IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

9 Trang V  « < 3 4 5 6 7 > »   
Reply to this topicStart new topic
> Chữa bệnh viêm khớp bằng Thực dưỡng
Thelast
bài May 16 2007, 03:27 PM
Bài viết #41


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



* Kiêng ăn cho bệnh viêm khớp Osteoarthritis :

+ Ngũ cốc lứt : Mỗi ngày dùng gạo lứt hạt ngắn, nấu nồi áp suất thêm chút muối. Có thể nấu chung gạo lứt với các loại ngũ cốc khác hoặc đậu hạt nhỏ.

• Lúa mạch, đặc biệt là ý dĩ (pearl barley) rất hữu ích cho bệnh này, mỗi tuần dùng hai ba lần với gạo hoặc dưới dạng súp.
• Có thể dùng thêm kê, bắp trái (đúng mùa)
• Hạn chế dùng bánh bột nướng. Nếu thèm ăn bánh mì nên chọn những loại có chất lượng thiên nhiên (không làm bằng men), mỗi tuần nhiều lần và tốt nhất hấp lên cho mềm.
• Tốt nhất nên tránh dùng yến mạch, cũng như các loại bánh nướng giòn, bánh tráng gạo cho đến khi có biến chuyển tốt. Nếu thích ăn yến mạch (oats), nấu yến mạch suốt qua đêm với ngọn lửa rất nhỏ mà dùng.
• Nui, thích hợp là nui lúa mì lứt (udon) được dùng nhiều lần trong tuần với nước súp.

+ Súp : Dùng súp tốt nếu chỉ nêm nhạt, tránh vị mặn quá.

• Mỗi ngày một chén súp tương đặc miso dùng với rong biển wakame, phổ tai và các loại rau củ (nhất là củ cải daikon, nấm sồi shiitake và các loại rau có lá xanh).
• Có thể thêm gia vị lên trên súp miso với hành tây, ngò, lá thơm.
• Các loại súp khác dùng mỗi ngày phụ thêm chừng một chén.

+ Rau củ :

• Các loại rau củ đa dạng được dùng hàng ngày, cần phối hợp hài hòa và lưu ý cách nấu nướng.
• Bồ công anh nấm đặc biệt hữu ích và mỗi tuần dùng hai ba lần là thích hợp.
• Tốt nhất là tránh ăn xà lách tươi sống cho đến khi bệnh thuyên giảm, tuy nhiên xà lách nấu và hấp hơi dùng tốt cho bệnh viêm khớp có thể dùng hàng ngày. Thỉnh thoảng có thể dùng chút ít xà lách tươi lúc bệnh đã đỡ.
• Tháng đầu trị bệnh tốt nhất là tránh dùng dầu khi nấu ăn. Qua tháng thứ nhì, mỗi tuần có thể dùng vài lần dầu mè với số lượng ít.

+ Đậu và các chế phẩm từ đậu :

• Đậu hạt nhỏ (xích tiểu đậu, đậu chim (chickpea), đậu hòa lan và đậu nành đen), được dùng mỗi ngày.
• Các chế phẩm từ đậu được dùng mỗi ngày hay cách ngày.
• Nếu bệnh nhân mập, tránh ăn các loại đậu hạt lớn trong tháng đầu trị bệnh, sau đó mỗi tuần hoặc mười ngày được dùng một lần.

+ Rong biển :

• Phổ tai và rong biển wakame được dùng với súp mỗi ngày, với rau củ và đậu..
• Rong biển tóc tiên (hiziki) hoặc rong arame. Mỗi tuần dùng hai hoặc ba lần như là một món phụ..
• Mỗi ngày ăn một lá rong nori rang.

+ Gia vị nêm :

• Muối mè và bột rong biển được dùng mỗi ngày. Muối mè làm theo tỉ lệ mười sáu mè một muối (muối biển).
• Mơ muối (umeboshi) mỗi tuần dùng hai ba lần, ngoài ra có thể nêm chút ít giấm gạo hoặc giấm mơ muối.

+ Dưa cải dầm chua :

• Mỗi ngày ăn chút ít. Nếu dưa mặn quá cần rửa sạch muốùi trước khi ăn.
• Các loại dưa cải dầm nhanh, lạt, được dùng nhiều hơn.

+ Cá và hải sản :

• Mỗi tuần có thề dùng một ít loại cá thịt trắng (một đến hai lần).
• Trai sò và các loại cá có mỡ nhiều (như cá ngừ, cá hồi) tốt nhất tránh ăn cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
• Cá có thể dùng dưới hình thức nấu, chưng hoặc với súp miso.

+ Trái cây :

• Trái cây phương Bắc nấu chín được dùng ăn tráng miệng ba lần mỗi tuần.
• Mơ muối rất hữu ích có thể dùng nấu trong các món tráng miệng (dùng thỉnh thoảng).
• Tránh ăn trái cây tươi trong giai đoạn đầu trị bệnh.

+ Quả hạch :

• Nếu bệnh tình chưa thuyên giảm nên tránh ăn quả hạch và quả hạch bơ, sau đó chỉ dùng làm thức ăn phụ thôi.

+ Hạt :

• Hạt mè, hạt bí rang sơ được ăn một ít. Đừng làm cháy các hạt khi rang.
• Hạt hướng dương nên tránh ăn, trừ lúc mùa hè được dùng một lượng nhỏ.

+ Các thức ăn phụ ï:

• Cẩn thận đừng ăn quá nhiều thức ăn khô, nướng như bánh gạo, bắp rang và ngũ cốc rang phồng.
• Các loại thức ăn phụ khác nếu thích dùng một ít..

+ Rau củ ngọt :

• Các loại rau củ ngọt đều được dùng nấu ăn mỗi ngày.

+ Các chất ngọt khác :

• Mỗi tuần dùng được mạch nha lúa mạch nhiều lần, mỗi lần một ít (một muỗng trà), các buổi ăn sáng với cháo đặc, trong buổi ăn tráng miệng hoặc với trà.
• Hạt dẻ khô có thể nấu với gạo lứt và xích tiểu đậu, thỉnh thoảng dùng thế chất ngọt.

+ Các thức uống :

• Trà cọng bancha, nước suối, trà ngũ cốc dùng hàng ngày, nhiều ít tùy theo từng người.
• Trà lúa mạch rang (mugicha) hoặc trà ý dĩ (hato mugicha) đặc biệt tốt cho bệnh này có thể dùng xen kẻ với trà già bancha như là một thức uống chính.

+ Gia vị :

• Dùng ít gia vị khi nấu nướng.
• Các loại gia vị có tính kiùch thích mạnh như gừng và củ cải ngựa (horseradish) nên tránh cho đến khi bệnh trạng thuyên giảm.

+ Các thức uống đặc biệt :

• Mỗi ngày dùng được một tách nước súp rau củ ngọt trong một tháng hay lâu hơn nếu cần.
• Trong tháng đầu trị bệnh, chế thức uống với củ cải daikon mài (1/3 tách), cà rốt mài (1/3 tách) thêm 1/3 tách nước nấu nhỏ lửa trong hai hay ba phút, nêm vài giọt tương tamari cho có vị. Mỗi tuần uống từ hai đến ba lần.
• Đặc biệt hữu ích là trà bồ công anh (dandelion), có thể tìm mua trong các cửa hàng bách hóa thực phẩm. Mỗi tuần uống ba hay bốn lần phụ thêm với các thức uống khác.

+ Chăm sóc tại nhà :

• Đắp gạc nước nóng hoặc gạc gừng lên các khớp bị đau sẽ kích thích tuần hoàn máu và làm giảm đau nhức.

+ Các đề nghị khác :

• Quan trọng nhất vẫn là nhai thức ăn cho thật nhỏ để thức ăn biến thành nước trong miệng hãy nuốt.
• Sáng sớm và tối trước khi đi ngủ, chà xát khắp người với một khăn nóng.
• Tập luyện, đi bộ mỗi ngày nửa giờ đồng hồ.
• Mỗi ngày có thể tắm nhanh dưới vòi sen.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 16 2007, 03:28 PM
Bài viết #42


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



* Kiêng ăn trị bệnh viêm khớp Ankylosing Spoudylitis:

+ Ngũ cốc lứt :

• Gạo lứt hạt ngắn được dùng mỗi ngày, loại gạo hạt vừa dùng phụ thỉnh thoảng. Gạo lứt dùng riêng hoặc phối hợp với các ngũ cốc khác và đậu.
• Tốt nhất là đừng nấu cho đến khi khô quá, nên nấu nhão một chút.
• Loại ngũ cốc thứ nhì được dùng gồm: lúa mì và lúa mạch.
• Bắp trái (ngô)
• Tránh ăn các chế phẩm từ bột như bánh nướng, bánh xốp, bánh mì không có men chua dùng được nhiều lần trong tuần.
• Nếu thích ăn yến mạch (oats), hầm nhỏ lửa yến mạch lứt qua đêm và dùng ăn điểm tâm.
• Mì nui udon lứt có thể dùng nhiều lần trong tuần với sốt tamari nhạt.
• Tránh ăn nui kiều mạch (Buckwheat) và cả kiều mạch lứt cho đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm.

+ Súp :

• Mỗi ngày dùng một chén súp nêm tương đặc miso, nấu với rong biển wakame hoặc phổ tai và các loại rau củ khác nhau. Củ cải daikon và nấm sồi có thể nấu chung với súp miso.
• Có thể dùng thêm một chén súp chỉ có các loại gia vị và gia vị nêm. Mỗi tuần được dùng nhiều lần súp bắp và các loại rau củ.
• Nhớ đừng quên cho thêm một mẩu nhỏ rong biển vào súp khi nấu.

+ Rau củ :

• Mỗi ngày nấu phối hợp và theo nhiều cách các loại rau củ gồm cả lá, rễ và các loại củ tròn, đều dùng được.
• Dưa chuột (cucumber) rất tốt để làm êm dịu các tình trạng co cứng, được dùng nhiều lần trong tuần, dùng trong món xà lách hoặc dùng theo hình thức muối dưa.
• Hạn chế tối đa việc dùng dầu để nấu ăn trong nhiều tuần lễ đầu trị bệnh.
• Xà lách nấu và hấp hơi còn xanh hữu ích cho bệnh được dùng hàng ngày.

+ Đậu và chế phẩm từ đậu : Đậu hạt nhỏ (xích tiểu đậu, đậu chim, đậu hòa lan, đậu nành đen) và chế phẩm từ đậu được dùng cách ngày. Mỗi ngày độ nửa chén.

• Các loại đậu hạt lớn chỉ được dùng hai, ba lần mỗi tháng.

+ Rong biển :

• Phổ tai và rong wakame có thể dùng ăn mỗi ngày dưới dạng súp, nấu với rau củ và đậu.
• Rong tóc tiên Hiziki hoặc rong arame có thể dùng làm thức ăn phụ mỗi tuần hai ba lần.
• Mỗi ngày dùng một lá nori rang dùng ăn với cơm nhồi (Riceballs), bánh sushi hoặc dùng như một loại trang trí.

+ Gia vị nêm :

• Muối mè và bột rong biển được dùng mỗi ngày. Tỷ lệ muối mè là 16 mè 1 muối.
• Mơ muối dùng ăn mỗi tuần hai ba lần.
• Nên tránh ăn giấm gạo và giấm mơ trong lúc đau nhức.
• Các thức dùng nêm khác có thể dùng nhiều lần trong tuần.

+ Dưa cải muối :

• Các loại dưa cải dầm lạt, nhanh, tự nhiên không gia vị thích hợp dùng với số lượng nhỏ mỗi ngày. Nếu dưa mặn quá, rửa thật sạch muối trước khi dùng.

+ Cá và hải sản :

• Mỗi tuần dùng một đến hai lần, mỗi lần một ít cá có thịt màu trắng.
• Các loại cá và trai sò khác nên tránh ăn cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

+ Trái cây :

• Trong các loại trái cây, quả mơ (apricots) hữu ích cho bệnh viêm này, có thể dùng nó nấu với các loại trái cây phương Bắc khác, ba lần mỗi tuần bình quân. Thỉnh thoảng dùng thêm một ít trái mơ khô hoặc trái mơ tươi đúng mùa.

+ Quả hạch (nuts) :

• Tốt nhất là tránh ăn các quả hạch (nuts) và bơ hạch (nuts buhers) cho đến khi bệnh đã bớt.

+ Hạt :

• Dùng ăn phụ được một ít hạt mè rang sơ, hạt bí ngô. Quan trọng là nhớ không được ăn nhiều quá các loại hạt khô, hạt rang.
• Hạt hướng dương tránh ăn ngoại trừ vào lúc mùa hè và chỉ dùng số lượng nhỏ.

+ Các thức ăn phu ï:

• Hạn chế các loại bánh khô, bánh nướng (bánh tráng gạo, bắp rang, bánh ngũ cốc rang phồng). Tuy nhiên lúa mì lứt rang phồng lại hữu ích cho trường hợp này có thể dùng làm thức ăn phụ, có thể dùng riêng hoặc dùng với rong amazaké.
• Các loại bánh khác dùng hạn chế.

+ Rau củ ngọt :

• Rau củ ngọt được dùng nấu làm thức ăn thường ngày.

+ Các thức ngọt khác:

• Nếu còn thích ăn ngọt, mỗi tuần dùng vài lần sirô gạo, mạch nha hoặc amasaké (chất ngọt làm từ gạo, nếp lứt lên men).
• Amasaké làm từ lúa mì tốt cho trường hợp này.
• Nấu chung ngũ cốc, đậu với hạt dẻ để có chất ngọt.

+ Các thức uống :

• Trà già ba năm (bancha), nước suối, trà ngũ cốc được dùng mỗi ngày, số lượng dùng tùy cơn khát của từng cá nhân.
• Nước ép cà rốt, quả mơ (apricots) mỗi tuần dùng một, hai lần nếu thích.
• Tất cả thức uống nên dùng khi còn nóng ấm.

+ Các thức nêm :

• Nên dùng rất ít các gia vị nêm.
• Tránh các gia vị hăng cay, kích thích như gừng, củ cải ngựa.

+ Các thức uống đặc biệt :

• Nước ép rau củ ngọt, hai ba lần một tuần.
• Củ cải daikon nạo (1/3 chén) thêm cà rốt nạo (1/3 chén) mỗi tuần dùng tươi hoặc ninh sôi nhỏ lửa uống nhiều lần, nêm vài giọt tương tamari cho có vị.

+ Chăm sóc tại nhà :

• Chườm khăn nóng, khăn gừng nóng lên chỗ đau vùng xương sống, đặc biệt nhất là khi có triệu chứng bệnh xuất hiện.
• Chà xát thật mạnh khắp xương sống với khăn gạc nóng.

+ Các đề nghị khác :

• Nhai thức ăn thật nhỏ là điều quan trọng, thức ăn phải hóa thành nước trước khi nuốt.
• Mỗi sáng và tối trước khi ngủ, dùng khăn bông nóng chà xát khắp cơ thể.
• Tắm nhanh bằng vòi sen hoặc tắm rửa mỗi ngày.
• Nếu có thể, đi bộ ngoài trời nửa giờ mỗi ngày để luyện tập cơ thể.
• Đừng để cơ thể nhiễm lạnh có thể gây sự co cứng của các cơ khớp.

+ Đề nghị quan trọng :

• Đừng nêm thức ăn mặn quá, dùng ít các gia vị nêm như muối, tương đặc mi so và các gia vị nêm khác.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 16 2007, 03:40 PM
Bài viết #43


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



* Kiêng ăn cho bệnh thống phong (Goul)

+ Ngũ cốc lứt :

• Thức ăn chính hàng ngày là gạo lứt. Nấu riêng
hoặc chung với các ngũ cốc lứt khác hoặc với xích tiểu đậu và các loại đậu khác.
• Ngũ cốc phụ gồm có kê, lúa mạch lứt, lúa mì lứt.
• Tránh ăn các chế phẩm từ bột như bánh nướng, bánh xốp, bánh bích quy dù là loại có chất lượng tốt cho đến khi bệnh tình đã được cải thiện.
• Bánh mì chất lượng tốt có thể dùng nhiều lần trong tuần.
• Nếu thích ăn yến mạch (oats) có thể nấu dùng ăn bửa điểm tâm.
• Mì, nui lứt (udon) ăn dưới dạng súp được dùng nhiều lần mỗi tuần. Trong khi bệnh cần tránh ăn kiều mạch (buckwheat) cho đến khi tình trạng thuyên giảm.

+ Súp :

• Mỗi ngày dùng một chén súp nêm tương miso nấu với rong biển wakame hoặc phổ tai và các loại rau củ, tốt nhất là củ cải daikon, nấm sồi Shitake và các loại rau lá xanh.
• Có thể dùng thêm súp kê, bí và súp xích tiểu đậu.

+ Rau cu û:

• Rau lá xanh, củ tròn và rễ đều dùng được thay đổi cách phối hợp và cách nấu.
• Bắp cải đặc biệt tốt cho bệnh thống phong được dùng thường xuyên, cũng như các loại rau củ ngọt khác như bí và củ hành tây (onions).
• Tránh ăn xà lách sống trong thời gian đầu.
• Dùng thật ít dầu. Nếu viêm sưng đau phải tránh không ăn dầu một thời gian.
• Bí nấu với xích tiểu đậu và phổ tai hữu ích trong việc cung cấp chất ngọt, mỗi tuần dùng ba bốn lần.

+ Đậu và các chế phẩm từ đậu :

• Mỗi ngày được dùng khoảng nửa chén các loại đậu nhỏ hạt như xích tiểu đậu, đậu chim (chick peas), đậu hòa lan.
• Tương đậu nành lên men, đậu hũ, tàu hũ ky và tương sổi (natto) được dùng ba bốn lần mỗi tuần.
• Nếu người mập, tránh ăn các loại đậu lớn hạt, đậu trẻo trong tháng đầu chữa bệnh, sau đó được dùng hàng tuần.

+ Rong biển :

• Rong biển phổ tai và wakame được dùng mỗi ngày dưới dạng súp, nấu với rau củ hoặc với các món đậu.
• Rong tóc tiên (hiziki) hoặc arame dùng làm thức ăn phụ hai hay ba lần mỗi tuần.
• Mỗi ngày ăn một lá rong mứt (nori) rang.

+ Gia vị nêm :

• Muối mè và bột rong biển được dùng hàng ngày (mười sáu mè một muối).
• Mơ muối umeboshi, hai hay ba lần mỗi tuầûn.
• Khi các khớp đang đau, tránh dùng giấm gạo và giấm mơ muối.

+ Dưa cải muối :

• Mỗi ngày dùng được một ít. Nếu dưa có vị mặn quá rửa sạch cho bớt mặn trước khi dùng.

+ Cá và hải sản :

• Sự lạm dụng quá trớn chất đạm động vật gây nên bệnh này. Tuy nhiên, nếu thích dùng một lượng nhỏ thịt cá sắc trắng một hay hai lần mỗi tuần cũng tốt. Nên ăn cá với vài muỗng canh củ cải sống daikon nạo dùng như là gia vị.
• Tất cả các loại hải sản khác tránh dùng cho đến khi bệnh tình đã thuyên giảm.

+ Trái cây :

• Dùng tráng miệng mỗi tuần ba ngày các loại trái cây phương Bắc nấu, hấp chín.
• Nếu thích, thỉnh thoảng ăn một ít trái cây tươi và khô.

+ Rau củ ngọt :

• Được nấu dùng mỗi ngày.
• Nếu thích mỗi tuần dùng một hoặc hai lần các chất ngọt cô đặc.
• Nếp lên men (amasaké) dùng đôi khi.

+ Thức uống :

• Trà già ba năm (bancha), nước suối, trà gạo dùng mỗi ngày.
• Nước ép cà rốt được dùng nhiều lần mỗi tuần nếu thích.
• Tránh uống các loại thức uống lạnh và không nên uống quá nhiều nước.

+ Thức nêm :

• Nên nêm nhạt thức ăn. Các loại gia vị kích thích như gừng, củ cải ngựa nên tránh cho đến khi bệnh thuyên giảm.

+ Thức uống đặc biệt :

• Mỗi tuần dùng hai ba lần nước sốt rau củ ngọt.
• Trong tháng đầu trị bệnh, pha 1/3 cà rốt nạo, 1/3 củ cải trắng daikon nạo, thêm nước ninh nhỏ lửa từ hai đến ba phút, nêm vài giọt tương tamari cho có vị. Mỗi tuần uống hai ba lần.
• Trà rong biển phổ tai cũng được uống nhiều lần mỗi tuần cho đến khi bệnh thuyên giảm.

+ Chăm sóc tại nhà:

• Nghiền bằng cối đất 1/2 đậu hũ và 1/2 rau xanh tươi đắp thẳng vào vùng đau.
• Rau xanh hoặc đậu hũ có thể dùng đắp riêng từng loại hai, ba lần mỗi tuần lên khớp đau trong một tháng.
• Trong một tháng đầu trị bệnh, áp gạc gừng nóng lên vùng thận hai lần mỗi tuần.

+ Các đề nghị khác :

• Nhai nhỏ cho đến khi thức ăn biến thành nước mới nuốt là điều quan trọng nhất.
• Chà xát bằng khăn nóng mỗi sáng và trước khi ngủ.
• Mỗi ngày đi bộ nửa giờ để tập luyện cơ thể.
• Tắm và tắm nhanh dưới vòi sen mỗi ngày để vệ sinh cơ thể.
• Tốt nhất là không nên hút thuốc.
• Nếu vùng ngón cái viêm đau, thường xảy ra trong nhiều ca thống phong, rất nên mang tấtcô ton để bảo vệ.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 16 2007, 03:54 PM
Bài viết #44


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



CHƯƠNG 6
CHĂM SÓC TẠI NHÀ BỆNH VIÊM KHỚP


Như chúng ta đã nói trong Chương 3, bệnh viêm khớp là hậu quả của sự tích lũy những chất thặng dư xung quanh các khớp. Tình trạng sản sinh và tích lũy thường đến trước khi bị thoái hóa xương, khớp và các mô nối. Những triệu chứng tổng quát như là rối loạn tiêu hóa, cảm, sốt, tiêu chảy, mụn nhọt và những báo hiệu khác cho biết là cơ thể đang nổ lực tống khứ cặn bã, căn nguyên của nó không gì khác hơn là sự mất cân bằng trong ẩm thực thường ngày.

Với cái nhìn dưỡng sinh, các triệu chứng có điểm lợi ích. Nó giúp cho cơ thể tống khứ cặn bã và đem lại sự thông suốt cho bệnh viêm khớp cũng như các bệnh nghiêm trọng khác. Khi chúng ta thực dưỡng tương đối đúng đắn, nếu có, chỉ xảy ra những vấn đề nhỏ và thường có thể giải quyết tại nhà bằng cách thay đổi lối ăn (đặc biệt là tránh các thức ăn đã tạo ra sự mất cân bằng) và chuẩn bị một vài món đặc biệt để chăm sóc tại nhà là đủ.

Với những thực phẩm thiên nhiên có thể nấu tại nhà trong bếp. Nó cũng đủ để giúp làm nhẹ các vấn đề thứ yếu như cảm, ho, bệnh ngoài da, sốt và rối loạn tiêu hóa. Khi áp dụng đúng đắn, các phương tiện cổ truyền này rất an toàn và không gây các phản ứng phụ, chúng đã được dùng như là một cách sống hòa hợp với thiên nhiên từ hàng ngàn năm nay.

Các thức uống đặc biệt và các hình thức khác để chăm sóc tại nhà sau đây nhằm mục đích giáo dục và không nên xem như là tiêu đề có tính chất y học. Bệnh nhân viêm khớp và các tình trạng nghiêm trọng khác thì luôn được khuyến cáo tìm kiếm một lời khuyên y khoa thích hợp. Vả lại, cũng đừng nên do dự tiếp xúc với một thầy hướng dẫn dưỡng sinh giỏi hoặc một trung tâm để được hướng dẫn sử dụng đúng cách những phương thức chăm sóc tại nhà.

Ngoài các mục thực phẩm được giới thiệu trong quyển sách này, bạn có thể tìm xem các sách nấu ăn cùng loại như quyển Macrobiotic Food and cooking Series, Arthritis tác giả Aveline Kushi, chủ biên Wendy Esko. Quyển này cung cấp các công thức, thực đơn và ý kiến để chuẩn bị các món ăn theo nguyên lý âm dương.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 16 2007, 03:56 PM
Bài viết #45


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



1. Thức uống và thức trang trí :

* Xích tiểu đậu : Xích tiểu đậu là loại đậu hạt nhỏ, chắc, hình thuôn, màu đỏ hoặc nâu. Nó chứa ít chất mỡ và dầu hơn các loại đậu khác, ở Viễn Đông người ta xem nó như là một loại ngũ cốc. Được dùng như là một thức ăn phụ dưới dạng súp nấu chung với ngũ cốc và để ăn tráng miệng. Nó đã trở thành một thực phẩm chủ yếu trong các món dưỡng sinh.
Trà làm từ loại xích tiểu đậu có màu nâu sậm và bóng dùng làm mềm các chất rắn và làm khỏe thận. Ruột và thận là những cơ quan bài tiết, cả hai đều có chức năng chuyên biệt để thanh lọc các chất độc tích trữ trong cơ thể các chất này thường gây nên bệnh viêm khớp.

* Trà xích tiểu đậu : Đổ một tách xích tiểu đậu đã rửa sạch vào nồi, thêm ba hoặc bốn tách nước và một miếng rong phổ tai độ 2cm 50. Đậy nắp đem nấu nhỏ lửa để riu riu ba mươi đến bốn mươi lăm phút. Lọc lấy nước.
Trà xích tiểu đậu có thể dùng với các thức uống khác trong nhiều ngày. Xác đậu còn lại đem nấu súp hoặc nấu cơm với gạo lứt.

* Trà cọng ba năm : Hái cọng, cành, thân trà vào giữa mùa hạ, sao sơ. Các loại trà này chứa rất ít hoặc không có càfêin hoặc tanin.
Không như các loại khác có tính axit, trà bancha có tính kiềm nhẹ, vị dịu, có lợi cho sự tiêu hóa, cho chất lượng máu và cho đầu óc. Nó cũng thích hợp dùng cho trẻ em. Trong hầu hết gia đình dưỡng sinh, trà bancha là thức uống phổ thông trong các loại thức uống, được dùng vào giữa và cuối bữa ăn.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 16 2007, 03:57 PM
Bài viết #46


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



* Trà cọng bancha còn gọi là trà Kukicha : Cách pha trà: Lấy một muỗng canh trà cọng cho vào khoảng một lít nước, đem nấu. Để nhỏ lửa sôi trong ba đến năm phút (vị nhẹ) hoặc từ mười đến mười lăm phút (vị nặng).

* Trà củ cải trắng daikon số 1: Củ cải trắng daikon là một loại thức ăn không thể thiếu được trong nhà bếp cổ truyền Viễn Đông xưa kia và nay ngay cả ở Mỹ. Loại củ nhỏ trông giống như củ cà rốt, mọc nhanh, phát triển đa dạng và có vị hăng.

Trà củ cải daikon nạo trong y học cổ truyền dùng hạ sốt do gây mồ hôi (không sử dụng cho người quá yếu hoặc trẻ nhỏ).

Cách chế : Nạo 1 hoặc 2 muỗng canh củ cải trắng daikon và cho vào tách, thêm 1/4 hoặc 1/2 muỗng trà gừng nạo và một muỗng canh tương cổ truyền tamori. Rót từ từ trà già bancha nóng hoặc nước sôi lên hỗn hợp, khuấy đều và uống nóng.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 17 2007, 09:38 AM
Bài viết #47


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



*Trà củ cải trắng daikon số 2 : Trà này gây tiểu và làm êm dịu cơ thể.

Cách chế: Nạo một ít củ cải trắng daikon, đặt vào giữa một miếng vải sạch. Vắt nước lấy hai muỗng canh nước ép và trộn với khoảng sáu muỗng canh nước, cho vào soong thêm một nhúm muối. Đem nấu lửa nhỏ chừng một phút uống nóng.

Chỉ uống mỗi ngày một lần và tốt nhất là không uống liên tục quá ba ngày trừ khi có sự chỉ dẫn khác.

* Trà củ cải số 3 : Trà này giúp làm tan chất mỡ và đờm nhầy tích lũy trong cơ thể, đặc biệt tác dụng khi dùng quá nhiều mỡ và dầu.

Nạo một muỗng canh củ cải trắng cho vào tách, thêm vào đó một muỗng trà tương tamari, rót trà già ba năm vào cho ngập. Uống nóng.

Cũng như tất cả các loại trà củ cải trắng daikon, tốt nhất là không nên uống liên tục quá hai hoặc ba ngày ngoại trừ ca đặc biệt có chỉ định khác.

* Trà củ cải trắng daikon cà rốt : Trà này giúp cơ thể tống khứ mỡ và hòa tan các chất rắn tích lũy ở vùng ruột và ở các khớp.

Nạo một muỗng canh củ cải tươi và cà rốt. Cho hai tách nước vào soon, bỏ củ cải và cà rốt nạo vào, thêm một nhúm muối đem nấu nhỏ lửa từ 5 đến 8 phút.

* Trà củ cải khô : Trà này dùng hạ sốt cho người không thể dùng được củ cải sống.

Cách chế : Cho 1/4 tách củ cải khô daikon vào soon thêm 2 tách nước. Đậy lại và đem nấu với lửa nhỏ chừng mười phút, uống khi còn nóng.

* Củ cải nạo daikon dùng trang trí : Củ cải sống nạo dùng trang trí và giúp tiêu hóa chất dầu và mỡ trong thức ăn, như trong các món tempura hoặc mochi và nó còn giúp trong việc biến dưỡng các chất dầu và mỡ trong cá và trong các động vật khác.

Cách làm : Nạo hai muỗng củ cải daikon sống và rắc một ít tương tamari lên (có thể thêm một miếng gừng), dùng trang trí lên đĩa thức ăn.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 17 2007, 09:43 AM
Bài viết #48


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



* Trà củ sen tươi : Ở các nước Viễn Đông, củ sen đã được biết từ hàng nhiều thế kỷ trong tác dụng làm nhẹ các vấn đề của bộ hô hấp, gồm ho, thở tắt nghẹt. Rễ của hoa sen mọc dưới nước thành từng đoạn, có màu nâu nhạt và bên trong có những lỗ hỗng. Có thể chế biến làm nhiều món ăn với các loại rễ rau củ khác hoặc với rong biển. Củ sen còn dùng chế làm trà uống hoặc làm cao đắp.

Cách chế : Rửa sạch rồi nạo khoảng 10cm củ sen. Vắt bằng vải lấy độ một tách nước củ sen. Thêm vào bằng chừng ấy nước xong cho vào soong, thêm một nhúm muối đem nấu. Hạ lửa thật nhỏ nấu từ ba đến năm phút, uống ngày một đến hai tách trong nhiều ngày.

* Trà bột củ sen : Để đóng gói, người ta dùng bột củ sen cho tiện, trà này có cũng tác dụng như trà củ sen tươi, có bán ở các cửa hiệu bán thực phẩm thiên nhiên.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 17 2007, 09:57 AM
Bài viết #49


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



* Trà phổ tai : Phổ tai (kombu) thuộc bộ rong biển Laminaria bao gồm những loại bẹ, rong, tảo và nhiều loại ở vùng biển sâu, lá rộng và dày. Ở Nhật nó được thu hoạch ở bờ biển phía Nam Hokkaido. Vào gần cuối mùa hạ, người ta dùng thuyền và một cây sào dài để thu hoạch nó, đem phơi nơi có gió và cất giữ từ hai đến ba năm trong bóng râm trước khi đem bán dưới nhiều dạng.

Trong y học cổ truyền, rong biển đặc biệt được biết có tác dụng làm mạnh tim, lọc máu và tốt chung cho hệ thống tuần hoàn. Nó còn rất hữu ích cho thận, hệ bài tiết và cơ quan sinh sản, làm dẻo các mạch máu, gân, mô tế bào và các khớp, đem lại sự dẻo dai, nhu nhuận cho nhiều hệ thống tương quan của cơ thể.

Cũng như các loại rong ăn được khác, phổ tai rất giàu muối khoáng và các chất dinh dưỡng khác, và nó giúp tống khứ các chất độc tích lũy ở các cơ quan, ở mạch máu và ở các khớp. Trà làm từ phổ tai cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Có hai cách căn bản để chế trà phổ tai:

1. Đổ khoảng một lít nước vào nồi và thêm vào đó một miếng phổ tai 10cm. Đậy lại và đem nấu, ninh cho đến khi chỉ còn lại hai tách.

2. Lấy độ 15cm phổ tai đặt vào lò nướng ở nhiệt độ 175oC trong mười đến mười lăm phút cho đến khi phổ tai giòn và dễ vỡ nhưng không bị cháy, cho vào cối đất xay thành bột mịn.

Mỗi lần dùng lấy nửa muỗng trà bột phổ tai cho vào tách, rót nước sôi vào, khuấy đều và uống khi còn nóng.

Bạn có thể dùng một tách hay hơn nữa loại trà này trong nhiều ngày liên tục hoặc thưởng thức như là một thức uống nhiều lần trong tuần.

* Trà lúa mạch và trà gạo lứt : Cũng như trà già ba năm, trà ngũ cốc lứt giúp điều hòa sự bổ dưỡng, nó cũng giúp loại trừ các chất thăng dư do ăn quá nhiều mỡ và protein động vật. Trà này còn giúp làm da bớt khô, đặc biệt là nơi tay và chân, đồng thời còn làm khỏe phổi và đại tràng (trà gạo lứt), khỏe gan và mật (trà lúa mạch barley).

Cách chế : Rang một đến hai muỗng canh lúa mạch hoặc 1/4 tách gạo lứt, thêm vào đó độ một lít nước. Đem nấu nhỏ lửa trong mười phút, dùng làm thức uống chủ yếu mỗi ngày. Trà lúa mạch giúp làm cân bằng lại các khớp bị hóa cứng do dùng quá nhiều thực phẩm động vật.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 17 2007, 09:58 AM
Bài viết #50


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



* Trà nấm sồi shitake : Nguồn gốc nấm sồi ở Viễn Đông, ngày nay nó còn được trồng ở Mỹ. Nó rất ngon và có thể dùng dưới dạng tươi hoặc khô. Từ nhiều thế kỷ nay nấm sồi đã được dùng để cân bằng khi dùng các loại thịt động vật và các loại dược phẩm khác. Trà nấm sồi còn được dùng làm êm dịu các tình trạng căng cứng của các khớp do dùng quá nhiều muối và thức ăn động vật.

Cách chế : Bỏ một tai nấm sồi vào nồi. Thêm hai tách nước. Đem nấu nhỏ lửa (đậy nắp) với một chút muối hoặc một muỗng trà tương tamari cho đến khi còn lại một tách. Lọc và uống mỗi lần nửa tách khi còn nóng.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

9 Trang V  « < 3 4 5 6 7 > » 
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 23rd April 2024 - 10:31 PM