IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

91 Trang V  « < 13 14 15 16 17 > »   
Reply to this topicStart new topic
> Thắc mắc về Thực dưỡng
huynhdoan2000
bài May 31 2008, 07:15 AM
Bài viết #141


Hội viên năng động
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,189
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203



Bây giờ đệ tử đã "phát hiện" ra một nguyên nhân gây đau răng ? Nói ra nhờ sư phụ và sư huynh chỉ bảo...

Kính cáo các bác!!!
Tớ đọc sách Axit&Kiềm có nói là...thức ăn tạo axít! nhứt là gạo lứt!
Sự việc bây giờ đã rõ...Chỉ cần mỗi khi ăn xong, súc miệng cho sạch mấy cái bợn bám vào răng và ngậm nước muối!Muối là Kiềm, sẽ trung hòa Axit...hết đau răng!
Mấy ngày nay tớ thử áp dụng phương pháp vừa ăn vừa đếm số lần nhai...À thì ra, chỉ mới nhai có ba bốn chục lần là...gần hết cơm trong miệng??Điều nầy cho thấy rõ một nguyên nhân của việc ăn gạo lứt muối mè "tốt lúc đầu, sau thì không tốt nữa!!!!" Giai do...việc nhai lần lần có xu hướng "làm biếng" thì phải?

Trong sách Axit&Kiềm có nói thức ăn vào trong cơ thể con người sau khi "bồi bổ" gì gì đó thì còn lại là Axit...Các Axit nầy được các chất Kiềm trong người ...trung hòa thành "muối"...Mỗi lần trung hòa thì...mất bớt Kiềm! Cho nên ta phải thường xuyên ăn Kiềm.Các "muối" được đào thải ra ngoài bằng hô hấp,gan,thận,đại tràng...tuy nhiên có thể không "triệt để", còn sót lại...kêu là "muối" cũ.
Sư phụ dạy 3 cách tống muối cũ ra ngoài cơ thể là:
-- Lao động cho ra mồ hôi [và thở mạnh lên]
-- An cháo nóng "đặc biệt"
-- Ngâm mông

Ngài Aihara tác giả sách Axit&kiềm có đưa ra 4 bảng thức ăn xếp loại theo:
-- Axit Âm
-- Axit Dương
-- Kiềm Âm
-- Kiềm Dương
Đây đúng là cái tớ cần!! Khi ăn ra thì phải ăn như thế nào? Cứ chọn 4 món trong 4 bảng là..."chuẩn"!!!
Nhìn vào 4 bảng, tớ thấy...hình như thức ăn người ta thường ăn..."thiếu" món Kiềm Dương nhiều lắm?![các nhà kinh doanh TD biết rõ điều nầy nên đã sản xuất các món Kiềm Dương nhiều hơn!]
Các bạn mới vào TD nên mua một quyển làm cẩm nang!
Sách viết có nhiều chỗ còn "lắc léo"...nếu được sư phụ và sư huynh "phân tách" giùm thì quả là Tốt vô cùng!!!
Tớ sẽ đem những vấn đề của sách ra từ từ...

-- Trước hết, K và Na ...
-- Theo tổ thì K là Âm và Na là Dương
-- Còn trong sách Axit&Kiềm thì K,Na,Ca,Mg...là các nguyên tố Kiềm.Kiềm thì chắc là Dương rồi!!!
--???? Chúng ta phải hiểu sao về K ? whistling.gif whistling.gif whistling.gif

Bài viết này đã được sửa chữa bởi BAS: Jun 16 2008, 07:30 AM
Reason for edit: Bố của lẩm cẩm chứ không phải lẩm cẩm thường
Go to the top of the page
 
+Quote Post
huynhdoan2000
bài Jun 15 2008, 09:58 PM
Bài viết #142


Hội viên năng động
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,189
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203



Chào sư phụ và sư huynh...
Các bằng hữu TD thân mến!!
Mới đây mà đã hơn 4 tháng "khổ luyện" pháp môn TD khó thực hành này!!!
Kết quả ra sao??
Tất nhiên tiểu đệ nầy không còn bao giờ nhắc đến cái từ "bệnh" nữa! Như ... "sao tôi thấy còn bệnh, tôi thấy tôi còn ốm quá, bệnh tôi chỉ thấy đỡ, v.v..."
Đau thì biết mình đau , đi uống bột sắn dây,...mệt thì biết mình mệt, đi ngậm ô mai, v.v...không còn khởi niệm " chắc bao tử mình còn bệnh, đường ruột mình chưa ổn v.v...". Lúc nào đệ cũng lẫm nhẫm câu : " về tất cả mọi phương diện, càng ngày tôi càng tiến triển đến chỗ tốt đẹp và nhiều may mắn hơn !". Câu nầy có trong sách của thầy Thái Khắc Lễ...
Từ đầu, lo cắm cúi ăn ohsawa, cứ sợ sệt tùm lum, không biết có hết bệnh không? Thấy có gì xảy ra trong cơ thể như mệt mỏi, đau mình mẩy, choáng váng,...là lo ngay ngáy!! hy vọng là cơ thể đang thảy độc..v.v...Tóm lại trong đầu đủ thứ bệnh hiện ra...
Từ ngày đọc lại cuốn sách Nội Lực Tự Sinh...mới biết mình đã phạm một sai lầm lớn là..."nuôi cái bệnh trong người"?? Người mà trong tâm trí chỉ nghĩ đến bệnh thì...dù không bệnh cũng..thành bệnh!! Nhân nào quả nấy! Đức Phật dạy rõ ràng!!Hạnh phúc sẽ đến với bạn nếu bạn biết đem hạnh phúc đến cho người khác! chắc là như vậy!
Cũng từ ngày đọc câu "Về tất cả mọi phương diện, càng ngày tôi càng tiến triển đến chỗ tốt đẹp và nhiều may mắn hơn", lại thêm thâu bài "lời huyền diệu" cũng có trong sách NLTS, thâu vào MP3, tối đi ngũ, nhét headphone vào lổ tai nghe và ngũ...đệ thấy mình "khá" lên rất nhiều!!
Đọc "thần chú" + ăn gạo lứt muối mè...quá hay!!!
Ví dụ, đệ đi muốn không vững...nếu lúc trước thì trong tâm đệ nghĩ là..chắc mình suy dinh dưỡng, hoặc mình thiếu máu v.v...Bây giờ thì cái Tâm của đệ đã "giác ngộ" rồi!!!Đệ sẽ nghĩ là, mình đi không vững là do mình thiếu tập trung vào "đan điền" [vùng dưới rún vài phân]..nên trọng tâm của thân thể bị lệch v.v... chỉ cần chú ý trọng tâm bằng cách thở bằng bụng [hít vô sâu và phình bụng ra, thở ra hót bụng lại]...
Tóm lại là không còn .."hình như mình còn bệnh v.v...", chỉ còn "càng ngày tôi càng tiến triển đến chỗ tốt đẹp..."
Nếu các bằng hữu ăn gạo lứt muối mè hoài không hết bệnh [còn thấy cái bệnh thì làm sao...hết bệnh??]...các bạn cứ đọc câu thần chú đó đi, cộng thêm LỜI HUYỀN DIỆU...lẫm nhẫm lúc ngũ...quá hay!!!các bạn sẽ không còn "thấy" chữ bệnh trong đầu nữa...Nó đã bị câu thần chú tống cổ đi rồi!!Và bạn sẽ thấy bệnh của mình thuyên giảm một cách kỳ lạ! Thôi rồi, tí xíu nữa quên...ĐỪNG BAO GIỜ NHẮC CÁI TỪ BỆNH TRONG ĐẦU NỮA!!!!
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo, hưu tầm mích
Đối cảnh vô tâm , mạt vấn Thiền!

Go to the top of the page
 
+Quote Post
huynhdoan2000
bài Jun 20 2008, 06:37 AM
Bài viết #143


Hội viên năng động
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,189
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203



Các bác kính!!
Mấy ngày nay đem quyển "Zen và ý thức nói về ăn chay" ra duyệt lại [quyển nầy tiểu đệ mua từ trước năm 75], cũng của thầy Thái Khắc Lễ...
à, thì ra có những cái đệ thắc mắc..đã có lời giải ở trong sách! Hèn chi lúc trước sư huynh có bảo là "trong sách đã có nói nhiều rồi".
-- Về Trắng Đen...Đen là Dương, Trắng là Âm
-- Sư huynh bảo con người ta nên "Trong Dương, ngoài Âm"...thì trong sách nói như sau :
" Người ăn chay theo nguyên lý Âm Dương tuy người không to béo nhưng bên trong sức khỏe dồi dào, ý chí vững chắc cương nghị, có óc tổng hợp , sâu sắc, mẫn thụ, đời sống dù thanh bạch đơn sơ nhưng tiêu dao tự tại, hành nguyên dù rộng lớn nhưng đối với người thì ôn hòa đức độ, khoan thứ khiêm cung, từ bi, nhẫn nhục y như định luật trong Dương ngoài Âm của Dịch lý.[Zen và ý thức nói về ăn chay, TKL, p. 81]"
Thế là tiểu đệ đã biết "Trong Dương ngoài Âm" rồi...nghiệm lại mình thì thấy...hình như đệ thì "Trong Âm, ngoài Dương"??!! Pó tay!!Phải tu luyện thêm....
--vấn đề K/Na ...K là Potassium là Âm, còn Na là Sodium là Dương...cái nầy thì chưa rõ ràng lắm! Vì 2 nguyên tố này là 2 chất tạo kiềm [mà Kiềm là Dương]...có thể K là Âm mà là Kiềm Âm, còn Na là Kiềm Dương...
-- Về muối mè thì...hình như đệ có đọc ở trong cuốn nào đó..."ăn nhiều ít..tùy ý"??!! mà chắc vậy quá! Vì đệ thường...lui cui tới lui...quất một muỗng...mà từ sáng đến tối không biết "lui cui" bao nhiêu lần....
Bác Vân Trung đã nói đúng rồi!! Ngưòi tạng Âm có thể dùng muối mè nhiều hơn người tạng Dương...
-- Trang 109, sách Zen và ý thức nói về ăn chay có đoạn:
" Dương hấp dẫn Âm và Âm hấp dẫn Dương, vì vậy ta nên chú ý rằng về thức ăn, về vật dục, những gì chúng ta thích hơn cả, khao khát hơn cả bao giờ cũng là cái đối lập của ta và chắc chắn rằng cuối cùng sẽ hại ta hoặc tiêu diệt ta vì lạm dụng.Muốn tránh sự đó, muốn bất diệt chúng ta phải thuận dịch lý để giữ quân bình."
Bởi vậy...tiểu đệ "khoái" món Bơ mè của TD...bây giờ phải ...ăn ít lại..nửa tháng hay 1 tháng mua 1 hủ là được rồi...Nó ăn ngon thấy sợ!!
Các bạn mới vào TD cũng nên kiếm mua 1 cuốn...sách hay quá!! cách trình bày giống như sách Nội Lực Tự Sinh, cũng của thầy TKL...vừa giảng giải vừa kể chuyện, chuyện bên Á Đông nhiều hơn, cuối sách có phụ lục phần Dược tính các cây cỏ mà ngành TD thường áp dụng...
Go to the top of the page
 
+Quote Post
huynhdoan2000
bài Jun 25 2008, 09:32 PM
Bài viết #144


Hội viên năng động
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,189
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203



Các bác kính!!
Nhận rõ tầm quan trọng của thực phẩm trong ăn uống...đệ sưu tầm được vài tư liệu như sau...Đọc nó sẽ giúp cho chúng ta có được cái nhìn sơ bộ về thực phẩm ...

THỰC PHẨM HÀNG NGÀY CUNG CẤP CHO CHÚNG TA NHỮNG CHẤT BỔ DƯỠNG GÌ ?

Đồ ăn cung cấp cho chúng ta 5 chất chính gọi là dưỡng chất : chất ngọt [glucid: gơ-luy-xít], chất béo[ lipide: li-pít],chất đạm[protide: pơrôtít]. chất khoáng và sinh tố. Mỗi dưỡng chất đảm nhận một phần vụ riêng cho cơ thể. Có dưỡng chất cần nhiều, có dưỡng chất cần ít. Nắm vững được điều ấy và biết được dưỡng chất mình cần có trong thực phẩm nào là hai vấn đề cần thiết giúp chúng ta sắm sửa bữa ăn đủ chất bổ mà không phải đòi hỏi đến cao lương mỹ vị.
1.CÁC DƯỠNG CHẤT :
1.Chất ngọt
Chất ngọt là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu. Mỗi gam chất ngọt "cháy" [ô-xy hóa] trong cơ thể cho 4 ca-lo. Trong một khẩu phần bình thường, chất ngọt cung cấp từ 50 đến 70% tổng số ca-lo.
Không phải chỉ có đường, mà tất cả các loại ngũ cốc, các loại củ có bột đều cho ta chất ngọt. Đường là chất ngọt đơn giản dễ hấp thụ. Tinh bột là chất ngọt phức tạp [còn gọi là đường đa], dưới tác dụng của phân hóa tố có trong dịch tiêu hóa, sẽ biến thành đường [còn gọi là đường đơn] để hấp thụ.
Người càng lao động nhiều càng cần đến chất ngọt. Vì thế đường rất thích hợp để bồi dưỡng cho người lao động, nhất là các vận động viên trong thời gian luyện tập.
2.Chất béo
Chất béo là nguồn cung cấp nhiệt lượng phong phú nhất. Mỗi gam chất béo “cháy” trong cơ thể cho 9 ca-lo. Nhưng nguồn năng lượng của chất béo không phải là nguồn năng lượng chủ yếu [ năng lượng do chất béo cung cấp chỉ chiếm 18% tổng số năng lượng có trong khẩu phần]. Khi chất ngọt và chất đạm đã đủ trong khẩu phần thì phần lớn chất béo được sung vào kho dự trữ của cơ thể dưới dạng mỡ.
Thành phần chính của chất béo là a-xít béo. Có hai loại a-xít béo. Một loại cơ thể tạo được từ chất ngọt ; một loại cơ thể không tạo được, phải lấy trực tiếp từ thức ăn, gọi là a-xit béo cần thiết. Thiếu các a-xít béo cần thiết cơ thể có những rối loạn ở da, ở thận, và ở chức phận sinh dục. Chất béo nào có nhiều a-xít béo cần thiết, chất béo đó có giá trị dinh dưỡng cao. Về phương diện nầy, chất béo thực vật có giá trị hơn chất béo động vật.
Vậy, khi dùng chất béo cần nhớ hai điểm :
--- Chất béo cho nhiều năng lượng, dùng tốt trong mùa lạnh.
--- Chất béo lấy từ các nông phẩm như : mè, đậu phộng, đậu nành,…tốt hơn chất béo lấy từ thịt cá,…
3.Chất đạm
Tương tự như chất ngọt, mỗi gam chất đạm “cháy” trong cơ thể cho 4 ca-lo. Nhưng năng lượng đạm cung cấp chỉ chiếm 13% tổng số năng lượng trong khẩu phần. Nhiệm vụ chính của chất đạm là nhiệm vụ xây dựng cơ thể. Chất đạm không thể thiếu trong sự tạo dựng tế bào. Chính vì thế, đạm cần để đáp ứng mấy nhu cầu sau đây :
--- Bảo tồn tổ chức tế bào [trung bình cứ 90 ngày một nửa số đạm của cơ thể được thay thế bằng đạm mới].
--- Tăng trưởng [ở trẻ em].
--- Bù đắp hao mòn cơ thể khi ốm đau hay mổ xẻ.
Chất đạm được cấu tạo do nhiều a-xít a-min [đạm thực phẩm thường chứa từ 200 đến 350 a-xít a-min]. Trong số các a-xít a-min đó, có 10 thứ cơ thể không thể tổng hợp được gọi là a-xít a-min cần thiết [lysine: li-din, méthionine: mê-chi-ô-nin, leucine: lơ-xin, isoleucine: i-dô-lơ-xin,phénylalanine: phê-nin-la-la-nin, tryptophane:tơ-ríp-tô-phan,thréonine: tơ-rê-ô-nin, valine: va-lin, arginine: ác-gi-nin, histidine: ít-ti-đin]. Loại đạm nào có đầy đủ các a-xít a-min cần thiết với số lượng lớn là đạm quý, có giá trị dinh dưỡng cao. Về điểm nầy, đạm của trứng có giá trị hoàn hảo nhất, đạm động vật có giá trị hơn đạm thức vật.
Tóm lại, đạm là chất tối cần thiết để xây dựng cơ thể, không có đạm không có sự sống. Thiếu thịt cá phải biết tận dụng đạm lấy từ các loại đậu. nhất là đậu nành, chất lượng tuy kém hơn, như số lượng cao và giá tiền rẻ, thích hợp với hoàn cảnh kinh tế hiện tại còn khó khăn.
4.Chất khoáng
Có nhiều chất khoáng như : natri [Na], clo [Cl], kali [K], can-xi [Ca], phốt-pho [P], lưu huỳnh [S], sắt [Fe], đồng {Cu],…Mỗi chất với một lượng nhỏ, dự phần vàosự cấu tạo cơ thể. Ca, P cần cho sự tạo xương, sắt cần cho sự cấu tạo hồng huyết cầu.
Chất khoáng do thực phẩm cung cấp , nhiều nhất là trong các loại rau cải và hoa quả.
5.Sinh tố
Sinh tố là những chất hữu cơ cần thiết cho đời sống. Nhờ sinh tố thức ăn được sử dụng tốt nhất. Tuy thế sinh tố chỉ giữ một vai trò hỗ trợ chứ không thể thay thế thức ăn được. Mỗi loại sinh tố có một chức năng đặc biệt, nếu không có hoặc thiếu sẽ gây ra những bệnh thiếu sinh tố như : cứng giác mạc do thiếu sinh tố PP, hoại huyết do thiếu sinh tố C, tê phù do thiếu sinh tố B1, còi xương do thiếu sinh tố D…
Ngoài một số ít do vi khuẩn ruột tổng hợp được [như sinh tố K. E, B], phần lớn các sinh tố do thực phẩm cung cấp. Một khẩu phần tương đối đầy đủ, nhất là rau tươi, hoa quả thì không có vấn đề thiếu sinh tố.
2. PHÂN LOẠI THỰC PHẨM
Để chọn thức ăn bổ dưỡng thích hợp với khẩu phần, ta phân thức ăn thành từng nhóm. Trong mỗi nhóm có các thực phẩm chứa một số lượng lớn đặc biệt về một dưỡng chất nào đó, ta có thể chọn thứ nầy thay thế thứ kia được.
1.Nhóm thứ nhất
Gồm có thịt , cá, tôm, cua, sò, ốc, hến,…các loại đậu như đậu đen, đậu đỏ, đậu trắng, đậu xanh, đậu nành,..Nhóm này chủ yếu mang đến cho ta nhiều chất đạm.Đậu là những nông phẩm rất quí chứa một lượng đạm lớn [từ 23 đến 41 phần trăm] hơn hẳn thịt cá [dưới 20 phần trăm]. Đồng bào ta, nhất là đồng bào vùng kinh tế mới phải biết tận dụng các loại đạm lấy từ đậu đỗ để thay thế đạm lấy từ thịt cá đang còn thiếu.
2. Nhóm thứ hai
Gốm trứng gà, trứng vịt, sữa bò tươi, sữa đặc có đường… Nhóm nầy không những chứa một lượng đạm khá lớn mà còn là loại đạm có giá trị dinh dưỡng cao. Sữa có đủ chất bồi dưỡng cho mọi lứa tuổi. Sữa có nhiều can-xi và sinh tố A, D cần cho sự tăng trưởng của trẻ em. Trứng có đầy đủ các a-xít a-min cần thiết, được xem là thức ăn có chất đạm hoàn hảo nhất. Người ta đã tính được rằng nếu một người mỗi ngày ăn 3 quả trứng thì không cần một lượng đạm nào khác nữa cả.
Thực phẩm nhóm nầy có giá trị dinh dưỡng cao nhất nhưng đắt tiền vì tương đối còn khan hiếm. Hiện tại, trong lúc còn thiếu sữa ta nên dùng chế phẩm của đậu nành [sữa đậu nành] rẻ tiền mà cũng có giá trị đáng kể. Riêng về trứng mỗi gia đình ở nông thôn hay vùng kinh tế mới nên nuôi năm bảy con gà mái đẻ để có mỗi ngày vài ba trứng bù đắp đạm động vật cho khẩu phần. Việc ấy ai cũng có thể làm được, không mấy khó khăn.
3. Nhóm thứ ba
Gồm mỡ như mỡ heo, mỡ bò, mỡ cá…dầu như dầu dừa, dầu đậu phộng, dầu mè, dầu đậu nành…Nhóm nầy chủ yếu cung cấp chất béo, một chất cho nhiều năng lượng, giúp cơ thể chống lạnh một cách hiệu quả.
Chớ nên quá lo thiếu mỡ heo mà quên các nông phẩm quí như mè, đậu phộng, đậu nành…Chất béo lấy từ các nông phẩm nầy không những nhiều [mè có 51 phần trăm chất béo] mà còn có giá trị dinh dưỡng cao hơn mỡ động vật. Không nhất thiết phải ép thành dầu mới có chất béo, chúng ta dùng trực tiếp vừa có được chất béo vừa có thêm chất đạm. Những món ăn như muối mè, muối đậu, mè trộn măng…là mọt hình thức bổ túc dưỡng chất cho khẩu phần một cách có khoa học.
4. Nhóm thứ tư
Gồm các thứ rau cải ăn sống, quả xanh hoặc chín ăn tươi. Nhóm nầy ít chất bồi dưỡng nhưng có nhiều sinh tố như sinh tố A và C [ có nhiều ở vỏ quả hoặc rau].
Để khỏi mất sinh tố nên dùng rau thật tươi, rửa nhanh, tránh ngâm nước lâu hoặc để nắng héo. Rau còn chứa nhiều chất khoáng nhất là can-xi.
6.Nhóm thứ năm
Gồm các thứ rau cải, hoa quả như trên nhưng phải nấu chín mới ăn [ bí,bầu,mướp, đậu đũa, đậu ve, rau lang, rau dền,…]. Tính chất vẫn như nhóm trên nhưng khi đun chín thường mất nhiều sinh tố và khóang chất. Vì thế nước luộc rau không nên bỏ mà dùng làm canh rất tốt.
7.Nhóm thứ sáu
Gồm gạo, lúa mì, đường, ngô, các loại củ chứa tinh bột như khoai lang, sắn, hoành tinh… Nhóm nầy chủ yếu cung cấp chất ngọt, rất cần để thỏa mãn phần lớn năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Ngoài ra nhóm nầy cũng chứa nhiều sinh tố B [ở vỏ ngoài các hạt ngũ cốc].
KẾT LUẬN
Thực phẩm rất nhiều, mỗi thứ lại chứa lắm dưỡng chất khác nhau. Nếu chỉ thuần ăn theo khẩu vị hoặc ăn để lấy no, sẽ không có được sự cân bằng giữa các dưỡng chất. Món ăn vì thế phải được lựa chọn, nấu nướng một cách có khoa học để bảo toàn chất bổ cho cơ thể. Tục ngữ ta có câu : “ khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”. Hiện tại kinh tế còn khó khăn, chúng ta phải biết sử dụng ngân quĩ eo hẹp của gia đình thế nào cho hợp lý : có thức ăn đủ no và đủ chất bổ. Tránh cái lối ăn một bữa thịnh soạn rồi nhịn ăn cả tuần lễ, đã tốn nhiều tiền mà còn có hại cho bộ máy tiêu hóa nữa.
[Hướng dẫn về sản xuất và đời sống --- Hội trí thức yêu nước, 1977, p.46 ---50]

GẠO LỨT MUỐI MÈ LÀ THỨC ĂN BỔ DƯỠNG VÀ TRỊ BỆNH

Ăn gạo lứt [gạo lứt là gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, còn giữ nguyên mầm và 7 lớp cám ; tiếng Hán Việt gọi là huyền mễ , tiếng Nhật là Gêmmai, chữ Anh là Whole brown rice, chữ Pháp là Riz complet] với muối mè [muối vừng], nếu đúng phương pháp, rất ngon, lại ngừa và chữa được bệnh, ít hao công sức, đỡ tốn thuốc thang.
Riêng trong GẠO LỨT , theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cũng đã có phần lớn những dưỡng chất và dược chất cần cho cơ thể như sau :
--- Chất bột phức hợp [complex carbohydrate] : Tạo năng lượng trực tiếp và đều đặn, điều hòa sự chuyển hóa chất đạm và chất béo ; phòng chống bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch.
--- Chất đạm : Đạm của gạo lứt dễ tiêu [ có giá trị sinh học cao] và có đủ các axit amin cần cho sự tạo hình của cơ thể, tạo ra tế bào mới bù đắp những chỗ hao mòn, và tạo ra các phân tử không thể thiếu trong các quá trình sinh hóa của cơ thể.
--- Chất béo[ dầu cám] : giữ các mạch máu được mềm mại, giảm chôlestêrôn, chống xơ cứng động mạch và huyết áp cao. Ngoài ra, trong dầu cám có axit linôlêic cần cho sự phát triển và tái tạo các tế bào, chống mất nước và ngừa phóng xạ.
--- Chất xơ : hỗ trợ tiêu hóa và phối hợp với các vi khuẩn có lợi ở ruột sản xuất sinh tố B1 và B12 [ sinh tố B12 tham gia các quá trình sinh hóa trong cơ thể, tạo máu và chữa trị các biến loạn của thương tổn thần kinh].
--- Sinh tố B1 : chống tê phù và táo bón; ổn định tâm thần kinh, chống stress.
--- Sinh tố B2 : làm đẹp người, ngừa các chứng viêm miệng, môi, lưỡi và khô mắt [vảy cá].
--- Sinh tố B3 : ngừa bệnh Pellagra [viêm da kèm tiêu chảy, mất trí], chữa chứng tâm thần phân liệt.
--- Sinh tố B6 : dồi dào trong mầm gạo, chống viêm da.
--- Axit pantôtênic : tăng cường vỏ não; phòng chống loét dạ dày, thiếu máu, thấp khớp, u bướu ác tính.
--- Axit paraaminôbenzôic : thông hô hấp, tiêu đờm, chữa hen suyễn.
--- Axit fôlic : tham gia tạo máu, chống bệnh bạch huyết và u bướu ác tính.
--- Axit phytin : tăng cường nhu động ruột và dạ dày, loại chất độc qua đường bài tiết.
--- Biôtin [sinh tố H]: chống rụng tóc, viêm dạ dày; thiếu thì chân yếu, đi bộ khó khăn.
--- Sinh tố E : có tác dụng duy trì và tăng cường hoạt động sinh dục như tham gia tạo tinh trùng và bảo vệ bào thai, ngăn sự già sớm; phòng chống ung thư phổi và vú; kích thích hệ miễn nhiễm giải độc cho cơ thể.
--- Tiền sinh tố A : cần cho sự phát triển xương và các tổ chức khác; giữ độ tinh của mắt; phòng chống ung thư.
--- Tiền sinh tố C : giữ độ bền dai của cơ thể; cầm máu, chống viêm nhiễm, làm vết thương chóng lành.
--- Sinh tố K : ổn định chức năng của gan, tham gia tạo máu và chống băng huyết nên rất cần cho sản phụ.
--- Chôlin : bổ thận, chống xơ mỡ động mạch.
--- Xêlen : ngừa ung thư.
--- Phospho : bồi bổ thần kinh; liên kết với chất vôi để tạo xương và răng.
--- Kali [K] và Natri [Na] : cần cho hoạt động của tế bào và tuần hoàn máu. Tỉ lệ K/Na trong gạo lứt [gạo thiên nhiên] = 5/1 tương đương tỉ lệ K/Na trong máu và thể dịch của người khỏe mạnh hoàn toàn.
--- Chất vôi [canxi] : cần cho răng và xương.
--- Chất sắt : cần cho sự tạo máu.
--- Manhê : đẩy mạnh sự phát triển của cơ thể.
--- Gamma ôlizanôn : điều khiển các hoạt động chức năng của thần kinh trung ương.
---Glutathiôn : phòng nhiễm bụi phòng xạ.
--- Chất men : đem lại hoạt tính cho tế bào.
--- v.v…
Thật ra, từ ngàn xưa, người Á Đông đã biết tính chất bổ dưỡng của hạt gạo lứt, xem cách đặt chữ thì thấy:
Chữ KHANG [cám] gồm chữ MỄ [gạo] và chữ KHANG [vui khỏe], cho thấy ăn gạo còn cám mới được an vui khỏe mạnh, và gạo còn nguyên cám không gì khác hơn là HUYỀN MỄ [gạo lứt].
Theo y học cổ truyền phương Đông, huyền mễ điều hòa năm tạng, thông phế khí, bổ tỳ vị, cứng gân xương, tốt thân thể, chữa phiền khát, cầm tả lỵ, mạnh tâm trí.
Nhưng người đời sau muốn khoái khẩu đem “huyền mễ” giã xát thật trắng, mất hết chất cám, chỉ còn cái bã. “Bã” chữ Nho gọi là PHÁCH gồm chữ MỄ [gạo] và chữ BẠCH [trắng], đủ rõ gạo giã xát trắng là cái bã không còn chất bổ.
Khoa học hiện đại qua nghiên cứu cũng cho thấy gạo đã xát trắng mất hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết, ăn vào cơ thể dễ sinh bệnh; và thật vô lý khi ăn gạo xát trắng rồi chịu hao công tốn của kiếm thêm những món ăn đắt hiếm cùng vô số thuốc men trị bệnh!
Đi đôi với gạo lứt có muối mè. MÈ được cả Đông lẫn Tây công nhận là loại thức ăn bổ dưỡng và có dược tính thượng đẳng. Đem phân tích, trong mè có dồi dào chất đạm và chất béo chưa bão hòa [có tác dụng phòng chống xơ mỡ động mạch]; ngoài ra còn có các sinh tố, đặc biệt là sinh tố B1, B2, tiền sinh tố A, các chất khoáng như vôi,sắt,iôt,v.v…chất sesamôlin chống sự toan hóa và lão hóa cơ thể, chất lêxitin cần cho não và hệ sinh dục [tạo các kích thích tố kéo dài tuổi xuân], v.v…
Theo Đông y, ăn mè bổ não, nhuận trường, giúp gan thanh lọc chất độc, bổ máu, cường thận, làm đen râu tóc và da dẻ mịn màng, ngừa được phong tà, thêm sức chịu đựng đói khát. Có ở nông thôn mới biết sức sống mãnh liệt của cây mè, trong vùng bị Mỹ rải thuốc khai quang, cây cối chết khô, chỉ có cây mè vẫn tăng trưởng bình thường. [Do đó, có thể nghiên cứu phương pháp ăn gạo lứt muối mè để chữa trị hậu quả của chất độc màu da cam].
Còn MUỐI [muối dinh dưỡng phải là muối biển thiên nhiên chưa tinh chế, còn các nguyên tố vi lượng quí như phospho, manhê, canxi, sắt, xêlen, iốt, v.v…] là loại chất khoáng tối cần cho cơ thể, giúp duy trì sự dẻo dai, sức kháng bệnh và mọi hoạt động bình thường của các cơ quan trong người. Ngoài ra, muối còn có tác dụng giải độc và hỗ trợ tiêu hóa.
Theo Đông y, muối có tác dụng tả hỏa, thanh tâm, làm máu trong lành, cường thận và vị, dẫn các thuốc khác vào kinh lạc.
Tóm lại, nên ăn gạo lứt muối mè vì ngoài việc giữ gìn sức khỏe, chữa trị được bệnh, đỡ tốn kém vô ích là hạnh phúc của đời người, chúng ta còn mãn ý khi nghĩ đến câu “ăn để sống” và sống để làm gì.
Giáo sư Ohsawa có nói : “ Giữ cho thể xác được lành mạnh, chiến thắng được bệnh tật chẳng phải là mục đích tối hậu của chúng ta, mà chỉ là bước đầu cần có nhưng không đáng kể.
Điều đáng chú trọng là làm thế nào suốt ngày từ sớm mai đến tối, từ tối đến sớm mai luôn luôn có được niềm vui, được hạnh phúc và ung dung tự tại trong cõi đời đang sống. Cảnh sống ấy nếu đem một triệu đô la, một thể xác to lớn và một địa vị cao sang so sánh chẳng có nghĩa gì. Chỉ có cảnh đời thênh thang bát ngát về mặt tinh thần mới là vĩnh viễn.”
[Ăn gạo lứt muối mè --- Anh Minh – Ngô Thành Nhân, p. 22]
Go to the top of the page
 
+Quote Post
BAS
bài Jun 26 2008, 02:22 PM
Bài viết #145


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 411
Gia nhập vào: 13-April 07
Thành viên thứ.: 15



Đau răng là bệnh âm, vì răng cứng chắc, cơ lưỡi và hàm phải hoạt động với công suất và cường độ cao như vậy cho thấy chúng đều rất dương, những nguyên nhân làm mất đi tính năng dương của các cơ quan đương nhiên là âm. Dentie của Thực dưỡng là loại thuốc rất dương, muối cũng vậy. Nhưng nếu nói về trị đau nhức răng thì tôi đã từng dùng gạo rang cũng thấy hiệu quả như thường.

Thấy cậu mãi không thông về vấn đề axit và kiềm, âm và dương, tôi quyết định làm cậu đau đầu thêm 1 chút. Trong các sách vở Hóa Học, công thức muối ăn là NaCl, trong đó Na là kiềm, mang dấu dương(+Na) (gọi là cation) còn Cl là axit, mang dấu âm (-Cl) (gọi là anion), vậy muối ăn là axit hay kiềm? Âm hay dương? Câu này phải tự nghĩ, cấm tra cứu sách vở.

Nếu có ai đó can đảm dùng 1 thứ theo quan điểm của cậu chắc là kiềm dương, như Na nguyên chất chẳng hạn, với phân lượng rất nhỏ, bằng hạt đậu thôi, cho vào miệng thì chuyện gì sẽ xảy ra? Câu này cho tra cứu sách giáo khoa Hóa Học thoải mái.

Người tạng âm có thể dùng muối mè nhiều hơn người tạng dương, vậy loại muối mè nói đến trong trường hợp này là loại có tỷ lệ bao nhiêu mè, bao nhiêu muối?

Âm dương của các nguyên tố mà giáo sư Ohsawa và môn đệ thường nhắc tới, có liên quan gì tới dấu má của bọn chúng trong hóa học phương tây không?

Cái bài cậu sưu tầm ở bên trên là thứ tạp nham thượng vàng hạ cám, không hiểu cậu đọc và chọn theo tiêu chuẩn nào, đừng có xếp các thông tin thực dưỡng như sách của ông Ngô Thành Nhân vào chung với những thông tin phi thực dưỡng đại loại như nên dùng đường để bồi dưỡng người lao động... Giới thiệu thông tin kiểu này vừa làm người đọc mất thời gian, vừa dễ gây loạn óc cho những người kiến thức còn chưa ra đầu ra đũa.

Hình như dạo này mod Khatkhaohon bận rộn sao đó nên quyển sách cậu gửi hắn làm mãi chưa thấy xong, liên lạc cũng khó, mà đầu tháng 7 hắn lại đi hành thiền ở Thái mất 1 tháng. Vậy nhờ cậu mở hòm mail vào mục tin đã gửi rồi chọn foward để gửi lại mấy cái file đính kèm ấy cho tôi với nhé. Nếu có thì giờ hơn thì cậu chịu khó dùng chương trình winzip hay winzar nén những hình đã scan lại thành mấy file nén kích cỡ nhỏ hơn 100Mb để gửi qua trang này:
http://www.yousendit.com/ (trang này cho phép upload và download miễn phí, kích cỡ file cho phép cũng lớn, nhưng mỗi lần chỉ cho up 1 file thôi) Sau khi up xong thì trang này sẽ cho đường link để vào down lại file đã up lên, cậu vào đây cho link ấy để những ai có nhu cầu cũng có thể down xuống xem ngay.

Nếu còn file gốc và có thời gian thì nhờ cậu gửi file gốc, đừng gửi file đã cắt giảm kích thước, vì thấy Mod Khatkhaohon có kêu là file scan của cậu rất đen, khó chuyển thành sách điện tử cho mọi người download vì khó đọc. Nếu là file gốc kích thước lớn thì tôi làm sạch dễ hơn. Rất cảm ơn cậu vì đã nhiệt tình bỏ công sức đóng góp cho diễn đàn 1 cuốn sách quý và cũng thấy hơi có lỗi vì ban quản trị loay hoay mãi với nhau mà vẫn chưa đưa nó lên giới thiệu với các thành viên của diễn đàn được stupid.gif
Go to the top of the page
 
+Quote Post
huynhdoan2000
bài Jun 28 2008, 07:51 PM
Bài viết #146


Hội viên năng động
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,189
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203



Đau răng là bệnh âm, vì răng cứng chắc, cơ lưỡi và hàm phải hoạt động với công suất và cường độ cao như vậy cho thấy chúng đều rất dương, những nguyên nhân làm mất đi tính năng dương của các cơ quan đương nhiên là âm. Dentie của Thực dưỡng là loại thuốc rất dương, muối cũng vậy.
Chào sư huynh!
Đọc lại các trang web do sư huynh tư vấn cũng như các nhận xét của sư phụ, của "khách hàng",cũng như sự trải nghiệm của đệ...phải công nhận là sư huynh có một kiến thức uyên thâm!!!Đệ cố tìm mọi cách "moi" thông tin từ sư huynh...Những gì đệ phát biểu là..."hơi" tào lao một tí, nhưng những lời sư huynh "chỉnh lý" là "khuôn vàng thước ngọc" đấy!!Đệ thấy "hình như" sau nầy đệ dám...mở cửa hàng TD lắm??!!y như bạn Vy Dương gì gì đó...Phải trang bị kiến thức lần lần...Chắc là đệ làm phiền sư huynh với sư phụ nhiều!!! Nhưng tất cả cũng chỉ vì một "kiến thức về TD"...Nếu những vấn đề mà đệ thắc mắc...sư huynh làm biếng trả lời mà sư huynh biết có cuốn sách nào có nói hoặc trang web nào có nói thì xin sư huynh cho biết giùm, đệ sẽ tìm tới xem hoặc tìm mua,đệ rất cảm tạ!!!
những nguyên nhân làm mất đi tính năng dương của các cơ quan đương nhiên là âm
Câu này thì đệ hiểu là .. “do Âm thắng thế nên…tính năng Dương của răng bị suy” . Có câu “Âm thịnh Dương suy”….
Còn câu "Dương xua đuổi Dương, Âm xua đuổi Âm" thì đệ có đọc một bài nói là..."nên tắm nước lạnh [âm], nó sẽ xua đuổi Âm khí trong người ra"
Nhưng nếu nói về trị đau nhức răng thì tôi đã từng dùng gạo rang cũng thấy hiệu quả như thường.
Sư huynh có thể dạy rõ hơn không? cà thành bột nhét vào chân răng???
Trong các sách vở Hóa Học, công thức muối ăn là NaCl, trong đó Na là kiềm, mang dấu dương(+Na) (gọi là cation) còn Cl là axit, mang dấu âm (-Cl) (gọi là anion), vậy muối ăn là axit hay kiềm? Âm hay dương?
Nói như huynh nói thì...muối ăn cũng bao gồm cả yếu tố Âm lẫn Dương, trong đó chắc phần Dương [Na]nhiều hơn rất nhiều [8/10?] nên...muối ăn là Dương?!
Nếu có ai đó can đảm dùng 1 thứ theo quan điểm của cậu chắc là kiềm dương, như Na nguyên chất chẳng hạn, với phân lượng rất nhỏ, bằng hạt đậu thôi, cho vào miệng thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Cái nầy đệ không biết,...mà chắc là "không sao" cả...vì các thợ lặn trước khi lặn xuống sâu đã...uống một chén nước mắm!!!
Người tạng âm có thể dùng muối mè nhiều hơn người tạng dương, vậy loại muối mè nói đến trong trường hợp này là loại có tỷ lệ bao nhiêu mè, bao nhiêu muối?
cái nầy thì đệ có đọc trong sách...phải tùy theo tuổi tác mà gia giảm...từ 5 mè 1 muối đến 20 mè 1 muối...ăn nhiều có nghĩa là...mỗi chén cơm có thể trộn 4 hoặc 5 muỗng muối mè...
Âm dương của các nguyên tố mà giáo sư Ohsawa và môn đệ thường nhắc tới, có liên quan gì tới dấu má của bọn chúng trong hóa học phương tây không?
Đệ pótay!! Thôi sư huynh làm ơn cho lời giải giùm...để không thôi...tối ngủ...đệ "điên đầu" mất!!!

Mà sư huynh ơi ...đệ thấy rồi...những gì sư huynh nói có nhiều thứ...không có trong sách TD...đó là những tư liệu hay lắm!!!
Cái bài cậu sưu tầm ở bên trên là thứ tạp nham thượng vàng hạ cám, không hiểu cậu đọc và chọn theo tiêu chuẩn nào, đừng có xếp các thông tin thực dưỡng như sách của ông Ngô Thành Nhân vào chung với những thông tin phi thực dưỡng đại loại như nên dùng đường để bồi dưỡng người lao động...
Đệ tôn trọng nguyên văn của các tác giả là kỹ sư, bác sĩ đã viết dạy như thế!! Theo các tác giả nầy thì…nên ăn như vậy mới đủ dinh dưỡng [áp dụng cho các hộ gia đình phải đi kinh tế mới hồi mới giải phóng]…
Bài viết sau của thầy Ngô Thành Nhân ..đã chỉ ra rằng…ăn gạo lứt muối mè vẫn “đầy đủ” không thiếu chất gì…giúp phần nào giải nghi cho những ai còn thắc mắc về…ăn gạo lứt thiếu chất!!!
Có thể lúc còn đi học, đệ đã được học rồi,..nhưng sau nầy thì “quên” mất!! Không biết ta ăn uống hàng ngày “phải” gồm có những chất gì??? Bài của đệ sưu tầm đã cắt nghĩa một cách khái quát…nó giúp cho đệ hiểu hơn về cách ăn theo PP OHSAWA [không có trái với khoa học]…cũng như hiểu sơ sơ…tác dụng quan trọng của các khoáng chất, các axit amin, v.v…!! Sau nầy đọc những sách TD sẽ hiểu hơn…
Trong bài sưu tầm có nói về chất béo…đệ “mới” hiểu đấy!! Thì ra, khi ta ăn nhiều…đã có dư “calori”, …mà còn ăn dư chất béo thì…chất béo nầy sẽ tích tụ để dành lại trong cơ thể tạo thành “mỡ”…Hèn gì, ngài Aihara mà thấy thực phẩm nào có chất “béo” dù nó có đặc tính Dương đi nữa… thì ngài cho đó là “Âm”, là thức ăn tạo “Axit”,…

Nếu còn file gốc và có thời gian thì nhờ cậu gửi file gốc, đừng gửi file đã cắt giảm kích thước, vì thấy Mod Khatkhaohon có kêu là file scan của cậu rất đen, khó chuyển thành sách điện tử cho mọi người download vì khó đọc.
File gốc thì còn, vì nghe sư huynh nói cũng như trong các sách TD có nói…cuốn sách “Nội Kinh” là cuốn sách hay, pp TD cũng cần học …nên đệ đã lưu lại file gốc..Sư huynh cho đệ biết hộp mail nào mà sư huynh truy cập được, đệ sẽ gửi lại cho…Đệ không rành mấy cái địa chỉ www.yousendit.com lắm, chỉ sợ…đứt nối mạng, cúp điện, v.v…chuyện thường xẩy ra ở thôn quê mà…
Go to the top of the page
 
+Quote Post
BAS
bài Jun 28 2008, 08:27 PM
Bài viết #147


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 411
Gia nhập vào: 13-April 07
Thành viên thứ.: 15



Không ai cà gạo rang thành bột mà nhét vô chân răng cả, nếu làm thế mà có công dụng thì giáo sư Ohsawa vả môn đồ đã phải nhắc đến bài thuốc này lâu lắc rồi chẳng chờ đến tôi phát kiến. Nếu có viêm sưng, chảy mủ, chảy máu răng thì thuốc đặc trị vẫn là dentie và súc miệng bằng nước muối hoặc trà bancha pha muối. Chỉ riêng trường hợp răng đau nhức nhối do lỡ ăn quá lố thực phẩm âm là có thể trị bằng gạo rang, còn cách trị là cứ bốc từng nhúm cho vào miệng mà nhai thành nước thì nuốt xuống, nhai gạo rang kiềm hóa vùng miệng cực nhanh, không tin có thể lấy giấy quỳ ra thử nước bọt trước và sau khi nhai gạo rang, ngoài ra nó là thực phẩm giàu dương tính nên thu hút những chất âm tính bị tồn đọng lại ở chân răng mang đi, do vậy rất có hiệu quả trong trường hợp đau răng do ăn quá đà thực phẩm âm dẫn tới sau đó không nhai cơm lứt được, chỉ có điều lúc khởi đầu cần 1 tý can đảm chịu đau nhức, vì răng đã đau rồi lại còn phải ... nhai whistling.gif Chỉ cần nhai trừ cơm 1 bữa gạo rang kiểu đó là bữa sau có thể ăn cơm lứt bình thường, còn thấy ngon miệng hơn là khác vì nước bọt được cải thiện

Tôi thấy cậu cứ lăn tăn mãi về vấn đề chất kiềm là dương hay âm nên tôi mới đặt câu hỏi đó để cậu hiểu 1 điều là đừng đánh đồng cách phân loại theo điện tích của mấy ông khoa học gia phương tây không biết gì về âm dương đã mầy mò, nghiên cứu, phát minh và đặt ra định nghĩa theo phán đóan riêng vào thang điểm âm dương của thực dưỡng kẻo có ngày loạn óc. Hai cái cây mọc từ 2 gốc khác nhau, dù cành lá có đan vào nhau tý chút cũng không vì thế mà thành 1 cái cây được. Âm và dương ở đây không tính theo điện tích mà mỗi nguyên tử mang theo, nó dựa trên việc đo quang phổ sóng ánh sáng và nhiều đặc tính khác, cái này từ từ đọc và suy ngẫm 3 cuốn triết thuyết Ohsawa và các sách vở khác của tiên sinh sẽ vỡ vạc dần dần. Tôi cũng còn chưa hiểu được 3/10 những gì tiên sinh đã nói. (Mà 3/10 cũng là ước lượng đại thế thôi vì những chỗ không hiểu thì có ý thức được gì đâu mà biết là nhiều hay ít)

Nếu cho cái thứ mà theo cậu là kiềm dương ấy, tức là lượng Na nguyên chất bằng hạt đậu vô miệng thì tiếp đó người đã đủ điên để làm thế sẽ nhập viện và ăn bằng ống thông chớ còn sao nữa, ở đó mà không sao devil.gif

Nếu gửi được bằng yousendit thì rất tiện, vì 1 lần up được 1 file 100Mb, chỉ bấm nút up xong là có thể đi làm việc khác, khỏe cho cậu hơn, còn nếu cậu thấy gửi mail tiện hơn thì gửi vào địa chỉ basara.manga@gmail.com, tôi hay dùng địa chỉ mail này để nhận và lưu file.

Thường thường tôi không nhớ kiến thức nào đã nói trong cuốn sách nào, nhưng nếu cậu dang đọc zen và ý thức về ăn chay của ông Thái Khắc Lễ thì nên đọc kỹ cuốn đó trước, kiến thức trong đó xuất phát từ sự chiêm nghiệm cá nhân rất sâu sắc trong quá trình tác giả tìm hiểu về Thực dưỡng nên rất cô đọng, súc tích, đọc cuốn đó rồi đọc các sách vở khác của tiên sinh Ohsawa sẽ thấy dễ hiểu hơn
Go to the top of the page
 
+Quote Post
huynhdoan2000
bài Jun 30 2008, 01:01 PM
Bài viết #148


Hội viên năng động
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,189
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203



Chỉ riêng trường hợp răng đau nhức nhối do lỡ ăn quá lố thực phẩm âm là có thể trị bằng gạo rang, còn cách trị là cứ bốc từng nhúm cho vào miệng mà nhai thành nước thì nuốt xuống, nhai gạo rang kiềm hóa vùng miệng cực nhanh, không tin có thể lấy giấy quỳ ra thử nước bọt trước và sau khi nhai gạo rang, ngoài ra nó là thực phẩm giàu dương tính nên thu hút những chất âm tính bị tồn đọng lại ở chân răng mang đi, do vậy rất có hiệu quả trong trường hợp đau răng do ăn quá đà thực phẩm âm
Cái chiêu nầy…bái phục sư huynh sát đất!!!
Đệ bây giờ [ sau năm tháng theo TD] còn bị hai cái “gút mắt” [ đệ không nhắc đến từ “Đệ còn bệnh…”…gì gì nữa đâu]. Hai cái gút mắt đó là :
--- Răng bị đau
--- Bụng dưới còn lăng quăng, lợn quợn, có khi đau,…
Tất cả do…đệ ăn “thêm” các món Âm [ như đậu phọng muối, bột ngũ cốc, bột đậu nành,….do ở ngoài làm…v.v…]. Đệ đang “mày mò” ăn ra thử…quả thật, không dễ chút nào!!! Chỉ mới ăn ra thêm chút đỉnh ..mà đã bị…một đau răng, hai đau bụng!!!
Sư huynh dạy phần đau răng thì đệ “biết nghề” rồi. Thế còn đau bụng? Dủng những chiêu gì? Đắp nước gừng nóng hay..v.v…Đệ đau bữa trước qua bữa sau thì hết,hoặc nằm nghỉ một hồi cũng hết, đi cầu, đi tiểu bình thường….Chắc là đệ “chưa” thể ăn ra được????
Đệ có đọc mấy câu của sư phụ “trích đọan”:
-- Hạnh phúc thay những kẻ luôn đói khát!
--- Ăn ít, uống ít, ngủ ít cũng là cách Dương hóa cơ thể!
---PP số 7 là Âm Dương quân bình, nhưng ta nên ăn theo số 6 cho nó Dương trội hơn, để làm cho cơ thể trở thành Dương mau lên hơn.
--- Người lớn tuổi, người già bắt đầu trải qua một quá trình Âm hóa từ từ, và chết là sự Âm hóa hoàn toàn!!Bởi vậy người già, người lớn tuổi rất cần Dương hóa cơ thể.
…thấy hay quá!!!
Sư huynh kính!
Đọc những bài tư vấn của sư huynh có nói về “Khí”…đệ thấy nó “quan trọng” ghê! Người ăn gạo lứt muối mè mà không “vận khí” cho nó xuống đan điền hay xuống chân thì…có những bệnh khó lành!
Chỉ sau nầy đệ mới “ngộ” đấy! Chỉ đơn giản là…thở bằng bụng dưới, cái phổi trên giữ bất động!
Đệ có thằng em bị bệnh gan, đệ khuyên nó ăn gạo lứt muối mè, nó lắc đầu bảo: “Ăn gạo lứt muối mè, khi có bệnh như đứt tay chảy máu đơn giản thôi…cũng phải …ĐI BÁC SĨ.. thì…làm sao ăn được?”
Đệ cứng họng, không biết trả lời sao!! Đệ nghĩ câu nó nói chắc là của mấy ông bác sĩ nói quá?!
Tôi thấy cậu cứ lăn tăn mãi về vấn đề chất kiềm là dương hay âm nên tôi mới đặt câu hỏi đó để cậu hiểu 1 điều là đừng đánh đồng cách phân loại theo điện tích của mấy ông khoa học gia phương tây không biết gì về âm dương đã mầy mò, nghiên cứu, phát minh và đặt ra định nghĩa theo phán đóan riêng vào thang điểm âm dương của thực dưỡng kẻo có ngày loạn óc.
Đệ không có theo mấy ông khoa học tây phương đâu…Chỉ vỉ đọc cuốn sách “Cẩm nang thực dưỡng” Axit và Kiềm của ngài Aihara nên….đệ “điên” cái đầu! Và thú thật với sư huynh…các sách dịch về TD…không biết dịch xong mấy ngài dịch đó có “rà” xem lại và cho bảng đính chính các chữ in sai như các sách xưa không nhỉ?

từ từ đọc và suy ngẫm 3 cuốn triết thuyết Ohsawa và các sách vở khác của tiên sinh sẽ vỡ vạc dần dần.
Đệ có thể gửi qua bưu điện nhờ mua các sách ở ngoài tiệm sư phụ không? [Gửi vào nhà người quen ở TP HCM]. Cách thức ra sao? Giá tiền sách lấy bên trang của bạn Vy dương hay có thêm bớt gì không? Cộng cước phí ra sao? Nhờ sư huynh và sư phụ cho biết cách thức! Hoặc là các sách của tiệm sư phụ có, ở TP HCM chỗ nào có bán đầy đủ nhất?
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jun 30 2008, 03:37 PM
Bài viết #149


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,987
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Cậu nên uống một đợt viên nang phục hồi sinh lực đi, nó sẽ kiện toàn lục phủ ngũ tạng, có hai loại người:
Một là loại cần "công phạt": ăn số 7 hay nhịn ăn một loại cần bổ vào: cậu nên phải bổ vào cho khoẻ và quân bình, vì tạng của cậu chắc là do tiên thiên bất túc từ nhỏ... tạng này cần phải "nương tay" bằng những cách thức bổ dương và cả bổ âm nữa.

Hiện nay có một số người ăn số 7 bị thất bại và họ tư vấn tôi, tôi thường khuyên họ ăn số 6 và uống thêm viên nang phục hồi sinh lực, hoá ra họ bị ức chế, họ tươi tắn lại và quân bình lại nhanh lắm...

Ông Ngô Ánh Tuyết bảo với tôi là tư tưởng của mấy "cha" số 7 khá cực đoan vì do cách ăn của họ, hi, và thời nay không ai đem số 7 dòng dã ra mà chuyển hoá cuộc sống... nếu nhìn vào mấy người số 7 chắc ngành TD sẽ còn lẹt đẹt thêm nhiều năm nữa.

Tuy nói thế nhưng bản thân tớ chỉ thích ăn số 7 hay số 6 đấy nhá, ăn như thế đầu óc tỉnh táo quân bình hơn những lúc ăn mất quân bình.

Và tớ thấy mấy tay Td đến đích sống vui nhanh hơn các phương tiện thiện xảo khác nữa đấy.

Khi ăn cơm lứt là ta đã tự động ăn ít như thế là ta đã tiết kiệm được thóc gạo...
Mua sách Thực dưỡng đầy đủ hiện nay cần tìm ở chỗ tớ và chỗ anh Ba trong Sài Gòn đã đưa địa chỉ lên mạng...
Tuy nhiên quyển Triết thuyết Ohsawa 3 tập hiện đang có ở nhà tớ.
Gửi tiền vào tài khoản là tốt nhất, gửi sách qua bưu điện tại nhà giá 3 tập là 65.000 đ.
Muốn gửi thì nhớ ghi họ tên và địa chỉ.
Bộ sách này đáng đọc lắm, tớ đã chép tay cả 3 tập và cách đây chừng 15 - 20 năm tớ đã cho chế bản vi tính, sách phô tô.
Chúc vui an lành.

Đừng khen ngợi không đúng: đôi khi lời của tớ là do kết quả thiền quán tâm và niệm Ân Đức Phật nó sinh ra loại trí tuệ đó, đôi khi chỉ là lặp lại lời của người khác mà thôi.
banana.gif

Mỗi khi có biến chỉ cần ăn ít, nhịn ăn và cầu nguyện, thêm: sám hối nữa thì tốt lắm.
Mỗi lần vấp là một lần bớt dại ...
Bụng hay lâm râm đau có khi tại cả việc tiêu hoá yếu, nếu thế thì nên dùng thêm mật ong và nghệ thử xem.

Mật ong cực âm nhưng nghệ lại dương, dùng chung có ích lợi cho sức khoẻ vì theo "A xít và Kiềm" mật ong có các thành phần dinh dưỡng ngang máu người chỉ tội nó cực âm cho nên dùng có liều lượng.
Vì cậu là nam chứ là nữ thì nên dùng bài ngâm mông thì tốt lắm.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
huynhdoan2000
bài Jul 1 2008, 06:47 AM
Bài viết #150


Hội viên năng động
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,189
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203



Cậu nên uống một đợt viên nang phục hồi sinh lực đi, nó sẽ kiện toàn lục phủ ngũ tạng,
Chào sư phụ!!
Giá 1 hộp viên nang phục hồi sinh lực hay còn gọi là viên nang hồi xuân là 675,000 vnd...có phải không? Một đợt là phải mua mấy hộp? Trong hộp đó có mấy viên? Mỗi ngày dùng mấy viên? Xin sư phụ hướng dẫn thêm!
có hai loại người:
Một là loại cần "công phạt": ăn số 7 hay nhịn ăn một loại cần bổ vào: cậu nên phải bổ vào cho khoẻ và quân bình, vì tạng của cậu chắc là do tiên thiên bất túc từ nhỏ... tạng này cần phải "nương tay" bằng những cách thức bổ dương và cả bổ âm nữa.

Hoan hô sư phụ!!! Sư phụ nói câu nầy quả là "đả ngộ" đệ tử nhiều lắm!!Đệ tử đúng là tiên thiên bất túc từ nhỏ...[thể chất ốm yếu,răng cỏ hư nhiều, lại ăn chay, ăn đường, trái cây, uống nước ngọt,ít lao động chân tay,làm việc trí óc nhiều mà không nghĩ ngơi,thường thức khuya,...]
Sư phụ kính,có những điều mà nếu sư phụ và sư huynh không nói ra thì...chắc không có quyển sách nào nói tới!!! Kẻ hậu lai sẽ có nhiều ích lợi từ những lời dạy của sư phụ và sư huynh! Có câu "Phật hóa hữu duyên nhân"...ở đây thì "Có những người sẽ được lành mạnh nhờ trang web nầy"

Hiện nay có một số người ăn số 7 bị thất bại và họ tư vấn tôi, tôi thường khuyên họ ăn số 6 và uống thêm viên nang phục hồi sinh lực, hoá ra họ bị ức chế, họ tươi tắn lại và quân bình lại nhanh lắm...
Sư phụ có thể tiết lộ sơ sơ...cái viên nang đó có những gì trong đó không? Nhân sâm? Linh Chi?
Ông Ngô Ánh Tuyết bảo với tôi là tư tưởng của mấy "cha" số 7 khá cực đoan vì do cách ăn của họ, hi, và thời nay không ai đem số 7 dòng dã ra mà chuyển hoá cuộc sống... nếu nhìn vào mấy người số 7 chắc ngành TD sẽ còn lẹt đẹt thêm nhiều năm nữa.
Theo đệ tử, một phần cũng vì gạo lứt đời nay đã "biến đổi" gen ít nhiều rồi!Sư phụ kính, gạo lứt thường là mới làm.. ăn tốt hay gạo lứt để lâu.. ăn tốt? Gạo để lâu có mối mọt , gạn lọc ra...ăn có tốt không? Gạo lứt chà rồi, chưa ăn, có thể để lâu mấy tháng không hư?
Phải công nhận là...nhờ mấy món TD [chắc phần lớn do sư phụ phát minh quá!]..đã giúp người ăn OHSAWA "vững bước" trên con đường thiên lý [nam là 8 năm, nữ là 7 năm]..Chứ ăn có một thứ gạo lứt muối mè...coi bộ không bền! [Ít ra là nói đệ tử đấy!]

Tuy nói thế nhưng bản thân tớ chỉ thích ăn số 7 hay số 6 đấy nhá, ăn như thế đầu óc tỉnh táo quân bình hơn những lúc ăn mất quân bình.
Đệ tử biết chứ!! Người ăn số 7, hoặc 6 lâu năm...thì "Tập sở thành chủng"!!! Đệ tử còn biết...chỉ cần sư phụ ăn một muỗng đường, hoặc uống 1 chai cocacola...là ôm bụng lăn quay??!! Âu đó cũng là cái "nghiệp báo" của người chuyên TD!!! Họ không thể ăn cái gì khác...mà có dụ dỗ hoặc đe dọa...họ cũng không ăn!! Họ đã hòa nhập vào dòng xoắn trôn ốc của Vô Song Nguyên Lý...Người khổ hạnh nhất cũng là người hạnh phúc nhất!!


Khi ăn cơm lứt là ta đã tự động ăn ít như thế là ta đã tiết kiệm được thóc gạo...
Đệ tử bổ sung thêm...ăn ít còn làm cho thằng dạ dày, thằng ruột..."nhàn hạ" , phục hồi sinh lực,....
Mua sách Thực dưỡng đầy đủ hiện nay cần tìm ở chỗ tớ và chỗ anh Ba trong Sài Gòn đã đưa địa chỉ lên mạng...
Tuy nhiên quyển Triết thuyết Ohsawa 3 tập hiện đang có ở nhà tớ.
Gửi tiền vào tài khoản là tốt nhất, gửi sách qua bưu điện tại nhà giá 3 tập là 65.000 đ.


Sư phụ kính...
Muốn mua sách [mua ở nhà sư phụ cho chắc ăn...là có!]...thì trước hết đệ tử chuyển khoản theo số tài khoản 0021001218038 [không không hai một,không không một hai,một tám không ba tám],vietcombank,Phạm Thị Ngọc Trâm...rồi nhắn tin cho sư phụ trên diễn đàn hay trên điện thoại di động? Số mấy? và sau đó ghi tên sách,ghi địa chỉ nơi nhận [ở TP HCM]...Ghi tên sách... chắc phải ghi trên diễn đàn rồi??!!Sư phụ gửi khoảng nửa tháng sau là tới...Có phải vậy không?
Đừng khen ngợi không đúng: đôi khi lời của tớ là do kết quả thiền quán tâm và niệm Ân Đức Phật nó sinh ra loại trí tuệ đó, đôi khi chỉ là lặp lại lời của người khác mà thôi
Sư phụ quá khiêm nhường!!
Phận đệ tử thì lúc nào cũng "kính" sư phụ
Còn sư phụ thì không nên "khen" đệ tử...vì tổ OHSAWA có nói :" Người nào mà tổ mắng suốt ngày thì...người đó nên việc"!!!
Đúng là "Âm cực sinh Dương"!!!
Mỗi khi có biến chỉ cần ăn ít, nhịn ăn và cầu nguyện, thêm: sám hối nữa thì tốt lắm.
Mỗi lần vấp là một lần bớt dại ...

Đây là một "ngoại khoa" trị bách bệnh độc đáo!!
Bụng hay lâm râm đau có khi tại cả việc tiêu hoá yếu, nếu thế thì nên dùng thêm mật ong và nghệ thử xem.

Mật ong cực âm nhưng nghệ lại dương, dùng chung có ích lợi cho sức khoẻ vì theo "A xít và Kiềm" mật ong có các thành phần dinh dưỡng ngang máu người chỉ tội nó cực âm cho nên dùng có liều lượng.
Vì cậu là nam chứ là nữ thì nên dùng bài ngâm mông thì tốt lắm.

Sư phụ dạy cái nầy...thôi rồi...quá hay!!!
Đệ tử cứ đinh ninh...ăn TD không được uống thuốc gì cả, kể cả thuốc nam đơn sơ, cây nhà lá vườn???
Thì ra, ta có thể "châm chế" chút đỉnh thuốc thảo mộc!!
Mấy cái vụ thuốc nầy thì...nhà đệ tử có sách nhiều lắm...Có môn thuốc Trường Sinh làm từ hai món : Đậu đen và lá cây dâu tầm ăn...Môn thuốc tịch cốc làm bằng đậu đen và mè gì gì đó...nhịn ăn vài tháng như thường, vẫn khỏe mạnh [nói theo sách đấy]...
Go to the top of the page
 
+Quote Post

91 Trang V  « < 13 14 15 16 17 > » 
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 19th April 2024 - 12:53 PM