IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

2 Trang V  < 1 2  
Reply to this topicStart new topic
> THIỀN LÀ....
hien
bài Sep 9 2013, 02:28 AM
Bài viết #11


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 69
Gia nhập vào: 12-January 12
Thành viên thứ.: 93,904





Minh Sát Siêu Thế thì đối tượng lúc này cũng không còn thân, thọ, tâm, pháp nữa mà thuần khiết chỉ là các trạng thái sinh diệt (vô thường), bức bách (khổ), không cốt lõi và bất toại nguyện, không làm chủ được (vô ngã) trong các pháp hiện khởi trên thân và tâm, trong và ngoài của hành giả. Lúc này hành giả đang đi vào thánh Đạo. Như Lý Tác Ý chỉ thật sự được thực hàhh đúng khi hành giả đến được chỗ này.


--------------------
thayvabiet.com
Go to the top of the page
 
+Quote Post
hien
bài Sep 9 2013, 02:42 AM
Bài viết #12


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 69
Gia nhập vào: 12-January 12
Thành viên thứ.: 93,904



Có hai cách lý luận về THIỀN LÀ...Lý luận thứ nhất là lấy đúng Nhân làm Nhân. Và lý luật thứ hai là lấy Quả làm Nhân.

1. Cách thứ nhất lấy Nhân làm Nhân, vị hành giả giống như người nấu cơm. Phải chuẩn bị gạo, nồi, nước, củi, lửa và thời gian nấu để có cơm ăn. Cách này lý luận bằng cách xuất phát ở nơi chúng ta đang đứng, chúng ta đang là như trong kinh Đức Phật dạy: Đây là cội cây, đây là căn nhà trống, vị tỳ kheo ngồi kiết già, lưng thẳng, an trú, chánh niệm trước mặt. Nhờ có an trú (Thấy), chánh niệm (Biết) đề mục hơi thở với căn thân xúc chạm để nhận ra hơi thở và tiến trình "nấu cơm" : hơi thở vào biết hơi thở vào, hơi thở ra biết hơi thở ra..." Cho đến khi "cơm chín" là chứng thiền. Với cách này, gọi là Nhân nào Quả nấy. Gieo nhân lành chắc chắn gặt quả lành. Hành giả không cần quan tâm QUẢ Thiền là gì, chỉ cần quan tâm NHÂN Thiền Là thì sẽ có QUẢ Thiền là chắc chắn mà không bị thêm vọng tưởng khi ngồi thiền.

2. Cách thứ hai lý luận lấy QUẢ làm Nhân. Cách này thì bất cứ lý luận nào cũng có thể nói Là Thiền được. Đến đây tôi nhớ đến bài Bát Nhã Tâm Kinh của PG Bắc Truyền. " Khi Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa, ngài soi thấy ngũ uẩn đều không liền qua hết thảy khổ ách". Khi nào một hành giả thấy ngũ uẩn (thọ ,tưởng, hành, thức) là không ? Theo Đức Phật dạy thì người đó phải nhập định vào thièn thứ 9 là thiền Diệt thọ, tưởng, định. Thiền này chỉ có các vị chứng quả A La Hán mới đạt được, mà không phải vị A La Hán nào cũng nhập thièn Diệt được nếu không tu tập đi qua thièn Vô Sắc. Vậy với một hành giả ngũ uẩn là không (tương đương với một vị A La Hán) thì đương nhiên là qua hết thảy khổ ách. Với cách vào đề như vậy, nên toàn bộ bài kinh đều là KHÔNG hết. Không có khổ, tập, diệt, đạo. Không có trí tuệ và không có chứng đắc. Bài kinh này trở thành bài kinh Tụng hàng ngày trong PG Bắc Truyền cho dù nó chẳng thể năn nhập vào bất cứ Thân và Tâm hành giả nào tụng nó vì bất cứ hành giả nào chưa là A La Hán thì ngũ uẩn chẳng thể không được.

Ngày nay, trong PG Nam Truyền cũng có cách hành thiền như vậy. Đó là luôn quán các pháp Như Lý Tác Ý (vô thường, khổ, vô ngã) mà không qua thiền Định. Trong khi một hành giả chỉ thấy các pháp là vô thường, khổ, vô ngã khi đi qua tuệ thấy Tam Tướng. Muốn thấy Tam Tướng (vô thường, khổ, vô ngã) thì phải qua Tuệ Nhân Quả, muốn qua Tuệ Nhân Quả thì phải qua Tuệ Danh Sắc, muốn qua Tuệ Danh Sắc thì phải thấy Thân và Tâm, muốn thấy thân và tâm thì phải Thấy và Biết đề mục thiền và neo tâm vào 1 trong các căn tức là hành thiền Định. Có thể nói rất khó cho hành giả không hành thiền Định mà chứng thiền Tuệ thật sự. Việc này giống như vị hành giả thấy ngũ uẩn là không mà không phải là A La Hán vậy. Cho nên ngay cả Trong PG Nam Truyền cũng có xu hướng Bắc Truyền rồi, chỉ cách gọi tên khác nhau mà thôi, còn về bản chất thì pháp Hành thiền chẳng dính gì đến Thân và Tâm hành giả.

* Về Như Lý Tác Ý trong tiếng Pali là yoniso manasikāra. Về pháp Học thì có thể gọi là Như Lý Tác Ý nhưng rất dễ gây ra hiểu lầm vì có từ ''tác ý''. Ý có rất nhiều cách gọi tên tùy theo pháp Học và pháp Hành. Đặc biệt về thiền Tuệ Minh Sát thì ý trong ngũ uẩn và thuộc danh pháp (thọ, tưởng, hành, thức). ''Tác Ý'' này rất dễ thực hành theo kiểu ý thức, tư duy kiểu hô khẩu hiệu: ''đây là vô thường, đây là vô ngã, đây là khổ'', trong khi hành giả thấy cái gì cũng là thường, cái gì cũng có ngã, khổ mà thấy có cả lạc nên chẳng ăn nhập gì với thân và tâm hành giả.Pháp học như ngón tay chỉ trăng nhưng có khi như bàn tay che mặt trăng. Có lẽ để nguyên từ yoniso manasikāra này mà không dịch là tốt hơn cả. Mà khi cần hướng dẫn về pháp Hành thì dịch yoniso manasikāra là: ''trực giác về thấy biết vô thường, khổ, vô ngã''.


--------------------
thayvabiet.com
Go to the top of the page
 
+Quote Post
hien
bài Sep 14 2013, 07:34 PM
Bài viết #13


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 69
Gia nhập vào: 12-January 12
Thành viên thứ.: 93,904





--------------------
thayvabiet.com
Go to the top of the page
 
+Quote Post
hien
bài Sep 19 2013, 05:11 PM
Bài viết #14


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 69
Gia nhập vào: 12-January 12
Thành viên thứ.: 93,904





--------------------
thayvabiet.com
Go to the top of the page
 
+Quote Post
hien
bài Sep 19 2013, 05:30 PM
Bài viết #15


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 69
Gia nhập vào: 12-January 12
Thành viên thứ.: 93,904





--------------------
thayvabiet.com
Go to the top of the page
 
+Quote Post
leos73
bài Oct 31 2015, 01:35 PM
Bài viết #16


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 229
Gia nhập vào: 22-August 10
Từ: thanh hóa
Thành viên thứ.: 24,947



Thiên huyền thiền:Sự huyền bí của cảnh trời.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

2 Trang V  < 1 2
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 19th April 2024 - 08:46 PM