IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

4 Trang V  « < 2 3 4  
Reply to this topicStart new topic
> Cẩm nang tụng niệm của Phật tử, Hand book of Buddist recitation
Thelast
bài Oct 16 2007, 03:18 PM
Bài viết #31


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



9. KINH THẤT GIÁC CHI
(KINH BẢY NHÂN TỐ CỦA SỰ GIÁC NGỘ)

Kinh này là thuyết giảng hợp nhất về ba sự kiện tương tự được kinh nghiệm bởi Tôn giả Đai Ca Diếp (Maka Kassapa), Tôn giả Mục Kiền liên (Moggallana) và chính Đức Phật. Cả ba vị này bị đau vì nhiễm bệnh nặng. Nhờ hiệu quả trong việc tụng niệm Kinh Thất Giác Chi (Bojjhanga Sutta) mỗi vị đều bình phục, không còn bị bệnh và đau đớn nữa.

Có lần, Đức Phật đang an trú tại thành vương xá (Rajagaha), trong rừng trúc (Trúc lâm) là nơi cung cấp thức ăn cho loài sóc đen. Vào lúc đó Tôn giả Đại Ca Diếp đang sống trong Động Pipphali phiền nhiễu bởi một cơn bệnh rất trầm trọng. Đức Phật gọi ngài lại và dạy bài Kinh Thất Giác Chi. Vào lúc cuối buổi thuyết giảng và truyền dạy, Trưởng lão Ca Diếp hồi phục và cơn bệnh biến mất. Đây là trường hợp thứ nhất.

Vào một dịp khác, Đức Thế Tôn ở cùng chỗ tại thành Vương Xá trong rừng Trúc, nơi cung cấp thức ăn cho loài sóc đen. Lúc đó Tôn giả Đại Mục Kiền Liên đang cư trú tại Linh Thứu Sơn (Gijjhakuta) và bị bệnh rất nặng. Vì thế Đức Phật gọi ngài lại và giảng cho ngài cũng bài Kinh Thất Giác Chi đó. Trưởng lão lắng nghe với sự tôn kính và nhờ đó được bình phục. Đây là trường hợp thứ hai.

Lần thứ ba, lúc Đức Phật đang an trú cũng tại Trúc Lâm trong thành Vương Xá thì bản thân ngài cũng bị phiền nhiễu bởi một căn bệnh rất đau đớn. Sau đó Trưởng lão Đại Thuần Đà (Maha Cunda) đến thăm và săn sóc ngài. Đức Phật yêu cầu Trưởng lão Đại Thuần Đà tụng Thất giác chi (Thất bồ đề phần) như chính Phật thường giảng dạy. Vì thế Trưởng lão Thuần Đà vâng lời và cầu nguyện.

Thất Giác Chi này được Đức Thế Tôn giảng dạy rõ ràng, được chứng minh và phát triển đầy đủ. Đó là: Niệm (sự tỉnh giác), Trạch Pháp (Nghiên cứu Giáo Pháp, thấu hiểu rõ ràng), tinh tấn, Kinh an, hỷ, định và xả. Thất Giác Chi này giúp ta hiểu thấu suốt, hoàn toàn chứng ngộ và đạt được niết bàn.

Sau đó, Đức Phật bình phục và không còn đau đớn. Cuối cùng, Đức Phật đã công nhận bài cầu nguyện này.

Ba trường hợp này được đưa ra để trình bày và giới thiệu năng lực chữa lành kỳ diệu của việc tụng niệm các Minh Hộ Kinh và thệ nguyện chân lý. Vì thế các thầy thuốc Miến Điện đã thực hành và tụng niệm bài Kinh Thất Giác Chi này nhằm giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và khởi xướng những cách điều trị thành công này.

Trong thực tế thì những bài Kinh nguyên thuỷ được tìm thấy và giảng dạy bằng văn xuôi bởi Đức Phật, trong đại phẩm Tương Ưng (Mahavagga Samyutta) Pali. Tuy nhiên các tu sĩ Miến Điện ngày xưa là những chuyên gia về ngôn ngữ Pali đã soạn lời cầu nguyện kết hợp này thành thi kệ và được gọi là Thất Giác Chi Minh Hộ Kinh (Bojjhanga paritta sutta) gồm mười một đoạn kệ.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Oct 16 2007, 03:21 PM
Bài viết #32


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4





KINH THẤT GIÁC CHI
(KINH BẢY NHÂN TỐ CỦA GIÁC NGỘ)



Dẫn nhập


1. Bảy bài pháp này là những nhân tố của sự giác ngộ, chúng tiệt trừ mọi đau khổ của chúng sinh đang luân hồi trong giòng chảy chung nhất và là những nhân tố khuất phục đội quân của Thần Chết.

2. Khi chứng ngộ được bảy bài pháp này, những sinh linh đạt được cấp độ Bất tử, Vô úy, Bất sinh bất diệt, và vô bệnh: họ trở nên phi thường và thoát khỏi ba cõi luân hồi. Xin hãy đến đây! Chúng ta hãy tụng niệm giáo lý Thất Giác Chi (Những nhân tố của giác ngộ) này.

3. Có những tính chất như vậy và những đặc tính khác cùng vô vàn phẩm tính, đây chính là một thần chú chữa lành.

4. Những nhân tố của sự giác ngộ là Niệm, Trạch Pháp, Tinh Tấn, Hỷ, Khinh An và những nhân tố khác của sự Giác Ngộ.

5. Nhân tố Định và Xả. Tất cả bảy nhân tố này đã được Đấng Hoàn toàn Thấu Suốt giảng dạy rõ ràng, được thường xuyên nuôi dưỡng và phát triển bởi các bậc Hiền Minh

6. Để thấu suốt sâu xa, để chứng ngộ trí tuệ và đạt được Niết bàn; Do xác quyết của Chân lý này, cầu mong quý vị được hạnh phúc miên viễn.

7. Một thời, Đức Phật thấy Tốn Giả Cá Diếp và Tôn giả Mục Kiền Liên đau đớn và bệnh tật nên Ngài dạy Thất Giác Chi (Bảy Nhân tố của Giác Ngộ)

8. Hai vị Trưởng lao cũng hoan hỷ về sự việc này; và ngày khi đó thoát khỏi bệnh tật. Do xác quyết của Chân ý này, cầu mong quý vị được hạnh phúc miên viễn.

9. Có lần ngay cả chính Đức Phật, bậc Pháp Vương cũng bị phiền nhiễu vì bệnh tật, nên Trưởng lão Thuần Đà được yêu cầu tụng niệm chính bài kinh đó với thẩm quyền thích đáng.

10. Do vậy, Đức Phật hoan hỷ ngồi dậy và khỏi bệnh. Do sự xác quyết của Chân lý này, cầu mong quý vị được hạnh phúc miên viễn.

11. Giống như những Bất tịnh, bị hủy hoại bởi tâm thức – Magga (Tâm đạo) không thể phát sinh trở lại được nữa, trong cùng cách thức ba vị Đại Hiền Minh tiệt trừ được những bệnh tật này. Do sự xác quyết của Chân lý này, cầu mong quý vị được hạnh phúc miên viễn.

Kết thúc Bojjhanga Sutta


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Oct 18 2007, 02:59 PM
Bài viết #33


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



10. PUBBANHA SUTTA

KINH BUỔI SÁNG TỐT LÀNH


Kinh bảo hộ này được gọi là Pubbanha- Buổi sáng Tốt lành- khi những bậc thánh trí tuệ thời xưa đã soạn thảo mười chín đoạn kệ đặt nền trên bài kệ trích trong tăng nhứt A Hàm- Kinh buổi sáng tốt lành (Anguttara Nikaya- Pubbanha sutta), và một bài kệ trong Kinh Tập- Tứ Yết Xuất Bảo Kinh (Suttanipata- Ratana sutta).

Này các tu sĩ, vào lúc sáng sớm, buổi trưa và chiều tối bất cứ ai thực hành chánh trực về thân, khẩu và ý, sẽ có một buổi sáng hạnh phúc, một ngày hạnh phúc và một buổi chiều hạnh phúc….

Minh Hộ Kinh (paritta) này cần tụng niệm để bảo vệ thoát khỏi những nạn dịch bệnh, chiến tranh và đói kém, đặc biệt là thoát khỏi mọi bất hạnh liên hệ với chín hành tinh.

Mặc dù tên của paritta là Buổi sáng tốt lành, nhưng có thể tụng niệm nó vào bất cứ lúc nào - buổi sáng, trưa, hay chiều tối. Là paritta thứ mười một trong quyển Kinh Bảo Hộ này, chúng ta tụng niệm những bài cầu nguyện và mong ước, một cách thức ban rải tình thương- hay lòng từ ái đối với chính mình cũng như đối với tất cả chúng sanh khác.

Sự thông báo như “Xin hãy đến đây! Chúng ta hãy tụng niệm” không có ở đây trong Kinh kết thúc đặc biệt này. Đây có thể là lý do mà một số học giả chỉ coi mười Minh Hộ Kinh là chính thống; và chứng minh rằng phần giới thiệu của Kinh buổi sáng tốt lành này (gồm những bài nguyện) là những gì được xen vào hoặc đúng hơn là những bài kệ không phù hợp với kinh điển.

Toàn bộ những Minh Hộ Kinh được tụng niệm và đôi khi được giải thích rõ ràng dưới dạng nhiệt thành có tính chất Tôn giáo Cứu khổ ở Miến Điện, trông chờ những kết quả tức thì - hoặc những sự ban phước - bây giờ và tại đây, ngay chính cuộc đời này.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Oct 18 2007, 03:09 PM
Bài viết #34


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



PUBBANHA SUTTA

KINH BUỔI SÁNG TỐT LÀNH


1. Nhờ quang vinh của Đức Phật cầu xin tất cả những điềm gở, sự kiện bất tường, tiếng kêu khó chịu của loài chim dữ,
Hành tinh gây ảnh hưởng xấu không mong muốn và ác mộng khốn khổ
đều bay đi và biến mất.

2. Nhờ quang vinh của Giáo pháp, cầu xin tất cả
những điềm gở, sự kiện bất tường, tiếng kêu khó chịu của loài chim dữ,
hành tinh gây ảnh hưởng xấu không mong muốn và
ác mông khốn khổ
đều bay đi và biến mất.

3. Nhờ quang vinh của Tăng đoàn, cầu xin tất cả
những điềm gở, sự kiện bất tường, tiếng kêu khó chịu của loài chim dữ,
hành tinh gây ảnh hưởng xấu không mong muốn và
ác mộng khốn khổ
đều bay đi và biến mất.

4. Cầu mong mọi chúng sinh đang đau khổ
được cứu giúp và không còn đau khổ nữa;
cầu mong tất cả những kẻ đang sợ hãi được khuyến khích không còn sợ hãi;
cầu mong tất cả những ai đang muộn phiền sẽ phần chấn lên
và không còn thất vọng.

5. Xét về một chừng mực nào đó, chúng ta đã thành tựu
những hoàn thành đáng ca ngợi.
Cầu mong tất cả chư thiên hoan hỷ với sự thành tưụ này.
Để đạt được tất cả các loại thành tựu,

6. Cầu mong quý vị ban lòng nhân từ với niềm tin
Hoàn toàn sùng kính;
cầu mong quý vị tuân thủ giới luật đạo đức trong mọi thời ;
cầu mong quý vị tự hưởng an bình
trong thiền định.
Và cầu mong mỏi chư thiên hiện diện nơi đây
Hãy trở về trú xứ của các ngài.

7. Có một sức mạnh của trí tuệ - của tất cả chư Phật Hoàn vũ,
tất cả chư Phật Độc giác và các A la hán,
là những vị đã đạt được sức mạnh tối thượng. Bằng năng lực của sức mạnh này, con củng cố sự bảo hộ xung quanh con.

8. Bất kỳ kho báu nào có nơi đây
hoặc bên ngoài thế giới,
bất kỳ châu báu nào trong các cõi trời,
không gì sánh được với Đức Như Lai.
Châu báu này cũng hiện diện nơi Đức Phật.
Nhờ sự xác quyết của chân lý này,
cầu mong quý vị được hạnh phúc.

9. Bất kỳ kho báu nào có ở nơi đây
hoặc bên ngoài thế giới,
bất kỳ châu báu nào trong các cõi trời,
không gì sánh được với Đức Như Lai.
Châu báu này cũng nằm trong giáo pháp.
Nhờ sự xác quyết của chân lý này,
cầu mong quý vị được hạnh phúc.

10. Bất kỳ kho báu nào có ở nơi đây
hoặc bên ngoài thế giới,
bất kỳ châu báu nào trong các cõi trời,
không gì sánh được với Đức Như Lai.
Châu báu này cũng nằm trong Tăng đoàn.
Nhờ sự xác quyết của chân lý này,
cầu mong quý vị được hạnh phúc.

11. Cầu mong quý vị thấy được mọi sự;
Cầu mong chư thiên bảo vệ quý vị;
Nhờ năng lực quang vinh của tất cả Chư Phật, cầu mong
tất cả quý vị được hạnh phúc bây giờ và mãi mãi.

12. Cầu mong quý vị thấy trước mọi sự;
Cầu mong tất cả chư Thiên bảo vệ quý vị;
Nhờ năng lực quang vinh của tất cả giáo pháp,
cầu mong tất cả quý vị được hạnh phúc bây giờ và mãi mãi.

13. Cầu mong quý vị thấy được trước mọi sự;
Cầu mong chư Thiên bảo vệ quý vị;
Nhờ năng lực quang vinh của tất cả Tăng đoàn,
cầu mong tất cả quý vị được hạnh phúc bây giờ và
mãi mãi.

14. Đức Phật bị mẫn tối thượng đã hoàn tất
mọi Viên mãn (Ba la mật) cần có, vì lợi ích của
tất cả chúng sanh và đã đạt được giác ngộ siêu phàm.
Nhờ sự xác quyết chân lý này,
cầu mong tất cả quý vị được hỉ lạc bây giờ và mãi mãi.

15. Giống như Đức Phật, bậc mẫn cảm nhất của
Dòng thích ca đã chiến thắng tại gốc
Bồ Đề, vì thế cầu mong quý vị cũng chiến thằng và
cầu mong quý vị thành công trong mọi cuộc chinh phục tốt lành.

16.Trên ngai Bất bại, trên đỉnh
của trái đất thiêng liêng nhất, được tất cả
chư Phật tôn vinh, Đức Thế Tôn đã đạt
cấp độ tối thượng và sự hỉ lạc.
(Cầu mong quý vị cũng hỉ lạc như vậy)

16. Cầu mong những hành tinh thiện lành, những ân phước tuyệt vời, một bình minh yêu đời, sự tỉnh giác hoan hỷ, những khoảnh khắc tốt lành, những gương mẫu và vật cúng dường hảo hạng và những tặng phẩm vĩ đại đến với các bậc Thánh tôn quý,
cầu mong quý vị cũng được như vậy

17. Cầu mong hành động của thân trở nên linh thánh, hành động thuộc khẩu
Cũng trở nên linh thánh và hành động thuộc về ý trở nên linh thánh
cầu mong quý vị được củng cố trong những điều thiêng liêng này.

18. Khi đã làm những hành động thiêng liêng, cầu mong từ đó quý vị đạt được những thành tưu thiêng liêng; và khi đạt được
những thành tựu thiêng liêng, cầu mong quý vị được hạnh phúc và thành công trong những lời dạy của đức Phật.
cầu mong quý vị cùng với tất cả thân quyến của mình được hạnh phúc và thoát khỏi mọi loại bệnh tật.

Kết thúc Pubbanha Sutta
Đến đây là kết thúc quyển Mười một kinh Mahaparitta.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

4 Trang V  « < 2 3 4
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th April 2024 - 01:56 AM