm hư hại mùa màng bằng cách tạo nên chất độc trong cây. Chính những chất độc này làm cho côn trùng sinh sôi nảy nở. Để diệt trừ chúng, khắp nơi người ta dùng những thuốc sát trùng làm bằng chất độc ghê gớm, càng làm hư hỏng mùa màng vì bị chất độc thấm vào ngày càng nhiều thêm – khi ăn vào, những thức ăn bị ngấm độc ấy làm cho máu bị ô nhiễm, gây nên những chứng bệnh kỳ lạ, làm hạ thấp mức độ rung động tâm linh và làm cho vẩn đục thể tâm linh (trí phán đoán bị che lấp).

I. NGUYÊN LÝ
A. Chức năng của đất đai
Muốn biết canh tác thiên nhiên là thế nào, trước hết phải rõ về chức năng chính yếu của đất đai. Hồi mới sáng tạo ra thế giới, Thượng đế tạo ra đất với chức năng sản xuất thức ăn cần thiết cho con người và cầm thú. Nếu đem hạt gieo xuống đất thuần khiết đó, thì hạt sẽ mọc lên, tăng trưởng, đâm hoa và cung cấp thức ăn. Có thể xem quả đất như một nghệ sĩ huyền diệu có thiên bẩm sáng tạo và phải được đối đãi một cách tôn kính thân yêu. Tác động của đất sẽ phát triển nhờ huyền năng của sự sống, đề tài chính được nghiên cứu ở đây.
Chúng ta phải tin tưởng rằng quả đất được tạo ra với khả năng sản xuất đủ ngũ cốc và thảo mộc cần thiết để nuôi dưỡng con người, đúng số lượng để sống còn, không dư không kém. Nếu chúng ta chú ý thì sẽ thấy khắp nơi lòng bác ái và minh triết đều tác dụng trong thiên nhiên.
Không lý nào mà con người được sinh ra trên quả địa cầu lại không có đử thức ăn để sinh sống. Nếu có một vùng nào đó bị đói kém tất nhiên là trong lối sống của vùng ấy có điều gì trái với luật tự nhiên.
Đất đai gồm hai yếu tố, một thể chất, một tâm linh, cũng như mọi thứ trên quả đất. Yếu tố thể chất là đất hữu hình. Yếu tố tâm linh là vô hình mà khoa học chưa ý thức được, nhưng chính yếu tố ấy mới là đất thật.
Chính yếu tố vô hình này của đất là bản chất thật của nó, xuất xứ từ vô biên và có khả năng sinh sản.
Con người càng canh tác nhiều thì đất càng sinh sản không ngừng, y hệt con người vậy. Con người càng làm việc và luyện tập cơ thể thì càng tráng kiện khỏe mạnh. Nếu một khoảng đất không được canh tác thì sinh lực của đất yếu đi cũng như con người khi ở không cũng yếu đi.
Một sự kiện đáng chú ý khác là mỗi thứ đất có một phẩm chất đặc biệt, thích hợp với thảo mộc sinh sản trên đất ấy. Người ta càng tuân chủng thì đất càng thuận ứng với thứ thảo mộc trồng trên đất ấy. Nhưng điều này chỉ đúng đối với đất tự nhiên và thuần khiết.

B. Nguyên lý căn bản của sự canh tác thiên nhiên

Đất thấm nhuần sinh khí tâm linh riêng biệt vốn là tác nhân tăng trưởng sự sinh sản của loài thảo mộc. Sinh khí tâm linh này cũng rất cần thiết để phù trợ cho đời sống con người và chính nó là phẩm chất căn bản của đất, vốn huyền bí khó hiểu mà khoa học vật chất chưa phân biệt ra được.
Ý niệm căn bản của sự canh tác thiên nhiên là cố giữ cho đất được càng thuần khiết càng tốt, không bỏ mọi thứ nhân tạo nào. Có như vậy thì sinh khí sinh sản thật sự mới biểu lộ ra. Ngay cả một chất hữu cơ như phân chuồng cũng làm cho đất xú uế và mất đi sinh khí sinh sản. Điều quan trọng nhất trong sự canh tác thiên nhiên là kính trọng đất, thương yêu đất và giữ cho đất thuần khiết. Có như vậy thì đất mới đáp ứng lòng mong mỏi của con người và sẽ vui lòng làm nhiệm vụ của mình, vì đất cũng có cảm xúc như ta vậy.

C. Huyền năng của thiên nhiên

Thế giới hữu hình chìm đắm trong biển dĩ thái vô hình gọi là vương quốc của tâm linh. Thế giới vô hình này được bão hòa với sinh lực phổ biến cung cấp hoạt khí cho mọi vật. Sinh lực của sự sống phổ biến gồm có ba nguyên lực : Hỏa, Thủy, Thổ kết hợp với nhau trong một sự điều hòa duy nhất và hoàn hảo nhất để làm phát sinh sức sáng tạo mà chúng tôi gọi là Huyền năng của thiên nhiên.
Tại trung tâm quả đất có một khối lửa mãnh liệt vốn là nguồn nhiệt lượng riêng biệt của mình. Năng lực của nhiệt lượng dưới đất này xuyên qua vỏ đất và tràn đầy khoảng không gian giữa quả đất và tầng bình lưu (strtospère). Người Nhật gọi nó là DOSO, bản chất vừa là thể chất vừa là tâm linh. Bản chất thể chất ấy khoa học gọi là nitơ ( đạm) nhưng chưa có được ý thức gì về bản chất tâm linh.
Năng lượng do mặt trời phóng xuống gọi là Hỏa (tiếng Nhật là KASO) cũng có hai bản chất thể chất và tâm linh. Về thể chất là ánh sáng và nhiệt mà ta thấy được. Còn về bản chất tâm linh thì ít ai biết đến.
Năng lượng do mặt trăng phóng xuống là Thủy (tiếng Nhật gọi là SUISO). Về bản chất thể chất và nghiên cứu, đó là sương mà ta vẫn thấy vào đêm trăng. Còn bản chất tâm kinh thì ít ai biết đến.
Ba nguyên tố ấy tạo thành nguyên lực X. Cả thế giới tiến hóa nhờ nguyên tố ấy mà ngũ quan ta không cảm thấy được. Nó chính là nguồn hoạt khí của mọi vật hữu hình. Sự tăng trưởng của mùa màng cũng tùy thuộc vào nguyên lực ấy vì nó là một nguồn phì nhiêu vô tận, theo đúng nghĩa của nó.
Ba yếu tố Thủy, Hỏa, Thổ vốn là ba tác nhân tăng trưởng của mùa màng nên chắc chắn là cây cối sẽ mọc tốt nếu đã thuần khiết và không bị biến đổi, ở nơi nào có ánh nắng và có nước nhiều.
Đó là phương pháp canh tác duy nhất, ngoài ra không có cách nào đúng cả. Mọi vấn đề nông nghiệp sẽ giải quyết được nếu tuân theo phương pháp ấy.

D. Phân nhân tạo và thuốc sát trùng.

Đất tự nhiên, như đã nói ở trên, chứa đầy yếu tố phì nhiêu duy trì bởi năng lực tâm linh của quả đất từ khối lửa trung tâm xuyên qua vỏ đất. Nhiệt lượng ấy cao độ – không thuộc về chất – mà bản chất của nó thuộc tâm linh và rất mãnh liệt. Chừng nào mà đất đai không bị ô nhiễm thì vẫn thấm nhuần nhiệt lượng cao độ ấy tác động như nguồn động lực của sự phì nhiêu.
Năng lượng ấy rải lên không trung và tụ lại đó chờ khi nào mưa rơi trả về cho đất. Đó là chất đạm thiên nhiên làm cho đất phì nhiêu (mới đây các nhà khoa học đã tìm cách rút chất đạm này chỉ chứa yếu tố tâm linh, nó có thể có hiệu quả tạm thời, nhưng rồi đất sẽ chứa nhiều chất đạm vật chất quá là lệch quân bình thiên nhiên).
Con người, vì không biết gì về năng lượng tâm linh ấy, cho nên cứ tưởng rằng phân bón – hóa học hoặc không – rất cần để làm cho tốt thêm hoặc để duy trì sức sinh sản của đất đai.
Với phân bón người ta có thể thu hoạch kết quả tốt lúc đầu nhưng nếu cứ dùng hoài thì kết quả sẽ ngược lại.
Nếu cây cối mang trong thân những năng lực nhân tạo thì sẽ mất đi khả năng tự nhiên hút lấy sinh khí tâm linh của đất đai, vì sức sinh sản bị giảm sút cho nên lại càng phải bỏ nhiều phân bón hơn nữa, giống hệt như người nghiền xì ke càng lúc càng đòi những liều lớn hơn.
1. Phân bón nhân tạo làm sinh sản côn trùng độc hại
Theo luật thiên nhiên, hễ có chất không thuần khiết hoặc khả nghi tích tụ lại thì khởi phát ngay sự điều chỉnh. Phân bón được cây hút vào sẽ trở nên chất độc và các côn trùng độc hại sẽ xuất hiện ngay trong môi trường độc hại ấy. Phân bón càng được dùng nhiều thì số côn trùng càng sinh sôi nảy nở về lượng cũng như về loài. Các chất độc ấy là thức ăn của chúng, nhờ đó mà chúng sinh sống. Để chống chọi với các tai ương ấy, nhà nông dùng thuốc sát trùng ngay càng độc hơn, nhưng thuốc này lại cũng làm nảy sinh những thứ côn trùng càng độc địa hơn nữa. Cái vòng luẩn quẩn cứ thế mà quay và các chất độc con người dùng lại làm nảy sinh ra những loại côn trùng sống ngay bằng chính chất độc đó.
2. Càng thêm chất nhân tạo vào đất thì càng che lấp phóng xạ tâm linh của đất và càng làm suy yếu sức sinh sản của đất
Hàng năm, số lượng phân bón cứ tăng lên làm những thứ côn trùng độc hại sinh sôi nảy nở và cần phải dùng nhiều thuốc sát trùng độc hại hơn nữa, cả hai yếu tố này gia tăng hiệu quả tác hại đối với tác nhân thiên nhiên của hoạt khí của đất.
3. Những chất nhân tạo hữu cơ cũng như hóa học, làm suy yếu những cây cối được chúng nuôi dưỡng và khiến chúng mất đi khả năng đề kháng đối với các trận bão lụt
Bông rụng sớm hơn và sự kết trái bị cản trở. Lá của cây tầm đậu (fere), đậu hòa lan (pois) và đậu haricot sẽ lớn quá sức, ngăn cản không cho trái cây hấp thụ ánh nắng, khiến vỏ dày ra và những phần ăn được không mấy phát triển.
4. Những chất độc hại trong thức ăn làm phương hại đến sức khỏe
Sulfat amoniac, amoniac hữu cơ trong phân chuồng, mọi thứ phân bón hóa học và thuốc sát trùng đều là chất độc. Khi con người ăn thức ăn thấm những chất ấy, dầu chỉ một ít thôi, hoặc trong lúc nào đó khi cây đang lớn, thì những chất ấy xâm nhập vào dòng máu và tích tụ trong cơ thể. Mức rung động tâm linh suy yếu đi và thể tâm linh bị mờ đục tại nhiều nơi, làm sức khỏe bị tiêu hao lần lần và đều đặn.

E. Sự gia tăng ánh sáng và canh tác thiên nhiên.

KASO, Hỏa thần, không cảm thấy về mặt thể chất được mà chỉ về mặt tâm linh, tác động của nó mãnh liệt hơn của nhiệt khí vật chất. Nhiệt độ nơi các nông trại và ruộng nương của các môn đồ dưỡng sinh cao hơn vào khoảng hai độ so với nhiệt độ các nông trại và ruộng nương khác. Do đó nông trại của họ sản xuất mùa màng tốt hơn. Những thiệt hại gây nên không chỉ do khí lạnh bên ngoài mà còn do sự yếu kém của nhiệt độ tâm linh. Ngay cả tại một vùng lạnh lẽo, mùa màng của các môn đồ dưỡng sinh được che chở khỏi bị thiệt hại nhờ mức độ rung động cao hơn và nơi nào có họ ở là nơi đó có nhiều loại hoạt lực hơn. Có nhiều người tỏa ra khí lạnh, lại có những người khác tỏa ra khí ấm áp. Aáy là vì những người này tiếp nhận được nhiều KASO hơn, nghĩa là phẩm chất tình thương của họ cao hơn. Nếu một vùng nào đó bị khí lạnh tác hại là vì phần đông những người ở đó thiếu lòng bác ái và họ ích kỷ. Nhiệt độ tâm linh do bản chất nhân ái của con người có ảnh hưởng rất tốt trên mọi vật.

II. KỸ THUẬT CANH TÁC TỰ NHIÊN
A. Vấn đề kỹ thuật không quan trọng
Đối với canh tác tự nhiên không cần phải có thầy hoặc thuật gia. Nếu bạn nghiên cứu và hiểu rõ những gì đã nói trên thì bạn sẽ thấu hiểu nguyên tắc căn bản. Những người nào chưa hiểu rõ thì lo lắng về kỹ thuật và cách áp dụng nguyên tắc. Nguyên tắc này rất giản dị: làm cho đất thuần khiết lại, để cho đất phát huy tác dụng sinh lực thuần khiết và đích thực của nó. Chỉ có một điều cần thiết là nghiên cứu đất và khí hậu để áp dụng nguyên tắc một cách thích ứng. Bạn phải quan sát thiên nhiên và kiểm tra đúng phương pháp thích nghi nhất cho những điều kiện riêng biệt của nó.

B. Sự luân chủng (luân canh)

Với những phương pháp thông thường, có sự luân chủng trên một mảnh đất đã tỏ ra rất có hại cho đất. Nhưng với sự canh tác tự nhiên thì sự luân chủng lại rất có lợi.
Sự thuận ứng của đất đai đối với một loại hoa màu nào đó cứ gia tăng đều đều khiến cho sức sinh sản của đất đối với loại cây đó ngày càng thêm mạnh. Nói cách khác, đất có khả năng làm tăng trưởng loại cây đó, như một người thợ chuyên về một công việc thì càng ngày càng giỏi. Đất cũng như con người. Nếu bị buộc mỗi người phải đổi nghề mỗi năm và phải làm lại công việc mới ngay từ đầu thì không bao giờ trở nên giỏi được.

C. Phân trộn thiên nhiên

Đôi khi các chủ trại dùng phân trộn thiên nhiên. Người ta cho rằng nó đóng vai trò phân bón, nhưng đó là ý nghĩ sai lầm. Đừng quên rằng sức sinh sản thật sự, ở ngay trong bùn bán lai và thuần khiết. Một khi đất đã được hồi phục hoàn toàn nhờ canh tác tự nhiên thì trở nên mịn màng và sinh sản nhiều đến nỗi không cần phải dùng phân trộn. Thật vậy, chính phân trộn cũng làm suy giảm hoạt lực sinh sản của đất đai, vì vậy tốt hơn là không nên dùng phân trộn.
Các trường hợp duy nhất nên dùng phân trộn làm bằng cỏ và lá là như sau:
1. Khi đất cứng như đất sét, phân trộn sẽ làm cho mềm mại trở lại, nhờ vậy rễ cây có thể bò xa đi kiếm thức ăn (người ta cho rằng lý do xới đất lên cho mềm là để cho thoáng rễ cây).
2. Ở nơi khí hậu lạnh, có thể dùng phân trộn để sưởi đất ấm.
3. Phân trộn đắp vào gốc cây sẽ giúp cho đất ẩm ướt, điều kiện này rất cần thiết ở các xứ nóng và khô ráo.
Trong trường hợp 1 và 2 thì phân trộn làm bằng lá và cỏ đã ải đi phân nửa.
III. PHÂN BÓN HỮU CƠ KHÔNG THÍCH HỢP VỚI SỰ CANH TÁC TỰ NHIÊN
Sư canh tác tư nhiên và canh tác với phân bón tự nhiên có một điểm chung: Phân diêm hóa và chất sát trùng bị cấm nghiêm ngặt. Tuy nhiên trong sự canh tác với phân bón tự nhiên, người ta cũng dùng những chất hữu cơ phân chuồng hay các thứ khác.
Theo chúng tôi thì trong phân chuồng cũng có những chất không thanh khiết và có lẽ độc hại hơn là có lợi cho sự sinh sống của cây cối. Chúng tôi thì không dùng bất cứ chất hữu cơ nào như rác rưởi, bã cá hay đồ ăn thừa… Bà Meishu Sama nói, các thứ đó không chấp nhận được, vì tự nó là không thanh khiết và mức rung động lại rất thấp hoặc tiêu cực. Dĩ nhiên là thiên nhiên sẽ lọc luyện những chất ấy và sát nhập vào đất nhưng chỉ trong một thời gian ngắn thôi.
Trong sự canh tác với phân bón hữu cơ, phân bón làm bằng rong biển được xem là tốt. Nhưng theo học thuyết của chúng tôi thì rong biển thuộc về đại dương và mức rung động của nó không thích hợp với đất đai thuộc lục địa.
KẾT LUẬN
Nếu kiếm được cây con hay hạt giống thuần khiết, chưa bị nhiễm phân bón hoặc thuốc sát trùng, đem ra trồng thì chắc chắn sẽ thu hoạch được nhiều kết quả, mùa màng sẽ dồi dào và rất tốt lành.
Khi trồng trọt trên đất đã rải những chất nhân tạo thì trong vài năm đầu kết quả có thể là không được tốt vì đất đai đã bị đầu độc nên đã mất đi sinh khí và hoạt lực tự nhiên. Phải kiên nhẫn vì phải mất một thời gian đất mới trở lại thuần khiết và phục hồi lại tình trạng bình thường. Lúc đó thì đất đai bắt đầu sinh sản thức ăn thuần khiết và toàn vẹn, với mọi sản phẩm sinh ra từ những cây cối lành mạnh mà không bao giờ bị côn trùng tác hại. Từ đó trở đi thì đất đai nhờ sự canh tác tự nhiên mà ngày càng được thuần khiết và nhiều sinh khí.
Những sự lợi ích được phân chia đồng đều và người tiêu thụ: mùa màng tốt hơn – thức ăn thanh khiết hơn, và do đó bổ dưỡng hơn, góp phần lớn hơn vào sự duy trì sức khỏe, vị cũng ngon ngọt hơn so với các thức ăn do những phương pháp thông thường sản xuất.
Sản phẩm thu hoạch tăng lên là vì các loại côn trùng phá hoại đã biến mất, và chỉ còn lại các loại hữu ích. Rễ cây sẽ dài hơn ra, nhờ đó mà cây cối chịu đựng được những cơn bão táp, chống lại nước chảy xói mòn, và những sự bất thường của thời tiết. Lại còn những điều lợi khác đáng kể như bớt tốn công, khỏi dùng phân bón, thuốc sát trùng…
Thức ăn hàng ngày có một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, điều này rất dễ hiểu, khi người sản xuất và người tiêu thụ tin chắc vào sự thật do sụ canh tác tự nhiên biểu lộ, khi mà đâu đâu cũng có thức ăn tự nhiên thì máu huyết của con người trở nên thanh khiết, thể chất lành mạnh và bén nhạy, còn sức mạnh tinh thần, tâm linh thì trở nên phi thường.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 4 2022, 05:00 AM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Trích trong…


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 12 2022, 05:00 PM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



PHỤ LỤC

CANH TÁC THEO THIÊN NHIÊN

Cùng với sự phát triển của khoa học và những ứng dụng của nó vào đời sống. Vài thập niên gần đây người ta sử dụng vô tội vạ các loại phân hoá học và thuốc trừ sau độc hại để tăng năng suất cây trồng. Điều này kéo theo việc làm hư hại đất đai, làm đất chai lỳ... lợi bất cập hại vì khi ăn những thức ăn như vậy con người dễ mắc nhiều loại bệnh tật không thể lường trước được. Đã đến lúc người ta thấy cần phải làm cho đất màu mỡ bằng những phương pháp tự nhiên thì tốt hơn. Sau đây chúng tôi xin trích một phần bài báo trong Tạp chí Yin-Yang số 73 tháng 12-1986, trang 29-37 do ông Ngô Ánh Tuyết dịch nói về vấn đề này:

..Chúng tôi đi theo ông, ông phán đoán về đất và những gì nó sinh sản mà chẳng cần phải phân tách trong phòng thí nghiệm, không cần động đến gì hết, cũng chẳng cần nhổ cây lên. Ông phân biệt hai thứ đất, đất sống và đất chết chỉ cách nhau vài ba bước. Ông giảng giải về các thứ rễ : rễ sâu làm cho cây vững chắc, rễ mọc ngay dưới mặt đất, lớp "da" của đất mà ta không được cuốc lên hoặc cày bừa, cũng không được làm sầy trợt đi nữa vì như thế là tổn thương đến phần sống nhất của đất. .

Sẽ


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 03:30 AM