IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

6 Trang V  < 1 2 3 4 > »   
Reply to this topicStart new topic
> A xít và Kiềm được "làm mới", Bùi Xuân Trường hiệu đính tiếng Anh
macrobiotic
bài Jan 19 2014, 06:06 PM
Bài viết #11


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 212
Gia nhập vào: 15-March 07
Thành viên thứ.: 11




2. Axít và Kiềm là gì?

Theo bách khoa toàn thư của Funk và Wagnall thì:

Axít là các hợp chất có chứa nguyên tố Hydro và có khả năng giải phóng ion Hydro tích điện Dương (H+) trong phản ứng hoá học. Tính axít là thuật ngữ tươngđối, phụ thuộc vào khả năng tương đối cho hay nhận ion Hydro. Do đó nước được coi là trung tính, hoạt động như là một chất kiềm khi tan trong axít acetic nguyên chất, và hoạt động như là một axít khi tan trong amoniac lỏng…

Hầu hết các axít đều có đặc trưng là vị chua, phản ứng mạnh đối với một số thuốc nhuộm hữu cơ (nhuộm đỏ giấy quỳ xanh), có khả năng hoà tan một số kim loại (như kẽm) khi giải phóng hydro, và có khả năng trung hoà chất kiềm.

Kiềm là loại hợp chất hoá học còn được gọi là Ba-dơ, có tính chất tạo ion OH- trong dung dịch. Đặc tính của kiềm thường trái ngược với đặc tính của axít, kiềmtrung hoà axít và sinh ra muối. Thuật ngữ kiềm lúc đầu là dùng để chỉ muối được chắt lọc qua tro của cây, chủ yếu gồm có Natri carbonate và Kali, nhưng hiện naythường được giới hạn là các Hydroxít của các kim loại kiềm, Lithi, Natri, Kali, Rubiđi, Xêzi, Franxi và Amoniac gốc, NH4... Các chất kiềm đều có thể hoà tan trong nước và phần lớn ở dạng hợp chất kim loại kiềm. Kim loại kiềm đều có hoá trị 1 và tích điện dương mạnh.

Các nguyên tử có các Proton ở giữa (hạt nhân) và điện tử xoay quanh quỹ đạo, như hình minh họa.




Năm 1913, nhà khoa học người Đan Mạch Neils Bohr đã đưa ra một mẫu nguyên tử mà các nhà hóa học đã dùng cho đến ngày nay. E.L Rutherford đã chứng minh rằng khối lượng của nguyên tử tập trung ở hạt nhân cực kỳ nhỏ bé, tích điện dương. Di chuyển không ngừng trong quỹ đạo bất tận quanh hạt nhân là các vệ tinh tíchđiện âm, được gọi là điện tử. Nhờ các điện tử di chuyển trong quỹ đạo tích điện âm cân bằng với điện dương trong hạt nhân, các nguyên tử trung hòa điện trong trạng thái hoạt động bình thường.

Lấy ví dụ hydro (H), nguyên tử bao gồm một proton ở trong và một điện tử xoay quanh, như trong hình minh họa ở trên. Nếu nguyên tử hydro mất đi điện tử nàyvà chỉ còn lại lại proton, nó được gọi là ion hydro dương (H+). Vì đây không phải là trạng thái bình thường của nguyên tử hydro (H), nó không bền vững về hóa học, hay không hoạt động. Chính proton (H+) này đã kích thích lưỡi, gây ra vị chua. Dung dịch hoá chất gây ra vị chua được gọi là axít. Các hợp chất kết hợp nhiều proton được gọi là kiềm; chúng có thừa hạt điện tử như là OH-.

Trong các dịch cơ thể của chúng ta, máu và dịch tế bào, axít và kiềm luôn luôn có sự chuyển hóa lẫn nhau và luôn duy trì điều kiện hằng định (không thay đổi) tính kiềm hoặc tính axít. Axít và kiềm là mặt trước và mặt sau của một đồng tiền, một đặc tính hóa học của bất kỳ dung dịch nào.


--------------------
Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
macrobiotic
bài Jan 21 2014, 11:36 AM
Bài viết #12


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 212
Gia nhập vào: 15-March 07
Thành viên thứ.: 11



3. Axít và Kiềm trong cơ thể người

Cơ thể chúng ta tiết ra hoặc duy trì nhiều loại dịch khác nhau. Độ pH của dịch là khác nhau. Dịch quan trọng nhất của cơ thể là máu, luôn phải có độ kiềm nhẹ.

Bảng 1. Mẫu các giá trị pH






Hoạt động của cơ thể sản sinh ra axít lactic và carbone dioxide (C02). Trong nước, carbon dioxide trở thành carbonic acid. Axít phốt-phoric và axít sulfuric cũngđược sinh ra trong cơ thể do sự ôxi hoá phốt-pho và sulfur có trong máu. Điều này khiến máu có tính axít. Mặt khác, các nguyên tố kiềm như Na, K, Mg và Ca được sử dụng nhiều, đặc biệt là trong rau củ. Dịch dạ dày mang tính axít, được tiết ra để tiêu hoá các thức ăn kiềm. Tính axít trong máu giảm đi nhờ có mật (mang tính kiềm) và nhờ việc ăn nhiều thức ăn thực vật tạo kiềm, làm cho máu kiềm tính.

Nồng độ axít trong dung dịch phụ thuộc vào số lượng ion Hydro (H+). Cũng tương tự, nồng độ kiềm trong dung dịch phụ thuộc vào sự kết hợp giữa hydro (H) vàôxy (O); chúng được bổ sung điện tử tự do, tích điện âm và được gọi là ion hydrôxil (OH-)

Nước tinh khiết ở nhiệt độ 22OC, thì trong 10.000 lít nước có 1 gram ion hydro, hay là hàm lượng hydro là bằng1/10 triệu (1/107 hay 10-7). Trong nước tinh khiết thì hàm lượng ion hydrôxil là 10-7. Thông thường, người ta dùng nồng độ pH = 7 để chỉ hàm lượng ion hydro. Nếu hàm lượng ion hydro trong dung dịch là 10-6 thìpH là 6, và nó có nghĩa dung dịch có khuynh hướng axít. Nếu hàm lượng ion hydro là 10-8 thì pH là 8. Do vậy, nếu pH lớn hơn 7, thì dung dịch có tính kiềm; nếu pHnhỏ hơn 7, thì dung dịch có tính axít.

Độ pH trong máu là 7.4 có nghĩa là máu mang tính kiềm nhẹ. Độ kiềm này phải được duy trì ổn định, thậm chí các thay đổi nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm. Nếulượng ion hydro trong máu tăng tới độ pH 6.95 (vừa vượt qua ranh giới sang axít) thì có thể gây hôn mê và dẫn đến chết. Nếu lượng ion hydro trong máu giảm từ pH 7.4 xuống pH 7.7 sẽ gây co giật. Nếu máu axít, tim bị giãn và tiến tới ngừng đập, và nếu máu nhiều kiềm quá thì cũng gây hậu quả ngược lại là tim co thắt vàngừng đập.

Có hai hợp chất được hoà tan trong huyết thanh của chúng ta. Một là Natri Bicarbonate (NaHCO3) (kiềm) và hợp chất kia là Axít Carbonic (H2CO3) (axít dễ bay hơi). Nếu chúng ta tăng thêm lượng Axít Carbonic, như khi tập thể dục, thì máu có nhiều axít hơn. Nhưng nếu chúng ta thở sâu và nhanh trong vòng hai hay ba phút thì nồng độ CO2 trong hai lá phổi sẽ giảm, giúp phổi đào thải CO2 ra khỏi máu. Điều này có nghĩa H2CO3 trong máu mất CO2 và trở thành H2O, nhờ đó máu trởnên ít axít hơn và kiềm tính hơn.

Còn một cách khác để cơ thể ngăn chặn việc tăng axít là thông qua đệm điều hòa máu. Đệm điều hòa máu là hỗn hợp giữa các axít yếu và các loại muối gốc mạnh.Đệm điều hòa máu giữ pH không dao động đến mức cực điểm và chống lại sự thay đổi lượng của ion hydro. Trong cuốn “Trí tuệ của cơ thể”, Cannon nói thêm vềđệm điều hòa này như sau:

Nếu một axít không bay hơi như Axít Hydrochloric (HCl), hoặc Axít Lactic (HL) được đưa vào máu, nó sẽ kết hợp với Natri trong Natri Carbonate (NaHCO3) vàgiải phóng Carbone Dioxide (CO2) theo phương trình sau:

HCl + NaHCO3 = NaCl + H2O + CO2

hay là: HL + NaHCO3 = NaL + H2O + CO2

(Chú thích: NaL là một loại kiềm được biến đổi từ HL, một loại axít).

NaCl là muối ăn thông thường, trung tính, không độc hại. H2O và CO2 tạo ra Axít Carbonic (H2CO3) quen thuộc, dễ bay hơi. Sự tăng thêm axít mạnh như HCl hoặc HL chắc chắn sẽ khiến máu tạm thời nhiều axít hơn do tăng Axít Carbonic. Tuy nhiên như chúng ta đã biết, tăng CO2 kích thích trung tâm hô hấp, làm tăng nhanh lượng hơi thở để thải bỏ axít dư thừa - cả hai được sinh ra do sự chuyển hóa từ NaHCO3 trong phương trình trên, giờ đây lượng CO2 thừa ra do lượngNaHCO3 đã bị giảm. Ngay khi Carbon Dioxide (CO2) dư thừa được phổi đẩy ra ngoài, thì tỉ lệ giữa H2CO3 với NaHCO3 dần dần trở lại bình thường, phản ứng bình thường của máu được khôi phục và phổi dừng thở sâu hơn.

Trong tình huống nêu trên, cho thấy Natri Bicarbonade (NaHCO3) có trong huyết thanh đã giúp bảo vệ máu tránh khỏi sự gia tăng axít đáng kể. Vì có khả năngđiều hoà này, nên NaHCO3 được gọi muối ‘điều hòa’. Còn có một loại muối điều hoà nữa có trong máu, đặc biệt là huyết cầu đỏ, là Natri phosphate kiềm(Na2HPO4).

Khi lượng axít gia tăng trong máu, thì nó không chỉ được điều hòa bởi Natri Bicarbonate, mà bởi cả Natri phosphate kiềm, như được nêu trong phương trình sau:

Na2HPO4 + HCl = NaH2PO4 + NaCl

Một lần nữa chúng ta hãy lưu ý rằng, muối ăn thông thường (NaCl) đựơc tạo ra, thì cả Natri Phosphate axít (NaH2PO4 ) cũng được tạo ra. Và cả hai Natri Phosphate “kiềm” và Natri Phosphate “axít” đều là chất trung tính. Axít mạnh HCl thay đổi như thấy trong phương trình không làm thay đổi phản ứng của máu tớimức quan trọng thông qua biến đổi phosphate từ dạng kiềm thành axít. Tuy vậy, acid phosphate có phản ứng axít nhẹ và không được phép tích tụ trong hệ thống chất dịch. Không như Axít Carbonic, đây là thứ axít không bay hơi, do vậy không thể thở ra ngoài được. Trong trường hợp này, thận thực hiện chức năng hạn chế sự daođộng của axít và kiềm trong máu.

Nếu lượng axít không bay hơi – cũng có nghĩa là không thể thở ra được, gia tăng trong máu, sẽ nguy hiểm do các muối ba-dơ cố định trong máu, đặc biệt là Natricó thể bị đào thải qua thận và cơ thể bị mất Natri. Trong điều kiện này, thật thú vị khi chúng ta thấy rằng Ammonia (NH3), một chất kiềm, có thể được sử dụng đểtrung hoà axít thay cho Natri. Ammonia là sản phẩm phế thải của quá trình tổng hợp hữu cơ, thường được biến đổi thành chất trung tính, nước tiểu, và bị đào thải. Tuy nhiên, việc mất các ba-dơ cố định như Na, Ca và K trở thành mối nguy hiểm, vì muối ammoniac được tạo ra và nạp vào máu, sau đó lọc qua tiểu cầu và thận.


--------------------
Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
macrobiotic
bài Jan 21 2014, 11:45 AM
Bài viết #13


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 212
Gia nhập vào: 15-March 07
Thành viên thứ.: 11



4. Lý thuyết mới hơn về axít và kiềm

Lý thuyết mới hơn về axít và kiềm xác định rằng axít là bất cứ chất nào cho proton (H+ ion), và kiềm là bất kỳ chất nào kết hợp với proton. Axít là người cho proton và kiềm là người nhận Proton.

Định nghĩa này về axít cũng tương tự như quan điểm cũ, nhưng định nghĩa về kiềm thì có hàm ý rộng hơn trước. Phương trình sau đây thể hiện rõ điều này:

Axít | Kiềm

Theo quan niệm mới về axít và kiềm, nước và ammoniac có thể là axít và cũng có thể là kiềm, như trong các thí dụ sau:

1) Trong phương trình 10, nước cho H+ do vậy nước là axít.

2) Trong phương trình 11, nước nhận H+, do vậy nước là kiềm.

3) Trong phương trình 9, ammoniac cho H+, do vậy ammoniac là axít.

4) Trong phương trình 8, ammoniac nhận H+, do vậy ammoniac là kiềm.

Như vậy có thể nói rằng, axít và kiềm là hai điều kiện đặc trưng của một dung dịch. Bất cứ dung dịch nào cũng mang một trong hai tính chất trên, hoặc nhiều axíthoặc nhiều kiềm. Nếu tính axít mạnh, dung dịch là axít. Tuy vậy, không có axít tuyệt đối và cũng không có kiềm tuyệt đối. Trong dung dịch axít thường vẫn chứa một số yếu tố kiềm, và ngược lại trong dung dịch kiềm luôn có một số yếu tố axít. Trung tính là một điều kiện lý tưởng, trong đó lượng axít (H+) và kiềm (OH -)cân bằng nhau. Đó là trạng thái lý tưởng, nhưng không có thực. Trong thực tế, các gì chúng ta ăn hoặc uống luôn có tính chất nhiều axít hơn hoặc nhiều kiềm hơn.

Đặc điểm của axít và kiềm tương tự với khái niệm Âm-Dương của phương Đông. Điều này đã được nói trong các sách cổ của Trung quốc như Đạo đức Kinh vàNội Kinh. Khái niệm về Âm-Dương là khái niệm về sự sống. Các điều kiện của Âm và Dương không cố định mà luôn luôn thay đổi trong suốt cuộc sống của chúng ta, giống hệt với axít và kiềm trong cơ thể chúng ta. Tôi nhận ra ở đây có sự tương đồng giữa khái niệm về hoá học và sự sống của phương Tây - axít và kiềm - vớikhái niệm về sự sống của phương Đông - âm và dương. Axít và kiềm có thể định lượng được, trong khi Âm-Dương thì rất khó định lượng và mang tính triết học. Dođó, có thể hiểu rằng người phương Tây suy nghĩ duy vật hơn với việc phát triển khái niệm axít và kiềm, còn người phương Đông suy nghĩ duy tâm hơn với việc phát triển khái niệm âm và dương. Tuy vậy, đối với chúng ta, điều quan trọng là cần hiểu cả hai khái niệm này ở mức độ như nhau nhằm đem lại sức khoẻ tốt. Trong cuốn sách này, tôi đã cố gắng kết hợp cả hai khái niệm.



* Chú thích : Để có thể hiểu về cả hai khái niệm âm và dương, axít và kiềm và ứng dụng cho thức ăn hàng ngày, bạn nên có ‘Bảng thức ăn 4 bánh’ treo trong nhà hay thu gọn mang theo người để có thể dễ dàng chia sẻ kiến thức quí báu này cho cộng đồng. Bạn có thể lấy thông tin trên website: thiengaolut.com hoặc tìm mua bảng này ở các cửa hàng Thực dưỡng tin cậy trên toàn quốc.

Bảng 2. Độ pH trong thức ăn

Thức ăn | pH Thức ăn | pH | Thức ăn | pH


--------------------
Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
macrobiotic
bài Jan 21 2014, 11:58 AM
Bài viết #14


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 212
Gia nhập vào: 15-March 07
Thành viên thứ.: 11



5. Các nguyên tố tạo thành axít và kiềm

Có hai loại thức ăn: loại thứ nhất là thức ăn axít hoặc kiềm; loại thứ hai là loại thức ăn tạo axít hoặc kiềm.

Thức ăn axít và kiềm nghĩa là thức ăn có chứa bao nhiêu axít hoặc bao nhiêu kiềm. Trong bảng 2 liệt kê các thức ăn được sắp xếp theo độ pH, một cách xác địnhtính axít. Độ pH nhỏ hơn nghĩa là tính axít mạnh hơn, độ pH lớn hơn nghĩa là tính axít yếu hơn. Độ pH bằng 7 là trung tính, lớn hơn 7 là kiềm. Đây là khái niệmthông thường về thức ăn axít và thức ăn kiềm. Tuy nhiên, khi các nhà dinh dưỡng nói về các thức ăn tạo a xít hoặc tạo kiềm thì khác với các thức ăn axít hoặc kiềm liệt kê trong Bảng 2. Họ muốn nói đến khả năng tạo axít hoặc tạo kiềm của thức ăn. Nói cách khác, ví dụ như chanh vỏ xanh với độ pH = 1.9 nghĩa là chứa axítmạnh. Tuy nhiên chanh vỏ xanh lại là thức ăn tạo kiềm. Với chi neon thou ăn tạo axít hoặc kiềm, các nhà dinh dưỡng muốn nói tới điều kiện thức ăn tạo ra trong cơthể sau khi được tiêu hoá.

Hầu hết protein chứa trong thức ăn đều kết hợp với sulfur, và cũng có nhiều protein kết hợp với Phốt-pho. Khi protein được chuyển hoá, axít sulfuric và axít phốt-phoric được tạo ra và phải được trung hoà bởi ammoniac, Ca, Na, và K trước khi bài tiết qua thận. Đây là lý do các thức ăn chứa nhiều protein, đặc biệt là thứcăn động vật thường là thức ăn tạo axít. Điều này cũng đúng với hầu hết các loại ngũ cốc, vì ngũ cốc chứa nhiều sulfur và phốt-pho.

Trong các loại quả và hầu hết các loại rau, có axít hữu cơ (như axít trong cam bạn có thể thấy được) chứa nhiều nguyên tố hoá học như K, Na, Ca và Mg. Các axíthữu cơ này khi bị ôxi hoá tạo ra carbone dioxie (CO2) và nước; các nguyên tố kiềm (K, Na, Ca, Mg) còn lại và trung hoà với axít trong cơ thể. Nói cách khác, thật kỳlạ là các thức ăn axít lại làm giảm axít trong cơ thể. Đó là lý do hoa quả và hầu hết các loại rau được xem là các thức ăn tạo kiềm. Ngược lại, các thức ăn chứa nhiều protein và hầu hết các loại ngũ cốc khi chuyển hoá đều tạo ra axít, các axít này phải được trung hòa; do đó chúng thường là các thức ăn tạo axít.

Tóm lược lại, có hai loại nguyên tố trong thức ăn: các nguyên tố tạo axít và các nguyên tố tạo kiềm.


* Nguồn: “Medical Physiology” của Athur Guyton, tr. 858

Bảng 4: Nhu cầu khoáng chất hàng ngày của cơ thể người lớn trên 70kg*

* Nguồn: “Medical Pyisiology” của Athur Guyton, tr. 858


--------------------
Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
macrobiotic
bài Jan 21 2014, 12:01 PM
Bài viết #15


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 212
Gia nhập vào: 15-March 07
Thành viên thứ.: 11



Canxi (Calcicum – Nguyên tố tạo kiềm)

Cuốn “Niêm giám Nông nghiệp 1959” của Bộ Nông nghiệp Mỹ đã viết:

Canxi (ca) là khoáng chất dồi dào nhất trong cơ thể, chiếm từ 1,5 đến 2% trọng lượng cơ thể người lớn. Ca thường kết hợp với Phốt-pho (P) (Phốt-pho là mộtnguyên tố tạo axít). Một người có trọng lượng 70kg thì cơ thể có chứa từ 1,04 đến 1,41 kg Ca và có chứa từ 0,54 đến 0,77 kg phốt-pho.

Khoảng 99% lượng Ca và 80 – 90% lượng phốt-pho tập trung ở xương và răng. Phần còn lại nằm trong các mô mềm và trong dịch cơ thể, góp phần quan trọng cho các chức năng hoạt động bình thường.

Canxi rất quan trọng cho việc làm đông máu, cho hoạt động của một số enzym và điều khiển chất dịch qua thành tế bào. Tỉ lệ Canxi đúng trong máu giúp cơ timluân phiên co và dãn.

Trạng thái thần kinh bất ổn tăng lên khi lượng Canxi trong máu ở dưới mức bình thường.

Canxi khi kết hợp với phốt-pho sẽ làm cho xương và răng cứng, chắc.

Quá trình tạo xương phức tạp đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng ngoài Canxi và phốt-pho. Vitamin D rất cần để hấp thụ các chất qua đường ruột và giúp cho việc tạo xương, Protein cần cho cấu trúc xương và cho các bộ phận của tế bào và lưu thông chất dịch. Vitamin A hỗ trợ trong việc tích tụ chất khoáng Vitamin C rất cần cho việc gắn kết các tế bào và làm vững chắc thành mạch máu…

Khi không còn đủ lượng dự trữ cần thiết cho nhu cầu, thì Canxi được lấy từ chính trong cấu trúc xương; thường trước tiên từ xương sống và xương chậu… Nếukhông có gì thay thế lượng Canxi bị lấy đi khi nhu cầu Ca của cơ thể tăng lên, xương trở nên thiếu Ca và trở nên bất thường. Trước khi phát hiện loãng xương qua chụp X-quang thì đã có từ 10 đến 40% lượng Ca bị tiêu hao từ xương rồi.

Canxi được hấp thụ di chuyển trong máu tới các nơi cần, đặc biệt là xương. Nếu Ca hấp thụ mà cơ thể không cần tới, sẽ được thận bài tiết qua nước tiểu. Chứcnăng thông thường của thận chủ yếu là chuyển hoá Ca và các chất khoáng.

Vitamin D rất cần thiết cho việc hấp thụ Ca từ đường tiêu hoá (ruột – dạ dày). Vitamin D thường không có trong thức ăn tự nhiên. Lòng đỏ trứng, bơ, margarine vàmột số dầu cá là nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu.

Một chất đặc biệt là ergosterol có trong da và được biến đổi thành Vitamin D do tác động của các tia cực tím từ ánh nắng mặt trời.

Trong phương pháp Thực Dưỡng, chúng ta không ăn quá nhiều thịt, thịt gà hoặc cá và không uống sữa. Theo tôi thì dường như Vitamin D được cung cấp đủ cho cơ thể qua ánh nắng mặt trời rồi. Nếu trẻ em có biểu hiện thiếu Ca (như bệnh còi xương) thì có thể ăn thêm sữa, dầu gan cá hoặc ăn cá nhỏ. Nếu bạn sợ thiếu Vitamin D, thì hãy ăn thêm nấm.

Theo James Moon, “Vitamin D” là một hormone lấy từ nguồn động vật (xem Macrobiotic Explanation of pathological Calcification do J. Moon viết). Tôi cho rằng cơ thể có thể sản xuất đủ Vitamin D nếu chúng ta ăn uống quân bình theo tự nhiên.

“Hàm lượng Can-xi trong huyết thanh của hầu hết động vật có vú và của nhiều động vật có xương sống đều thường xuyên giữ ở mức 2.5 mM (10mg/100ml huyếtthanh).

Bảng 5. Hàm lượng vitamin D trong thức ăn

(Tính theo đơn vị quốc tế trong 100gr thức ăn)

Trong huyết thanh, thì canxi tồn tại ở 3 dạng: ion tự do, ion liên kết với protein, và ion gắn kết với axít hữu cơ (như axít citric) hoặc axít vô cơ (như axít phốt-phoric). Ion tự do chiếm khoảng 47,5% lượng Canxi trong huyết thanh; 46% liên kết với protein và 6,5% là ở dạng hợp chất. Ở dạng hợp chất thì axít phốt-phoric vàaxít citric chiếm một nửa. (Theo Bách khoa toàn thư Sinh- Hoá của William và Lansford, tr. 162) (Theo Viện nghiên cứu dinh dưỡng quốc gia Nhật)

Cũng theo “Niên giám Nông nghiệp Mỹ 1959”:

Trong hormone tuyến cận giáp có chứa một lượng canxi trong máu ở mức trung bình khoảng 10mg trong 100ml huyết thanh. (Huyết thanh là phần nước trong máuriêng rẽ với máu cục).

Bất kỳ một sự thay đổi lớn nào về hàm lượng này đều gây nguy hiểm cho sức khoẻ và sự sống (quan điểm của Katase về điều này sẽ được đề cập đến ở cuối chương). Hormone có thể chuyển Canxi và Phốt-pho từ xương vào máu. Nếu mức máu quá cao, sẽ làm thận phải tăng bài tiết các khoáng chất này. Nếu vì lý do gì đólàm giảm việc tiết ra hormore tuyến cận giáp, lượng Canxi trong máu sẽ giảm nhanh, lượng Phốt-pho tăng lên dẫn đến việc co rút cơ trầm trọng.

Bảng 6. Tỉ lệ hàm lượng Canxi/Phốt-pho trong thức ăn (mẫu 100gr)


(Tỉ lệ Ca/P càng cao thì càng nhiều kiềm; tỉ lệ càng nhỏ thì càng nhiều axít. Có thể xem thêm trong bảng 10 về các nguyên liệu này)


--------------------
Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
macrobiotic
bài Jan 21 2014, 12:04 PM
Bài viết #16


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 212
Gia nhập vào: 15-March 07
Thành viên thứ.: 11



Phốt-pho (nguyên tố tạo axít)

Photpho chiếm từ 0,8 đến 1,1% trọng lượng cơ thể và là phần thiết yếu của mọi tế bào sống. Photpho tham gia vào các phản ứng hoá học với protein, chất béo và Carbohydrate để tạo ra năng lượng cho cơ thể và các nguyên liệu chính cho sự tăng trưởng và hồi phục; thí dụ phốt-pho li-pid quan trọng trong việc tổng hợp màng tếbào và tổng hợp AND và ARN. Phốt-pho giúp vào việc trung hoà axít và kiềm trong máu. Phốt-pho kết hợp với canxi để tạo ra xương và răng.

Người lớn có lượng phốt-pho và lượng canxi ngang nhau, còn trẻ con thường có lượng phốt-pho nhiều hơn canxi từ 1 đến 1,5 lần. Nhu cầu Phốt-pho đối với người bình thường cũng ngang với nhu cầu về canxi và protein qua các thức ăn như nhau; do vậy nếu chế độ ăn cấp đủ các chất này thì cũng cấp đủ lượng Phốt-pho cần thiết.

Vì Phốt-pho có chứa nhiều trong thức ăn động vật, và Phốt-pho sản sinh ra axít độc hại, phương pháp Thực Dưỡng khuyên nên ăn ít thức ăn động vật, Bảng 6 chỉ cho thấy thức ăn động vật có chứa quá nhiều Phốt-pho, còn rau và rong biển có chứa một tỉ lệ cân đối giữa canxi và Phốt-pho.

Từ Phốt-pho bắt nguồn từ tiếng Hy-lạp, phosphoros có nghĩa là chịu ánh sáng, được kí hiệu là P; đây là nguyên tố hoá học phi kim loại thuộc họ Nitrogen. Phốt-pho không có màu, xốp như sáp và phát sáng trong bóng tối. Nó rất hấp dẫn ôxi và rất dễ bốc cháy khi để ngoài không khí, tạo ra khói trắng oxít đậm đặc. Nó rất cần cho đời sống của động vật và thực vật. Năm 1669 nhà giả kim người Đức Henning Brand lần đầu tiên đã phát hiện ra phốt-pho từ chất cặn của nước tiểu.

Ngày nay Phốt-pho thường có mặt trong các chất dịch cơ thể, trong các tế bào của các mô sống dưới dạng ion Phosphate (PO4-), là một trong các khoáng chất quan trọng cần cho hoạt động của các tế bào. Gen nằm trong nhân tế bào, điều khiển di truyền và các chức năng tế bào khác, là các phần tử DNA (axít deoxyribonucleic) có chứa Phốt-pho. Tế bào chứa năng lượng có được từ các chất dinh dưỡng trong các phần tử ATP (adenosine tripphosphate). Canxi Phosphate là chất vô cơ bản để tạo ra răng và xương.


--------------------
Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
macrobiotic
bài Jan 21 2014, 12:04 PM
Bài viết #17


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 212
Gia nhập vào: 15-March 07
Thành viên thứ.: 11



Natri và Kali (các nguyên tố tạo kiềm)

Sagen Ishizuka, một bác sĩ quân y Nhật, sau 40 năm nghiên cứu y học đã kết luận rằng lượng Kali (K) và Natri (Na) trong thức ăn là yếu tố chủ chốt để xác định sức khỏe, khả năng thích ứng với thời tiết và ảnh hưởng của khí hậu thể hiện qua tính cách và tâm lý của con người, các đặc điểm tăng trưởng của thực vật… mà tôi sẽ nói trong chương sau.

Theo sách "Niên giám Nông nghiệp 1959"của Mỹ:

Na, K, và Mg là các thành phần quan trọng trong dinh dưỡng. Đây là các khoáng chất có nhiều nhất trong cơ thể. Ca và P có lượng nhiều nhất, tiếp đến là K, S, Na, Cl và Mg với lượng giảm dần theo thứ tự.

Người có trọng lượng 70kg thì có khoảng 250g Kali; 112g Natri và 36g Magiê. Natri và Kali có tính chất hoá học tương tự nhau ở các vị trí khác nhau trong cơthể.

Natri có chủ yếu trong các chất dịch bao ngoài tế bào và chỉ có một lượng nhỏ nằm trong các tế bào. Kali nằm chủ yếu bên trong các tế bào và chỉ có một lượng rấtnhỏ trong dịch cơ thể.

Natri và Kali là hai thành phần chính yếu giữ cân bằng nước giữa các tế bào và chất dịch. Giảm sút của hàm lượng Na trong dịch cơ thể sẽ làm cho nước chuyển từdịch cơ thể vào trong tế bào. Tăng hàm lượng Natri sẽ làm cho nước chuyển từ các tế bào vào dịch cơ thể.

Natri và Kaki là cần thiết cho các dây thần kinh đáp lại sự kích thích, tạo ra xung thần kinh tác động tới các cơ bắp, làm cho cơ hoạt động. Natri và Kali tác độngđến mọi loại cơ, kể cả cơ tim.

Natri và Kali còn kết hợp với protein, phosphate và carbonate để duy trì sự cân bằng giữa lượng axít và kiềm trong máu.

Khoa học Phương Tây đã nói rất thú vị về Kali và Natri trong sách “Bách khoa toàn thư sinh hoá” (tr.679) như sau :

Natri rất cần đối với động vật cao cấp với khả năng điều tiết thành phần của dịch cơ thể và một số các tổ chức sinh vật biển, nhưng lại không cần thiết cho nhiều loại vi khuẩn và hầu hết thực vật, trừ tảo xanh. Còn Kali lại cần thiết cho tất cả, hoặc gần như tất cả, các hình thái sự sống...

Natri và Kali là thành phần quan trọng của dịch nội bào và ngoại bào… Năm 1882, Ringer đã phát hiện rằng, muốn giữ một trái tim ếch đông lạnh, thì cần phảingâm nó trong dung môi có chứa các ion Na, K, và Ca như tỉ lệ trong nước biển. Do đó phải thừa nhận rằng mọi hoạt động đời sống bình thường của các mô và tếbào có thể phụ thuộc vào sự cân bằng giữa các cation (ion+) vô cơ. Natri cần thiết cho khả năng co cơ của các động vật có vú, trong khi Kali lại gây ra hiệu quả trái ngược, do vậy sự cân bằng giữa Natri và Kali là điều cần thiết đối với chức năng bình thường của cơ thể.

Sắt (nguyên tố tạo kiềm)

Trong sách Sinh lý học, Arthur Guyton viết rằng:

Lượng sắt có trong cơ thể chủ yếu là dưới dạng hồng cầu (hemoglobin), mặc dù còn có một lượng nhỏ nữa nằm ở dạng khác, như trong gan và trong tuỷ xương. Các thành phần mang điện tử chứa sắt (như cytochromes) đều có mặt trong các tế bào của cơ thể, và rất quan trọng đối với hầu hết các quá trình ôxi hoá xẩy ra trong các tế bào. Bởi thế, sắt là hết sức quan trọng đối với việc đưa ôxi đến các tế bào và duy trì ôxi hoá trong các tế bào, nếu không có điều này thì sự sống sẽngừng dù chỉ trong vòng vài giây đồng hồ.

Rau tươi là nguồn cung cấp sắt rất tốt, đặc biệt là lá tía tô, thường được dùng để nhuộm màu cho Umeboshi (ô mai muối). Thịt, thịt gà và cá đều có sắt, sữa bò và sữa người cũng có một lượng ít sắt.

Phụ nữ có thai cần phải theo chế độ ăn với các thức ăn có chứa nhiều sắt, như súp Miso.

Magiê (nguyên tố tạo kiềm)

Magiê (Mg) có liên quan chặt chẽ với cả canxi và phốt-pho cả về vị trí và chức năng trong cơ thể. Có khoảng 70% lượng Mg trong cơ thể chứa trong xương. Phần còn lại chứa trong các mô mềm và máu. Mô cơ chứa nhiều Magiê hơn là Canxi. Máu chứa nhiều Canxi hơn Magiê.

Magiê đóng vai trò là chất khởi động hay chất xúc tác cho một số các phản ứng hoá học trong cơ thể. Magiê cũng còn là một phần của các phần tử hợp chất được tạo ra khi cơ thể tiêu thụ thức ăn để phát triển, duy trì hoạt động và hàn gắn thương tổn. Có một số mối liên hệ giữa Magiê và hormone cortisone (hormon chữa viêm và dị ứng), khi chúng tác động tới lượng Phosphate trong máu. Magiê ban đầu là một ion nội bào, được phân tán trong các mô. Magiê chiếm khoảng 0,05% trọng lượng cơ thể, trong đó có 60% trong khung xương và chỉ có 1% trong dịch ngoại bào. Phần còn lại nằm ở dịch nội bào.

Theo Arthur Guyton “khi hàm lượng Magiê trong dịch ngoại bào tăng lên sẽ làm giảm hoạt động của hệ thống thần kinh và còn làm giảm khả năng co cơ. Hệ quảco cơ có thể được khống chế bằng cách điều chỉnh lượng Canxi. Hàm lượng Magiê thấp sẽ gây ra sự bứt rứt gia tăng của hệ thần kinh, gây giãn nở mạch ngoại biên (peripheral vasodilatation) và gây rối loạn nhịp tim”.

Lưu huỳnh (nguyên tố tạo ra axít)

Lưu huỳnh (Sulfur) được tìm thấy trong trạng thái sơ khai ở dạng hỗn hợp đất tại các vùng có núi lửa; nguồn cung cấp chủ yếu được lấy từ Silic. Trong Bách khoa toàn thư về Sinh – Hoá, William và Lansford viết như sau:

Các cơ thể sống đều cần có Sulfur (S) ở dạng này hoặc dạng khác. Sulfur được sử dụng dưới dạng ôxy hoá, bao gồm sulfide, sulfur, sulfite, sulfate và thiosulfate ởdạng thấp, và đều ở dạng hợp chất hữu cơ. Các hợp chất hữu cơ có chứa sulfur quan trọng hơn là: amio acid, cystine và methonice là các thành phần tạo ra protein; vitamin thiamine và biotin; lipoic acid, co-enzyme A; một số lipid phức hợp của mô thần kinh (sulfatides); một số hormone như vasopressin và ôxitocin; nhiều tác nhân trị bệnh như sulfonamide và penicillin cũng như nhiều tác nhân dùng để điều trị bệnh tiểu đường.

“Trong thế giới hữu cơ, Sulfur được hình thành trong các phần tử protein thực vật từ sulfate được lấy trong đất. Nguồn Sulfur được lấy chủ yếu từ các cơ thể động vật dưới dạng protein, và hầu hết có được trong điều kiện ôxi hoá cao nhất như acid sulfuric từ việc phân tách và ôxi hoá các phân tử protein. Ở dạng này, kiềm giữvai trò kết hợp và trung hoà, và nhờ đó một lần nữa sẵn sàng bắt đầu một chu kỳ sống, bằng cách tạo ra các hợp chất Sulfur hữu cơ trong thực vật” (Theo sách “Thực tế quan trọng về thức ăn” của Carquel).

Clo (nguyên tố tạo axít)


Clo (Cl) thường thấy trong Natri Clorua (NaCl), hoặc trong muối ăn, hoà tan trong nước hoặc kết đọng trong lòng đất ở dạng muối mỏ. Clo là một chất khí độc. Clo dưới dạng NaCl giữ vai trò quan trọng trong cơ thể động vật. Nó giúp hình thành các dịch tiêu hoá, chủ yếu là dịch dạ dầy (có chứa acid hydro clorua - HCL). Chất khoáng trong huyết thanh được hình thành chủ yếu từ NaCl, giúp vào việc sinh điện và dẫn điện. Clo rất có ích, không chỉ là việc hình thành các cơ quan mà còn giúp tạo ra dịch tiêu hoá.

Clo rất cần cho việc tiết dịch hậu môn và giúp vào việc loại bỏ các chất phế thải nitơ trong quá trình trao đổi chất.


--------------------
Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
macrobiotic
bài Feb 10 2014, 07:39 PM
Bài viết #18


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 212
Gia nhập vào: 15-March 07
Thành viên thứ.: 11




Chương III

AIXIT VÀ KIỀM TRONG THỨC ĂN

1. Thức ăn tạo axít và tạo kiềm


Tất cả thức ăn tự nhiên đều chứa các nguyên tố tạo axít và tạo kiềm. Trong một số thức ăn chứa chủ yếu các nguyên tố tạo kiềm, và một số thức ăn khác chủ yếu các nguyên tố tạo axít. Theo sinh hoá hiện đại, thì không phải do chất hữu cơ trong thức ăn đã sinh ra axít hoặc kiềm tồn đọng lại trong cơ thể. Chất vô cơ (sulphur,phốt-phorus, potassium, sodium, magnesiu và calcium) xác định tính axít hay tính kiềm trong dịch cơ thể.

Các thức ăn tương đối giàu các nguyên tố tạo axít được gọi là các thức ăn tạo axít và ngược lại, các thức ăn tương đối giàu các nguyên tố tạo kiềm được gọi là các thức ăn tạo kiềm.

Thức ăn tạo axít
Trứng
Thịt bò
Thịt lợn
Thịt gà

Pho mát
Ngũ cốc (hầu hết)
Hạt, đậu
Bia, whisky
Đường


Thức ăn tạo kiềm
Muối
Miso
Tương
Rau
Quả
Rượu vang
Cà-phê


--------------------
Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
macrobiotic
bài Feb 10 2014, 07:46 PM
Bài viết #19


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 212
Gia nhập vào: 15-March 07
Thành viên thứ.: 11



2. Cách xác định thức ăn tạo axít và tạo kiềm

Về mặt lý thuyết, thì chỉ cần xét tỉ lệ các nguyên tố tạo axít (hoặc tạo kiềm) có nhiều ít trong mỗi thức ăn, để làm căn cứ xác định đâu là thức ăn tạo axít và đâu làthức ăn tạo kiềm. Tuy vậy, trong thực tế chúng được xác định bằng ống nghiệm, gọi là sự chuẩn độ.

Trước tiên, người ta đốt cháy thành tro thức ăn định thử nghiệm (bước đốt thức ăn thay thế cho quá trình tiêu hóa và sẽ cho chúng ta biết thức ăn đó tạo kiềm hay axít). Sau đó, 100 gam tro được cho vào 1 lít nước tinh khiết thành một dung dịch. Muốn biết đây là dung dich axít hay là kiềm thì chỉ cần đo nồng độ axít hay nồngđộ kiềm chứa trong dung dịch tro này.

Vì một dung dịch axít sẽ trung hoà hoặc huỷ một dung dịch kiềm, và ngược lại; do đó, có thể dùng cái này để biết cái kia. Giả thử, từ tro của một loại thức ăn, ta có một dung dịch axít khi đem hoà tan trong nước tinh khiết. Ta biết dung dịch này mang tính axít, nhưng không biết nồng độ. Để xác định được nồng độ của axíttrong dung dịch chưa biết, thì ta cho một dung dịch kiềm vào dung dịch axít chưa biết nồng độ cho đến khi cả hai đều triệt tiêu và dung dịch đạt ở mức trung hoà.

Khi tiến hành, chúng ta cần phải biết đã cho bao nhiêu mililít dung dịch kiềm đã biết. Lượng dung dịch kiềm đòi hỏi đủ để trung hoà axít chưa biết là cách tốt đểđo axít trong dung dịch nước và tro ban đầu, nhờ đó ta biết được nồng độ tạo axít trong thức ăn qua dung dịch tro.

Cũng theo cách này, bằng cách ghi nhận dùng bao nhiêu mililit dung dịch axít đã biết nồng độ để trung hòa dung dịch kiềm chưa biết nồng độ, chúng ta có thể đođược nồng độ của kiềm trong một tro chưa biết nồng độ kiềm, do vậy ta cũng biết được nồng độ tạo kiềm trong thức ăn được đốt thành tro đó.

Bảng dưới đây gồm các thức ăn tạo axít và kiềm theo thứ tự xác định theo cách nêu trên (của bác sĩ Hirotaro Nishizaki). Thức ăn được liệt kê theo thứ tự từ mạnhđến yếu. Con số đi kèm theo tên thức ăn trong bảng, cho biết cần bao nhiêu mili lít dung dịch chưa biết để trung hoà dung dịch tro gốc. Các con số này cho chúng tabiết nồng độ tương đối của các thức ăn tạo axít và tạo kiềm khác nhau.

Thí dụ, trong Bảng 7, chúng ta biết rằng cám gạo, thức ăn tạo axít nhiều nhất, có lượng axít tạo ra nhiều hơn gấp 2,3 lần từ ngô ; 8,6 lần từ lúa mạch và 852 lần từmăng. Bên cột kiềm, rong biển wakame tạo kiềm gấp 4,6 lần từ konyaku, khoảng 25,6 lần từ đậu tương và 2608 lần từ đậu phụ.

Đem so sánh hai cột trong bảng chúng ta sẽ thấy các mối liên quan rất thú vị. Lạc (tạo axít) và khoai tây (tạo kiềm) có trị số tương đương nhau (5,4). Măng và đậu phụ tương đương nhau (0,1), cá chép và chuối tương đương nhau (8,8), bột yến mạch và nấm shiitake tương đương nhau (17,8 -17,5). Mặt khác, sò (6,6) tạo axít gấp hai lần táo tạo kiềm (3,4); thịt lợn (6,2) tạo axít gấp 31 lần sữa bò tạo kiềm (0,2), và cà rốt (6,4) tạo kiềm nhiều gấp 2 lần so với tôm tạo axít (3,2).

Bảng 7. Thức ăn tạo axít và kiềm

Bảng 8. Thức ăn tạo thành axít

Bảng 9. Thức ăn tạo kiềm

Chú thích các bảng


Bảng 7, 8 và 9 được dịch từ tiếng Nhật trong cuốn sách “Lợi ích của các thức ăn tạo kiềm” của trường Đại học Phụ nữ về Dinh dưỡng. Bảng 8 và 9 có số liệu giống như Bảng 7, nhưng được bổ sung phần phân chia theo loại thức ăn. Thật thú vị khi biết rằng cám gạo là thức ăn tạo ra nhiều axít nhất, trong khi rong biển wakame làthức ăn tạo ra nhiều kiềm nhất. Theo danh mục kiệt kê, thì bơ là thức ăn tạo ra ít axít, tuy nhiên vì bơ có hàm lượng chất béo – do vậy bơ, thực tế lại là thức ăn tạo raaxít nhiều hơn phương pháp phức tạp nói trên. Phương pháp này không thích hợp để đo tính axít và kiềm trong một số thức ăn như bơ và đậu phụ vì chúng giầu chất béo. Các thức ăn này phải được xếp ở vị trí cao hơn trong danh mục các thức ăn tạo axít.

Nếu chúng ta không tìm ra cách định lượng được đặc tính tạo axít hoặc tạo kiềm của thức ăn mà ta quan tâm, thì chúng ta vẫn có thể dùng định lượng của canxi (Ca) và phốt-pho (P) có trong thức ăn. Cái không hay của cách này là: nó tốt hơn để xác định thức ăn tạo axít hơn là xác định thức thức ăn tạo kiềm, điều tôi sẽ nóisau. Điểm thuận lợi của cách này là biết được lượng Ca và P chứa trong thức ăn, đã được đăng trong rất nhiều sách nói về thức ăn.

Mục đích của chúng ta là, Canxi đại diện cho các nguyên tố tạo kiềm có trong thức ăn; và phốt-pho đại diện các nguyên tố tạo ra axít. Bảng dưới đây chỉ rõ đặc tính tạo axít và tạo kiềm của nhiều thức ăn khác nhau, dựa trên căn cứ tỉ lệ giữa hàm lượng của canxi và phốt-pho:

Hàm lượng của Ca và P, liệt kê trong bảng 10 được lấy trong sách “ Thành phần của thức ăn” do Bộ Nông nghiệp Mỹ xuất bản.

Bảng 10. Tỉ lệ giữa Canxi và Phốt-pho: Ca/P

Như tôi đã nói ở trên, việc xác định đặc tính tạo axít và tạo kiềm trong thức ăn dựa trên tỉ lệ Ca/P là thuận tiện, tuy nhiên nó không luôn luôn chính xác. Thí dụ nhưhạt kê là trường hợp điển hình nhất không chính xác theo cách này: kê là xem là loại hạt tạo kiềm, nhưng xét theo tỉ lệ Ca/P, thì thấy kê lại thuộc nhóm thức ăn tạoaxít. Xem xét sự khác nhau giữa hai phương pháp xác định thức ăn tạo axít và thức ăn tạo kiềm, Bảng 19 và 20 sẽ dùng để chỉnh lý lại Bảng 10.


--------------------
Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
macrobiotic
bài Feb 10 2014, 07:56 PM
Bài viết #20


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 212
Gia nhập vào: 15-March 07
Thành viên thứ.: 11



3. Sự cân bằng giữa chất béo và axít kiềm

Chất béo được xem là một trong ba chất dinh dưỡng chủ yếu gồm: Carbohydrates, protein, và chất béo. Theo quan điểm thực dưỡng sử dụng thức ăn thiên nhiên, chất béo được coi là quá quan trọng. Tuy vậy, chất béo có nguồn gốc là Linoleic acid và vitamine A, D. Nếu nuôi động vật mà không cho ăn chất béo, nó sẽ chết. Tuy nhiên, nếu cho chúng ăn một lượng nhỏ linoleic acid thì chúng vẫn phát triển bình thường. Nói cách khác thì linoleic acid chứa trong chất béo là quan trọng. Vì linoleic acid có trong gạo và trong đậu nành, chúng ta không lo thiếu chừng nào chúng ta tuân thủ chế độ ăn ngũ cốc lứt và rau, như các thức ăn thiên nhiên theo phương pháp Thực Dưỡng.

Có hai loại chất béo: chất béo động vật và chất béo thực vật. Cả hai đều mang độc tố, tuy nhiên chất béo động vật độc hơn. Thậm chí dầu gan cá tuyết gây nhiễm axít nếu ăn quá nhiều. Theo bác sĩ Katase (trong cuốn sách “Canxi Medicine”), khi bàn về điều kiện trong cơ thể, ông viết như sau:

Xét điều kiện trong máu tốt nhất cho một người lớn (có trong lượng > 50kg) là, khi anh ta chỉ tiêu thụ 7 gr dầu gan cá thôi. Cũng vẫn người này, nếu anh ta dùng chừng 28 gr dầu gan cá, thì anh ta đã bị nhiễm axít rồi… Chất béo sữa hay bơ thường đựơc xem là loại chất béo tốt nhất trong hàng thức ăn. Trong bơ có chứa canxi và vitamin. Tuy nhiên, nếu một người có trọng lượng chừng trên 50kg, mà ăn trên 90 gr bơ thì sẽ dẫn đến thừa axít, nhưng lại thiếu kiềm… Chất béo dễ tan chảy, nên dễ gây nhiễm axít hơn các thức ăn khác. Một trong các nguyên nhân mắc bệnh hói tóc là thường ăn nhiều chất béo.


--------------------
Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

6 Trang V  < 1 2 3 4 > » 
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 09:10 PM