IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

7 Trang V  < 1 2 3 4 5 > »   
Reply to this topicStart new topic
> Phòng chữa các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, mỡ thừa trong máu bằng Thực dưỡng, Michio Kushi
Thelast
bài May 22 2007, 09:22 AM
Bài viết #21


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Bệnh Trương Mạch máu (Aneurysm) :

Bệnh phình mạch xảy ra khi các thành mạch bị yếu và phình ra ép các mô. Do áp lực của máu, các túi mạch này có thể bị vỡõ ra và gây tai họa tiềm tàng. Cũng thường thấy bệnh này xuất hiện ở động mạch dẫn máu đến thận, tuy nhiên nó cũng có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào khác của hệ thống mạch. Một hình thức khác của bệnh này là chứng phìng mạch từng khúc (dissecting aneurysm), mạch tự xuất hiện những túi nhỏ bên trong và tự làm nghẽn mạch.

Giống như tất cả các bệnh về mạch ở ngoại vi, nguyên do chính là do tiêu thụ trong thời gian dài thực phẩm mất quân bình, dùng thức quá dương và quá âm. Trong bệnh phìng mạch thường thì do thức ăn quá nhiều mỡ với một ít thức quá âm, còn trong bệnh dissecting aneurysm thì thức ăn dùng tỷ lệ âm mạnh như đường, sô cô la, mật ong, đồ ngọt, gia vị, chất kích thích, thuốc viên, và hóa dược phẩm.

Cho cả hai trường hợp, phải áp dụng nghiêm ngặt thức ăn quân bình trong vài tháng đầu, Áp dụng theo lời khuyên ở Bảng 24 Cột 2 và các thức đặc biệt như “món hầm nishime” rễ rau củ dùng hàng ngày nấu với phổ tai (kombu), củ cải daikon khô và nạo nấu với cà rốt, củ sen; rong hiziki nấu chín kỹ và món kinpira rễ rau củ . Súp Miso và các loại rong biển rất tốt trong việc làm tốt chất lượng máu và làm phục hồi các mạch máu .

Áp dụng bên ngoài, đắp cao đậu hũ lên vùng phía trên dòng máu đến chỗ bệnh (Xem Chương 34). Để cao đậu hũ như vậy trong ít giờ hoặc cho đến khi cao trở nên ấm. Lấy cao ra và để nghỉ nhiều giờ rồi đắp đợt cao hũ mới. Cao hũ có thể dùng trong hai hay ba ngày và rất hiệu quả.

Bệnh Buerger :

Bệnh này còn được gọi là bệnh thhromboangitis obliterans, là bệnh viêm sưng hệ thống tuần hoàn và hệ thần kinh chỉ xảy ra ở những người nghiện thuốc lá. Các đầu ngón tay hoặc ngón tay trở nên màu xanh và lạnh, lở loét và rất đau đớn. Thông thường thì các mạch ở đầu gối và bắp đùi dễ bị mắc bệnh, trong các ca nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật cắt bỏ. Phụ nữ hiếm thấy mắc bệnh này và hầu hết ở người đàn ông thì vướng bệnh ở tuổi 45 hay trẻ hơn nữa. Triệu chứng biến mất nhanh khi ngừng hút thuốc.

Nguyên nhân sâu xa của cơn bệnh này do tiêu thụ các thức ăn nhiều thịt, đặc biệt nhiều mỡ, dầu, chất béo, các loại mỡ bão hòa, protein, cholesterol và dùng quá nhiều muối; gia vị, chất kích thích cũng góp phần vào tạo cơn bệnh.

Để làm giảm bệnh, ngưng lập tức thói quen hút thuốc lá, áp dụng thực dưỡng với thức ăn hơi âm một chút ( Xem Bảng 24 Cột 3), các món đặc biệt gồm súp miso với rong wakame và các rau củ có lá xanh, như cần tây, bắp cải, bắp cải Trung quốc, hành tây và củ cải radish. Tất cả thức ăn động vật kể cả cá và hải sản phải giảm tối đa trước khi bệnh được cải thiện .


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 22 2007, 09:24 AM
Bài viết #22


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Hiện tượng Raynaud :

Trong bệnh này, ngón tay và đầu ngón tay trở màu xanh, tê cóng, và lạnh. Sự co thắt trong các mạch máu nhỏ ở tay và chân làm giảm oxy đưa đến các vùng này. Bệnh thường xảy ra ở các phụ nữ trẻ và hiếm có trường hợp nghiêm trọng. Thỉnh thoảng cũng xuất hiện sự đau nhức và những vết nứt nhỏ , nhưng luôn giới hạn ở các ngón tay và các đầu ngón tay. Trong nhóm bệnh này còn có hai loại bệnh: một là bệnh acrocynanosis trong đó tay và chân đều có màu xanh và lạnh, bệnh Livedo reticularis trong đó pha tạp những biểu hiệu ở dưới da do sự co thắt của mạch máu. Hai loại bệnh này thường thấy ở những người phụ nữ trẻ tuổi. Trong tất cả ba trường hợp, phương pháp xoa bóp cật lực ở các vùng tay và chân sẽ trả lại sự tuần hoàn bình thường.

Đối với bệnh Buerger là do tình trạng quá co thắt, dương tính, còn Hiện tượng Raynaud là trương giãn, âm tính. Người đàn ông có khuynh hướng hướng tâm lực còn đàn bà ly tâm lực do thói quen thực dưỡng hàng ngày. Nói tổng quát người đàn bà ít ăn thịt và dùng nhiều các loại như trái cây, đường và chất lỏng hơn người đàn ông. Trong chứng Raynaud và Acrocynanosis là do âm tính, do dùng nhiều các loại như đường, sô cô la, mật ong, nước ngọt, chất kích thích, nước uống pha mùi nhân tạo như trà bạc hà, kem, chế phẩm nhẹ từ sữa, nước uống lạnh, và các thức ăn có nguồn gốc nhiệt đới. Những thức này làm các mạch máu nhỏ co lại nơi chân và tay dẫn đến có màu xanh và tê cóng.

Để làm giảm cả hai trường hợp bệnh trên, áp dụng thực dưỡng dưỡng sinh theo chiều hướng hơi dương (Xem Bảng 24 Cột 1) cho đến khi bệnh được cải thiện, súp miso nóng nên dùng thường xuyên cũng như trà già + tương + mận muối với một chút gừng nạo sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu.

Trong loại thứ ba, Bệnh Livedo gây do cả hai nguyên nhân quá âm và quá dương thì nên áp dụng Bảng 24 Cột 2 trong thời gian ban đầu điều trị. Súp Miso với rong wakame và đậu hũ nên thường dùng để cân bằng lại hệ tuần hoàn.

Ngâm chân và tay vào nước gừng nóng hoặc đắp gạc gừng nóng (Xem chương 34) sẽ giúp máu tuần hoàn tốt cho chung cả ba loại bệnh kể trên. Ghi nhớ là sự suy yếu ruột non thường là nguyên nhân đầu tiên của sự tuần hoàn yếu kém. Áp gạc gừng vào vùng ruột non mỗi ngày một lần trong ba ngày rất hữu ích. Do-in, Xoa bóp cũng giúp tuần hoàn máu bình thường.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 22 2007, 09:24 AM
Bài viết #23


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



CÁC BỆNH VỀ TĨNH MẠCH

Các tĩnh mạch mang máu trở về tim hoặc phổi. Chúng rất nhỏ, dễ vỡõ và chịu lực tác dụng kém hơn nhiều so với động mạch. Tuy chúng không bị xơ cứng như ở động mạch, nhưng thường bị viêm sưng một phần hoặc tắc nghẽn bởi cục máu đông hoặc bị nghẽn mạch.

Chứng Giãn tĩnh mạch (Varicose vein):

Bệnh giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chân. Máu bị tụ lại và đi ngược lại về các phần thấp hơn. Thỉnh thoảng chỗ giãn tĩnh mạch bị đỏ ửng và có cảm giác nặng nề. Đàn ông và đàn bà đều có thể nhiễm bệnh này. Nhưng thường thấy ở người phụ nữ hơn. Chữa trị thường bằng thuốc viên hoặc giải phẫu.

Trước đây, nhiều người tưởng rằng bệnh giãn tĩnh mạch nguyên do từ nguyên nhân giữ tư thế đứng quá lâu, do người quá mập, vận y phục quá chật, mang thai hoặc do di truyền nhưng những đìêu này bị bác bỏ hoàn toàn bởi các chuyên viên y khoa không coi đó là nguyên nhân chính. Trong một đợt quan sát tại Bắc Mỹ, 44 % phụ nữ và19% nam giới trong độ tuổi từ 30 đến 40 ; 54% và 23% trong độ tuổi từ 40 đến 50; 64% và42 % trong tuổi quá 60 mang phải chứng bệnh giãn tĩnh mạch. Trái lại bệnh giãn tĩnh mạch rất hiếm thấy trong xã hội không sử dụng các thực phẩm của xã hội hiện nay. Ví dụ như ở Tanzania chỉ có 1,8 % phụ nữ và 1,1 % nam giới có bệnh này.

Nguyên nhân chính của bệnh là do tiêu thụ quá nhiều thực phẩm quá dương và quá âm, dùng quá nhiều nước uống, đặc biệt là thức ăn chế biến từ sữa như phó mát và trứng, nhiều mỡ, bò bí tết, hămbơ gơ, gà giò. Thức ăn quá mặn cũng góp phần tạo nên bệnh cũng như đường, sô cô la, mật ong, tóm lại là do thường dùng quá nhiều yếu tố âm kết hợp với các loại quá nhiều mỡ .

Để giảm nhẹ bệnh, áp dụng nghiêm ngặt thức ăn quân bình trong những tháng đầu điều trị (Xem thêm Bảng 24 Cột 2) với việc nêm ít muối, thường dùng súp miso; xích tiểu đậu với nhiều cách nấu nướng khác nhau, món hầm nishime rau củ đặc biệt là củ cải daikon, cà rốt, củ sen nấu chung với rong phổ tai (kombu) dùng thật ít dầu trong nấu nướng; xào hoặc gạo lứt rang. Áp khăn tẩm nước nóng trên vùng bệnh khoảng năm phút, kế đó đắp khăn lạnh cũng trong năm phút rất tốt. Xen kẽ áp nóng và lạnh nhiều lần trong thời gian ngắn mỗi ngày cho đến khi bệnh giảm nhẹ.

Viêm tĩnh mạch (Phlebitis) :

Viêm tĩnh mạch xảy ra khi một cục máu phát triển trong mạch và cản trở máu trên đường trở về tim. Nó còn được gọi là bệnh chứng huyết khối tĩnh mạch (venous thrombosis) , thrombophlebitis , và phlebothrombosis. Phlebitis xảy ra ở nhiều vùng của cơ thể, thường xảy ra ở chân. Thường thì một phần của cục máu vỡ ra và di chuyển dần đến phổi, nơi đây nó có thể đóng trú tại mạch máu của phổi làm cho tim hoặc phổi suy yếu. Tại Mỹ, 50000 người chết hàng năm do bệnh viêm tĩnh mạch này.

Y khoa hiện đại điều trị với các loại thuốc viên chống đông máu như warfarin hoặc Heparin để ngăn đông máu cục. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu của bệnh viêm tĩnh mạch là do tiêu thụ quá nhiều thức ăn mất quân bình. Gần dây Y học đã khám phá ra được sự phát triển của bệnh viêm tĩnh mạch kể cả hai loại thrombosis và pulmonary embolism là do dùng thức ăn thiếu chất xơ. Tại một bệnh viện ở Anh, bệnh nhân bị viêm tĩnh mạch được cho dùng các thức giàu chất xơ đều tránh được tai họa của bệnh này.

So với các động mạch, cấu trúc và chức năng có tính dương thì các tĩnh mạch âm hơn, dễ bị tổn hại hơn do sự tiêu thụ quá nhiều thức quá âm và chất lỏng. Trong chứng Phlebitis, cà chua, khoai lang tây, và các thức ăn có nguồn gốc từ vùng Nhiệt đới hoặc được đem về trồng tại chỗ đều không thích hợp với môi trường xung quanh nếu lại được tiêu thụ thường xuyên. Tuy nhiên tiến trình vón máu là một tiến trình dương, cho thấy việc dùng quá nhiều thịt và các chế phẩm từ sữa với những lượng mỡ và cholesterol cao, cũng như thường xuyên dùng quá lượng muối tinh chế trong thức ăn.

Để bệnh Phlebitis được giảm nhẹ, cần ngưng ngay những thức ăn của thời đại hiện nay, việc thực hành dưỡng sinh phải được tuân thủ (Xem cột 2 của Bảng 24) nhất là trong thời kỳ chữa trị đầu tiên. Các món đặc biệt gồm có: súp miso, củ cải daikon khô nấu với cà rốt, củ sen và rong phổ tai (kombu); các loại rau củ có lá xanh hầm hoặc xốt gồm củ cải daikon xanh, chóp cà rốt, mù tạt xanh và bồ công anh xanh. Có thể áp xen gạc nóng và lạnh như đã nói trên lên vùng bị bệnh rất tốt.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 22 2007, 09:38 AM
Bài viết #24


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



BỆNH TIM BẨM SINH (Congenital Heart Disease)

Trong chín tháng còn trong bào thai, tim của thai nhi rất dễ ảnh hưỡng do sự mất quân bình từ thức ăn của bà mẹ. Một thay đổi lớn không bình thường trong thời kỳ này là kết quả dinh dưỡng mất quân bình hay bởi các nguyên nhân khác như tình cảm của Bà mẹ lúc mang thai chẳng hạn sẽ tác động trực tiếp vào cơ quan này. Tại Atlanta, từ năm 1976 đến 1980 có khoảng 25.000 trẻ em được sinh ra mỗi năm với trái tim khiếm khuyết và 1/4 trong số đó tử vong. Như vậy là trong khoảng 25 năm tỷ lệ trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh đã tăng gấp đôi. Trong năm 1950, 2% trong số trẻ em được sinh ra ở Mỹ bị bệnh tim bẩm sinh, so với 4% trong năm 1983. Cộng thêm vào những thức ăn không thích hợp là môi trường ô nhiễm, thói quen hút thuốc lá ở phụ nữ và những cảm xúc bất thường của các gia đình trong xã hội ngày nay là những nguyên nhân chính gây bệnh này.

Bệnh tim yếu khuyết bẩm sinh là kết quả sự thiếu hụt trong bữa ăn của các thai phụ, thiếu khoáng chất, thiếu chất bột lứt và các chất dinh dưỡng khác. Hoặc là khi sự cân bằng về lượng mỡ, prôtêin và chất khoáng dùng tạo hoạt động co giãn cho tim bị thiếu hụt. Thường xuyên những thai phụ ăn quá nhiều đường trắng, đường trong trái cây, nước trái cây, nước giải khát ngọt, các chất ngọt cô đặc, các loại chất lỏng, thuốc viên, dược phẩm và các loai thức âm có tính làm trương nở. Sự lạm dụng các chất lỏng và thức âm là nguyên nhân làm cho các mô tách rời độc lập khỏi các vùng khác nhau của trái tim – thường thì các mô đã hoàn chỉnh trong vòm tử cung hoặc sau một thời gian ngắn sau khi trẻ được sinh ra- nếu nó riêng lẻ từng phần sẽ rời rạc. Sự hợp nhất không toàn vẹn này có thể xuất hiện ở những buồng thấp của trái tim (ventricular septal defect), những phần ở buồng trên cao (Atrial septal defect) hoặc ở động mạch tim và động mạch phổi.

Những loại bệnh tim bẩm sinh khác gồm có: Chứng hẹp van tim ( Valve Stenosis ) và chứng Artresia, trong đó các van của tim hẹp không bình thường hoặc bít chặt; động mạch dẫn máu từ tim ra quá hẹp (coarctation of the aorta); hoặc màng bao trong tim dày lên không bình thường (endocardial fibroelastosis). Sự méo mó của các van trong bệnh tim bẩm sinh do di chứng của bệnh phong thấp có sốt đều do thai phụ lạm dụng quá mức những thức ăn như trứng, gà giò, và những thức nhiều mỡ kèm với các thức quá âm. Bệnh hẹp động mạch tim (coarctation of the aorta) nguyên nhân chính của bệnh huyết áp cao ở trẻ em, và bệnh kém co giãn cơ tim (Endocardial fibroelastosis) do kết quả tiêu thụ quá nhiều thực phẩm mất quân bình trong thời gian mang thai và thời kỳ cho con bú .

Thỉnh thoảng các khuyết tật bẩm sinh đi kèm cùng nhau, như trong bệnh tetrology of fallot khuyết tật tâm thất to lại đi kèm với van phổi bị hẹp họăc teo. Trong trường hợp cá biệt, các động mạch chủ đổi ngược chỗ cho nhau lúc còn trong bào thai và trẻ được sinh ra với động mạch chủ và động mạch phổi trái ngược vị trí ở tim. Tình trạng này gọi là Bệnh trái chỗ các động mạch .

Mức độ suy yếu của tim tùy thuộc vào từng loại khuyết tật. Trong nhiều ca những khuyết tật bẩm sinh ngăn chặn việc bơm máu từ tim và kết quả là bệnh nhân thở gấp, ho, đọng máu,viêm sưng gan và các chất lỏng tích tụ lại nhất là ở mắt cá chân.

Một trường hợp khác nữa là một phần của lượng máu bị ngăn trở không qua được phổi để dioxýt carbon biến đổi thành oxygen. Lúc này làn da trẻ sẽ có màu xanh hiện lên và trông thấy được do máu thiếu oxy, rõ nhất là ở móng tay, các đầu ngón tay bị chun lại do thiếu oxy và có thể bị ngất, bàn tay thường nắm chặt lại. Lực nắm của tay liên kết với lực của tim. Nếu lực của nắm tay trẻ yếu có nghĩa là tim đã suy yếu do bà mẹ dùng quá nhiều thức âm và nhiều nước lúc mang thai. Để chữa trị cho bệnh tim yếu khuyết bẩm sinh, phương pháp Y khoa hiện nay là dùng phẫu thuật. Trong vài trường hợp nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng, thì điều này là cần thiết . Tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp, bệnh khuyết tật tim bẩm sinh không rắc rối gì trước khi đến tuổi trưởng thành. Trong khi thể chất suy yếu các loại thật khó mà chữa lành hoàn toàn, phương pháp thực dưỡng dưỡng sinh nếu được áp dụng triệt để lúc bà mẹ cho trẻ bú hoặc trong những năm trẻ mới lớn, đều có thể thay đổi và cải thiện lại chức năng của trái tim và làm cường tráng thân thể nói chung. Thật là trường hợp đặc biệt khi mà khuyết tật tim lại là kết quả của sự không hợp nhất giữa các tế bào của tim. Các ngũ cốc lứt như gạo lứt giúp trong tiến trình hoàn thành hợp nhất này, cũng như các khoáng chất có trong các loại rong biển và các loại rau có lá cứng màu xanh. Sử ødụng các đồ gia vị cũng rất quan trọng, chỉ được dùng với lượng nhỏ và dùng khi cần thiết. Các thức như trái cây, thức ăn tươi sống, mỡ , dầu, chất béo và các loại khác có tính làm giãn mô phải được kiểm soát nghiêm ngặt trong bữa ăn của bà mẹ cho con bú và luôn cả trong những giai đoạn thơ ấu của trẻ.

Các bà mẹ có trẻ nhỏ bị bệnh khuyết tật tim bẩm sinh, khi cho trẻ bú cần theo lời khuyên ở Bảng 24 Cột 1. Súp cá chép và ngưu bàng, thức mochi đặc biệt có lợi cho các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, giúp lưu thông máu tốt cho cả mẹ lẫn con. Các đồ âm có chất lượng tốt như rượu nếp (amasake) , làm từ nếp ngọt lên men có thể dùng vừa phải với hình thức lỏng hay làm thành bánh với sắn dây (kuzu) để làm các thức ăn ngọt nhẹ. Các lời khuyên sau đây cũøng dành cho các trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh kể cả các cháu khỏe mạnh hoặc bị khuyết tật tim hay bị các rắc rối khác đều nên áp dụng:

Thức ăn cho trẻ:

Bữa ăn của trẻ cần được thay đổi cho phù hợp theo với tình hình răng mọc của trẻ, Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất trong giai đoạn này. Trẻ cần được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ cho đến 6 tháng hay 1 năm. Đến lúc này nguồn sữa và chất lượng sữa mẹ giảm dần và cần thêm vào các thức ăn mềm không muối cho cân xứng. Thời điểm ngưng sữa mẹ có thể bắt đầu từ khi răng hàm mọc ra(thường thì vào tháng thứ 12 hay 14), hầu hết được thay thế bằng các thức ăn mềm, thức nghiền. Những thức ăn chắc đặc dần dần được thay thế từng phần kể từ khi những răng hàm đầu tiên mọc ra. Khi bé được 20 đến 24 tháng, tất cả những thức ăn mềm, thức nghiền có thể được thay thế hoàn toàn bởi thức ăn chắt đặc bao gồm trong khoảng ăn chính của thực dưỡng.

Vào đầu năm thứ ba, trẻ có thể dùng lượng muối tương đương với 1/3 hay 1/4 lượng muối của người lớn dùng, tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của trẻ. Lượng muối thích hợp cho các trẻ lúc nào cũng ít hơn so với người lớn cho đến khi cháu lên bảy hay tám tuổi.

Vào lúc bốn tuổi, rất cần cho trẻ theo phương pháp thực dưỡng với ít muối biển, miso, và các gia vị khác trong đó có gừng. Tổng quát áp dụng theo các lời khuyên sau đây:

Ngũ cốc lứt :

Khi trẻ được từ 8 tháng đến 1 năm, sữa ngũ cốc được dùng như một thức ăn chính, nếu thiếu sữa mẹ có thể dùng sữa ngũû cốc sớm hơn để thay thế . Gạo lứt là thành phần chính trong sữa ngũ cốc và tính dinh dưỡng của nó cũng ngang với sữa mẹ. Có thể thêm vào sữa một ít gạo nếp, lúa mạch hay vài lọai ngũ cốc khác để có vị ngọt như sữa me.

Sữa ngũ cốc có thể dùng dưới dạng lỏng mềm họăc như cháo đặc gồm 4 phần gạo lứt (loại hạt ngắn tốt hơn), 3 phần gạo nếp và 1 phần lúa mạch. Ngũ cốc được nấu với một miếng phổ tai (nhưng đừng dùng quá nhiều và thường xuyên), kê và yến mạch dùng thỉnh thoảng. Tuy nhiên kiều mạch, lúa mì và lúa mạch đen không nên thường dùng .

Có thể dùng nồi áp suất hay nấu thường cũng được. Với nồi áp suất, ngâm gạo qua đêm hoặc trong 24 tiếng nếu thời tiết bên ngoài quá lạnh, và với lượng nước gấp năm lần lượng ngũ cốc (dùng luôn nước ngâm để nấu càng tốt). Thời gian nấu chừng một giờ rưỡi cho đến khi ngũ cốc mềm ra và đặc như kem. Nhớ giảm lửa khi nồi đã áp suất đã có hơi. Nếu nấu bằng nồi thường , ngâm như trên với lượng nước gấp 10 lần ngũ cốc , nấu cho đến khi nước còn lại một nữa. Khi ngũ cốc đã sôi, giảm thấp lửa và để riu riu .

Đối với các cháu mới sanh và trẻ còn quá nhỏ thì dùng sữa ngũ cốc bằng cách cho hỗn hợp ngũ cốc đã nấu vào trong một miếng vải và lọc để bỏ vỏ cám, rồi có thể cho thêm một muỗng cà phê sirô luá mạch vào mỗi tách sữa ngũ cốc. Nhớ trước khi cho trẻ dùng phải hâm nóng lại .

Đối với trẻ lớn hơn, sau khi nấu ngũ cốc xong cho vào cối nghiền tay và nghiền thật mịn. Đừng dùng máy xay điện, sau khi nghiền xong gia thêm một chút sirô lúa mạch, hâm nóng hổn hợp lại khoảng ngang với thân nhiệt và cho vào trong bình bú sữa. Sữa ngũ cốc có thể giữ trong lọ và hâm nóng lại trước khi cho trẻ bú.

Nếu sữa khó chảy qua núm vú, có thể cho thêm nước hoặc lọc lại qua vải nhiều lần. Bạn cũng có thể làm rộng núm vú ra với một cây kim thêu. Nhớ khử trùng kim bằng ngọn lửa trước khi dùng. Có những loại núm vú Nha khoa rất tốt, nó thúc đẩy sự phát triển tự nhiên cho răng và nướu của trẻ .

Thành phần và tỷ lệ ngũ cốc trong sữa ngũ cốc hay đổi tùy thuộc vào tuổi và nhu cầu của trẻ. Sữa ngũ cốc là thức dùng tốt nhất cho trẻ sau sữa mẹ. Nói một cách tổng quát, sữa loãng dùng cho những trẻ còn nhỏ, trong khi sữa đặc thì dùng cho các cháu lớn hơn. Tùy thuộc vào tuổi của trẻ mà tỷ lệ giữa nước và ngũ cốc là 10/1 , 7/1 cho đến 3/1.

Có thể cho thêm mè (vừng) vào sữa nếu cần, mè phải rang và xay trong cối đất trước khi thêm vào sữa. Có thể nấu với ngũ cốc chung với mè xay nhỏ tỷ lệ từ 5 đến 10%.

Thỉnh thoảng cũng có thể cho các cháu ăn kem gạo lứt đặc biệt. Để chuẩn bị dùng nồi áp suất nấu gạo lứt với một miếng phổ tai(kombu) dài độ 3cm và thêm từ 3 đến 6 phần nước, nấu ít nhất trong hai giờ đồng hồ(Đừng thêm muối vào). Vắt lọc qua vải rồi cho vào bình bú, có thể làm loãng và lọc lại thêm nếu cần. Thỉnh thoảng rang sơ qua gạo lứt trước khi nấu nồi áp suất.

Cẩn thận không bao giờ nên cho các trẻ dùng các loại kem hay cháo đặc ngũ cốc ăn liền làm sẳn bằng bột ngoài thị trường .

Món xúp:

Xúp đặc biệt là nước xốt, có thể dùng cho các trẻ từ sau năm tháng tuổi. Nấu rau củ và nghiền thật mịn như kem. Không cho muối, miso hoặc tamari vào trước khi cháu chưa đến mười tháng tuổi. Nếu cần chỉ thêm cho có vị. Tuy nhiên nếu phân của cháu có màu xanh lục hoặc trẻ có rối loạn về tiêu hóa thì có thể gia thêm muối, nhưng chỉ một ít muối và trong một giai đoạn ngắn mà thôi.

Rau Củ :

Chúng ta có thể thêm nước nấu rau củ vào sữa ngũ cốc cho các trẻ. Để chuẩn bị đem nấu những rau củ như cà rốt, bí, bắp cải, súp lơ hoặc bắp. Có thể thêm vào một mẩu phổ tai đã rửa sạch. Hầm tất cả rau củ với độ lửa thấp trong ba mươi hay bốn mươi phút, lọc tất cả qua một miếng vải sạch, cho thêm vào trong bình bú. Việc cho thêm nước rau củ vào sữa có thể thực hiện khi trẻ lên 5 cho đến bảy tháng tuổi. Khi mới bắt đầu cho cháu dùng rau củ thì nên chọn những rau củ có vị ngọt như cà rốt, bắp cải, bí đông, củ hành tây, củ cải trắng daikon và bắp cải Trung quốc. Các loại rau củ có thể nấu hay hấp hơi rồi đem nghiền nát. Thường thì cho các cháu ăn rau xanh rất khó khăn, nên theo dõi và kiên trì lúc đầu. Các loại rau cải xoăn, súp lơ xoăn không có vị hơi đắng như cải xoong (watercress) và mù tạt xanh. Nhiều loại gia vị có thể cho thêm vào trong rau củ kể kích thích sự ngon miệng. Khi các cháu bắt đầu mọc răng, nên cho ăn thêm cà rốt sống như là một món ăn chơi để giúp răng phát triển.

Đậu (Beans):

Đậu là một món phụ có thể cho thêm vào sữa ngũ cốc. Ngâm 3 tách đậu nành qua đêm, lọc bỏ nước, đem xây bằng máy xay trái cây (Đây là một trường hợp loại trừ vì dưỡng sinh không cho phép dùng máy xay bằng điện), tốt nhất nếu có thời gian bạn nên xay bằng cối xay tay. Thêm vào 6 phần nước và một miếng phổ tai. Tất cả nấu nhỏ lửa trong năm phút. Khuấy đều để tránh sôi trào, lọc qua với vải sạch rồi túm các góc vải lại vắt kiệt (Loại nạc đậu này được gọi là Okara có thể để dành và cũng dùng để nấu các món khác), cho vào bình bú để trẻ dùng. Nếu sữa đậu không mịn thêm nước vào và lọc lại cho đến khi đạt yêu cầu. Sữa đậu có vị ngọt, nhưng nếu cần có thể cho trêm sirô lúa mạch hoặc sirô gạo như trong công thức làm sữa đã hướng dẫn, những loại đậu khác như đậu kidney, các loại đậu họ đậu nành, và đậu navy cũng có thể dùng thỉnh thoảng, miễn là phải nấu chín và nghiền cho kỹ. Để cho có vị có thể nêm chút ít muối biển, tamari hoặc chất ngọt làm từ bí, lúa mạch hoặc sirô gạo.

Rong Biển (Sea Vegetables) : Rong phổ tai là loại thường dùng để nấu với sữa ngũ cốc, nhưng sau khi nấu xong thì lấy riêng ra. Nếu được nghiền thật nhỏ thì mới cho trẻ dùng một ít, dùng một chút rong chân vịt (nori), hiziki hay arame cũng rất tốt. Tổng quát những loại rong biển dùng như là một món ăn riêng thì được khuyên khi trẻ lên một năm rưỡi đến hai năm tuổi.

Đồ gia vị (seasoning):

Trước khi được mười tháng tuổi, không cho trẻ dùng muối, miso và tamari. Sau giai đoạn này, có thể dùng chút ít cho có vị. Vào đầu năm thứ ba của trẻ, lượng muối được dùng là từ 1/4 đến 1/3 so với lượng của người lớn, và lượng này tăng dần cho đến khi cháu được bảy hay tám tuổi, khi đó dùng lượng gần ngang với người lớn. Lúc này thức ăn của cháu có thể nấu chung với người lớn nhưng trước khi nêm thì lấy ra nêm riêng, do thức ăn của người lớn có khi còn được nêm thêm tại bàn ăn với muối mè hay các gia vị khác. Nói chung, trẻ em không nên cho dùng quá nhiều tương, đậu hũ và các thức ăn có quá nhiều muối.

Thức Ăn Động Vật :

Không cho dùng thức ăn động vật khi các cháu chưa được bốn tuổi, trẻ không cần bất cứ loại thức ăn động vật nào kể cả cá, ngoại trừ trường hợp cháu quá yếu, thiếu máu hoặc kém năng lực. Chỉ cần một muỗng súp thịt có sắc trắng hoặc hải sản nấu thật kỹ với rau củ rồi sau đó đem nghiền thật mịn là dùng được. Từ sau bốn tuổi , nếu thích thỉnh thoảng cho cháu ăn một ít cá có thịt sắc trắng hoặc hải sản cho vui miệng.

Trái Cây :

Các loại trái cây ôn đới, đúng mùa, nghiền nhỏ thỉnh thoảng cho dùng khoảng một muỗng xúp – vào lúc cháu được một tuổi rưỡi đến hai tuổi. Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt, táo (apple) nấu và nước táo ép được sử dụng tùy hoàn cảnh .

Rau Củ Dầm (Pickles) :

Rau củ dầm muối theo cách thức cổ truyền và dầm nhạt, với thời gian ngắn được khuyên cho dùng khi cháu lên năm tuổi.

Thức Uống :

Thức uống hàng ngày tốt nhất là nước suối, nước có chất lượng tốt (nên nấu lên và để nguội), trà cọng bacha, trà ngũ cốc, nước táo ép (hâm nóng) và nước rượu nếp (nấu với hai lần nước và để nguội).

Để có thêm thông tin về cách chăm sóc sức khỏe thai phụ và trẻ sơ sinh, bạn có thể xem thêm quyển Dưỡng sinh cho Thai Phụ và chăm sóc Trẻ em, hoặc liên hệ với một chuyên gia dưỡng sinh có năng lực.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 23 2007, 02:59 PM
Bài viết #25


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



PHẦN III

CÔNG THỨC LÀM MÓN ĂN VÀ CÁC BÀI THỰC TẬP

oOo


Đồ Dùng trong Nhà Bếp

Thớt :

Thớt dùng làm thức ăn thường bằng gỗ là lý tưởng nhất, cần phải rửa và lau sạch sau khi dùng. Nên dùng riêng cho từng loại nhất là cho những thức ăn động vật.

Các dụng cụ bằng điện :

Tránh xa các dụng cụ, thiết bị bằng điện trong khi làm thức ăn. Các loại này tạo ra những sóng rung động hổn loạn làm thay đổi năng lượng của thực phẩm. Các loaị bánh mì thì nên hấp hay nướng chớ không nên chiên. Không nên dùng máy xay bằng điện mà nên dùng cối đất suribachi để xay nhuyễn. Trường hợp đặc biệt như để làm đậu hũ hoặc sửa soạn cho buổi tiệc nhiều người thì có thể dùng máy xay điện một cách cân nhắc.

Miếng Nạo :

Một miếng nạo bằng men hoặc bằng thép dùng để nạo, mài nhuyễn.

Cối xay tay :

Một cối xay tay rất cần thiết nhất là khi làm sữa ngũ cốc hoăïc thức ăn có dạng kem.

Hũ thủy tinh :

Một lọ thủy tinh lớn để giữ gạo, hạt, đậu hoặc thức ăn khô. Lọ bằng gỗ hay sành cũng tốt do thông khí nhưng lại rất khó định lượng.

Miếng thép chia nguồn lửa :

Rất hữu dụng khi nấu cơm hoặc nấu các loại ngũ cốc, nó giúp phân tán nguồn lửa tránh cháy khét thức ăn. Tránh dùng miếng đệm bằng amiăng.

Bàn chải :

Một bàn chải nhỏ dùng để quét bớt dầu rất cần nhất là khi dùng dầu với mục đích y học. Một bàn chải mới loại dùng để sơn có thể dành riêng cho mục đích này.

Lọ dầm dưa muối :

Một lọ bằng sành nặng có nắp rất thích hợp để dùng dầm rau củ, dưa muối.

Nồi áp suất :

Nồi áp suất là dụng cụ thiết yếu để chuẩn bị cho các bữa ăn cải thiện bệnh tim, đặc biệt khi nấu cơm và các loại ngũ cốc. Nồi thép là tốt nhất.

Chảo chiên :

Nhiều cỡ chảo chiên khác nhau để tiện dùng. Chảo bằng thép, gố hay thủy tinh hoặc sắt tráng men đều dùng được.

Các Loại đồ dùng khác :

Các loại nên sẳn có gồm: Xoong có cán, Rổ lưới lọc các cỡ, nồi lớn nặng làm bằng gang hay thép dùng nấu xúp cho nhiều phần ăn (có nắp đậy thật khít), Rổ thép hay làm bằng tre dùng để hấp rau củ, cối xay tay cổ truyền: suribachi, cối đất chày gỗ, lọ có vòi dùng chứa nước tương Tamari, cái lọc trà, các loại muỗng, đũa, rá cơm làm bằng cây rất tốt,nó không làm trầy xoong nồi của bạn và không di hại do chất kim loại lẫn trong thức ăn, bàn chãi để chải rửa rau củ, dao thép có đầu vuông.

Lò Nấu :

Đặc biệt lò nấu rất quan trọng trong nhà bếp dưỡng sinh. Dùng lò nấu bằng củi, than là tốt nhất, nó không làm mất đi hương vị của thức ăn. Nguồn gas cũng chấp nhận được vì nó sạch, tiện lợi và nó cũng không ảnh hưỡng đến phẩm chất thực phẩm. Lò điện và nhất là lò vi ba không nên dùng vì nó làm hổn loạn năng lượng trong nấu nướng. Loại lò gas xách tay rất tiện dụng nhất là khi đi du lịch và dùng tại công sở hơn là lò điện.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 23 2007, 03:10 PM
Bài viết #26


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



CÁC MÓN ĂN
*******


Các món ăn được kê theo từng tuần và theo từng mùa sau đây được dùng ở nơi khí hậu ôn đới. Như đã nói trong căn bản của phương pháp dưỡng sinh, các loại như rau salad, trái cây tươi, món tráng miệng, và những thức ăn phụ khác được dùng thêm nếu thích, dùng vài lần trong tuần và chỉ cho những người có sức khỏe tốt. Đối với những người có bệnh về tim và hệ tuần hoàn hoặc các bệnh hiểm nghèo khác, phải tuân thủ nghiêm ngặt với hình thức hạn chế nhất là trong thời kỳ trị bệnh ban đầu, thời kỳ này có thể kéo dài nhiều tháng hay hơn nữa tùy từng bệnh và từng cá nhân . Sau thời kỳ này và bệnh đã được cải thiện, cách ăn có thể được áp dụng rộng ra gồm các thức nêu trên. Xem và tìm hình thức phù hợp với bạn trong Phần II và trong bảng 24 để áp dụng và lời khuyên quan trọng về viêc dùng muối, dầu, và thời gian nấu lâu hay mau trong cách nấu nướng.

Phần lớn món ăn trong bảng kê sau đây đều có công thức nấu nướng trong quyển sách này, tuy nhiên nếu thích bạn có thể tìm hiểu thêm trong quyển Hướng dẫn Nấu ăn Dưỡng sinh Đầy đủ cho Sức khoe (Complete Guide to Macrobiotic Cooking for Heath), Cân đối và An bình (Harmony and Peace) của tác giả Aveline Kushi.

Thực đơn vào Mùa Xuân

Thực Đơn vào Mùa Hạ

Thực Đơn vào Mùa Thu

Thực Đơn trong Mùa Đông


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 23 2007, 03:37 PM
Bài viết #27


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



CÔNG THỨC LÀM MÓN ĂN
********


Trong chương này gồm những công thức cơ bản dùng làm các món ăn Dưỡng Sinh. Đối với những bệnh nhân tim mạch, xin vui lòng đọc kỹ những chương hướng dẫn đặc biệt dành cho bệnh tim và hệ thống tuần hoàn trong phần II và tóm tắt ở bảng 24 với những thông báo quan trọng về cách dùng gia vị, cách dùng dầu vàcác thức khác. Nếu các bạn thích có thể tham khảo thêm sách về nấu nướng khác như quyển Kim chỉ nam đầy đủ về phương pháp nấu ăn dưỡng sinh cho sức khoẻ (Complete Guide to Macrobiotic Cooking for Health), Cân đối và thanh bình (Harmony and Peace) của Tác giả Aveline Kushi.

Ngũ Cốc :

Cơm Gạo Lứt Nấu Nồi Áp Suất :

2 chén gạo lứt
01 nhúm muối biển
1 đến 1 + 1/2 chén nước suối (cho một tách gạo )

Vo sơ gạo lút (loại hạt ngắn hoặc trung bình), và nhanh chóng cho vào nồi áp suất. Lắc sơ nồi để mặt gạo bằng phẳng, đổ nước suối vào từ bên hông nồi để giữ yên mặt gạo. Nếu thời gian cho phép, ngâm gạo trong 2 hay 3 tiếng đồng hồ, bắc lên bếp và nấu cho nước sôi lên (khoan đậy nắp nồi), thêm muối vào xong đậy kín nồi lại. Nấu trong khoảng 10 hay 15 phút tùy kiểu nồi, khi nồi đã có hơi (nghe tiếng xì xì ở van nồi) thì lót thêm miếng thép dùng để chia nguồn lửa vào dưới đáy nồi và đồng thời giảm thấp lửa. Nấu như vậy trong khoảng 50 phút, khi cơm đã chín bắc nồi ra khỏi nguồn lửa và để nguội ít nhất là 5 phút trước khi mở nắp nồi. Nếu bạn để nguội từ 10 đến 15 phút rồi mới mở nắp thì cơm sẽ rất ngon.

Với một dầm gỗ, bạn xới cho đều cơm để bát cơm dùng được quân bình hơn (phần cơm dưới đáy nồi là phần dương nhất). Cơm nấu áp suất có vị thơm ngon tự nhiên.

Để hâm nóng cơm còn lại trước khi dùng tiếp, nên chưng cách thủy là tốt nhất. Không nên đổ thẳng nước vào cơm nguội để hấp lại, cơm có thể bị nhão ra và mất mùi vị. Cơm nguội có thể dùng trưc tiếp bằng cách cho vào nấu chung với xúp, hoặc xào với rau củ như cơm chiên .

Ghi chú : Một chén gạo trung bình nấu được ba chén cơm đủ dùng cho một người. Cơm còn lại chưa dùng hết có thể để dành trong tủ lạnh được nhiều ngày. Có thể dùng mận muối umeboshi đề thay thế muối cho vào trong gạo lứt khi nấu, mỗi tách gạo cho vào chừng một trái mận muối. Gạo lứt hạt dài có thể thỉnh thoảng dùng vào mùa Hè .


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 23 2007, 03:39 PM
Bài viết #28


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Cơm Lứt :

01 Chén gạo lứt
01 Nhúm muối biển
02 Chén nước suối

Vo gạo xong cho vào trong nồi, thêm một nhúm muối, đậy nắp lại và nấu với lửa nhỏ, rồi hầm trong một giờ hay cho đến khi cạn nước là dùng được.

Cháo gạo lứt (Kayu) :

01 chén gạo lứt
05 chén nước suối
01 Nhúm muối

Vo gạo xong nấu như trên, nhưng không cho cạn nước hết. Gạo nấu nhừ như kem thường dùng cho người bệnh hoặc bệnh nhân không nuốt được. Có thể thêm vào gạo nấu chung củ cải tươi, củ cải khô daikon, bắp cải Trung quốc hoặc một trái mận muối.

Kem gạo lứt đặc biệt :

01 chén gạo lứt
1/2 trái mận muối hoặc một nhúm muối
10 chén nước suối

Rang gạo lứt cho đến khi vàng, cho vào nồi, thêm nước và mận umeboshi hoặc muối rồi đem đi nấu. Đậy nắp lại và để nhỏ lửa, nhớ để miếng thép chia nguồn lửa vào dưới nồi. Nấu cho đến khi còn lại phân nửa nước. Để nguội và lọc ép qua một miếng vải sạch. Hâm nóng lại một lần nữa rồi dùng. Thêm muối nếu cần. Phần xác cháo còn lại lúc lọc, ăn rất tốt hoặc nắm thành viên với củ sen và cà rốt nạo rồi đem hấp. Kem gạo lứt rất tốt dùng cho người bệnh không thể ăn được, có thể dùng với ngò, hành, rong nori, muối mè hoặc hạt hướng dương.

Cơm chiên :

1 muỗng súp dầu mè sẫm màu
4 chén cơm gạo lứt
1 ít củ hành tây cắt chéo hoặc
1 hoặc 2 muỗng nước tương tamari
xắt hạt lựu.

Cho dầu vào chảo một ít phút và đừng cho cháy dầu, thêm củ hành rồi cho cơm lên trên, có thể cho thêm vào ít nước. Đậy nắp lại và đun nhỏ lửa khoảng 10 phút. Thêm tamari vào rồi đun thêm 5 phút nữa. Không cần phải trộn, chỉ khi dùng mới đem trộn đều.

Ghi chú : Cơm chiên dùng ăn rất ngon và tốt cho sức khỏe, ngoại trừ trường hợp cá nhân phải ăn thực dưỡng giảm dầu. Có thể thay thế dầu bằng hai, ba muỗng nước.

Dùng cơm chiên có thể nấu chung với hành, ngò hoặc hổn hợp rau củ như cà rốt, củ hành, bắp cải, nấm, củ cải daikon và lá củ cải.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 23 2007, 04:29 PM
Bài viết #29


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Cơm Đậu :

01 chén gạo lứt
1+1/4 đến 1+1/2 chén nước suối
1/10 đến 1/8 chén đậu cho mỗi chén gạo một nhúm muối

Rửa gạo và đậu. Nấu đậu trước nửa tiếng đồng hồ, để đậu nguội rồi thêm muối và nước vào để nấu cơm. Phần nước nấu đậu cũng được tính vào phần nước dùng nấu cơm. Nấu nồi áp suất từ 45 đến 50 phút là lấy ra dùng.

Ghi chú :

Bệnh nhân tim mạch chỉ được dùng xích tiểu đậu, đậu nhỏ(chick-peas) hoặc đậu hòa lan (lentils). Đối với người có sức khỏe tốt có thể thay đổi bằng nhiều loại đậu khác càng tốt. Nấu chung gạo lứt và đậu sẽ tiết kiệm được thời gian nấu cũng như nhiên liệu so với nấu riêng từng loại.

Chúng ta cũng có thể nấu chung gạo lứt với rau củ : Những loại như đậu, củ sen vàcà rốt sẽ không bị nhão cơm còn những loại rau củ mềm có lá thì không thích hợp cho trường hợp này.

Ngoài ra chúng ta còn có thể nấu chung gạo với rong nori nướng sơ xắt nhỏ, rong wakame hoặc hạt bắp (ngô) tươi (bắp được lấy từ trái bắp tươi).

Kê :

1 chén kê
1 nhúm muối
2+1/2 chén nước

Rửa sạch kê. Rang sơ kê trong 5 phút, nhớ trộn đều kê trong khi rang tránh bị cháy. Thêm nước và muối vào rồi đem nấu, đậy nắp, lửa nhỏ, hầm từ 30 đến 45 phút .

Ghi chú : Có thể rang kê với chút dầu mè hoặc chuẩn bị xốt củ hành từ 3 đến 5 phút rồi cho kê vào xốt chung, xong đem nấu như trên.

Lúa Mạch (Barley) :

1 chén lúa mạch
1 nhúm muối
1 đến 1+1/2 chén nước suối

Nấu như nấu đối với gạo lứt .

Ghi chú: Lúa mạch rất hữu ích cho bệnh nhân đau tim. Lúa mạch có thễ nấu, chiên và nấu với các loại ngũ cốc khác, đậu, rau củ. Để nấu cháo lúa mạch thì 1 chén lúa mạch cho thêm từ 4 đến 5 chén nước. Khi dùng có thể trang trí với hành ngò, rong nori hoặc muối mè.

Yến mạch (oats) nấu cháo như trên dùng cũng rất tốt cho bệnh nhân tim mạch.

Kiều Mạch (buckwheat) :

1 chén kiều mạch
1 nhúm muối
2 chén nước nước suối

Rang sơ kiều mạch trong 5 phút, thêm nước và muối đem nấu, giảm nhỏ lửa và hầm sôi trong 30 phút hoặc cho đến khi cạn nước.

Ghi chú : Kiều Mạch rất dương, tạo sức ấm. Bệnh nhân tim thuộc dạng quá Âm có thể dùng kiều mạch hoặc dùng dưới dạng mì nui Soba. Nếu tình trạng bệnh tim thuộc Dương phải tránh dùng kiều mạch .

Có thể dùng chung kiều mạch nấu với xốt bắp cải, cà rốt .

Gạo nếp (Sweet Rice) :

1 chén gạo nếp lứt
1 nhúm muối
1 chén nước

Vo gạo nếp xong nấu như đối với gạo lứt. Gạo nếp có chất nhựa nhiều chỉ nên dùng thỉnh thoảng. Có thể thêm gạo nếp vào nấu chung với gạo lứt cho có vị ngọt.

Bánh dày Mochi:

Bánh mochi được làm từ gạo nếp lứt, người ta phải dùng chày gỗ thật nặng giã nếp nấu cho đến khi mịn và trở nên rất dính. Thỉnh thoảng phải nhúng ướt chày để cơm nếp không dính vào chày. Bánh được làm thành hình tròn hoặc thành từng lá. Khi dùng cắt miếng và chiên trong chảo. Thỉnh thoảng dùng trong dịp đặc biệt.

Lúa mạch đen (Rye):

1 chén lúa mạch đen
1 nhúm muối
1 đến 1+1/2 chén nước suối

Nấu áp suất như nấu cơm lứt, nếu nấu nồi thường thì cần lượng nước gấp đôi lượng gạo.

Ghi chú : Do Lúa mạch đen khó nhai nhỏ nên thường người ta nấu chung với các ngũ cốc khác hoặc dùng dưới dạng bột như bánh mì. Có thể nấu chung với gạo lứt: 1 phần lúa mạch đen + phần gạo lứt. Lúa mạch đen nếu được rang vài phút trước khi đem nấu sẽ dễ tiêu hóa hơn.

Ngô nướng:

Bắp ngô có thể dùng dưới hình thức nướng trong lò nướng, có thể để nguyên vỏ luạ đem nướng như thế bắp sẽ giữ được chất ngọt. Nướng xong lột vỏ và phết dầu lên trên: dầu làm từ thịt trái umeboshi giã nát thành bột nhão rồi trộn thêm ít nước và chút dầu bắp. Không nên dùng nhiều do nó rất mặn ( Không nên phết bơ, margarine hoặc tiêu khi ăn bắp nướng).

Bột Nhão làm từ Bắp:

Loại bột này làm từ hạt bắp ngô(bắp còn lõi), là căn bản để làm những thức ăn cổ truyền tại Ấn Độ. Tại Tây Ban Nha loại bột này được gọi là Masa. Nó có thể để dành trong tủ lạnh trong một tuần lễ, nếu để lâu bột hóa chua và có thể dùng để làm các loại đồ ngọt thiên nhiên. Khi bột có đốm tím hay đỏ chứng tỏ đã hư hoại.

4 chén bắp lứt khô; 8 đến 10 chén nước suối; 1 chén tro than củi rây kỹ bọc trong túi vải bông; 1 nhúm muối

Đặt bắp ngô, tro củi và nước vào trong nồi và nấu áp suất trong 20 phút. Lọc bỏ nước, Vo rửa bắp cho sạch tro than, phải dùng đến bốn hay năm lần nước để rửa bắp cho đến khi vỏ lụa bên ngoài hạt bắp trôi luôn theo nước vo. Nếu vỏ chưa tróc, thêm than tro vào và nấu khoản 15 phút nữa. Sau khi rửa sạch tro than, cho thêm nước mới vào đậy nắp và nấu áp suất khoảng 50 hay 60 phút nữa. Lấy bắp ra và để nguội hẳn. Dùng cối xay tay (đừng dùng máy xay) xay trong 15 phút. Thêm chút nước và muối biển vào cho có vị. Dùng làm những món ăn sau đây :

Món Arepas: Món ăn cổ truyền ở Châu Mỹ la Tinh. Nghiền bột nói trên, nhào kỹ cho vừa không nhão cũng không khô quá, làm thành viên tròn. Bắc chảo lên cho dầu mè vào, ấn dẹp những viên bột tròn xong cho vào chảo nấu trong 2 hay 3 phút (nhớ trỏ đều hai bên). Xong đem vào lò nướng, nướng độ 20 phút ở 3500 hoặc cho đến khi bánh phồng lên. Dùng với đậu hũ, tương hoặc miso.

Món Bánh Bột có nhân:

Cũng dùng bột bắp nói trên nhưng thay vì đem chiên và nướng thì làm thành những lá bột, rồi cho nhân (đậu, rau củ hoặc cá) vào bên trong, xong gói lại và đem nấu. Nhớ giảm lửa nhỏ nấu trong 20 phút. Trang trí với ngò, hành và đem dùng với miso, xốt cà rốt. Món này thích hợp cho những bệnh phải ăn thực dưỡng dầu.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 23 2007, 04:31 PM
Bài viết #30


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Lúa Mì Lứt :

1 chén lúa mì lứt
1 nhúm muối
1+1/2 chén nước suối

Nấu như theo kiểu nấu áp suất cơm gạo lứt hoặc nấu thường. Lúa mì lứt tốn thời gian nấu hơn là cơm lứt. Do Cơm lúa mì khó tiêu hơn cơm gạo lứt nên cần phải nhai kỹ hơn và nấu cũng lâu chín hơn, nên ngâm trước từ 3 đến 5 tiếng đồng hồ rồi mới đem nấu như thế sẽ đỡ tốn thời gian và cơm mì cũng mềm hơn, dễ tiêu hơn. Nếu cần mùi vị tổng hợp có thể dùng một phần lúa mì lút và ba phần gạo lứt (họăc các ngũ cốc khác) rồi đem nấu.

Xúp Nui, Xúp Bún:

8 chén nước suối
2 tai nấm khô Shitake
1 gói mì Soba hoặc Udon
2 đến 3 muỗng canh nước tương tamari
1 miếng rong phổ tai chừng 5cm

Nấu nước sôi. Nui hoặc bún làm ở Phương Đông thường sẳn có chứa muối nên không cần thêm muối vào nước nấu nữa. Cho nui vào trong khoảng 4 chén nước và đem nấu chừng 10 phút tùy theo từng loại, xem chừng đừng để nó nở quá, đến khi phía bên trong và bên ngoài đổi cùng một màu là được. Đổ nui ra một cái rá, lọc bỏ nước rồi rửa bằng nước lạnh để tránh nui không chín quá và không vón cục. Để làm nước xúp, cho phổ tai vào trong nồi, thêm 4 chén nước và nấm shitake (đã ngâm nước và cắt thành từng lát nhỏ). Đem tất cả nấu chừng 5 phút, lửa nhỏ, vớt phổ tai và nấm ra, thêm tamari vào nấu thêm 3 phút. Cho nui vào nước xúp cho nóng (đừng nấu). Múc ra dùng nóng, trang trí với ngò, hành, hoặc rong nori.

Ghi chú : Nui Kiều Mạch (buckwheat) rất dương. Trong mùa hè nấu và dùng lạnh. Mì Udon thì âm hơn. Những loại nui lứt làm theo kiểu Tây Phương và mì sợi có thể dùng thường xuyên như: Spaghetti lứt, mì lá lứt, lasagna . . . Thêm chút muối vào nước khi nấu.

Dùng mì Soba hoặc Udon có thể dùng khô, bằng cách nấu xong mì, rửa bằng nước lạnh xong thì cho bắp cải vào chảo xào dầu sơ rồi cho mì vào đậy nắp vài phút, sau đó thêm tương tamari vào rồi trộn đều. Trước khi đem dùng thêm hành, dùng nóng hoặc lạnh (Có thể thêm vài loại rau củ như cà rốt, hành, hành tây, nấm và đậu phụ)ï.

Bánh Mì Lứt :

8 chén bột lúa mì lứt
2 muỗng canh dầu mè
1/4 muỗng cà phê muối
Nước suối

Trộn bột và muối, thêm dầu và nhồi thật kỹ, mỗi mẻ bột phải nhồi từ 300 đến 350 lần. Thoa dầu vào khuôn bánh rồi cho bột vào. Lấy vải ướt phủ lên và để như vậy từ 8 đến 12 tiếng đồng hồ nơi ấm. Sau khi bột nở, đem nướng ở nhiệt độ 300 độ trong 15 phút và rồi ở nhiệt độ 350 độ trong 1 giờ 15 phút.

Ghi chú : Tất cả những chế phẩm từ bột kể cả bánh mì không nên dùng thường xuyên nhất là với người có thể chất yếu.

Bánh Mì gạo lứt Kayu :
2 chén gạo lứt
8 chén nước suối

Nấu áp suất gạo lứt trong 1 giờ hay hơn nữa. Lấy gạo ra và để trong một chén to cho nguội. Khi cơm còn hơi ấm, cho thêm vào đó

2 muỗng canh dầu mè
Bột mì lứt đã nhồi vừa đủ
1/2 muỗng muối biển

Thêm dầu và muối vào cơm lứt rồi trộn đều. Lại cho thêm bột mì đã nhồi vào, xong làm thành bánh tròn rồi nhồi từ 300 đến 350 lần, rắc thêm chút bột vào để khỏi dính. Đặt bột đã nhồi vào trong khuôn bánh (khuôn hình bánh mì), ủ lại bằng vải ẩm và đặt nơi ấm, để vậy từ 8 đến 12 giờ. Nướng ở 300 độ trong 30 phút và 350 độ sau đó cho đến khi bánh vàng.

Ghi chú: Loại bánh mì này tốt cho bệnh nhân tim hơn là bánh làm bằng bột mì, nhưng cũng chỉ nên dùng ít thôi .

Mì Seitan ( Keo đạm ) :

2 Kg bột mì lứt
9 chén nước suối

Cho bột vào bát lớn và thêm nước suối (đã đun để ấm) vào sao cho độ đặc giống như bột làm bánh. Nhồi từ 3 đến 5 phút cho đến khi bột trộn đều với nước. Cho nước ấm vào và để vậy ít nhất từ 5 đến 10 phút. Nhồi bột trong nước ngâm một phút. Chắt nước đục vào bình. Đem phần tinh bột còn lại cho vào trong một cái lọc lớn và đặt lọc vào trong một cái tô lớn hay bình. Đổ nước lạnh vào ngập hết bột và nhồi bột ngay trong cái lọc đó. Nhồi nhiều lần cho đến khi phần cám trong vỏ bọc tách rời khỏi hẳn phần tinh bột (Phần nước nhồi đầu tiên có lẫn cả cám và tinh bột giữ lại để dùng sau này). Nhớ là phải rửa và nhồi lại nhiều lần bột trong cái lọc (để trên tô lớn) để tinh bột và cám được rửa sạch. Cứ luân phiên thay nước lạnh và nóng khi rửa và nhồi tinh bột. Tinh bột lúc đó sẽ hình thành một khối dính. Luôn luôn nhớ lần đầu và lần cuối thay nước phải là nước lạnh để tinh bột kết dính. Xong chia thành 5 hay 6 phần (làm thành hình như trái bóng). Cho những khối bột này vào trong 6 chén nước và nấu trong 5 phút, xong để những trái bóng bột này lên trên một miếng phổ tai, thêm 3 muỗng canh tamari và một muỗng gừng nạo, đem tất cả đi nấu, vặn nhỏ lửa nấu trong 50 hay 60 phút. Số lượng mì seitan còn lại có thể để dành trong hũ (có chứa ít nước) đậy kín. Để dành số nước súp kombu và tamari dùng làm nước xốt hoặc ăn với nui. Số nước dư có chứa cám và tinh bột cũng vậy dùng làm nước nấu súp rất tốt. Công thức này để làm mì Seitan dùng cho 6 đến 8 người ăn.

Ghi Chú : Mì Seitan rất đa dụng, vị ngon, lại cũng có thể cắt thành những khối vuông để dùng với salad. Nấu dùng làm món hầm thì thêm cà rốt, ngưu bàng, củ hành, củ cải radish, nấm và trang trí với ngò; nếu dùng với bánh xăng-uých hay hamburgers thì chiên từng miếng mỏng lớn .

Mì Protêin FU :

Mì Fu cũng giàu prôtêin tương tự như Mì Seitan nhưng dùng nướng, hầm hoặc dùng khô. Mì Fu hấp thụ nước nên nở phồng khi nấu lên. Cũng như Mì Seitan, nó dễ tiêu hóa và cung cấp nhiều năng lượng. Mì Fu rất ngon khi dùng trang trí với gừng nạo và mè đen rang, dùng với miso xúp, nước xốt tamari, và salad hay nấu chung với rau củ.

Có thể làm mì Fu tại nhà như mì Setian hoặc mua tại các cửa hàng bách hóa thực phẩm.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

7 Trang V  < 1 2 3 4 5 > » 
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 07:16 AM