IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Bệnh thiếu mẹ, Đừng xem thường chuyện này
Diệu Minh
bài Apr 2 2008, 06:30 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,343
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Trẻ con mới sinh chúng thường có mối liên hệ với mẹ của chúng rất mật thiết và thứ tình mẫu tử này chính là "nhựa" sống của chúng... trong bụng thì chúng được kết nối với mẹ qua sợi nhau... nhưng khi đã ra ngoài tử cung thì chúng có bầu sữa mẹ và sau đó là sự quyện hơi ấm và tình thương của mẹ bằng cách được ở gần mẹ, thứ nhu cầu thiết yếu này chính là một thứ dinh dưỡng mạnh mẽ vô cùng cho sự trưởng thành bình thường của trẻ.
Đồng bào dân tộc thường địu con đi nương là ý nghĩa này, để những em bé được ở gần mẹ nhất, tạo cho các cháu một "môi trường" an lành yên ổn.

Nhiều bà mẹ hiện đại đã quá u mê kiêu ngạo và vô cảm đánh mất đi thứ tình mẫu tử này và sẵn sàng bỏ con hay đưa con gửi cho ông bà, người giúp việc, hay đi nhà trẻ để đi kiếm tiền, quyền, danh, lợi,... ngoài đường... rốt cuộc những cháu bé có những bà mẹ như vậy sẽ trở nên èo uột, què quặt về mặt nhân cách...

Các nhà khoa học khám phá ra thứ bệnh ở trẻ con và đặt tên là "bệnh thiếu mẹ" chúng sẽ trở nên hốt hoảng và còm nhom...dầu cho chúng ăn gì cũng không lại được người.

Cô giúp việc cho gia đình tôi đã để bé Hiền ở nhà 2 ngày, tới ngày thứ 3 mang cô con gái đi làm cùng mẹ thì cháu Hiền bỗng thường khóc lóc đòi ở sát gần mẹ bằng được... trong khi đó, những ngày tháng trước đó khi thường được ở gần mẹ, thì bé Hiền còn chạy quanh xa xa chơi vui mà không có nhu cầu kề cận cạnh mẹ; lúc đó tôi nhớ lại chuyện "bệnh thiếu mẹ" và nhắc Hà không được xa con gái còn bé của mình dầu trong hoàn cảnh nào... cố gắng để cháu ở gần mẹ.
Các nhà khoa học đã biết chuyện này và gần đây sau khi sinh con các cháu bé được đặt ngay nằm cạnh mẹ. Nhớ ngày sinh bé Ngọc, cháu không được ở gần mẹ ngay, thế mà sau đó 2 năm thấy đã có sự thay đổi.

Các nhà khoa học đã phải trả những giá đắt để dần quay lại những giá trị cổ truyền.
Bé Ngọc là một đứa bé hạnh phúc, bé 4 tuổi tôi mới cho cháu đi mẫu giáo, cháu không phải đi nhà trẻ. Cháu luôn luôn được ở gần mẹ. Tôi không bao giờ để cho cháu cảm thấy thiếu thốn tình mẫu tử.

Nhiều bà mẹ không để ý tới chuyện này và khi họ biết thì họ lại lạm dụng biến trẻ em thành nô lệ cho cha mẹ, hiện nay con cái sợ hãi và bị cha mẹ khống chế rất nhiều.
Tôi thấy có cô gái 25 - 27 tuổi mà vẫn bị gia đình kiểm soát gắt gao và bị khống chế hơn cả chế độ nô lệ...

Các bạn đừng để cho trẻ em thiếu thốn, nhất là tình mẫu tử - thứ dinh dưỡng quí hiếm mà chỉ có ai tiến hoá tâm linh mới nhận ngay ra...









--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
BAS
bài Apr 3 2008, 10:43 AM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 411
Gia nhập vào: 13-April 07
Thành viên thứ.: 15



Hi hi!

Nếu theo lời cô Trâm thì BAS và cô bạn thân của BAS sẽ là những con người èo uột, què quặt về mặt nhân cách rồi. Sau khi sinh, ngoài thời gian cho bú, không có lúc nào được mẹ ở bên cả, ngay cả bế bồng, thay tã cũng là bà nội, sau khi cai sữa xong thì cả thời gian cho ăn mẹ cũng lặn không sủi tăm luôn. Mới hơn 2 tuổi đã khăn gói quả mướp vào nhà trẻ để nhường bà cho em bé. Cô bạn thân của BAS ít được ở gần mẹ hơn cậu em trai, dứt sữa là lập tức bị tống sang nhà bác ruột để bác trông giúp, nhưng cuối cùng kẻ lớn lên què quặt về nhân cách lại là cậu em trai chứ không phải cô chị gái.

Trẻ con có dễ mắc bệnh thiếu mẹ hay không còn phải xem coi Thận khí của nó có thịnh vượng hay không. Những đứa bé càng nhút nhát, hay sợ hãi và dựa dẫm thì càng dễ mắc bệnh thiếu mẹ vì sự vắng mặt của mẹ làm chúng cảm thấy bơ vơ và hoảng hốt. Những đứa trẻ bạo dạn chúng nó còn đang bận khám phá thế giới, đâu còn thời gian mà ngó quanh xem mẹ đâu. Có những đứa bé, ngược lại, chỉ cần khi tỉnh giấc thấy chỉ có mình mình là đã khóc toáng lên gọi mẹ.

Phụ nữ miền núi địu con đi nương, còn 1 phần nguyên nhân là đứa bé ở nhà 1 mình không thể được, nhà sàn cao, rắn rít... Cuộc sống của người miền núi vất vả hơn dưới xuôi nên họ phải thích ứng. Ngược lại, ở dưới xuôi, có 1 trò chơi của 2 mẹ con là trò "ú òa". Bà mẹ che mặt mình đi, không cho con nhìn thấy, kếu "Ú", rồi buông tay, khuôn mặt mẹ lại hiện ra kêu "Òa". Trò chơi đó, theo nhiều nhà tâm lý học có tác dụng làm đứa bé quen với sự vắng mặt của mẹ, vì mẹ đi rồi mẹ sẽ về. Trẻ con Việt Nam xưa "mong như mong mẹ đi chợ về" nhưng chúng nó trông đứng trông ngồi chứ không khóc đòi mẹ.

Trong cuốn "Child care", Cornelia Aihara có kể 1 kinh nghiệm, khi giáo sư Ohsawa đến nhà bà chơi và đưa 2 đứa con bà ra công viên gần đó đi dạo, rất nhiều người ngoại quốc thích thú khi nhìn thấy 2 đứa bé Phuơng Đông xinh xắn nên vây lấy 3 ông cháu tỏ ý thân thiện, làm quen, nhưng 2 đứa bé lại chui tụt ra sau lưng giáo sư để núp, khi về nhà, giáo sư đã trách Cornelia là bà nuôi dạy con chưa đúng. Một bà mẹ tốt phải luôn cố gắng giữ điềm tĩnh, để mắt trông chừng con thường xuyên, nhưng không quá thân mật, âu yếm với chúng và không nên bế ẵm con thường xuyên. Trẻ con rất thích được bế, cho nên nếu cha mẹ không thỏa mãn nhu cầu này của chúng, chúng sẽ dễ thân thiện với những người khác hơn và trở thành cởi mở, dễ gần. Những đứa bé "Trường sinh" được nuôi bằng gạo lứt từ trong bụng mẹ nên thận khí rất thịnh vượng nếu so với những đứa trẻ thường nên rất dễ uốn nắn theo cách này với 1 chút kiên nhẫn của cha mẹ. Chúng sẽ không bao giò làm phiền người khác trừ khi khó chịu trong người.

Còn về việc mẹ đột ngột đi vắng quá lâu và thường xuyên sẽ gây sốc cho đứa trẻ, nên tập cho chúng quen với sự vắng mặt của mẹ từ từ. Đặc biệt là khi con khóc thì phải bình tĩnh, vì bà mẹ mà bình tĩnh thì đứa bé lập tức cảm thấy chả có chuyện gì to tát, ghê gớm cả nên nó cũng theo đó bình tĩnh lại. Ngược lại nếu bà mẹ không bình tĩnh thì 2 mẹ con cứ thế mà bốc nhau lên đến trời. Ví dụ, nếu đứa bé ngủ dậy khóc đòi mẹ, bà mẹ nghe thấy cứ bình tĩnh (có thể vừa cười vừa lên tiếng trả lời), và cứ đủng đỉnh đi vào (thực ra giữ bình tĩnh khi con khóc rất khó nên lúc đó mà chạy vào ngay là sẽ không dấu được vẻ hoảng hốt, bất an) Đứa bé trấn tĩnh lại, thấy hóa ra mẹ chẳng hề đi mất, chỉ có điều không thể nhìn thấy ngay, dần dần sẽ quen với việc không thấy mẹ. Nhưng nếu bà mẹ chạy "tông ra ma" vào phòng rối rít dỗ dành thì đứa bé đã hoảng hồn bây giờ càng hoảng hơn vì chả biết mẹ vừa ở nơi đáng sợ nào về. trong mắt đứa bé, bà mẹ là người che chở, bảo vệ nó, vậy mà bức tường để nó dựa vào lại đang rung bần bật thì nó không hoảng mới lạ. Những rung động hoảng hốt này dần ăn sâu vào tiềm thức, làm đứa bé trở nên rất sợ những gì không quen thuộc, do đó tự bó hẹp cuộc đời mình lại.

Em trai BAS trước đây là đứa trẻ rất đeo bám mẹ, và mẹ BAS thì không được kiểu mẫu như các mô tả trên nên đến tận năm lớp 3 nó vẫn thường xuyên giở quẻ. Nhưng khi hắn vào lớp 3, thầy hiệu trưởng (là bạn thân của bố mẹ BAS) thu xếp cho hắn vào học lớp của 1 cô giáo giỏi nhất trường, cô giáo ấy rất hiền và bao dung, luôn tìm cách khích lệ, cổ vũ các cố gắng của học sinh, những đứa trẻ có vấn đề nhất gặp cô cũng ngoan như cừu, còn những học sinh cũ của cô đã lên cấp 2, cấp 3 vẫn thường xuyên đến thăm hỏi cô, thì bệnh thiếu mẹ của em trai BAS không chữa tự nhiên khỏi. Nó tự giác đi học, tự giác làm bài tập, tự giác tham gia các hoạt động của lớp, thấy cô ốm còn tự giác ...về lục hộp thuốc của nhà để lấy thuốc mang đến cho cô làm mẹ của BAS phát ghen. Nhưng ngược lại, khi trước nó khóc khóc, mếu mếu khi phải đi học vì thế là phải xa mẹ, nhưng bây giờ nó lại không khóc khóc mếu mếu khi tan học vì phải xa cô giáo mà tự đi về nhà vì "học sinh lớp 3 là lớn rồi, có thể tự mình về nhà không cần bố mẹ đưa đón rồi", và tất nhiên khi lên lớp 4, không được học cô nữa nó cũng không vì thế mà lăn ra ăn vạ, hơn nữa còn cố gắng học giỏi và lễ độ với người lớn vì thích nghe các thầy cô trong trường nói câu: "Đúng là học sinh cũ của cô giáo H". Nếu bây giờ nghĩ lại, tất cả những gì cô giáo đã làm đều là những gì một bà mẹ lý tưởng nên thực hiện cho đứa con của mình, lúc nào cũng điềm tĩnh, dịu dàng và bao dung. Lạ hơn nữa là tất cả học sinh của cô không đứa nào tỵ nạnh với đứa nào, chắc là vì tình thương của cô đủ cho tất cả nên không sợ bị đứa khác tranh mất whistling.gif
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Apr 3 2008, 11:17 AM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,343
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Còn một vấn đề quan trọng nữa là việc không đủ sữa cho bé bú cũng được xếp vào "bệnh thiếu mẹ"; và theo Osho những em bé như vậy rất khó phát triển tâm bi mẫn sau này vì đã bị tước mất cái kinh nghiệm mút sữa mẹ ở bầu sữa mẹ từ khi còn nằm nôi. Những bé trai đó sau này thường thích hút thuốc lá để tìm lại kinh nghiệm bú mút... trừ phi đứa bé có sẵn tâm bi mẫn huân tập từ tiền kiếp... thì sẽ biết cách "thoát" được phần nào thứ nghiệp nghiệt ngã này... trẻ em sinh ra mà sướng hay khổ cũng do duyên và nghiệp. Nếu xác định chúng ta đến đây là để học tập thì mọi sự dầu khó cũng có cái hay để chia sẽ kinh nghiệm với các chị em... chí ít để thế hệ trẻ tương lại biết rút kinh nghiệm của những người đi trước, không mắc lại những lỗi của người đi trước cũng là cái hay.

Tôi nhớ ở trong bài thơ của Khali Girbran có câu"
Tại sao bạn vấp ngã?
Tại hòn đá?
Tại bạn?
Hay tại cả những người đi trước nhìn thấy hòn đá mà không vần nó sang bên cạnh!

Những em bé như vậy nếu phải bị uống sữa bò thì sau này đường ruột đều không tốt: đó là tôi và em trai của tôi, chúng tôi đều thiếu sữa mẹ vì mẹ tôi ăn cơm gạo xát trắng và chế độ ăn uống thời bao cấp đã làm cho một loạt trẻ em thiếu sữa mẹ trầm trọng...

Khi tôi sinh bé Ngọc, sữa của tôi đủ để 2 bé bú nhưng vì không được học hỏi kinh nghiệm từ những nguồn thông tin tốt, vì có cảm giác háo trong người (lúc đó tôi chưa ăn Thực dưỡng kỹ và còn ăn thịt cá), nên tôi thường ăn canh rau cải và sau đó bị đi đái đêm, các cụ bảo khi sinh bé không được ăn các loại rau cải để sau này khỏi bị đi đái đêm; tôi không hiểu sao lại có câu đó và kết quả là tôi đã vi phạm và bị đi đái đêm...
Việc ăn uống nhiều canh khi bé Ngọc còn bé tí đã làm cho sữa của tôi loãng đi và bé Ngọc thì mới 1 tháng tuổi... cuối cùng thì mẹ thì thừa sữa phải vắt ra cho bé bú mà con thì vẫn không được mập mạnh... các bạn gái sinh nở hãy nhớ cho là tháng đầu tiên chỉ nên ăn cơm với muối rang... để cho cơ thể dương hoá lại nhanh, có như thế sữa của các bạn sẽ đặc đủ dinh dưỡng cho bé bú, nó chỉ bú được một tí vì dạ dày của nó bé tí tẹo, nếu sữa của bạn quá nhiều cũng là không tốt nhiều là âm, ngày đó tôi còn ấu trĩ với âm và dương... ăn khô, nằm ấm để co thắt lại cái cơ quan sinh lý để còn làm vui lòng các ông chồng... và làm khoẻ mạnh thân thể của chính mình, giúp ích cho con cái... nếu không, cái bụng mà xổ ra do không biết cách ăn thức ăn cực dương sau khi sinh... sẽ tự mình làm cho mình âm từ trong ra ngoài cuộc sống, chồng con sẽ chán mình mau thì đừng có mà trách cứ trời đất, số phận; LỖI tại ta mà thôi.

Cầu mong cho các bạn nữ biết tới gạo lứt để sinh ra thế hệ trẻ em lành mạnh từ tâm hồn tới thể chất.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 30th May 2024 - 09:57 AM