IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> KHÔNG TIÊM VẮC-XIN CÓ THỂ KHỎE MẠNH HƠN TRẺ ĐƯỢC TIÊM
vantrung
bài Nov 30 2017, 09:19 AM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,240
Gia nhập vào: 25-May 07
Từ: HCM
Thành viên thứ.: 30



NGHIÊN CỨU THÍ ĐIỂM: TRẺ EM KHÔNG TIÊM VẮC-XIN CÓ THỂ KHỎE MẠNH HƠN TRẺ ĐƯỢC TIÊM
Thứ sáu, 02/06/2017 | 01:06 GMT + 740,886 lượt xem
http://trithucvn.net/suc-khoe/nghien-cuu-t...-duoc-tiem.html
Nghiên cứu sau trận dịch sởi bùng phát gần đây ở Mỹ cho ra một kết quả đáng kinh ngạc. Đó là những đứa trẻ được cha mẹ chọn lựa không tiêm chủng lại có tỷ lệ nhiễm sởi thấp hơn so với trẻ được tiêm chủng.
(ảnh qua topnews.net.nz)
Trận dịch sởi bùng phát gần đây ở California, Mỹ đã khiến giới y học nước này bắt đầu chú ý hơn tới chương trình tiêm chủng ngừa sởi. Vì sao dịch sởi vẫn bùng phát dù tiêm phòng đã được tiến hành đầy đủ? Kết quả thật đáng kinh ngạc khi những đứa trẻ được tiêm chủng lại có tỷ lệ nhiễm sởi cao hơn so với trẻ không được tiêm.
Sự mâu thuẫn này trong quá khứ đã bị giới y học lờ đi, và đó là lý do ngày nay người ta rất tin tưởng vào tiêm chủng. Nhưng đã đến lúc đặt câu hỏi, liệu chúng ta có đang quá tin tưởng và trông chờ hay thậm chí lạm dụng vào tiêm chủng? Và liệu nó có phải là một phương pháp an toàn?
Nghiên cứu mới công bố của Mỹ
Năm 2017, một nghiên cứu đầu tiên so sánh tình trạng sức khỏe giữa 2 nhóm trẻ được tiêm chủng và không được tiêm chủng ở Mỹ đã mở ra nhiều chi tiết đáng lo ngại.
Dị ứng, tự kỷ, hen suyễn, rối loạn lo âu, bệnh tự miễn… trong đó chứng tự kỷ và giảm hiếu động xuất hiện khá phổ biến. Điều gì đang xảy ra? Có đến 32 triệu trẻ em ở Mỹ mắc 1 trong 20 bệnh mãn tính không rõ nguyên nhân, và đó là chưa kể đến chứng béo phì. Các rối loạn tâm lý hiếm gặp ở trẻ em trước kia là chứng tự kỷ và hội chứng giảm chú ý, nay lại tăng vọt.
So với thế hệ trước thì trẻ em ngày nay có khả năng mắc các bệnh mãn tính cao gấp 4 lần.
Hơn 1 triệu trẻ em Mỹ dưới 5 tuổi đang phải dùng thuốc an thần, và trong tháng đỉnh điểm, có đến 1/3 trẻ em được điều trị bằng thuốc cho nhiều chứng bệnh khác nhau.
Mặc dù các yếu tố về môi trường là nguyên chủ yếu dẫn đến sự gia tăng bệnh tật, từ những gì trẻ được ăn cho đến áp lực học hành ở nhà và trường học, tuy nhiên vẫn còn 1 mối quan tâm không nhỏ về vai trò gây bệnh đến từ những liều vắc-xin. Với 50 liều cùng 14 loại vắc-xin khác nhau được đưa vào cơ thể trẻ khi lên 6 tuổi, và 69 liều với 16 loại vắc-xin khi lên 18, trong nó có chứa rất nhiều thành phần dược phẩm có chức năng thay đổi miễn dịch rất mạnh mẽ.
Một nghiên cứu thí điểm được công bố vào ngày 27/4 vừa qua trong tờ Journal of Translational Sciences, tiến hành trên trẻ em từ 6 đến 12 tuổi ở 4 tiểu bang ở Hoa Kỳ, trong 261 trẻ chưa được tiêm chủng và 405 trẻ em được tiêm chủng đầy đủ hoặc một phần. Nghiên cứu đã cho thấy một số thông tin đáng báo động:
(ảnh: cmsri.org/ Việt hóa: TTVN)
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu An toàn Y tế Trẻ em (CMSRI):
• Số trẻ được tiêm chủng mắc tự kỷ cao gấp 3 lần so với trẻ không tiêm.
• Trẻ em được tiêm chủng bị chẩn đoán viêm mũi dị ứng (bệnh cảm thường xuất hiện vào mùa hè) hơn 30 lần so với trẻ không tiêm chủng.
• Trẻ em được tiêm chủng có nguy cơ bị dị ứng cao gấp 22 lần so với trẻ không tiêm chủng.
• Trẻ được tiêm chủng có nguy cơ bị chẩn đoán mắc các chứng khuyết tật học tập (khó khăn về học tập) cao gấp 5,2 lần so với trẻ không tiêm chủng.
• Trẻ em được tiêm phòng có khả năng mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) cao hơn 3 lần trẻ không tiêm chủng.
• Trẻ em được chích ngừa có 300% tỷ lệ chẩn đoán viêm tai giữa hơn so với trẻ không được tiêm.
• Trẻ được chích ngừa có khả năng bị chẩn đoán viêm phổi cao gấp 3,4 lần so với trẻ không được tiêm chủng.
• Trẻ em được tiêm phòng có khả năng phải đặt ống thông màng nhĩ cao gấp 7 lần trong bệnh viêm tai giữa so với trẻ không được tiêm chủng mắc cùng chứng bệnh.
• Trẻ em được chích ngừa có khả năng mắc các bệnh mãn tính nói chung gấp 2,5 lần so với trẻ không được chích ngừa.
Nghiên cứu của New Zealand cho kết quả theo chiều hướng tương tự
Trước đó đã có một số khảo sát, so sánh tình trạng sức khỏe giữa các trẻ có tiêm chủng và không tiêm. Ví dụ, năm 1992, Hiệp hội Nhận thức về Tiêm chủng (IAS) tiến hành khảo sát để hiểu rõ hơn tình hình sức khoẻ của trẻ em ở New Zealand. Các nhà nghiên cứu nhận được 495 bảng trả lời câu hỏi, trong đó có 226 trẻ được tiêm chủng và 269 trẻ chưa được tiêm chủng.
Theo các nhà nghiên cứu:
Những cá nhân được khảo sát phải cung cấp thông tin về năm sinh, giới tính, loại vắc xin được tiêm, kể cả các chứng bệnh mạn tính như (hen, chàm, viêm mủ tai, viêm amidan,tăng động, đái tháo đường và động kinh), hoặc chậm phát triển các kỹ năng vận động cần thiết như đi bộ, bò, ngồi… Cha mẹ cũng cần cung cấp thông tin về việc nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa ngoài và thời điểm trẻ cai sữa nếu được bú mẹ.
Kết quả cho thấy trẻ em không được tiêm chủng ít bị bệnh mãn tính hơn so với trẻ được chủng ngừa. Kết quả nghiên cứu của TS. Mike Godfrey vào năm 1999 cũng khá tương đồng với IAS.
Trở lại với đợt bùng phát dịch sở gần đây xảy ra ở Disneyland (California, Mỹ), người ta không tìm thấy bằng chứng cho thấy trẻ được tiêm phòng sởi trước đó có khả năng được bảo vệ cao hơn. Cả hai nhóm trẻ được và không được tiêm chủng đều có tỷ lệ như nhau về nhiễm trùng, sởi, quai bị, viêm gan A, B, cúm, rotavirus, và viêm màng não (do cả virus và vi khuẩn).
Trang Naturalnews cho rằng: Theo số liệu y tế của bang California thì trong số trẻ bị sởi, có đến 86% đã được tiêm phòng, còn lại là 14% chưa tiêm. Đáng lý ra thì ít nhất những trẻ đã được tiêm rồi này phải được bảo hộ. Tuy nhiên người ta chỉ nhắm mũi dùi công kích vào cha mẹ của những trẻ chưa tiêm, và đổ hết lỗi cho họ.
Hiệu quả thực sự của tiêm chủng và độ an toàn của các vắc-xin vẫn còn là vấn đề nóng trong thời gian gần đây. Người ta liên tục ghi nhận các tai nạn nghiêm trọng xảy ra sau khi tiêm chủng cho trẻ ở nơi này hoặc nơi khác, đồng thời các nghiên cứu độc lập cũng có thêm nhiều bằng chứng về nguy hại của vắc-xin, vắc-xin bẩn… là có thật.
Cuộc tranh luận thêm căng thẳng khi một số chính phủ thiết lập chính sách cứng rắn, bắt buộc các phụ huynh phải tiêm chủng cho con nếu không sẽ đối mặt với án tù, phạt tiền, không cho con đến trường học… Giới chức y tế lo ngại rằng trẻ không tiêm vắc-xin sẽ lây bệnh cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, nhưng theo một số nhà nghiên cứu thì điều này là không thực tế. Bởi lẽ nếu vắc-xin tốt, tiêm phòng mang lại sự bảo hộ thì bệnh tật không thể tấn công những người đã được chủng ngừa (đã được bảo vệ) và những người không tiêm mới là diện cần phải lo lắng hơn cả khi có dịch bệnh xảy ra.
Thành An tổng hợp
NHẬN XÉT:
ÁP DỤNG PP THỰC DƯỠNG OHSAWA PHÒNG VÀ TRỊ MỌI LOẠI BÊNH ....THÌ KHÔNG CẦN TIÊM NGỪA GÌ CẢ. TIÊM CHỦNG LÀ ĐƯA HÓA CHẤT VÀ VI TRÙNG VÀO CƠ THỂ. VI TRÙNG YẾU VÀO CƠ THỂ LÀM SAO BẢO ĐẢM 100% VI TRÙNG NÀY BỊ TIÊU DIỆT HẾT....MỘT SỐ VI TRÙNG NÀY TỒN TẠI VÀ CHỜ LÚC CƠ THỂ YẾU LÀ TẤN CÔNG.....
THỰC TẾ LÀ THẾ GIỚI TIÊU DIỆT BỆNH ĐẬU MÙA VÀ SỐT BẠI LIỆT NHỜ TIÊM CHỦNG . NHƯNG TIÊM CHỦNG LÀM SỨC ĐỀ KHÁNG CHỐNG VÔ SỐ CÁC BỆNH NẢY SINH....YẾU ĐI. GIỐNG NHƯ THUỐC TRỊ HUYẾT ÁP CAO TRỊ ĐƯỢC TRIỆU CHỨNG NHƯNG NÓ LÀM CHO BỆNH HUYẾT ÁP CAO NGÀY CÀNG NẶNG THÊM.....
30/11/17 nvt
Go to the top of the page
 
+Quote Post
hoang149
bài Mar 1 2023, 04:03 PM
Bài viết #2


Member
**

Nhóm: Members
Bài viết: 13
Gia nhập vào: 10-April 22
Thành viên thứ.: 94,698



Còn nói về việc dịch bệnh, hiện tại cho dù những dịch bệnh trong quá khứ như Sởi, Uốn Ván, Ho Gà, Bại Liệt đã không còn lo ngại, thì loài người đang đối diện với dịch bệnh khác, đó là Tự Kỷ, đó là Ung Thư, đó là bệnh thời đại như Tiểu Đường, Béo Phì, Huyết Áp, Gout … Và ví dụ như Tự Kỷ và Ung Thư, cho dù ta đổ lỗi cho rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, nhưng sự thực là ta không thể biết được nguyên nhân chính là từ đâu. Nó không đơn giản chỉ là con virus X gây ra bệnh X để mà phòng chống. Cũng không hẳn 2 người ruột thịt cùng ăn uống cùng sinh hoạt sẽ cùng mắc bệnh. Nó như ống nước bị rò rỉ, bịt lỗ này nó lại thoát lỗ kia. Và 1 khi đã mắc phải là mang án tử. Nó đang xảy ra trên toàn thế giới chứ không riêng gì 1 khu hay 1 nước để có thể cách ly. Nó có thể khiến chết ngay lập tức, hoặc chết dần mòn trong đau đớn, hoặc sống lay lắt và vô thần, trở thành gánh nặng cho toàn xã hội chứ ko riêng gì 1 gia đình.

Thật ra chúng ta đang bình tĩnh nói chuyện vì chúng ta chưa từng trải qua cảm xúc của 1 người có người thân bị tự kỷ. Chưa từng có cảm giác phải chạy theo lau dãi nhớt và đút cơm cho 1 người trưởng thành to cao hơn cả chúng ta. Chưa hề chứng kiến cảnh đứa con đứa em thương yêu đang tự đánh vào mặt 1 cách không khống chế, cho dù cả khuôn mặt đang rớm máu, cho dù ta van nài đến cạn nước mắt nó vẫn không thể ngừng lại được.


Chúng ta cũng chưa từng nắm từng búi tóc của người thân rơi rụng từng mảng, chưa từng nhìn đáy mắt sâu hoắm rệu rã vì những cơn đau hoành hành trong xương tuỷ, chưa từng thấy sự thay đổi tan tác từng giờ của người thương. Giống như bông hoa đang tuơi đẹp bị cắt ra khỏi cành, úa tàn và héo rũ chỉ trong nửa ngày. Giống như viên đá lạnh chảy nước ra khỏi kẽ tay ta không cách nào hứng lại. Khi biết thời gian người thương ở bên ta chỉ còn tính giờ, chúng ta sẽ hoàn toàn hoảng loạn chứ không còn thời gian và tinh thần ngồi đây đôi co.

Nếu, chỉ 1 lần, 1 lần nghi ngờ, chúng ta có dám nghi ngờ vaccine ko? Thứ thuốc mà được gắn cho bao nhiêu ngôn từ mỹ miều như: phát minh của y học, phòng bệnh, ngừa bệnh tối đa, bảo vệ cho gia đình bạn …
Vì sao trong các tờ giấy hướng dẫn sử dụng và thận trọng khi dùng đính kèm trong liều vaccine đều khuyến cáo trường hợp co giật, động kinh, thậm chí tử vong? Nếu không có xảy ra thì họ ghi vào mục khuyến cáo làm gì? Bao nhiêu phần trăm trẻ em rơi vào khả năng bị tai biến đó? Liệu có phải con em chúng ta không? Liệu con em chúng ta đã lọt ra được 1 lần thì lần sau có thoát ko? Con người ta chích không sao, không lẽ con mình cũng thế? Con người ta do người ta sinh ra, con mình do mình sinh ra. Riêng nét mặt, dáng người, màu da, … đã khác, thì làm sao khẳng định khả năng tiếp nhận thuốc giống nhau? Những người dám mạnh miệng khuyên con ta tiêm vaccine, họ có dám ký cam kết đảm bảo con sẽ không gặp tác dụng phụ nào ko? Hay khi xảy ra chuyện, họ sẽ tặc lưỡi bảo ta xui xẻo, bảo vấn đề là ở cơ thể con ta không đáp ứng thuốc chứ con họ chẳng sao cả. Và con ta vinh hạnh được thành 1 phần câu chuyện thương tâm về vaccine được share liên tục trên cõi mạng. Vài người nhỏ vài giọt nước mắt, thả vài cái huhu, xong lại quay sang khuyên người khác chích đi cho … an toàn.

Những người mang danh bác sĩ khuyên ta chích, mấy ai làm bên phòng tiêm chủng? Mấy ai dành cả nửa đời trong phòng lab nghiên cứu tác dụng thật sự của vaccine? Mấy ai đã đủ trải đời?

Tôi biết không chỉ 1 mà nhiều bác sĩ họ không cho con tiêm ngừa, nhưng còn lâu họ mới cho ta biết. Vì ta không là gì của họ cả. Con họ, sự nghiệp của họ quan trọng hơn 1 bệnh nhân không thể nhớ rõ mặt và tên. Khắc nghiệt không? Khốc liệt không? Biết vậy chứ làm gì được họ? Bao nhiêu người đang tung hô họ kìa. Những con cừu con trắng nõn thơm béo. Ta có muốn làm 1 con cừu không?

Ngoài ra, liệu án tử có tha con ta chưa? Hay như quả bomb nổ chậm treo lơ lửng trên đầu? Rằng 1 ngày trước sinh nhật 18 tuổi, con gái ta phát hiện ra mình ung thư máu. Nếu thay tuỷ, truyền máu, may mắn thành ung thư mãn tính, con cũng chỉ sống thêm 15-20 năm. Con ko thể sinh đẻ. Vì cửa sinh sẽ là cửa tử của con. Cuộc đời của con chưa mở ra đã vội kết thúc, chỉ vì mũi tiêm nào đó có chứa Polysorbate 80, một chất hẳn là rất an toàn, nhưng lại là dẫn xuất cho những chất bảo quản trong vaccine lên thẳng não và nằm vĩnh viễn ở đó phá huỷ tế bào não dần mòn.

Google dịch không tính phí. Khi tìm hiểu 1 thông tin trên mạng, hãy search keyword là chính cái ta đang lo ngại hay nghi ngờ. Hãy ghi thẳng: Vaccine causes autism, vaccine causes leukemia, vaccine causes Alzeimer, …. rất nhiều người sẵn sàng cho ta thông tin cho dù rào cản ngôn ngữ có lớn thế nào.

Tôi không cần chứng minh tôi đúng hay bác sĩ đúng. Tôi muốn các bạn tự chứng minh cho chính bản thân mình. Nếu bạn lựa chọn tiêm, vậy thì hãy an yên với lựa chọn của mình. Nhưng 1 điều tôi khẩn cầu các bạn, đừng khuyên ai đi tiêm, đừng hối thúc ai đi tiêm, đừng mở miệng chống đối hay xúc xiểm, bài xích người không muốn tiêm. Bởi biết đâu chính tay bạn đẩy 1 đứa trẻ vô tội vào bóng tối, có khi chính tay bạn tước đi sinh mạng của nó, bóp nghẹt tương lai của nó.

Con bạn, bạn chịu trách nhiệm, đừng đẩy thêm gánh nặng cho ai. Cái nghiệp đó bạn không gánh 1 mình nổi đâu.

Hãy tự tin với lựa chọn của chính bạn!!!

Một khi bạn mở miệng ra, hãy có trách nhiệm với ngôn từ bạn sử dụng. Nó không chỉ thể hiện con người bạn, nó còn là phác hoạ về tương lai của bạn. Hoạ hay phúc cũng từ miệng mà ra.

Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 04:09 AM