IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Phương Pháp tu thiền Vipassana tại chùa Wat Ram Poeng - Thái Lan
Thelast
bài Aug 18 2007, 03:50 PM
Bài viết #1


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4




Thiền Minh Tuệ Sát - Vipassana



Theo phương pháp của cố thiền sư Mahasi
Do ngài thiền sư Phra Ajhan Suphan hướng dẫn
Ngài là trụ trì của chùa Wat Rampoeng (Tapotaram)
địa chỉ Tambol Suthep, Ampur Muang
Chiang Mai 50200
Thái Lan
Tel 66 (0) 53 278 620
Fax 66 (0) 53 810 197
e-mail: watmpoeng@hotmail.com



Tài liệu phục vụ cho khoá tu


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Aug 18 2007, 03:55 PM
Bài viết #2


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Vipassana-Kammathana hay Kỹ thuật thiền Minh sát


Phát triển tâm trí là một kinh nghiệm cá nhân. Nó không phân biệt bạn là tín đồ Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo, hay Hồi giáo. Nó cũng không phân biệt sắc tộc hay màu da, bởi lẽ con người ai cũng mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Kỹ thuật thiền Minh sát ở đây là cách chuẩn bị cho một con đường vươn tới một cuộc sống an lạc thông qua sự hiểu biết đúng đắn về bản thân.


Có hai loại thiền

1. Thiền chỉ – samatha - nhằm phát triển sự tập trung trên một đối tượng với mục đích tĩnh tâm
2. Thiền quán - hay thiền Minh sát nhằm phát triển hiểu biết về bản thân thông qua sự luyện tập chánh niệm


Kỹ thụât hành thiền tại chùa Wat Rampoeng dựa trên “bốn lĩnh vực quán niệm”

1. Niệm thân
2. Niệm thọ
3. Niệm tâm
4. Niệm pháp


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Aug 18 2007, 04:03 PM
Bài viết #3


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Kỹ thuật hành thiền

Khi bạn bước vào khóa tu tích cực thiền minh sát, bạn được gọi là yogi-thiền sinh

* Nhận diện (quán, niệm, quan sát) là cốt lõi của thiền minh sát. Đó là việc giữ chánh niệm liên tục để nhận biết và nhận diện. Thiền minh sát qua tứ niệm xứ đặt sự tập trung vào thân, thọ, tâm, pháp. Các oai nghi của thân như đi, đứng, nằm, ngồi

* Chánh niệm trên thân là việc nhận diện các cử động của cơ thể như sự phồng/xẹp của bụng khi thở hay bước chân trái, phải khi đi.

* Chánh niệm trên thọ là việc nhận diện các cảm thọ khoái lạc,dễ chịu hay khổ đau, khó chịu xuất hiện trong tiến trình nhận diện phồng/xẹp. Khi xuất hiện những cảm thọ này, ta ngừng việc nhận diện phồng/xẹp để nhận diện cảm thọ. Ví dụ, khi ta cảm thấy đau đớn ở đâu đó trên cơ thể, ta nhận diện “đau, đau, đau”. Nhận diện như vậy một lúc trước khi quay lại nhận diện phồng/xẹp.

* Chánh niệm trên tâm là việc nhận diện các suy nghĩ. Khi chúng ta đang nhận diện phồng/xẹp, có thể tâm chúng ta sẽ nghĩ về công việc hoặc gia đình v.v Chúng ta phải ngừng việc nhận diện phồng/xẹp để nhận diện “nghĩ, nghĩ, nghĩ” một lúc trước khi quay lại nhận diện phồng/xẹp.

* Chánh niệm trên pháp là việc nhận diện năm triền cái: tham (¬a thích), sân (không ¬a), hôn trầm (buồn ngủ, thiếu tỉnh táo), trạo cử (giao động bất an, hối hận) và hoài nghi. Những triền cái này tồn tại trong tâm của mọi dân tộc. Khi chúng ta đang tập trung vào phồng/xẹp, một trong năm triền cái này có thể xuất hiện trong tâm, chẳng hạn như sự thích thú. Chúng ta phải ngừng việc nhận diện phồng/xẹp để nhận diện “thích, thích, thích”. Nếu sự không thích xuất hiện, nhận diện “không thích, không thích, không thích”. Nếu hôn trầm xuất hiện, nhận diện “hôn trầm, hôn trầm, hôn trầm”. Nếu bất an xuất hiện, nhận diện “bất an, bất an, bất an”. Nếu hoài nghi xuất hiện, nhận diện “hoài nghi, hoài nghi, hoài nghi”. Sau khi đã nhận diện các triền cái một lúc, ta quay lại nhận diện phồng/xẹp. Ngoài ra, đó còn là việc nhận diện các đối tượng khác của tâm như “nghe”, “thấy”, “ngửi”, “xúc chạm”, với kỹ thuật tương tự.


* Giây phút hiện tại vô cùng quan trọng đối với sự tu tập. Nhận diện tâm/thân trong giây phút hiện tại phát triển và làm mạnh thêm sát na định. Nếu không có sự nhận diện giây phút hiện tại, việc hành thiền không đạt tiến bộ vì sát na định không thể xảy ra

* Sự liên tục cũng rất quan trọng. Hãy giữ chánh niệm từ khi tỉnh giấc cho đến khi chìm vào giấc ngủ. Chúng ta phải nhận diện tất cả các hoạt động thường nhật: ăn, uống, tắm, giặt v.v khi nghỉ ngơi, chúng ta có thể làm việc gì đó hoặc nói chuyện trong thất niệm. Khi điều này xảy ra, tâm ta, chểnh mảng việc nhận diện, trở nên xao lãng, đi lang thang và như vậy sát na định mới hình thành sẽ bị yếu đi. Do vậy, hạn chế việc nói chuyện và giao tiếp đến mức tối đa. Cư xử như một người ốm (hoạt động chậm rãi), điếc (không chạy theo âm thanh, mù (không chạy theo hình sắc) v.v.


* Mục đích của thiền minh sát là tiến tới sự hiểu biết sáng rõ, đầy đủ về 3 đặc tính của sự vật: vô thường (anica), khổ (dukha-bất toại nguyện), vô ngã (anata). Khi đã chứng nghiệm được ba đặc tính này, thiền giả nhận ra rằng mọi thứ trên thế giới này đều thay đổi, bất toại nguyện và không kiểm soát được bởi không có tự ngã. Vì vậy, tâm sẽ từ bỏ ham muốn “đạt được” một cái gì đó, “sở hữu” cái gì đó, hay “là” một cái gì đó.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Aug 18 2007, 04:04 PM
Bài viết #4


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Đức Phật đưa ra 5 mục đích của thiền minh sát:


* Làm trong sạch tâm
* Thoát khỏi phiền não
* Thoát khỏi sự đau khổ trong thân và tâm
* Hiểu được sự thật về cuộc sống
* Diệt khổ và thành tựu Niết bàn


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Aug 18 2007, 04:08 PM
Bài viết #5


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Trình pháp

Theo thứ tự đánh số, bạn tới trình pháp với Thiền s¬ư
Sa oạt đì khà, Pờ-ra-A-chan-su-pan (đối với nữ) – xin chào sư thầy Suphan

Sa oạt đì kh-rạp, Pờ-ra-A-chan-su-pan (đối với nam)

Đây là một ví dụ về cách trình pháp (chỉ là ví dụ, bạn cần trình pháp theo kinh nghiệm riêng của bạn)

“Thầy yêu cầu con đầu tiên đi kinh hành, nhận diện bước chân “trái này, phải này” trong 20 phút. Sau đó là toạ thiền trong 20 phút, quan sát và nhận diện cử động phồng /xẹp của bụng là “phồng, xẹp” Thầy yêu cầu con thực hành 7 tiếng, con đã thực hành tổng cộng 8 tiếng.

Quá trình thực hành vừa dễ vừa khó. Đi kinh hành dễ hơn là toạ thiền, và đau là một vấn đề, khi nghĩ ngợi, chân con bị co thắt. Con không thể tưởng tượng đ¬ợc 20 phút ngồi có thể lâu đến thế. Con thấy có sự hoài nghi, giận dữ, sốt ruột. Con luôn nhìn vào đồng hồ. Đôi khi con cảm thấy hơi mệt. Đôi khi suy nghĩ giống như là trong một bộ phim.”


Nếu thiền sư muốn biết thêm, ngài sẽ đặt câu hỏi. Hãy trả lời ngắn gọn.

Xin đừng than vãn kể lể một cách không cần thiết về sự đau đớn, giận dữ hay suy nghĩ. Bạn không cần phải tìm lời bào chữa cho sự thiếu hoàn hảo của mình. Thay vào đó, hãy học cách hiểu chúng. Hãy kiên nhẫn với bản thân.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Aug 18 2007, 04:14 PM
Bài viết #6


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



* Lưu ý: Trong thời gian khóa tu diễn ra, các bạn không được đọc sách, kể cả sách về đạo Phật. Không trộn lẫn các kỹ thuật hành thiền trong thời gian khóa tu. Không trao đổi kinh nghiệm tu của bạn với người khác. Kinh nghiệm của mỗi người là duy nhất và không thể đem ra so sánh. Khi hành thiền nên giữ thái độ đúng: không tìm kiếm, không mong chờ, không né tránh. Thư giãn và quan sát !




Thời gian biểu trong khóa tu


4.00 Chuông báo thức
4.30-5.00 Tụng kinh lễ Phật, xin giới tại thiền
đường
5.00-6.00 Hành thiền ở nơi qui định (thời lượng tu
của mỗi thiền sinh theo chỉ dẫn của
Thiền sư)
6.00 Kẻng ăn sáng. Sau bữa sáng, thiền sinh
có thể vệ sinh cá nhân, tắm, giặt tại nơi
qui định
8.00-11.00 Hành thiền

7.45 -10.45 Trình pháp theo thứ tự. (Thiền sinh
xem bản tin để biết giờ trình
pháp của mình theo số – 2 ngày/1 lần.
Thiền sinh chưa đến lượt trình pháp
hành thiền theo lịch)

11.00 Kẻng ăn trưa. Sau bữa trưa, thiền sinh
có thể vệ sinh cá nhân, tắm, giặt
tại nơi qui định
13.00- 16.00 Hành thiền

14.00-17.00 Trình pháp theo thứ tự

16.00-18.00 Nước uống chiều và vệ sinh cá nhân,
tắm, giặt tại nơi qui định
18.00-22.00 Hành thiền
22.00 Ngủ


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 17 2016, 04:26 PM
Bài viết #7


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,884
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Thiền Minh Tuệ Sát - Vipassana


Theo phương pháp của cố thiền sư Mahasi
Do ngài thiền sư Phra Ajhan Suphan hướng dẫn
Ngài là trụ trì của chùa Wat Rampoeng (Tapotaram)
địa chỉ Tambol Suthep, Ampur Muang
Chiang Mai 50200
Thái Lan
Tel 66 (0) 53 278 620
Fax 66 (0) 53 810 197
e-mail: watmpoeng@hotmail.com



Tài liệu phục vụ cho khoá tu

Vipassana-Kammathana hay Kỹ thuật thiền Minh sát


Phát triển tâm trí là một kinh nghiệm cá nhân. Nó không phân biệt bạn là tín đồ Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo, hay Hồi giáo. Nó cũng không phân biệt sắc tộc hay màu da, bởi lẽ con người ai cũng mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Kỹ thuật thiền Minh sát ở đây là cách chuẩn bị cho một con đường vươn tới một cuộc sống an lạc thông qua sự hiểu biết đúng đắn về bản thân.


Có hai loại thiền

1. Thiền chỉ – samatha - nhằm phát triển sự tập trung trên một đối tượng với mục đích tĩnh tâm
2. Thiền quán - hay thiền Minh sát nhằm phát triển hiểu biết về bản thân thông qua sự luyện tập chánh niệm


Kỹ thụât hành thiền tại chùa Wat Rampoeng dựa trên “bốn lĩnh vực quán niệm”

1. Niệm thân
2. Niệm thọ
3. Niệm tâm
4. Niệm pháp


--------------------
Kỹ thuật hành thiền

Khi bạn bước vào khóa tu tích cực thiền minh sát, bạn được gọi là yogi-thiền sinh

* Nhận diện (quán, niệm, quan sát) là cốt lõi của thiền minh sát. Đó là việc giữ chánh niệm liên tục để nhận biết và nhận diện. Thiền minh sát qua tứ niệm xứ đặt sự tập trung vào thân, thọ, tâm, pháp. Các oai nghi của thân như đi, đứng, nằm, ngồi

* Chánh niệm trên thân là việc nhận diện các cử động của cơ thể như sự phồng/xẹp của bụng khi thở hay bước chân trái, phải khi đi.

* Chánh niệm trên thọ là việc nhận diện các cảm thọ khoái lạc,dễ chịu hay khổ đau, khó chịu xuất hiện trong tiến trình nhận diện phồng/xẹp. Khi xuất hiện những cảm thọ này, ta ngừng việc nhận diện phồng/xẹp để nhận diện cảm thọ. Ví dụ, khi ta cảm thấy đau đớn ở đâu đó trên cơ thể, ta nhận diện “đau, đau, đau”. Nhận diện như vậy một lúc trước khi quay lại nhận diện phồng/xẹp.

* Chánh niệm trên tâm là việc nhận diện các suy nghĩ. Khi chúng ta đang nhận diện phồng/xẹp, có thể tâm chúng ta sẽ nghĩ về công việc hoặc gia đình v.v Chúng ta phải ngừng việc nhận diện phồng/xẹp để nhận diện “nghĩ, nghĩ, nghĩ” một lúc trước khi quay lại nhận diện phồng/xẹp.

* Chánh niệm trên pháp là việc nhận diện năm triền cái: tham (¬a thích), sân (không ¬a), hôn trầm (buồn ngủ, thiếu tỉnh táo), trạo cử (giao động bất an, hối hận) và hoài nghi. Những triền cái này tồn tại trong tâm của mọi dân tộc. Khi chúng ta đang tập trung vào phồng/xẹp, một trong năm triền cái này có thể xuất hiện trong tâm, chẳng hạn như sự thích thú. Chúng ta phải ngừng việc nhận diện phồng/xẹp để nhận diện “thích, thích, thích”. Nếu sự không thích xuất hiện, nhận diện “không thích, không thích, không thích”. Nếu hôn trầm xuất hiện, nhận diện “hôn trầm, hôn trầm, hôn trầm”. Nếu bất an xuất hiện, nhận diện “bất an, bất an, bất an”. Nếu hoài nghi xuất hiện, nhận diện “hoài nghi, hoài nghi, hoài nghi”. Sau khi đã nhận diện các triền cái một lúc, ta quay lại nhận diện phồng/xẹp. Ngoài ra, đó còn là việc nhận diện các đối tượng khác của tâm như “nghe”, “thấy”, “ngửi”, “xúc chạm”, với kỹ thuật tương tự.


* Giây phút hiện tại vô cùng quan trọng đối với sự tu tập. Nhận diện tâm/thân trong giây phút hiện tại phát triển và làm mạnh thêm sát na định. Nếu không có sự nhận diện giây phút hiện tại, việc hành thiền không đạt tiến bộ vì sát na định không thể xảy ra

* Sự liên tục cũng rất quan trọng. Hãy giữ chánh niệm từ khi tỉnh giấc cho đến khi chìm vào giấc ngủ. Chúng ta phải nhận diện tất cả các hoạt động thường nhật: ăn, uống, tắm, giặt v.v khi nghỉ ngơi, chúng ta có thể làm việc gì đó hoặc nói chuyện trong thất niệm. Khi điều này xảy ra, tâm ta, chểnh mảng việc nhận diện, trở nên xao lãng, đi lang thang và như vậy sát na định mới hình thành sẽ bị yếu đi. Do vậy, hạn chế việc nói chuyện và giao tiếp đến mức tối đa. Cư xử như một người ốm (hoạt động chậm rãi), điếc (không chạy theo âm thanh, mù (không chạy theo hình sắc) v.v.


* Mục đích của thiền minh sát là tiến tới sự hiểu biết sáng rõ, đầy đủ về 3 đặc tính của sự vật: vô thường (anica), khổ (dukha-bất toại nguyện), vô ngã (anata). Khi đã chứng nghiệm được ba đặc tính này, thiền giả nhận ra rằng mọi thứ trên thế giới này đều thay đổi, bất toại nguyện và không kiểm soát được bởi không có tự ngã. Vì vậy, tâm sẽ từ bỏ ham muốn “đạt được” một cái gì đó, “sở hữu” cái gì đó, hay “là” một cái gì đó.


--------------------
Đức Phật đưa ra 5 mục đích của thiền minh sát:


* Làm trong sạch tâm
* Thoát khỏi phiền não
* Thoát khỏi sự đau khổ trong thân và tâm
* Hiểu được sự thật về cuộc sống
* Diệt khổ và thành tựu Niết bàn
Trình pháp

Theo thứ tự đánh số, bạn tới trình pháp với Thiền s¬ư
Sa oạt đì khà, Pờ-ra-A-chan-su-pan (đối với nữ) – xin chào sư thầy Suphan

Sa oạt đì kh-rạp, Pờ-ra-A-chan-su-pan (đối với nam)

Đây là một ví dụ về cách trình pháp (chỉ là ví dụ, bạn cần trình pháp theo kinh nghiệm riêng của bạn)

“Thầy yêu cầu con đầu tiên đi kinh hành, nhận diện bước chân “trái này, phải này” trong 20 phút. Sau đó là toạ thiền trong 20 phút, quan sát và nhận diện cử động phồng /xẹp của bụng là “phồng, xẹp” Thầy yêu cầu con thực hành 7 tiếng, con đã thực hành tổng cộng 8 tiếng.

Quá trình thực hành vừa dễ vừa khó. Đi kinh hành dễ hơn là toạ thiền, và đau là một vấn đề, khi nghĩ ngợi, chân con bị co thắt. Con không thể tưởng tượng đ¬ợc 20 phút ngồi có thể lâu đến thế. Con thấy có sự hoài nghi, giận dữ, sốt ruột. Con luôn nhìn vào đồng hồ. Đôi khi con cảm thấy hơi mệt. Đôi khi suy nghĩ giống như là trong một bộ phim.”

Nếu thiền sư muốn biết thêm, ngài sẽ đặt câu hỏi. Hãy trả lời ngắn gọn.

Xin đừng than vãn kể lể một cách không cần thiết về sự đau đớn, giận dữ hay suy nghĩ. Bạn không cần phải tìm lời bào chữa cho sự thiếu hoàn hảo của mình. Thay vào đó, hãy học cách hiểu chúng. Hãy kiên nhẫn với bản thân.
* Lưu ý: Trong thời gian khóa tu diễn ra, các bạn không được đọc sách, kể cả sách về đạo Phật. Không trộn lẫn các kỹ thuật hành thiền trong thời gian khóa tu. Không trao đổi kinh nghiệm tu của bạn với người khác. Kinh nghiệm của mỗi người là duy nhất và không thể đem ra so sánh. Khi hành thiền nên giữ thái độ đúng: không tìm kiếm, không mong chờ, không né tránh. Thư giãn và quan sát !




Thời gian biểu trong khóa tu


4.00 Chuông báo thức
4.30-5.00 Tụng kinh lễ Phật, xin giới tại thiền
đường
5.00-6.00 Hành thiền ở nơi qui định (thời lượng tu
của mỗi thiền sinh theo chỉ dẫn của
Thiền sư)
6.00 Kẻng ăn sáng. Sau bữa sáng, thiền sinh
có thể vệ sinh cá nhân, tắm, giặt tại nơi
qui định
8.00-11.00 Hành thiền

7.45 -10.45 Trình pháp theo thứ tự. (Thiền sinh
xem bản tin để biết giờ trình
pháp của mình theo số – 2 ngày/1 lần.
Thiền sinh chưa đến lượt trình pháp
hành thiền theo lịch)

11.00 Kẻng ăn trưa. Sau bữa trưa, thiền sinh
có thể vệ sinh cá nhân, tắm, giặt
tại nơi qui định
13.00- 16.00 Hành thiền

14.00-17.00 Trình pháp theo thứ tự

16.00-18.00 Nước uống chiều và vệ sinh cá nhân,
tắm, giặt tại nơi qui định
18.00-22.00 Hành thiền
22.00 Ngủ


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 19th March 2024 - 03:32 PM