IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Miến Điện - đất nước quốc giáo
Diệu Minh
bài Feb 20 2007, 09:39 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,981
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Chúng tôi vô cùng xúc động trước hàng trăm người cùng nhau tụng đọc Kinh Phật - cái không khí đó chúng tôi cũng muốn mang về Việt nam chia sẻ cho bá tánh.
Miến Điện không những là đất nước quốc giáo có một không hai trên hành tinh về mật độ những người tu chứng - những vị thánh tăng còn rất ít trên hành tinh này và đặc biệt vẫn còn tập trung tại Miến Điện; một lần cô Thu - Việt Kiều Mỹ nói với thiền sinh Việt Nam ở trường thiền Shwe Oo Min: hôm nay cho các quí vị biết thế nào là một người giữ chánh niệm 24/24 nhé - chúng tôi đi gặp ngài U. Kundala; Tôi tập trung nhìn ngài thế nào đó mà ngài vốn thường nhìn xuống bỗng nhìn vào tôi và tôi thấy ánh mắt của một ông già 80 tuổi mà sáng lạ thường đến thế; Ngài nổi tiếng ở Miến Điện là một người giầu tâm từ và vẻ từ ái toát ra từ toàn bộ dáng vẻ thanh thản an lạc tĩnh lặng của ngài; phái đoàn thiền sinh Việt Nam hôm đó được một ngày phúc lạc - đi đảnh lễ các vị thánh tăng Miến Điện; không hiểu sao tôi chỉ như một ngọn gió muốn sà vào lòng ngài và ấp đầu vào lòng ngài như em bé ấp đầu vào lòng mẹ nó. Tôi quan sát thấy ngài cầm một tờ giấy khổ A4 do cô Thu đưa, ngài cầm ở một góc tờ giấy mà toàn bộ tờ giấy không hề rung chuyển. Trái tim bình thản tĩnh lặng của ngài toát ra cả cảm xúc ở cánh tay và ngài cầm tờ giấy kiểu như vậy mà tờ giấy vẫn bất động. Tôi về cầm thử và tôi đoán rằng chẳng có mấy người trên hành tinh này làm được một điều giản dị như thế. Không tin bạn hãy thử xem nhé.
Chúng tôi có dịp được nghe ngài Sitagu tới trường thiền chúng tôi giảng Pháp mỗi năm một lần vào dịp cuối năm.

Trước đó thấy có biểu ngữ giăng ở ngoài đường; tối hôm trước có cả cảnh sát an ninh vào trường thiền để đảm bảo an ninh tối đa cho một vị thánh tăng thuyết Pháp hay nổi tiếng ở Miến; Ngài Sitagu được nhà nước phái cảnh sát canh phòng cẩn mật bảo vệ một bật thánh nổi tiếng và quí báu đến như thế.
Pháp hội tràn đầy hoan hỉ, ngài trụ trì còn trẻ tuổi ở trường thiền của tôi cười nghiêng ngả cả người.
Tôi thấy người Miến thường cười rộ lên rất hoan hỉ và thanh tịnh, khác hẳn cách cười khi người Việt mình cười rộ lên khi xem "gặp nhau cuối năm"!
Thấy tôi chăm chú quay quay chụp chụp ngài từ xa, cảm ứng thế nào về sự khó khổ của tôi quay chụp ngài với cái máy quay cầm nặng cả cánh tay khi mà cứ phải cầm quá lâu nên nó bắt đầu mỏi... ngài nhòm vào ống kính mà tôi quay ngài một lần làm cho tôi cực kỳ hoan hỉ.
Các bậc thánh Miến Điện rất là nhạy cảm với bá tánh, các ngài đáp ứng nguyện vọng sâu kín trong tôi bằng một cách thức rất đặc biệt; chỉ có ai hiểu câu "Chúa yêu mỗi người theo cách riêng của ngài" thì mới thấu hiểu.



Chúng tôi tới thăm trung tâm của ngài Mogok - một tướng cướp 4 vợ tu 11 tháng chứng Ala hán, chuyện tưởng chỉ xảy ra ở thời Phật còn tại thế mà nay vẫn còn... đó là một trung tâm đồ sộ hơn một trường đại học lớn ở Hà Nội; Ở Miến nơi nào có thánh tăng là nơi đó có sự thịnh vượng;

Chúng tôi cũng tới thăm một trường "tăng nhí" các cháu bé đã được vào trường làm sadi và được đi học như bình thường, bên cạnh đó còn được học Kinh Phật... có cả ngàn cháu bé như vậy. Thầy hiệu trưởng là một vị tăng đệ tử của ngài Mahashi - một vị thánh tăng nổi tiếng thế giới. Cách dạy học và kiểu trường như vậy là giống như việc học chuyên toán của ta ngày trước - đào tạo "chuyên toán" kiểu như vậy là đạo tạo "tăng tài", thần đồng tâm linh cho các thế hệ sau... chúng tôi còn có dịp đi tới những trường học thấy tiếng đọc Kinh râm ran khắp căn phòng lớn như tiếng ve kêu mùa hè. Có vị tăng bảo: lúc mới sang Miến cũng "dị ứng" với cách đọc như "vẹt" nhưng chính vị đó sau này hiểu ra lại "nghiện" cách học như vậy; đó còn là cách luyện giọng để "giọng nói" luôn là điều lành, điều thiện; điều chân lý, vì đó là tụng đọc thuộc lòng các bài Kinh của Đức Phật; miệng quen nói Kinh sẽ có các loại cơ ở miệng tham gia vào và nó thường hoạt động theo kiều này thì nó sẽ không hoạt động theo kiểu "khác" là kiểu vọng ngôn,. vọng ngữ, kiểu "ăn gian, nói dối" nữa... chính như vậy là một cách "luyện nói" như ông bà mình dạy: học ăn, học nói, học gói, học mở.
Người Việt mình khá sành điệu với môn "học ăn" của cổ nhân; thì người Miến sành điệu môn "học nói" - thường tụng đọc Kinh Phật từ thuở ấu thơ...



Phước báu nối tiếp phước báu, chúng tôi còn được đi thăm hòn đá chồng - là hòn đá thờ tóc của Đức Phật với bao truyền tích huyền kỳ. Đường đi lên đỉnh núi khó đi hơn lên Yên Tử gấp trăm lần nhưng lên tới nơi thì mới thấy đó là nơi đáng để đi trong đời; suốt dọc đường dài 7, 8 chục km khi tới vùng nuí không phải đi bộ là bao nhưng đi một loại xe đặc biệt leo lên những loại dốc gập như khuỷu tay rất là nguy hiểm vô cùng... lên tới nơi đỗ xe mới cảm thấy vững dạ. Ai mà yếu bóng vía thì cũng cảm thấy "thót tim" nhiều lần... tới hòn đá chồng là ta bị mất đi cảm giác Miến là nước nghèo nàn lạc hậu hơn Việt Nam gấp trăm lần... ở đó như là một sân bay trên đỉnh núi với đá cẩm thạch lát bằng phẳng, khí hậu thật là kỳ lạ, và nó cao tới mức nhìn xuống dưới có cảm giác gần như là đi trên máy bay...





--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 16th April 2024 - 12:33 PM