IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> OHSAWA KHÔNG PHẢI LÀ “ÔNG TỔ” CỦA NỀN THỰC DƯỠNG ( CỦA QBTD ), OHSAWA KHÔNG PHẢI LÀ “ÔNG TỔ” CỦA NỀN THỰC DƯỠNG (
vantrung
bài Nov 17 2017, 07:50 AM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,240
Gia nhập vào: 25-May 07
Từ: HCM
Thành viên thứ.: 30



CẦN HIỂU LỊCH SỬ THỰC DƯỠNG ĐÃ CÓ HƠN 4.000 NĂM
OHSAWA KHÔNG PHẢI LÀ “ÔNG TỔ” CỦA NỀN THỰC DƯỠNG ( CỦA QBTD )

Lịch sử đối với nhân loại vô cùng quan trọng, vì có thể giúp cho loài người tránh được diệt chủng toàn diện vì chiến tranh, dịch bệnh, đói khát…. Lịch sử của một quốc gia cũng tối quan trọng đối với quốc gia ấy, có thể giúp dân tộc thoát khỏi diệt vong bởi ngoại bang, nội chiến nồi da xáo thịt, đói khát…v.v…
Lịch sử thực dưỡng cũng vậy, tối cần thiết đối với người nghiên cứu và cần thiết đối với người ăn thực dưỡng. Thế nhưng điều đáng tiếc là nhiều người thực dưỡng không xem trọng việc tìm lịch sử thực dưỡng nên đã có những động thái sai lầm. Ví dụ như họ đã cho rằng Ohsawa là “ông tổ” của nền thực dưỡng. Sự sai từ đây mà kéo dài đến vô cực. Vì khi có ý nghĩ đó, họ sẽ hành động sai như: tôn sung Ngài là ngang với Đức Phật, Chúa…. Tôn sùng như thế nên họ không dám phản biện Tiên sinh, không dám bổ sung những lời chỉ bảo của Ngài…v….v… Từ đó, họ bế tắt trong lý luận, hướng dẫn, truyền bá nền thực dưỡng đương thời….Để tránh nhiều ngộ nhận về Ohsawa, thì phải hiểu đôi nét về lịch sử thực dưỡng như sau.
Nghệ thuật thực dưỡng là một phần quan trọng trong nghệ thuật dưỡng sinh bao gồm nghệ thuật dưỡng “tinh, khí, thần”, đã có từ hơn 4.000 năm trước. Điều này đã được Tiên sinh thừa nhận,nên đã viết trong cuốn “Thực dưỡng Macrobiotics hồi xuân và sống thọ”, tại trang 29, rằng: “Trải mấy ngàn năm, nhiều triệu người Á Đông đã sống tự do và hạnh phúc, hưởng cảnh thanh bình ấm no nhờ noi theo lời dạy và thuật dưỡng sinh của các bậc thánh nhân như Môi-se (Do Thái giáo), Đức Phật, Đức Chúa, Lão tử….”. Khi viết ra những ngôn từ ấy, Tiên Sinh đã thừa nhận mình là “đệ tử” của nhiều bậc hiền triết xưa. Điều này chứng tỏ Ngài không phải là “ông tổ” của thực dưỡng, vì vậy ngay sau khi công bố Phương pháp thực dưỡng do mình “cụ thể hóa” triết lý người xưa, Tiên sinh liền đặt tên là “Phương pháp Tân dưỡng sinh”. Chữ “Tân” đã nói lên rằng: Tiên sinh đã có công “làm mới” một phương pháp đã có từ xa xưa.
Khi hiểu về lịch sử của nghệ thuật thực dưỡng và vai trò của Tiên sinh như đã kể trên, chúng ta sẽ có những động thái phù hợp để phát triển thực dưỡng VN trong tương lai. Ví dụ: chúng ta có thể thờ cúng, tưởng niệm ngày mất của Tiên Sinh sao cho hợp lý (Thờ Tiên sinh dưới các bậc Thánh nhân tiền bối, Khi cúng, trước tiên bái lạy và cầu nguyện những vị thầy gián tiếp của Tiên sinh); nếu có người nào tài năng thì đừng ngần ngại bổ sung vào triết lý của Ohsawa cho thêm hoàn chỉnh; và bất cứ người thực dưỡng thông minh nào cũng đừng ngần ngại “thắc mắc” những chi tiết khó hiểu do Tiên sinh để lại… Có như thế thì thực dưỡng VN mới nối tiếp và vươn xa…
Ảnh minh họa: “Câu chuyện về mối tình Trọng Thủy- Mỵ Châu là bài học đắt giá mà ông cha ta nhắn gởi với mai sau là đừng bao giờ mất cảnh giác để nỏ thần rơi vào tay giặc. Nỏ thần thời hiện đại là lòng dân”, lời một đại biểu quốc hội thể hiện tầm quan trọng của lịch sử đối với một dân tộc.
(17/11/17 CỦA QBTD )
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 03:16 AM