IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Đậu phụ làm từ đỗ nành tróc vỏ có lợi gì?
Diệu Minh
bài Feb 2 2024, 11:51 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,170
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



LÀM ĐẬU PHỤ bằng cách ngâm làm đậu nành tróc vỏ đi có lợi gì?

Đậu phụ là món ăn rất âm: người nào rất dương mới thích nhiều;
Người nào rất dương, có sức khoẻ tốt mới làm đậu ăn và bán cho bà con...
7-10 ngày nhà tôi ăn 1 lần đậu phụ...
Lý do này nên sách Thực dưỡng liệt đậu nành khó tiêu dù nấu lâu hay hầm kỹ...
Đoạn sau là tài liệu của công ty cổ phần vi sinh ứng dụng ...

"Nấm mốc Aspengillus oryZae và vi khuẩn (chủ yếu là Bacillus subtilis) chứa enzym amylaza chuyển hóa tinh bột của xôi thành đường và enzym proteaza chuyển hóa protein đậu tương thành axit amin, nên tương vừa có vị ngọt của đường, vừa có vị ngọt của nước dùng gà, còn có loại amin làm cho tương có hương thơm đặc trưng.

Phốt pho trong đậu tương ở dạng Phitat (tức axit Phitic) mà người và động vật không có enzim phân giải. Ngoài ra axit Phitic còn liên kết với Protein đậu tương làm giảm khả năng phân giải Protein đậu tương, vì thế làm giảm giá trị dinh dưỡng của đậu tương, chủng Aspergillus trong chế phẩm có chứa enzym phitaza phân giải phitat nên làm tăng chất lượng của tương."

Có khả năng đậu mềm ngon hơn... NHƯNG....

Hãy thử tưởng tượng họ làm giá đỗ: để nguyên vỏ, nếu tróc vỏ đi giá đỗ có lên được thành mầm giá đỗ không? tất nhiên là KHÔNG,

Như vậy đỗ nành đã bị tước đi sự sống (dù là bao nhiêu tiếng, thì đều vẫn là mất đi sự sống), đem ngâm nước nó thu nước vào và cả NHẢ các chất dinh dưỡng ra dễ dàng nữa... mất chất là cái chắc!

Nếu là hạt nguyên vỏ, ngâm mấy tiếng gieo xuống đất vẫn lên cây và nó vẫn chứa nguyên sự sống, chả phải là HƠN à?

Đó là lý do vì sao đậu loại này ăn nhạt vị; chưa kể quá trình nấu lên nó nhả tiếp chất dinh dưỡng vào nước, đem đông tụ lại nước đậu lại RA bớt một lượt nữa... dù được nước muối nigari và muốn giúp đông tụ GIỮ lại phần óc đậu ngon... nhưng bảo đảm có giảm đi dinh dưỡng đó là lý do ăn đậu làm kiểu này bị nhạt vị.

Chỉ nói tới vị, chưa nói gì thêm.

Nhưng ai học THỰC DƯỠNG CƠ BẢN với Ngọc sẽ nhận thấy: một thứ chứa sự sống có 42 chất, đem xay xát bỏ vỏ mới ngâm: sự sống bỗng nhiên không còn nữa, quá trình hạt đỗ nguyên vỏ hãy còn phần KHÍ (Aura – hào quang), nhưng vậy phần khí cũng giảm bớt.

Đây là lý do vì sao khi ăn cơm không nói chuyện: nói chuyện là khí của hơi đẩy gió qua khoang miệng thì mới nói được, đó cũng là lý do có câu: khẩu khai thần khí tán.

Nói khi ăn sẽ bị dùng cùng một luồng khí quí giá (con người có 3 báu linh: TINH KHÍ THẦN) kèm vào việc đẩy KHÍ của thức ăn ra khỏi miệng, chỉ nuốt mỗi phần bã vật chất của thức ăn vào... và khi đó ta sẽ phải ăn nhiều thêm lên... đây là bí mật vì sao đi tu không ăn chiều, và khi ăn KHÔNG nói chuyện lại thấy khỏe hơn ở nhà? thần khí nó lại được yên tĩnh hơn, đầu óc sáng suốt hơn việc vừa ăn vừa chuyện trò... những câu chuyện ít có lợi ích... thậm chí đi tu thức ăn còn không được lý tưởng mà vẫn thấy KHỎE HƠN?

Sau khi xem xét đi "một vòng" về đậu, thấy đậu phụ xưa chị Hà hướng dẫn, nhà tôi có c Dung làm ăn thấy ngon béo ngọt dẻo ngậy nhất!


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 19th May 2024 - 10:30 AM