Phiên bản in ấn của chủ đề

Nháy vào đây để xem chủ đề theo đúng định dạng gốc

Thực Dưỡng _ Lời hay ý đẹp _ Những câu nói hay nổi tiếng

Gửi bởi: Diệu Minh May 3 2007, 07:21 AM

Tích đức như mầm non nhỏ xuống một giọt nước, sẽ nảy nở lên
Tích của như đốm lửa đỏ gieo xuống một khối băng sẽ tàn lụi xuống.

Làm việc nghĩa chớ tính lợi hại
Luận anh hùng chớ kể nên hư.

"Phàm cái gì có hình tướng là ở đó có sự lường gạt" (Kinh Phật)

"Việc ít quan trọng lại lo
Việc tối quan trọng lại lơ là"

Hoà Thượng Thích Thanh Từ.

(Sinh tử là sự đại)

"Chừng nào chúng ta còn đánh giá, đo lường người khác bằng tiêu chuẩn của mình và chừng nào chúng ta còn tự đánh giá mình bằng các tiêu chuẩn của người khác; chừng đó chúng ta sẽ còn luôn luôn đau khổ".

U. Jotika - Miến Điện.

"Càng khó khăn càng vui thú"

- Ohsawa -

"Con Vẹt biết nói bị nhốt trong lồng
Các con chim khác không biết nói tự do bay khắp nơi"

- Cổ ngữ Tây Tạng -

"Người bạn đường tốt nhất là người không ham muốn".

- Vô danh -

Gửi bởi: Diệu Minh Nov 1 2007, 09:42 AM

Nếu chúng ta đóng chặt cửa không cho lỗi lầm lọt vào thì thử hỏi chân lý lọt vào bằng cách nào?

Gửi bởi: khatkhaohon Nov 2 2007, 04:59 PM

"Following the path of least resistant that what is made man and river crooked".

Gửi bởi: Diệu Minh Nov 2 2007, 08:07 PM

Cháu dịch luôn ra tiếng Việt đi, cô dốt tiếng Anh lắm!

Gửi bởi: khatkhaohon Nov 2 2007, 10:43 PM

Hi` cô lại nhắn khéo cháu rồi happy.gif . Cô ơi tại cháu sợ dịch không sát nghĩa mất hay mà ...

"Đi theo con đường ít trở ngại nhất là điều khiến con người và dòng sông bị uốn cong."


Gửi bởi: Diệu Minh Nov 28 2007, 07:10 PM

Osho cho một khẩu hiệu: chỉ khi nào thấy tâm mình tồi, đểu, khốn nạn, ti tiện, tham dâm, ... thì lúc đó trí tuệ mới chịu nảy sinh...
Thế mà ai cũng chỉ thấy mình tốt không thôi thì trí tuệ len vào kẽ nào mà nảy mầm?
Giá của trí tuệ là giá "cắt cổ" (cắt bản ngã) hi i banana.gif

Tôi thấy tâm mình có lúc "rất là kinh khủng, nhờn gớm lắm" nên tôi tới trình pháp với thầy tôi mặc dù tôi biết Osho đã có nói như vậy.
Tôi hỏi:
- Thưa thầy có con đường nào khác ngoài con đường thấy tâm mình xấu xa ô nhiễm... thì trí tuệ mới nảy sinh không?
Thầy tôi trả lời:
- Không còn con đường nào khác!
Ghê quá, ghê thật, kinh quá, hèn chi mà chả có ai chịu tu cả... wallbash.gif

Gửi bởi: Diệu Minh Dec 3 2007, 08:51 PM

Dứt khoát không chịu loại trừ ai ra khỏi danh sách bạn hữu kể cả ung bướu...


Đây là phong cách sống của Thực dưỡng!

Tôi rất sung sướng vì có những người không ưa tôi mà tôi không hề "không ưa họ" thế mới lạ..

Gần về đây mới được như thế, từ khi quan sát được tâm mới được như vậy.

Công việc hàng ngày: nghe theo lời dạy của thầy tôi: tâm đang ở trong hay đang ở ngoài? thân tâm đang thư giãn hay đang căng thẳng... đó là những thứ tôi liên tục quan sát đêm ngày....

Gửi bởi: Thelast Dec 31 2007, 04:17 PM








Sống có gì vui , chết có gì buồn

ly_tieu_long_19121985

Gửi bởi: Diệu Minh Dec 31 2007, 10:49 PM

Sống thì sống vui và chết thì lại còn vui hơn... thế thì hại tim mất nhỉ ??????

Gửi bởi: ~Mini Chan~ Jan 8 2008, 07:45 PM

Thiền định là một cuộc phiêu lưu vĩ đại nhất

-Osho-

Gửi bởi: Diệu Minh Jan 22 2008, 12:58 PM

Vì lợi ích 10 năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người.

Hồ Chí Minh

Vì lợi ích vũ trụ trồng Phật.

DM

Gửi bởi: Diệu Minh Jan 29 2008, 08:38 PM

Lời kêu gọi không hướng về hàng tỉ người mà chỉ hướng về một vài cá nhân theo đuổi ước mơ không bao giờ tàn.



Gửi bởi: Diệu Minh Feb 1 2008, 10:36 PM

Đức Phật có dạy rằng sạch sẽ sinh ra trí tuệ.

Lúc đầu cái đầu óc bã đậu của tôi rất lấy làm khó tin vào điều này... nhưng càng tu tập càng nhạy cảm tôi càng không thể nào chịu được bẩn thỉu và mất trật tự, cuối cùng tôi nhận thấy suốt ngày đi đâu mình cũng cứ thích xông vào những nơi bẩn và khó làm cho nó sạch và đẹp...

Các cụ có câu: đói cho sạch rách cho thơm.

Nghèo nhưng cũng phải sạch sẽ thì nó vẫn cứ thanh bạch và sang như thường.
Vẫn có trí tuệ như thường.

Có những nhà giầu sang?.. tới tận nơi mới thấy họ ăn ở bẩn thật là bẩn, tới ghê cả người.... thế mà họ chả biết gì, vì sao? vị họ với bẩn là một thể thống nhất, còn khi bạn muốn sạch sẽ gọn gàng và bạn luôn làm cho mọi thứ quanh bạn sạch sẽ gọn gàng và hợp lý là bạn đang tiến hoá.

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 19 2008, 08:48 AM

Ăn một hạt trả mười ngàn hạt: ăn 1 trả 10.000 (Ohsawa)

"Ta ăn một quả ta trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng" (chuyện cổ tích cây khế)

Tri ân tỉ lệ với hạnh phúc, tri ân càng nhiều hạnh phúc càng lắm...
Sự vô ơn là biểu hiện của sự mất trật tự vũ trụ ngay từ một cá thể do cách ăn uống và lối sống sái tự nhiên.

Đôi khi tôi gặp được những người có "chất liệu" người nhiều như vậy...mà họ có sẵn một cách tự nhiên... bây giờ vài người đó đã khuất núi, hiện nay những người như vậy còn sót lại rất rất chi là ít ỏi... hãy thay đổi thức ăn hàng ngày để trở thành những người dễ thương như vậy...
Tôi tin chắc những người như vậy họ mà tu thiền Vipassana rất mau đắc đạo quả....

Tôi thầm đặt tên cho họ: đó là những người "thuần Việt"

Gửi bởi: Diệu Minh Mar 2 2008, 07:15 AM

Con hư tại mẹ
Cháu hư tại bà

Phúc đức tại mẫu
Xem việc trong bếp biết nết đàn bà.

Toàn là lỗi tại đàn bà hết? cho thấy đàn bà giá trị thế nào đối với hạnh phúc của nhân loại.

Tiên sinh Ohsawa có nói: nếu một em bé bị bệnh là tại cách mẹ chăm sóc cho ăn uống.
Cho nên nhìn con biết mẹ.
Một gia cang có hạnh phúc hay không phụ thuộc vào người đàn bà, người nội trợ rất nhiều.
Vậy các bà các cô am hiểu điều này hãy khôn khéo quản lý hay tư vấn cho các bà các cô phụ trách cái bếp và bổ túc những điều tốt đẹp cho cái bếp.

Gửi bởi: Diệu Minh Mar 2 2008, 06:51 PM

Người ta chỉ nghiêng mình trước tài năng
Nhưng người ta bái phục trước lòng nhân.

Trả thù là đứng ngang kẻ thù
Tha thứ là đứng trên kẻ thù.

Kẻ thù là bạn.

Ông thánh đẻ ra kẻ trộm.

Nếu bạn là nhà sư phạm thì bạn sẽ ghét kẻ vô học
Nếu bạn là cảnh sát thì bạn sẽ ghét tội phạm
Nếu bạn là bác sĩ bạn sẽ ghét vi trùng
Bạn là cực này thì bạn sẽ "ghét" cực kia và ngược lại...
Nhưng nếu bạn không là ai cả thì bạn sẽ ghét ai?

Nhưng trong vũ trụ mọi cái đều bổ túc và hỗ tương cho nhau.
Chúng ta là những kẻ hạnh phúc vì chúng ta không có kẻ thù.

Vì kẻ thù là bạn.

Nhà tôi đôi khi mọi người xô hết về cùng một phe, và còn trơ mình tôi một phe... nghĩ thế nào tôi về phe họ nốt và như thế là nhà tôi không có phe nào cả, vì mọi thứ đều biến dịch trong vũ trụ vô tận.

Người chống đối ta là người ủng hộ ta, người khinh bỉ ta là người ngưỡng mộ ta theo chiều ngược lại.

Mỗi khi có ai cư xử đểu và ác với tôi... đều là cơ hội để tôi thấy giáo Pháp của Đức Phật có công năng hoá giải và chuyển hoá nghiệp xấu ác thành nghiệp thiện....không thấy tâm mình nó căm thù hay nó trả thù đối phương... Đạo Phật muôn năm, Ohsawa muôn năm!

Gửi bởi: Diệu Minh Mar 6 2008, 08:37 PM

Ăn gì ra nấy
Ta là cái ta ăn



Gửi bởi: Diệu Minh Mar 7 2008, 08:23 AM

Có 3 loại phục vụ:

Được phục vụ
Bị phục vụ
Phải phục vụ


Bạn chọn loại nào?

Gửi bởi: chuctham Mar 8 2008, 09:51 AM

Có phải 3 loại phục vụ ấy đều là passive voice?????????????

Gửi bởi: Diệu Minh Mar 11 2008, 02:03 PM

Được phục vụ là mình có dư năng lượng trong lành, muốn phục vụ hữu ích cho người khác ... để giúp đỡ cho những người xứng đáng và cần tới sự giúp đỡ. Loại người này làm chỉ là để giải phóng năng lượng... là để cho có cảm giác sảng khoái... những người Thực dưỡng lâu năm và các bậc minh sư đều là những người như vậy, vì họ có tràn đầy năng lượng.

Bị phục vụ là dầu không muốn cũng rơi vào hoàn cảnh bị động phục vụ người khác (cùng một việc làm có kết quả như nhau về vật lý, nhưng nếu người nào hoan hỉ trong khi làm việc thì sẽ có niềm vui khi làm việc, người nào không hiểu biết và thiếu sự sống sẽ không thích làm việc phục vụ người khác).

Dầu rất không thích cũng phải phục vụ người khác... loại này có rất nhiều... ví dụ như trâu bò... ngựa phải kéo cày và chở đồ...

Có câu nói rất hay về âm và dương:

Nghĩ đi nghĩ lại

Nghĩ như vậy là có cả âm và dương... banana.gif

Gửi bởi: Diệu Minh Mar 17 2008, 05:25 PM

ĂN MỘT MÌNH ĐAU TỨC
LÀM MỘT MÌNH CỰC THÂN

Gửi bởi: Diệu Minh Apr 13 2008, 08:36 PM

Ăn bớt bát
Nói bớt nhời



Gửi bởi: Diệu Minh Apr 18 2008, 07:34 AM

Có lần tôi than thở với những liền anh Thực dưỡng là tôi luôn luôn phải tiếp xúc và ở gần những người có nhiều tham sân si...ngay cả ở trong trường thiền tôi thấy mình cũng không thoát được đám người đó...ở đâu cũng có nhiều những người như vậy... người khôn ở với người ngu bực mình.... tôi ôm "mối buồn" đó lên than thở với ngài Thiền sư thì ngài học ngay được một từ mới tiếng Việt là từ "ngu", ngài hỏi "ngu" tiếng Anh là gì và người phiên dịch đọc là stupid, thế là ngài nói ngay: "cô Minh", "cô Minh", cả "bọn" cười ồ còn cô Minh thì tức tôi cả một tuần mới tan. Và ngài cứ nhắc đi nhắc lại từ mới "cho thuộc": Ngu ngu...
Từ kinh nghiệm đó tôi nhớ tới điều có khi mình cứ phải "ngậm đắng, nuốt cay" cho nó qua chuyện chứ mà than thở thì chỉ thêm ... bỗng dưng bị cô Minh ghét vì cái duyên trình Pháp của tôi mà thầy "bóc mẽ" cô Minh cho mọi người thấy, sư cô tên là Minh là thị giả cho thầy tôi ... và tôi nhìn cô mới hay biết là thầy tôi quả thực là thánh tăng!
Vì sao? vì ở đâu có âm thì ở đó có dương, ngay Đức Phật và Đức Chúa cũng không thoát được cái "nghiệp" này:
- Đức Phật thì có Đề Bà Đạt Ma
- Đức Chúa thì có Juda

- Thầy tôi thì có cô Minh! (May là cô Minh thì không đến mức như các vị kia nhưng cũng là mặt kia của đồng tiền!)

Sau đây là những điều tôi nhận được từ một bức thư chia sẻ:

Danh nhân Marc Aurele là đại đế La-Mã thời 2000 năm về trước đã viết trong nhật ký : Hôm nay ta sắp đi gặp một bọn người tham lam, ích-kỷ, xảo trá vong ân bội nghĩa nhưng ta không ngạc-nhiên hay bất bình vì ta không tưởng-tượng được một xã-hội vắng bóng những hạng người như vậy !

Ở sao cho vừa lòng người- Ở rộng người cười, ở hẹp người chê,

- Cao chê ngỗng, thấp chê lùn,

- Béo chê béo nục béo tròn,

- Gầy chê ốm đói như con cò ma !



Đọc xong bức thư tôi đã phì cười vì sự thật cuộc đời!

Gửi bởi: tigon Apr 18 2008, 12:32 PM

QUOTE(Diệu Minh @ Apr 18 2008, 07:34 AM) *
... người khôn ở với người ngu bực mình....


Có cô bạn làm ở công ty nọ, khi làm việc cô ấy thật thông minh và có tầm nhìn rộng trong khi những người xung quanh làm cùng thì không được vậy, họ chỉ tính toán làm sao tranh giành thu lợi được nhiều hơn và mục đích trước mắt mọi thứ chỉ qui ra Tiền. Rồi một hôm cô ấy chợt nhận ra, hình như mình mới chính là người ngu nhất. Trong khi luôn tự nghĩ cho rằng mọi người ngu ngốc thì cô ta chính là người duy nhất khác biệt tại nơi đó, và theo quan niệm của số đông người ở đó thì cô ta hình như không bình thường khi không biết thu lợi như họ. Một người khôn nhận ra rằng mình khôn trong cả đám người ngu ngốc có phải thực là khôn ? Khôn mà còn biết mình khôn liệu có thực là khôn ?

Gửi bởi: phannhathieu Apr 18 2008, 06:19 PM

sao add không vào nhỉ!

để e xung phong làm mặt trái của đồng tiền nha! ai cũng thích mình được gọi là tốt đẹp hết, thì ai sẽ là bọn xấu xa, ích kỉ, nhỏ mọn, vong ân bội nghĩa đây nhỉ!!hehehe

là e đấy thôi!
mà sao lại bị các đấng minh triết hút chặt! bunny.gif bunny.gif :bunny:qui luật!

Gửi bởi: Diệu Minh Apr 18 2008, 11:02 PM

Đấy mới là giai đoạn một của quá trình tu tập, chuyện chưa hết mà;
Giai đoạn hai:
Chính mình mới là người ngu, khi tôi phát hiện ra điều đó tôi giật mình kinh hãi (vài sát na thôi vì tôi đã đi qua được sự ngu xuẩn của chính mình trong một quãng đường dài)... vì tôi ngu tôi mới đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu với những người chung quanh chứ?
Hi hi, tôi lý sự như vậy và tìm cách thoát khổ bằng tiếp tục sự nghiệp nhai và áp dụng thiền quán tâm và niệm Ân Đức Phật! và chắc chắn là tôi quan sát thấy tôi yêu quí những người ngu hay là ghét họ... đây mới là điều đáng kể, mới là giải thoát hay không giải thoát...
Trước đây thì rất là ghét, khinh bỉ và coi thường mà không hề hay biết vì mình đang là những thứ ngạo mạn đó mà và nay thì bớt hẳn và tiến tới bình thản ghi nhận, OK?

Và ghi nhận được nhiều tới đâu thì cái miệng nhoẻn cười hơ hơ tới đó vì khi ghi nhận được điều đó thì nó chuyển sang hài tự nhiên, bĩ cực sinh hài, bi cực kỳ sinh ra hài hước!
Bi hài! là ai? là các vị thánh! Đức Phật phát minh ra tam tướng và tứ diệu đế mà cái miệng của Phật bao giờ cũng nở nụ cười trầm tĩnh đầy từ ái. Đấy: khổ sinh ra vui, có kẻ nào thích húc đầu vào khổ đâu chỉ thích húc vào sướng mà quả của nó là đi luân hồi, còn Đức Phật húc vào khổ thì quả của nó là ngài nhập niết bàn tại thế! Bạn còn thích sướng hay bắt đầu chấp nhận học KHỔ để thành thánh? Vậy hãy bắt đầu từ nhai thật lâu một miếng cơm trắc nghiệm Pháp Thiền Ăn!
Và ông thánh đẻ ra kẻ trộm.... banana.gif

Gửi bởi: Diệu Minh May 19 2008, 09:04 PM

Ân ái thì biệt ly và oán thù thì gặp gỡ,
.... là những điều bất như ý bất toại nguyện trên từng cây số.

Đây là lời Phật dạy, nên ghi nhớ nằm lòng. Mỗi khi gặp những điều tương tự thì nhớ rằng Phật đã bảo cho biết trước từ lâu.

Gửi bởi: Diệu Minh May 19 2008, 09:10 PM

Trích Kinh Pháp cú của Đức Phật gồm toàn những lời chân ngôn:

Còn được gọi là Kinh lời vàng:
câu thứ 181 do Hoà Thượng Thích Minh Châu dịch:

Người trí chuyên thiền định
Thích an tịnh, giải thoát
Bậc chánh giác, chánh niệm
Chư thiên đều khả kính.

Gửi bởi: Diệu Minh Jul 10 2008, 06:29 AM

Chó dữ mất láng giềng
Vợ dữ mất bạn


Anh em ruột thịt dữ mất gì?
Bố mẹ dữ mất gì?

Trời đánh còn tránh miếng ăn.


Gửi bởi: Diệu Minh Aug 24 2008, 11:12 AM

Hãy phát triển lòng từ, việc nầy quan trọng hơn là có nhiều bạn, được giàu sang, học thức.


Gửi bởi: Diệu Minh Jan 22 2009, 10:26 PM

Người ta chỉ nghiêng mình trước tài năng
Nhưng người ta bái phục trước lòng nhân.

Người có minh không có hạnh dễ đắc đạo quả nhưng khó gặp Phật Pháp
Người có hạnh không có minh dễ gặp Đạo Phật nhưng khó chứng đắc

Người có minh có hạnh dễ gặp Đạo Phật và dễ chứng đắc.

Người nào tu tập dễ tiến bộ tâm linh, thích tu thiền đều là những người vừa có minh vừa có hạnh.

Nên tinh tấn tu tập, cơ hội làm người khó đặng; việc tu tập cần phải có thời gian chuyên tu thì mới biết cách duy trì chánh niệm liên tục.

Chánh niệm liên tục sẽ dẫn tới sự tiến bộ tinh thần mỗi ngày một sâu sắc hơn.

Gửi bởi: phannhathieu Jan 25 2009, 08:58 AM

chị Trâm ơi, cho em xin!
whistling.gif
http://blog.360.yahoo.com/blog-cZMVWFYhc6dI9ia.5VApiEfmxFxj1RPZ
Thanks all!

Gửi bởi: filadenfia Jan 26 2009, 11:40 AM

QUOTE(Diệu Minh @ Apr 17 2008, 12:34 PM) *
người khôn ở với người ngu bực mnh


NGUOI KHON NGU GI MA BUC MINH

Gửi bởi: Diệu Minh Jan 26 2009, 12:25 PM

QUOTE(filadenfia @ Jan 26 2009, 11:40 AM) *
NGUOI KHON NGU GI MA BUC MINH


Bực mình xong rồi mới nhận ra là mình đã bực mình (không ghi nhận được các trạng thái tâm)... và dầu có là gì đi nữa thì cũng đến và đi: chả có gì ở lại mãi với MÌNH!

Gửi bởi: Diệu Minh Jan 26 2009, 12:30 PM

Sư Tâm Pháp kể câu chuyện là ở Sililanca người dân ở đất nước quốc giáo này có chung một ý nghĩ như sau: bất cứ họ làm một điều phước thiện gì cũng đều nguyện là do phần phước báu mà chúng tôi trong sạch làm đây xin là món duyên lành để tôi không phải sống gần kẻ xấu ác và luôn luôn được sống gần các bậc thiện trí thức cho tới ngày đạt đại Niết Bàn.

Ở Hà Nội hiện nay có một người được sống như thế là sư Thư - sư đã sống sang năm thứ 5 ở Miến Điện trong "vai" một vị tỳ kheo - sư luôn luôn được sống an lành trong giáo Pháp, các bạn đạo hữu và các bậc thầy tổ, được toàn thể mọi người quí trọng, không bị phải sống cạnh, sống gần những người nhiều tham sân si như lũ chúng tôi ở Việt Nam.... hi.

Do phần phước báu mà chúng tôi trong sạch làm đây xin là món duyên lành để chúng tôi tránh xa những kẻ xấu ác và luôn luôn được sống cạnh những bậc thiện trí thức cho tới ngày đạt tới đại Niết Bàn.
Hi

Gửi bởi: khatkhaohon Feb 28 2009, 06:44 PM

Thiền sư U Tejaniya trong cuốn "Đừng coi thường phiền não" có viết:

"Mọi tư tưởng và quan điểm đều là sản phẩm của vô minh"

Gửi bởi: hoa cỏ may Mar 1 2009, 10:04 AM

QUOTE(khatkhaohon @ Feb 27 2009, 11:44 PM) *
Thiền sư U Tejaniya trong cuốn "Đừng coi thường phiền não" có viết:

"Mọi tư tưởng và quan điểm đều là sản phẩm của vô minh"

sản phẩm của vô minh thì sao ạ. Em nghĩ mọi sản phẩm của vô minh cũng có giá trị.

Gửi bởi: khatkhaohon Mar 1 2009, 08:45 PM

Có lẽ mình post đầy đủ văn cảnh sẽ tốt hơn

QUOTE
Bản chất của chân lý luôn nằm ngoài mọi tư tưởng và quan điểm. Quan điểm và tư tưởng chỉ là những sản phẩm của vô minh mà thôi.


Trang 94, mục 50 phần Món ăn cho tinh thần - Cuốn sách Đừng coi thường phiền não NXB Tôn Giáo - 2007

http://sayadawutejaniya.org/wp-content/uploads/2008/10/dontlookvietnamese2.pdf

Nếu định nghĩa vô minh là không hiểu ngộ Tứ thánh đế thì chắc là mọi người sẽ vui vẻ chấp nhận hơn tongue.gif. Vô minh là một trong 10 sợi dây trói buộc vào luân hồi sinh tử và chỉ bị tận diệt ở A La Hán Đạo.


Gửi bởi: Diệu Minh Mar 3 2009, 05:14 AM

Ngài U Zin thì bảo: "tụi mày thiếu thông tin" thầy nói tiếng Anh, tôi dịch ra là như thế; nhưng tôi khoái câu nói này của thầy lắm lắm vì sao?

Thay vì bảo là tụi mày ngu quá... thì đổi cách nói: thiếu thông tin; mà thiếu thông tin tức là chưa hiểu biết... khi nào hiểu biết thì hết si mê và lúc đó chấp nhận mọi người bảo mình ngu rất dễ.

Người ngu là người như thế nào?
- Là người mà ai đó bảo là "mày ngu" thì nổi đóa lên.

Còn người thông minh thì thấy gì?

-Họ sẽ nghĩ trong đầu: chắc thằng kia có lý đúng của nó... em dâu của tôi chửi tôi là đồ ngu... vì có tiền mà không biết làm cách sinh lời (theo cách của tụi nó)... hi...

Tôi nói với mẹ tôi:
- Con đọc sách thấy bảo là hãy đo một người bằng sự tự do của người đó chứ không có sách nào của thánh hiền dạy: đo con người bằng địa vị xã hội, bằng tiền trong tài khoản hay ngân hàng, bằng có bao nhiêu cái nhà v.v...anh Duật - một người bạn Thực dưỡng bảo tôi:
- Anh thấy có người có cái nhà 3 tầng mà họ không hạnh phúc bằng em. Người khác lại bảo: tao phấn đấu cả đời để có được cái nhà mà không có được cuộc sống như của mày...v.v... tôi có ông bác rể, mỗi khi thấy tôi làm được việc gì... bác đều hỏi: tiền trong tài khoản của mày được bao nhiêu? Hi. trong khi khác, có người bạn mỗi khi gặp tôi lại hỏi: làm được bài thơ mới nào chưa? câu hỏi hay thật, làm cho tôi rất khoái lòng, khoái hồn, vía, phách... thực ra với tôi thì tôi vẫn cho là mình làm được thơ nghĩa là mình hạnh phúc - niềm hạnh phúc ngọt ngào làm sao... tiền đâu mua được khoảnh khắc hạnh phúc nội tâm... Milarepa mỗi khi ai chửi mắng nghiệt ngã với ngài ngài hát tuỳ hứng - vừa sáng tác cả nhạc và lời và những bài hát đó còn được truyền tụng ở Tây Tạng cho tới ngày nay... tôi ước gì được nghe một lần...

Thước đo của TÔI nó là như thế từ nhiều năm nay... cho tới ngày tôi gặp giáp Pháp của Đức Phật... thì ở trong trường thiền, thiền sinh "ĐO" nhau bằng SATI - chánh niệm - xem chánh niệm của ai khít khao hay lơi lỏng ... xem một ngày một giờ, một phút... bao nhiêu lần có tham sân hay si xảy ra trong tâm...

Giá trị của vô minh là gì?
- Là nguồn gốc của sinh tử luân hồi.
- là phiền não làm hại mình hại người mà mình không mảy may hay biết gì hết.
- ... và nếu có ai nói cho hay thì lại phản công người ta... bằng đủ các thứ lý lẽ hay ho để MÌNH VẪN ĐƯỢC LÀ NHƯ MÌNH NGHĨ VỀ MÌNH.

Bản ngã rất sợ sự thay đổi, NÓ luôn luôn hùng biện.
- Tôi có chị giúp việc, mỗi khi tôi chỉ lỗi sai yếu kém cho chị thì ngay lập tức, chị tìm một lý do gì đó để "đổ lỗi" cho cái gì đó mà không phải là chị... có lẽ đó là nhân của si mê dài dài chăng? Thái độ đó sinh ra si mê lầm lạc... sai thì sửa có gì quan trọng đâu, chúng ta đến đây là để học tập mà. Tôi cũng đọc được điều này ở sách: chúng ta đến đây là để học tập không phải để hưởng thụ: vì hưởng phước thì hết phước và thọ khổ thì hết khổ...

Nếu trí tuệ của chị cũng nhanh và sắc bén như là cách thức chị "chạy tội" thì hay biết bao...

Thái độ của ai đó bảo là vô minh cũng có giá trị là thái độ làm cho người đó bị trói buộc bởi vô minh dài dài đấy bạn ạ.

Hãy tỉnh táo thêm một chút để nhận ra thông điệp của người gửi tin lên mạng...

Chúc bạn và tôi sớm hết vô minh.

Gửi bởi: hoa cỏ may Mar 3 2009, 10:33 PM

QUOTE(Diệu Minh @ Mar 2 2009, 10:14 AM) *
Bản ngã rất sợ sự thay đổi, NÓ luôn luôn hùng biện.


Thái độ của ai đó bảo là vô minh cũng có giá trị là thái độ làm cho người đó bị trói buộc bởi vô minh dài dài đấy bạn ạ.


Oài.Cảm ơn chị nhắc nhơ .

Gửi bởi: Diệu Minh Mar 4 2009, 01:37 PM

Nếu bạn gieo Thành Thật bạn sẽ gặt Niềm Tin

Nếu bạn gieo Lòng Tốt bạn sẽ gặt Thân Thiện

Nếu bạn gieo Tha Thứ bạn sẽ gặt Hoà Thuận

Nếu bạn gieo Khiêm Tốn bạn sẽ gặt Cao Thượng

Nếu bạn gieo Cởi Mở bạn sẽ gặt Thân Mật

Nếu bạn gieo Kiên Nhẫn bạn sẽ gặt Thành Công

Nếu bạn gieo Cẩn thận bạn sẽ gặt An Ổn

Nếu bạn gieo Tín Nghiã bạn sẽ gặt Tín Nhiệm

Nếu bạn gieo Lành Thiện bạn sẽ gặt An Vui



V à

Nếu bạn gieo Dối Trá bạn sẽ gặt Thất Bại

Nếu bạn gieo Hận Thù bạn sẽ gặt Bất An

Nếu bạn gieo Ích Kỷ bạn sẽ gặt Cô Đơn

Nếu bạn gieo Tham Lam bạn sẽ gặt Tổn Hại

Nếu bạn gieo Kiêu Hãnh bạn sẽ gặt Xa Lánh

Nếu bạn gieo Đố Kỵ bạn sẽ gặt Tị Hiềm

Nếu bạn gieo Lo Lắng bạn sẽ gặt Âu Sầu

Nếu bạn gieo Lười Biếng bạn sẽ gặt Khó Khăn

Nếu bạn gieo Tội Lỗi bạn sẽ gặt Khổ Đau



Thế nên . Nh ững gì bạn nhận lấy ngày hôm nay , là kết quả do bạn gieo trồng từ hôm qua .Những gì

bạn nhận lấy trong ngày mai là k ết quả từ ngày hôm nay của bạn . Hãy tự soi xét bản thân và sửa chữa, đừng oán người , trách trời...

Anh chàng Trẩn Thế Long vừa gửi cho tôi những điều này mà tôi cũng đã đọc được 1 lần ở đâu đó...

Cầu chúc các bạn luôn an vui tinh tấn.

Gửi bởi: hoa cỏ may Mar 4 2009, 04:04 PM

Èo ơi , bài thơ hay quá trời

Gửi bởi: Diệu Minh Mar 13 2009, 03:37 PM

Bất toại nguyện - vô thường - vô ngã

- Lời chân lý của Đức Phật -

Ăn ít và nhai cho kỹ....

Gửi bởi: toan_79 Mar 22 2009, 09:47 AM

Bản ngã rất sợ sự thay đổi, NÓ luôn luôn hùng biện.

Câu này hay thế .
Cháu xin góp vui 1 câu dông giống
Lời nói chân thật thì không hoa mỹ, lời nói hoa mĩ thì không chân thật. Người thiện thì không cần phải biện giải, người nào phải biện giải cho mình là người "không thiện". Người biết thì không nói, người nói là người không biết.

Gửi bởi: Diệu Minh Apr 19 2009, 03:18 PM

Tìm người có đức để gửi thân
Tìm người có nhân để gửi của.

Gửi bởi: Diệu Minh Apr 19 2009, 03:19 PM

Có đức mặc sức mà ăn

Gửi bởi: Diệu Minh Apr 28 2009, 10:39 AM

Phúc chủ lộc thầy, có khi chả cần chữa tự người ta hết bệnh thì người thầy cứ bảo: tôi chữa, tôi chữa, tôi giỏi...

Gửi bởi: Diệu Minh May 11 2009, 07:46 PM

Tiên sinh Ohsawa nói rằng:

Người hạnh phúc là người cho ra nhiều hơn thu vào

Gửi bởi: truonggiang May 20 2009, 03:36 AM

Lâu rồi em có đọc được một câu rất hay, đại ý là: Sợ hãi là tin vào điều ác nhiều hơn là tin vào thượng đế.

Gửi bởi: Diệu Minh May 20 2009, 10:40 AM

QUOTE(truonggiang @ May 20 2009, 03:36 AM) *
Lâu rồi em có đọc được một câu rất hay, đại ý là: Sợ hãi là tin vào điều ác nhiều hơn là tin vào thượng đế.


Điều này nhà Phật gọi là tà tín... không có chánh tín.

Gửi bởi: Diệu Minh May 27 2009, 08:03 AM

Hãy múc nước lên, nước mạch sẽ chảy về.

Hãy cho nếu bạn muốn nhận...

Gửi bởi: Diệu Minh Jul 31 2009, 08:14 PM

Kinh lấy hiếu thảo làm tông
Luật lấy hiếu làm giới
Hiếu đứng đầu trăm hạnh
Hiếu cảm đến trời thì mưa hòa gió thuận
Hiếu cảm đến đất thì muôn vật xanh tươi
Hiếu cảm đến người thì vạn lành tranh tới.


Kinh Phạm Võng dạy:
Hiếu là điều phải thọ trì trước nhất của Bồ Tát

Phật tuyên cáo: Hiếu thảo với cha mẹ tức là đã phụng thờ Đức Thích Ca và Đức Phật Di Lặc

Công đức của sự hiếu thảo rất lớn.
Nếu bất hiếu dù phước quá khứ dày như núi Tu Di cũng tiêu mòn nhanh chóng chiêu với tai họa.

Gửi bởi: Vien Linh Aug 5 2009, 06:10 AM

QUOTE(Diệu Minh @ Jul 31 2009, 08:14 PM) *
Kinh lấy hiếu thảo làm tông
Luật lấy hiếu làm giới
Hiếu đứng đầu trăm hạnh
Hiếu cảm đến trời thì mưa hòa gió thuận
Hiếu cảm đến đất thì muôn vật xanh tươi
Hiếu cảm đến người thì vạn lành tranh tới.
Kinh Phạm Võng dạy:
Hiếu là điều phải thọ trì trước nhất của Bồ Tát

Phật tuyên cáo: Hiếu thảo với cha mẹ tức là đã phụng thờ Đức Thích Ca và Đức Phật Di Lặc

Công đức của sự hiếu thảo rất lớn.
Nếu bất hiếu dù phước quá khứ dày như núi Tu Di cũng tiêu mòn nhanh chóng chiêu với tai họa.


Thuý Kiều lấy hiếu làm trinh - Nhiều người thì lấy hiếu làm trung …
Tại sao Hiếu lại phải có Đạo : Đạo Hiếu
Thú cầm sống thuần tuý theo bản năng – Ly tâm
Con người chế ước bản năng làm ra Đạo _ Hướng tâm (Ngược với ly tâm)
Đạo hiếu mở đầu sự hình thành các Đạo khác – không có ai trung với nước mà bất hiếu bao giờ
“ Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra …” Nên không ai có thể trả hết hiếu được
Nền tảng của đạo Hiếu chỉ ở tấm lòng – mà tấm lòng thì phải trung thực - Rất khôi hài khi ai đó đem đạo hiếu ra khoe ( đẻ mà làm gì nhỉ )
Cái gì mà có chữ Đạo đi trước thì coi chừng …khoe làm phản tác dụng ( kể cả đạo là tôn giáo )

Đạo Hiếu cần phải nhiều ưu tư mới có thể tròn được





Gửi bởi: Diệu Minh Aug 5 2009, 09:15 AM

Tiên sinh Ohsawa có nói:

Một người chân thật họ không biết thế nào là chân thật
Một người có hiếu không biết thế nào là hiếu, mới thật là chân hiếu vậy.

Một khi đã phải lấy hiếu ra để dạy và nhắc nhau là hiếu nhà, vận nước đã suy vậy, hi hi... mạt pháp mà, ha ha...

Đặt câu hỏi: mỗi năm nhà nước đào tạo ra bao nhiêu nhân tài? bao nhiêu ngôi nhà chọc trời? và bao nhiêu thành tựu khoa học...?

Và tỉ lệ thất nghiệp, tội ác, bạo lực và bệnh tật, kể cả bệnh tâm thần, những người bất hạnh, sì ke ma túy... tăng hay giảm?

Câu hỏi này được hỏi trên toàn hành tinh...

Chỉ có Đức Phật là luôn luôn đúng: chúng ta đang bị lừa các bạn à, và ai lừa? vì không có minh sư và có chánh kiến (Dhamma), thì mắt mũi tai, lưỡi thân ý nó lừa chúng ta... hi hi...ngũ uẩn nó lừa chúng ta: sắc thanh hương vị xúc pháp...




Gửi bởi: Diệu Minh Aug 15 2009, 06:31 AM

Kiến thức ở trong sách nhiều hơn những người mà ta gặp - hôm qua tôi đọc được một "khẩu hiệu" trên đường đi trong một tiệm sách.

(trừ Minh sư - NT, tuy nhiên thầy tôi cũng nói: chung ta mới chỉ biết một điều còn 99 điều chúng ta chưa biết)

Gửi bởi: Diệu Minh Aug 16 2009, 11:34 AM

Cùng cá mắc cạn bèn lấy nước dãi mà thấm ướt cho nhau,
Lấy nước mà giúp cho nhau... sao cả hai không cùng nhau tìm đường ra biển lớn mà quên nhau?

Câu của Trang Tử Lão Tử gì đó quên rồi....

Gửi bởi: Vien Linh Sep 21 2009, 02:16 PM

Có 1 nhà văn , tiên tri vượt thời gian nói về thế chiến thứ 4 , câu nói như sau :

- Thế chiến thứ nhất thì tôi biết

- Thế chiến thứ 2 tôi cũng biết

- Thế chiến thứ 3 tôi không biết , nhưng tôi lại biết về thế chiến thứ 4 ; Nếu xãy ra thế chiến thứ 4 , con người lúc ấy chỉ có lấy đá chọi nhau

Một câu nói hay , về sự khốc liệt của thế chiến thứ 3 , lời cảnh báo nhiều hình tượng nhất

Gửi bởi: Diệu Minh Sep 21 2009, 05:03 PM

An dung
Uong dung
Tho dung

Cau tong ket cua thay Thong Chau bao ham ca Td va dao Phat....

Hay tuyet, don gian de hieu...

Gửi bởi: Vien Linh Sep 22 2009, 04:29 AM

QUOTE(Diệu Minh @ Sep 21 2009, 05:03 PM) *
An dung
Uong dung
Tho dung

Cau tong ket cua thay Thong Chau bao ham ca Td va dao Phat....

Hay tuyet, don gian de hieu...


Sống đúng
Chết đúng

Có hay không nhỉ ???

Gửi bởi: VAC Sep 22 2009, 04:07 PM

Làm đúng -- VD làm việc thiện cũng cần phải đúng

Gửi bởi: DIEUHANG Sep 22 2009, 06:48 PM

QUOTE(Vien Linh @ Sep 22 2009, 04:29 AM) *
Sống đúng
Chết đúng

Có hay không nhỉ ???


Hay...

Chết như thế nào là quan trọng nhất cho cả đời người...mà chết như thế nào... lại do lúc sống quyết định

Gửi bởi: DIEUHANG Sep 22 2009, 06:55 PM

QUOTE(VAC @ Sep 22 2009, 04:07 PM) *
Làm đúng -- VD làm việc thiện cũng cần phải đúng


Đúng!!!!!!!!!!
Nếu từ việc thiện đó thực sự chia sẽ mang lại lợi ích tốt đẹp hơn cho bên kia

Gửi bởi: Vien Linh Sep 22 2009, 09:28 PM

QUOTE(DIEUHANG @ Sep 22 2009, 06:48 PM) *
Hay...

Chết như thế nào là quan trọng nhất cho cả đời người...mà chết như thế nào... lại do lúc sống quyết định


Ý của DH là "sống đúng" mới "chết đúng "

Ở VN VL nghe nhiều người nói , và suy gẫm cũng có lý là :" Sống đúng dễ bị chết đứng "

Thực ra cái từ " đúng " là cái từ tương đối nhất trong cái cõi người ta ; Về không gian thì đúng chổ này chưa chắc đúng chổ kia , về thời gian thì đúng hôm nay chưa chắc đúng cho ngày mai , về tư tưởng thì đúng cho người này chưa chắc đúng cho người khác v.v...

DH hãy tìm cái đúng tuyệt đối cho mình - hãy tìm thử xem

VAC Đã gửi Hôm nay, 04:07 PM
Làm đúng -- VD làm việc thiện cũng cần phải đúng


Bạn VAC hãy ví dụ 1 việc thiện không đúng thử xem ?

Gửi bởi: Diệu Minh Oct 29 2009, 09:21 AM

Ta cứ nghĩ trần gian là cõi thật
Thế cho nên tất bật đến bây giờ


Câu này của Bùi Giáng?

Gửi bởi: Diệu Minh Nov 28 2009, 09:12 AM

* Lời của Herman Aihara - đại đệ tử của Ohsawa
“Tất cả những vị Thầy vĩ đại đều trải qua những thời kỳ đau khổ. Điều mà họ học được là vứt bỏ bản ngã nhỏ bé để nhận được cái Tự thân vĩ đại. Khi bạn bỏ đi cái tôi của bạn, bạn không mất gì”.
“Khi bạn ốm đau, đừng vội chữa cho nó thành hoàn thiện, cũng vậy nếu bạn mơ ước hôn nhân hoàn hảo thì bạn sẽ bị ly hôn”.
“Nếu bạn yêu thích cái gì nhất thì hãy từ bỏ nó để hạnh phúc. Nếu bạn giữ sức khoẻ trong tay bạn, bạn sẽ bị mất nó. Có nhiều người trở nên bất hạnh vì gạo lứt và miso. Khi bạn dùng gạo lứt và miso để chữa bệnh thì không phải do nó chữa bệnh cho bạn mà do bạn đã biết từ bỏ những thứ khác. Rồi khi bạn lại ốm bệnh, bạn cũng chẳng thể chữa được bệnh vì bạn không còn gì ngoài gạo lứt và miso để từ bỏ. Nếu bạn hiểu điều này thì bạn sẽ hạnh phúc. Từ bỏ sẽ làm cho tư tưởng bạn sắc bén. Tư tưởng sắc bén không làm cho bạn bị tù túng. Vậy đừng đánh đổi gạo lứt và miso lấy hạnh phúc”.
Herman Aihara và Michio Kushi là hai đại đệ tử của tiên sinh Ohsawa. Hai ông này được tiên sinh chỉ đạo cho sang Mỹ để phát triển Thực dưỡng, nhờ hai ông nên ngày nay cả thế giới mới biết đến “gạo lứt muối mè”!


Gửi bởi: Diệu Minh Sep 15 2010, 07:49 AM

NĂM ĐỨC TÍNH CỦA CON NGƯỜI

NHÂN - NGHĨA - LỄ - TRÍ - TÍN

1. NHÂN

Nhắn ai trong cõi Ta Bà
Làm người phải lấy chữ nhân làm đầu
Phải giữ lòng thương người mến vật, không sát sinh, hại mạng, giúp người tàn tật, trợ kẻ nghèo nàn, tế khổ phò nguy, không phân biệt chủng loại hay tôn giáo.

2. NGHĨA

Là công bằng, hòa đồng, bình đẳng, không gian tham, trộm cướp, lường gạt hoặc mượn vay không trả, chẳng làm điều ích kỷ hại nhân.

3. LỄ

Là trật tự, điều hòa nam nữ phải phân biệt tôn ty, thượng hạ, đừng thấy sắc mà động lòng tà, làm trái luân lý can thường hại đến nhân phẩm. Nhân vô lễ sẽ bị thoái hóa, sa đọa.

4. TRÍ

Là phải thông thiện, thông ác, không vì sắc tài, danh lợi, chức cao, quyền thế mà làm ác, nói ác, nghĩ ác, không mừng, giận, buồn, vui, thương, ghét, muốn, không ưa, thích, ghiền, mến, không lợi mình hại tất cả chúng sinh.

5. TÍN

Là phải tin vào luật nhân quả, không khinh khi, lấn hiếp, mắng ác, sỉ nhục, gạt gẫm người, cẩn ngôn, cẩn hạnh một lòng chân thật.

Dục tu TIÊN đạo, tiên tu NHÂN đạo
Nhân đạo bất tu, thiên đạo viễn hỷ
(Muốn tu Tiên đạo, trước tu Nhân đạo
Nhân đạo không tu, đạo Tiên xa vời)

Gửi bởi: huynhdoan2000 Oct 1 2010, 06:46 AM

QUOTE(Diệu Minh @ Sep 21 2009, 05:03 PM) *
An dung
Uong dung
Tho dung

Cau tong ket cua thay Thong Chau bao ham ca Td va dao Phat....

Hay tuyet, don gian de hieu...


Sư phụ ôi, hình như còn thiếu ???

Còn phải NGHĨ ĐÚNG nữa chứ !!!

Gửi bởi: Diệu Minh Oct 1 2010, 08:44 PM

Nghĩ là kết quả của tất cả những thứ trên...
Còn có thể tác ý suy tư chân chánh... là chánh tư duy.

Nhớ nhé: nghĩ và suy tư hai cái khác nhau đấy.
Nghĩ là kết quả, còn suy tư thì lại là việc khác... suy tư có vẻ đồng nghĩa với suy nghĩ nhưng mà không phải đâu nhé.

Bạn muốn giải một bài toán?
Không phải suy nghĩ mà là suy tư, tư duy, nhớ nghĩ và suy xét... tính toán, phỏng đoán, ước lượng... trí phán đoán và thực hành nhanh chóng cần vào những lúc như thế...

Còn NGHĨ thì chỉ đơn giản là nghĩ, thế thôi - nó không phải là tôi và của tôi...

Gửi bởi: huynhdoan2000 Oct 3 2010, 09:46 PM

nó không phải là tôi và của tôi...

Bây giờ đệ tử hiểu rồi sư phụ ôi...[ nhờ đọc quyển Minh triết trong đời sống đấy !!!]

CHÚNG TA LÀ NHỮNG NGƯỜI ĐÓNG VAI TUỒNG TRÊN CÕI ĐỜI NẦY... người làm quan, kẻ làm dân v.v...Vai diễn xong thì xuống sân khấu...không có gì để gọi là lưu luyến...
Ngặt một nỗi là...chúng ta đã quên mình là đào kép hát...Cứ ngỡ mình là thật sự...!!!!!

KHÔNG CÓ CÁI GÌ LÀ THẬT SỰ CỦA TA CẢ !!! CHÚNG TA CHỈ LÀ KẺ QUẢN LÍ...

Xong việc [ tức chết] thì trả lại tất cả cho đời ....

Ngặt một nỗi ...không ai chịu hiểu như vậy !!!

Kết quả thì sao ? ......................KHỔ KHỔ KHỔ !!!

Gửi bởi: DIEUHANG Oct 6 2010, 12:13 PM

Bí quyết để trở thành người phụ nữ đẹp
--------------------------------------------------------------------------------

Audrey Hepburn

Người Dịch: Khương Nhu

Để được đôi môi xinh xắn, hãy nói những lời ngọt ngào, dễ nghe.
Để được đôi mắt tinh tế, hãy tìm kiếm vẻ đẹp trong tâm hồn của người khác.

Để được thân hình duyên dáng, hãy chia sẻ phần thức ăn của mình với những người nghèo khổ.

Để được mái tóc óng ả, hãy để trẻ con vuốt tóc mỗi ngày.

Để được khôn ngoan, hãy sử dụng kiến thức và chắc chắn bạn sẽ luôn được người khác nhìn lên.

Người khác luôn cần sự khen ngợi, tình yêu thương, lời động viên, lòng kính trọng, vì vậy đừng bao giờ đối xử với họ thấp hơn bản thân mình.

Nếu bạn cần một bàn tay để giúp đỡ, bạn sẽ thấy bàn tay ấy nằm ngay dưới cánh tay mình. Và sau này, bạn sẽ nhận ra rằng bạn có hai bàn tay, một để giúp đỡ bản thân và một để nâng đỡ kẻ khác.

Vẻ đẹp của người phụ nữ chính là vẻ đẹp bên trong tâm hồn họ, đó chính là cách họ lắng nghe người khác và thể hiện tình yêu của mình.

http://vn.360plus.yahoo.com/tapchi-a...ticle?mid=2289


Gửi bởi: Diệu Minh Oct 7 2010, 10:40 PM

Đức Phật dạy: có mắt nhìn, có nhãn thức: nhận thức qua mắt, và có đối tượng của mắt...
Như thế có 3 thứ: mắt, đối tượng của mắt, và có nhận thức của mắt.

Hiểu điều này ta mới thấy: con người nhận thức qua mắt và tai... hai cánh cửa chính để thu nhận kiến thức bên ngoài cộng với dòng suy tư bên trong... nhưng mắt và tai của TA có đáng tin không?

Nó có phải thật không?
3 thứ đó ấy, mỗi ngày bạn hãy nhận ra biết bao nhiêu lần BẠN nhầm lẫn? nhìn cái này bạn TƯỞNG là cái kia?
Nhận ra sự nhầm lẫn của mình là một tiến bộ lớn...

Nói chung con người thường bị tai phàm và mắt phàm che lấp thực tánh Pháp... dưới con mắt của người có nhận thức đúng: thì mắt chỉ là mắt, và đối tượng chỉ là đối tượng... nhận thức chỉ là nhận thức...

Gửi bởi: huynhdoan2000 Oct 10 2010, 06:08 AM


Đức Phật dạy: có mắt nhìn, có nhãn thức: nhận thức qua mắt, và có đối tượng của mắt...
Như thế có 3 thứ: mắt, đối tượng của mắt, và có nhận thức của mắt.


Trong kinh Lăng Nghiêm có viết...

" Vua sợ chết lắm...Vì chết là "không còn gì cả"....Vua hỏi Phật có phải vậy không ?? Phật giảng dạy cho vua rằng...

Chúng ta có hai con mắt...Có một cái bàn...
Hai con mắt "thấy" cái bàn...Con mắt, cái bàn là vật chất, là hữu hình...Cái gì hữu hình thì phải tan biến...Còn cái "thấy" là vô hình...Vô hình thì không tan biến...
Vua nghe xong ...mừng lắm..."

Nói chung con người thường bị tai phàm và mắt phàm che lấp thực tánh Pháp... dưới con mắt của người có nhận thức đúng: thì mắt chỉ là mắt, và đối tượng chỉ là đối tượng... nhận thức chỉ là nhận thức...


Người phàm thấy núi là núi, sông là sông...Khi đi tu...thì thấy núi không phải là núi, sông không phải là sông ...Nhưng khi chứng ngộ rồi thì...Núi là núi, sông là sông...


Gửi bởi: DIEUHANG Nov 2 2010, 04:38 PM

Lời dạy của Hòa thượng Tuyên Hóa:
Chúng ta sống trên thế gian này, luôn luôn phải làm việc lành. Mỗi hơi thở, sức lực đều phải hành thiện tích đức. Trong hiện đời, chớ nên dựa vào thiện căn đời trước mình đã trồng mà tận hưởng hết phước báo.
................................

Mọi người đều có ba thằng giặc phiền não; đó là tham lam, sân hận, si mê. Chúng ta không cần phải diệt trừ chúng mà hãy chuyển hóa chúng thành những hạt giống Bồ-đề.

Gửi bởi: vantrung Nov 13 2010, 04:08 AM

QUOTE(DIEUHANG @ Nov 2 2010, 04:38 PM) *
Lời dạy của Hòa thượng Tuyên Hóa:
Chúng ta sống trên thế gian này, luôn luôn phải làm việc lành. Mỗi hơi thở, sức lực đều phải hành thiện tích đức. Trong hiện đời, chớ nên dựa vào thiện căn đời trước mình đã trồng mà tận hưởng hết phước báo.
................................

Mọi người đều có ba thằng giặc phiền não; đó là tham lam, sân hận, si mê. Chúng ta không cần phải diệt trừ chúng mà hãy chuyển hóa chúng thành những hạt giống Bồ-đề.

Thầy Tuyên Hóa dạy : Luôn luôn phải làm việc lành (bố thí, trì giới, thiền định,tụng kinh, niệm Phật, trì chú...),nỗ lực hành thiện tích đức thì 3 thằng giặc tham sân si sẽ biến mất , hành giả sẽ đạt tới giải thoát, giác ngộ...
TS Ohsawa dạy môn đồ :ĂN ĐÚNG THEO TRẬT TỰ VŨ TRỤ LÀ ĐIỀU VÔ CÙNG CẦN THIẾT. ĂN ĐÚNG SẼ ĐƯỢC TỰ DO VÔ BIÊN, CÔNG BẰNG TUYỆT ĐỐI VÀ HẠNH PHÚC VĨNH VIỄN. ĂN ĐÚNG SẼ CÓ ĐƯỢC SỨC KHỎE HOÀN HẢO, CHIẾN THẮNG BỆNH TẬT, TRÍ TUỆ SIÊU VIỆT (TRÍ PHÁN ĐOÁN SỐ 7), GIÁC NGỘ, GIẢI THOÁT.
13/11/2010 NVT

Gửi bởi: Diệu Minh Dec 5 2010, 04:11 AM

QUOTE(hoa cỏ may @ Mar 1 2009, 10:04 AM) *
sản phẩm của vô minh thì sao ạ. Em nghĩ mọi sản phẩm của vô minh cũng có giá trị.


Có giá trị với những người vô minh!

Gửi bởi: Diệu Minh Dec 5 2010, 04:14 AM

QUOTE(DIEUHANG @ Oct 6 2010, 12:13 PM) *
Bí quyết để trở thành người phụ nữ đẹp
--------------------------------------------------------------------------------

Audrey Hepburn

Người Dịch: Khương Nhu

Để được đôi môi xinh xắn, hãy nói những lời ngọt ngào, dễ nghe.
Để được đôi mắt tinh tế, hãy tìm kiếm vẻ đẹp trong tâm hồn của người khác.

Để được thân hình duyên dáng, hãy chia sẻ phần thức ăn của mình với những người nghèo khổ.

Để được mái tóc óng ả, hãy để trẻ con vuốt tóc mỗi ngày.

Để được khôn ngoan, hãy sử dụng kiến thức và chắc chắn bạn sẽ luôn được người khác nhìn lên.

Người khác luôn cần sự khen ngợi, tình yêu thương, lời động viên, lòng kính trọng, vì vậy đừng bao giờ đối xử với họ thấp hơn bản thân mình.

Nếu bạn cần một bàn tay để giúp đỡ, bạn sẽ thấy bàn tay ấy nằm ngay dưới cánh tay mình. Và sau này, bạn sẽ nhận ra rằng bạn có hai bàn tay, một để giúp đỡ bản thân và một để nâng đỡ kẻ khác.

Vẻ đẹp của người phụ nữ chính là vẻ đẹp bên trong tâm hồn họ, đó chính là cách họ lắng nghe người khác và thể hiện tình yêu của mình.

http://vn.360plus.yahoo.com/tapchi-a...ticle?mid=2289



Vẻ đẹp của người phụ nữ chính là vẻ đẹp bên trong tâm hồn họ, đó chính là cách họ lắng nghe người khác và thể hiện tình yêu của mình.

Lắng nghe là dương, là thụ động, thánh nhân chỉ trọng dương chứ không trọng âm... ai có khả năng lắng nghe đúng là người có trí tuệ.

Gửi bởi: Diệu Minh Dec 5 2010, 08:12 AM

Thầy Viên Thoại nói trong ngày thọ Bát Quan Trai ở chùa Ba Vàng, được đại chúng lập tức vỗ tay rầm rầm:


2/3 lượng thức ăn mà ta ăn vào là chỉ để nuôi bác sĩ!

Gửi bởi: Diệu Minh Dec 6 2010, 11:47 AM

Các bậc thầy thường khuyên rằng cần luôn gần gũi các bậc thiện tri thức, vậy các vị ấy là những người có những phẩm chất tinh thần như thế nào?


Thiện trí thức là người được kính trọng và yêu mến
Biết nói và chịu nghe
Lời thốt ra sâu sắc
Không vô cớ buộc giàng
Người ấy quan tâm hoàn toàn tới sự an lạc và thích tiến bộ.



Gửi bởi: Diệu Minh Dec 21 2010, 02:19 PM



Gửi bởi: Diệu Minh Dec 21 2010, 02:19 PM


Gửi bởi: justmevn Jun 17 2011, 08:05 PM

Càng đi xa càng biết ít. Thánh nhân không bước chân ra ngoài cửa mà biết hết, vì đạo lý của trời đất ở ngay trong lòng ta - Đạo Đức Kinh

Gửi bởi: vantrung Jun 30 2011, 04:07 AM

QUOTE(justmevn @ Jun 17 2011, 08:05 PM) *
Càng đi xa càng biết ít. Thánh nhân không bước chân ra ngoài cửa mà biết hết, vì đạo lý của trời đất ở ngay trong lòng ta - Đạo Đức Kinh

HÃY ĐI DU HÀNH KHẮP NƠI ĐỂ KHÔNG BỊ CỰC ĐOAN
-ĐẠO LÝ TRỜI ĐẤT NGAY TRONG LÒNG TA.Câu này rất hay.
-Tuy nhiên , TS Ohsawa lại khuyên chúng ta đi du hành càng nhiều càng tốt . Vì cuộc sống ếch ngồi đáy giếng sẽ làm chúng ta trở thành cực đoan và bản thân cuộc đời là một chuyến lữ hành.
-TS dạy chúng ta hãy sống làm sao cho cuộc đời ta là những cuộc phiêu lưu đầy thú vị.
-Bí quyết cuộc sống là LA BÀN ÂM DƯƠNG mà TS để lại cho nhân loại. Nhờ đó, ta vượt qua các nỗi khó khăn một cách dị thường (càng khó khăn càng vui sướng)
-Chiếc la bàn kì diệu này giúp ta thấy được vô số bậc thầy dỏm ,thánh nhân dỏm chung quanh ta...Nó bảo đảm cho ta không bị lạc lối trên con đường tiến tới VÔ TẬN.
30/6/2011 NVT

Gửi bởi: justmevn Jun 30 2011, 09:37 AM

Thánh nhân có cách của thánh nhân, đừng nói cách của phàm nhân để gán cho thánh nhân. Ếch ngồi đáy giếng khác Phật ngồi đáy giếng/cội Bồ đề.
Bác tìm đọc cuốn "Đo thế giới" để xem 2 cách tiếp cận để đo thế giới. Cách nào cũng tốt, miễn hợp với mình.

Gửi bởi: Diệu Minh Jul 31 2011, 05:23 PM

Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào. ( A.Lincoln )

Gửi bởi: tusen Sep 20 2011, 09:09 AM

"k thể biết điều gì chính xác, nếu ta k biết phần nguoc lại của nó" - Nasredin Hodja

Gửi bởi: Diệu Minh Sep 20 2011, 09:44 AM

TS Ohsawa lại khuyên chúng ta đi du hành càng nhiều càng tốt - tiên sinh khuyên du hành bên ngoài
Phật khuyên du hành bên trong: Thiền là một cuộc phiêu lưu vĩ đại nhất - Ohso; cho nên chỉ biết một câu của Ohsawa và cho đó là đúng, là chân lý ....điều đó là sự hiểu biết phiến diện chưa phải là sự hiểu biết toàn diện... nếu biết nhiều đi nhiều phải kể tới các loài chim... cho một thằng ngu bị bệnh DAO đi phiêu lưu nhiều? chỉ tốn tiền tầu xe...

Bác Trung luôn nhớ những điều tiên sinh viết trong sách và nói lại, ngoài ra: không có gì hơn. Mọi lý thuyết đều trở thành mầu xám, chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi, cảm ơn bác đã đưa những thông tin quí ...

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 17 2012, 04:51 PM

Tham thực cực thân

Bớt ăn mấy miếng nhịn thèm hơn đau

Gửi bởi: Diệu Minh Mar 20 2012, 10:03 AM

¼ Những gì bạn ăn vào nuôi bạn
¾ còn lại nuôi BS chữa bệnh cho bạn

Gửi bởi: leos73 May 22 2012, 12:32 AM

Cái quí nhất của con người là sự sống .Đời người chỉ sống có một lần .Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm
tháng đã sống hoài sống phí cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình để khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói
rằng :Tất cả đời ta ,tất cả sức ta ,ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời ,sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài
người bằng con đường thực hành và phổ biến phương pháp OHSAWA.

Hay không mọi người!

Gửi bởi: Diệu Minh Jun 18 2012, 11:28 AM

tran dung: "chúng tôi ghi nhận sự việc là như vậy" là 1 câu vô cùng Trí Tuệ mà sư muốn lặp lại
tran dung: khi 1 sự việc nào đó xảy ra với ai đó, có thể thiện, có thể bất thiện, có thể khen, chê nơi này nơi kia. Nhưng nếu mình nhớ đến câu thần chú: " Chúng tôi ghi nhận sự việc này là như vậy" thì sẽ chẳng có tham, sân hay bình luận lung tung, này nọ kia...

Câu này do sư Trung Thiện gửi qua chat... từ Thái Lan...

Gửi bởi: Diệu Minh Jun 25 2012, 12:18 PM

http://sutamphap.com/

Sự học hỏi thì luôn luôn đau đớn, và nhận rõ đâu là cái đúng cũng đau đớn không kém, nhưng chỉ như thế chúng ta mới thực sự trưởng thành.

Gửi bởi: leos73 Jul 7 2012, 07:49 PM

1.Nếu không biết rõ cái việc anh đang làm chắc chắn anh sẽ làm hỏng nó.
(RÚKIN)
2.Đầu cơ kiếm lời ,càng lớn càng ít.
Hành thiện tích đức,càng lớn càng nhiều.
(Vương Xí vua tiền Trung Quốc)
3.Chớ đem lòng ham mê say đắm mà tự hại mình ,
Chớ đem tiền của bất nghĩa mà hại con cháu,
Chớ đem học thuật xằng mà hại thiên hạ.
(Lưu Cao)
4.Cậy vào đức sẽ hưng thịnh ,cậy vào sức sẽ tiêu vong.
(Ngạn ngữ cổ)
5.Làm ơn chớ nên kể ,chịu ơn chớ nên quên.
(Châm ngôn Việt nam)
6. Khôn ngoan không đợi tuổi,dại dột chẳng có thời.
(Ngạn ngữ Nhật bản)
7.Tặng lời hay hơn tặng ngọc.
(Tuân Tử)
8.Người thường trọng lợi ,người giỏi trọng danh.
(Trang Tử)
9.Tuổi già ,cái chết ,con hư:Đó là ba tai họa của con người,hai điều trên không thể tránh còn điều thứ ba thì phải phòng như phòng hỏa.
(Ngạn ngữ Ucraina)
10.Cơn giận thử thách người khôn ngoan.Khó khăn thử thách bạn bè.
(Ngạn ngữ Nga)
11.Cây gỗ vừa người ôm mọc lên từ cái mầm nhỏ,
Cái lầu chín tầng khởi từ hòn đất,
Cuôc đi ngàn dặm bắt đầu từ gót chân.
(Lão Tử)
12.Ác không gì lớn bằng thỏa mãn cái dục vọng của mình
Họa không gì to bằng cái tội hay nói xấu người khác.
(Sách cách ngôn)

Gửi bởi: Diệu Minh Sep 24 2012, 08:31 AM

Miệng nói ít lời, trong lòng ít việc. Bụng ít thức ăn, tự nhiên ít ngủ. Được bốn ít này, trường sinh sẽ được.(Tẩy tủy kinh-Đạt Ma sư tổ)

Gửi bởi: Diệu Minh Oct 5 2012, 09:43 PM

http://m.dantri.com.vn/c119/s119-524961/steve-obs-va-nhung-cau-noi-khong-the-nao-quen.htm

Gửi bởi: tusen May 16 2013, 02:49 AM

"một người bị bệnh không phải là chuyện của một người. Một người có bệnh sẽ ảnh hưởng tới tâm trạng, tâm trạng đó sẽ ảnh hưởng tới người thân xung quanh . Nếu phòng ngừa và chữa trị kịp thời thì bản thân và người xung quanh sẽ có kết quả tốt đẹp. nếu các y bác sĩ đi sớm một chút , chữa trị sớm một chút, họ sẽ cứu được không chỉ một người mà là cả một tập thể . Và sự thật là muốn chữa khỏi bệnh của một người không chỉ dựa vào các y bác sĩ mà sự ủng hộ của người nhà cũng rất quan trọng" - Nhất Kiện Đầu ON call 36

Gửi bởi: Diệu Minh Aug 24 2013, 10:26 PM

http://beforeitsnews.com/vietnamese/2013/08/tong-hop-nhung-cau-noi-hay-ve-tinh-ban-35848.html

Những câu nói hay về tình bạn.

Gửi bởi: Diệu Minh Sep 1 2013, 12:03 PM


Người Biết Sống


Thích Thái Hòa


Sống lâu và sống đẹp thì ai cũng thích, nhưng làm thế nào để có được cuộc sống ấy? Muốn sống lâu và sống đẹp, ta cần thực tập hết lòng một trong những điều sau đây:

- Giữ tâm bình thản, trước những biến động của cuộc sống.

- Đừng khởi tâm sân hận đối với những gì bất như ý xảy ra với mình.

- Đừng khởi tâm tham đắm đối với những gì của mình và không phải của mình.

- Đừng khởi tâm não hại người và vật.

- Sống hết lòng và chân thật, mặc chuyện đời dối trá.

- Sống tỉnh táo, không đua đòi, mặc chuyện đời chen lấn say mê.

- Ăn uống có tiết độ, nhai nhuyễn và nhất là đừng sử dụng những thực phẩm có hóa chất và đua đòi theo cảm giác.

- Phải biết thực tập thiền hành mỗi ngày. Thiền hành là đi với tâm thư thả tĩnh lặng; đi không nghĩ điểm đến và đi hết lòng trong mỗi bước chân.

- Thực tập mỉm cuời với những bông hoa và trẻ thơ mỗi ngày.

- Đừng nghe và nói những câu chuyện vô ích.

- Hãy nỗ lực làm với những gì mà mình nghĩ là đúng nhất, để tránh tâm ân hận và giữ tâm thoải mái trong khi làm.

- Thực tập mỉm cười với những gì vui buồn của quá khứ, khi chúng hiện về trong tâm ta hay trong khi ta ngồi một mình tĩnh lặng.

- Đừng so sánh mình với người hay gia đình mình với gia đình người hay quốc gia nầy với quốc gia khác, vì sao? Vì nhân duyên nghiệp báo giữa đời nầy không ai giống ai, không gia đình nào giống gia đình nào, không xứ sở nào giống xứ ở nào, nên ta không cần phải so sánh, khiến tâm ta sinh ra mặc cảm hay đua đòi mệt mỏi, mà chỉ cần nghĩ tới những gì tốt đẹp và nỗ lực thực hiện để cái đẹp do ta nghĩ đó, trở thành hiện thực trong đời sống của ta, dưới nhiều hình thức sống động khác nhau.

- Đừng để ý đến chuyện xấu của người khác, vì người ấy không phải là mình, nhưng khi nghĩ đến điều xấu của người khác, thì điều xấu trong tâm mình có cơ hội khởi lên, làm cho tâm mình vẩn đục và làm cho nét mặt của mình mất đi thánh thiện tươi vui.

- Ta phải biết thực tập lắng nghe và học hỏi. Học hỏi từ cuộc sống và lắng nghe những biến đổi từ các cảm thọ và từ những chủng tử vận hành trong tâm thức, trong từng nhịp thở có ý thức của mình, để có khả năng biết rằng, những gì ta không muốn người khác làm cho mình, thì mình cũng đừng bao giờ làm cho người khác.

- Đời người không phải là một trăm năm, mà chỉ tồn tại trong từng hơi thở, nên ta phải sống đẹp, sống hết lòng và thảnh thơi trong từng hơi thở của ta, để mỗi hơi thở của ta đều có khả năng đưa ta đi đến đời sống cao thượng. Một đời người được xem là lãng phí, là vì họ lãng phí ngay trong từng hơi thở của chính họ.

- Ta phải biết nuôi dưỡng ý thức sống cùng và sống với, nếu không có ý thức nầy, ta sẽ bị cảm giác cô đơn đánh lừa và ta sẽ bị chết đói ở trong cảm giác ấy.

- Ta đừng khởi tâm tranh giành với bất cứ ai ở trên cõi đời nầy, vì ở trên đời nầy không có ai là số một cả và chẳng có ai là quan trọng cả. Số một và quan trọng chỉ là những ảo giác do ngã tưởng biến hiện.

- Ta phải thực tập để nhìn thấy tính chất vô thường của vạn hữu, nên ta biết ở giữa đời không có ai xấu và tốt một cách quá đáng, vì mọi sự xấu tốt ở trên đời đều tự thay đổi khi có cơ duyên, khiến cho đời sống của ta không rơi vào cạm bẫy của sự hy vọng hay thất vọng quá đáng.


- Thực tập để tự biết khả năng và giới hạn của mình trong lúc tiếp xử với mọi người và muôn vật, để khỏi rơi vào những lầm lỗi đáng tiếc, khiến về sau dẫn sinh tâm ân hận.

- Ta phải thực tập hạnh đầu tư những gì tốt đẹp vào tâm thức ta và vào trong cuộc sống của ta, đó là hạnh đầu tư có ý nghĩa và lâu dài nhất.

- Ta phải biết đầu tư và kinh doanh những gì tốt đẹp trong tâm thức ta, khiến nguồn vốn ấy phát triển lớn mạnh ra trong đời sống của ta, trước khi ta bắt tay kinh doanh bất cứ lãnh vực lợi nhuận nào trong xã hội.

- Ta hãy thực tập nghĩ đến những gì tốt đẹp mỗi ngày khi mặt trời lên và sau khi mặt trời xuống núi.

- Mỗi ngày ta phải biết dành một giờ để thực tập làm những việc khó làm, nhằm nuôi dưỡng những ý chí và nghị lực trong ta. Chính ý chí và nghị lực giúp ta vượt qua những khó khăn và thành công trong cuộc sống.

- Đừng tự phong thánh cho bản thân mình và cũng đừng để ai phong thánh mình, mà phải biết tạo điều kiện cho những hạt giống thánh trong tâm mình biểu hiện, ngay trong hành động của chính mình mỗi ngày đối với cuộc sống và hãy giúp cho những hạt giống thánh nơi người khác cùng sinh khởi.

- Đừng nói nhiều về đạo đức hay từ bi, mà hãy sống từ bi và đạo đức ngay trong những hành động của chính mình đối với mọi người và muôn vật.

- Cuộc sống lâu dài và đẹp nhất là cuộc sống được nuôi dưỡng bởi tình yêu giản dị.

Gửi bởi: Diệu Minh Oct 24 2013, 06:50 AM



Phần này của tiên sinh Ohsawa, trích đoạn trong quyển “Châm cứu và nền triết học viễn đông
Điều quan trọng là hiểu rằng tất cả sinh lực của chúng ta đều từ thực phẩm mà đến, hoặc đó là năng lượng calo, năng lực tinh thần, năng lực thú tính hoặc ngay cả năng lực tính dục. Trong phạm vi cơ thể, đồ ăn được chuyển thành năng lượng. Nguồn năng lượng chính, chủ yếu, là thực phẩm. Tuy nhiên, điều này không loại trừ khả năng lấy thực phẩm trực tiếp từ bên ngoài của môi trường vũ trụ.

Đây là lí do mà chúng ta có thể và nên phân biệt bảy loại thực phẩm:

7. Thực phẩm Tâm linh, Sự sống
6. Từ lực vũ trụ, Ánh sáng, Khí, Sự phấn chấn, Thực phẩm tạo giới tính.
5. Ấn tượng Tinh thần, Tư tưởng
4. Sức nóng
3. Không khí
2. Thức ăn lỏng
1. Thức ăn đặc.

Mỗi loại thức ăn này có thể từ những thức khác sinh ra nhờ chuyển hóa.
Nền tảng, cơ sở của tòa lâu đài dinh dưỡng bảy tầng này được xây dựng bằng thức ăn đặc và lỏng. Đây là thứ mà chúng ta thường gọi là “thực phẩm”. Nếu nền tảng đó không chắc chắn và thật quân bình thì toàn bộ kiến trúc sẽ có nguy cơ sụp đổ. Hoàn toàn không có ích lợi gì khi cố gắng kiểm soát việc hít thở hoặc tư tưởng như phái Yoga làm, nếu người ta không thể kiểm soát thức ăn đặc và lỏng hàng ngày của mình. Ngay cả điều ấy lại hoàn toàn nguy hiểm.
Cũng hiểm nguy như vậy là thử dùng thực phẩm tâm linh, Âm, trước khi đã chuẩn bị đầy đủ và làm khỏe cơ thể mình về mặt sinh học và sinh lí học, với thức ăn đặc và lỏng thích đáng. Con người, trước hết là bên trong phải trở nên Dương, còn bên ngoài phải Âm, mềm dẻo và dễ thích nghi mới đúng, trước khi những ảnh hưởng tâm linh chân thật có thể hoạt động. Đồ ăn lý tưởng cho việc thành tựu trạng thái này là hạt và rau củ được nấu nướng đúng theo Trật tự Vũ trụ, thích nghi với khí hậu, hoạt động, và thể chất cá nhân. Nếu tin rằng mình có thể thành tựu trạng thái này bằng cách sống nhờ thực phẩm động vật là bạn lầm. Sống nhờ sản phẩm động vật, người ta chỉ trở nên Dương bề ngoài mà hậu quả là càng ngày càng kém mềm dẻo và nhạy cảm, rồi càng ngày càng thêm bảo thủ, bài tha, ích kỷ và bạo hành. Hàng ngày dùng đồ ăn như thế thì đâm ra rất khó mà tự kiểm soát,mà giữ cho mình an lành và trầm tĩnh. Chúng ta không thể nhận được những thông điệp đến từ cõi tâm linh vô hạn, chúng ta không thể chiêm ngưỡng Trật tự lớn lao và lộng lẫy, giải quyết nội tâm và liễu ngộ sự thật tuyệt đối, trong khi lệ thuộc vào thực phẩm hàng ngày như thế. Người ta khó tránh được cho trí phán đoán của mình khỏi trở nên càng ngày càng bị che phủ. Đây là lý do tại sao mà trong các tu viện, kỷ luật ăn uống nghiêm ngặt luôn luôn được thực hiện. Đây cũng là lý do mà cổ nhân đã tìm ra không thiếu gì dược thảo kì diệu dành để khôi phục sức khỏe những người kiệt lực hay cao tuổi. Vào thời chúng ta, đường, cà phê, khoai tây, và trái cây ngoại nhập cùng với những thuốc thang công nghệ và khoa phân tâm học, đã xâm lấn chốn tu hành. Không có gì phải ngạc nhiên rằng sao cái chân tâm đã hoàn toàn mất dạng!
Để chữa lành bệnh dứt điểm và có thời hạn, ta nên tiến triển cùng lúc trên hai bình diện, nếu hoàn toàn có thể. Việc thực hành tiết thực đúng đắn trên bình diện thể chất, Dương, nên áp dụng kèm theo mặt tinh thần, Âm, bằng cách tự mình tham cứu triệt để, một dạ miệt mài không phút nào ngơi, một lòng kiên quyết tinh tấn để khai mở trí phán đoán của mình ngõ hầu có thể giải tỏa mọi vấn đề và khả dĩ thành tựu Hạnh phúc Vĩnh cửu, Tự do vô hạn cùng công bằng tuyệt đối. Epictitus đã tuyến bố chí lý: “Nếu ai không hạnh phúc, thì đó là lỗi của chính họ.”… nên tìm đọc tiếp quyển này…

Gửi bởi: Diệu Minh Mar 13 2016, 05:11 PM

"Chúng ta không thể dạy bảo người khác bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thể giúp họ khám phá bản thân họ mà thôi".


Galileo Galilei.

Gửi bởi: Diệu Minh Sep 12 2016, 10:16 PM

Một chế độ ăn hạn chế sẽ buộc cơ thể phải tìm cách điều chỉnh lại toàn thể bộ máy tiêu hoá một cách đột ngột, gây sốc cho hệ thống thần kinh, đột ngột giải phóng lượng chất độc (toxin) được tàng trữ vào mạch máu và dẫn tới tình trạng thiếu dinh dưỡng trầm trọng – từ đó khiến cho chúng ta lại bị hấp dẫn không thể cưỡng nổi đến thói quen ăn uống thái quá xưa cũ mà ngay từ đầu đã gây nên tình trạng sức khoẻ không tốt và Trí Phán Đoán thấp kém cho chúng ta.


Mục đích của Thực dưỡng là chữa tâm bệnh (chữa sự hiểu biết sai lầm),
nhưng nó có thể chữa được bệnh về thể chất khi và chỉ khi tâm đã có sự hiểu biết đúng và được ăn thức ăn đúng; khi tâm và thân được ăn thức ăn đúng, bệnh của cơ thể sẽ được chữa lành.
Bạn nên hiểu rằng đó không phải là Thực dưỡng chữa bệnh, mà là do trí phán đoán của bạn đã được nâng cấp lên, vì do bạn đã có sự hiểu biết về vô song nguyên lý của học thuyết này.
Nó không phải là gạo lứt muối vừng (số 7), mà là tâm trí trao cho chúng ta niềm tin và sự phục hổi xảy ra chỉ trong vòng vài ngày!


Kỹ thuật của THIỀN ĂN:
Nhai cho nhỏ
Nhai cho nhỏ
Nhai cho thật nhỏ
Đấy là sứckhỏe

Nhai cho thật nhỏ
Nhai cho thật nhỏ
Đấy là hạnh phúc.
Đích của Thực dưỡng là lòng biết ơn hướng về phía hiểu và thương



Sản xuất bởi Invision Power Board (http://www.invisionboard.com)
© Invision Power Services (http://www.invisionpower.com)