Phiên bản in ấn của chủ đề

Nháy vào đây để xem chủ đề theo đúng định dạng gốc

Thực Dưỡng _ Thực phẩm & Nấu ăn _ Cách làm hạt gạo lứt nảy mầm?

Gửi bởi: hoa sen ben ho Nov 21 2010, 08:18 PM

Đây cũng là chuyện được xào đi nấu lại nhiều lần - nhưng lần này do đích thân thầy Tuệ Hải kiểm nghiệm.

Thầy cho biết trong 3 tháng nhập thất thầy đã trực tiếp thử phương pháp nấu gạo lứt đã ngâm và cho kết quả rất tuyệt vời.

Gần đây trên trang web tài liệu của thầy cũng như trong những băng giảng về dưỡng sinh đã cho thêm thông tin này vào.

Gạo lứt ngâm khoản 22 tiếng đồng hồ không thêm không bớt (có thể hiểu nôm na là sau giờ nấu ngày hôm đó 2 tiếng).

Thầy nói KINH NGHIỆM ÂM DƯƠNG NGÀY XƯA CỦA TÔI CHƯA CHUẨN LẮM NÊN NGHĨ NGÂM GẠO SẼ LÀM CHO CƠM ÂM HƠN NHƯNG ĐẾN HÔM NAY KHI KIỂM NGHIỆM THÌ THẤY KẾT QUẢ TUYỆT VỜI VÔ CÙNG!

Gửi bởi: UPani Nov 21 2010, 09:01 PM

À, cái này ngày xưa mình có đọc


KHÁM PHÁ MỚI VỀ GẠO LỨC



Gạo lức là một loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng khi so sánh với gạo trắng. Tuy nhiên, nó còn gia tăng nhiều dinh dưỡng hơn nữa khi được đem ngâm trong nước ấm, lâu khoảng 22 giờ.
Đây là một khám phá mới nhất của khoa học.

Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy gạo lức ngâm lâu 22 tiếng đồng hồ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì gạo lức ở trạng thái nẩy mầm. "Các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng."
Dr. Hiroshi Kayahara, giáo sư khoa sinh học và kỹ thuật sinh học tại viện đại học Shinshu University ở Nagano, đã nói như vậy trong bài tường trình kết quả nghiên cứu của nhóm ông tại hội nghị hóa học quốc tế
"The 2000 International Chemical Congress of Pacific Basin Societies" ở Hawaii vào cuối năm 2000 vừa qua.

"Mầm gạo lức chứa nhiều chất xơ, vitamins và chất khoáng hơn là gạo lức chưa ngâm nước" Kayahara viết trong tờ trình. Gạo lức đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine, một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người, và chứa mười lần nhiều hơn chất gamma-aminobutyric acid, một chất acid tốt bảo vệ bộ phận thận (kidneys).
Các khoa học gia cũng tìm thấy trong mầm gạo lức có chứa một loại enzyme, có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hòa các hoạt động ở trung ương não bộ.

Gạo lức nẩy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu vị hơi ngọt vì các enzymes đã tác động vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo, tiến sĩ Kayahara nói thêm. Gạo trắng không nẩy mầm khi ngâm như vậy.

Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA thường nhấn mạnh đến nhóm hạt nguyên chất (whole grains), như gạo lức, là thành phần chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng. Gạo lức cung cấp nhiều complex carbohydrate. Chất xơ (fiber), chất dầu, vitamins và chất khoáng cũng được tìm thấy nơi
phần bọc ngoài của hạt gạo lức.

Một cup gạo lức nấu chín cung cấp khoảng 230 calories, 3,5 gram chất xơ, 5 gram chất đạm, 50 gram carbohydrate và các chất sinh tố Vitamin B 6, Thiamin B 1, Riboflavin B 2, Niacin B 3, Folacin,
Vìtamin E, cùng các chất khoáng khác.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết chất xơ trong gạo lức giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và bệnh tim mạch.
Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng 25 grams chất xơ mỗi ngày. Với một cup cơm gạo lức cung cấp 3.5 g, trong khi đó một cup cơm gạo trắng chỉ cho có 1 g.

Một thành phần quan trọng khác là chất dầu trong vỏ bọc ngoài của gạo lức có tác dụng giảm cholesterol trong máu, một yếu tố quan trọng gây nên bệnh tim mạch.
Các nhà khoa học đã tìm thấy ở trong chất cám bọc ngoài hạt gạo lức có chất dầu tên là tocotrienol factor (TRF) có tác dụng khử trừ những chất hóa học gây nên hiện tượng đông máu và đồng thời giảm cholesterol.
Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc viện đại học Wisconsin, Hoa Kỳ đã thử nghiệm TRF trên một số người và cho kết quả giảm cholesterol từ 12 đến 16%. Ngoài ra, trong chất cám bọc ngoài gạo lức còn có thêm một chất khác có khả năng chống lại chất xúc tác enzyme HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp gia tăng lượng cholesterol xấu LDL.

Được biết, hội nghị Hóa Học Quốc Tế International Chemical Congress được bảo trợ bởi: the American Chemical Society, the Chemical Society of Japan, the Canadian Society of Chemistry, the Royal Australian Chemical Institute, and the New Zealand Institute of Chemistry.

- Reuters Health Information Date Published: Dec 18 2000 16:11:14
- Date Reviewed: Dec 18 2000
- ABC Science Online, Australia 19 December 2000

Gửi bởi: Diệu Minh Nov 21 2010, 09:52 PM

Chắc gạo của thầy Tuệ Hải tốt, mười hạt cả như mười!!!!!!!!!!!!
Còn tớ đã làm thử ngâm như thế thì thấy mấy hạt gạo đầu ruồi hay là những hạt xấu đã bị vỡ mà mình không thể nhặt sạch, nó bốc mùi "thủm" vì nó bắt đầu băng hoại... ghê quá cho nên không dám thử nghiệm tiếp.

Lần này sẽ thử tiếp vậy!

Gửi bởi: No thing more Nov 21 2010, 10:10 PM

Thầy nói KINH NGHIỆM ÂM DƯƠNG NGÀY XƯA CỦA TÔI CHƯA CHUẨN LẮM NÊN NGHĨ NGÂM GẠO SẼ LÀM CHO CƠM ÂM HƠN NHƯNG ĐẾN HÔM NAY KHI KIỂM NGHIỆM THÌ THẤY KẾT QUẢ TUYỆT VỜI VÔ CÙNG!

Hy vọng lúc chữa bệnh thì đừng có những tình huống giống như thế này …. “Tôi nghĩ … rồi sao đó rút kinh nghiệm ….”->>>>>>> Thì bệnh nhân khác nào vật thí nghiệm còn gì ……


Hi hi, trước khi phát minh Thầy nói ra lâu lắm rồi… trên mấy bao gạo lức mua ở miền Tây, người ta chỉ rõ ràng là ngâm 22 tiếng sau đó đem nấu…. không biết nên nói phát minh hay phát hiện đây ????

Gửi bởi: KinhThanh Nov 22 2010, 05:07 AM

chào các bạn ,các bác

tài liệu này KT có đọc trước đây ...KT có ý định ngâm gạo , nhưng cô Trâm và sách Thuc Duong nói ngâm gạo lâu bị Âm ,không tốt ..v..v..

dạo trước có 1 bạn nào đó chia sẽ kinh nghiệm , nấu cơm hay rang gạo lức ngâm gì đấy ,thời gian ngâm lâu hình như trên 5 hay 6 giờ gì đấy ( KT không nhớ rõ lắm ), bạn ấy ăn vào thì phân lỏng không thành khối thỏi dài như Trái Chuối ..hình như sau đấy bạn ấy bỏ cách ngâm gạo

theo như tài liệu ngâm gạo 22 giờ với nước ngấm ,nhưng tài liệu không nói cụ thể là nước ngấm ở nhiệt độ bao nhiêu và có phải giữ nước ngấm ấy lâu đến 22 giờ hay không ? hay là lúc đầu nước ngấm ..sau đấy nước nguội từ từ ??

KT không biết nên đã tìm kiếm và có 1 thông tin có liên quan ..các bạn ,các bác tham khảo thêm tài liệu này , sau đây là trích đoạn có liên quan ở web http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BAa

Chế biến và nấu ăn
Gạo chưa xát (gạo lứt)

Sản phẩm chủ yếu từ gạo là cơm. Gạo có thể nấu thành cơm nhờ cách luộc trong nước (vừa đủ) hay bằng hơi nước. Các nồi cơm điện rất phổ biến ở châu Á, đã đơn giản hóa quá trình này.

Gạo cũng có thể nấu thành cháo bằng cách cho nhiều nước hơn bình thường. Bằng cách này gạo sẽ được bão hòa về nước và trở thành mềm, nở hơn. Các món cháo rất dễ tiêu hóa và vì thế nó đặc biệt thích hợp cho những người bị ốm.

Khi nấu các loại gạo chưa xát bỏ hết cám, một cách thức nấu ăn giữ được các chất dinh dưỡng gọi là Cơm GABA hay GBR[2] có thể sử dụng. Nó bao gồm việc ngâm gạo trong khoảng 20 giờ trong nước ấm (38°C hay 100°F) trước khi nấu. Quá trình này kích thích sự nảy mầm, và nó kích hoạt các enzym có trong gạo. Bằng cách này, người ta có thể thu giữ được nhiều axít amin hơn.
----------------------------

theo như tài liệu trong sách Thuc Duong , mỗi tế bào trong cơ thể con người nói riêng chúng ta , tỉ lệ lý tưởng là 1 Natri / 5 Kali

hiện tại gạo có tỉ lệ Kali cao hơn Natri rất nhiều , gạo lại có nhiều loại , lại không có thông tin giá trị dinh dưỡng in kèm theo sản phẩm nên chúng ta không biết phải điều chỉnh Kali ,Natri thế nào ? cho thêm nhiều muối hay ít muối để phù hợp với từng người ,và khí hậu sống của người đó

tài liệu ngâm gạo 22 giờ ....."Mầm gạo lức chứa nhiều chất xơ, vitamins và chất khoáng hơn là gạo lức chưa ngâm nước" Kayahara viết trong tờ trình. Gạo lức đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine, một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người, và chứa mười lần nhiều hơn chất gamma-aminobutyric acid, một chất acid tốt bảo vệ bộ phận thận (kidneys).

thông tin tài liệu acid amine lysine gấp 3 lần ....vậy còn những giá trị dinh dưỡng khác sẽ gấp bao nhiêu lần ??
nếu chúng ta cho đồng loạt tất cả các chất dinh dưỡng khác gấp 3 lần , thì chúng ta phải cho nhiều muối hơn lúc chúng ta ngâm gạo 22 giờ lúc nấu cơm ..so với gạo chưa ngâm

KT rất coi trọng vấn đề tỉ lệ Natri và Kali ..vì sao ....vì cách đây 2,3 ngày KT vừa đi bộ ,vừa chạy .. lâu ngày không vận động chạy bộ nên may ngày nay cơ bắp chân bị co rút lúc vận động bất ngờ nhanh nhẹn , có lúc KT phải đi cà nhắc , ...lúc uống nước khoáng có Natri , Kali không có .. cơ bắp chân bên phải lập tức co rút đau nhói , KT phải ăn Mè không có muối , hay rau sống ,hay trái cây đẻ tăng tỉ lệ Kali trong cơ thể lên làm giảm bớt tình trạng co rút bắp chân ...lúc ăn cơm không giám ăn món Muối Mè mặn , có lúc ăn cơm không với Đậu Đỏ

rất mong các bạn lưu ý tỉ lệ Natri và Kali

đây là trang web tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của thực phẩm ..nhưng chỉ có tiếng Anh , các bạn chịu khó nhập tên thực phẩm tiếng Anh để tìm kiếm

http://www.nal.usda.gov/fnic/foodcomp/search/

còn vấn đề ngâm gạo thời gian lâu .. lúc ăn vào có bị Âm hay không thì mỗi người phải tự cảm nhận lấy ... sau đấy chia sẽ cùng nhau học hỏi thêm

Gửi bởi: Nguyen Quoc Hung Nov 22 2010, 02:21 PM

QUOTE(UPani @ Nov 21 2010, 09:01 PM) *
À, cái này ngày xưa mình có đọc


KHÁM PHÁ MỚI VỀ GẠO LỨC

Gạo lức là một loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng khi so sánh với gạo trắng. Tuy nhiên, nó còn gia tăng nhiều dinh dưỡng hơn nữa khi được đem ngâm trong nước ấm, lâu khoảng 22 giờ.
Đây là một khám phá mới nhất của khoa học.

Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy gạo lức ngâm lâu 22 tiếng đồng hồ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì gạo lức ở trạng thái nẩy mầm. "Các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng."
Dr. Hiroshi Kayahara, giáo sư khoa sinh học và kỹ thuật sinh học tại viện đại học Shinshu University ở Nagano, đã nói như vậy trong bài tường trình kết quả nghiên cứu của nhóm ông tại hội nghị hóa học quốc tế
"The 2000 International Chemical Congress of Pacific Basin Societies" ở Hawaii vào cuối năm 2000 vừa qua.

"Mầm gạo lức chứa nhiều chất xơ, vitamins và chất khoáng hơn là gạo lức chưa ngâm nước" Kayahara viết trong tờ trình. Gạo lức đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine, một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người, và chứa mười lần nhiều hơn chất gamma-aminobutyric acid, một chất acid tốt bảo vệ bộ phận thận (kidneys).
Các khoa học gia cũng tìm thấy trong mầm gạo lức có chứa một loại enzyme, có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hòa các hoạt động ở trung ương não bộ.

Gạo lức nẩy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu vị hơi ngọt vì các enzymes đã tác động vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo, tiến sĩ Kayahara nói thêm. Gạo trắng không nẩy mầm khi ngâm như vậy.

Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA thường nhấn mạnh đến nhóm hạt nguyên chất (whole grains), như gạo lức, là thành phần chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng. Gạo lức cung cấp nhiều complex carbohydrate. Chất xơ (fiber), chất dầu, vitamins và chất khoáng cũng được tìm thấy nơi
phần bọc ngoài của hạt gạo lức.

Một cup gạo lức nấu chín cung cấp khoảng 230 calories, 3,5 gram chất xơ, 5 gram chất đạm, 50 gram carbohydrate và các chất sinh tố Vitamin B 6, Thiamin B 1, Riboflavin B 2, Niacin B 3, Folacin,
Vìtamin E, cùng các chất khoáng khác.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết chất xơ trong gạo lức giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và bệnh tim mạch.
Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng 25 grams chất xơ mỗi ngày. Với một cup cơm gạo lức cung cấp 3.5 g, trong khi đó một cup cơm gạo trắng chỉ cho có 1 g.

Một thành phần quan trọng khác là chất dầu trong vỏ bọc ngoài của gạo lức có tác dụng giảm cholesterol trong máu, một yếu tố quan trọng gây nên bệnh tim mạch.
Các nhà khoa học đã tìm thấy ở trong chất cám bọc ngoài hạt gạo lức có chất dầu tên là tocotrienol factor (TRF) có tác dụng khử trừ những chất hóa học gây nên hiện tượng đông máu và đồng thời giảm cholesterol.
Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc viện đại học Wisconsin, Hoa Kỳ đã thử nghiệm TRF trên một số người và cho kết quả giảm cholesterol từ 12 đến 16%. Ngoài ra, trong chất cám bọc ngoài gạo lức còn có thêm một chất khác có khả năng chống lại chất xúc tác enzyme HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp gia tăng lượng cholesterol xấu LDL.

Được biết, hội nghị Hóa Học Quốc Tế International Chemical Congress được bảo trợ bởi: the American Chemical Society, the Chemical Society of Japan, the Canadian Society of Chemistry, the Royal Australian Chemical Institute, and the New Zealand Institute of Chemistry.

- Reuters Health Information Date Published: Dec 18 2000 16:11:14
- Date Reviewed: Dec 18 2000
- ABC Science Online, Australia 19 December 2000


Gửi bởi: Nguyen Quoc Hung Nov 22 2010, 02:47 PM

Tôi đã nấu cơm theo cách này đã 3 tháng nay, khi ngâm 22 tiếng có mùi thơm của mầm hạt gạo, khi nấu cơm , không còn mùi của nồi cơm thông thường mà có mùi thơm của gạo đã nẩy mầm , gần giống như mùi bắp luộc. Cơm gạo lứt nấu theo cách này rất mềm và ngon, tuy nhiên không cho nước như bình thường mà phải cho ít hơn, thông thường nấu cơm ta cho 1 gao thi 2 nước , nhưng với cách ngâm này thì gạo chỉ cho 1,6 nước. Tôi đã nấu cơm với cách ngâm 22 giờ này với nước ấm ( chỉ pha nước ấm ban đầu chớ không giử ấm ) , và cả với nước lạnh bình thường, thấy không khác nhau gì. Cũng với cách ngâm gạo 22 tiếng này tôi đã nấu bằng nồi cơm điện, nồi ủ, nồi sành tất cả đều rất ngon. Trước đây tôi đã nấu theo cách của Thầy Tuệ Hải ( nấu 15 phút , ngưng 20 phút , rồi nấu tiếp) , cách của cô Trâm ( vo gạo trước 1 đêm, không ngâm), nhưng thấy cơm không mềm bằng cách này, còn vấn đề khi ăn xong đi tiêu phân nát hay bình thường thì phải còn tùy người, riêng bản thân tôi thấy đi tiêu phân vẫn bình thường, không bị nát.Gạo lứt tôi mua là loại gạo bình thường ở chợ vẫn bán. Đây là nhận xét của riêng bản thân tôi cảm nhận hơn 3 tháng nấu cơm theo cách này, có lẽ tôi hạp với cơm gạo lứt nấu theo cách này.

Gửi bởi: marhaba Nov 23 2010, 07:49 AM

Theo bài viết trên thì "gạo lức ngâm lâu 22 tiếng đồng hồ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì gạo lức ở trạng thái nẩy mầm"
thì hơi mơ hồ:
- Nước ấm: nhiệt độ bao nhiêu?
- Lọai gạo: gạo gì - lúa mùa..?
- Nhiệt độ phòng bao nhiêu: cái này có thể sẽ ảnh hưởng nhiều, vì ngâm vào mùa nắng nóng ở miền Nam sẽ khác hẳn mùa mưa ở miền Nam (hoặc mùa đông ở miền Bắc)?

Gửi bởi: KinhThanh Nov 24 2010, 04:23 PM

chào các bác

KT có thông tin xin chia sẽ với các bác

hôm qua KT kiểm tra nước ngâm gạo tầm 37°c đến 40°c ..nhưng muốn duy trì nhiệt độ này lâu dài 22 giờ thì KT chưa có kinh nghiệm

KT cho vào lò nướng , điều chỉnh nhiệt độ ở mức 38°c đến 35°c , cho gạo lức ,lúa mì lức vào 2 cái bát cỡ lớn , lấy 2 cái đĩa đậy lên cho vào lò nướng ở mức nhiệt độ trên ...đúng 21 tiếng đồng hồ 50 phut , KT nấu cơm ..nhưng lúc lấy gạo ngâm ra khỏi lò nướng ....các bác nghĩ thế nào ??... mùi chua tõa ra ..tương tự như mùi nước mã ( thức ăn thập cẩm còn thừa để 1,2 ngày ,ai nuôi lợn họ xin hổn hợp ấy đem về cho lợn ăn )

cái mùi chua nó tương tự như vậy đấy , có lẽ mùi nhẹ hơn nước mã ..lúc hít phải cái mùi ấy vào người vào buổi sáng chưa ăn gì KT cảm thấy trong người nhũn ra ,bên trái người nhũn ra nhanh hơn bên phải

nhìn cái bát lớn ngâm gạo ,bọt nổi lên trên KT phải lấy thìa vót ra ... các bác sẽ làm gì với kiểu gạo ngâm 22 giờ này ?? nhìn đã biết nó âm đến mức nổi bọt

KT không đổ bỏ mà vẫn cho lên bếp nấu cơm , 45 phút nấu cơm ,mùi chua tõa ra ...hihihihihi có lẽ cả làng đều bỏ chạy lúc hít phải cái mùi chua ấy , KT không quên giá trị dinh dưỡng của nó tăng gấp 3 lần nên KT cho 2g muối vào nồi cơm có mùi chua 200g gạo lức ,80g lúa mì lức

Gạo, màu nâu, dài hạt, nguyên = Rice, brown, long-grain, raw = 100g ( gạo tương đối 1/4 )
Potassium, K__mg 223 , gấp 3 lần 670 mg
Sodium, Na ___mg 7 , gấp 3 lần 21 mg

Lúa mì Spelt, chưa nấu = Spelt, uncooked = 100g ( lúa mì tương đối 1/2 )
Potassium, K__mg 388 , gấp 3 lần 1164 mg
Sodium, Na ___mg 8 , gấp 3 lần 24 mg

Muối, bảng = Salt, table = 10g
Sodium, Na___mg 3876 , 1g = 387 mg

1164 + 670 = 1834 Kali , 1834 : 5 = 366,8 Kali
2g muối = 774 mg + 45 = 828 Natri

- nếu đúng là giá trị dinh dưỡng gạo lức ngâm22 giờ tăng gấp 3 lần , Kali trong gạo cũng phải tăng ??

xem ra nồi cơm này 2 Natri / 5 Kali ... nhiều hơn 2 Natri mới đúng

các thông số ,số liệu tương đương ,không chính xác 100% , các bác hiểu cho

------------------
nói nhiều này giờ ..nhưng chưa ăn nồi cơm chua ấy ..hihihihii

chắc chắn ăn vào sẽ bị Âm trong người ,phân lõng ,nhão
------------------
các bác có kinh nghiệm gì xin nói ra chúng ta cùng nhau học hỏi thêm


Gửi bởi: hoa sen ben ho Nov 24 2010, 05:01 PM

Bản thân mình đã thực hiện phương pháp này, có điều mình ngâm trong nước thường chứ không đạt chuẩn 40 độ C.

Gạo của mình mua ở chỗ 390 ĐBP (mình tinh tưởng về chất lạo của nơi đây)
Mình ngâm trong 1 cái tô bằng sành (chắc là không phản ứng gì với dd gạo).

Còn kết quả sau khi nấu bằng nồi áp xuất? Về thành phần hóa học và chất bổ mình không có cách chi kiểm nghiệm nhưng mình rút ra một vài nhận xét:

Gạo ngâm nấu thơm hơn hẳn - mùi hương xâm khắp nhà.

Gạo mềm dẻo và nhìn có vẻ bóng hơn gạo thường, khi ăn cảm thấy ngọt hơn.

Về độ âm dương và độ khỏe của cơ thể thì mình chưa cảm thấy gì khác biệt mấy!

Còn về mùi nước ngâm gạo của mình thì nó chỉ hơi hơi giống mùi cơm rượu vậy - chỉ nhẹ thôi chứ không đến nổi.

Cứ sau mỗi đợt đổi mới cách nấu ăn thì mình lại bị la- Mẹ mình trước nay chưa thấy ai nấu cơm bằng nồi áp xuất bao giờ lại còn thêm muối vào khi nấu; và bây giờ còn bài đặt ngâm gạo nữa! Mẹ cho rằng mình là người quái dị so với thiên hạ! Haizz "chén cơm lứt của tôi"!

Đó là kinh nghiệm của mình - chúc cả làng vui vẻ!

Gửi bởi: Diệu Minh Nov 24 2010, 08:01 PM

Cơm lứt nhà này là gạo Điện Biên, gạo lứt đỏ, 6 tháng, nấu nồi cơm điện lõi sứ mà vẫn thấy khá là "nháp và cứng", đôi khi mới thấy mềm... nhưng miệng mình hình như nó đã "quen" cái kiểu đó, nên NÓ không có phản ứng là dễ chịu hay khó chịu nữa... mình nói với chị Huyền: chắc miệng chị em mình nó có "chai" rồi... chắc khi mình chết thì cái cơ miệng nó sẽ phân hủy sau cùng vì NÓ cứ nhai nhai...

Mình nói với mọi người là mồm tớ là mồm bò rồi, bò nhai cỏ nó có thấy sao đâu nào!

Và vì mình "luyện" cái "thằng" đó cho nên mình chả quan tâm tới cách nấu ăn ngon mềm gì nhiều đâu.

Giống như là ta có cái xe gầm cao đi trên mọi địa hình, bạn hãy luyện cái MIỆNG của bạn và cái thái độ ăn đúng của bạn theo chánh Pháp chứ đừng có luyện cái hạt gạo sao cho mềm và ngon! LUYỆN cái gốc đừng luyện cái ngọn!

Ngon hay dở cũng nhai, cứ cơm chín là ổn.

Ha ha...


Gửi bởi: marhaba Nov 25 2010, 08:04 AM

Marhaba có thử ngâm nước lạnh 24g, thấy gạo hơi trương nứơc (ko biết tới trạng thái nào thì gọi là "trạng thái nẩy mầm"). Lúc nấu thì ít nước lại, rồi cũng thấy như cơm bình thường thôi - cũng còn lớp mày cứng - chắc là ngâm chưa tới. Nấu ít nước thì cơm cứng - ăn ngon ngọt hơn, nhiều nước thì cơm mềm - ăn ít ngọt.

Khi các nhà khoa học làm thí nghiệm thì chắc chắn họ phải giữ nhiệt độ ổn định và làm rất nhiều mẫu với cùng 1 lọai gạo. Gạo đỏ huyết rồng 6 tháng thì cứng hơn thì làm sao ngâm bằng thời gian lọai gạo trắng 3 tháng được?

Gửi bởi: Coden Nov 25 2010, 02:40 PM

Hình như các bác chưa bao giờ gieo trồng, cày cấy thì phải, nên có lẽ đã hiểu sai cách "ngâm gạo"

Nếu hạt gạo còn nguyên vỏ trấu (thóc) thì việc ngâm 22h không ảnh hưởng gì đến hạt gạo, nó mới chỉ ở mức mềm vỏ trấu và hạt gạo no nước, bắt đầu quá trình nảy mầm hạt với điều kiện không tiếp tục ngâm nữa. Nếu là hạt gạo mà ngâm nước liên tục trong 22h thì rất có thể quá trình lên men lactic đã bắt đầu, hạt gạo sẽ trở nên chua. Nếu là gạo thật mới thì còn có thể đỡ chua hơn vì vỏ cám còn dày và mầm gạo còn khá tốt, dù sao trong quá trình xay xát (bóc vỏ trấu) cũng làm tổn thương đến mầm gạo này.

Nếu chỉ có một thông tin là ngâm nước 22h thì chưa đủ và chưa chi tiết, tôi đã nhiều lần ngâm hạt giống để gieo trồng rau mầm nên tôi nghĩ việc nảy mầm phải có 2 quá trình là Ngâm và Ủ. Ngâm là một giai đoạn làm mềm vỏ bọc ngoài hạt cho mầm dễ bật ra và hạt hút no nước tạo điều kiện cho các enzyme và các hoạt động hóa học khác được khởi động. Ủ là quá trình cách ly với nước nhưng vẫn duy trì độ ẩm cao, giai đoạn này, sự hoạt hóa trong hạt gạo diễn ra rất mạnh, cần nhiều không khí như oxy, cacbonic, nitro... để mầm và rễ bắt đầu nảy ra và phát triển. Như vậy, nếu ngâm gạo liên tục 22h trong nước thì không thể nói là hạt nảy mầm được mà là gạo bắt đầu lên men.

Theo tôi, các bác làm cách này thử xem nhé, đảm bảo là gạo lứt nảy mầm :

Ngâm gạo : Gạo lứt rửa sạch, đãi hết hạt nổi, lép rồi cho vào vật chứa, đổ ngập nước ấm 35-40 độ (2 phần nước sôi pha với 3 phần nước lạnh) ngâm liên tục trong 12h, không cần thiết phải duy trì độ ấm này, tuy nhiên nếu rỗi rãi thì sau 6h thay nước 30-35 độ cũng tốt.

Ủ gạo : Dùng một cái rổ đủ chứa gạo, lót khăn mặt, bao tải gai... (đại loại là thứ vải cotton dày, thoáng) vào rổ, đổ gạo đã ngâm (nên rửa lại một lần cho sạch nước ngâm) vào đó rồi phủ vải lại, đại loại là gói kín lượng gạo ấy lại, để nơi ẩm, ấm, kín gió. Sau mỗi 6h, ngâm cả rổ gạo và chậu nước ấm 30 độ khoảng 15 phút rồi vớt ra để vào chỗ cũ (đại loại là bổ xung thêm nước cho các hoạt động nảy mầm). Quá trình ủ khoảng 12h là mầm bắt đầu nhu nhú, ủ thêm 24h nữa thì cây lẫn rễ có đủ cả.

Chú ý nhiệt độ : Nhiệt độ thích hợp cho các enzyme hoạt động khoảng 30-45 độ. Nếu các bác dùng nước nóng quá "chết" enzyme thì gạo ngâm xong xẽ có mùi chua thum thủm đấy.


Bài viết nào tốt, tớ xin được bôi đỏ toàn bộ bài - Ngọc Trâm,

Gửi bởi: Diệu Minh Nov 25 2010, 08:32 PM

Ha ha, hoàn toàn đúng, những người phổ biến kiến thức chỉ nói chung chung như là đánh đố, và coden đã "bóc tách" ra được quá trình ngâm ủ là đúng đắn 100%; khi muốn trồng ngưu bàng ở Bãi giữa, tớ cũng phải làm i chang như thế.

Hoan hô ngành Thực dưỡng có nhiều nhân tài!

Gửi bởi: KinhThanh Nov 25 2010, 09:53 PM

thông tin quá tuyệt vời bác còden

KT không có kinh nghiệm thực tế ..nhưng có 1 lần KT nhìn thoáng qua 1 cái bao gì đấy giống như bao xi măng ấy ,ở trong chứa toàn các hạt Lạc ( hạt đậu phộng ) ,cảm giác nhiệt độ tỏa ra khá ấm ấm .. sau đấy thì KT được giao nhiệm vụ lấy những hạt Lạc ấy đem đi trồng nó , làm các rảnh đất dài ,cách 1 khoảng 15 đến 25 cm thì rải 1 hạt Lạc ấy rồi lấp đất lại

đọc vài viết của bác coden .. cảm thấy rất thực tế ..nhưng gạo nẩy mầm sẽ rất Âm so với hạt gạo ngâm 2gio , nói theo lý là vậy ,còn thực tế thế nào thì các bác phải áp dụng thực tế thì mới cảm nhận rõ ... giống như món Gía ấy rất là Âm

KT đã ăn gạo ngâm 22gio có mùi chua như dấm gạo ấy ,rất nồng nặc ..ăn buổi sáng và trưa ..lúc thở ra cái mũi nồng nồng mùi chua phản phất ,người Âm ngây ngây sao ấy ...buổi tối KT đem đổ bỏ ,không giám ăn tiếp lần thứ 3

nhưng ... chung quy chủ đề này nhằm vào mục đích là tìm kiếm chất gamma-aminobutyric acid để giúp thận khỏe mạnh hơn ,giúp não tốt hơn ở 1 mức nào đấy

web này có đề cấp đến chất gamma :
http://mrbeansdream.wordpress.com/2009/07/19/g%E1%BA%A1o-m%E1%BA%A7m-nguyen-phoi-non-pre-gbr/

http://mrbeansdream.wordpress.com/2009/07/24/s%E1%BB%B1-c%E1%BA%A7n-thi%E1%BA%BFt-c%E1%BB%A7a-gaba-d%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-phat-tri%E1%BB%83n-va-tri-tu%E1%BB%87/

nhưng chất Gamma có nhiều trong thực phẩm nào ??

bài viết này nói chất gamma-aminobutyric acid làm giảm huyết áp cao , trong cà chua có nhiều chất gamma
http://www.baomoi.com/Info/Thuc-pham-tot-cho-nguoi-cao-huyet-ap/82/5219534.epi
trích đoạn bài viết :
4. Cà chua

Trong quả cà chua có nhiều axít gamma-amino butyric (GABA). Đây là một hợp chất có thể giúp giảm huyết áp.

web tìm kiếm giá trị dinh dưỡng thực phẩm bằng tiếng Anh : http://www.nal.usda.gov/fnic/foodcomp/search/

Cà chua, màu đỏ, chín, nguyên, quanh năm trung bình =
Tomatoes, red, ripe, raw, year round average = 100g
Potassium, K__mg 237
Sodium, Na ___mg 5
Tocopherol, gamma__mg 0.12

Bột mì, ngũ cốc nguyên hạt = Wheat flour, whole-grain = 100g
Potassium, K__mg 363
Sodium, Na ___mg 2
Tocopherol, gamma_mg 1.91

- tài liệu này không nói rõ bột mì loại gì ?? thông tin chưa rõ ràng
các loại Lúa Mì lức KT tìm kiếm không có chất gamma ..nhưng có 1 loại có gamma rất cao

Lúa mì Spelt, chưa nấu = Spelt, uncooked = 100g ( lúa mì tương đối 1/2 )
Potassium, K__mg 388
Sodium, Na ___mg 8
Tocopherol, gamma_mg 1.71

-các loại gạo lức màu nâu , gạo chà trắng KT tìm kiếm không tìm thấy chất gamma

Trứng, toàn bộ, nguyên, tươi = Egg, whole, raw, fresh = 100g
( có lẽ là trứng gà ) lòng đỏ có nhiều gamma hơn
Potassium, K__mg 138
Sodium, Na ___mg 142
Tocopherol, gamma_mg 0.50
Cholesterol ___mg 372

Gà, mặt đất, nguyên = Chicken, ground, raw = 100g ( 8,10g chất béo )
Potassium, K__mg 522
Sodium, Na ___mg 60
Tocopherol, gamma_mg 0.17

-thịt Vịt không thấy có gamma
-thịt lợn có 1 ít chất gamma , trong 100g thịt nạc 94% gamma 0,05 mg , trong 100g thịt nạc 72% gamma 0,07 mg
-thịt bò không có

-tôm hùm ,mực pha trộn các loài , cá Ngừ , cá Hồi ,trứng chim Cút không có gamma
-khoai tây , hành tây, cà rốt không có gamma

còn nhiều loại thực phẩm KT chưa tìm kiếm .....nhưng những người ăn chay ,an Thực Dưỡng không lo lắng thiếu chất gamma vì có Lúa Mì lức chứa nhiều gamma

Lúa mì Spelt, chưa nấu = Spelt, uncooked = 100g ( lúa mì tương đối 1/2 )
Protein khá cao_______g 14,57
Potassium, K _______mg 388
Sodium, Na ________mg 8
Tocopherol,gamma__mg 1.71

KT tìm được nó như nhặt được cái gì đó quý giá và cảm thấy an tâm hơn ... lúc đọc được bài viết "Bệnh Thận" của bạn
nca dịch từ tiếng Japan qua tiếng Việt thì lại càng tuyệt vời hơn : http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=2796&pid=13107&mode=threaded&start=#entry13107

Gửi bởi: marhaba Nov 27 2010, 05:49 AM

Cách ngâm/ủ như vậy để nấu 1 lon cơm cho 1 ngày thì mất thời gian quá smile.gif

Gửi bởi: Diệu Minh Nov 27 2010, 10:30 AM

Hoan hô coden, tớ đã làm y chang và sớm nay thấy mầm gạo nhu nhú, mùi gạo thơm dễ chịu, thật là tuyệt, rang thử từng nắm nhỏ, nở bung, cực nở... rất tuyệt.

Rang một phần để làm thí nghiệm, phần còn lại sẽ đem nấu, có thế nào sẽ báo cáo cả nhà sau nha.

Tớ đang định cho làm gạo lứt rang cái tiến theo kiểu này thì còn tốt nữa... chao ôi, giờ mới hiểu vì sao Việt Nam sẽ là cái nôi của phong trào gạo lứt trên thế giới!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Nấu lên ngon mềm... cả nhà ơi ăn loại gạo này đi nhé.


Gửi bởi: Diệu Minh Nov 30 2010, 08:48 AM

http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:uyJ3h2tX520J:www.yp.com.vn/yp/Suckhoethammy/SucKhoe.aspx%3Fid%3D37612%26mamota%3D7+gi%C3%A1+tr%E1%BB%8B+dinh+d%C6%B0%E1%BB%A1ng+c%E1%BB%A7a+g%E1%BA%A1o+l%E1%BB%A9t+n%E1%BA%A3y+m%E1%BA%A7m&cd=3&hl=vi&ct=clnk&gl=vn

Bà con mình truyền miệng "ăn gạo lứt chữa được nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư, bệnh khớp và gần như bá bệnh". Thực hư thế nào và có nên ăn gạo lứt để phòng và chữa bệnh?

So với gạo chà trắng, gạo lứt cung cấp chất xơ gấp 3,5 lần trong khi mối liên quan giữa việc ăn ít chất xơ với ung thư đại tràng đã được các nhà khoa học ở Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ khẳng định.
Những khám phá mới về gạo lứt
Gạo lứt chứa vitamin nhóm B quan trọng trong chuyển hóa vật chất. Cụ thể nó chứa vitamin B6, B1, B2, B3 và chứa cả axit folic. Trong cám gạo có một loại dầu thường gọi là dầu cám gạo. Dầu cám chứa tocotrienol fator (TRF) có tác dụng trừ khử những yếu tố gây huyết khối trong lòng mạch (chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim).
Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc Viện Wisconsin, Hoa Kỳ đã báo cáo: khi thử nghiệm TRF trên những người có cholesterol máu cao thì cholesterol giảm 12-16%. Trong chất dầu cám còn chứa vitamin E được xác nhận là có khả năng chống lão hóa tế bào nhờ tác dụng "bẫy" gốc tự do của nó. Ngoài ra dầu cám còn chứa selen vừa chống lão hóa vừa chống lại sự hủy hoại, biến dị tế bào nên có khả năng chống ung thư. Glutathion trong cám có tác dụng chống bụi phóng xạ.
Khi ăn gạo lứt, phức hợp carbohydrate sẽ tiêu hóa và biến thành đường chậm nên không làm tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn như gạo chà sạch cám. Vì thế người bị tiểu đường nên ăn gạo lứt. Trong gạo lứt còn có những chất khoáng như canxi, manhê, mangan, kẽm, kali, natri cùng những acid amin cần thiết như axit pantotenic giúp tăng cường hoạt động của các tế bào thần kinh...

Theo GS Hiroshi Kayahara (ĐH Shinshu, Nagano, Nhật), khi ngâm gạo lứt trong nước sạch 22 giờ
thì các chất bổ dưỡng sẽ tăng lên rõ rệt, lúc này gạo lứt ở trạng thái nảy mầm (trong khi gạo đã chà vỏ cám không có) và mầm gạo lứt chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng hơn gạo lứt chưa ngâm nước. Gạo lứt nảy mầm có lượng lysine (chất giúp tăng trưởng chiều cao) gấp ba lần và chứa gama-aminobutyric (chất chống độc cho thận) gấp 10 lần. Từ năm 2000 trở lại đây khoa y học cổ truyền của Nhật và khoa y học phương Đông của Mỹ đều khuyến khích bệnh nhân ăn gạo lứt nảy mầm.


Tại sao lại ăn cơm gạo lứt muối mè?

Bởi phần lớn người bệnh mãn tính hay bệnh hiểm nghèo cơ thể đều ở trạng thái quá âm nên phải ăn thực phẩm dương. Gạo lứt tính bình, mè đen tính bình, rang lên sẽ thuộc dương, muối cũng thuộc dương, chỉ nên trộn vào mè với tỉ lệ vừa phải. Hai món này ăn chung sẽ cải thiện tình trạng âm của cơ thể.
Trong hạt mè đen có 40-55% dầu, 5-6% nước, 20-22% protein, 5% kali, 1,7mg đồng, 1% canxi oxalat, pentozan, lecithin, phytin và cholin. Lecithin của mè có tác dụng nhũ hóa cholesterol nên làm giảm cholesterol máu. Dầu mè chứa nhiều axit béo chưa no có lợi cho tim mạch. Mè còn chứa selen, vitamin E, axit folic và vitamin nhóm B. Mangan trong mè ngoài việc tham gia quá trình tái tạo sụn còn "có chân" trong cấu trúc của super oxyd dimustase (SOD) - một enzyme quan trọng trong quá trình oxy hóa... Tuy nhiên những người bị loét dạ dày, tá tràng không nên ăn vì chất xơ trong gạo lứt nhiều, nếu không nhai kỹ sẽ làm tăng nhu động ruột khiến bạn rơi vào cảnh "đi nhanh về chậm" thì lại phản tác dụng.
Nếu chỉ ăn gạo lứt muối mè có ổn?
Bạn vẫn phải đa dạng hóa thực phẩm, nên ăn các loại rau củ để tăng cường vitamin. Quan niệm xưa là ăn uống phải đủ ngũ chất: tinh bột, đạm, béo, chất khoáng, nước; ăn đủ ngũ vị: chua, cay, mặn, ngọt, đắng; ăn đủ ngũ sắc: trắng, xanh, vàng, đỏ, đen. Vì thế dù ăn gạo lứt muối mè bạn vẫn nên ăn thêm rau các loại, (ăn ít trái cây đúng mùa, ăn đậu phụ nấu với phổ tai và tương, ăn natto – một loại tương sổi….Ngọc Trâm) để đảm bảo quân bình âm dương giúp cơ thể khỏe mạnh.
Uống trà gạo lứt, tốt "bộ đồ lòng"
Các nhà khoa học Nhật Bản còn khuyến cáo nên uống trà gạo lứt. Gạo lứt sạch mua về, không vo mà bỏ vào chảo rang nhỏ lửa cho đến khi vàng sậm. Bạn lấy một muỗng canh nấu với 1 lít nước, đun sôi để lửa riu riu trong chừng năm phút là có món trà thơm ngon. Những người bị bệnh mãn tính, đặc biệt là bộ đồ lòng hay bị bác Tào Tháo viếng thăm, phụ nữ mãn kinh bị lạnh chân, khó ngủ đều có thể dùng loại nước uống này. Tuy nhiên những người bị nóng, nổi mụn thì không nên dùng.
Theo Báo Tuổi trẻ

Gửi bởi: Diệu Minh Dec 28 2010, 11:37 PM

Tôi nghĩ loại gạo lứt này (sau khi nảy mầm) đem rang lên thì hay hơn và quân bình hơn.

Gửi bởi: Diệu Minh Jun 10 2012, 11:11 AM

Với những người quá dương và yếu thận, những người ăn nhiều thịt cá, nhất là loại đã bị chạy thận rồi nên ăn loại gạo lứt này...

Sản xuất bởi Invision Power Board (http://www.invisionboard.com)
© Invision Power Services (http://www.invisionpower.com)