IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> SƯ RỖNG QUÁN TÂM
Thelast
bài Mar 25 2007, 10:32 AM
Bài viết #1


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Vào thời Ðức Phật có vị tỳ khưu tên Tuccho Pothila. Ðại Ðức Pothila rất thông minh, thấu suốt nằm lòng kinh điển. Ngài có đến mười tám ngôi chùa và được xem là một Pháp Sư lỗi lạc, khét tiếng đến nỗi mọi người đều tôn sùng kỉnh mộ. Khi nghe đến danh Ðại Ðức "Tuccho Pothila" ai cũng thán phục. Họ kính nể đến độ không dám hỏi thăm xem Sư dạy những gì. Vào thời Ðức Phật, Ðại Ðức Tuccho Pothila quả thật là vị Pháp Sư lừng danh khét tiếng về pháp học.

Ngày nọ Ðại Ðức đến hầu Phật. Trong khi Sư đảnh lễ thì Ðức Thế Tôn hỏi,"À, con mới đến đó phải không, Ðại Ðức Kinh Ðiển Rỗng Tuếch?"... Ngài chỉ nói như vậy! rồi hỏi thăm điều nầy điều nọ. Ðến khi bái từ, Sư đảnh lễ ra về thì Ðức Phật hỏi, "À, bây giờ con đi về phải không, Ðại Ðức Kinh Ðiển Rỗng Tuếch?" ... Ðức Phật chỉ nói bấy nhiêu. Lúc Ðại Ðức Tuccho Pothila đến, Ngài hỏi, "À, con đến đó phải không, Ðại Ðức Kinh Ðiển Rỗng Tuếch?" Lúc Sư về Ðức Phật hỏi, "À, bây giờ con đi về phải không, Ðại Ðức Kinh Ðiển Rỗng Tuếch?" Ðức Phật không giải thích dài dòng mà chỉ nói vắn tắt như thế. Tỳ Khưu Tuccho Pothila là một đạo sư thông minh. Sư tự nghĩ, "Tại sao Ðức Phật nói như vậy? Ý Ngài muốn nói gì?" Sư nghĩ đi nghĩ lại, suy gẫm cặn kẽ và ôn lại tất cả những gì đã được học, cho đến khi nhận thức rằng ... "Ồ, những lời dạy của Ðức Phật quả thật rất đúng -- Ðại Ðức Kinh Ðiển Rỗng Tuếch -- một nhà sư chỉ có học mà không bao giờ thực hành." Khi nhìn trở lại vào bên trong và quán xét tâm mình Sư thấy rằng thật sự quả không có gì khác biệt với người tại gia cư sĩ. Sư cũng có những nguyện vọng giống như những gì mà người cư sĩ ước nguyện, cũng thích thú với những gì người cư sĩ thích thú. Không có gì thật sự là "sa-môn" [*] bên trong Sư. Không có một đức độ thâm sâu nào khả dĩ đặt mình vững chắc trên Con Ðường và đưa đến trạng thái thật sự an lành tịch tĩnh.

----------------------
[*] "Sa-môn" -- phiên âm từ chữ "samana", có nghĩa là người xuất gia, người đã từ khước mọi thích thú trần tục, người mong tìm trạng thái thanh bình an lạc.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Mar 25 2007, 10:32 AM
Bài viết #2


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Nghĩ vậy Ðại Ðức Tuccho Pothila quyết định đi vào pháp hành... nhưng không thể học ở đâu được. Tất cả những vị Thiền Sư mà Ngài tìm đến đều đã là những đệ tử của Sư trước kia. Họ không dám nhận Sư làm đệ tử để dạy pháp hành. Thông thường, khi gặp lại thầy cũ người ta rụt rè e ngại và trịnh trọng tôn kính, không dám ăn nói tự nhiên. Vì thế không ai dám nhận Sư làm đệ tử. Sư vốn học rộng, kiến thức uyên thâm, do đó không ai dám đứng ra nhận làm thầy để giáo huấn hay chỉ dạy.

Sau cùng, Sư đến gặp một thầy sa-di trẻ tuổi mà đã chứng ngộ Ðạo Quả và xin được thọ giáo. Thầy sa-di bảo, "Ðược, chắc chắn là Sư Huynh có thể học pháp hành với tôi ... nếu thật sự quyết tâm muốn hành. Nhưng nếu không thực lòng muốn hành thì tôi sẽ không nhận." Ðại Ðức Tuccho Pothila phát nguyện xin trọn đời làm đệ tử thầy sa-di.

Thầy sa-di bảo Tỳ Khưu Tuccho Pothila đắp hết y vào. Khi Sư đắp hết y ngay ngắn chỉnh tề thì Thầy sa-di chỉ một cái đìa nước bùn đục ngầu gần đó và bảo, "Ðược rồi, bây giờ Sư hãy chạy xuống cái đìa kia. Nếu tôi không bảo dừng lại thì Sư chớ nên dừng. Nếu tôi không bảo Sư lên thì chớ lên. Ðược rồi ... hãy chạy đi!"

Lúc bấy giờ Ðại Ðức Tuccho Pothila, trong bộ tam y tiêm tất chỉnh tề, chạy nhào thẳng xuống cái đìa sình lầy ... lội lủm ba, lủm bủm. Thầy sa-di không bảo Sư dừng, và như vậy Sư tiếp tục chạy cho đến khi mình mẩy lấm lem cả bùn sình. Sau cùng Thầy sa-di bảo, "Ðược rồi, bây giờ Sư có thể dừng lại" ... và Sư dừng ... "Ðược rồi, Sư hãy lên bờ!" ... và Sư bước lên.

Ðiều nầy rõ ràng chứng tỏ rằng Ðại Ðức Tuccho Pothila đã bỏ hẳn niềm hãnh diện cá nhân, không còn tự ái, và đã sẵn sàng thọ lãnh giáo huấn. Là một Pháp Sư lừng danh, nếu Sư không sẵn sàng để học ắt không riu ríu tuân lệnh một thầy sa-di trẻ tuổi, nhảy xuống đìa bùn sình và nước đục. Nhưng Sư đã chấp nhận làm như vậy. Thầy sa-di biết rằng Ðại Ðức Tuccho Pothila đã quyết tâm muốn học pháp hành.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Mar 25 2007, 10:35 AM
Bài viết #3


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Khi Ðại Ðức Tuccho Pothila lên bờ thầy sa-di bắt đầu dạy. Thầy dạy Sư quán sát trần cảnh; hay biết cái tâm và hay biết trần cảnh. Thầy sa-di lấy thí dụ người kia cố bắt cho được một con rắn mối đã chạy vào gò mối. Gò mối có sáu lỗ. Nếu con rắn mối chạy vào đó thì làm sao bắt nó? Phải đóng kín năm lỗ, gài lại cẩn thận, và chỉ chừa một lỗ để trống. Thế rồi ta ngồi ngay trước cái lỗ để trống ấy mà canh chừng. Khi rắn mối chạy ra ta có thể lập tức bắt nó. Quán sát cái tâm cũng dường thế ấy. Ðóng hẳn lại mắt, tai, mũi, lưỡi và thân, chỉ chừa cái tâm. "Ðóng lại" mắt, tai, mũi, lưỡi và thân có nghĩa là kềm chế và trấn tỉnh, ngừng nghỉ các giác quan, chỉ theo dõi và quan sát tâm.

Hành thiền cũng y như rình bắt con rắn mối. Có trí nhớ, ghi nhận hơi thở là niệm, sati. Sati, niệm, là đặc tính của trí nhớ, như khi hỏi, "Ta đang làm gì đây?", Sampajanna, là hay biết, "Hiện giờ ta đang làm việc nầy, việc nọ". Ta quan sát hơi thở-ra-thở-vào với tâm chú niệm, sati, và sampajanna, hay biết rõ ràng mình đang làm gì.

Ðặc tính của sự ghi nhận, hay niệm, là cái gì phát sanh trong tâm chớ không phải cái gì có thể học được ở nơi nào khác. Hay biết những cảm giác phát sanh. Lúc bấy giờ có lẽ tâm không mấy tích cực hoạt động và một cảm giác phát sanh ... Ðó! Ðó là một cảm giác. Sati, tâm chú niệm, cùng đi chung với những cảm giác ấy. Như vậy có sati, có trí nhớ, ghi nhận rằng, "Tôi sẽ nói", "Tôi sẽ làm", "Tôi sẽ đến", "Tôi sẽ đi", Tôi sẽ ngồi" v.v... Ðó là sati, trí nhớ hay niệm. Sampajanna là sự hay biết rằng, "Hiện giờ tôi đang đi", "Tôi đang ngồi", "Tôi đang nằm", "Tôi đang kinh nghiệm một trạng thái tâm nào đó". Với hai yếu tố -- sati, niệm và sampajanna, tự hay biết trong khi chú niệm -- ta sẽ có thể hay biết hoạt động của tâm trong khoảnh khắc hiện tại. Khi tâm tiếp thọ một cảm giác và phản ứng như thế nào, ta sẽ hay biết.

Cái gì hay biết cảm giác được gọi là "tâm", citta. Cảm giác (àramana) là cái gì "lẻn nhập vào" tâm. Thí dụ như có tiếng động, của một bàn bào điện chẳng hạn. Tiếng động ấy lọt xuyên qua tai và nhập thẳng vào bên trong. Tâm hay biết rằng đó là tiếng động của một bàn bào điện. Cái gì hay biết tiếng động ấy là "tâm" (citta).


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Mar 25 2007, 10:36 AM
Bài viết #4


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Cái tâm hay biết tiếng động ấy vẫn còn thô thiển. Ðó chỉ là cái tâm hằng ngày. Có lẽ ta nghe tiếng động của bàn bào và trạng thái khó chịu phát sanh bên trong "con người hay biết" ấy. Phải cố gắng rèn luyện "con người hay biết" để nó trở thành "con người hiểu biết đúng theo thực tại, đúng chân lý", buddho, giác. Nếu không hiểu biết rõ ràng đúng theo chân lý ắt có thể ta sẽ khó chịu khi nghe tiếng động của người khác, của xe cộ, của bàn bào điện, hay của bất luận gì khác. Ðó chỉ là cái tâm bình thường, hay biết trạng thái khó chịu. Nó hiểu biết theo lối diễn dịch của chúng ta, không phải đúng theo thực tại, không đúng theo chân lý. Ta phải rèn luyện tâm để hiểu biết với nànadassana, năng lực của tâm vi tế, tuệ tri kiến, hiểu biết rằng tiếng động của bàn bào điện chỉ giản dị là tiếng động. Nếu ta không dính mắc vào đó nó sẽ không làm cho ta khó chịu chút nào. Tiếng động phát sanh, và ta chỉ giản dị hay biết rằng có tiếng động. Như vậy là thật sự hiểu biết sự phát sanh của trần cảnh. Nếu ta có trau giồi và phát triển giác tánh, Buddho, nếu ta thấu triệt tận tường tiếng động của bàn bào, thì tiếng động ấy không khuấy rầy ta. Nó chỉ phát sanh do những gì khác tạo duyên. Tiếng động không phải là một chúng sanh, một cá thể, một tự ngã, một "chúng ta" hay một "chúng nó". Chỉ là tiếng động. Nó sẽ thoáng qua nếu tâm ta buông bỏ, không dính mắc với nó.

Nếu hiểu biết như vậy, sự hiểu biết nầy được gọi là buddho, giác. Ðó là sự thấu triệt thâm sâu, rõ ràng, tường tận, hiểu biết sự thật, hiểu biết chân lý. Chúng ta có thể để yên cho tiếng động đi theo con đường của nó. Nó sẽ không khuấy động nếu ta không dính mắc hay bám níu vào và nghĩ rằng, "ồ, ta rất bực mình với tiếng động nầy. Ta không muốn nghe người khác nói chuyện như thế. Ta không thích nghe những tiếng động như thế." Nghĩ vậy ắt phiền não phát sanh. Ðó chính là nguyên nhân sanh phiền não, đau khổ. Nguyên nhân tạo đau khổ là gì? Là ta không thông hiểu tận tường thực chất của vấn đề, vì ta không có phát triển tâm giác tỉnh, buddho, ta chưa sáng suốt thấu triệt, chưa giác ngộ, chưa hay biết kịp thời. Tâm của ta chỉ là cái tâm thô thiển, chưa được thanh lọc. Một cái tâm chưa thật sự hữu dụng.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Mar 25 2007, 10:39 AM
Bài viết #5


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Do đó Ðức Phật dạy ta rèn luyện tâm, làm cho nó trở nên dũng mãnh. Luyện tâm, làm cho tâm trở nên cường tráng cũng giống như rèn luyện, làm cho thân trở nên cường tráng. Nhưng đường lối rèn luyện có khác. Trong phương pháp luyện thân -- thể dục -- ta phải di chuyển, vận động, đấm bóp, thoa xát thân, phải co vào duỗi ra, chạy nhảy buổi sáng, buổi chiều v.v... Ðó là luyện thân. Do sự luyện tập như vậy thân trở nên mạnh khoẻ lanh lẹ hơn và bộ hô hấp cũng như bộ thần kinh sẽ hoạt động tốt đẹp, hơn là nếu ta không tập luyện.

Trong pháp luyện tâm, ta không làm cho tâm di chuyển hay vận động mà cố gắng kềm chế, không để cho nó chạy nhảy lăng xăng, mà đem nó về trạng thái an nghỉ. Thí dụ như khi định tâm, samàdhi, chúng ta chọn một đề mục (cũng được gọi là công án) như hơi thở-ra-thở-vào làm căn bản.

Hơi thở-ra-thở-vào sẽ là điểm tập trung sự chú ý và tâm quán sát của ta. Ta ghi nhận hơi thở. Ghi nhận có nghĩa là theo dõi một cách hay biết, ghi nhận hơi thở vào, hơi thở ra, ghi nhận nhịp ra vào của hơi thở. Ta đặt sự hay biết trong hơi thở và theo dõi diễn tiến ra vào tự nhiên của hơi thở, không lưu tâm đến bất luận gì khác. Tâm ta sẽ có nhiều năng lực hơn bởi vì nó chỉ gom vào một đề mục duy nhất. Nếu để tâm suy nghĩ, chạy theo điều nầy vật nọ, sự chú tâm ắt sẽ có nhiều đối tượng khác nhau, tâm không thống nhất, không tập trung, luôn luôn di động mà không dừng lại.

Nói rằng tâm dừng lại có nghĩa là ta cảm giác như nó ngưng lại, không chạy nhảy quanh quẩn đầu nầy đầu kia. Giống như có một con dao bén. Nếu ta không thận trọng, dùng dao để chặt, cắt, một cách bừa bãi bất luận gạch đá hay cây cỏ, bất cứ gì, thì con dao ắt mau chóng trở nên cùn mòn. Ta phải chọn vật nào mà dao có thể cắt được, và dùng nó một cách hữu ích.

Tâm ta cũng vậy. Nếu để cho tâm phóng dật, chạy theo tư tưởng nầy hay thọ cảm nọ, những tư tưởng và thọ cảm không có giá trị và không hữu ích, tâm sẽ trở nên suy nhược bởi không có cơ hội để an nghỉ. Nếu tâm không có năng lực, trí tuệ ắt không phát sanh. Không có tâm lực ắt tâm không định.

Nếu tâm không dừng lại thì ta không thể tri giác trần cảnh một cách rõ ràng. Hiểu biết rằng tâm là tâm, trần cảnh là trần cảnh, là cội rễ từ đó Phật Giáo mới có thể đâm chồi nở mọng và trưởng thành lớn mạnh. Ðó là trung tâm, nòng cốt của Phật Giáo.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Mar 25 2007, 10:40 AM
Bài viết #6


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Chúng ta phải trau giồi, phát triển tâm. Phải trau giồi tâm vắng lặng (samatha) và phát triển tuệ minh sát (vipassanà) . Phải rèn luyện cho cái tâm ấy thu thúc trong giới luật và trí tuệ (sìla-dhamma) bằng cách làm cho tâm dừng lại, trí tuệ phát sanh, và thấu triệt chân lý của nó.

Trong thực tế, con người chúng ta, cách mà chúng ta hành động, cách mà chúng ta sống, bẩm tánh và tác phong của chúng ta, tất cả những điều ấy thật sự không có gì khác hơn là một đứa trẻ. Em bé không biết gì hết. Nếu người lớn theo dõi quan sát những hoạt động của em, sẽ thấy rằng cách em chơi đùa và chạy nhảy quanh quẩn hình như không có mục tiêu. Nếu không được rèn luyện, tâm của ta cũng như đứa bé. Ta nói mà không hay biết và hành động mà không có trí tuệ. Ta có thể thoái hóa, trở nên thấp hèn hư xấu hơn mà không biết. Em bé không hiểu biết, nó chỉ đùa giỡn như những trẻ em khác. Cái tâm không hiểu biết của ta cũng dường thế ấy.

Vì lẽ ấy phải rèn luyện tâm. Ðức Phật đã dạy phải luyện tâm và tu tập như thế nào. Mặc dầu ta có thể hộ trì, dưỡng nuôi Phật Giáo bằng cách cúng dường bốn vật dụng cần thiết, nhưng đó chỉ là lớp mặt bề ngoài, chỉ là cái "vỏ", hoặc lớp "cây mềm", không phải lõi cây. Dưỡng nuôi Phật Giáo là tu tập, rèn luyện hành động, lời nói và tư tưởng theo đúng giáo huấn của Ðức Phật. Và chính công phu rèn luyện nầy sẽ đưa đến những hậu quả rất thâm sâu. Nếu chúng ta ngay thẳng và thành thật, nếu chúng ta có giới đức trang nghiêm và trí tuệ minh mẫn, pháp hành của chúng ta sẽ mang lại lợi ích phong phú dồi dào trong tương lai. Sẽ không có lý do nào để ganh tỵ hay tranh chấp. Ðạo pháp dạy ta như vậy. Hãy thông hiểu rằng đạo Phật là vậy.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Mar 25 2007, 10:42 AM
Bài viết #7


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Nếu chúng ta chỉ thọ giới để làm một việc thích hợp với tập tục cổ truyền thì dầu vị Sư truyền giới có dạy đúng theo chân lý, ta vẫn còn thiếu sót trong sự thực hành. Ta có thể lặp lại đầy đủ những lời Sư dạy và có thể học hỏi, nghiên cứu những lời ấy, nhưng còn phải thực hành mới thật sự hiểu biết. Nếu không có pháp hành, patipatipùjà, sự thiếu sót nầy có thể mang lại hậu quả là trong nhiều kiếp sống tương lai ta không thấu hiểu Phật, Pháp, Tăng (Buddha, Dhamma, Sangha) một cách thâm sâu. Hoặc nữa, có thể giản dị nói rằng thiếu pháp hành ta không biết gì về tính chất thật sự của đạo Phật. Cũng như ta có một trái cây để làm giống mà người ta nói là rất ngon, rất ngọt và rất thơm. Nhưng khi gieo nó xuống, cây mọc, hoa trổ, thì ta không thưởng thức mùi thơm của hoa, và khi trái chín thì ta không thưởng thức những vị ngọt, thơm của trái. Ta không ngửi mùi thơm của hoa và không ăn trái. Như vậy thì cái trái để làm giống kia không đem lại nhiều lợi ích cho ta. Dầu giống trái cây nầy có tốt, có quý đến đâu nếu ta không nếm, không ăn, thì vẫn không biết hương vị của nó. Phật Giáo cũng vậy. Nếu không suy gẫm ắt ta không thông hiểu ý nghĩa của pháp bố thí (dàna), trì giới (sìla), hay hành thiền (bhàvanà).

Vì thế, thực hành cũng như chìa khóa, cái chìa khóa của pháp hành thiền. Nếu ta có đúng cái chìa khóa trong tay, dầu ổ khóa có chặt chẽ như thế nào, với cái chìa của nó ta sẽ mở ra dễ dàng. Nếu không có đúng cái chìa của ổ khóa thì không thể mở. Dầu vật gì cất để phía trong có quý giá đến đâu ta cũng không thể lấy. Vì lẽ ấy Ðức Phật dạy ta nên học hỏi, nghiên cứu và hiểu biết những điều ấy.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài May 3 2007, 06:53 AM
Bài viết #8


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,024
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Long à,
Em tìm quyển sách của sư Hộ Pháp do nhà xuất bản tôn giáo in "Thực hành pháp hành thiền tuệ" mà chữa lại một số từ ngữ trong phần em trích dẫn trên, vị sư nào đó dịch chuyện Kinh này đã dùng ngôn ngữ địa phương, e đọc không được "phổ thông" lắm.
Ví dụ: nếu là nhà thơ, hay nhà chuyển ngữ sành điệu thì dùng từ: Đức Phật nói: "Đại Đức Potila rỗng tuếch ngồi đó"... "Đại Đức Potila rỗng tuếch đi rồi"... , thì nghe nó "thâm nhập sâu sắc" hơn... Rồi còn: người bắc gọi là "ao", thì người nam gọi là "đìa", e rằng người nào chưa tiếp xúc và ở Miền Nam lần nào chả hiểu đìa là gì?

Ngữ điệu trong văn cú quan trọng lắm em à, văn dĩ tải đạo mà.

Chị nghe kể là Đức Phật có giọng nói hay như con chim Ca Lăng Tần Già... mà đệ tử Phật lại dịch Kinh Phật đọc thầm lên nghe nó cứ chủng chẳng thế nào... thì ...
Nếu là người nhạy cảm trong ngôn ngữ họ sẽ tìm từ thích hợp để "tải đạo" làm sao cho người đọc nghe nó mượt mà hồn vía... thì nó thấm sâu hơn...
Nếu chị thích thì sẽ có nhiều người hơn thích đấy.

Có lẽ chị liên hệ các sư làm sách, sẽ đưa các quyển đã in lên mạng... không biết có nhóm nào làm chưa?
Như quyển "tỉm hiểu pháp hành niệm thọ" của ngài Goenka chẳng hạn...
Hiện nay tại chùa Nguyên Thuỷ sắp mở khoá tu của ngài Goenka mà thầy Tâm Hạnh - một vị thầy nổi tiếng dạy ở các trường Đại học Phật giáo tại thành phố Hồ Chí Minh không hề biết... báo Giác Ngộ không đưa tin cho đại chúng kịp thời để nhiều người được hưởng lợi ích hay sao?

Đúng ra chị nghĩ những chuyện như thế này phải hàng ngàn hàng vạn người biết mới phải.

Chị sẽ đưa dần những sự kiện quan trọng này lên diễn đàn đấy.
Môn phái nào hay chùa nào thì gây thanh thế riêng cho chùa đó và môn phái đó à?

Chị thấy những cái tâm hấp tấp nôn nóng nó cứ hay muốn nhảy ra "độ đời" còn những cái tâm chín chắn già dặn hơn... thì nó chậm hơn... nó hiệu quả hơn vì nó có trí tuệ hơn... nó thường "ở sau".
Đức Phật tìm thấy chân lý, đạo Phật ra đời sau cùng của các môn phái ngoại đạo tu tập nổi tiếng lẫy lừng ở Ấn Độ.
Cho nên những môn phái có đông người tin theo và đang nổi tiêng, đang lẫy lừng... chưa chắc đã "siêu" nhất. Vì cái gì bạo phát thì sẽ bạo tàn, phát nhanh mà lại tàn nhanh... theo luật tiến hoá của vũ trụ, cái gì có thuỷ thì có chung...
Ngài Jotika kể: khi tu tập tới một trình độ nào đó rồi, hành giả rất thích xông ra đời "giúp" người, nhưng thầy của ngài khuyên không nên, tu tiếp đã...

Anh Ngô Ánh Tuyết thì cho một câu:
Lời kêu gọi không hướng về hàng tỉ người mà hướng về một vài cá nhân theo đuổi ước mơ không bao giờ tàn.
Hi, ok?


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 25th April 2024 - 07:31 AM