IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

2 Trang V   1 2 >  
Reply to this topicStart new topic
> NHẬN XÉT VỀ QUYỂN “TUYỆT THỰC ĐI VỀ ĐÂU ?”, CỦA THÁI KHẮC LỄ.
vantrung
bài Jan 24 2012, 09:44 AM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,240
Gia nhập vào: 25-May 07
Từ: HCM
Thành viên thứ.: 30



NHẬN XÉT VỀ QUYỂN “TUYỆT THỰC ĐI VỀ ĐÂU ?” CỦA THÁI KHẮC LỄ.
Nhiều người áp dụng PP nhịn ăn chỉ uống nước trắng theo hướng dẫn của quyển TUYỆT THỰC ĐI VỀ ĐÂU? của Thái khắc lễ, trị lành bệnh nan y như: ung thư, tiểu đường, viêm gan B,C, tim mạch…
Bên cạnh đó, có BN ở Bình Dương, áp dụng PP tuyệt thực này bị bất tỉnh sau 49 ngày tuyệt thực phải vào cấp cứu tại BV.Có sinh viên ĐH Kiến Trúc TPHCM bị trúng gió cứng cổ sau 1 tuần tuyệt thực mà vẫn đi học bình thường, cũng phải đi cấp cứu ở BV. Ở TPHCM, một bạn TD ở Gò Vấp tuyệt thực đến ngày 30 thì bị tụt huyết áp lúc đêm khuya,may nhờ người nhà cho uống nước gạo rang kịp thời thoát khỏi hiểm nguy.Ở Hà Nội, năm 2005 , một BN ung thư phổi di căn tuyệt thực 37 ngày, khi dùng mơ muối và trà gạo lứt thì bị phản ứng dữ dội. BN bị mất tiếng, mất trí nhớ,liệt 2 chân, huyết áp cao …Phải quay lại tuyệt thực uống nước trắng…thì phục hồi đi được ,bệnh ung thư khỏi hẳn, nhưng trí nhớ không tốt như xưa … Trên báo đăng tin có người sau 60 ngày tuyệt thực bị tử vong. Thậm chí ở Quảng Ninh, năm 2009, có BN tuyệt thực 10 ngày thì tử vong (BN thấy lạnh từ dưới lòng bàn chân lên dần tới đỉnh đầu).Gần đây ở BRVT, một thanh niên theo TD tuyệt thực 15 ngày, kết quả tốt. Nhưng sau đó sai phạm do ăn ra , cuối cùng vào nước biển rồi mất…
Theo chúng tôi kiến thức nửa vời của quyển TUYỆT THỰC ĐI VỀ ĐÂU? là một trong các nguyên nhân gây tử vong .
-Quyển sách này nói mặt phải mà không nói mặt trái, nói hay mà không nói dở
-Quyển sách này khuyên tuyệt thực cho đến khi nào cơ thể đòi ăn lại thì phải ăn lại (Nếu không ăn lại sẽ bị suy kiệt mà chết). Tuy nhiên trong thực tế , có BN không xuất hiện trạng thái đói ăn , phải ăn lại…đành cam chịu tử vong…Thật nguy hiểm!
-Khi gặp các sự cố ( bị trúng gió làm lạnh người, bị cảm ho liên tục…,bị phản ứng mãnh liệt khi ăn ra …), sách không dạy phải làm sao, mỗi người tự xoay xở hên thì sống, xui thì chết…
-Theo chúng tôi, BN cần có người chăm sóc và hiểu biết cách điều chỉnh âm dương.
*Nếu BN bị lạnh ,bị cảm lạnh, cảm ho liên tục người chăm sóc ngoài việc xoa bóp cho ấm người (BN bị ho nhiều thì bôi tương lâu năm ở vùng lưng , làm ấm lưng sẽ hết ho ), phải biết cho BN uống món dương làm ấm như: trà Bancha ,trà gạo rang , trà sâm…( uống từng muỗng cà phê và phải theo dõi)
* Sau một thời gian tuyệt thực( 15-30 ngày), thì cơ thể BN trở nên dương. Do đó khi ăn ra mà dùng liền mơ muối hay trà gạo lứt thì coi chừng nguy hiểm. Vì dương chống dương.Nên cho BN uống nước củ cà rốt, nước đậu đỏ hay bột gạo lứt loãng không muối, hay nước cháo loãng 2,3 ngày (phải theo dõi cẩn thận). Rồi bột , cháo loãng vừa không muối khoảng 2,3 ngày.Cuối cùng là ăn cơm lứt muối mè nhai kĩ (100 lần).Rồi chuyển qua ăn số 5,6…
*Nếu BN sau 7 ngày tuyệt thực, bị bứt rứt khi uống trà gạo lứt , thì uống sắn dây không muối , không nước tương hoặc uống nước cam hay nước chanh sẽ hết bứt rứt ngay.
*Nếu BN bị tụt huyết áp ,thì uống trà gạo lứt, trà Bancha.
24/1/2012 nvt
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Duy Việt
bài Jan 24 2012, 10:06 PM
Bài viết #2


Newbie
*

Nhóm: Members
Bài viết: 6
Gia nhập vào: 22-January 12
Thành viên thứ.: 93,906




Cuốn này có rất nhiều khiếm khuyết. Bây giờ tôi không có thời gian để phân tích cụ thể, chỉ nói sơ qua điều này.
Đọc cuốn sách đó, nếu chịu khó suy xét ta sẽ thấy Thái Khắc Lễ viết dựa trên việc sưu tầm và biên dịch từ các tài liệu nước ngoài là chính. Đọc các minh hoạ, các thống kê và lập luận thì quý vị sẽ thấy rất rõ điều này. Nội dung của cuốn tuyệt thực đi về đâu, tôi thấy có rất nhiều phần được tham khảo từ cuốn "Phương pháp tự chữa bệnh" tập 2 của Malakhov.
Cuốn này Thái Khắc Lễ viết dưới góc độ là một học giả nghiên cứu, lẽ ra phải có các số liệu thống kê, lâm sàng hay dịch tể học thì mới chính xác được. Mặc dù rất kính trọng Thái Khắc Lễ, nhưng sự khiếm khuyết thì tôi không thể không nỏi. Lấy cuốn đó làm kim chỉ nam cho việc tuyệt thực sẽ khiến nhiều bệnh nhân quá kỳ vọng mà sinh ra thất vọng.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jan 25 2012, 09:05 AM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Thái Khắc Lễ chưa từng nhịn ăn khi biên soạn quyển sách này, sau đó tôi đã viết bổ sung 1/3 kinh nghiệm của tôi và những điều "chống chỉ định" và những thất bại dễ gặp của người nhịn ăn... nhưng có lẽ các bạn chỉ đọc quyển của duy nhất TKL viết?

Lưu ý các bạn viết bài trả lời hay thảo luận thì đừng có mà "lặp lại" phần mà người khác đã viết, như thế chỉ làm nặng thêm diễn đàn... hãy nhấp vào phần có chữ ADDREPLY ở phía dưới ấy nhé.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
anhtrang12
bài Feb 2 2012, 09:03 AM
Bài viết #4


Member
**

Nhóm: Members
Bài viết: 11
Gia nhập vào: 19-October 11
Thành viên thứ.: 93,868



Cac co chu cho chau hoi : Co nhung tro phuong nao giup giam bot su met moi khi co the thai doc trong qua trinh nhin an khong a? Nen ngam mong de giup vung lung am hon khong a? Hay nhu 1 ban trong dien dan co doc cau * a ra ham , duc phat trong lanh* .Mong co chu giup do a.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
vantrung
bài Feb 3 2012, 01:22 AM
Bài viết #5


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,240
Gia nhập vào: 25-May 07
Từ: HCM
Thành viên thứ.: 30



-Mệt mỏi là triệu chứng thải độc khi nhịn ăn hay ăn số 7
-Muốn hết mệt mỏi thì ăn ra...Tuy nhiên quá trình thải độc cũng ngưng
-Chất độc không ra hết thì bệnh không lành
-Được cái này phải chịu mất cái khác...Vì trong âm có dương
-Muốn hết bệnh phải chấp nhận thương đau...
3/2/2012 nvt
Go to the top of the page
 
+Quote Post
LIOVI
bài Feb 4 2012, 05:24 PM
Bài viết #6


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 255
Gia nhập vào: 18-September 10
Thành viên thứ.: 30,437



Tôi đọc cuốn :" Tuyệt thực đi về đâu" của Thái Khắc Lễ đã lâu lắm rồi , đến nay đọc lại vẫn thấy hay ; Các bạn thấy có chổ nào dở thì cứ công khai chỉ trích

Còn việc Tác giả có nhịn ăn hay không thì có liên quan gì đến quyển sách đâu nhỉ , Cứ như ai không bị bệnh mới được làm bác sỹ thì ...khó à nghen . Chúng ta đã có nhiều người nhịn ăn , sao không viết sách nhịn ăn đi nhỉ , tôi tin rằng nhiều người nhịn cả năm chưa chắc đã viết ra được sách

Cuốn" tuyệt thực đi về đâu " có cái giá trị đầu tiên là tạo niềm tin cho bất kỳ ai đó bước vào thử nghiệm ( suy từ bụng mình ra ) như thế đã là 1 thành công lớn , còn mọi chuyện khác thì tham khảo thêm để phù hợp cho cơ địa của mình . Tuy nhiên tôi xin khẳng định rằng : Nhin ăn là 1 bản năng sinh tồn chứ không là 1 phát minh gì cả

Xin đừng vì người mà bỏ lời , cũng đừng vì lời mà bỏ người ; đó là lời khuyên của đức Khổng
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 4 2012, 06:27 PM
Bài viết #7


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Quyển đó hay, có ai chỉ trích quyển đó đâu?

Chỉ là vì người viết chưa có nhiều kinh nghiệm mới chỉ thấy cái hay mà chưa thấy cái dở (có gì chỉ có một mặt? cho nên có công án: tiếng vỗ của một bàn tay, là vì thế).... vì thiếu kinh nghiệm, cho nên khi những người nhịn ăn gặp nguy biến... thì không biết phải hỏi ai và xử lý thế nào ấy chứ.

và tôi đã đưa được vào quyển đó 1 phần sưu tầm và kinh nghiệm cá nhân của tôi và của nhiều người... và phần đó dày bằng nửa quyển TTĐVĐ?

Và tôi cứ chần trừ chưa đưa cả quyển đó lên mạng... là còn để "nghe ngóng"??? có thêm kinh nghiệm khác nữa...

Đã có lúc tôi định xin phép xuất bản quyển này và gia đình nhà ông TKL đã không chịu đồng ý...

Ngày nay việc nhịn ăn lại càng khó hơn ngày xưa? vì con người ăn uống quá sai lầm nên phản ứng lại càng mạnh hơn... và như thế "chịu" trách nhiệm hướng dẫn người khác nhịn ăn chữa bệnh là điều quá vất vả, hy vọng nhóm cô Cúc nào ở Huế thực hiện được và phải có một NƠI nào đó ... phải có môi trường tốt...

Tiết thực thì thấy trung đạo hơn, và mỗi năm chỉ nên nhịn thanh lọc 1 lần 7 ngày... đôi khi có những người lại muốn nhiều hơn... cũng hay vì trên thế giới này không phải ai cũng GIỐNG như bạn NGHĨ...



--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
LIOVI
bài Feb 5 2012, 07:21 AM
Bài viết #8


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 255
Gia nhập vào: 18-September 10
Thành viên thứ.: 30,437



Bạn DM thân mến

Trong cuộc sống , có nhiều điều có thể không cần tới kinh nghiệm bởi kinh nghiệm là do 1 sự vật hay sự việc nào đó lặp đi lặp lại nhiều lần ; Nếu không lặp lại thì đâu cần kinh nghiệm phải không ! Và cũng bởi kinh nghiệm , và chỉ duy kinh nghiệm , nên nền y học Thái Tây mới đồ sộ như thế ...mà chỉ để chống lại những sinh vật li ti nhỏ nhít như vi trùng , virus... Đúng là cái càng lớn thì càng sợ cái càng bé phải không ; đúng là VSNL

Giác ngộ , sự chết cũng không cần kinh nghiệm ; thậm chí hôn nhân cũng không cần kinh nghiệm . Nhật tân , nhật nhật tân ... cũng đừng nên rập khuôn những kinh nghiệm . Nếu có kinh nghiệm , hãy biến nó thành bản năng sống để phải khổ sở khi phải cố gắng ...nhớ nó phải không

Và nhin ăn cũng thế , hoặc nên là như thế
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 5 2012, 08:09 AM
Bài viết #9


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Bác chỉ rành lý sự suông thôi ạ?
Hi
Vì có kinh nghiệm sống tốt cho nên người ta mới không bị dập khuôn, đó mới gọi là chân kinh nghiệm ạ.

Tâm không có chỗ nương mới khỏi điên đảo, vì người nói câu đó chưa chắc đã có kinh nghiệm thực chứng câu nói đó và người SỐNG THỰC thì mới có kinh nghiệm thực, nếu không lại sa đà vào kinh nghiệm ảo.

Cổ ngữ Tây Tạng có câu: kinh nghiệm là vật trang sức tốt nhất.

Vậy bác và em chưa có cùng một định nghĩa về kinh nghiệm và mỗi người lại hiểu hai từ này theo Ý riêng của mình ... tất cả đều là như thế và đó là một kinh nghiệm đã được "đúc kết" thành: không có gì giống nhau!

Ngay như nhai một miếng cơm lứt, người thì mong nó khỏi bệnh và người thì NGHĨ rằng nó sẽ là quả lựu đạn làm bộc phát được trí phán đoán số 7...
Người thì mong nó hỗ trợ đời sống phạm hạnh, người thì chỉ coi nói là năng lượng, người chỉ coi nó là sắc...

V...v... và đó là kinh nghiệm đã được tổng kết, còn nếu không chỉ đi qua một trong những kinh nghiệm đó có khi hết cả đời mà trí tuệ vẫn chưa được vén lên chút nào ấy chứ... thưa bác.

Tuổi trẻ thì coi thường kinh nghiệm, và chú trọng vào kiến thức... người già thì trân trọng kinh nghiệm... đi học thiền cũng thích học hơn với những người có kinh nghiệm và ngay cả Td cũng vậy...

Người phương đông trân trọng kinh nghiệm trong khi người phương Tây quan trọng khoa học, thực chứng... và đôi khi họ cũng có cùng một kết quả y chang con đường kinh nghiệm... nhất là những kinh nghiệm của những thiền nhân thì đáng trân trọng hơn vì họ luôn tỉnh thức để chạm vào với cái đang là... nên họ biết chân giá trị của đời sống hơn là những người có tâm chạy về quá khứ hay tương lai...

Cái đèn pin mà tụ được sáng nó soi cái gì cũng rõ, nếu nó sáng tỏa ra...? thì nhìn sự vật không rõ nhưng lại nhìn được rộng: thiền chỉ và thiền quán cũng như vậy, và người nào thiền quán tốt thì dễ làm xếp, người tâm định mạnh thì dễ làm quân!

Cho nên người nào nhìn xa trông rộng được mọi vấn đề để cho lòng không còn ai để có thể ghét được... là người có nhiều kinh nghiệm quí... nên học tập với những người như thế...

Ngày xưa các cụ còn học về vũ trụ học... tiến tới nhân sinh quan tốt... thế giới quan tốt... và v...v...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
LIOVI
bài Feb 5 2012, 01:08 PM
Bài viết #10


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 255
Gia nhập vào: 18-September 10
Thành viên thứ.: 30,437



@ Bạn DM

Bạn hãy kết tập kinh nghiệm sống của bản thân mình cho con cháu đời sau đi , rồi bạn in thành sách , nếu sách đó bán chạy như tôm tươi trên khắp hành tinh này thì kinh nghiệm của bạn mới có giá trị xã hội

Tây tạng có câu cổ ngữ quá hay ; đúng là nó chỉ có giá trị như vật trang sức . Vậy khi bạn thiền thì bạn cần trang sức những gì

Phật nói hãy tự mình thắp đuốc mà đi , sao không khuyên là lấy kinh nghiệm thắp đuốc của kẻ khác và đi theo lối mòn mà người khác đã đi trước nhỉ ?

Tôi không chối bỏ kinh nghiêm , nhưng vẫn muốn tranh luận với bạn cho vui
Go to the top of the page
 
+Quote Post

2 Trang V   1 2 >
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 05:42 PM